Luận văn phân tích và hệ thống hoá cơ sơ lý luận cơ bản về hoạt động cho vay vốn ngân hàng đối với kinh tế tư nhân chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay vốn ngân hàng của kinh tế tư nhân và làm rõ vai trò của vốn ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1F— Dễ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI | KHOA KINH TE | lắc sk tịc st dc sự lắc rực ức TRẦN QUANG TUYẾN
HOAT DONG CHO VAY CUA NGAN HANG
Trang 2MỤC LỤC Phần mở đầu: 1 Sự cấp thiết của đề tài 2 Tình hình nghiên cứu 3 Mục đích nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6 Dự kiến đóng góp mới của luận văn
7 Bố cục của luận văn
CHUONG 1: MOT SO VAN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CUA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
1 1 Khu vực kinh tế tư nhân và vai trò của nó trong nền kinh tế
1.1.1 Khu vực kinh tế tư nhân
1.1.2 Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế:
1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của ngân hàng 1.2.2 Vai trò của vốn ngân hàng và các khó khăn cản trở hoạt động vay vốn ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân
1.3 Kinh nghiệm của một số nước trong việc mở rộng hoạt động cho vay vốn ngân hàng đối với khu vực tư nhân
1.3.1 Vốn ngân hàng đối với kinh tế tư nhân ở một số nước
1.3.2 Một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHU VỤC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
Trang 32.1.2 Sự phát triển và đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân với nền kinh tế của Việt Nam
2.2 Phân tích hoạt động cho vay vốn ngân hàng đối với khu vực
kinh tế tư nhân của Việt Nam
2.2.1 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cho vay của các ngân hàng
thương mại đối với khu vực kinh tế tư nhân
2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại
đối với khu vực kinh tế tr nhân
2.2.3 Nhu cau về vốn tín dụng ngân hàng và các khó khăn cản
trở hoạt động cho vay vốn ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM
3.1 Một số định hướng cơ bản mở rộng hoạt động cho vay vốn của ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân
3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội và tác động của nó tới xu hướng cho vay vốn của các ngân hàng thương mại trong thời gian tới
3.1.2 Định hướng mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng đối
với khu vực kinh tế tư nhân
3.2 Các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay vốn ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân
3.2.1 Hoan thiện môi trường kinh tế, pháp luật để tạo điều kiện
Trang 4ADB UNDP IMF WB IFC MPDF VCCI SBV CTCP CTTNHH DNNN DNTN DNLD DNVVN NHNN NHCP NHLD NHNNg CIEM CÁC TỪ VIẾT TÁT
Ngân hàng phát triển Châu Á
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
Quỹ tiền tệ quốc tế Ngân hàng thế giới
Tập đoàn tài chính quốc tế
Chương trình phát triển kinh tế tư nhân
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Công ty cổ phần
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp vừa và nhỏ Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng cổ phần
Ngân hàng liên doanh Ngân hàng nước ngoài
Trang 5MUC LUC CAC HOP, BANG VA BIEU DO
1 Hộp †: Sử dụng gia súc làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng ở Hoa KỲ 31 2 Hộp 2: Ngân hàng nước ngoài và ảnh hưởng của nó tới cho vay hộ gia đình ở
HUN QaPYssasssvavesesesouseraazcvosnsuceaseysissicecsnssoneensgnponseenennessesnsvenensnssescovonisesnvsovaciuesd 34
3 Bảng 1:Số lượng các ngân hàng thương mại của Việt Nam(1990-2003) 46 4 Bảng 2: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam ((tỷ lệ %) 47 5 Bảng 3: Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng của Việt Nam, Trung Quốc và
Indonesia
6 Bảng 4: Thị phần tín dụng giữa các loại hình ngân hàng( tính theo dư nợ cho vay tới
nền kinh tế) 1999- 2003
7 Bảng 5: Tỷ lệ nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam|( tỷ lệ %) 51 8 Bang 5: Phan bổ tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với các loại hình doanh
nghiệp (1990 - 1995)
10 Biểu đổ 1: tỷ trọng cho vay vốn ngân hàng tới DNNN và KTTN 58 11 Bảng 6: Cơ cấu vốn cho vay của ngân hàng đối với kinh tế tư nhân theo thời hạn
12 Bảng 7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp
tư nhân và toàn hệ thống doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh 63 13 Bảng 8: Cơ cấu cho vay vốn ngân hàng theo các ngành kinh tế của các doanh nghiệp
trong khu vực tư nhân (số liệu tính đến cuối 2003) s zsztzzzzzzzzzercso| 64
14 Bảng 9: Cơ cấu nguồn vốn vay theo loại hình ngân hàng thương mại của khu vực
kinh tế tư nhân +: 222222+22211111211111 1111111111111 11111111 E11Eese 65
15 Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn vay theo loại hình ngân hàng của KTTN ở các tỉnh thành
phát triển
Trang 617 Bảng 10: Các khó khăn mà khu vực kinh tế tư nhân đang gặp phải trong sản xuất kinh 19 Bang 11: Cac ly do không muốn cho doanh nghiệp tư nhân vay vốn (tỷ lệ % số người có ý kiến
21 Hộp 4: Các khó khăn trong việc tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân liên quan tới các quy định về hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 78
22 Hộp 5: Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng
23 Hộp 6: Những thông lệ tốt nhất trong các chương trình bảo lãnh tín dụng cho các
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cấp thiết của đề tài:
Cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam ngày càng được tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh Sự phát triển lớn mạnh và đóng góp tích cực của khu vực kinh tế tư nhân với nền kinh tế đã cho thấy tính đúng đắn của đường lối phát triển Kinh tế của Việt Nam Hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân, dưới tác động của cơ chế chung, bên cạnh việc huy động vốn của chính bản thân thì vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng hàng đầu Ngay ở các nước phát triển như Hoa Kỳ thì vốn qua các trung gian tài chính vẫn rất quan trọng và chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Ở Việt Nam, vốn tín dụng ngân hàng lại càng quan trọng hơn với khu vực
kinh tế tư nhân bởi : 7h nhất, thị trường chứng khoán của Việt Nam còn
rất sơ khai, nhỏ bé và còn rất lâu mới thực sự là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp được 7h hai, phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân có quy mô rất nhỏ nên khả năng tự tích lũy vốn và huy động vốn qua thị trường chứng khoán là rất khó khăn
Lập luận trên đã được minh chứng qua các kết quả điều tra diện
rộng về khu vực kinh tế tư nhân gần đây Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu về vốn cho phát triển của khu vực kinh tế tư nhân là rất lớn Theo các
doanh nghiệp trong khu vực này thì một trong những khó khăn lớn nhất
mà họ đang phải đương đầu là thiếu vốn cho mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh và cũng theo họ, việc vay được nguồn vốn từ ngân hàng
không phải là điều đễ dàng Trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, khu
Trang 8khu vực này tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng Ngoài ra, cơ chế chính sách
của Nhà nước còn nhiều bất cập cũng gây khó khăn cho khu vực này vay vốn ngân hàng Việc làm rõ những rào cản đã và đang hạn chế khả năng
vay vốn qua hệ thống ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân là rất cấp thiết Chính vì vậy tôi đã chọn vấn đề : “ Hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam” làm để tài luận văn thạc sỹ
2 Tình hình nghiên cứu:
Vốn tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tế tư nhân đã và đang được các định chế tài chính quốc tế như WB, IME đề cập tới trong một số Báo cáo và công trình nghiên cứu ở các nước đang phát triển
Tại Việt Nam, số các dé tài và công trình nghiên cứu về vấn đề này
chưa nhiễu và có một số nội dung về vấn dé này được dé cập tới ở một số tạp chí và luận văn thạc sỹ kinh tế: Tác giả Nguyễn Đắc Hưng có bài viết với tựa
dé: “ Tín dụng ngân hàng đầu tư cho kinh tế tư nhân ” đăng trên tạp chí Ngân hàng số 4 năm 2001 Trong luận văn thạc sỹ kinh tế: “ Những giải pháp tạo vốn nhằm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” của Tác giả Nguyễn Thị Huyền Minh(chuyên ngành tài chính - lưu
thông tiền tệ và tín dụng, Học viện ngân hàng Hà Nội - 2002) cũng có để cập
tới vấn đề vốn tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp tư nhân.Tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế nói chung, kinh tế tư nhân nói riêng cũng được phân tích trong một số nội dung của Báo cáo phát triển Việt Nam hàng năm của WB trong vài năm gần đây Đặc biệt trong các Chuyên đề nghiên cứu
kinh tế tư nhân của MPDF về Việt Nam ở các số 11, 13, 18, 19, 20 có một số
phần nghiên cứu về vấn đề này dựa trên các kết quả điều tra thực tế Nhìn chung các bài viết về vấn đề này thường đề cập tới một số nghiệp vụ ngân
hàng, một số khác thì mang tính chất mô tả thực trạng vấn đề, hoặc có một
số đề tài luận văn thì chỉ nghiên cứu vấn đề này trong các doanh nghiệp tư
Trang 9chưa chỉ rõ được các cơ chế, chính sách liên quan để giải quyết tốt hơn vấn
đề này
3 Mục đích nghiên cứu:
Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay vốn của ngân hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, luận văn chỉ ra được những nguyên nhân cản trở hoạt động vay vốn ngân hàng của kinh tế tư nhân và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm mở rộng hoạt động
