1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ĐỘNG LỰC VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY

48 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam: Động Lực Và Chính Sách Thúc Đẩy
Tác giả Lê Thị Thu, Phạm Thị Ngọc Mai, Mạc Yến Nhi, Dương Thị Mai Thuỳ, Ngô Xuân Hùng
Người hướng dẫn ThS. Phạm Xuân Trường
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 898,57 KB

Nội dung

Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốcgia, là mối quan tâm nhiều nhất của chính phủ các nước bởi vì tăng trưởng kinh tế làđiều kiện vật chất để tạo việc làm,

Trang 1

Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Kinh Tế

Khoa Kinh tế chính trịLớp Kinh tế CLC 5

TIỂU LUẬN Môn: KINH TẾ VĨ MÔ

Chủ đề Tăng trưởng Kinh Tế Việt Nam:

Động lực và chính sách thúc đẩy

Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Xuân Trường

TÊN THÀNH VIÊN

1/ Lê Thị Thu2/ Phạm Thị Ngọc Mai3/ Mạc Yến Nhi

4/ Dương Thị Mai Thuỳ5/ Ngô Xuân Hùng

Trang 2

Mục lục

A) PHẦN MỞ ĐẦU 3

B) NỘI DUNG 4

Chương 1: Cơ sở lí thuyết 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Phương pháp đo lường 4

1.3 Các nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn 6

1.4 Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8

Chương 2: Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến nay 10

2.1 Tình hình tăng trưởng 10

2.2 Nhận diện động lực thúc đẩy trong ngắn hạn và trong dài hạn 18

2.3 Triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới 24

Chương 3: Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 34

3.1 Mở cửa nền kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế 34

3.2 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 36

3.3 Vốn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao 37

3.4 Giải quyết vấn đề thất nghiệp 39

3.5 Tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp và chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khó khăn do dịch bệnh 40

3.6 Nghiên cứu và phát tiển công nghệ mới 42

3.7 Kiểm soát tăng dân số 44

C) KẾT LUẬN 46

Trang 3

đo lường GDP Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốcgia, là mối quan tâm nhiều nhất của chính phủ các nước bởi vì tăng trưởng kinh tế làđiều kiện vật chất để tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập củangười dân, xóa đói giảm nghèo, …Do đó, nền kinh tế của mỗi quốc gia có tăngtrưởng và phát triển hợp lý hay không thường dựa vào chỉ số GDP để nhận định.Bài viết này nhằm mục tiêu cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tăng trưởngkinh tế ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay.

Trang 4

B) NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền

kinh tế tạo ra theo thời gian

Khác với phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế xét về sự gia tăng quy mô tậptrung vào sự thay đổi về lượng

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản

phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong mộtkhoảng thời gian nhất định thường là một năm tài chính

Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm

và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một khoảng thời giannhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốcnội cộng với thu nhập ròng

Tổng sản phẩm bình quân đầu người (PCI) là tổng sản phẩm quốc nội chi

cho dân số tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc dân chi chodân số

1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trang 5

GDP r(pc) = GDPr

Population

1.2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình

Nếu gọi:

 galà tốc độ TTKT trung bình trong khoảng thời gian n năm,

 yovà ynlần lượt là GDPr(hoặc GDPr(pc)) ở thời kỳ gốc và sau n năm

Trang 6

- Utlà tỉ lệ thất nghiệp thực tế

- Unlà tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên

- Yplà GDP tiềm năng

- Ytlà GDP thực tế

1.2.3 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

- Tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, chế độ chính trị, tăng uytín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội

- Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn xa hơn về kinh tế củacác nước đang phát triển so với các nước đã phát triển

1.3 Các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

* Nguồn tài nguyên thiên nhiên (R):

Là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất do thiên nhiên mang lại: đất đai,khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước

Có 2 loại:

- Loại có thể tái tạo được: cây cối, rừng

- Loại không thể tái tạo được: than, dầu mỏ

Tài nguyên thiên nhiên quan trọng nhưng không phải là thiết yếu đối với 1 nềnKT

* Tư bản/vốn (K):

Tư bản: là những trang thiết bị, cơ sở vật chất được dùng trong quá trình sảnxuất ra hàng hóa và dịch vụ VD: May quần áo => Tư bản là máy khâu, kéo,máy vắt sổ…

Bao gồm cả tư bản cố định XH, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thươngmại phát triển: thủy lợi, mạng lưới điện, hạ tầng xh…

Trang 7

Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo rasản lượng cao hơn, sản xuất có hiệu quả hơn.

