1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an ca nam

124 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 183,49 KB

Nội dung

ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918 I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức -Lịch sử Việt Nam 1858-1918 -Tiến trình xâm lược nước ta của thực dân Pháp và quá trình chống xâm lược của nhân d[r]

Trang 1

Tuần 01 Ngày soạn 19/08/2016.

Ngày dạy.20/08/2016.LỚP 8AT 20/08/2013.LỚP 8BT Tiết 01

Chương I: THỜI KỲ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

(Từ giữa thế kỷ XVI đến nửa sau thế kỷ XIX )Bài 1 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:Giúp học sinh nắm được:

- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỷXVI, cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc

Mỹ và việc thành lập hợp chủng quốc Mĩ (Hoa Kỳ)

- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm "Cách mạng tư sản"

2 Tư tưởng: Thông qua các sự kiệ bồi dưỡng cho học sinh:

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng

- Nhận thức thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay chochế độ phong kiến

3 Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kỹ năng:

- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, giải quyết câu hỏi sgk

II THIẾT BỊ:Bản đồ thế giới,vẽ phóng to các lược đồ trong sgk: Tìm hiểu các thuật ngữ

khái niệm trong bài

III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC

1.Ổn định lớp.

2 Kiểm tra bài cũ: (No)

3.Bài mới *Giới thiệu: Trong lòng xã hội phong kiến suy yếu đã nảy sinh và bước đầu phát triển nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, dẫn tới mâu thuân ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động Một cuộc cách mạng sẽ nổ ra.

Để hiểu kỹ điều này chúng ta sẽ học bài 1.

GV: Tình hình vùng đất Nê Đéc lan như thế

nào?

HS: Có nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu

GV: Vì sao nhân dân Nê Đéc Lan nổi dậy?

HS: Trả lời theo sgk

GV: Kết quả cuộc đấu tranh?

HS: 1648 phải công nhận nền độc lập của Hà

- 1851 nước cộng hoà Hà Lan thành lập

- 1648 nền độc lập của Hà Lan được côngnhận

II Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII.

1 Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh

- Quan hệ sản xuất tư bản phát triển mạnh

Trang 2

GV: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Anh

phát triển như thế nào?

HS: Nhiều công trường thủ công, nhiều trung

tâm thương mại, tài chính được hình thành

GV: Sự phát triển của CNTB ở Anh dẫn đến hệ

quả gì? Vì sao nông dân bỏ làng đi nơi khác?

HS: Dựa theo sgk trả lời

GV: Thế nào là tầng lớp quý tộc mới?

HS: Quý tộc kinh doanh theo lối tư bản

GV: Xã hội tồn tại mâu thuẫn gì?Mâu thuẫn đó

sẽ dẫn đến điều gì?

HS: Vua >< TS,Quý tộc mới >cách mạng

GV: Cho học sinh đọc thêm I

GV: Cuộc đảo chính 1688 dẫn đến kết quả gì?

HS: Anh trở thành nước quân chủ lập hiến

GV: Vì sao phải lập chế độ quân chủ lập hiến?

HS: Chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân, bảo

vệ quyền lợi của tư sản và quý tộc mới

GV: Cuộc cách mạng Anh mang lại quyền lợi

cho ai?Ai lãnh đạo cách mạng? cách mạng có

- Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới

- Xã hội:Vua >< Tư sản, quý tộc mới -> Cách mạng

4 Củng cố: Những sự chuyển biến lớn về kinh tế xã hội Tây Âu, với sợ ra đời của nền

sản xuất TBCN > Cách mạng tư sản Cách mạng Hà Lan mở ra thời kỳ mới trong lịch sửCuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra dưới hình thức một cuộc nội chiến Kết quả vua bị xử

tử, Anh trở thành nước cộng hoà Quần chúng tiếp tục đấu tranh Chế độ quân chủ lập hiếnđược thành lập

1 Trình bày diễn biến và kết quả của cuộc cách mạng Hà Lan

2 Trình bày sự phát triển của CNTB ở Anh và những hệ quả của nó?

3 Những nét chíng về cuộc cách mạng Anh?

4 Nêu kết quả và ý nghĩa của cách mạng Anh?

5 Dặn dò: Học bài theo câu hỏi sgk

Xem trước mục III Tìm hiểu nội dung bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ

    

Tuần 01 Ngày soạn 19/08/2016.

Ngày dạy.22/08/2016.LỚP 8AT2 22/08/2016.LỚP 8BT4 Tiết 02

Trang 3

Ngày dạy /08/2016.LỚP 8AT

/08/2016.LỚP 8BT

Tiết 02.Bài 1 NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN.(Tiếp theo)

I MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Nắm được nguyên nhân, diễn biến, tính chất và ý nghĩa cuộc chiến tranh

giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc mỹ

2.Tư tưởng: Nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ và hạn chế của nó

3 Kĩ năng: Sử dụng tranh ảnh, bản dồ lịch sử

II THIẾT BỊ:

GV: phóng to các lược đồ sgk

HS: Xem trước bài mới

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1 Ổn định: (1 phút)

2 Kiểm tra bài cũ:( 4 phút)

Vì sao Anh từ nứơc cộng hoà trở thành nước quân chủ lập hiến?

*Yêu cầu.Quý tộc mới…… Chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân, bảo vệ quyền lợi

của tư sản và quý tộc mới(10đ)

3 Bài mới:

*Giới thiệu: Các em đã tìm hiểu cuộc cách mạng tư sản Anh, hôm nay chúng ta sẽ

cùng nhau tìm hiểu phong trào đấu tranh giành độc lập cuat 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

15 phút

GV: Chỉ trên bản đồ giới thiệu 13 thuộc địa

HS: Nêu 1 vài nét về sự xâm nhập và thành lập

các thuộc địa của thực dân Anh ở Bắc Mỹ

GV: Tình hình các thuộc địa lúc này như thế

nào?

