Bấtđộngsảnđầutư-KhácbiệtsovớiIAS (Phần đầu)
Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực Kế toán đợt 3 trong đó bao gồm
Chuẩn mực số 05 -Bấtđộngsảnđầu tư. Bấtđộngsảnđầutư là gì?
Sự khácbiệt giữa Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) về Bấtđộng sản
đầu tư và Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) như thế nào?
Bất độngsảnđầutư là gì?
Theo VAS 05:
"Bất độngsảnđầu tư: Là bấtđộng sản, gồm: quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà
hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tàisản theo hợp
đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không
phải để:
a. Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý;
hoặc
b. Bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường."
Một số ví dụ về BĐS đầu tư:
- Các Cao ốc, văn phòng cho thuê như Vincom, Deaha Center,
- Đất do doanh nghiệp nắm giữ lâu dài chờ tăng giá,
- Đất do doanh nghiệp nắm giữ lâu dài nhưng chưa dõ mục đích sử dụng
- Nhà xưởng cho thuê hoạt động
-
Theo mẫu báo cáo tài chính được hướng dẫn trong Thông tư 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005
của Bộ Tài chính - hướng dẫn các Chuẩn mực kế toán Việt Nam đợt 3, BĐS đầutư được trình
bày là một chỉ tiêu riêng rẽ (mã số 240) trên Bảng cân đối kế toán.
Tại sao Bấtđộngsảnđầutư cần phải trình bày riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán?
Chuẩn mực kế toán yêu cầu như vậy. Bởi vì, ngày nay, BĐS đầutư là một trong những hoạt
động kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp. Trước năm 2001, theo IAS, BĐS đầutư được coi
là một hoạt độngđầutưtài chính và nó được trình bày như là một công cụ tài chính trong mục
Các khoản đầutưtài chính trên Bảng cân đối kế toán. Nhưng với sự biến động của tình hình sản
xuất kinh doanh thực tế,hoạt độngđầutư BĐS chiếm tỷ trọng rất lớn trong hoạt động kinh doanh
của nhiều doanh nghiệp, thậm chí là toàn bộ, Ban soạn thảo Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IASB)
thuộc Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) đã ban hành Chuẩn mực riêng cho BĐS đầu tư, IAS 40
có hiệu lực từ ngày 01/01/2001. Chuẩn mực này yêu cầu BĐS đầutư cần trình bày riêng biệt
trên Bảng cân đối kế toán để đáp ứng yêu cầu thông tin cho người đọc Báo cáo tài chính. Theo
đó, Bộ Tài chính mà cụ thể là Dự án Ban hành các Chuẩn mực kế toán Việt Nam đã cho ban
hành Chuẩn mực số 05 - BĐS đầutư dựa theo IAS 40, mặc dù theo VAS 14 - Doanh thu và thu
nhập khác vẫn thừa nhận BĐS đầutư chỉ là một hoạt độngđầutưtài chính, cho đến nay VAS 14
vẫn chưa sửa đổi.
Khác biệt giữa quy định của VAS và IAS về Bấtđộngsảnđầu tư
IAS 40, BĐS đầutư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và doanh nghiệp được phép lựa chọn
một trong hai mô hình ghi nhận giá trị của BĐS đầutư sau khi ghi nhận ban đầu, đó là:
- Mô hình Giá gốc (Cost Model)
- Mô hình Giá trị hợp lý (Fair Value Model)
Và VAS 05 đã chỉ lựa chọn Mô hình Giá gốc để ghi nhận giá trị BĐS đầutư sau khi ghi nhận ban
đầu.
Bất độngsảnđầutư - KhácbiệtsovớiIAS (Tiếp theo và hết)
Mô hình Giá gốc (Cost Model)
Áp dụng Mô hình Giá gốc có nghĩa là BĐS đầutư ghi nhận ban đầu
theo Giá gốc, định kỳ trích khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
BĐS đầutư được theo dõi theo ba chỉ tiêu: Nguyên giá, Khấu hao luỹ
kế và giá trị còn lại.
Khi áp dụng mô hình này BĐS đầutư được theo dõi và đánh giá như là một Tàisản cố định
thông thường của Doanh nghiệp.
Mô hình Giá trị Hợp lý (Fair Value Model)
Khi áp dụng Mô hình Giá trị hợp lý, BĐS đầutư được ghi nhận ban đầu theo Giá gốc và được
đánh giá lại theo Giá trị hợp lý tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán. Chênh lệch giữa Giá gốc
và Giá trị hợp lý được hạch toán như là một khoản Thu nhập/chi phí trong kỳ kinh doanh.