Thay đổi công nghệ là những thay đổi trong quá trình sản xuất hoặc đưa ra cácsản phẩm mới nhằm tạo ra sản lượng cao hơn, cải tiến hơn với cùng một lượngđầu vào

VD: phát minh ra đầu máy hơi nước, máy bay, máy vi tính…

1.3.2 Các yếu tố phi kinh tế

* Văn hóa-xã hội:

Đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình phát triển của đấtnước Nhân tố văn hóa xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đếncác tích lũy tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học,công nghệ, văn học, lốisống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp, những phong tục tập quán… Trình

độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển cao củamỗi quốc gia

Để tạo dựng quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững thì đầu tư cho sựnghiệp phát triển văn hóa phái được coi là những đầu tư cần thiết và đi trước vớiđầu tư sản xuất

* Các thể chế chính trị

Thể chế được biểu hiện hiện như một lực lượng đại diện cho ý chí của cộngđồng nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị xã hội theo lợi ích củacộng đồng đặt ra Thể chế được thể hiện thông qua các dự kiến mục tiêu pháttriển, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật, các chế

độ chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức từ thiện

* Dân tộc-tôn giáo

Trong cộng đồng quốc gia, có các tộc người khác nhau cùng sống, các tộc người

có thể khác nhau về chủng tộc (sắc tộc, bộ tộc), khác nhau về khu vực sinh sống(miền núi, đồng bằng, trung du) và với quy mô khác nhau so với tổng dân sốquốc gia (thiểu sô, đa số…) Do có những điều kiện sống khác nhau về trình độtiến bộ văn minh, về mức sống vật chất, về mức sống vật chất, về vị trí địa lý vàđịa vị chính trị-xã hội trong cộng đồng

Sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem đến những biến đổi có lợi cho dântộc này, nhưng bất lợi cho những dân tộc kia Đó chính là những nguyên nhânnảy sinh xug đột giữa các dân tộc ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triểnkinh tế đất nước

Trang 8

Vấn đề tôn giáo đi liền với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người đều theo một tôn giáo.Trong một quốc gia có nhiều tôn giáo Các dân tộc ít người ít tiếp xúc với thếgiới hiện tại thường tôn thờ các thần linh tùy theo quan niệm Mỗi tôn giáo cònchia ra làm nhiều giáo phái Ngoài ra còn có nhiều đạo giáo riêng mà chỉ có một

số dân tộc tôn thờ

Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triết lí tư tưởng riêng, bám sâu vào cuộcsống của dân tộc những ý thức tôn giáo thường là cô hữu, ít thay đổi theo sựphát triển kinh tế xã hội những thiên kiến của tôn giáo nói chung có ảnh hưởngtới sự tiến bộ của xã hội tùy theo mức độ, song có thể là sự hòa hợp, nếu cóchính sách đúng đắn của Chính phủ

* Sự tham gia của cộng đồng

Dân chủ và phát triển là hai vấn đề có tác dụng tương trợ lẫn nhau Sự phát triển

là điều kiện làm tăng thêm năng lực thực hiện quyền dân chủ của cộng đồng dân

cư trong xã hội Ngược lại, về phía mình sự tham gia của cộng đồng là nhân tốđảm bảo tính chất bền vững và tính dộng lực nội tại cho phát triển kinh tế, xãhội

Các nhóm cộng đồng dân cư tham gia trong việc xác định các mực tiêu củachương trình, dự án phát triển quốc gia, nhất là mực tiêu phát triển các địa

phương của họ, tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát cáchoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình pháttriển

* Nhà nước và khung phổ pháp lý

Với đặc điểm riêng biệt của mình, pháp luật là phương tiện quan trọng nhất đểnhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình Pháp luật có khả năngtriển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách thống nhất,nhanh chóng và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất Nhờ vào pháp luật, nhànước có cơ sở để phát huy quyền lực của mình Trong tổ chức và quản lý kinh

tế, pháp luật lại càng có vai trò to lớn Nó góp phần tích cực vào việc tổ chức,quản lý và điều tiết nền kinh tế

1.4 Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1.4.1 Chính sách khuyến khích phát triển và đầu tư

- Tăng tiết kiệm là dành nguồn lực sản xuất các hàng đầu tư (máy móc, thiết bị,nhà xưởng, )

Trang 9

- Tăng lượng tư bản làm tăng K/L từ đó làm tăng năng suất và GDP thực tế.

- Trong ngắn hạn: một sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng

- Trong dài hạn: tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến tăng năng suất và tăng thu nhập,nhưng không tăng sản lượng nếu không có sự mở rộng tương ứng của các nguồnlực khác

1.4.2 Thu hút đầu tư nước ngoài

- Đầu tư nước ngoài làm tăng tích lũy tư bản hiện vật trong nước

- Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: vốn được sử dụng và triển khai sản xuất bởichủ thể nước ngoài

- Đầu tư gián tiếp từ nước ngoài: vốn do chủ thể nước ngoài đầu tư nhưng quatrình sản xuất lại được thực hiện bởi các hãng kinh doanh trong nước

1.4.3 Phát triển giáo dục, đào tạo

- Chính phủ phát triển các trường học và cơ sở đào tạo

- Sau đó khuyến khích người dân tận dụng để tăng kỹ năng và trình độ

- Thu hút lao động có trình độ trong nước và nước ngoài vào quá trình sản xuấtcủa đất nước

