THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ GIẢI QUYẾT, XỬ LÝ HỒ SƠ THU HỒI NỢ
1. Chuẩn bị hồ sơ:
1.1 Thông báo cho khách hàng về xử lý thu hồi nợ:
- Nhân viên xử lý nợ lập thông báo nhắc nợ gửi cho khách biết việc
Công ty sẽ tiến hành khởi kiện để thu hồi nợ tại Tòa án có thẩm
quyền, trong trường hợp có người bảo lãnh thì đồng thời phải gửi
thông báo này cho người bảo lãnh;
- Mọi thông báo khi gửi cho khách hàng phải có chữ ký nhận của
khách hàng vào thông báo lưu trong hồ sơ. Trong trường hợp khách
hàng không ký nhận thì có thể gửi bảo đảm bằng bưu điện và lưu
chứng từ của bưu điện có chữ ký nhận khách hàng đã nhận thư báo.
1.2 Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, gồm có:
- Đơn khởi kiện (bản chính);
- Hồ sơ pháplý của Công ty (sao y);
- Giấy ủy quyền bản chính (do Tổng giám đốc ký hoặc giám đốc
Công ty trong trường hợp hồ sơ được chuyển giao nợ);
- Hồ sơ pháplý của khách hàng (doanh nghiệp);
- CMND, hộ khẩu của khách hàng (cá nhân);
- HĐ Tranh chấp (vụ việc tranh chấp)
- Bảng tính lãi + vốn = tổng số tiền khách hàng phải trả tính đền thời
điểm khởi kiện (bản chính);
- Và các tài liệu, chứng cứ khác trong hồ sơ theo yêu cầu của toà án.
Nhân viên xử lý nợ sẽ trực tiếp nộp hồ sơ khởi kiện tại các toà án
thẩm quyền. Lưu nhận biên nhận hồ sơ chứng từ của Toà án trong hồ
sơ xử lý nợ. Theo dõi thông báo kết quả trả lời từ Toà án theo biên
nhận hồ sơ.
2. Giải quyết hồ sơ tại Tòa án:
2.1Hoàn tất thủ tục để Toà án thụ lý hồ sơ:
- Theo biên nhận hồ sơ khởi kiện của Toà án, nhân viên xử lý nợ căn
cứ vào biên nhận này trực tiếp liên hệ với Toà án nhận thông báo về
việc nộp tiền tiền tạm ứng án phí;
- Nhân viên xử lý nợ phô tô 02 bản thông báo về việc nộp tiền tiền
tạm ứng án phí (một bản lưu hồ sơ) còn một bản liên hệ với bộ phận
kế toán để nhận tiền nộp tiền tạm ứng án phí;
- Nhân viên xử lý nợ liên hệ với cơ quan Thi hành án có thẩm quyền
nộp tiền tạm ứng án phí nhận 02 liên biên lai tiền tạm ứng án phí do
1
cơ quan Thi hành án cấp (khi nộp tiền mang theo bản chính thông
báo về nộp tiền tạm ứng án phí của Toà án);
- Nộp 01 liên biên lai tiền tạm ứng án phí cho Toà án, 01 liên lưu trữ
trong hồ sơ xử lý nợ để nhận tiền hoàn dự phí sau này nếu có).
2.2 Tham gia trong giai đoạn giải quyết, xét xử tại Tòa án:
2.2.1 Tại Tòa án cấp sơ thẩm:
- Sau khi nộp biên lai tạm ứng án phí, nhân viên xử lý nợ phải
thường xuyên liên hệ với Tòa án để theo dõi việc giải quyết
hồ sơ vụ án;
- Theo giấy báo triệu tập của Tòa án, nhân viên xử lý nợ trực
tiếp liên hệ với Tòa án để thực hiện các bước theo quy định
của Pháp luật về Tố tụng dân sự;
- Làm bản tự khai nộp cho Tòa án với nội dung yêu cầu Toà
án giải quyết các quyền lợi của Công ty đối với bị đơn, người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan một cách nhanh chóng hiệu
quả nhất tùy vào từng hồ sơ cụ thể;
- Trước khi nộp bản tự khai nhân viên xử lý nợ phải trình
thông qua ý kiến của nguời quản lý trực tiếp xem xét, và bổ
sung các hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án;
- Đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu
thấy khách hàng có những biểu hiện có thể gây phương hại
đến lợi ích của Công ty làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm việc
thi hành án như: tẩu tán tài sản, có hành vi làm giảm giá trị tài
sản cầm cố thế chấp…
- Tham gia hoà giải tại phiên Tòa:
+ Trong trường hợp khách hàng có thiện trí trả nợ và
đáp ứng được các yêu cầu hợp pháp của Côgn ty thì
nhân viên xử xý nợ tiến hành ký biên bản hòa giải
thành;
+ Trong trường hợp khách hàng không có thiện trí trả
nợ hoặc có thiện trí trả nợ nhưng không đáp ứng được
các yêu cầu hợp pháp của Côgn ty thì nhân viên xử lý
nợ không chấp nhận và ký vào biên bản hoà giải không
thành;
+ Tất cả các biên bản làm việc tại Tòa án nhân viên xử
lý nợ đều phải đề nghị Tòa án cung cấp một bản để lưu
hồ sơ;
+ Trong trường hợp hòa giải thành thì nhân viên xử lý
nợ theo dõi để nhận quyết định công nhận sự thuận của
2
các đượng sự để xem xét, kiểm tra có đúng với nội
dung của biên bản hòa thành giải hay không, nếu
không chính xác với biên bản hoà giải thành thì đề
nghị Toà án sửa chữa, bổ sung chính xác.