cho vay vốn ngân hàng tới khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam Để đạt
được mục tiêu này, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Phân tích và hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động cho vay vốn ngân hàng đối với kinh tế tư nhân, nghiên cứu vấn đề này ở một
số nước để rút ra một số kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao năng lực tiếp cận vốn ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân
- Phân tích thực trạng cho vay vốn ngân hàng đối với kinh tế nhân
ở Việt Nam, qua đó làm rõ những rào cản về cơ chế, chính sách đã và
đang hạn chế khả năng vay vốn qua Ngân hàng của khu vực kinh tế này
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đưa ra một số những giải pháp khả thi và kiến nghị về mặt chính sách để tăng cường khả năng
vay vốn ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động vay vốn qua ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động vay vốn ngân
hàng của khu vực kinh tế tư nhân kể từ đổi mới kinh tế ( đặc biệt từ năm
1989 đến nay) và xu hướng vận động của nó Về không gian, luận văn
nghiên cứu vấn đề này ở phạm vi cả nước nhưng được làm rõ ở những địa phương, thành phố điển hình Bên cạnh đó đề tài cũng nghiên cứu vấn đề này ở một số nước để rút ra các kinh nghiệm cần thiết cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng
đối với khu vực tư nhân ở Việt Nam
Trang 10- Phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật lịch
sử, phương pháp luận biện chứng duy vật
- Phương pháp nghiên cứu: phân tích-tổng hợp; đọc tài liệu; phương pháp logíc - lịch sử; thống kê, bảng biểu, sơ đồ
6 Dự kiến đóng góp mới của Luận văn
- Qua việc nghiên cứu vấn đề vốn ngân hàng cho kinh tế tư nhân, luận văn hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khu vực tư nhân, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động vay vốn ngân hàng của kinh tế tư nhân và làm rõ vai trò quan trọng của vốn ngân hàng đối với sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở các nước
đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng
- Phân tích và làm sáng tỏ những nguyên nhân làm hạn chế khả
năng vay vốn ngân hàng của kinh tế tư nhân ở Việt Nam Các nguyên nhân này bắt nguồn từ phía các chính sách liên quan thuộc về Chính phủ
và ngân hàng Nhà nước; các quy định về hoạt động và năng lực của hệ thống ngân hàng; năng lực và hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân cũng như các rủi ro khi cho vay vốn Đây là cơ sở thực tế để dự báo xu hướng cũng như để xuất các giải pháp phù hợp cho vấn để này
- Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động vay vốn ngân hàng của kinh tế tư nhân, luận văn nêu ra một số định hướng và đề xuất các giải pháp khả thi góp phần mở rộng hoạt động cho vay vốn ngân hàng đối với
khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Cũng thông qua quá trình nghiên cứu vấn đề này, Luận văn sẽ được
triển khai kết quả nghiên cứu để bổ sung cho quá trình giảng dạy môn
học kinh tế chính trị và một số chuyên đề nghiên cứu kinh tế Việt Nam cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Kinh tế -
ĐHQG Hà Nội
7 Bố cục của Luận văn
Luận văn kết cấu gồm ba chương:
Trang 11Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay của ngân hàng đối với
Khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm mở rộng hoạt
Trang 12CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
1.1 KHU VUC KINH TE TU NHAN VA VAI TRO CUA NÓ TRONG
NEN KINH TE
1.1.1 Khu vực kinh tế tư nhân
1.1.1.1 Một số khái niệm về khu vực kinh tế tư nhân
Trong sự phát triển của nền sản xuất xã hội, quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất là quan hệ cơ bản và quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất xã hội Theo quan điểm của Kinh tế chính trị Mác - Lênin thì quan hệ sở hữu được hiểu như sau: “ Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất chính là quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất đã quy định địa vị của từng giai cấp, tập đoàn người trong sản xuất xã hội” [4.Tr 14] Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã từng tồn tại hai chế độ sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất là chế độ sở hữu tư nhân và chế độ sở hữu công cộng
Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất (hay còn gọi là công hữu) đã
từng tồn tại trong buổi sơ khai phát triển của xã hội loài người - thời kỳ công xã nguyên thuỷ, đây là thời kỳ mà tất cả mọi tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên trong cộng đồng, không một cá nhân hay nhóm người nào có quyền sở hữu của riêng mình Nói cách khác thì không một cá nhân riêng lẻ nào có quyền nắm giữ cho riêng mình, sử dụng, thu lợi, và
chuyển nhượng các tài sản ngoài các luật lệ hoặc quy ước của cộng đồng
Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu mà tài sản thuộc về một hoặc một ít
các cá nhân và chỉ cá nhân đó có quyền quyết định sử dụng tài sản Hình thức sở hữu tư nhân về liệu sản xuất.(còn gọi là tư hữu) ra đời bắt đầu từ
Trang 13lệ, tiếp tục phát triển trong thời kỳ phong kiến và đặc biệt phát triển
mạnh trong thời kỳ hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản
Như vậy, có thể thấy rằng chế độ sở hữu là một tiêu chí quan trọng
để phân biệt các phương thức sản xuất nói chung, phương thức sản xuất
xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa nói riêng Cũng chính vì vậy mà
phạm trù sở hữu hay hình thức sở hữu đã được sử dụng như một tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa Giữa hai hệ thống kinh tế là hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa trước đây và hệ thống kinh tế thị trường (còn gọi là kinh tế tư bản chủ nghĩa) có sự khác biệt lớn về mức độ hay quy mô của
khu vực sở hữu công cộng so với sở hữu tư nhân Các nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa trước đây có cấu trúc sở hữu dựa trên sự thống trị tuyệt đối của sở hữu công cộng với hai hình thức là sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể thì các nên kinh tế tư bản chủ nghĩa lại dựa trên cấu trúc sở hữu với sự thống trị của khu vực sở hữu tư nhân trong nền kinh tế
Ngày nay, ở hầu hết các nước phát triển, nền kinh tế được chia thành hai
khu vực chủ yếu là khu vực kinh rế Nhà nước (khu vực công cộng) và khu vực kinh tế Iự nhân (khu vực ngoài quốc doanh) Trong đó kinh tế Nhà nước bao gồm
toàn bộ các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ sở kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn,
các công ty cổ phần có vốn Nhà nước chỉ phối Kinh tế tư nhân theo nghĩa rộng (khu vực tư nhân) bao gồm các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân (công ty cổ phần không có vốn Nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân ) và các hộ cá thể, người kinh doanh nhỏ Sự tồn tại của khu vực sở hữu công cộng ở các nước phát triển cho thấy vai trò của khu vực kinh tế này trong việc can thiệp vào thị trường với tư cách là những phương
thuốc làm hạn chế và khắc phục những thất bại của thị trường, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định và phát triển bền vững hơn Cách phân chia nền kinh tế thành hai khu vực chính như trên đã chỉ rõ vai trò của từng khu vực kinh tế trong
Trang 14Khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất Tuy nhiên do đặc tính đa dạng về loại hình, quy mô sở
hữu cũng như ngành nghề, lĩnh vực hoạt động nên khi nghiên cứu và xem xét cụ thể hơn về khu vực tư nhân ở một số quốc gia, các nhà nghiên cứu lại đưa ra
những quan điểm khơng hồn tồn đồng nhất về khu vực tư nhân Theo nhà kinh
tế Hungary J Kornai thì khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các loại hình sau: 1 Hộ gia đình, như một đơn vị kinh tế; sự sản xuất và dich vu trong nội bộ hộ gia đình cho như cầu bản thân họ
2 Xí nghiệp tư nhân chính thức, hoạt động theo các quy định của luật pháp, bất kể ở nức độ nào từ việc kinh doanh của một cá nhân, đến xí nghiệp
lớn
3 Xí nghiệp tư nhân phi chính thức, tức là một đơn vị kinh tế của “ kinh tế ẩn” Loại này bao gôm mọi hoạt động sản xuất và dich vu do các cá nhân thực hiện, không có giây phép riêng của chính quyền, phục vụ cho nhau hay cho các xí nghiệp tư nhân chính thức
4 Bất kể việc sử dụng hữm ích nào của tài sản tu nhân hay tiết kiệm tư
nhân, kể từ việc cho thuê nhà sở hữu tư nhân, đến việc vay mượn giữa các tư
nhân voi nhau.{11 Tr 19]
Theo quan điểm trên, khu vực tư nhân được hiểu với nghĩa rộng bao gồm
các xí nghiệp chính thức trong khu vực tư nhân và khu vực kinh tế phi chính thức(bao gồm các hộ gia đình, các cá nhân và bất kể hoạt động kinh doanh nào của người dân cho dù đó là các hoạt động làm thêm ngồi cơng việc chính thức cho tới việc sử dụng các tài sản cho mục đích sinh lợi) Theo cách phân loại trên có một phần trùng lắp giữa các loại hình trong khu vực tư nhân và sẽ gây khó khăn cho việc thống kê và đo lường các chỉ số về khu vực kinh tế này
Ở một số ít nước như Việt Nam và Trung Quốc lại có sự phân chia nền kinh tế thành các thành phần, các khu vực mang tính chất cụ thể và chỉ tiết hơn Tại Trung Quốc cho đến nay, khu vực tư nhân là một khái niệm có nhiều điểm
chưa được thống nhất Khi sử dụng các khái niệm khác nhau thì con số về sản
Trang 15chí hàng trăm lần Hiện nay ở Trung Quốc có năm khái niệm thường được sử