1.4.4 Bảo vệ quyền sở hữu và giữ ổn định chính trị

- Làm cho nhà đầu tư tin tưởng vào nơi mà đồng vốn của mình đang hoạt động

- Việc sở hữu các tài sản hữu hình và vô hình không bị xâm hại

1.4.5 Thúc đẩy tự do thương mại

- Một nước dỡ bỏ những rào cản thương mại sẽ tăng trưởng giống như một nước

có sự tiến bộ về công nghệ

- Áp dụng các chính sách hướng ngoại thay cho hướng nội

1.4.6 Kiểm soát gia tăng dân số

- Dân số là yếu tố cơ bản của lực lượng lao động

- Tăng dân số làm tăng lực lượng lao động trong tương lai

- Tuy nhiên, tăng dân số làm giảm GDP bình quân đầu người

1.4.7 Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển

- Tiến bộ công nghệ dẫn đến tăng mức sống

- Chính phủ khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng”

Trang 10

+ Các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu

+ Giảm thuế cho việc sản xuất dùng công nghệ mới

+ Hệ thống công nhận và bảo hô giám chế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY.

Bi u đồồ Tăng tr ể ưở ng kinh tếế và GDP bình quân đâồu ng ườ giai đo n 2001-2005 i ạ

GDP bình quân đâầu ng ườ i (USD/ng ườ i) GDP(%)

Biểu đồ 2.1

Tính ra trong 5 năm 2001-2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nướctăng 7,5%, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000, cao hơn hẳntốc độ tăng bình quân 6,95% mỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 mà cònđứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và thế giới

(Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới và ESCAP thì tốc độ tăng tổng sản phẩm

trong nước bình quân mỗi năm trong những năm 2000-2004 của Trung Quốc là 8,5%; Hàn Quốc 5,5%; Thái Lan và Ma-lai-xi-a 5,0%; In-đô-nê-xi-a 4,6%; Phi-li-

Trang 11

Bi u đồồ Tồếc đ ể ộ tăng tr ưở ng t ng s n ph m ba khu v c giai ổ ả ẩ ự đo n 2001-2005 ạ

Nông, lâm nghi p và th y s n ệ ủ ả Công nghi p và xây d ng ệ ự

D ch v ị ụ

Biểu đồ 2.2

* Vốn đầu tư:

Tổng số vốn đầu tư phát triển 5 năm 2001-2005 theo giá thực tế đã đạt trên

1200 nghìn tỷ đồng, gấp trên 2 lần tổng số vốn đầu tư phát triển huy động đượctrong kế hoạch 5 năm 1996-2000 Tính ra, vốn đầu tư phát triển bình quân mỗi nămtrong 5 năm 2001-2005 đạt trên 240 nghìn tỷ đồng, bằng 201,6% mức bình quânmỗi năm trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩmtrong nước đã tăng từ 35,42% năm 2001 lên 37,16% năm 2002; 37,76% năm 2003;38,45% năm 2004 và năm 2005 là 38,67%

Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp huy động các nguồn vốn trongnước, việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài tiếp tục được chú trọng, nhất là thuhút vốn FDI và vốn ODA Trong 5 năm 2001-2005 đã cấp giấy phép cho 3745 dự

án đầu tư trực tiếp của nước ngoài với số vốn đăng ký 19,9 tỷ USD Số vốn ODA docác nhà tài trợ cam kết dành cho nước ta trong 5 năm 2001-2005 cũng lên tới trên

15 tỷ USD, đưa tổng số vốn ODA cam kết trong 13 Hội nghị quốc tế về ODA dànhcho Việt Nam từ năm 1993 đến nay lên trên 32 tỷ USD

*Kim ngạch xuất, nhập khẩu:

Tốc độ và kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh Kim ngạch xuất khẩu đạt 343,8triệu USD Trong đó, năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đạt 43,175 triệu USD, tốc độtăng trưởng 18,5%.Năm 2002, đạt 53,219 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 23,2%

Trang 12

Năm 2003, đạt 63,938 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 20,1% Năm 2004, đạt 81,996triệu USD, tốc độ tăng trưởng 28,2% Năm 2005, đạt 101,437 triệu USD.

Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001-2005 đạt 292,5 triệu USD, tăng bìnhquân 14,5%

Bi u đồồ Tăng tr ể ưở ng kinh tếế và GDP bình quân đâồu ng ườ giai đo n 2006-2010 i ạ

GDP bình quân đâầu ng ườ i(USD/ng ườ i) GDP(%)

Biểu đồ 2.3

Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,0%/năm, trong đóbình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,33%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt6,11% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 11694 nghìn đồngnăm 2006 lên 22778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11084nghìn đồng Nếu tính theo USD (Theo tỷ giá hối đoái bình quân năm), tổng sảnphẩm trong nước bình quân đầu người tăng từ 784 USD năm 2006 lên 1317 USDnăm 2010, gấp 1,7 lần, tương đương 533 USD

Trang 13

Bi u đồồ Tồếc đ ể ộ tăng tr ưở ng t ng s n ph m ba khu v c giai ổ ả ẩ ự đo n 2006-2010 ạ

Nông, lâm nghi p và th y s n ệ ủ ả Công nghi p và xây d ng ệ ự

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn ODA ngày càng tăng và

có nhiều thuận lợi Vốn FDI thực hiện năm 2006 đạt 4,1 tỉ USD, năm 2007 đạt 8,0

tỉ, năm 2008 đạt 11,5 tỉ USD, chiếm tới 30,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơnrất nhiều so với năm trước Năm 2009 và 2010, mặc dù vốn đăng ký giảm nhưngvốn FDI thực hiện vẫn đạt 10 tỉ USD vào năm 2009 và khoảng 11 tỉ vào năm 2010(tăng 157,5% so với năm 2006) Thời kỳ 2006-2010, FDI thực hiê ̣n tăng bình quân25,7%/năm

* Kim ngạch xuất, nhập khẩu:

Cấu trúc kinh tế đã có những thay đổi tích cực, hứa hẹn sáng sủa hơn trongtầm nhìn dài hạn Giao lưu kinh tế quốc tế phát triển Kim ngạch hàng hóa xuấtkhẩu thời kỳ 2006-2010 đạt 56 tỉ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001-2005 và tăng17,2%/năm Kim ngạch xuất khẩu các mă ̣t hàng ngày càng tăng, từ 4 mă ̣t hàng cókim ngạch trên 3 tỉ USD năm 2006 đã tăng lên 8 mă ̣t hàng năm 2010

2.1.3 Giai đoạn 2011-2015:

Trang 14

*Tăng trưởng kinh tế:

Bi u đồồ Tăng tr ể ưở ng kinh tếế và GDP bình quân đâồu ng ườ giai đo n 2011-2015 i ạ

GDP bình quân đâầu ng ườ i(USD/ng ườ i) GDP

Biểu đồ 2.5

Bình quân giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 5,9%,mặc dù thấp hơn so với giai đoạn 2006 - 2010, nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tếphải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuấthiện nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt

Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng hơn 40%, từ 1.525

USD/người năm 2011 lên 2.085 USD/người năm 2015, trong bối cảnh lạm phátđược duy trì ở mức thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân

Trang 15

20110 2012 2013 2014 2015 2

4 6 8 10

Bi u đồồ Tồếc đ ể ộ tăng tr ưở ng t ng s n ph m ba khu v c giai ổ ả ẩ ự đo n 2011-2015 ạ

Nông, lâm nghi p và th y s n ệ ủ ả Công nghi p và xây d ng ệ ự

D ch v ị ụ

Biểu đồ 2.6

*Vốn đầu tư:

Tăng trưởng đầu tư của Việt Nam (theo giá so sánh năm 2010) giai đoạn

2011 - 2014 chỉ đạt 3,85%, thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó (giai đoạn

2006 - 2010 đạt 13,42%) do tác động không thuận lợi của kinh tế trong nước vàquốc tế Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt khoảng 31,7% GDP, thấp hơn so vớimục tiêu đã được Quốc hội thông qua đầu nhiệm kỳ (là 33,5% đến 35%) Năm

2015, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá hiện hành ước tăng 12%,tương đương 32,6% GDP và vượt kế hoạch đề ra

Trong giai đoạn 2011 - 2015, vốn FDI thực hiện đạt 59,96 tỷ USD, vốn cấpmới và tăng thêm đạt 96,39 tỷ USD, đều vượt mục tiêu đã đề ra (mục tiêu kế hoạchgiai đoạn 2011-2015 là 57,3 - 58 tỷ USD vốn thực hiện, vốn cấp mới và tăng thêm

là 86 tỷ USD) nhờ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là tronglĩnh vực thuế, phí và hải quan

*Kim ngạch xuất, nhập khẩu:

Cán cân thương mại được cải thiện Bình quân cả giai đoạn, tăng trưởng xuấtkhẩu đạt khoảng 18%/năm và trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tếnhững năm vừa qua

Đến nay, Việt Nam có trên 25 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷUSD, trong đó có 8 sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD

Trang 16

Trong ba năm liên tiếp 2012-2014, cán cân thương mại của Việt Nam đãchuyển sang trạng thái thặng dư sau nhiều năm thâm hụt Mặc dù, năm 2015 nhậpsiêu quay trở lại, ước khoảng 3,2 tỷ USD (tương đương 1,97% kim ngạch xuất

khẩu, nhưng vẫn nằm trong mức mục tiêu đề ra (dưới 5% kim ngạch xuất khẩu),nhập khẩu các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng chủyếu (chiếm trên 91,3%)

3521 6.21

6.81

7.31

6.79

2.91

Bi u đồồ Tăng tr ể ưở ng kinh tếế và GDP bình quân đâồu ng ườ giai đo n 2016-2020 i ạ

