Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
2,3 MB
Nội dung
ĐÀO TẠO CHỮ NƠM Ở BẬC ĐẠI HỌC NGÀNH HÁN NƠM NHÌN TỪ GĨC ĐỘ CƠNG NGHỆ ĐÀO TẠO TS Nguyễn Tuấn Cường Bộ mơn Hán Nơm Cựu sinh viên ngành Hán Nơm K44 Bài viết này trình bày về vấn đề đào tạo chữ Nơm trong chương trình đào tạo đại học ngành Hán Nơm tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội (Trường ĐHKHXHNV ‐ ĐHQGHN), đặt trong bối cảnh đào tạo chữ Nơm tại các cơ sở đào tạo khác nhau trên tồn quốc từ năm 1945 trở lại đây, từ đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản mang tính chất “cơng nghệ đào tạo” của chương trình đào tạo chữ Nơm ở bậc đại học tại cơ sở đào tạo này. 1. Nhìn lại vấn đề đào tạo chữ Nơm ở bậc đại học qua các tài liệu giảng dạy Để đáp ứng nhu cầu dạy và học chữ Nơm ở bậc đại học, từ sau năm 19451, tại nhiều cơ sở đào tạo của Việt Nam đã tổ chức biên soạn được nhiều loại tài liệu giảng dạy chữ Nơm, là giáo trình hoặc mang dáng dấp giáo trình, ít nhiều có tính chất “trường phái” trong quan điểm tiếp cận với vấn đề chữ Nơm. Dưới đây là phần trình bày về từng trường phái, theo thời điểm xuất hiện của các tài liệu. 1.1. Tài liệu của Trường ĐHKHXHNV ‐ ĐHQG Hà Nội Tại Trường ĐHKHXHNV ‐ ĐHQGHN (trước đây là Đại học Tổng hợp Hà Nội), việc giảng dạy về chữ Nôm được đặt ra ngay từ năm 1972 cùng với việc tuyển sinh lớp Hán Nơm khóa đầu tiên. Ở đây, bài viết chỉ bàn đến các tài liệu giảng dạy chữ Nơm từ năm 1945 trở đi, khi Việt Nam xây dựng nhà nước mới với các chính sách giáo dục mới. Vấn đề tài liệu giảng dạy chữ Nơm trước năm 1945 xin dành cho một bài viết khác. Đào tạo chữ Nơm bậc đại học ngành Hán Nôm… 113 Trong suốt 40 năm qua, nỗ lực của đội ngũ giảng viên tại đây đã đem lại nhiều thành quả tốt đẹp. Dấu ấn mở đầu là năm 1975, Đào Duy Anh cơng bố chun luận Chữ Nơm: Nguồn gốc ‐ cấu tạo ‐ diễn biến. Đây là cuốn sách “tập đại thành” cho việc nghiên cứu về chữ Nơm tính cho đến thời điểm đó vốn thiên về lí giải chữ Nơm theo quan điểm “lục thư” của Hán tự học. Ngồi các nội dung về nguồn gốc, cấu tạo và diễn biến của chữ Nơm, cuốn sách cịn có một chương về Cách đọc chữ Nơm được trình bày như một giáo trình dạy đọc chữ Nơm, rất hữu ích cho người đọc. Nhưng, đáng ghi nhận nhất chính là cuốn sách của Nguyễn Tài Cẩn: Một số vấn đề về chữ Nơm [1985] vốn tập hợp 10 bài viết được cơng bố rải rác từ năm 1975 đến năm 1985. Cơng trình này có dấu ấn đặc biệt trong lịch sử nghiên cứu chữ Nơm, có tính chất xác lập những cơng cụ và phương pháp trong nghiên cứu chữ Nơm, là một bước ngoặt mang tính chất thay đổi hệ hình (paradigm) trong lịch sử nghiên cứu chữ Nơm từ truyền thống sang hiện đại, tạo ảnh hưởng liên tục và sâu sắc tới hàng loạt cơng trình nghiên cứu chữ Nơm sau này2. Kế tục truyền thống tốt đẹp ấy, các thế hệ giảng viên phụ trách mơn học chữ Nơm tại cơ sở đào tạo này cũng đã lần lượt cơng bố các tài liệu giảng dạy khác, đó là các tài liệu của Lê Văn Qn [1981], Bộ mơn Hán Nơm [1990], Lê Anh Tuấn [2003], Nguyễn Tuấn Cường [2012]. Những tài liệu này hiện đang có những đóng góp nhất định trong việc đào tạo các mơn học chữ Nơm tại Bộ mơn Hán Nơm. Về mặt tư tưởng văn tự học, xét trên bình diện cấu trúc chức năng của văn tự, trường phái này cho rằng chữ Nơm là một loại văn tự “biểu âm‐biểu ý”, trong đó dù có nhấn mạnh vai trị biểu âm nhưng khơng thể phủ định tính chất biểu ý của chữ Nơm. 1.2. Tài liệu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đó là các giáo trình của Nguyễn Ngọc San theo cỡ lớn [1987], [2003] hoặc cỡ rút gọn [1988], đều là giáo trình chính thức để giảng dạy chữ Nơm tại Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Về những đóng góp của Nguyễn Tài Cẩn trong lĩnh vực nghiên cứu chữ Nôm, xin xem: [Nguyễn Tuấn Cường 2011]. 114 TS NGUYỄN TUẤN CƯỜNG nơi cho đến nay chưa từng đào tạo cử nhân ngành Hán Nơm, nhưng lại có bề dày thành tích trong đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ Hán Nơm. Kiến thức Hán Nơm nói chung và chữ Nơm nói riêng được giảng dạy ở cơ sở đào tạo này là nằm trong hệ thống kiến thức dành cho sinh viên của hai ngành Văn học và Ngơn ngữ là chủ yếu. Ngồi ra, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội gần đây cịn biên soạn các tài liệu giảng dạy chữ Nơm cho các chương trình đào tạo đại học từ xa và đào tạo cao đẳng, đều do Nguyễn Ngọc San biên soạn hoặc chủ trì biên soạn, in năm 2007 và 2009, là phần giản lược từ cơng trình của cùng tác giả in lần đầu năm 1987 để phù hợp với khn khổ đào tạo đại học từ xa và cao đẳng ngành Ngữ văn. Các tài liệu giảng dạy chữ Nơm của trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho đến nay đều do một tác giả biên soạn, nên có tính thống nhất cao. Điểm đặc trưng nhất của các tài liệu này là quan điểm cho rằng tính chất của chữ Nơm là một văn tự ghi âm, biểu âm về cấu trúc chức năng: “Do đó, nhìn tồn bộ q trình phát triển của chữ Nơm ta thấy lúc nào nó cũng cố gắng ghi trung thành âm Việt ở thời điểm nó sáng tác và xét về mặt đó thì chữ Nơm là một nền văn tự ghi âm, tất nhiên là ghi theo cách riêng của nó, tuy nhiên về hình thể nó thuộc loại văn tự hình khối, biểu ý” [2003, tr. 27]. “Nếu đặc điểm loại hình văn tự làm cho chữ Nơm giống chữ Hán thì điểm làm cho chữ Nơm hồn tồn khác chữ Hán là ở mục đích và tính chất của nó. Đây là loại văn tự có tính chất ghi âm, tuy là ghi âm một cách đặc biệt” [2009, tr. 251]. Do nhu cầu đào tạo ngành sư phạm Ngữ văn ở bậc học phổ thơng cho tồn quốc là rất lớn, nên các tài liệu giảng dạy chữ Nơm của trường Đại học Sư phạm Hà Nội kể trên được tái bản nhiều lần, được đưa vào chương trình giảng dạy cho các giáo viên phổ thơng trung học và phổ thơng cơ sở, vì vậy tư tưởng văn tự học chữ Nơm ở đó có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. 