HS: Kinh tế phát triển theo con đường TBCN

GV: Vì sao nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ đấu

tranh chống thực dân Anh?

HS: Vì thực dân Anh ngăn cản sự phát triển của

nhân dân thuộc địa

HS Đọc thêm (5 phút)

GV: Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh?

HS: Nhân dân phản đối chế độ thuế của Anh

GV: Giới thiệu đôi nét về tiểu sử của Gioóc-giơ

Oa-sinh tơn

GV: Em hãy nêu những điểm chính của bản

tuyên ngôn độc lập?

HS: Nêu theo sgk

GV: Phân tích một số điểm chính trong bản tuyên

III Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

1 Tình hình các thuộc địa Nguyên nhân của chiến tranh.

- 13 thuộc địa phát triển theo con đườngTBCN

- Mâu thuẫn giữa chính quốc và thuộcđịa nảy sinh >chiến tranh giành độc lập

2 Diễn biến cuộc chiến tranh (Đọc

thêm)

Trang 4

ngôn( mọi người có quyền bình đẳng, quyền lực

của người da trắng,quyền tư hữu tài sản, duy trì

chế độ nô lệ, bóc lột công nhân

GV: Theo em tính chất tiến bộ của bản tuyên

ngôn thể hiện ở những điểm nào?

GV liên hệ thực tế ở Mỹ

GV: Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc

địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra như thế nào?

Hoạt động 3:15 phút

GV: Kết quả của chiến tranh như thế nào?

HS: 1 quốc gia mới xuất hiện

GV: Trình bày 1 số nội dung của bản hién pháp

1787

Những điểm nào thể hiện sự hạn chế của hiến

pháp 1787 của M ĩ?

HS: Quyền dân chủ bị hạn chế

GV: Mục tiêu của cuộc chiến tranh là gì?, ngoài

ra chiến tranh còn đưa lại kết quả gì?

_ Kết quả: Hợp chủng quốc Mĩ rađời(USA)

- Ý nghĩa: Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ,làm cho kinh tế Tb phát triển

Học bài theo câu hỏi sgk

Xem trước bài 2 Tìm hiểu những nội dung sau:

1 Tình hình nước Pháp trước cách mạng như thé nào?

2 Nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Pháp?

3 Cách mạng tư sản Pháp bắt đầu như thế nào?

Trang 5

- Ý nghĩa lịch sử của cách mạng.

2 Tư tưởng:

- Nhận thức tính chất hạn chế của cách mạng

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tư sản Pháp 1789

3.Kỹ năng: Vẽ, sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê Phân tích các sự kiện

II THIẾT BỊ:

GV:Bản đồ nước Pháp thế kỷ XVIII, nội dung các hình trong sgk

HS: Xem bài mới, tra cứu thuật ngữ

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1 Ổn định:1 phút

2 Kiểm tra bài cũ:4 phút

Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.?

*Yêu cầu Mở đường CNTB phát triển, đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản (10đ)

3 Bài mới:

*Giới thiệu bài: Cách mạng tư sản nổ ra đã thành công ở 1 số nước mà chúng ta đã học và tiếp tục nổ ra, trong dó ở nước Pháp đạt đến đỉnh cao Vì sao cách mạng nổ ra và phát triển ở Pháp? Cách mạng trải qua những giai đoạn như thế nào? Ý nghĩa lịch sử ra sao?Để hiểu được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài 2.

20 phút

HS làm việc với sgk

GV: Tính chất lạc hậu của nền kinh tế Pháp thể hiện

ở những điểm nào?

HS: Xem sgk, suy nghĩ trả lời

GV: Nguyên nhân của lạc hậu này do đâu?

HS: Sự bóc lột của phong kiến địa chủ

GV: Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển

của công thương nghiệp ra sao?

HS: Trả lời theo sgk

GV: Treo sơ đồ xã hội Pháp

Giới thiệu khái niệm"đẳng cấp"

GV: Em có nhận xét gì về sự khác nhau giữa các

đẳng cấp?

HS: Trả lời theo sgk

GV: Cho học sinh xem tranh H 5 sgk và giới thiệu

nội dung bức tranh

HS: Nhận xét được tình cảch người nông dân Pháp

thời bấy giờ

GV: Xem H.6,7,8 Dựa vào đoạn trích em hãy nêu 1

vài điểm chủ yếu trong tư tưởng?

HS: Mông-te-xki-ơ, Rút xô: quyền tự do của con

người Vôn te thể hiện quyết tâm đánh đổ phong

kiến thống trị

15 phút

GV: Sự khủng hoảng của ché độ quân chủ chuyên

chế thể hiện ở những điểm nào?

I Nước Pháp trước cách mạng

1 Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: Lạc hậu

- Công thương nghiệp: Phát triển,nhưng bị phong kiến kìm hãm

2 Tình hình chính trị- xã hội

- Tăng lữ - có mọi quyền hành

- Quý tộc - không đóng thuế

- Đẳng cấp thứ ba( ND, TS, các tầnglớp nhân dân khác) > không cóquyền gì, phải đóng thuế

3 Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

Mông-te-xki-ơ, Vôn -te, Rút-xô

II Cách mạng bùng nổ

1 Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế

Trang 6

HS: trả lời theo câu hỏi sgk

GV: Vì sao nhân dân nổi dậy đấu tranh?