GDP bình quân đâầu ng ườ i(USD/ng ườ i) GDP(%)

Biểu đồ 2.7

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016-2019 đạt khácao, ở mức bình quân 6,8% Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề củadịch bệnh covid-19 nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2016-2020đạt khoảng 6,4% và thuộc vào các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới

Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2020 đạt 343 tỉ USD, tăng

khoảng 1,7 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng3.521 USD/người, gấp khoảng 1,6 lần so với năm 2015

Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích lũy-tiêu dùng, tiết kiệm-đầu tư, nănglượng, lương thực, lao động-việc làm,…tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cốvững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô Tỉ lệ tích lũy tài sản so với GDP theo mệnh giáhiện hành đến năm 2020 khoảng 26,7%

Trang 17

20160 2017 2018 2019 2020 1

2 3 4 5 6 7 8 9 10

Bi u đồồ Tồếc đ ể ộ tăng tr ưở ng t ng s n ph m ba khu v c giai ổ ả ẩ ự đo n 2016-2020 ạ

Nông, lâm nghi p và th y s n ệ ủ ả Công nghi p và xây d ng ệ ự

Tỉ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh từ mức38,3% năm 2015 lên khoảng 45,6% năm 2020 Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) tăng mạnh, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục là 39 tỉ USD (năm 2019) Hiệuquả đầu tư cải thiện, hệ số ICOR giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,1 (thấp hơn giai đoạn

2011 - 2015 là 6,3) Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19, hệ số ICOR năm

2020 tăng lên và giai đoạn 2016 - 2020 ước khoảng 8,5

*Kim ngạch xuất, nhập khẩu:

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng 1,7 lần, từ 327,8 tỉ USD năm

2015 lên khoảng 517 tỉ USD năm 2019 và năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nềcủa dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt khoảng 527 tỉ USD, tương đương trên 190% GDP.Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 267 tỉ USD năm

2020, tăng bình quân 10,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020, là động lực quan trọng chotăng trưởng kinh tế Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá chuyển từ thâm hụt sangthặng dư cuối kỳ 5 năm, tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tíchcực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác

Trang 18

2.2 Nhận diện động lực thúc đẩy trong ngắn hạn và trong dài hạn

2.2.1 Động lực thúc đẩy kinh tế trong ngắn hạn

Từ năm 2016 trở lại đây, trong năm 2019 nói riêng, nền kinh tế Việt Namnhìn chung phát triển tương đối ổn định và có cải thiện khá rõ nét Năm 2019, cácchỉ số nhìn chung đều tăng như GDP tăng 6,98% trong 9 tháng; xuất khẩu tăng7,4% trong 10 tháng; FDI tăng khoảng 26% (tính đến ngày 20-10) Dự báo cả năm

2019, GDP có thể tăng 7,02%, khá cao so với con số dự báo là 6,82% được CIEM

đưa ra 3 tháng trước.Để đạt được những thành tựu này, nước ta cần có những yếu tố

thúc đẩy sau:

a) Hưởng lợi từ đầu tư công:

Duy trì mặt bằng lãi suất thấp, cụ thể là lãi suất tiền gửi ở mức hiện nay vàgiảm tiếp lãi suất cho vay

 Khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nâng cao sức cạnhtranh của sản phẩm và năng lực doanh nghiệp

 Tiếp tục cải cách mạnh mẽ và thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh, tạolập môi trường cạnh tranh bình đẳng

 Tiếp tục thúc đẩy giải ngân đầu tư công (gồm cả vốn ODA) như là một giảipháp để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19 và tạo nền tảng pháttriển lâu bền (cần lưu ý tính hiệu quả và thực chất của việc giải ngân đầu tưcông)

b) Sự nối lại dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):

Sau 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã không ngừng tăng Năm 2010, vốn đầu tư thựchiện đạt 11 tỷ USD, tới năm 2015 đã đạt 14,5 tỷ USD, và tới năm 2016 đã đạt 15,8

tỷ USD Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam đã thu hút được trên 25.000 dự án đầu

tư trực tiếp nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký hơn 333 tỷ USD Đến nay, 129quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam Các dự án FDI đã hiện diện tại

63/63 địa phương, vốn FDI cũng đã được đầu tư vào 19/21 ngành nghề sản xuất

kinh doanh của Việt Nam (Bộ Tài chính, 2018) Theo số liệu của Cục Đầu tư nướcngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019 vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,95 tỷUSD, tăng 7,2% so với năm 2018 Trong đó, số dự án đăng ký góp vốn mới đượccấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là 3883 dự án với giá trị 16,75 tỷ USD, đưaViệt Nam trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã là một động lực chính cho sự phát triển

Trang 19

việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuấtkhu vực và đa dạng hóa xuất khẩu Đồng thời, chính sách này đã tạo ra số lượng lớnviệc làm cho một lực lượng dân số trẻ và đang gia tăng, từ đó cải thiện được nguồnthu của Nhà nước và cán cân thanh toán quốc gia Ngoài những lợi ích trực tiếp,thực tế cũng cho thấy vốn FDI đã bắt đầu tạo ra những lợi ích gián tiếp đáng kể nhờtạo hiệu ứng lan toả sang những lĩnh vực khác của nền kinh tế, như giới thiệu cáccông nghệ, bí quyết kinh doanh mới, các chuẩn mực quốc về sản xuất và dịch vụ,phát triển kỹ năng cho lực lượng lao động, cũng như tạo việc làm trong các ngànhcông nghiệp phụ trợ và dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới,2018).