- Tham gia phiên Tòa sơ thẩm:
+ Khi hoà giải không thành nhân viên xử lý nợ phải
thường xuyên theo dõi lịch xét xử, giấy triệu tập của
Tòa án để chuẩn bị hồ sơ thật kỹ để tham gia phiên
Toà;
+ Tại phiên Tòa sơ thẩm nhân viên xứ lý nợ căn cứ
vào hồ sơ khách hàng, diễn biến phiên Toà, trình bày
các căn cứ, nội dung, yêu cầu của Công ty một cách
mạch lạc, nhất quán xuyên suốt theo hồ sơ xử lý nợ;
+ Trong trường hợp tại phiên Toà sơ thẩm khách hàng
có thiện trí trả nợ thì nhân viên xử lý nợ vẫn có thể tiến
hành hoà giải trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi tuyệt
đối cho Công ty;
+ Nhân viên xử lý nợ ghi chép lại đầy đủ nội dung,
diễn biến phiên Tòa và nội dung tuyên án của Hội
đồng xét xử;
+ Trong trường hợp quyết định tuyên án của Hội đồng
xét xử không bảo đảm quyền lợi hợp pháp của Công ty
thì nhân viên quản lý nợ báo cáo, đề xuất với Trưởng
phòng/bộ phận xử lý nợ để được chỉ đạo huớng giải
quyết (chấp nhận hay kháng cáo bản án, quyết định
của Toà án);
+ Liên hệ với Tòa án nhận quyết định, bản án của Toà
án;
- Trong trường hợp Công ty không chấp nhận bản án, quyết
định giải quyết của Tòa án thì Nhân viên xử lý nợ lập đơn
kháng cáo cho Toà án cấp sơ thẩm;
- Lưu các giấy tờ, tàiliệu trong hồ sơ xử lý nợ, cập nhật thông
tin vào Phiếu theo dõi hồ sơ.
2.2.1 Tại Tòa án cấp phúc thẩm:
- Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được thông báo
của Toà án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nhân
viên xử lý nợ phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Toà án
cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn
này mà nhân viên xử lý nợ chậm trễ không nộp tiền tạm ứng
án phí phúc thẩm dẫn đến hậu quả Toà án không chấp nhận
3
việc kháng cáo của Công ty thì nhân viên xử lý nợ phải hoàn
toàn chịu trách nhịệm trước Công ty đối với những thiệt hại
xảy ra.
- Tham gia phiên toà phúc thẩm:
+ Nhân viên xử lý nêu rõ nội dung kháng cáo, tiếp tục
cung cấp, chứng minh các chứng cứ trong hồ sơ (hoặc
mới thu thập được) cho Hội đồng xét xử nhằm bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho Công ty như tại phiên toà sơ
thẩm;
+ Bản án của Toà án xét xử cấp phúc thẩm có hiệu lực
thi hành ngay do vậy trong trường hợp thấy vụ án có
tính chất phức tạp mà nhân viên xử lý nợ đang giải
quyết có gặp khó khăn thì Trưởng phòng/bộ phận quản
lý nợ có thể tăng cường thêm người hỗ trợ hoặc
chuyển hồ sơ cho nhân viên khác thực hiện tiếp;
+ Nhân viên xử lý nợ phải ghi chép đầy đủ quyết định
của Hội đồng xét xự tại phiên toà phúc thẩm. Phải
thường xuyên liên hệ với Toà án xét xử cấp phúc thẩm
để nhận bản án;
+ Căn cứ vào bản án của Toà án xét xử cấp phúc thẩm,
nhân viên xử lý nợ tiến hành thực hiện những bước
tiếp theo.
- Lưu các giấy tờ, tàiliệu trong hồ sơ xử lý nợ, cập nhật thông
tin vào Phiếu theo dõi hồ sơ.