HS: Tình hình nước pháp trước cách mạng,sự khủng

hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế >cách

mạng

GV: Trình bày tóm tắt về Hội nghị 3 đẳng cấp

Dùng bức tranh"Tấn công pháo đài " để miêu tả

GV: Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở

đầu cho thắng lợi của cách mạng?

HS: Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu

tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi, tiếp

tục phát triển/

- 1774 chế độ PK suy yếu

- nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra

2 Mở đầu thắng lợi của cách mạng

-5/5/1789 hội nghị 3 đẳng cấp

- 14/7 quần chúng tấn công pháo nhà ngục Ba-xti

4 Củng cố: 4 phút

1 Những nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng tư sản Pháp?

2 Các nhà tư tưởng đã có đóng góp gì cho chuẩn bị cách mạng?

3 Cách mạng tư sản pháp 1789 bắt đầu như thế nào?

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tư sản Pháp 1789

3.Kỹ năng: Vẽ, sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê Phân tích các sự kiện

Trang 7

II THIÊT BỊ:

GV: Lược đồ lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp, tài liệu liên quan

HS: Xem trước bài, trả lời các câu hỏi sgk

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1 Ổn định: 1 phút

2.Kiểm tra bài cũ: 4 phút

Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng?

*Yêu cầu.Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng

bước đầu thắng lợi, tiếp tục phát triển(10đ)

3 Bài mới:

*Giới thiệu bài: Các em đã tìm hiểu về tình hình nước Pháp trước cách mạng, cách

mạng Pháp đã bắt đầu, vậy cách mạng tiếp tục nổ ra và thắng lợi như thế nào chúng ta tiếptục theo dõi tiếp phần III

10 phút

GV: Nhắc học sinh nhớ chế độ quân chủ lập hiến ở

Anh, cách mạng thắng lợi ở Pa-ri, lan rộng khắp

nước > giai cấp tư sản lên cầm quyền, hạn chế

quyền của vua

HS: Đọc nội dung bản Tuyên ngôn

GV: Tuyên ngôn và Hiến pháp phục vụ quyền lợi

của ai là chủ yếu?

HS: Giai cấp tư sản

GV: Sự thoả hiệp của giai cấp tư sản với phong kiến

thể hiện ở điểm nào?Vì sao có sự thoả hiệp này?

HS: Xác lập chế độ quân chủ lập hiến

GV: Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi

tổ quốc lâm nguy?

HS: Lật đổ phái lập hiến, xoá bỏ ché độ phong kiến

GV: Cuộc khởi nghĩa ngày 10/8 đưa đến kết quả gì?

10 phút

HS: Nền thóng trị của đại tư sản bị lật đổ, chế độ Pk

bị xoá bỏ, nền cộng hoà được xác lập

GV: Kết quả này có cao hơn giai đoạn trước không?

HS: Cao hơn, chứng tỏ cách mạng phát triển đi lên

GV: Quần chúng nhân dân Pháp phải làm gì?

HS: Bảo vệ tổ quốc, lật đổ phái Gi-rông-đanh

HS: Trình bày lại diễn biến chiến sự và lý do phái

III Sự phát triển của cách mạng

1 Chế độ quân chủ lập hiến( từ ngày 14-7-1789 đến ngày 10-8-1792)

- Phái lập hiến lên nắm quyền

- 8-1789 quốc hội thông qua tuyênngôn nhân quyền và nhân quyền

-9-1789 Hiến pháp được thông qua

- 21-9-1793 Lu-i XVI bị xử tử

- 2-6-1793 Rô-be-spie lãnh đạo khởinghĩa thắng lợi

Trang 8

Gi-rông-đanh bị lật đổ

10 phút

GV: Trình bày các biện pháp kiên quyết, tiến bộ của

phái Gia-cô-banh

Giới thiệu đôi nét về Rô-be-spie

HS: Xem ảnh Rô-be-spie và nêu được một vài phảm

HS: Ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển

GV: Vì sao phái Gia-cô-banh thất bại?

HS: Mâu thuẫn nội phái cầm quyền, nhân dân xa rời

- Phái Gia cô banh lên nắm quyền, thihành nhiều biện pháp kiên quyết:trừng trị bọn phản cách mạng, giảiquyết yêu cầu của nhân dân

- 26-6-1794 liên minh chống Pháp tanrã

- 27-7-1794 tư sản phản cách mạngđảo chính

4 Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp

- Lật đổ chế độ PK đưa TS lên cầmquyền, tạo điều kiện TBCN phát triển

* Kết luận: Cách mạng 1789 là cuộc cách mạng triệt để nhất; nó đã lật đổ chế độ quân

chủ chuyên chế trong nước và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển lịch sử thế giới, để lạidấu ẩn ở Châu Âu trong suốt thế kỷ XIX và sang cả thế kỷ XX, được Lê-nin đánh giá là" Đạicách mạng Pháp" Quần chúng nhân dân có vai trò to lớn trong việc đưa đến thắng lợi và pháttriển của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

4 Củng cố: 4 phút

1 Lập niên biểu các sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp(1789-1794)

2 Vai trò của nhân dân trong cách mạng thể hiện ở những điểm nào?

3 Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để chứng tỏ sự phát triển của cáchmạng tư sản Pháp?