Thành tích kiểm soát Covid cộng với xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng sẽduy trì vị thế hấp dẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam Nhưng dòng vốnđầu tư nước ngoài sẽ tạo ra thách thức đối với cơ quan điều hành chính sách tiền tệ

và tỷ giá để đảm bảo nền kinh tế Việt Nam vẫn có thể hấp thụ được dòng vốn nướcngoài, trong bối cảnh phải điều hành tỷ giá linh hoạt hơn khi Việt Nam đã bị Bộ Tàichính Hoa Kỳ cáo buộc là thao túng tiền tệ

c) Sự ổn định kinh tế vĩ mô

Động lực đầu tiên làm cho kinh tế tăng trưởng khả quan như vậy là sự ổnđịnh vĩ mô Điều này vô cùng quan trọng bởi ổn định được kinh tế vĩ môthì tăng thêm lòng tin của các nhà đầu tư và doanh nghiệp Chính phủ đãthực hiện hàng loạt những cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh,

nâng cao năng lực cạnh tranh

Cụ thể hơn, khu vực kinh tế tư nhân đã khởi sắc Đầu tư của khu vực kinh tế

tư nhân liên tục gia tăng, tốc độ tăng đầu tư tư nhân cao gấp nhiều lần so với đầu tưcủa doanh nghiệp FDI và của Nhà nước

d) Xuất khẩu khởi sắc

Nhu cầu tiêu dùng trong nước kết hợp với lượng hàng hóa xuất khẩu tăngkhá nhiều đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định

 Thực thi hiệu quả nhằm tận dụng các cơ hội từ các FTA thế hệ mới

 Thực thi hiệu quả những định hướng, mục tiêu, giải pháp tại Nghị quyết

50 (2019) của Bộ Chính trị về định hướng, sàng lọc thu hút FDI đến năm2030

 Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh

 Đẩy mạnh cải cách thể chế theo các cam kết hội nhập

 Thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường và đối tác (cả thương mại vàđầu tư) nhằm hạn chế tối đa việc phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc mộtvài thị trường hay đối tác

Trang 20

e) Phục hồi sức mua thị trường trong nước:

Một trong những băn khoăn nhất, thách thức nhất của doanh nghiệp hiện nay

là kinh doanh không thể thực sự khởi sắc, nếu sức mua của thị trường nội địa vẫnyếu Chuyển đổi số đã là động lực rất lớn để doanh nghiệp thích ứng với loại hìnhmua sắm mới Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng phải ở trạng thái hỗtrợ tăng trưởng để phục hồi sức mua trên thị trường trong nước Số liệu thị trườnglao động năm trước cho thấy lao động đang làm việc sau khi giảm tới 2,4 triệungười vào quý II so với quý I đã tăng lại 1,5 triệu vào quý III và thêm 600 nghìnngười nữa vào quý IV Đây là cơ sở cho sự phục hồi sức mua thị trường nội địatrong năm nay

Những yếu tố này đã tạo động lực mới cho tăng trưởng và tăng trưởng nhiều hơndựa vào khu vực kinh tế tư nhân, năng suất lao động

2.2.2 Động lực thúc đẩy kinh tế trong dài hạn

a) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong bối cảnh quốc tế và tình hình phát triển kinh tế - xã hô ̣i hiê ̣n nay ở nước ta

có nhiều thuâ ̣n lợi song cũng cố những thách thức đă ̣t ra cho chuyển dịch cơ cấukinh tế và phát triển kinh tế vĩ mô Trước tình hình đó, nhà nước đã, đang và sẽ thựchiện những điều sau:

- Về các ngành công nghiệp:

 Đổi mới và nâng cao chất lượng cơ cấu ngành Công nghiê ̣p theohướng thực chất, phát triển công nghiê ̣p chế biến sâu, chế biến tinhnông-lâm-thủy sản, công nghiê ̣p chế tạo;

 Tăng mạnh năng suất nô ̣i bô ̣ ngành, tăng hàm lượng công nghê ̣ và tỷtrọng giá trị nô ̣i địa trong sản phẩm;

 Tâ ̣p trung vào mô ̣t số ngành công nghiê ̣p nền tảng, có lợi thế cạnhtranh và ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững gắnkết với bảo vê ̣môi trường;