1.3. Tài liệu dành cho hệ Cao đẳng Sư phạm Đó là cuốn Giáo trình Hán Nơm do các cán bộ của Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Ngoại ngữ ‐ Đại Đào tạo chữ Nôm bậc đại học ngành Hán Nôm… 115 học Quốc gia Hà Nội) biên soạn, do Phan Văn Các chủ biên [1985]. Đây là giáo trình được biên soạn theo quyết định số 1268/QĐ ngày 27/9/1980 của Bộ giáo dục, trong đó nêu rõ: “Từ năm học 1980‐1981 bắt đầu dạy mơn Hán Nơm ở các khoa văn‐sử trường ĐHSP và CĐSP”. Phần chữ Nơm trong giáo trình này do Phan Văn Các [1985] đảm nhiệm với dung lượng rất khiêm tốn, chỉ chiếm 28 trang trên tổng số 600 trang (2 tập) của giáo trình ấy, tức chưa đến 5% tổng dung lượng của giáo trình, trong khi phần chữ Hán chiếm tới hơn 95% số trang. Với đặc điểm đó, việc đào tạo chữ Nơm trong cuốn giáo trình này chỉ mang tính chất nhập mơn, chứ khơng phải là tài liệu giảng dạy chun sâu. 1.4. Tài liệu của Trường ĐH KHXHNV ‐ ĐHQG TP HCM Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ‐ Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh có tiền thân là trường Đại học Văn khoa Sài Gòn. Từ trước năm 1975, trường đã có cuốn Dẫn nhập nghiên cứu chữ Nôm (42 trang) của Bửu Cầm là tài liệu giảng dạy chính thức. Đến năm 1987‐1988, trường lại có một tài liệu lưu hành nội bộ là cuốn Những vấn đề cơ bản của chữ Nơm do Nguyễn Kh viết, dù chỉ có hơn 150 trang nhưng cũng bao hàm một lượng kiến thức khá tồn diện và hiện đại ở vào thời điểm đó. 1.5. Tài liệu của Huế Đó là cuốn sách Từ chữ Hán đến chữ Nơm mang tính giáo trình của Lê Nguyễn Lưu [2002], trong đó nội dung về chữ Nơm trong các trang 211‐256, chiếm 15% tổng dung lượng sách, lần lượt trình bày về các vấn đề: cấu tạo, đặc điểm, sự hình thành và phát triển của chữ Nơm. Đây là một cuốn sách nhập mơn khá tốt, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên. Tuy nhiên, cuốn sách này cịn chưa cập nhật được những nội dung mới nhất tính cho đến thời điểm sách được xuất bản, và phân lượng nội dung về chữ Nơm cịn khá khiêm tốn. 1.6. Tài liệu của Viện Nghiên cứu Hán Nơm Các tài liệu của Viện Nghiên cứu Hán Nơm xuất bản mang tính giáo trình về chữ Nơm cho đến nay do nhiều tác giả khác nhau đảm nhiệm, tư tưởng văn tự học vì vậy cũng có nhiều điểm khơng thống nhất, khơng rõ tính trường phái. 116 TS NGUYỄN TUẤN CƯỜNG Từ năm 2002 đến năm 2004, Viện Nghiên cứu Hán Nơm xuất bản bộ sách khá đồ sộ Ngữ văn Hán Nơm gồm 4 tập, trong đó tập 4 in năm 2004 có phần về chữ Nơm do Nguyễn Ngọc San và Trương Đức Quả biên soạn. Tư tưởng văn tự học chữ Nơm ở đó về cơ bản cũng thống nhất với những tài liệu giảng dạy về chữ Nơm mà Nguyễn Ngọc San đã biên soạn tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (xem mục 1.2 bên trên). Năm 2008, cuốn Giáo trình giảng dạy Hán Nơm do Nguyễn Tá Nhí chủ biên được xuất bản, trong đó có một phần nội dung liên quan trực tiếp đến việc giảng dạy chữ Nơm [2008, tr. 255‐310]. Tài liệu này thiên về trình bày tương đối tồn diện về các vấn đề lí thuyết căn bản của chữ Nơm, chứ khơng phải là giáo trình thực hành giải đọc văn bản Nơm, nên khơng có phần văn bản và hướng dẫn giải đọc văn bản, theo u cầu của một cuốn giáo trình. Cuối năm 2008, Nguyễn Quang Hồng cơng bố chun luận Khái luận văn tự học chữ Nơm. Chun luận này là một bước đột phá trong lịch sử nghiên cứu chữ Nơm, bởi tư duy hệ thống và mang đậm tính lí luận văn tự học, bởi việc triển khai nghiên cứu một cách đa diện và chỉnh thể, xứng đáng là “tập đại thành” trong lĩnh vực nghiên cứu chữ Nơm tính cho đến thời điểm hiện nay3. Với những giá trị quan trọng ấy, chun luận này nên được đưa vào chương trình giảng dạy chữ Nơm ở bậc đại học và sau đại học trên tồn quốc. Xét về tính chất “trường phái”, thì chun luận này có cùng tư tưởng coi chữ Nơm là văn tự “biểu âm‐biểu ý” như trường phái của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội. 1.7. Tài liệu tự học chữ Nơm Ngồi ra cũng cần kể đến các giáo trình khơng nằm trong chương trình phục vụ đào tạo ở bậc đại học, nhưng cũng có thể là nguồn tài liệu học tập cho sinh viên. Đó là các giáo trình dạng tự học của Lê Văn Qn [1989] và Vũ Văn Kính [1995], là những cuốn sách khổ nhỏ khoảng 150‐200 trang, chữ Nơm viết tay bởi thời kì đó chưa Về chun luận Khái luận văn tự học chữ Nôm, xin xem bài điểm sách của Nguyễn Tuấn Cường [2009]. Đào tạo chữ Nôm bậc đại học ngành Hán Nôm… 117 có chế bản vi tính chữ Nơm. Đây là các tài liệu phục vụ việc tự học chữ Nơm cho đối tượng độc giả phổ thơng. 