4 trình bày và phân tích ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

5 Dặn dò: 1 phút

Học bài theo câu hỏi sgk Xem trước bài 3, tìm hiểu các cuộc cách mạng công nghiệpđầu tiên

    

Trang 9

Tuần 03 Ngày soạn 01/ 09/ 2012

Tiết 05 Ngày dạy / 09/ 2012 Lớp 8A t / 09/ 2012 Lớp 8B t Bài 3 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP

TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

I MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: học sinh hiểu: Cách mạng công nghiệp, nội dung và hệ quả Sự xác lập

chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới

2.Tư tưởng: Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã gây nên bao đau khổ cho nhân

dân thế giới

Nhân dân thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu kỹ thuật sản xuất

3 Kỹ năng:

- khai thác nội dung kênh hình

- Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, liên hệ thực tế

II THIẾT BỊ: Tìm hiểu nội dung 1 số kênh hình trong sgk Sưu tầm tài liệu liên quan

III TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

1 Ổn định: 1 phút

2.Kiểm tra bài cũ: 4 phút

Vì sao phái Gia-cô-banh thất bại?

*Yêu cầu.Mâu thuẫn nội phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ

3 Bài mới.

Trang 10

*Giới thiệu: Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh và lan rộng ra các nước tư bản

khác đã làm thay đổi bộ mặt câc nước tư bản như thế nào? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài 3.

25 phút

GV: Quan sát H 12 và H.13 em hãy cho biết việc

kéo sợi đã thay đỏi như thế nào?

HS: H.12 một người kéo sợi với một cọc sợi, H.13

1 người kéo với 16 cọc sợi

GV: Đièu gì xảy ra khi máy sợi Gien-ni được sử

dụng rộng rãi?

HS: Tình trạng thừa sợi

GV: Máy dệt làm năng suất tăng mấy lần?

HS: Tăng 40 lần

GV: Tác dụng của máy hơi nước như thế nào?

HS: Các nhà máy có thể xây dựng ở bất cứ nơi nào?

GV: Vì sao máy móc được sử dụng nhiều trong

giao thông vận tải?

HS: Nhu cầu vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu

hành khách tăng

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát h.15 và tường

thuật nội dung

GV: Kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh?

HS: Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất

thế giới

15 phút

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát h.17, 18 và nêu

những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành

cách mạng công nghiệp

GV: Về mặt xã hội có gì thay đổi

HS: Hình thành 2 giai cấp TS, VS

GV: Quan hệ giữa 2 giai cấp này như thế nào?

HS: Có mâu thuẫn không thể điều hoà >giai cấp vô

sản đã đứng lên đấu tranh

I Cách mạng công nghiệp

1 Cách mạng công nghiệp ở Anh

- 1764 Giêm Ha-gri-vơ sáng chế máykéo sợi

- 1769 Ác-crai-tơ phát minh máy kéosợi

- 1785 Các-rai: máy dệt

- 1784 Giêm Oát : máy hơi nước

- Máy móc được sử dụng trong giaothông vận tải, các ngành công nghiệpnặng

- Chuyển từ nền sản xuất nhỏ bằngthủ công sang sản xuất lớn bằng máymóc > Cách mạng công nghiệp

- Kết quả: Anh trở thành nước côngnghiệp phát triển

2 Hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Nhiều khu công nghiệp, nhiều thànhphố mọc lên

- XH: Hình thành 2 giai cấp tư sản và

vô sản

4 Củng cố: 4 phút

a.Nêu kết quả của cách mạng công nghiệp Anh?

b.Nước Anh có biến đổi gì sau cách mạng công nghiệp?

5 Dặn dò:1 phút

Học bài theo câu hỏi sgk Xem trước phần II của bài tìm hiểu những sự kiện chứng tỏchủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới

    

Trang 11

Tuần 03 Ngày soạn 01/ 09/ 2016

Tiết 06 Ngày dạy / 09/ 2016 Lớp 8A t

/ 09/ 2016 Lớp 8B t

Bài 3 CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI (Tiếp theo) I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới qua việc thắng lợi

của hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản tiếp theo ở Châu Âu- Mĩ

2 Tư tưởng: Sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã gây nên đời sống đau khổ cho nhân

dân lao động toàn thế giới

3 Kĩ năng: Biết phân tích các sự kiên, liên hệ thực tế

II THIẾT BỊ:Vẽ bản đồ h.19,20 Tìm hiểu nội dung kênh hình sgk

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1 Ổn định: 1 phút

2 Kiểm tra bài cũ: 4 phút

Nêu những biến đổi ở nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp?

*Yêu cầu - Nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phố mọc lên (5,0đ)

- XH: Hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản (5,0đ)

3 Bài mới:

*Giới thiệu: Tiếp sau các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên mà các em đã học, hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra và thắng lợi đánh dấu sự thắng lợi của CNTB so với chế độ PK

II Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

Trang 12

GV: Vì sao CNTB phát triển càng thúc đẩy các

nước tư bản đi xâm chiếm thuộc địa ?

HS: Dựa vào sgk để trả lời

GV: Dùng bản đồ thế giới đánh dấu những nước

bị thực dân xâm chiếm

GV: Giải thích đoạn trích sgk

GV: Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy

mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?

1.Các cuộc cách mạng tư sản thế kỷ XIX (Bỏ)

2 Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi

*Nguyên nhân.