dụng nhất về kinh tế tư nhân như sau:
1 Khu vực phí Nhà nước: bao gồm tất cả các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước, cả trong lĩnh vực công, nông và dịch vụ
2 Khu vực phí Nhà nước, phi nông nghiệp: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước, nhưng loại trừ lĩnh vực nông nghiệp
3 Khu vực tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ doanh nghiệp tập thể
4 Khu vực ư nhân trong nước: bao gôm các đối tượng không thuộc sở
hữu Nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
3 Doanh nghiệp tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà
nước nhưng loại trừ các hộ cá thể(Doanh nghiệp có ít hơn 8 công nhân) hay còn
gọi là hộ công thương cá thể [11 Tr 19]
Theo quan điểm trên, khu vực tư nhân khác với khu vực phi Nhà nước, khu vực phi Nhà nước được hiểu như khu vực ngoài quốc doanh( bao gồm khu vực tư nhân và kinh tế tập thể) Theo cách phân chia trên thì khu vực tư nhân bao gồm khu vực tư nhân trong nước và nước ngồi nhưng lại khơng bao gồm các hợp tác xã Tuy nhiên khi quan niệm khu vực tư nhân trong nước thì các doanh nghiệp tập thể lại được tính đến Điều này xuất phát từ thực tế là có rất nhiều các doanh nghiệp tập thể (hợp tác xã) ở Trung Quốc là do tư nhân hoặc chính quyền các địa phương sở hữu Nhóm thứ nhất được gọi là “ doanh nghiệp mũ đỏ”, nghĩa là sở hữu tập thể chỉ là chiếc mũ đỏ cho ông chủ tư nhân tránh được những rắc rối về
tư tưởng, ý thức hệ và một số rắc rối khác, hoặc nhằm có được một số ưu đãi về vay vốn, nguyên liệu và đất đai Nhóm thứ hai cũng gần như nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền trung ương nên thuộc sở hữu Nhà nước[23.Tr 22] Chính vì
sự tồn tại của sở hữu tập thể chỉ mang tính hình thức của các doanh nghiệp tập
thể ở Trung Quốc nên một số doanh nghiệp tập thể thuộc khu vực tư nhân bởi sở
Trang 16Ở Việt Nam, kinh tế tư nhân được hiểu theo một số quan niệm hoàn toàn không giống nhau:
Thứ nhất, khu vực kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, khu vực kinh tế này bao gồm các doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới dạng liên doanh và 100% vốn nước ngoài, trong đó các doanh nghiệp tư nhân trong nước bao gồm cả các hợp tác xã trong
lĩnh vực công thương và nông nghiệp Quan điểm này đưa kinh tế tập thể vào
khu vực tư nhân vì cho rằng thực chất các doanh nghiệp tập thể ở một số lĩnh vực thì vốn hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân và trên thực tế hoạt động của các doanh nghiệp này không được ưu đãi gì từ phía Nhà nước cho dù hình thức tồn
tại về măt pháp lý là sở hữu tập thể Hơn nữa theo cách phân chia này gây khó
khăn cho việc thống kê khi muốn tách phần vốn góp của Nhà nước trong các
công ty cổ phần, cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thứ hai, khu vực kinh tế tư nhân cũng được hiểu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo cách phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực: Khu vực quốc doanh, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh Trong đó khu vực ngoài quốc doanh bao gồm kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể Cách phân chia này thuận tiện cho việc thống kê và đo lường về quy mô cũng như một số chỉ số kinh tế khác của các thành phần kinh tế mà Tổng cục thống kê và một số cơ quan khác thực hiện hàng năm ở Việt Nam Cách phân chia tách bạch khu vực nước ngoài khỏi khu vực tư nhân theo nghĩa rộng là không hoàn toàn đúng với góc độ phân chia các khu vực kinh tế theo hình thức sở hữu, bởi lẽ
khu vực nước ngoài cũng là sở hữu tư nhân Tuy nhiên cách quan niệm về khu
vực tư nhân là kinh tế tư nhân trong nước lại có một ý nghĩa rất quan trọng cho việc nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách kinh té — xa hội ở Việt Nam bởi lẽ tuy cùng là sở hữu tư nhân nhưng khu vực tư nhân trong nước và nước ngoài khác xa nhau về trình độ, quy mô và một số đặc điểm khác
Thứ ba, theo quan điểm của Đảng CSVN thì việc hiểu kinh tế tư nhân gắn
Trang 17Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kính tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể
tiểu chủ, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đâu tư nước ngoài
Trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá X đã chỉ rõ: ° kinh tế tư
nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân
Như vậy thuật ngữ khu vực kinh tế có nghĩa rộng hơn thành phần kinh tế Thuộc về khu vực tư nhân bao gồm các cơ sở sản xuât thuộc thành phần kinh tế
dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, như kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản
tư nhân và các cơ sở này hoạt động dưới hình thức là hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp của Việt Nam Xét về góc độ sở hữu thì các bộ phận kinh tế này đều là sở hữu tư nhân nhưng xét ở góc độ thành phần kinh tế thì kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ khác xa nhau về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cũng như bản chất quan hệ sản xuất
Như vậy, khu vực kinh tế tư nhân theo quan điểm chính thức ở Việt Nam
bao gồm các hình thức kinh tế sau đây:
- Kinh tế cá thể được hiểu là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay
một cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của chính hộ hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê
- Kinh tế tiểu chủ là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều
hành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao
động thuê mướn ngoài lao động của chủ; quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn
của các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công
ty cổ phần
- Kinh tế tư bản tư nhân bao gồm các doanh nghiệp đang hoạt động theo
luật doanh nghiệp của Việt Nam và chúng bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau đây:
+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
Trang 18+ Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp
+ Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cổ đông góp vốn chỉ chịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
+ Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó ít nhất hai thành viên hợp danh Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viên
hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
Có một số nghiên cứu chia khu vực kinh tế tư nhân thành hai khu vực: khu vực tư nhân chính thức( bao gồm các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân) và khu vực tư nhân phi chính thức( chủ yếu là các hộ cá thể, người sản xuất nhỏ ) Khu vực tư nhân phi chính thức hay còn gọi là khu vực kinh tế phi chính thức đã và đang được nghiên cứu ở nhiều nước đang phát triển Đây là khu vực kinh tế
rộng lớn, chiếm tỷ trọng không nhiều trong GDP nhưng lại thu hút phần lớn lực
lượng lao động trong khu vực này
Khu vực kinh tế tư nhân chính thức chính là các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động theo luật doanh nghiệp ở Việt Nam (bao gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân) Trong một số công trình nghiên cứu nhiều tác giả thường sử dụng khái niệm “ Các doanh nghiệp tư nhân” có nghiã muốn nói tới toàn bộ các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân chứ không chỉ là loại hình doanh nghiệp tư nhân
Trong chương trình phát triển kinh tế tư nhân do MPDE thực hiện tại Đông dương và Trung Quốc thì quan điểm khu vực kinh tế tư nhân bao gồm các doanh nghiệp thuộc về khu vực tit nhân trong nước và các hộ cá thể, người sản
xuất nhở Như vậy quan điểm này cũng trùng khớp với quan điểm của Đảng
Trang 19Tuy nhiên trong một số chuyên đề nghiên cứu của MPDE chỉ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp tư nhân(khu vực tư nhân chính thức), điều này xuất phát từ hai lý do: Thứ nhất, rất khó nghiên cứu khu vực phi chính thức bởi tính phức tạp, đa dạng và quy mô rông lớn Thứ hai: Do khu vực phi chính thức ít chịu tác động mang tính trực tiếp từ các chính sách kinh tế của Nhà nước và sự hỗ trợ của MPDF, nói cách khác tác động chính sách khó đến được với khu vực kinh tế này
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn về khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế bao gồm các đơn vị, cơ sở và cá nhân sản xuất — kinh doanh đựa trên hình thức sở hiữu tư nhân trong nước Quan
điểm này cũng chính là quan điểm chính thức ở Việt Nam như đã được trình bày ở trên và cũng trùng với quan điểm của một số tổ chức quốc tế như IFC, WB và
MPDF về khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam Việc nghiên cứu khu vực kinh tế
tư nhân với quan điểm này có ý nghĩa rất quan trọng bởi: Cùng là sở hữu tư nhân
nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khác xa khu vực kinh tế tư nhân
trong nước về quy mô, trình độ phát triển cũng như một số đặc điểm quan trọng
khác Hơn nữa trên thực tế thì khu vực kinh tế tư nhân gặp nhiều bất lợi và khó khăn hơn so với các thành phần kinh tế khác như kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế Nhà nước trong việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất ở Việt Nam Chính vì vậy việc lựa chọn khu vực kinh tế tư nhân với quan niệm khu vực tư nhân trong nước có tầm quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc
hoạch định các chủ trương đường lối và chính sách phát triển các thành phần
kinh tế nói chung, kinh tế tư nhân nói riêng ở Việt Nam 1.1.1.2 Một số đặc điểm của kinh tế tư nhân