2. Đào tạo chữ Nơm ở bậc đại học ngành Hán Nơm nhìn từ góc độ cơng nghệ đào tạo Trong khung cảnh đào tạo chữ Nơm trình bày trên, tại Trường ĐHKHXHNV ‐ ĐHQGHN (mà tiền thân là Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), sự nghiệp đào tạo chữ Nôm bắt đầu được đặt ra từ năm 1972 cùng với việc tuyển sinh lớp Hán Nơm khóa đầu tiên. Từ đó đến nay, trải qua 40 năm tích lũy kinh nghiệm đào tạo chữ Nơm, hiện nay tại Bộ mơn Hán Nơm đang dần hình thành một “cơng nghệ đào tạo” chữ Nơm ở bậc đại học. Nói đến “cơng nghệ đào tạo” tức là nói đến sự chun mơn hóa, cách tiếp cận đa diện, tính chất hiện đại, và liên kết quốc tế trong đào tạo. Với các tiêu chí ấy, việc đào tạo chữ Nơm ở bậc đại học tại Bộ mơn Hán Nơm có 7 đặc điểm chủ yếu, ít nhiều mang tính chất “cơng nghệ đào tạo” như sau: 2.1. Quan điểm về chữ Nơm với tư cách một loại văn tự “biểu âm‐biểu ý” nằm trong mối quan hệ “văn tự‐ngơn ngữ‐văn hóa” Chữ Nơm trỏ loại hình văn tự của người Kinh tại Việt Nam, phái sinh từ chữ Hán để ghi tiếng Việt và truyền tải văn hóa Việt. Loại hình văn tự này cũng có thể gọi là chữ Nơm Kinh hoặc chữ Nơm Việt4, để phân biệt với chữ Nơm Tày, chữ Nơm Dao, chữ Nơm Ngạn5 cũng là những văn tự phái sinh từ chữ Hán để ghi các thứ ngơn ngữ dân tộc thiểu số tương ứng tại Việt Nam. Nhìn rộng ra tồn khu vực Đơng Á, thì chữ Nơm nằm trong bức tranh văn tự hơn 30 loại ít nhiều khác nhau mà Chu Hữu Quang [1999] gọi chung là các loại “văn tự theo loại hình chữ Hán” (汉字型文字 Hán tự hình văn tự). Từ đó, các vấn đề lí thuyết lần lượt đặt ra trong giảng dạy và nghiên cứu chữ Nơm là: 1). Văn tự học, tức sự hình thành, phát triển Cần phân biệt chữ Nơm của người Kinh tại Việt Nam với chữ Nôm của người Kinh tại Trung Quốc (xin xem: [Vi Thụ Quan 2004], [Trần Tăng Du 2007]), mặc dù về bản chất chữ Nôm của người Kinh tại Trung Quốc chỉ là một biến thể địa phương của chữ Nôm của người Kinh tại Việt Nam. 5 Về chữ Nôm Dao, Nôm Tày, Nôm Ngạn, xin xem: [Nguyễn Quang Hồng 2008, tr. 35‐59]. 118 TS NGUYỄN TUẤN CƯỜNG và phương thức cấu tạo của chữ Nơm. 2). Ngơn ngữ học, tức các ngun tắc sử dụng chữ Nơm để để ghi chép tiếng Việt. 3). Văn hóa học, tức sự phản ánh văn hóa (Việt Nam) thơng qua những ghi chép bằng chữ Nơm. Nói đến tiến trình vận động và phát triển của chữ Nơm, tức là nói đến cả ba bình diện văn tự, ngơn ngữ, và văn hóa trên trong tư thế đan cài với nhau, khơng thể tách khỏi nhau. Việc hình thành chữ Nơm (với tư cách là một loại văn tự có hệ thống, đủ sức ghi chép tồn bộ ngơn ngữ Việt) khơng chỉ phản ánh nhu cầu ghi chép ngơn ngữ tiếng Việt của người Việt, mà cịn phản ánh trình độ phát triển của văn minh và văn hóa của người Việt, bởi chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho một nền văn minh phát triển cao. Tuy là một thứ văn tự phái sinh từ chữ Hán, nhưng chữ Nơm của người Việt đã được sáng tạo ra với khơng ít những điều mới mẻ so với chữ Hán, xét từ bình diện cấu trúc văn tự. Chẳng hạn: chữ Hán khơng có kiểu cấu trúc “hội âm”, trong khi đó chữ Nơm có hai cách ghép “hội âm” khác nhau6. Người Việt xưa sử dụng chữ Nơm để ghi chép lại ngơn ngữ của mình, qua hệ thống “văn bản Nơm ‐ ngơn ngữ Việt” ấy, người Việt đã kí thác cả một kho tàng văn hóa đồ sộ để gửi gắm tới các thế hệ sau. Đó chính là một thành tố trọng yếu trong dịng mạch truyền thống của dân tộc. Xem xét sự vận động của chữ Nơm từ góc độ thời gian, trong suốt qng thời gian từ thế kỉ XI đến nửa đầu thế kỉ XX, chữ Nơm đã thực hiện trọn vẹn vai trị của một thứ văn tự là ghi chép ngơn ngữ Việt để phản ánh văn hóa Việt. Ngơn ngữ tiếng Việt trong khoảng thời gian dài ấy có những biến đổi mạnh trên nhiều bình diện (ngữ âm, từ vựng), những sự biến đổi này được phản ánh rõ nét qua chữ Nơm; hay nói cách khác, chữ Nơm với tư cách văn tự của mình đã làm tròn nhiệm vụ phản ánh kịp thời những sự thay đổi vốn luôn luôn diễn ra trong lịch sử ngôn ngữ Việt. Chẳng hạn, chữ Nôm đã phản ánh hiện tượng tiền âm tiết trong tiếng Việt cổ (các tổ hợp phụ âm *BL, *KL, *TL, *ML, *KR…), hoặc phản ánh sự Nguyễn Quang Hồng [2008, tr. 200‐201] đã định danh hai loại chữ Nơm ghép hội âm là “hội âm đẳng lập” (ví dụ: 吝寅 LẦN = lận + dần) và “hội âm chính phụ” (ví dụ: 弄古 SỐNG = cổ + lộng = *klống). Đào tạo chữ Nơm bậc đại học ngành Hán Nôm… 119 tồn tại của hệ thống từ cổ tiếng Việt rất phong phú (thửa 所, chưng 蒸, mựa 罵, bui 盃…). Xem xét sự vận động của chữ Nơm từ góc độ khơng gian, chúng ta thấy rằng chữ Nôm phản ánh tiếng Việt của từng vùng miền, bảo lưu bản sắc ngôn ngữ và bản sắc văn hóa của mỗi địa phương khác nhau. Ví dụ, chữ Nơm ở miền Nam nhiều khi khơng phân biệt các phụ âm cuối K và T (mặc ‐ mặt), NG và N (tăng ‐ tăn)… Nhiều văn bản Nơm cũng khơng phân biệt L và N, đây chính là một hiện tượng ngơn ngữ tương đối phổ biến ở một số tỉnh miền Bắc kéo dài mãi đến ngày nay… Đặc điểm này là một lợi thế cần khai thác của chữ Nơm để giúp chúng ta hiểu biết về bản sắc ngơn