-CNTB Trên đà phát triển

-Cần nguyên nhiên liệu và trường

*Quá trình xâm lược

- Anh, Pháp xâm lược các nướcphương Đông đặc biệt là các nước Ấn

Độ, TQ, Đông Nam Á

- Châu Phi nửa sau thế kỷ XIX thựcdân phương Tây mới đi sâu vào đấtliền

* Kết quả: các nước Á, Phi lần lượt

trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc

* Kết luận: Chủ nghĩa tư bản phát triển do nhu cầu về nguyên liệu, nhân công, thị

trường tiêu thụ hàng hoá, bọn thực dân đã tăng cường xâm lược các nước ở Châu Á, Châu Phi

và Mĩ la tinh làm thuộc địa, gây nhiều tội ác với nhân dân các nước này

Trang 13

Tuần 04 Ngày soạn 09/ 09/ 2012

Tiết 07 Ngày dạy / 09/ 2012 Lớp 8A t

/ 09/ 2012 Lớp 8B t

Bài 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

I.MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản sau:

- Các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỷ XIX: phong trào đậpphá máy móc và bãi công

- C Mác và Ăng ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

2 Tư tưởng: Giáo dục cho học sinh:

- Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học

- Tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân

2 Kiểm tra bài cũ: 4 phút

Tại sao nói đến thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi thế giới?

*Yêu cầu

*Quá trình xâm lược (7đ)

- Anh, Pháp xâm lược các nước phương Đông đặc biệt là các nước Ấn Độ, TQ, ĐôngNam Á

- Châu Phi nửa sau thế kỷ XIX thực dân phương Tây mới đi sâu vào đất liền

* Kết quả: các nước Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc (3đ)

3 Bài mới:

*Giới thiệu: Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản càng khoét sâu thêm mâu

thuãn giữa 2 giai cấp tư sản và vô sản để giải guyết mâu thuẫn đó giai cấp vô sản đã tiếnhành cuộc đấu tranh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.

Hoạt động 1:15 phút

GV: Sự phát triển của xã hội loài người đã chứng

minh qui luật có áp bức thì có đấu tranh

GV: Vì sao ngay khi mới ra đời giai cấp công

nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản?

HS: Dựa vào sgk trả lời

GV: Sử dụng H24 miêu tả cuộc sống của công

nhân Anh

HS: đọc đoạn "Năm 1883 đừng quay lại nữa"

GV: Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động

trẻ em?

HS: Tiền lương trả thấp, lao động nhiều giờ,

I Phong trào công nhân nửa đầu thế

Trang 14

chưa có ý thức đấu tranh

GV: Qua H24 em có suy nghĩ gì về quyền trẻ em

hôm nay?

HS: Trẻ em hôm nay được chăm sóc, bảo vệ

được học hành vui chơi, được gia đình quan tâm,

pháp luật bảo vệ

GV: Công nhân đấu tranh bằng hình thức gì?

HS: Trả lời theo sgk

Hoạt động 2:20 phút

GV: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho

mâu thuẫn giai cấp giữa vô sản và tư sản ngày

càng gay gắt > đấu tranh của công nhân càng

quyết liệt

GV: em hãy nêu những phong trào dấu tranh tiêu

biểu của công nhân Pháp, Đức, Anh?

HS: Dựa vào sgk nêu các phong trào ở Pháp,

Đức, Anh

GV: Nhấn mạnh phong trào hiến chương ở

Anh > khẳng định phong trào có tính quần chúng rộng

lớn, có tổ chớc và mục tiêu chính trị rõ nét

GV: Phong trào công nhân châu Âu 1830-1840

có điểm gì khác phong trào công nhân trước đó?

- Phong trào thất bại vì chưa có lý luậnđúng đắn,chưa có tổ chức lãnh đạo

*Kết luận: Giai cấp vô sản ra đời cùng với giai cấp tư sản, hình thành xã hội tư bản.

Ngay từ đầu, hai giai cấp đối lập này đã mâu thuẫn gay gắt với nhaudẫn đến cuộc đấu tranhcủa giai cấp vô sản chống tư sản từ hình thức thấp phát triển dần lên cao

4 Củng cố: (4 phút) Tóm tắt phong trào công nhân từ đầu thế kỷ XIX đến 1840 Kết

quả phong trào đạt được những gì?

5 Dặn dò (1 phút) Học bài theo câu hỏi sgk, xem trước mục II của bài, tìm hiểu nội

dung sau:

1/ Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Mác và Ăng ghen

2/ Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng ghen?

3/ Nội dung của tuyên ngôn Đảng cộng sản?

    

Tuần 04 Ngày soạn 09/ 09/ 2016

Tiết 08 Ngày dạy / 09/ 2016 Lớp 8A t

/ 09/ 2016 Lớp 8B t / 09/ 2016 Lớp 8C t

Trang 15

Bài 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN

VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC (Tiếp theo)

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: C Mác và Ăng ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học; lí luận

cách mạng của giai cấp vô sản Bước tiến mới của phong trào công nhân 1848-1870

2 Tư tưởng: Tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp

công nhân

3 Kỹ năng: Biết tiếp cận các văn kiện lịch sử- Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

II THIẾT BỊ: Chân dung C.Mác và Ăng ghen phóng to Văn kiện tuyên ngôn Đảng cộng

sản

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1.Ổn định:1 phút

2 Kiểm tra bài cũ: 4 phút

Nêu các sự kiện chủ yếu của phong trào công nhân châu Âu (1830-1840) Vì sao cácphong trào đều thất bại?

*Yêu cầu - Phong trào công nhân (1830-1840) phát triển mạnh, quyết liệt thể hiện sự đoàn

kết, tính chính trị độc lập của công nhân

- Phong trào thất bại vì chưa có lý luận đúng đắn,chưa có tổ chức lãnh đạo

3 Bài mới:

*Giới thiệu:Sự thất bại của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỷ XIX đặt ra yêu cầu phải có lí luận cách mạng soi đường Vậy sự ra đời của chủ nghĩa Mác có đáp ứng được phong trào

đó của phong trào công nhân? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài

Hoạt động 1: 15 phút

GV: Em hãy trình bày một vài nét về cuộc đời và

sự nghiệp của Mác và Ăng ghen?