Nếu nhìn nhận cách phân chia phổ biến hiện nay trên thế giới, nền kinh tế bao gồm hai khu vực là khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế công cộng thì
kinh tế tư nhân ở mọi nước, đều có đặc điểm sau:
Thứ nhất: Kinh tế tư nhân là các đơn vị kinh doanh, hoạt động vì mục đích hàng đâu là lợi nhuận
Trang 20nghiệp trong khu vực kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể Một số doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước hay kinh tế tập thể, mục tiêu lợi nhuận không phải là hàng đầu và có một số doanh nghiệp trong khu vực công cộng còn hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận Trong khi đó kinh tế tư nhân luôn coi mục tiêu sinh lời đặt lên vị trí hàng đầu, nếu không sinh lời thì đồng nghĩa với việc phá
sản và không thể tiếp tục tồn tại và phát triển Chính vì vậy, thước đo về mức độ
sinh lời cũng phản ánh được sự phát triển lớn mạnh của khu vực kinh tế này
Đương nhiên để sinh lời thì kinh tế tư nhân phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh, phải luôn đổi mới công nghệ và quản lý và đây chính là điều khiến cho kinh tế tư nhân luôn năng động, linh hoạt và là động lực phát triển cho nền kinh
tế
Thứ hai: Kinh tế tư nhân hoạt động dựa trên sự thống nhất giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản
Vì kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất,
cho nên dù tồn tại dưới hình thức là các loại hình doanh nghiệp hay hộ gia đình, người sản xuất nhỏ thì về bản chất nó vẫn thuộc sở hữu tư nhân Người chủ sở hữu có quyền quyết định hoàn toàn mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đương nhiên các quyết định đó đi liền với quyền lợi và trách nhiệm của chính họ
Nguyên tắc hoạt động của kinh tế tư nhân là “4 tự”, đó là tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong kinh doanh và tự bù lỗ Đây là cơ chế để gắn kết kết quả hoạt
độngđợi ích) với năng lực hoạt động của chính các chủ doanh nghiệp tư nhân
Kinh tế tư nhân hoạt động bởi chính vốn liếng của mình( cho dù là vốn vay) nên
mọi quyết định phải được cân nhắc kỹ lưỡng và mang lại hiệu quả, tức phải sinh lời, phải làm cho hoạt động kinh doanh luôn phát triển, đồng vốn phải không ngừng lớn lên Điều này khác biệt với các giám đốc doanh nghiệp Nhà nước hay nhà quản lý trong kinh tế tập thể, họ hoạt động không dựa trên vốn hay khơng
hồn tồn trên đồng vốn của chính mình mà đó là vốn liếng của Nhà nước, của tập thể Quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản trong các đơn vị kinh tế này
Trang 21làm cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận mà là các mục đích khác như
thăng tiến ở một chức vụ quản lý khác cao hơn
Thứ bạ: Kinh tế tt nhân là các đơn vị kinh tế có tính năng động và linh hoạt cao trong hoạt động sản xuất — kinh doanh
Kinh tế tư nhân ra đời cùng với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá, nó phát triển một cách tự nhiên và đây là điểm khác biệt với các doanh nghiệp thuộc
sở hữu Nhà nước hay sở hữu tập thể, các doanh nghiệp này thường được ra đời với sự nỗ lực nhân tạo của Nhà nước và tập thể, tiếp theo là hàng loạt các ưu đãi
để chúng tồn tại và phát triển
Sức sống của kinh tế tư nhân thể hiện ở tính năng động và linh hoạt Với
một ý tưởng kinh doanh khả thi sẽ có thể tức thì được hiện thực hoá bởi các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc khu vực nhân Quá trình ra quyết định nhanh chóng và gọn nhẹ đó chỉ có được ở các tổ chức kinh doanh thuộc khu vực tư nhân Cũng vì sự ra đời là khách quan và tính năng động, linh hoạt cao nên kinh tế tư nhân có khả năng tồn tại và thích ứng với mọi hoàn cảnh khắc nghiệt nhất của
nền kinh tế Thực tế cho thấy trong thời gian dài, ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây kinh tế tư nhân vẫn tồn tại ở những loại hình và mức độ khác nhau
trong một số lĩnh vực cho dù nó bị Nhà nước cấm đoán và phong toả ở mọi
phương diện Thực tế cũng cho thấy khi các chính sách cấm đoán ở các quốc gia này được nới lỏng đôi chút thì kinh tế tư nhân hồi sinh và phát triển mạnh mẽ
như “ nấm sau mưa” Trong thời kỳ trước đổi mới, khu vực tư nhân ở Việt Nam
vẫn tồn tại xét ở góc độ khu vực tư nhân phi chính thức Sau đổi mới kinh tế, khu
vực tư nhân phát triển mạnh mẽ mà không nhận được sự ưu ái của Nhà nước Các
chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ yêu cầu được đối xử công bằng và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác chứ họ không yêu cầu sự ưu ái của Nhà nước đối với họ Điều này minh chứng rõ tính năng động và linh hoạt của kinh tế tư nhân trong bất kỳ hoàn cảnh nào kinh tế nào
Thứ tư: Kinh tế tư nhân có quy mô dạng và khả năng tối ưu hoá tổ chức sản xuất
Với đặc điểm hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực sản suất kinh doanh
Trang 22sản xuất, cũng chính vì lẽ đó mà kinh tế tư nhân tồn tại với quy mô rất đang
đạng, từ các công ty xuyên quốc gia khổng lồ cho tới các doanh nghiệp nhỏ và
vừa Đây cũng là điểm khác biệt với các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước Các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước thường có quy mô khá lớn, rất ít các doanh nghiệp quy mô nhỏ Lý do tồn tại các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn ở một số nước bởi lẽ, một số doanh nghiệp cung cấp hàng hóa công cộng hoặc vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp đó được tồn tại độc quyền nên quy mô lớn mới hiệu quả Tuy nhiên trên thực tế các doanh nghiệp quy mô lớn thuộc
sở hữu Nhà nước thường mở rộng quy mô không vì sự tối ưu hoá sản xuất mà vì
động cơ muốn mở rộng doanh nghiệp để có thêm các đặc quyền và uy lực của
người lãnh đạo Điều này khác với kinh tế tư nhân, quy mô sản xuất có thể mở
rộng hoặc thu hẹp để đạt mục tiêu tối ưu hoá sản xuất Cũng chính vì khả năng lựa chọn quy mô sản xuất hợp lý mà các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân sử dụng lao động một cách hiệu quả Các chủ doanh nghiệp tư nhân thường căn cứ vào yêu cầu thực sự của công việc để tuyển chọn người và căn cứ vào năng lực
đóng góp của người lao động để có cơ chế trả công hợp lý, khuyến khích được
người lao động và đào tạo được một đội ngũ doanh nhân và công nhân kỹ thuật
lành nghề cho nền kinh tế Đồng thời chủ doanh nghiệp cũng có thể sa thải ngay
tức thì những lao động yếu kém, không hiệu quả Đây cũng là điểm khác biệt với cơ chế trả công một cách bình quân chủ nghĩa trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, và đó là một vật cản lớn cho tính hiệu quả của các doanh nghiệp này
Trên đây là các đặc điểm rõ nét nhất về khu vực kinh tế tư nhân ở các
nước khi so sánh với khu vực kinh tế công cộng và đây cũng là những ưu thế của kinh tế tư nhân so với kinh tế công cộng trong tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên kinh tế tư nhân cũng có mặt trái của nó mà chính vì lẽ đó, sự tồn tại khu vực kinh tế công cộng ở mọi quốc gia là khách quan và cần thiết bởi vai trò của chúng trong việc cung cấp hàng hoá công cộng và một số hàng hóa - dịch vụ khác mà khu vực tư nhân cung cấp không hiệu quả xét về
Trang 23Nếu nhìn nhận ở một số khía cạnh khác thì ở các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, Khu vực kinh tế tt nhân có một số đặc điểm sau:
+ Tại các nước chuyển đổi, kinh tế tư nhân phát triển trong thời gian
khoảng hai thập kỷ gần đây khi mà mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Tại Việt Nam và Trung Quốc khu vực kinh tế tư nhân
cũng phát triển trong khoảng hơn hai thập kỷ diễn ra với quá trình cải cách và
đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường Điều này khác với các nước phát
triển, nơi mà khu vực kinh tế tư nhân đã có lịch sử hình thành và phát triển trong khoảng thời gian tới vài trăm năm và trở thành khu vực chủ đạo nhất của nền
kinh tế
+ Kinh tế tư nhân ở các nước chuyển đổi được hình thành từ nhiều con đường khác nhau, ngoài hình thức tự phát triển, thành lập mới các doanh nghiệp
tư nhân thì còn một con đường khác là chuyển đổi sở hữu, tư nhân hoá các xí
nghiệp do Nhà nước sở hữu Tại một số nước Trung và Đông Âu, do điểm xuất phát khác nhau và do vậy các bước tiến hành phát triển kinh tế tư nhân cũng khác nhau Chẳng hạn, trong khi Ba Lan và Hungary tiến hành tư nhân hóa rộng
rãi nhưng thận trọng và đẩy nhanh tốc độ phát triển doanh nghiệp tư nhân mới,
thì ngược lại, Cộng hòa Séc và Nga lại đẩy mạnh tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước( DNNN) và tiến hành từng bước việc hình thành khu vực tư nhân mới Thực tế cho thấy việc thực hiện cả hai cách thức trên đều đem lại một thành công như nhau ở các nước bởi nó giải phóng được năng lực sản xuất và tạo động lực cho
kinh tế tư nhân phát triển
+ Quy mô của khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển còn nhỏ bé, chiếm tỷ trọng không nhiều trong GDP, trình độ công nghệ lạc hậu và thiếu kỹ năng quản trị và kinh nghiệm kinh doanh Điều này xuất phát từ chính đặc
điểm do mới bắt đầu phát triển nên khu vực này chưa thể có một quá trình tích
Trang 24Malaysia, Trung Quốc Khu vực kinh tế tư nhân mới hình thành nhưng rất phát
triển và đang dần trở thành khu vực kinh tế quan trọng nhất của nền kinh tế
+ Đa phần các doanh nghiệp tư nhân ở các nước đang phát triển có quy mô vừa và nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp và năng lực cạnh tranh