ngữ và văn hóa của mỗi vùng miền trên đất nước. Như vậy, người Việt đã sáng tạo và sử dụng chữ Nơm để ghi chép lại tiếng Việt thành các văn bản để lưu truyền qua thời gian và khơng gian, từ đó giúp cho các thế hệ người Việt có thể bảo tồn vốn văn hóa dân tộc. Trong q trình vận động và phát triển, chữ Nơm đã thể hiện được vai trị “siêu thời gian” và “siêu khơng gian” của nó, khắc phục được nhược điểm cố hữu của ngơn ngữ là bị hạn chế về khơng gian và thời gian, từ đó, chữ Nơm đồng hành với ngơn ngữ Việt để góp phần bảo tồn kho tàng văn hóa Việt Nam trên nhiều bình diện văn hóa: văn học nghệ thuật, tư tưởng triết học, tơn giáo, lịch sử, địa lí, y dược, pháp luật, khoa học tự nhiên… Xuất phát từ quan điểm trên, trong phần “Tóm tắt nội dung mơn học” của môn học Văn tự học Hán Nôm (là môn học bắt buộc, thiên về lí thuyết), cùng với việc trang bị cho sinh viên những tri thức căn bản về văn tự học chữ Hán, thì phần chữ Nơm được tiếp cận như sau: “Đối với chữ Nơm sẽ đề cập đến các vấn đề như: q trình và mối liên hệ giữa chữ Nơm và chữ Hán; mối liên hệ giữa chữ Nơm và tiếng Việt, mối quan hệ giữa các thành tố trong một chữ Nơm với sự phát triển của chúng trong lịch sử, các thành tố định âm lược nét, các bộ thủ thường dùng trong chữ Nôm…; di sản chữ Nôm, văn bản Nơm và các giá trị văn hóa của nó đối với văn hóa Việt Nam; các vấn đề đặt ra cho cơng cuộc đảm bảo sự liên tục về văn hóa giữa truyền 120 TS NGUYỄN TUẤN CƯỜNG thống và hiện tại ở Việt Nam từ góc nhìn của văn tự học Hán Nơm” [Chương trình đào tạo… 2012, tr. 35]. 2.2. Phân bố hợp lí về thời lượng mơn học và tiến trình đào tạo chữ Nơm Trong chương trình đào tạo cử nhân Hán Nơm chỉnh sửa và bổ sung năm 2012, vấn đề dạy và học chữ Nơm được bố trí với hàm lượng khác nhau trong các mơn học sau đây: Số tiết Số tiết của mơn phần học Nôm Hán Nôm cơ sở 45 5* Văn tự học Hán Nôm 45 20* 45 45 Văn bản chữ Nôm Tin học Hán Nơm 30 15* Giới thiệu và phân tích kho sách Hán 30 10* Nơm Thực hành văn 45 10* bản Hán Nơm Stt Tên mơn học Học kì (tiến trình đào tạo Ghi chú dự kiến) I Mơn bắt buộc V V V V VII Phân tích văn bản chữ Nôm 30 30 VIII Niên luận 30 V Thực tập 45 VII 75 VIII 10 Khóa luận tốt nghiệp Mơn tự chọn Dành cho SV thi tốt nghiệp, khơng làm khóa luận SV có thể chọn vấn đề chữ Nơm theo hướng dẫn riêng của GV Ghi chú cho bảng: ‐ Các con số có dấu hoa thị “*” là các số lượng ước định ‐ Mơn học in đậm: dành tồn bộ thời lượng cho chữ Nơm Nhìn vào bảng trên có thể thấy, kiến thức về chữ Nơm được dàn trải ở nhiều góc độ khác nhau, gắn với nhiều môn học khác nhau. Sinh viên được giới thiệu đôi nét về chữ Nơm ở mơn Hán Nơm cơ sở; rồi tiếp thu tri thức thực hành và lí thuyết về chữ Nơm Đào tạo chữ Nôm bậc đại học ngành Hán Nôm… 121 qua các mơn Văn bản chữ Nơm và Văn tự học Hán Nơm, đó đều là các mơn học bắt buộc. Sinh viên cũng có thể lựa chọn các mơn học mang tính chun đề như Tin học Hán Nơm, Giới thiệu và phân tích kho sách Hán Nơm, Thực hành văn bản Hán Nơm để bổ sung kiến thức về chữ Nơm. Ngồi ra, tùy theo hứng thú của sinh viên cũng như sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên có thể thực hiện Niên luận, Báo cáo thực tập và Khóa luận tốt nghiệp về các vấn đề liên quan đến chữ Nơm. Những sinh viên khơng làm Khóa luận tốt nghiệp thì sẽ học thêm 2 tín chỉ (30 tiết) mơn Phân tích văn bản chữ Nơm. Về tiến trình đào tạo, nếu sinh viên lựa chọn tiến trình đào tạo theo dự kiến trong Chương trình đào tạo 2012, thì tri thức về chữ Nơm sẽ được giới thiệu một cách sơ lược cho sinh viên ngay từ cuối mơn học Hán Nơm cơ sở ở học kì I của năm học đầu tiên, giúp sinh viên có cái nhìn ban đầu về chữ Nơm. Sau đó, từ học kì II đến học kì IV là thời gian sinh viên cần tích lũy vốn chữ Hán căn bản (qua các mơn học về Hán văn Trung Quốc và Hán văn Việt Nam) để chuẩn bị cho việc đi vào tiếp thu tri thức chun sâu về chữ Nơm ở các học kì V, VII, VIII. Đây là điều hợp lí, bởi chữ Nơm được cấu tạo trên cơ sở chữ Hán, nên muốn học chữ Nơm thì phải có một trình độ chữ Hán căn bản. 2.3. Chú trọng cả lí thuyết và thực hành chữ Nơm Ngồi tri thức thiên về lí thuyết của mơn Văn tự học Hán Nơm trình bày cuối mục 2.1 bên trên, sinh viên Hán Nơm cịn được trang bị 45 tiết (3 tín chỉ) học mơn Văn bản chữ Nơm thuộc nhóm mơn học bắt buộc. Đây là mơn học có tính chất thực hành giải đọc văn bản Nơm để rèn luyện kĩ năng làm việc trực tiếp với văn bản gốc, chứ khơng thơng qua các văn bản đã “khải hóa” bằng chữ vi tính. Nội dung cụ thể của mơn học này được thuyết minh rất rõ ràng trong phần “Tóm tắt nội dung mơn học” của chương trình đào tạo mới ban hành năm 2012: “Mơn học nhằm giới thiệu cho sinh viên một cách hệ thống về lịch trình phát triển của chữ Nơm, văn bản Nơm ở các giai đoạn lịch sử qua thực tế đọc các văn bản chữ Nơm. Văn bản chữ Nơm cũng giới thiệu cho sinh viên sự đa dạng và phong phú của chữ Nôm trong các văn bản theo các đặc trưng thể loại, chức năng ‐ phong cách và phương tiện cố định như: chữ Nôm trong các ghi chép nhật dụng; 122 TS NGUYỄN TUẤN CƯỜNG cứu. Phần “Tóm tắt