HS: Trình bày

GV: Giới thiệu chân dung của Mác và Ăng ghen

GV: Qua cuộc đời và sự nghiệp của Mác và Ăng

GV: Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời trong

hoàn cảnh như thế nào?

II Sự ra đời của chủ nghĩa Mác (Hướng dẫn HS đọc thêm)

- Tư tưởng của 2 ông: Cùng đứng vềphía giai cấp công nhân chống lại xã hội

tư bản

2 "Đồng minh những người cộng sản" và "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản"

- Hoàn cảnh:Tổ chức đồng minh nhữngngười cộng sản uỷ nhiệm soạn" Tuyênngôn Đảng cộng sản"

- Nội dung:Ra đời tháng 2-1848

Trang 16

HS: Trả lời theo sgk

GV: Yêu cầu hs đọc mục 2 sgk và rút ra nội dung

chính của tuyên ngôn

GV: Câu" Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại" có

ý nghĩa gì?

HS: Nêu cao tinh thần đoàn kêt quốc tế

GV: Giới thiệu hình 28, Khẳng định nội dung chủ

yếu của tuyên ngôn

GV: Vậy sự ra đời của tuyên ngôn có ý nghĩa gì?

HS: Trả lời

GV: Kết luận

Hoạt động 3:10 phút

GV: Dẫn dắt phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ

XIX diễn ra sôi nổi quyết liệt nhưng thất bại

GV: Qua thất bại công nhân nhận thức được vấn

đề gì?

HS: Tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế

GV: Nét nổi bật của phong trào công nhân

1848-1849 là gì?

HS Dựa vào sgk trả lời

GV: Quốc tế thứ nhất được thành lập như thế

GV: Vai trò của quốc tế thứ nhất là gì?

HS: Thúc đẩy phong trào công nhân

+ Nêu qui luật phát triển của lịch sử xãhội loài người là sự thắng lợi của chủnghĩa xã hội

+ Giai cấp vô sản lật đổ chủ nghĩa tưbản

+ Vô sản các nước đoàn kết lại

- Ý nghĩa: Tuyên ngôn là văn kiện quantrọng của chủ nghĩa xã hội, chỉ ra conđường đấu tranh cho giai cấp công nhân

3 Phong trào công nhân từ 1870-Quốc tế thứ nhất

1848-a Phong trào công nhân

- Giai cấp công nhân đã trưởng thànhnhận thức rõ về vai trò giai cấp và vấn

đề đoàn kết quốc tế công nhân

b Quốc tế thứ nhất-Ngày 28-9-1864 Quốc tế thứ nhất đượcthành lập

- Vai trò: Thúc đẩy phong trào côngnhânquốc tế

*Kết luận: Cuộc đấu tranh quyết liệt từ thấp đến cao giữa vô sản và tư sản là kết quả tất yếu

của việc giải quyết mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa tư sản và vô sản thời CNTB Tuyên ngôn Đảng cộng sản ra đời đã chỉ rõ sứ mệnh của giai cấp công nhân và sự đoàn kết quốc tế để đánh đổ CNTB, xây dựng CNXH

4.Củng cố: 4 phút

1 Trình bày đôi nét về tiểu sử của Mác và Ăng ghen

2 Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào cônh nhân quốc tế

5 Dặn dò: 1 phút

Học bài theo câu hỏi sgk

Xem trước bài 5, tìm hiểu:

1 Vì sao cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là ngày cách mạng vô sản đầu tiên thế giới?

2 Vì sao nói công xã Pa ri là nhà nước kiểu mới?

    

Trang 17

Tuần 05 Ngày soạn 16/ 09/ 2012

Tiết 09 Ngày dạy / 09/ 2012 Lớp 8A t

/ 09/ 2012 Lớp 8B t

CHƯƠNGII CÁC NƯỚC ÂU – MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX – ĐẦU THẾ KỈ XX.

Bài 5: CÔNG XÃ PA- RI 1871

I MỤC TIÊU:

Trang 18

1.Kiến thức: Học sinh biết và hiểu

- Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến của công xã Pa-ri

- Thành tựu của công xã

- Công xã Pa- ri nhà nước kiểu mới

2 Tư tưởng: Giáo dục lòng tin vào năng lực lãnh đạo nhà nước của giai cấp vô sản,

chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột

3 Kĩ năng:

- Nâng cao khả năng trình bày, phân tích một sự kiên lịch sử

- Sưu tầm tài liệu có liên quan, liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống

II THIẾT BỊ: Bản đồ Pa-ri và vùng ngoại ô- nơi xảy ra Công xã Pa-ri

Vẽ sơ đồ bộ máy hội đồng công xã Một số tài liệu liên quan đến bài

III TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC

1 Ổn định: (1 phút)

2 Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Nêu những nội dung chính của tuyên ngôn Đảng cộng

sản Vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế?

*Yêu cầu - Nội dung:Ra đời tháng 2-1848(7đ)

+ Nêu qui luật phát triển của lịch sử xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội + Giai cấp vô sản lật đổ chủ nghĩa tư bản

+ Vô sản các nước đoàn kết lại

- Vai trò: Thúc đẩy phong trào công nhânquốc tế (3đ)

3 Bài mới:

* Giới thiệu bài: Bị đàn áp đẫm máu trong cuộc cách mạng 1848, giai cấp vô sản Pháp đã trưởng thành nhanh chóng và tiếp tục cuộc đấu tranh quyết liệt chống giai cấp tư sản đưa đến sự ra đời của công xã Pa-ri1871- nhà nước kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản Vậy công xã Pa-ri đã được thành lập như thế nào? Vì sao đây là nhà nước kiểu mới, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay

15 phút

GV: Thông báo về nền thống trị của đế chế II

GV: Chính sách đó dẫn đến kết quả gì?