 Chú trọng phát triển công nghiê ̣p sản xuất linh kiê ̣n, cụm linh kiê ̣n,thúc đẩy mô ̣t số mă ̣t hàng tham gia sâu, có hiê ̣u quả vào mạng sảnxuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu;

 Tạo điều kiê ̣n để doanh nghiê ̣p đề xuất dự án đầu tư phục vụ mục tiêu

Trang 21

 Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ, duy trì tốc đô ̣ tăng trưởng cácngành dịch vụ cao hơn tốc đô ̣ tăng trưởng GDP;

 Tâ ̣p trung phát triển mô ̣t số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng trithức và công nghê ̣ cao, thực hiê ̣n chương trình phát triển du lịch quốcgia;

 Nâng cao tính chuyên nghiê ̣p, chất lượng dịch vụ du lịch;

 Khuyến khích các doanh nghiê ̣p đầu tư phát triển du lịch nhằm nângcao tỷ trọng dịch vụ trong GDP

- Phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các bô ̣, ngành trong phân cấpmạnh mẽ cho chính quyền địa phương; đồng thời nâng cao hiê ̣u quả phối kếthợp quản lý nhà nước giữa bô ̣/ngành với chính quyền địa phương trongchuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế vĩ mô trong thời gian tới

- Về vấn đề môi trường, xã hội:

 Đổi mới và hoàn thiê ̣n chính sách và nâng cao năng lực thực thi phápluâ ̣t về môi trường;

 Khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, đă ̣c biê ̣t quan tâmđến các khu vực trọng điểm;

 Giám sát và đối phó các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới, ứng phóhiê ̣u quả với biến đổi khí hâ ̣u

 Đảm bảo phát triển kinh tế với kìm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ

mô với an sinh xã hô ̣i

- Về hoạt động hội nhập:

 Đẩy nhanh tiến đô ̣ xây dựng Chương trình Quốc gia về thực hiê ̣n cácHiê ̣p định tự do thương mại thế hê ̣ mới, trong đó đưa ra các yêu cầu,nhiê ̣m vụ bắt buô ̣c cho từng ngành kinh tế và chính quyền địaphương;

 Chuẩn bị sẵn sàng cho hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế và thúc đẩy cải cáchkinh tế trong nước, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gópphần thúc đẩy quá trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa Phát triển kinh

tế theo hướng bền vững hiê ̣n nay ở nước ta

Với quyết tâm cao của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô và đẩy mạnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đại hóa, quá trìnhtăng trưởng kinh tế vĩ mô của Viê ̣t Nam nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tếnói riêng đã có những thay đổi về chất, đă ̣c biê ̣t là sự thay đổi cơ bản về cơ cấu Đểthúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu và ổn định, cần chuyển dịch mạnh cơ cấu thông

Trang 22

qua mở cửa nền kinh tế để đổi mới công nghê ̣, quản lý và đào tạo đô ̣i ngũ cán bô ̣chất lượng cao.

Những thay đổi gần đây cho thấy cơ cấu kinh tế Viê ̣t Nam đã chuyển dịchđúng hướng: giảm khu vực nông nghiê ̣p, tăng khu vực công nghiê ̣p và dịch vụ, tăng

tỷ trọng các mă ̣t hàng chế biến tinh và chế biến sâu, giảm các mă ̣t hàng xuất khẩuthô, chú trọng nhâ ̣p khẩu công nghê ̣ hiê ̣n đại, tinh xảo và cải tiến chất lượng sảnphẩm

Viê ̣c giảm tỷ trọng khu vực nông nghiê ̣p và đẩy mạnh công nghiê ̣p hóa nôngnghiê ̣p, nông thôn và nông dân cũng đồng nghĩa với viê ̣c giảm yếu tố gây mất ổnđịnh trong cơ cấu Điều kiê ̣n tiên quyết để chuyển dịch mạnh cơ cấu là tạo được tốc

đô ̣tăng trưởng cao, thực chất là phát triển kinh tế vĩ mô, nhằm tạo đà huy đô ̣ng banđầu các nguồn lực vào các ngành, trong đó ngành Dịch vụ phải tăng nhanh nhất,tiếp đến là ngành Công nghiê ̣p và sau đó mới đến ngành Nông nghiê ̣p

b) Khu vực tư nhân

Việt Nam hiện có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp, trong đó có gần 500 nghìndoanh nghiệp tư nhân Trong số này có tới hơn 96% là doanh nghiệp nhỏ và vừa,2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp tư nhân tạo

ra khoảng 1,2 triệu việc làm, đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)mỗi năm

Kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế là bởi những lý do cơbản sau:

Một là, vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế ngày càng quan trọng Trong

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân lànhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồnthu cho ngân sách nhà nước mà còn tham gia vào giải quyết hàng loạt những vấn đề

xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực,… Kinh tế

tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 40-43% GDP; thu hútkhoảng 85% lực lượng lao động, góp phần quan trọng trong huy động các nguồnlực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyểndịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sốngnhân dân, bảo đảm an sinh xã hội