nội dung mơn học” của mơn học này đã mơ tả tương đối đầy đủ những kiến thức mà sinh viên được trang bị: “Mơn học cung cấp những kiến thức thực tế cơ bản về tin học Hán Nơm trên các vấn đề chủ yếu như: cài đặt các chương trình phần mềm ứng dụng liên quan đến Hán Nơm; soạn thảo văn bản Hán Nơm; tạo chữ Hán, chữ Nơm (chưa có trong các font chữ hiện hành) trên máy tính…; truy cập các website Hán học thế giới; các kĩ năng tìm kiếm tài liệu bằng tiếng Hán hiện đại qua mạng internet và các thư viện điện tử về các lĩnh vực liên quan đến Hán Nơm; các thao tác định dạng và cơng bố bài nghiên cứu trên các website trong và ngồi nước; cách tham gia các diễn đàn (forum) điện tử của các trường đại học và đơn vị nghiên cứu trong và ngồi nước…” [2012, tr. 33]. 2.6. Cập nhật thành tựu mới trên thế giới để đưa vào giảng dạy chữ Nơm Các giảng viên phụ trách mơn học chữ Nơm tại Bộ mơn Hán Nơm ln đặt ra u cầu phải tiếp thu những thành tựu nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực chữ Nơm và những lĩnh vực phụ cận để áp dụng vào q trình giảng dạy. Trong mấy năm gần đây, cán bộ Bộ mơn Hán Nơm đã nỗ lực nghiên cứu cũng như phiên dịch các tài liệu then chốn trong văn tự học thế giới để làm tài liệu bổ trợ về mặt lí thuyết cho việc nghiên cứu chữ Nơm. Phạm Văn Khối [2001] đã biên soạn cuốn Một số vấn đề chữ Hán thế kỉ XX, là tài liệu tham khảo có tính lí luận về chữ Hán để làm nhịp cầu đi vào nghiên cứu chữ Nơm. Phạm Văn Khối [2006] cũng đã dịch cuốn Lịch sử văn tự của J. von Friedrich [1966] ‐ cuốn sách kinh điển của văn tự học thế giới. Nguyễn Tuấn Cường [2010] đã dịch 13 bài nghiên cứu quan trọng của Hà Đan ‐ Phương Kha, Chu Hữu Quang, Chiêm Ngân Tân, Trịnh Chấn Phong, Trương Hiểu Minh, Chương Quỳnh, Jerry Norman ‐ South Coblin, Tiết Phụng Sinh, Lã Bằng Lâm, Lí Bảo Gia ‐ Phùng Chưng, Từ Thời Nghi, Chu Quang Khánh, Mai Quỳnh Lâm về các vấn đề văn tự học đại cương, văn tự học khu vực Đơng Á, Hán tự học, Hán tự học cấu trúc, Hán tự học văn hóa, âm vận học Trung Quốc và nước ngồi, pinyin hóa và cải cách chữ Hán, huấn hỗ học, huấn hỗ học văn hóa… Đây là những tài liệu bổ trợ tốt cho việc nghiên cứu chữ Nơm từ tầm lí thuyết. 124 TS NGUYỄN TUẤN CƯỜNG Từ năm 2008, khi Nguyễn Quang Hồng (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) công bố chuyên luận Khái luận văn tự học chữ Nôm ‐ cuốn sách được đánh giá là “tập đại thành” trong nghiên cứu chữ Nôm (xem mục 1.6) ‐ thì chuyên luận này đã được áp dụng một cách tích cực vào giảng dạy chữ Nơm tại Bộ mơn Hán Nơm với tư cách là tài liệu giáo trình lí thuyết quan trọng đối với sinh viên ngành Hán Nơm. 2.7. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo chữ Nơm Nhằm mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy Hán Nơm nói chung và chữ Nơm nói riêng, trong năm năm gần đây, Bộ mơn Hán Nơm đã có những nỗ lực vượt bậc trong việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu với nước ngồi, trong đó chú trọng vào những trung tâm khoa học lớn của thế giới là Nhật Bản và Mĩ. Hợp tác với Nhật Bản Từ năm 2008 trở lại đây, hằng năm Bộ mơn Hán Nơm đều mời các chuyên gia người Nhật sang giảng dạy và thuyết trình cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và cán bộ ngành Hán Nơm. Đó là các Giáo sư: Shimizu Masaaki 清水政明 (Đại học Osaka), Sato Susumu 佐藤 進, Yamabe Susumu 山辺進, Takayama Setsuya 高山節也, Makisumi Etsuko 牧角悦子 (Đại học Nishogakusha), Sasahara Hiroyuki 笹原宏之 (Đại học Waseda), Saito Mareshi 齋藤希史 (Đại học Tokyo). (GS Shimizu Masaaki chụp ảnh kỉ niệm cùng thầy trị ngành Hán Nơm sau giờ giảng, 27/9/2012) Giáo sư Shimizu Masaaki là người được thỉnh giảng thường niên (tháng 9 hằng năm) cho mơn học Cách đọc Hán Việt vốn nằm trong chương trình đào tạo thạc sĩ Hán Nơm, nhưng Bộ mơn Hán Nơm cũng Đào tạo chữ Nơm bậc đại học ngành Hán Nơm… 125 thường xun bố trí để các sinh viên Hán Nơm năm thứ tư đến dự giờ giảng, để được tiếp xúc với một học giả có uy tín trên tầm quốc tế trong lĩnh vực áp dụng tri thức chữ Nơm vào nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Một số cán bộ của Bộ mơn (Phạm Văn Khối, Nguyễn Tuấn Cường) cũng đã đi nghiên cứu và tu nghiệp về Hán văn và văn tự học tại Nhật trong thời gian 6 tháng. Hiện nay Bộ mơn có một cán bộ (Nguyễn Phúc Anh) đang học Tiến sĩ về nhân học xã hội tại Nhật Bản. Hợp tác với Mĩ Ngày 22/7/2011, theo đề nghị hợp tác của “Hội bảo tồn chữ Nơm Việt Nam” (Vietnam Nom Preservation Foundation ‐ VNPF, nomfoundation.org) của Mĩ, tại văn phịng Bộ mơn Hán Nơm đã có buổi làm việc giữa các cán bộ Bộ môn Hán Nơm với đại diện của VNPF gồm Giáo sư John Balaban (Chủ tịch), Tiến sĩ Ngơ Trung Việt (phó Chủ tịch), Giáo sư David Neil Schmid (thành viên Ban Giám đốc), ơng Tơ Trọng Đức (thành viên Nhóm Nơm Na). Sau buổi làm việc, hai bên đã đi tới những thỏa thuận chung trong việc duy trì và đẩy mạnh hợp tác song phương, trong đó ghi nhận năm điểm: 1. VNPF sẽ giúp đỡ sinh viên và cán bộ Bộ mơn Hán Nơm truy nhập vào các văn bản Hán Nơm ở website của Hội trong trạng thái văn bản rõ nét hơn. 2. VNPF giúp Bộ mơn