yếu kém Đây cũng là đặc điểm chung của nên kinh tế các nước đang phát triển,
số các doanh nghiệp tư nhân ở các nước này có quy mô lớn là rất ít Chính vì lẽ đó nên trong một số công trình nghiên cứu còn dùng khái niệm “ Doanh nghiệp vừa và nhỏ” —SME( Small and medium size enterprise) để nói tới khu vực kinh tế tư nhân Trong các tài liệu nghiên cứu cũng như trong các chương trình trợ giúp kinh tế tư nhân phát triển của các tổ chức tài chính quốc tế như IFC, ADB, IME Cũng thường dùng khái niệm các doanh nghiệp nhỏ và vừa(DNNVV) khi nói tới Khu vực kinh tế tư nhân DNNVV theo định nghĩa chính thức của
chính phủ Việt Nam là: “ Một công ty có vốn đăng ký ít hơn 10 tỷ đồng và/hoặc
có có số lượng công nhân ít hơn 300 người”
1.1.2 Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế
1.1.2.1 Huy động mọi nguồn lực trong xã hội vào sản xuất — kinh doanh, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Kinh tế tư nhân có vai trò rất quan trọng trong việc huy động mọi nguồn
lực tiểm ẩn trong xã hội cho phát triển kinh tế Nguồn lực này có thể tồn tại dưới
các dạng thức khác nhau như: tài chính, đất đai, bị máy móc, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng lao động .Sự phát triển kinh tế tư nhân sẽ khai thác và sử dụng hiệu quả các tiềm năng đó và xã hội hóa các yếu tố sản xuất tập trung vào phát triển
kinh tế xã hội
Có thể khẳng định ở mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, khu
Trang 25nền kinh tế, trong một nghiên cứu cla MPDF[23 Tr 29] cho thấy tỷ suất bình
quân vốn - trên - sản lượng của các doanh nghiệp tư nhân và hộ cá thể chỉ bằng
một nửa so với các doanh nghiệp Nhà nước và bằng 2/3 so với khu vực nước ngoài Tại Hoa Kỳ, nơi có nền kinh tế thị trường phát triển nhất cho thấy tính hiệu quả của khu vực tư nhân khi so sánh với khu vực công cộng: Trong các dự án nhà ở công cộng chỉ phí thường cao hơn 20% so với khu vực tư nhân, dịch vụ thu gom rác do khu vực tư nhân thực hiện thường có chỉ phí thấp hơn khu VỰC
công cộng là 20%, van tải ô tô buýt do tư nhân cung cấp cũng có chỉ phí thấp
hơn 12% so với khu vực công cộng[12 Tr 459] Cũng tại nước này, khu vực kinh
tế tư nhân chiếm khoảng 80% GNP và khoảng 85% tổng số việc làm Theo thống
kê của WB năm 2002{35] cho thấy tại các nước chuyển đổi, tỷ trọng của kinh tế
tư nhân hiện chiếm từ 50% - 70% GDP của nền kinh tế Sau hơn mười năm
chuyển đổi bằng cả liệu pháp sốc( như Nga và Cộng hòa Séc) lẫn bước đi tuần tự
(như Ba Lan, Hungary), kinh tế tư nhân tăng trưởng mạnh và đóng góp lớn trong GDP, ở Ba Lan kinh tế tư nhân chiếm tới 65% GDP, ở Nga là 70%, ở Cộng hòa Séc là 80% và ở Hungary là hơn 80% Tại Trung Quốc, khu vực tư nhân chiếm tới 51% GDP, và tính thêm cả khu vực tập thếể( mà thực chất phần lớn là tư nhân) thì khu vực ngoài quốc doanh chiếm tới 62% GDP{47]
1.1.2.2 Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và ổn định xã hội
Cùng với tăng trưởng kinh tế, toàn dụng nhân công là một trong các mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng mà mọi quốc gia đều hướng tới trong mọi thời kỳ Để đạt mục tiêu này, bên cạnh các chính sách tài khóa, tiền tệ thì chính sách phát triển khu vực tư nhân có vai trò hàng đầu trong tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tại mọi quốc gia đều có các chính sách phát triển các doanh nghiệp này Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân với quy mô vốn ít, sử dụng nhiều lao
Trang 26nhân là 74,7 triệu người, và nếu tính chung cả khu vực tư nhân thì chiếm tới 34,4% tổng lao động xã hội[48 Tr 219] Với việc tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp thì khu vực kinh tế tư nhân là điều kiện cho việc nâng cao thu nhập và
mức sống cho mọi người dân, từ đó làm ổn định các vấn đẻ xã hội trong quá
trình phát triển của bất cứ quốc gia nào Thực tế cho thấy tại các nước chuyển
đổi khu vực tư nhân là nơi thu hút phần lớn lao động đôi dư trong quá trình cải tổ, cải cách và đổi mới nên kinh tế của các nước Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam Số lao động dôi dư có việc làm và thu nhập đã làm giảm đi sức ép đối với các vấn để chính trị — xã hội của các quốc gia này Tại Việt Nam theo tính toán của Vụ thống kê thuộc Liên hợp quốc cho thấy trong giai đoạn từ 1985 ~ 1994, khu vực kinh tế tư nhân phi chính thức đã tạo ra hơn 2,3 triệu việc làm mới, chiếm hơn 74% việc làm phi nông nghiệp, phần đông việc làm này dành cho lao động dôi dư từ quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, và tỉnh giảm
biên chế, xóa bỏ bao cấp ở các cơ quan Nhà nước, làm giảm đi đáng kể áp lực về
nan thất nghiệp và các vấn đề xã hội nảy sinh thời kỳ này{3]
1.1.2.3 Đóng góp quan trọng cho nguồn thu NSNN(Ngân sách Nhà nước)
Để đảm bảo có nguồn thu NSNN thì thuế là một nguồn thu chính, chiếm
tỷ trọng lớn trong nguồn thu NSNN của mọi quốc gia Trong cơ cấu nguồn thu
đó thì thuế luôn là nguồn thu ổn định và mang tính bền vững nhất Sự phát triển
lớn mạnh của khu vực kinh tế tư nhân sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước có được nguồn thu lớn thông qua hệ thống thuế thu nhập công ty, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu Tại Mỹ vào những năm 1980 thì nguồn thu từ thuế thu nhập công ty
chiếm tới chiếm tới 13% trong tổng nguồn thu của chính quyền liên bang [12.Tr
459] Năm 2002 tại một số quốc gia ở Đông Nam Á như Singapore, thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm tới 5,2% GDP, ở Malaysia là 8,9%, Thái Lan là 2,9% GDP[44 Tr 38]
1.2 HOAT DONG CHO VAY CUA NGAN HANG THUONG MAI TRONG
NỀN KINH TẾ
1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của ngân hàng
Hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như
Trang 271.2.1.1 Môi trường kính tế, pháp luật của chính phủ và các chính sách, quy định
của hệ thống ngán hàng
Với một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và hệ thống luật pháp đồng bộ, minh bach, hiéu qua sé tao dung được môi trường kinh doanh thuận lợi nói chung cho phát triển kinh tế cũng như một môi trường tín dụng lành mạnh nói riêng cho hoạt động cho vay của ngân hàng Bên cạnh đó phải kể đến các chính sách cũng như các quy định liên quan trực tiếp đến các hoạt động tín dụng, tài chính - tiền tệ cũng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay của ngân hàng, ví dụ như chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất, các quy định về cho vay và thế
chấp .Các chính sách và các quy định trên càng được nới lỏng thì sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay của ngân hàng Tuy nhiên trong mỗi một giai đoạn nhất định mà chính phủ cũng như ngân hàng Nhà nước thường sử dụng các biện pháp để tác động tới hoạt động tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế,
có thể là nới lỏng hay kiềm chế hoạt động cho vay của ngân hàng trên cơ sở đảm
bảo sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính và nền kinh tế 1.2.1.2 Năng lực của các ngân hàng thương mại
Hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng trước hết phụ thuộc vào chính chất lượng hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nên kinh tế bởi lẽ họ là người cho vay, và điều này lại phụ thuộc các yếu tố sau:
+ Vì nguồn vốn ngân hàng cho vay đa phần lại đi vay từ người khác, chính vì vậy hoạt động cho vay của Ngân hàng lại phụ thuộc vào quy mô, kết cấu và
tính ổn định của các khoản tiền gửi, khả năng vay mượn của ngân hàng Nếu nguồn tiền gửi lớn, ổn định sẽ cho phép ngân hàng gia tăng các khoản vay và cũng như tăng cho vay các khoản trung và dài hạn Ngoài ra nếu vốn chủ sở hữu
lớn sẽ cho phép ngân hàng thực hiện các khoản cho vay mạo hiểm, nghiêng về tìm kiếm lợi nhuận cao
+ Để hoạt động cho vay diễn ra thuận lợi và hiệu quả thì khả năng phân
tích tín dụng của ngân hàng phải tốt và ln được hồn thiện, các ngân hàng
thương mại phải có các cán bộ phân tích tín dụng có năng lực tốt và các bộ phận khác trong cơ cấu tổ chức của các ngân hàng phải hỗ trợ tích cực cho việc phân
Trang 28lý của khách hàng, uy tín của người vay vốn, phải phân tích được tình hình tài
chính của khách hàng, đánh giá chính xác chỉ tiêu về khả năng chuyển hóa tài
sản của người đi vay thành tiền, các chỉ tiêu về tình hình kinh doanh và năng lực
điều hành sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn Năng lực phân tích tín
dụng tốt sẽ cho phép ngân hàng tìm được các khách hàng có đề án kinh doanh tốt, đảm bảo khả năng thanh toán và từ đó quá trình ra quyết định tín dụng nhanh chóng và chính xác, đảm bảo được lợi nhuận và rủi ro thấp nhất cho Ngân hàng
1.2.1.3 Năng lực, ty tín của người vay vốn
Do bản chất hoạt động tín dụng là sự tin tưởng, tín nhiệm nên năng lực, uy tín của người đi vay có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hoạt động cho vay của ngân hàng Khách hàng vay vốn trước hết phải đảm bảo được năng lực về
pháp lý, khách hàng vay vốn phải có tư cách pháp nhân, đây là điều kiện tiên quyết để ngân hàng xem xét cho vay để xác định trách nhiệm trước pháp luật về
việc trả nợ cho ngân hàng Với các tổ chức kinh tế, ngân hàng thường đòi hỏi
khách hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin như: quyết định thành lập doanh
nghiệp, giấy phép kinh doanh Với cá nhân, ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi, có hộ khẩu thường trú trên cùng địa bàn
Người vay vốn phải đảm bảo được uy tín, điều này dễ đạt được với các