Hai là, đóng góp vào nền kinh tế và hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân cao, nhiều sáng kiến, đổi mới và sự đột phá được xuất phát từ những doanh nghiệp

Trang 23

đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong cơ cấu GDP luôn ở mức trên 43%GDP(so với khu vực kinh tế nhà nước 28,9% GDP và khu vực có vốn đầu tư nước ngoàiFDI là 18% GDP) Số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh, đạt hơn 110.000doanh nghiệp mới (năm 2016) Thương hiệu của khu vực tư nhân đã không chỉđược ghi nhận ở thị trường trong nước mà cả ở thị trường khu vực và quốc tế Đãxuất hiện những tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn cả về vốn và công nghệcao

Ba là, chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước đang hướng tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn Chính phủ cam kết sẽ cải thiện

môi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng, minh bạch, an toàn và thân thiện, tạomọi điều kiện để doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệpnhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển thuận lợi Bên cạnh đó, khu vực tưnhân cũng luôn đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường

và hoạt động theo cơ chế thị trường

Bốn là, trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả với những dự

án lớn đang bị thua lỗ thì vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng được đánh giá tích cực hơn Đầu tư tài chính của nhiều doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả thấp Hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, gây ra những hậu quả kinh tế lớn Một số

doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh

tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế

Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp (năm 2020), hơn1,5 triệu doanh nghiệp (năm 2025) và có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp (năm 2030).Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nềnkinh tế Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP đểđạt khoảng 50% GDP (năm 2020), khoảng 55% GDP (năm 2025) và 60 - 65% GDP(năm 2030) Để đạt được mục tiêu đặt ra cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khuvực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế, nhà nướcthực hiện:

 Tiếp tục thay đổi nhận thức về kinh tế tư nhân

 Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân

 Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triểnnguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động

 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nâng cao vai trò của các tổchức chính trị - xã hội

Trang 24

c) Ổn định thể chế

Có thể thấy hệ thống thể chế và chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam trongnhững năm gần đây đã từng bước được hình thành và phát triển với những quy tắc,nguyên tắc và quy định trong các lĩnh vực khác nhau Các thể chế này tồn tại từ lĩnhvực tài khóa, tiền tệ, đến phối kết hợp giữa tài khóa – tiền tệ và ổn định tài chính.Tuy nhiên, các thể chế này còn chưa đầy đủ và thiếu sót so với những thông lệ tốttrên thế giới.Với những nhược điểm và thiếu sót hiện tại, việc xây dựng khung thểchế và chính sách vĩ mô cho Việt Nam là điều cần thiết

Mục tiêu cuối cùng của khung khổ thể chế ổn định kinh tế vĩ mô này là nhằm duytrì:

 Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

 Ứng phó một cách linh hoạt và kịp thời trong ngắn hạn, tức là có khả

năng đối phó nhanh và hiệu quả đối với những những biến động/cú sốckinh tế – tài chính xuất phát từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế

Để đạt được các mục tiêu này, nguyên lý xây dựng khung khổ thể chế ổnđịnh kinh tế vĩ mô cần hướng tới đạt được lòng tin của các doanh nghiệp, các nhàđầu tư, các thị trường tài chính, và người dân Đồng thời, khung khổ thể chế phải cókhả năng hỗ trợ phát triển bền vững trong trung và dài hạn Các chính sách kinh tế

vĩ mô phải được xây dựng và ban hành một các minh bạch và dễ dự đoán Ngoài ra,khung khổ thể chế ổn định kinh tế vĩ mô cần có sự tự chủ về chính sách, đồng thời

đủ linh động để đáp ứng những thay đổi về ưu tiên và điều kiện kinh tế

2.3 Triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới

Năm 2020 là một năm vô cùng khó khăn của kinh tế thế giới khi dường nhưkhông một quốc gia nào có thể thoát khỏi tác động đột ngột của đại dịch COVID-

19 Kinh tế Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi mà tăng trưởng GDP năm

2020 chỉ đạt 2,9%, mức thấp nhất trong hàng chục năm qua

Từ tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta ở phần trên, những triển vọngtrong năm 2021 được các nhà nghiên cứu nhận định như sau:

2.3.1 Triển vọng ngắn hạn

Nếu tiếp tục phát huy được hiệu quả ứng phó với dịch bệnh như trong nămvừa qua, nền kinh tế Việt Nam có thể tiếp tục duy trì đà hồi phục tích cực từ cuối

Ngày đăng: 10/12/2021, 18:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thu nhập bình quân đầu người và tốc độ TTKT của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 - TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ĐỘNG LỰC VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
Bảng thu nhập bình quân đầu người và tốc độ TTKT của Việt Nam giai đoạn 2000-2010 (Trang 5)
2.1 Tình hình tăng trưởn g: - TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ĐỘNG LỰC VÀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY
2.1 Tình hình tăng trưởn g: (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w