phát triển một hệ thống bản sao các tài liệu chính đã được số thức hố tại Nơm Na (Truyện Kiều, Đại Việt sử kí tồn thư, Hồ Xn Hương, Lục Vân Tiên, Chinh phụ ngâm ) được đặt trên máy tính của bộ mơn để sinh viên có thể truy cập. 3. VNPF giúp đào tạo và huấn luyện sử dụng hệ thống công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực Hán Nôm cho cán bộ và sinh viên trong Bộ môn để trong tương lai Bộ mơn có thể tham gia vào việc nhập dữ liệu tác phẩm mới vào cơ sở dữ liệu Hán Nôm của Hội. 4. Bộ môn Hán Nôm cử chuyên gia cùng tham gia xây dựng chương trình giảng dạy cơng nghệ thơng tin cho sinh viên Hán Nơm, và nếu có thể, mở một số seminar cho các giảng viên và tham gia giảng dạy công nghệ thông tin trong Hán Nôm cho sinh viên. 5. VNPF liên hệ với các trường đại học nước ngồi để giới thiệu cơ hội du học và thực tập cho các giảng viên trong Bộ mơn. 126 TS NGUYỄN TUẤN CƯỜNG Mới đây, sáng ngày 13/11/2012, cũng tại phòng Bộ mơn Hán Nơm, Bộ mơn và Khoa Văn học đã có buổi làm việc thứ hai với Ban Giám đốc Hội bảo tồn chữ Nơm. Phía Khoa Văn học có PGS.TS Đồn Đức Phương (Chủ nhiệm Khoa), ThS Phạm Ánh Sao (Phó Chủ nhiệm Khoa); phía Bộ mơn Hán Nơm có PGS.TS Phạm Văn Khối (Chủ nhiệm Bộ mơn), ThS Đinh Thanh Hiếu (Phó Chủ nhiệm Bộ mơn), TS Nguyễn Tuấn Cường, ThS Lê Văn Cường; phía VNPF có GS John Balaban (Chủ tịch), TS Ngơ Trung Việt (Phó Chủ tịch). (Bộ mơn Hán Nơm và Khoa Văn học làm việc với Ban Giám đốc VNPF, 13/11/2012) Hai bên đã bàn thảo cụ thể và chi tiết về những ý tưởng hợp tác đã ghi nhận năm trước, trong đó tập trung ghi nhận ba vấn đề sau sẽ được triển khai trong năm 2013: 1. Xây dựng phòng truy cập và ứng dụng Internet cho sinh viên Hán Nôm tại Bộ môn Hán Nôm nhằm giúp sinh viên học tập chữ Nơm và thực hành giải đọc văn bản chữ Nơm trên máy tính, từ đó cung cấp nguồn tư liệu chuyển mã và giải mã văn bản để VNPF có thể đăng tải trên website của VNPF song song với các tài liệu chữ Nơm ngun bản đã số thức hóa theo dạng scan. 2. Gửi sinh viên Hán Nơm học tập kĩ thuật “số thức hóa” (digitalize) văn bản chữ Nơm, từ đó trợ giúp VNPF trong việc số thức hóa các tài liệu chữ Nơm, chữ Hán tại Thư viện Quốc gia và tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 3. Bên cạnh Giải thưởng Balaban (từ 2009) và Học bổng Nôm cho thanh niên (từ 2010) mà VNPF đã trao hằng năm, từ năm tới 2013 sẽ Đào tạo chữ Nôm bậc đại học ngành Hán Nôm… 127 trao thêm một Học bổng Nơm cho sinh viên để khuyến khích việc học tập và nghiên cứu chữ Nơm trong sinh viên Hán Nơm, đặc biệt chú trọng kĩ năng sử dụng cơng nghệ thông tin vào việc học tập và nghiên cứu chữ Nôm. Tháng 10 năm 2010, VNPF đã trao Học bổng Nôm cho thanh niên (Young Nom Scholar Award) đợt đầu cho một cán bộ của Bộ môn Hán Nôm (Nguyễn Tuấn Cường). Ngày 8/11/2012, Hội bảo tồn chữ Nôm đã hợp tác với Bộ môn Hán Nôm để tổ chức Lễ trao Giải thưởng Balaban và Học bổng Nôm cho thanh niên tại Trường ĐHKHXHNV. Năm nay, 2012, VNPF chọn trao Giải thưởng Balaban cho PGS Trần Nghĩa (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, giảng viên thỉnh giảng tại Bộ môn Hán Nôm), Học bổng Nôm cho thanh niên được trao cho TS Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cựu sinh viên K43 của Bộ môn Hán Nôm). Được sự ủng hộ của Ban Giám hiệu Trường ĐHKHXHNV và Bạn Chủ nhiệm Khoa Văn học, Lễ trao giải này lần đầu tiên được tổ chức tại Trường, và từ đây sẽ thành thơng lệ hằng năm. Đến dự Lễ trao giải lần này có đại diện của VNPF, đại diện lãnh đạo Trường, Khoa Văn học, Bộ mơn Hán Nơm, gia đình và bạn bè của các nhà khoa học được nhận giải, sinh viên ngành Hán Nơm và đơng đảo giới truyền thơng. Việc tổ chức Lễ trao giải tại Trường sẽ góp phần khuyến khích việc học tập và nghiên cứu chữ Nơm trong cán bộ, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành Hán Nơm tại Trường, góp phần giữ gìn và phát huy vốn văn hóa truyền thống dân tộc. Lễ trao giải thưởng lần này cũng là một hoạt động trong dịp kỉ niệm 40 năm thành lập ngành Hán Nơm (1972‐2012) được tổ chức vào các ngày 16‐17/11/2012. Lễ trao Giải thưởng Balaban và Học bổng Nơm cho thanh niên, 8/11/2012 128 TS NGUYỄN TUẤN CƯỜNG Năm 2012, Bộ mơn Hán Nơm đã tiếp nhận Thạc sĩ Hán Nơm Lê Văn Cường vốn là thành viên Nhóm Nơm Na (thuộc VNPF) về làm cán bộ giảng dạy tại Bộ mơn, để đẩy mạnh việc giảng dạy cơng nghệ thơng tin liên quan đến chữ Nơm cho sinh viên ngành Hán Nơm. Những hoạt động hợp tác thiết thực này đã và đang góp phần thúc đẩy việc học tập và nghiên cứu chữ Nơm trong cán bộ, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của ngành Hán Nơm tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. 