khách hàng đã có quan hệ vay mượn Đối với các khách hàng mới vay vốn, uy tín phụ thuộc vào sự giới thiệu của doanh nghiệp khác có quan hệ với doanh nghiệp đó và qua một số thông tin khác Cuối cùng để vay được vốn thì người
đi vay phải có năng lực lập dự án vay vốn mang tính khả thi và thuyết phục được
ngân hàng và đảm bảo được một số yêu cầu cần thiết khác mà ngân hàng đòi hỏi
khi cho vay vốn như thế chấp, thông tin
1.2.2 Vai trò của vốn ngân hàng và các khó khăn cản trở hoạt động vay vốn ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân
1.2.2.1 Vai trò của vốn ngân hàng với sự phát triển của khu vực kình tế tư nhân
Hệ thống tài chính có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và cung cấp
Trang 29trúc tài chính khác nhau và hiện nay, có thể chia làm hai mẫu hình cấu trúc tài chính cơ bản là: hệ thống tài chính dựa vào thị trường( chứng khodn)(market — based or security — dominated financial system) va hé thống tài chính dựa vào hệ thống ngân hàng( bank — based or bank — dominated financial system)(46 Tr 58 - 59]
Mỗi loại cấu trúc lại có các ưu và nhược điểm khác nhau và về mặt định tính thì cách phân loại các mẫu hình cấu trúc tài chính chủ yếu dựa vào tầm quan
trọng của từng nhóm định chế trên thị trường tài chính trong nền kinh tế Trong
hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng, các ngân hàng đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động và phân bổ nguồn vốn, giám sát các quyết định đầu tư của nhà quản lý doanh nghiệp, tạo ra các công cụ quản lý rủi ro, xác định và nhận dang những dự án đầu tư có hiệu quả và giám sát thực thi dự án Tuy nhiên hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng cũng có một số nhược điểm như khi cho vay nợ, các ngân hàng thường thiên về những dự án đầu tư có độ rủi ro thấp và do đó, có mức sinh lợi thấp Do vậy, theo một số nhà kinh tế thì hệ thống tài chính dựa vào
ngân hàng có thể làm chậm quá trình đổi mới và tăng trưởng kinh tế Ngoài ra
các ngân hàng lớn có thể cấu kết với các doanh nghiệp chống lại các nhà đầu tư khác, làm suy giảm khả năng cạnh tranh và hiệu lực kiểm sốt cơng ty Trong hệ thống tài chính dựa vào thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán có vai trò tích cực trong việc đa dạng hóa và cung cấp các công cụ quản lý rủi ro, đồng
thời nó cũng khắc phục được những nhược điểm trên của hệ thống tài chính dựa
vào ngân hàng như việc khuyến khích được những dự án có mức sinh lợi cao, phân tán được rủi ro và khuyến khích được sự hình thành doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, điều này
giúp cho nền kinh tế tăng trưởng và đổi mới diễn ra liên tục Tuy vậy hệ thống
này cũng tồn tại một số nhược điểm như các hiện tượng đầu cơ, và hơn nữa là nếu
như thị trường có tính thanh khoản càng cao thì mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và người cho vay( các nhà đầu tư trên thị trường) mang tính lỏng lẻo hơn, các nhà đầu tư có thể dễ dàng bán cổ phiếu của mình Trong khi đó thì mối quan hệ
Trang 30Các nước có cấu trúc hệ thống tài chính tuy khác nhau nhưng quá trình
phát triển của hệ thống tài chính đều trải qua ba giai đoạn phát triển cơ bản Giai
đoạn đầu tiên là giai đoạn khu vực ngân hàng đóng vai trò trung tâm Giai đoạn tiếp theo là việc phát triển thị trường chứng khoán, nhất là thị trường cổ phiếu Giai đoạn thứ ba là giai đoạn thị trường chứng khoán ngày càng có vai trò ý
nghĩa hơn trong hệ thống tài chính Tuy nhiên, điều đó không hẳn là ở các nước phát triển thị hệ thống tài chính dựa vào thị trường là phổ biến Trên thực tế nhiều nước phát triển có trình độ kinh tế tương đương, song cấu trúc tài chính lại
có thể khác nhau đáng kể Mỹ và Anh là đại diện điển hình cho nhóm nước có
cấu trúc hệ thống tài chính dựa vào thị trường, còn Đức và Nhật đại diện cho các nước có hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng Điều đó cho thấy hệ thống ngân hàng luôn có vài trò rất quan trọng trong việc huy động và phân bổ nguồn vốn cho nền kinh tế đối với mọi quốc gia Ngay tại Hoa Kỳ vốn vay từ các trung gian
tài chính của các công ty chiếm tới 63% tổng nguồn vốn vay của các công ty,
trong khi đó vay từ thị trường chứng khoán là 33% Tương tự tỷ lệ này ở Anh là 63% va 22%[8 Tr 204] Hơn nữa, các ngân hàng có ưu thế rõ rệt trong giai đoạn
đầu của phát triển kinh tế, khi môi trường thể chế chưa hỗ trợ có hiệu quả hoạt
động thị trường chứng khoán Thậm chí tại các nước có hệ thống pháp luật và kế
toán yếu kém, các ngân hàng lớn vẫn có thể buộc doanh nghiệp phải công khai thơng tin và hồn trả các khoản vay nợ Với những lợi thế đó hệ thống ngân hàng
luôn có những tu điểm và vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho nên
kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào
Tại các nước đang phát triển nói chung và một số nước có nền kinh tế chuyển đổi nói riêng, hệ thống ngân hàng có vai trò rất quan trọng và mang tính
quyết định với sự phát triển của khu vực tư nhân bởi lẽ: Thứ nhất, tại các nước
này hệ thống tài chính phần lớn dựa vào hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán ở các nước này mới phát triển và còn ở trình độ rất thấp, ngân hàng là khu
vực chính cung cấp vốn cho nền kinh tế Thi hai: Khu vực kinh tế tư nhân ở các
nước này đa phần có quy mô nhỏ, thiếu kinh nghiệm và uy tín, năng lực kinh doanh còn thấp và do vậy khó có thể tham gia thị trường chứng khoán Điều này
Trang 31khi tham gia thị trường chứng khoán 7 ba: Các doanh nghiệp tư nhân ở các
nước chuyển đổi có lịch sử phát triển chưa lâu dài, hiệu quả sản xuất -kinh
doanh còn thấp, môi trường thể chế hoạt động còn nhiều bất lợi và do vậy khả năng tích lñy vốn còn nhỏ bé Chính vì vậy, vốn vay ngân hàng luôn là nguồn tài trợ quan trọng cho doanh nghiệp khi khởi sự cũng như tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
Vốn ngân hàng có tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển của khu vực tư nhân ở một số khía cạnh sau:
+ Vốn vay ngân hàng giúp doanh nghiệp khởi sự hoạt động kinh doanh, tìm kiếm các thị trường sản phẩm mới, các dự án đâu tư sinh lợi
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, khi khởi sự kinh doanh đều phải cần đến
nguồn vốn Với các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển thì nguồn vốn vay từ ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng giúp doanh
nghiệp có thể thực hiện được các dự án đầu tư của mình Như đã phân tích ở trên
cho thấy ở các nước này, thị trường chứng khoán kém phát triển và hơn nữa các doanh nghiệp tư nhân khó có thể tiếp cận được nguồn vốn qua thị trường chứng khoán do uy tín chưa cao, quy mô nhỏ Do vậy vốn vay từ ngân hàng sẽ ảnh
hưởng mang tính quyết định tới việc khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên để có thể vay được vốn ngân hàng thì doanh nghiệp phải xây dựng được
các dự án khả thi, hiểu quả và môi trường kinh tế, pháp luật nói chung, môi trường tín dụng nói riêng phải thực sự lành mạnh
+ Vốn vay ngân hàng giúp doanh nghiệp đổi mới công nghệ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc doanh nghiệp phải
không ngừng đổi mới công nghệ, muốn đổi mới được công nghệ thì phải có tiềm
lực tài chính hùng mạnh Chính vì vậy vốn vay ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ
vững và mở rộng thị phần Chính vì tầm quan trọng này mà các chuyên gia kinh
tế đã xác định hệ thống tài chính nói chung, hệ thống ngân hàng nói riêng là một
Trang 32nhu cầu về vốn của doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Vốn vay ngân hàng giúp doanh nghiệp năng động và linh hoạt hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh
Khu vực kinh tế tư nhân với bản chất là năng động và linh hoạt trong sản xuất kinh doanh, dù đó là kinh tế tư nhân ở nước phát triển hay đang phát triển Để nâng cao tính năng động và linh hoạt thì các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng phải có được nguồn vốn kịp thời, giúp họ đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng trước các biến động thường xuyên của hoạt động kinh doanh Trong cơ cấu nguồn vốn đó thì vốn vay từ ngân hàng có ý nghĩa quan trọng Vay mượn qua thị trường chứng khoán thì doanh nghiệp tư
nhân phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện về pháp lý cho phép và quan
trọng hơn là doanh nghiệp phải có uy tín Vay mượn qua nguồn vốn hỗ trợ của
chính phủ và các tổ chức tài chính chỉ đáp ứng cho một số ít doanh nghiệp bởi
các đối tượng được tài trợ là rất hạn hẹp Chính vì vậy, vay vốn qua hệ thống
ngân hàng thương mại là nguồn vốn quan trọng hơn bởi thông qua các sản phẩm
tín dụng đa dạng như: cho vay kỳ hạn, tín dụng tuần hoàn, cho vay theo dự án
đầu tư, cho thuê tài chính sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dễ dàng vay
vốn dưới các hình thức, từ đó giúp doanh nghiệp có được nguồn vốn đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao tính năng động và linh hoạt của doanh nghiệp Về phía người đi vay là khu vực tư nhân, với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, hoạt động với chính vốn liếng của mình nên kinh tế tư nhân sử dụng
vốn vay hiệu quả, đảm bảo khả nang sinh lợi và an toàn của vốn vay ngân hàng,
đồng thời giúp các ngân hàng khai thác được các thị trường mới, đa dạng hóa các
sản phẩm tín dụng Tuy nhiên trên thực tế, ở các nước đang phát triển và đang