HS: Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà,

Na-pô-lê-ông tuyên chiến với Phổ

GV:Trước tình hình quân Pháp thất bại nhân dân

Pa-ri đã làm gì?

HS: Nhân dân khởi nghĩa, lật đổ đế chế II

GV: Khẳng định thành quả cách mạng rơi vào tay

giai cấp tư sản

GV: Thái độ của giai cấp tư sản trước quân xâm

lược?

HS: Bất lực xin đình chiến với Đức

GV: Giải thích thêm về tình thế và bản chất của giai

1 Hoàn cảnh ra đời của công xã

- Mâu thuẫn trong nước

- Pháp tuyên chiến với Phổ

- Ngày 2-9-1870 Pháp thất bại

- Ngày 4-9-1870 nhân dân lật đỏ đếchế II, chính phủ tư sản lâm thờithành lập

- Tư sản đầu hàng Phổ, nhân dâncăm phẫn

2 Cuộc khởi nghĩa ngày

18-3-1871 Sự thành lập công xã.

- Ngày 18-3-1871 Chi-e đánh úp đồiMông Mác > quần chúng Pa-ri tiếnhành khởi nghĩa, Chi-e chạy về Vec-

Trang 19

HS: Giai cấp tư sản đầu hàng Đức, chống lại nhân

dân > giai cấp vô sản khởi nghĩa

HS: Dựa vào sgk tường thuật cuộc khởi nghĩa ngày

18-3-1871

GV: Sử dụng bản đồ bổ sung bài tường thuật

GV: Tính chất cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871?

HS: Nhận xét tổ chức bộ máy nhà nước đảm bảo cho

quyền làm chủ của nhân dân, vì dân, khác trước đây

chính quyền của giai cấp tư sản chỉ phục vụ quyền

lợi cho giai cấp tư sản, không phục vụ cho nhân dân

Hoạt động 3:10 phút

HS: Đọc mục III sgk

GV: Vì sao giai cấp tư sản quyết tâm tiêu diệt công

xã? Vì sao Đức ủng hộ Vec xai?

HS: Bảo vệ lợi ích giai cấp, Đức cũng muốn tiêu diệt

cách mạng vô sản

HS: Tường thuật cuộc nội chiến

GV: Miêu tả thêm bằng tư liệu

GV: Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

HS: Dựa vào sgk trả lời

GV: Vì sao công xã thất bại ?

HS: Giai cấp vô sản Pa-ri còn yếu, chưa trấn áp kẻ

thù đến tạn sào huyệt, không thực hiện liên minh

công nông Giai cấp tư sản đàn áp cách mạng

GV: Nêu nhận xét của Bác Hồ

HS: Dựa vào sgk rút ra bài học

xai

- Ngày 18-3-1871 ngày cách mạng

vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới

- Ngày 26-3-1871 bầu Hội đồngcông xã

II.Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa-ri(Đọc thêm)

- Tổ chức bộ máy: Hội đồng công xãvừa ban bố pháp luật, vừa lập cáctiểu ban thi hành pháp luật

- Thay quân đội và cảnh sát bằng lựclượng vũ trang và an ninh của nhândân

- Thi hành các sắc lệnh phục vụquyền lợi của nhân dân

> Đây là nhà nước kiểu mới

III Nội chiến ở Pháp Ý nghĩa lịch

sử của công xã Pa-ri(Đọc thêm)

- Đầu tháng 4 quân Vec xai tấn côngPa-ri

- Từ 20-5 >27-5 tuần lễ đẫm máu,công xã thất bại

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Công xã đã xây dựng một nhànước kiểu mới

+ Cổ vũ nhân dân lao động toàn thếgiới đấu tranh

- Bài học: Phải có Đảng chân chínhlãnh đạo, thực hiện liên minh côngnông, trấn áp kẻ thù

*Kết luận: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đưa đến thắng lợi của cách mạng ngày

18-3-1871, thành lập công xã Pa-ri Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới vì đã thực hiện nhiềuchính sách tiến bộ, phục vụ quyền lợi của nhân dân lao động, đảm bảo quyền làm chủ củanhân dân tuy thất bại và bị đàn áp dã man song công xã có ý nghĩa lịch sử to lớn và để lạinhiều bài học quý

4 Củng cố:4 phút

a.Vì sao nhân dân đấu tranh và thành lập công xã Pa-ri?

b Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của công xã Pa-ri?

c Vì sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?

d Trình bày ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của công xã Pa-ri

5 Dặn dò:1 phút

Học bài theo câu hỏi sgk

Xem trước bài 6, tìm hiểu tình hình các nước tư bản trong giai đoạn chuyển lên ĐQCN.Đặc điểm riêng của từng đế quốc

Trang 20

    

Trang 21

Tuần 05 Ngày soạn 16/ 09/ 2012

Tiết 10 Ngày dạy / 09/ 2012 Lớp 8A t

/ 09/ 2012 Lớp 8B t

Bài 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: HS biết và hiểu:

- Các nước tư bản lớn chuyển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

- Tình hình và đặc điểm của từng nước đế quốc

- Những điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc

2 Tư tưởng:

- Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc

- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gay chiến, bảo vệhoà bình

3 Kĩ năng:

-Bồi dưỡng thêm kĩ năng phân tích các sự kiện lịch sử

- Sưu tầm tài liệu

II THIẾT BỊ: Tranh ảnh về tình hình phát triển nổi bật của các nước đế quốc Lược đồ các

nước đé quốc và thuộc địa của chúng đầu thế kỷ XX

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1 Ổn định:(1 phút )