3. Tiểu kết Trên đây là phần trình bày về vấn đề đào tạo chữ Nơm trong chương trình đào tạo đại học ngành Hán Nơm tại Trường ĐHKHXHNV ‐ ĐHQGHN, đặt trong bối cảnh đào tạo chữ Nơm tại các cơ sở đào tạo khác nhau trên tồn quốc. Thầy và trị ngành Hán Nơm đang cùng nhau nỗ lực để “cơng nghệ hóa” q trình đào tạo chữ Nơm nói riêng và Hán Nơm nói chung, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức tốt nhất, phục vụ cơng việc “chuyển mã” (transcode) và “giải mã” (decode) các văn bản chữ Nơm vốn hàm ẩn nhiều yếu tố quan trọng của văn hóa dân tộc, thể hiện được những nét riêng trong khối quốc gia đồng văn Đơng Á. TS Nguyễn Tuấn Cường TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ mơn Hán Nơm Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1990), Giáo trình Hán Nơm (phần Chữ Nơm), Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. Bửu Cầm (1955‐1975?), Dẫn nhập nghiên cứu chữ Nôm, Tài liệu học tập dành riêng cho chứng chỉ Việt Hán, Văn chương Quốc âm và Ngữ học Việt Nam, Đại học Văn Khoa Saigon, không đề năm xuất bản. Chu Hữu Quang (1999), “Tổng quan về các loại văn tự theo loại hình chữ Hán”, Hán học Trung Quốc thế kỉ XX (văn tự, ngơn ngữ, văn hiến, giáo dục, tư tưởng, triết học), Nguyễn Tuấn Cường (tuyển chọn dịch chú), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr. 31‐68. Đào tạo chữ Nôm bậc đại học ngành Hán Nôm… 129 Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Hán Nơm, Trường ĐHKHXHNV ‐ ĐHQGHN, ban hành năm 2012. Đào Duy Anh (1975), Chữ Nơm: Nguồn gốc ‐ cấu tạo ‐ diễn biến, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Friedrich von J. (1966), Lịch sử văn tự, Phạm Văn Khối dịch (2006), Phịng Tư liệu Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH&NV ‐ ĐHQGHN. Lê Anh Tuấn (2003), Chữ Nôm thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Lê Anh Tuấn (2008), “Vài suy nghĩ về dạy và học chữ Nôm”, Hán Nôm học trong nhà trường, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 80‐83. Lê Nguyễn Lưu (2002), Từ chữ Hán đến chữ Nơm, NXB Thuận Hóa, Huế. 10 Lê Văn Quán (1981), Nghiên cứu về chữ Nôm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 11 Lê Văn Quán (1989), Tự học chữ Nôm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 12 Ngô Thanh Nhàn, Ngô Trung Việt (2008), “Đề nghị ba bước về việc dạy chữ Nôm”, Nghiên cứu về chữ Nôm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 473‐482. 13 Nguyễn Khuê (1987‐1988), Những vấn đề cơ bản của chữ Nôm (Lưu hành nội bộ), khoa Ngữ Văn Đại học Tổng Hợp TP HCM, TP HCM. 14 Nguyễn Ngọc San (1987), “Các mô thức cấu trúc của chữ Nơm. Các vấn đề âm trong chữ Nơm. Cách đọc chữ Nơm và các bài tập đọc ứng dụng”, Lê Trí Viễn chủ biên, Cơ sở ngữ văn Hán Nơm, tập 4, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 184‐338. 15 Nguyễn Ngọc San (1988), “Chữ Nôm”, Đặng Đức Siêu, Nguyễn Ngọc San, Ngữ văn Hán Nôm ‐ tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 150‐216. 16 Nguyễn Ngọc San (2003), Lí thuyết chữ Nơm văn Nơm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 17 Nguyễn Ngọc San (2007), “Chữ Nơm”, Giáo trình Ngữ văn Hán Nơm ‐ tập 2 (sách dùng cho Cao đẳng Sư phạm), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 271‐325. 130 TS NGUYỄN TUẤN CƯỜNG 18 Nguyễn Ngọc San (2009), “Chữ Nơm và văn bản Nơm”, Ngữ văn Hán Nơm ‐ tập 3 (giáo trình dành cho học viên ngành Ngữ văn hệ đào tạo ngồi chính quy), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr. 239‐364. 19 Nguyễn Ngọc San, Trương Đức Quả (2004), “Chữ Nôm”, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Ngữ văn Hán Nôm ‐ tập 4, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 581‐894. 20 Nguyễn Quang Hồng (2008a), Khái luận văn tự học chữ Nôm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21 Nguyễn Quang Hồng (2008b), “Chữ Hán chữ Nôm với học sinh trung học”, Hán Nôm học trong nhà trường, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 294‐304. 22 Nguyễn Tá Nhí chủ biên (2008), Giáo trình giảng dạy Hán Nơm, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 23 Nguyễn Tài Cẩn (1979), “Một vài ý kiến về phương hướng đào tạo cán bộ ngành Hán Nơm”, Thư tịch cổ và nghiệm vụ mới, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 105‐110. 24 Nguyễn Tài Cẩn (1985), Một số vấn đề về chữ Nơm, NXB Đại học và Trung học Chun nghiệp, Hà Nội. 25 Nguyễn Tuấn Cường (2009), “Đọc Khái luận văn tự học chữ Nơm của GS.TSKH. Nguyễn Quang Hồng”, Tạp chí Hán Nơm, số 4, tr. 74‐78. 26 Nguyễn Tuấn Cường (2011), “Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và những cống hiến trong nghiên cứu chữ Nơm”, Từ điển học và Bách khoa thư, số 3, tr. 126‐131. 27 Nguyễn Tuấn Cường (2012), Diên cách cấu trúc chữ Nôm Việt (qua các bản dịch Nôm Kinh Thi), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 28 Nguyễn Tuấn Cường tuyển chọn, dịch chú (2010), Hán học Trung Quốc thế kỉ XX (văn tự, ngôn ngữ, văn hiến, giáo dục, tư tưởng, triết học), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 29 Phạm Văn Khoái (2001), Một số vấn đề chữ Hán thế kỉ XX, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 30 Phan Văn Các chủ biên (1985), Giáo trình Hán Nơm ‐ tập 2 (phần chữ Nôm) (sách Cao đẳng Sư phạm), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 283‐311. Đào tạo chữ Nôm bậc đại học ngành Hán Nôm… 131 31 Trần Tăng Du 陈增瑜 (2007), 《京族喃字 ‐ 史歌集》,北京: 民族 出版社. 32 Vi Thụ Quan 韦树关 (2009),〈中国喃字与越南喃字的差异〉, Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy ngơn ngữ, văn hóa Việt Nam ‐ Trung Quốc ở Đơng Á và Đơng Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 401‐410. 