chuyển đổi thì khu vực kinh tế tư nhân không dễ gì vay mượn được nguồn vốn qua ngân hàng, có hàng loạt các rào cản về mặt pháp lý, kinh tế và các nhân tố
khác gây khó khăn cho việc vay vốn ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân
Trang 33nhiên xét về quy mô thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn hơn so với các doanh nghiệp lớn trong quan hệ vay vốn ngân hàng Tại các nước đang phát triển và đặc biệt là các nền kinh tế chuyển đổi thì
khu vực kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng Có thể chỉ ra một số khó khăn chính cản trở hoạt động cho vay của ngân
hàng đối với khu vực kinh tế tư nhân như sau:
Thứ nhất: Do đa phần các doanh nghiệp tư nhân thiếu vốn, năng lực tài
chính yếu kém và thiếu tài sản thế chấp
Điều này dễ giải thích bởi tại các quốc gia này, khu vực kinh tế tư nhân có
quá trình phát triển còn non trẻ, thời gian chưa lâu và hoạt động trong một môi trường kinh doanh chưa thuận lợi, do vậy khả năng tích lũy vốn thấp, năng lực
tài chính yếu kém và thiếu các tài sản thế chấp Thiếu tài sản thế chấp ở các nước đang phát triển còn bởi một nguyên nhân là ở các nước này quyền sở hữu
các tài sản như đất đai, nhà xưởng chưa rõ ràng Tại các nước Châu Phi, sở hữu đất đai tập thể của bộ lạc ngăn cản việc sử dụng đất như một vật thế chấp và cho đến gần đây mới có quy định mang lại cho người cho vay quyền tịch biên tài sản
thế chấp, và điều này phụ thuộc vào sự phê duyệt của các chính quyền địa phương Tương tự như vậy, ở các nền kinh tế chuyển đổi, tính bất ổn của sở hữu ruộng đất và việc thiếu giấy tờ hợp pháp sở hữu đất đã hạn chế việc vay vốn bằng
thế chấp[35, 36]
Thứ hai: Quy mô khoản vay nhỏ, phân tán dẫn đến tăng chi phi giao dich
khi vay vốn
Do đa phần các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ nên các khoản vay ngân hàng thường không lớn và điều này làm tăng chỉ phí giao dịch khi cho vay của các ngân hàng thương mại Bên cạnh đó do tính chất phân bố hoạt động phân
tán về không gian va da dạng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động cũng gây khó
khăn cho ngân hàng trong quá trình thu thập các thông tin về người vay vốn, làm tăng các chi phí khi cho vay của ngân hàng Chính vì lẽ đó mà các ngân hàng thường không muốn cho vay các doanh nghiệp có món vay nhỏ
Thứ ba: Các doanh nghiệp tư nhân thường thiếu khả năng xây dựng chiến lược kinh doanh đài hạn và bền vững, điều này dẫn tới khó hình thành được mối
quan hệ lâu dài trong vay mượn vốn ngán hàng
Trang 34không có đủ tiềm lực tài chính đủ mạnh, do ban quản trị của doanh nghiệp không có đủ năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm nhất định Chính vì lẽ đó mà các ngân hàng thường từ chối các khoản cho vay lớn bởi họ chưa thấy được tính đảm
bảo chắc chắn ràng khoản tiền cho vay đó có được sử dụng cho một một dự án
tiềm năng mang tính hiệu quả và an toàn, và do vậy khó hình thành một mối quan hệ vay mượn mang tính thường xuyên lâu dài giữa các doanh nghiệp tư nhân và ngân hàng
Thứ tư: Kinh tế tư nhân gặp nhiều bất bình đẳng so với doanh nghiệp Nhà nước Irong vay vốn ngân hàng
Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến ở các nước đang phát triển cũng như một số nước chuyển đổi Trong một thời gian khá dài, chính phủ các nước thường dành nhiều ưu đãi hơn trong việc cung cấp tín dụng ngân hàng cho các
doanh nghiệp Nhà nước như cho vay với lãi suất thấp, không cần thế chấp Mặc
dù ngày nay với các cam kết quốc tế về hội nhập nhưng ở một chừng mực nào đó dù công khai hay không công khai thì khu vực tư nhân ít nhiều còn gặp bất bình đẳng trong việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng so với doanh nghiệp Nhà nước Hệ thống ngân hàng thương mại ở các nước này đa phần sở hữu Nhà nước chiếm phần lớn, hoạt động kém hiệu quả và họ muốn cho các doanh nghiệp Nhà
nước vay hơn bởi tính an toàn hơn do ít nhiều Nhà nước còn ưu ái nhất định cho
doanh nghiệp Nhà nước
Thứ năm: Do sự fhiếu vắng hệ thống cung cấp thông tin tài chính nói
chung, thông tin trong giao dịch giữa ngân hàng và các doanh nghiệp tư nhân
nói riêng ở các nước đang phát triển
Hệ thống cung cấp thông tin nói chung, thông tin trong hệ thống tài chính nói riêng ở các nước đang phát triển rất yếu kém Trong quan hệ giao dịch giữa ngân hàng và các doanh nghiệp tư nhân, thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp tư nhân và các ngân hàng là rất hạn chế, điều này có thể xuất phát từ hạn chế
riêng của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (như: mặt bằng kinh doanh, sản xuất thiếu ổn định, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết trong giao dịch với ngân
hàng, số lượng khách hàng vay vốn quá đông và hoạt động phân tán về địa điểm, đa dạng về ngành nghề ) hoặc do năng lực yếu kém của hệ thông ngân hàng trong việc thu thập và xử lý thông tin Kết quả là: do thiếu thông tin về khách hàng vay vốn nên hoặc là ngân hàng thận trọng và hạn chế khi cho vay lần đầu,
hoặc là ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải cung cấp thêm thông tin, đảm bảo vật
thế chấp, và hơn nữa là mức lãi suất cho vay cũng sẽ cao hơn vì rủi ro cao hơn do
Trang 35Quốc và Đông dương cho thấy ở các quốc gia này, các ngân hàng rất dè dặt trong việc cho vay các doanh nghiệp tư nhân mới thành lập, và thông thường thì các doanh nghiệp này phải sau một thời gian hoạt động mới có thể dễ dàng hơn vay được vốn từ ngân hàng Bên cạnh đó cũng do thiếu thông tin nên các ngân hàng ở các nước này thường đòi hỏi vật thế chấp khi vay vốn
Thứ sáu: Hệ thống ngân hàng thương mại ở các nước đang phát triển hoạt động thiếu tính cạnh tranh và năng lực yếu kém
Trong hệ thống ngân hàng thương mại ở các nước đang phát triển thì sở hữu Nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn, tại đa số các nước Châu phi thì sở hữu Nhà nước chiếm tới từ 50 - 70%, ở Việt Nam và Trung Quốc con số này khoảng trên 70%, và chỉ ở Bắc Mỹ và Châu Âu thì tỷ lệ này mới là dưới 25%[35 Tr 110] Các nước đang phát triển và một số ít nước khác có quy mô sở hữu công cộng trong hệ thống ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn cho rằng, thứ nhất: Nhà nước
có thể phân bổ nguồn vốn đầu tư có hiệu quả hơn với những ngành ưu tiên Thứ
hai: sự thống trị quá mức của sở hữu tư nhân trong hệ thống ngân hàng có thể
dẫn đến hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của nhiều bộ phận trong xã hội, và
lý do thứ ba mang tính phổ biến hơn cả là các ngân hàng sở hữu tư nhân thường
dễ xảy ra khủng khoảng hơn, do vậy các ngân hàng do sở hữu Nhà nước nắm giữ
giúp ổn định hóa hệ thống tài chính Tuy nhiên các bằng chứng nghiên cứu định lượng gần đây của WEB cho thấy tại các nước có tỷ lệ sở hữu Nhà nước cao trong hệ thống ngân hàng thường đi liền với hệ thống ngân hàng yếu kém, tiết kiệm và cho vay ít hơn và cũng không có bằng chứng nào cho thấy sở hữu Nhà nước trong hệ thống ngân hàng giúp ổn định nên kinh tế Cũng do sở hữu Nhà nước trong hệ thống ngân hàng đã dẫn tới hiện tượng độc quyền trong hệ thống, do bao cấp của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc đã hình thành mối quan hệ : Chính phủ - ngân hàng quốc doanh - doanh nghiệp Nhà nước Các ngân hàng thương mại do năng lực yếu kém, không có đủ khả năng phân tích tín dụng và do vậy đã lựa chọn phương án cho vay các doanh nghiệp Nhà nước vì độ an toàn cao do ít nhiều được Nhà nước bảo hộ Chính vì lẽ đó mà các doanh nghiệp tư nhân khó có khả năng vay được nguồn vốn từ ngân hàng cho dù họ hoạt động có hiệu quả Cũng do sở hữu mang tính độc quyền trong hệ thống ngân hàng làm hạn chế khả năng phát triển của ngân hàng tư nhân và nước ngoài, điều này lại gây khó khăn cho khu vực tư nhân vay vốn từ các ngân hàng ngoài quốc doanh
Trang 361.3.1 Vốn ngân hàng cho kinh tế tư nhân ở một số nước
1.3.1.1 Hoa kỳ
Hoa kỳ là nền kinh tế thị trường phát triển và có quy mơ lớn nhất tồn cầu Nhìn chung, các doanh nghiệp của Hoa Kỳ không gặp khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vốn nói chung, vốn vay từ ngân hàng nói riêng Chỉ các người kinh doanh nhỏ- Small business(ở Hoa kỳ không dùng khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ) là gặp một số ít khó khăn khi vay vốn ngân hàng Tuy nhiên khó
khăn này là rất nhỏ và xếp hạng ở mức khó khăn ít nhất trong sự phát triển của các doanh nghiệp này Khảo sát của NIFB( hiệp hội quốc gia các kinh doanh độc
lập)năm 2000 cho thấy có trên 90% chủ kinh doanh nhỏ của Mỹ có thể tiếp cận
dé dàng với tín dụng ngân hàng trong vòng 3 tháng Tuy nhiên do tầm quan
trọng nhất định của kinh doanh nhỏ mà chính phủ Hoa Kỳ vẫn có những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp này có thể vay được vốn dễ dàng hơn từ hệ thống ngân hàng Do hoạt động phân tán và đa dạng ở mọi lĩnh vực, ngành nghề nên chỉ phí cho thu thập thong tin về doanh nghiệp này là không nhỏ đối với các ngân hàng ở Mỹ khi họ cho vay Chính vì vậy mà chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng cả hai biện pháp để cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này.Thứ nhất, chính phủ thông qua các chương trình cấp tín dụng trực tiếp, tuy nhiên cách thức này rất hạn chế, và thứ hai: Chính phủ thực hiện một
chương trình cho vay doanh nghiệp nhỏ, chương trình này do chính phủ quản lý