3. Khi bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật:
- Nhân viên xử lý nợ trực tiếp gặp gỡ khách hàng đôn đốc, đề nghị
tự nguyện trả nợ theo quyết định, bản án của Toà để tránh tối đa việc
phải yêu cầu cơ quan Thi hành án giải quyết để giảm bớt chi phí thi
hành án;
- Trong trường hợp khách hành tự nguyện thi hành việc trả nợ thì đề
nghị khách hành thanh toán các khoản phải trả đúng như bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nếu khách hàng không thanh
toán được bằng tiền mặt mà tự nguyện bán tài sản đã thế chấp để trả
nợ thì nhân viên xử lý nợ hỗ trợ khách hành về các thủ tục pháp lý,
giấy tờ cần thiết nhưng trên nguyên tắc bảo đảm tính an toàn trong
việc thu hồi nợ cho Công ty;
- Tiến hành xác minh nơi cư trú, tài sản có liên quan của khách hàng
để cung cấp cho Cơ quan Thi hành án trong trường hợp cần thiết.
4. Giải quyết hồ sơ tại Cơ quan Thi hành án:
4.1. Thủ tục nhận tiền tạm ứng án phí – nộp đơn yêu cầu thi hành
4
án:
- Trong trường hợp giấy ủy quyền có ghi bao gồm ủy quyền tham
gia tố tụng và ủy quyền trong giai đoạn thi hành án thì nhân viên xử
lý nợ mang theo biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, giấy ủy quyền này
và giấy giới thiệu, giấy CMND liên hệ với Cơ quan Thi hành án mà
Công ty đã nộp tiền để nhận lại tiền (trực tiếp hoặc yêu cầu chuyển
khoản vào tài khoản của Công ty có ghi trên giấy ủy quyền);
- Trong trường hợp giấy ủy quyền không có nội dung ủy quyền giải
quyết tại Cơ quan Thi hành án thì nhân viên xử lý nợ phải lập lại
giấy ủy quyền mới có nội dung này và liên hệ nhận tiền tạm ứng án
phí như thủ tục nêu trên;
- Khi đi nhận tiền hoàn tiền tạm ứng án phí nhân viên xử lý nợ kết
hợp làm thủ tục nộp đơn yêu cầu thi hành án tại cơ quan Thi hành án
cùng cấp với Toà án xét xử bản án, quyết định cấp sơ thẩm, các giấy
tờ hồ sơ gồm:
+ Đơn yêu cầu thi hành án: trong nội dung đơn ghi đủ các nội
dung như bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật, ký tên đóng dấu Công ty;
+ Nộp kèm theo giấy ủy quyền, bản trích lục quyết định, bản
án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án (nếu xét xử cấp phúc
thẩm thì phải nộp cả bản án, quyết định cấp sơ thẩm);
+ Nhận biên nhận hồ sơ giải quyết, lưu trong hồ sơ xử lý nợ
và ghi chép đầy đủ vào Phiếu theo dõi hồ sơ.
4.2 Tham gia trong quá trình giải quyết thi hành án:
- Liên hệ với cơ quan Thi hành án để nhận quyết định thi hành án;
- Trong trường hợp khách hàng vay có tải sản bảo đảm thì nhân viên
xử lý nợ đề nghị Cơ quan Thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế
kê biên, phát mãi tài sản để thực hiện nghĩa vụ thi hành án của khách
hàng (ngay sau khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà Cơ quan
Thi hành án ấn định cho Khách hàng);
- Trong trường hợp khách hàng vay bằng hình thức tín chấp thì nhân
viên xử lý nợ cung cấp thông tin, phối hợp cùng Cơ quan Thi hành
án xác minh tài sản, thu nhập của khách hàng, đề nghị Cơ quan Thi
hành án thực hiện việc phong tỏa tài sản của khách hành và áp dụng
các biện pháp cưỡng chế kê biên, phát mãi tài sản của khách hàng để
thực hiện nghĩa vụ thi hành án của khách hàng;
- Nhân viên xử lý nợ phải phối hợp cùng Cơ quan Thi hành án trong
việc kê biên, định giá tài sản và bán đấu giá tài sản của khách hàng
tại Trung tâm bán đấu giá tải sản;
- Trong trường hợp tài sản bảo đảm không đủ để thực hiện nghĩa vụ
5
thi hành án, nhân viên xử lý nợ tiến hành xác minh các tài sản khác
của khách hàng và cung cấp thông tin về tài sản cho Cơ quan Thi
hành án;
- Trong trường hợp tài sản bảo đảm các tài sản khác để thực hiện
nghĩa vụ thi hành án không bán được thông qua Trung tâm bán đấu
giá tài sản thì căn cứ trên biên bản định giá tài sản nhân viên xử lý
nợ liên hệ với Cơ quan Thi hành án thực hiện việc nhận tài sản đó;
- Nộp phí thi hành án trên cơ sở tài sản thực nhận.
6
. quyết của Tòa án thì Nhân viên xử lý nợ lập đơn
kháng cáo cho Toà án cấp sơ thẩm;
- Lưu các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ xử lý nợ, cập nhật thông
tin vào. cấp phúc thẩm,
nhân viên xử lý nợ tiến hành thực hiện những bước
tiếp theo.
- Lưu các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ xử lý nợ, cập nhật thông
tin vào