33 Vũ Văn Kính (1995), Học chữ Nơm, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 132 TS NGUYỄN TUẤN CƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC BỘ MÔN HÁN NÔM *** BỐN MƯƠI NĂM ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU HÁN NÔM (1972‐2012) Kỉ yếu Hội thảo khoa học Bốn mươi năm Đào tạo và Nghiên cứu Hán Nôm tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngày 16/11/2012. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, 2013 TỔ CHỨC BẢN THẢO: PGS.TS Phạm Văn Khoái ThS Phạm Ánh Sao ThS Đinh Thanh Hiếu TS Nguyễn Tuấn Cường MỤC LỤC Vũ Đức Nghiệu Lời giới thiệu: Bốn mươi năm đào tạo và nghiên cứu Hán Nơm tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 1 HỒI CỐ VÀ CẢM XÚC VỀ NGÀNH HÁN NƠM Phạm Văn Khối Bốn mươi năm ngành Hán Nơm, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Văn Thịnh Một vài kỉ niệm về ngành Hán Nôm 19 Nguyễn Công Việt Bốn mươi năm nhớ thầy, nhớ bạn 33 Phạm Thành Hưng Bóng ơ cuối làng 39 5 NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG ĐÀO TẠO HÁN NƠM Nguyễn Kim Sơn Giảng dạy và nghiên cứu Hán Nôm: Sứ mệnh cũ, nhiệm vụ mới 47 Trần Ngọc Vương Khai thác tiềm năng ngành Hán Nôm thế nào cho có hiệu quả nhất? 53 Đinh Thanh Hiếu Xây dựng chương trình đào tạo đại học ngành Hán Nôm theo chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ‐ Đại học Quốc gia Hà Nội 57 Trịnh Khắc Mạnh Đào tạo cán bộ nghiên cứu Hán Nôm ở bậc sau đại học trong những năm qua 67 Đinh Thanh Hiếu Giảng dạy kinh điển Nho gia trong tương quan với các mơn học thuộc chương trình đào tạo đại học ngành Hán Nơm 83 10 Phạm Văn Khối Hán văn Việt Nam và mơn Hán văn Việt Nam trong chương trình đào tạo ngành Hán Nơm 91 11 Nguyễn Tuấn Cường Đào tạo chữ Nơm ở bậc đại học ngành Hán Nơm nhìn từ góc độ cơng nghệ đào tạo 113 Bốn mươi năm Đào tạo Nghiên cứu Hán Nôm (1972-2012) iii 12 Lê Văn Cường Thư viện số Hán Nôm: Hướng tiếp cận mới cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu Hán Nơm 133 13 Phạm Văn Khối (lược thuật) Lược thuật thuyết trình của các Giáo sư Nhật Bản tại Bộ mơn Hán Nơm 149 1. Yamabe Susumu: Huấn độc Hán văn 150 2. Yamabe Susumu: Sự tiếp nhận Nho giáo ở Nhật Bản 173 3. Sato Susumu: Về các bộ từ thư từ điển cổ Nhật Bản hiện cịn 179 4. Takayama Setsuya: Văn hiến học Hán tịch dưới góc nhìn của thư chí học 193 5. Sasahara Hiroyuki: Con người và xã hội dưới góc nhìn của văn tự học 199 6. Saito Mareshi: Hán văn Nhật Bản 211 7. Shimizu Masaaki: Nguồn gốc và q trình hình thành cách đọc Hán Việt 230 8. Makisumi Etsuko: Thơ chữ Hán Nhật Bản 235 NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG NGHIÊN CỨU HÁN NƠM 14 Nguyễn Thị Oanh Mấy suy nghĩ về vấn đề văn bản học Hán Nôm hiện nay 249 15 Nguyễn Thu Hồi Giới thiệu khối tài liệu Hán Nơm đặc biệt q hiếm hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I 273 16 Phạm Vân Dung Ba bộ thi tuyển và nền thi học Đại Việt thế kỉ XV 285 17 Đinh Thanh Hiếu Lược quan về văn thi đình triều Nguyễn 301 18 Bùi Bá Quân Thực hành phệ pháp của nhà Nho Nguyễn Văn Lý (qua nghiên cứu văn bản Thọ Xương Đơng Khê Chí Đình Phệ thuyết) 313 19 Lê Tùng Lâm Xác định lại thời điểm sáng tác Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Cơn 329 20 Vũ Thị Hương So sánh Sưu thần kí với Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích qi về thể loại và ngơn ngữ Hán văn 333 21 Trịnh Ngọc Ánh Khảo sát câu nghi vấn trong ngữ lục Thiền tơng thời Lý‐Trần 345 22 Nguyễn Thị Thanh Chung Kiếm hồ kí của Phương Đình Nguyễn Văn Siêu iv 359 MỤC LỤC 23 Phạm Ánh Sao Thêm một cách đọc Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế 369 24 Nguyễn Tô Lan Bước đầu nghiên cứu so sánh kịch bản Tuồng truyền thống Việt Nam và Việt Kịch (Quảng Đông) 385 25 Phạm Văn Ánh Nghiên cứu, giới thiệu thể loại Từ ở Việt Nam 405 26 Đỗ Thu Hiền Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể thẩm mỹ trong thơ Nguyễn Trãi 427 27 Dương Ngọc Dũng Nguyễn Trường Tộ trong hố đen nhận thức cuối thế kỉ XIX 445 28 Phan Thị Thu Hiền Thể chế sách phong ở Việt Nam: Từ thiết chế chính trị đến thiết chế văn hóa 459 29 Trịnh Văn Định Đến và hóa thạch: Trương Lương trong tâm thức kẻ sĩ Việt Nam thế kỉ XVIII, XIX, đầu thế kỉ XX 473 30 Nguyễn Quang Hồng Xem lại vai trị của “cá” và “nháy” trong cấu tạo chữ Nơm 511 31 Trần Trọng Dương Song tiết hóa thủy âm kép trong thơ thất ngôn Đường luật 525 32 Nguyễn Hùng Vĩ ‐ Trần Trọng Dương Từ nguyên của khoảng, quãng, khoáng, khoán, khoang, xoang, xang, xương qua ngữ liệu tiếng Việt thế kỉ XIII‐XX 557 33 Nguyễn Thị Tú Mai Vấn đề văn bản Thiên chúa thánh giáo khải mơng trong nhóm văn bản chữ Nơm của Jeronimo Maiorica 573 34 Nguyễn Văn Chiến Khảo về nội dung và hình thức câu thơ Nơm mai hạc của Nguyễn Du trên gốm sứ 593 35 Hà Đăng Việt Loại thư song ngữ Hán Nơm: Sự bù đắp tri thức cho Hán học Việt Nam thế kỉ XIX 603 Bốn mươi năm Đào tạo Nghiên cứu Hán Nôm (1972-2012) v