Trong thực tế, khi áp dụng mô hình Giá gốc gặp nhiều vướng mắc. Chẳng hạn, đối với BĐS đầu
tư là Toà nhà văn phòng cho thuê, được theo dõi theo ba chỉ tiêu là nguyên giá, khấu hao luỹ kế
và giá trị còn lại. Nhưng khi gần kết thúc thời gian hoạt động của Toà nhà theo ước tính ban đầu,
giá trị của toà nhà có thể còn cao hơn cả nguyên giá (giá gốc) ban đầu, do nhiều nguyên nhân
như chi phí sửa chữa lớn hàng năm tu bổ toà nhà, giá đất và giá trị xây lắp tăng cao, Lúc này
giá trị còn lại khi theo dõi theo Mô hình Giá gốc sẽ nhỏ hơn rất nhiều sovới giá trị thực tế của
BĐS trên thị trường. Mặt khác, theo nguyên tắc trích khấu hao bằng nguyên giá trừ đi giá trị thu
hồi ước tính thì việc trích khấu hao hàng năm đối với BĐS đầutư là chưa hợp lý. Mô hình Giá trị
hợp lý đã khắc phục được những điểm yếu của Mô hình Giá gốc.
Tại sao chưa áp dụng Mô hình Giá trị hợp lý?
Hiện nay, tại các nước lân cận có nền kinh tế phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, vẫn chưa
thực hiện áp dụng Mô hình Giá trị hợp lý, Việt Nam cũng vậy. Một thực tế là Việt Nam chưa thiết
lập được một thị trường định giá theo tiêu chuẩn quốc tế được cập nhật hàng ngày tại các nước
phát triển như Mỹ, Anh. Việc xác định giá trị hợp lý là vô cùng khó khăn. Do đó, căn cứ để áp
dụng Mô hình Giá trị hợp lý là chưa có. Và nếu áp dụng Mô hình này thì có thể dẫn đến việc các
doanh nghiệp dựa vào đó để điều tiết kết quả kinh doanh trong kỳ hoạt động, ảnh hưởng lớn đến
chất lượng của Báo cáo tài chính. Tại thời điểm này Việt Nam chỉ cho phép áp dụng Mô hình giá
gốc là hợp lý.
Mô hình Giá gốc đang áp dụng có điểm yếu như đã đề cập. Để khắc phục điểm yếu này VAS 05
đã yêu cầu về việc trình bày các thông tin về giá trị hợp lý trong Thuyết minh Báo cáo tài chính,
cụ thể VAS 05 yêu cầu trình bày như sau:
Giá trị hợp lý của bất độngsảnđầutư tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán, lập báo cáo tài
chính. Khi doanh nghiệp không thể xác định được giá trị hợp lý của bất độngsảnđầutư thì
doanh nghiệp phải thuyết minh:
- Danh mục bất độngsảnđầu tư;
- Lý do không xác định được giá trị hợp lý của bất độngsảnđầu tư.
Nhưng thực tế chứng mình việc yêu cầu trình bày như trên là rất khó, và có rất ít doanh nghiệp
xác định và trình bày Giá trị hợp lý của BĐS đầu tư.
Tóm tắt sự thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán các khoản đầutư
(Accounting for Investments), trong đó có BĐS đầu tư.
- Tháng 10/1984: bản draft đầu tiên của IAS 25 - Accounting for Investments ra đời.
- Tháng 03/1986: IAS 25 chính thức được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/1987
- Tháng 12/1999: Draft của IAS 40 - Investment Property xuất hiện
- Tháng 04/2000: IAS 40 chính thức được thông qua thay thế cho IAS 25 và có hiệu lực từ
01/01/2001
- 18/12/2003: Bản sửa đổi của IAS 40 do IASB (Hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế)
phát hành và có hiệu lực từ 01/01/2005
Những nội dung khác của IAS 25 còn được thay thế bởi các IASkhác như IAS39 - Công cụ Tài
chính (Financial instruments).
. Bất động sản đầu tư - Khác biệt so với IAS (Phần đầu)
Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực Kế toán đợt 3 trong đó bao gồm
Chuẩn mực số 05 - Bất động sản. của bất động sản đầu tư thì
doanh nghiệp phải thuyết minh:
- Danh mục bất động sản đầu tư;
- Lý do không xác định được giá trị hợp lý của bất động sản đầu