và chính phủ thực hiện việc bảo lãnh các khoản vay và người cho vay vẫn là các ngân hàng tư nhân Chương trình này đã thành công và trên thực tế cho thấy một số doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ hiện nay cũng phát triển lên từ các doanh nghiệp nhỏ dựa vào các khoản vay được bảo lãnh từ chính phủ
Bên cạnh đó các quy định về tài sản thế chấp ở Hoa Kỳ rất thơng thống, danh mục các tài sản thế chấp rất đa dạng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và hoạt động cho vay các người kinh
doanh nhỏ ở Hoa Kỳ nói riêng Các chủ trang trại có quy mô nhỏ có thể sử dụng gia súc hoặc giá trị hoa màu để thế chấp vay vốn ngân hàng một cách dễ dàng và hơn một nửa số tín dụng ở Mỹ được đảm bảo bằng tài sản có thể di chuyển( các tài sản không phải là bất động sản) Tuy nhiên để các ngân hàng chấp nhận các tài sản đa dạng thế chấp thì các quy định luật pháp phải đảm bảo một cơ chế hiệu
lực thi hành có hiệu quả với triển vọng có thể chiếm hữu tài sản thế chấp và bán
nhanh chóng khi người vay không trả được nợ Tại Mỹ và Canada, việc tịch biên
Trang 37yếu kém, thông thường chủ nợ yêu cầu toà án hay các cơ quan khác ra lệnh tịch
biên tài sản thế chấp và điều này thường kém chỉ phí về tiền bạc và thời gian
Hộp 1: Sử dụng gia súc làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng ở Hoa Kỳ
Tại bang Kanas của Hoa Kỳ, phương pháp xác định khế ước tai san thé chấp
dùng gia súc làm tài sản thế chap là hinh thức phổ biến nhất cho các khoản vay
ngân hàng, sau đó mới đến máy móc va bat động sản Nguyên nhân không chỉ do các khế ước thế chấp gia súc được kiểm định mà còn vì gia súc làm thế chấp có thể bị xiết nợ và bán đi mà không cần có sự can thiệp của cơ quan tư pháp trong vòng từ một đến năm ngày Cơ sở pháp lý phù hợp và khả năng biết trước những phán quyết của toà án giúp cho gia súc vượt qua bất động sản như là hình thức thế chấp được ưa chuộng nhất Tính thanh khoản của một số loại tài sản có thể di chuyển làm cho các tài sản này trở thành vật thế chấp lý tưởng
Resource: Alston and other authors 2000, World Report 2002, page 112
Một trong những kinh nghiệm tốt của Hoa Kỳ trong việc khắc phục hạn chế về thông tin trên thị trường tài chính, giúp cho quan hệ vay mượn giữa ngân hàng
và người kinh doanh nhỏ được mở rộng, đó là việc phát triển rộng rãi các tổ chức
đăng ký tín dụng và tổ chức báo cáo tín dụng Các tổ chức tín dụng là các tổ
chức chuyên thu thập thông tin về việc vay mượn trong quá khứ của người đi vay
và các người đi vay có thành tích tốt sẽ có cơ hội vay vốn dễ dàng hơn với người
cho vay mới Tại Mỹ, ngay từ thế kỷ 19 đã phát triển rộng rãi các tổ chức này Ở
Đức, các tổ chức đăng ký tín dụng được thành lập năm 1934, ở Pháp năm 1945, Italia và Tây Ban Nha năm 1962 Ngày nay sự hoạt động của các tổ chức này
được vi tính hoá và nhiều các tổ chức đăng ký tín dụng được các tổ chức báo cáo
tín dụng điều hành, đó là các tổ chức tư nhân có vai trò đảm bảo cung cấp thông
tin không chỉ tới các thành viên của một nhóm nào đó trong một ngành mà còn
tới bất kỳ chủ nợ sẵn sàng trả phí Do hoạt động của các tổ chức báo cáo tín
dụng đồi hỏi phải có sự khảo sát các hành vi trong quá khứ, kể cả thói quen tiêu
dùng cá nhân nên trong thời kỳ đầu bị nhiều người không chấp nhận Tuy nhiên đo lợi ích mà các tổ chức này đem lại nên nó vẫn được chấp nhận rộng rãi bởi nó giúp
Trang 38chức báo cáo tín dụng đã được thành lập ở các nước đang phát triển ở Châu Mỹ La
tỉnh và ở Đông Âu
1.3.1.2 Đài Loan
Đài Loan là một lãnh thổ có nền kinh tế thị trường tự do, với sự phát triển rất năng động của khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong gần nửa thập kỷ qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình trong việc đưa hòn đảo này từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nên kinh tế công nghiệp - dich vụ hiện đại Chính phủ Đài Loan đã sớm thực thi đồng bộ hàng loạt các chính sách hỗ trợ sự phát triển của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó phải kể đến các biện pháp tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp này dễ dàng có được nguồn vốn để đầu tư Các thể chế
quan trọng có chức năng hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp ở Đài Loan bao
gồm: quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ bảo lãnh tương hỗ, quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và tập đoàn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các quỹ bảo lãnh trên có tác dụng rất lớn trong việc đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể vay được nguồn vốn từ ngân hàng Ngay từ năm 1974, quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập với sự trợ giúp của Chính phủ và sự hợp tác của các ngân hàng lớn ở Đài Loan Tới tháng 6/1999, đã có 107.049 doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được nguồn vốn qua ngân hàng với tổng số vốn bảo lãnh từ quỹ này lên tới trên 60 tỷ USD
Quỹ bảo lãnh tương hỗ mới được thành lập vào tháng 6/1998 Mục đích của quỹ này là thành lập các nhóm trợ giúp tương hỗ và tin tưởng
lẫn nhau để bảo lãnh cho cho các khoản vay ngân hàng của các thành viên trong nhóm Vai trò này cũng giống như vai trò của một số hiệp hội doanh nghiệp trong việc giới thiệu và bảo lãnh cho các thành viên trong hiệp hội vay vốn ngân hàng Việc thành lập quỹ này rất có ý nghĩa bởi
các thành viên trong nhóm luôn phải đảm bảo uy tín để được bảo lãnh
Trang 391.3.1.3 Hungary
Bước vào thời kỳ trước khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì
Hungary là nước có mức độ tập trung kinh té( Degree of Economic
Concentration) ở mức thấp Quá trình cải cách kinh tế lần thứ nhất diễn ra vào năm 1968 đã góp phần phát triển hướng hành vi lợi nhuận của
doanh nghiệp trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Kể từ năm 1985, những cải cách mang tính hệ thống đã được thực hiện, kết cấu thể chế và luật pháp của một nền kinh tế thị trường đã được hình thành và phát
triển Cho tới nay Hungary là nước có nền kinh tế chuyển đổi khá thành
công, thu nhập bình quân đầu người đạt mức 6.330 USD vào năm 2004 Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Hungary đã đặc biệt chú trọng tới việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực tư nhân Thông qua hàng loạt các biện pháp cải cách mang tính đồng bộ và triệt để, Hungary đã tạo lập được những nên tảng vững chắc cho sự phát
triển của khu vực tư nhân, các cải cách về pháp lý và các trợ giúp về vốn, về công nghệ và đổi mới, về quản lý và về xuất khẩu đã được thực hiện có hiệu quả nhằm thúc đẩy khu vực tư nhân phát triển
Vốn là một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hệ thống ngân hàng của Hungary do Nhà nước nắm giữ và thực hiện nhiệm vụ cung cấp tín dụng cho khu vực quốc doanh Để tăng cường khả năng tiếp cận vốn
ngân hang cho khu vực tư nhân, chính quyên Hungary đã thực hiện đồng loạt các biện pháp như: Quản lý chặt chẽ việc các ngân hàng quốc doanh
trong hoạt động cung cấp tín dụng cho khu vực quốc doanh, không gây bất cứ một áp lực nào trong quan hệ vay mượn này Chính nhờ điều này
làm tăng nguồn tín dụng có thể cung cấp cho khu vực tư nhân Tiếp theo
Trang 40
Hộp 2 Ngân hàng nước ngoài và ảnh hưởng của nó tới cho vay hộ gia đình ở
Hungary
Bằng cách cho phép các ngân hàng nước ngoài được thành lập các đơn vị kinh doanh mới và tư nhân hóa các ngân hàng thương mại lớn nhất của mình, trong đó cho phép sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ Hungary đã mạnh dạn cho phép các ngân hàng nước ngoài thâm nhập sâu hơn vào khu vực ngân hàng
trong nước so với bất kỳ chính phủ nào ở các nước chuyển đổi khác
Trong vòng một thời gian tương đối ngắn, cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Hungary đã hoàn toàn thay đổi Mặc dù ban đầu có một số trục trặc, dịch vụ ngân hàng đã dần được mở rộng và cải thiện Đáng chú ý là không phải tất cả các ngân hàng đều theo đuổi mục tiêu hay phục vụ khách hàng như nhau Nhiều ngân hàng hoạt động tích cực trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, cả trong việc nhận tiền gửi cho vay tới hộ gia đình
Vào năm 1999, các ngân hàng mà ở đó nước ngoài chiếm hơn 50,2% tổng số cổ phần đã chiếm 56,5% tổng giá trị tài sản hệ thống ngân hàng, tăng 19,8% năm
1994 Nếu ngưỡng kiểm soát là 40% tổng vốn cổ phần thì con số trên tăng lên tới 80,4% tổng gia tri tài sản
Vào năm 1990, chế độ xã hội chủ nghĩa, ngân hàng Orszagos Takarekpenztar es Kereskedelmi Bank(OTP) chiếm tới 98,4% tổng các khoản cho vay tới hộ gia đình và nhận 93,2% tất cả các khoản tiền gửi tiết kiệm ban đầu Tới năm 1999, OTP sau khi
đã được tổ chức lại, chỉ chiếm 52% tổng giá trị tiền gửi và 55,7% tín dụng cho hộ gia đình Thị phần tổng cộng về tiền gửi của sáu ngân hàng lớn nhất -trong đó có bốn
ngân hàng do nước ngoài sở hữu - giảm từ 99,4% xuống 84,6% năm 1999 Thị phần về tín dụng hộ gia đình cũng giảm từ 99,4% xuống còn 66,4% Kết quả này cho thấy, các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa - mà hầu hết do nước ngoài sở hữu - đã xâm nhập đáng kể vào lĩnh vực ngân hàng bán lẻ Cả các ngân hàng trong nước được ngân hàng nước ngoài mua lại và các ngân hàng mới hoạt động, đều tham gia vào dịch vụ ngân hàng bán lẻ Tuy nhiên, các ngân hàng mới hoạt động tham gia dịch vụ này sớm hơn
Các ngân hàng cũng tích cực tìm kiếm các phân đoạn thị trường riêng Hầu hết các ngân hàng nhỏ sử dụng các khoản tiền gửi của hộ gia đình để cho các hộ gia