2 Kiểm tra bài cũ( 4 phút) Tại sao nói công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới?

*Yêu cầu - Tổ chức bộ máy: Hội đồng công xã vừa ban bố pháp luật, vừa lập các tiểu

ban thi hành pháp luật.(3đ)

- Thay quân đội và cảnh sát bằng lực lượng vũ trang và an ninh của nhândân.(3đ)

- Thi hành các sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân

> Đây là nhà nước kiểu mới .(4đ)

3 Bài mới:

*Giới thiệu bài: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ phát triển chuyển mình mạnh mẽ sang giai đoạn ĐQCN Trong quá trình đó sự phát triển của các nước đế quốc có điểm gì giống và khác nhau Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài

Hoạt động 1:15 phút

HS: Theo dõi sgk, tình hình kinh tế Anh đầu thế kỷ

XX có gì nổi bật? Vì sao?

HS: Trả lời theo sgk

GV: Vì sao giai cấp tư sản Anh chỉ chú trọng đầu tư

sang thuộc địa?

HS: Đầu tư sang thuộc địa thu được nhiều lợi nhuận

hơn đầu tư trong nước

- Đầu thế kỷ XX nhiều công ty độc

Trang 22

HS: Đây là thủ đoạn thống trị của giai cấp tư sản

nhằm lừa gạt và xoa dịu nhân dân

GV: Chính sách đối ngoại của Anh?

HS: Tăng cường xâm lược thuộc địa

GV: Sử dụng bản đồ thế giới chỉ các thuộc địa của

HS: Thống kê tình hình phát triển của Đức

GV: Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt?

HS: Thống nhất, được bồi thường chiến phí, áp

dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật

GV: Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức?

HS: Nhà nước liên bang, trong thì đàn áp công

nhân, ngoài thì chạy đua vũ trang, chiến tranh xâm

- Đầu thế kỷ XX các công ty độcquyền ra đời

> CNĐQ cho vay lãi

b Các tổ chức độc quyền ở Pháp ra đời như thế nào? Tại sao CNĐQ Pháp là chủ nghĩa

đế quốc cho vay lãi?

c Các công ty độc quyền ở Đức ra đời như thế nào?Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đếquốc Đức và giải thích?

5 Dặn dò: 1 phút

Học bài theo câu hỏi sgk, xem phần tiếp theo của bài, các công ty độc quyền ở Mĩ rađời như thế nào? Những đặc điểm chung của CNĐQ

Tuần 06 Ngày soạn 22/ 09/ 2012

Tiết 11 Ngày dạy 24 / 09/ 2012 Lớp 8A t4

27/ 09/ 2012 Lớp 8B t3

Bài 6:CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX.(tt)

Trang 23

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức:

- Nước Mĩ chuyển lên giai đoạn CNĐQ

- Tình hình và đặc điểm cụ thể của từng nước đế quốc

- Những điểm nổi bật của CNĐQ

2 Tư tưởng:

- Nhận thức rõ bản chất của CNTB, CNĐQ

- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến bảo vệ hoà bình

3 Kĩ năng: Phân tích các sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm và vị trí lịch sử của CNĐQ.

II THIẾT BỊ: Tranh h32, h33

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 Ổn định:

2 Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của CNĐQ Anh, Pháp, giải thích?

*Yêu cầu Đặc điểm (5đ)

Giải thích (5đ)

3 Bài mới:

* Giới thiệu bài: Tình hình của nước Mĩ trong giai đoạn này như thế nào? Hôm nay chúng

ta cùng tìm hiểu phần tiếp của bài 6

Hoạt động 3:

GV: Em có nhận xét gì vè nền kinh tế Đức?

HS: Thống kê tình hình phát triển của Đức

GV: Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy

vọt?

HS: Thống nhất, được bồi thường chiến phí, áp

dụng thành tựu khoa học, kĩ thuật

GV: Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức?

HS: Nhà nước liên bang, trong thì đàn áp công

nhân, ngoài thì chạy đua vũ trang, chiến tranh

GV: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh?

HS: Dựa vào sgk nêu nguyên nhân

GV: Các công ty độc quyền được hình thành trên

- Kinh tế: Phát triển nhanh

- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hìnhthành các tổ chức độc quyền

- Chính trị: Liên bang > đối nội, đốingoại phản động hiếu chiến > CNĐQquân phiệt, hiếu chiến

4 Mĩ.

- Kinh tế: Phát triển nhanh

- Sản xuất công nghiệp phát triển vượtbậc > Hình thành các công ty độcquyền: các Tơ rớt

- Chính trị: Tồn tại thể chế cộng hoàquyền lực tập trung trong tay tổngthống 2 đảng thay nhau cầm quyền

- Đối ngoại: Tham lam xâm lược thuộcđịa

Trang 24

Kết luận: Do sự phát triển của sản xuất các nước tư bản đều lần lượt chuyển sang giai

đoạn ĐQCN tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức, Mĩ Mỗi nước có những đặc điểm riêng nhưng nétnổi bật chung của các nước đế quốc: Sự chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tếvà tăngcường xâm chiếm thuộc địa, gây chiến tranh phân chia thế giới

4 Củng cố:

1 Bài tập 1 sgk

2 Vẽ biểu đồ hình trònchứng tỏ thuộc địa Anh nhiều nhất, gấp 3 lần của Pháp, 12 lần củaĐức; thuộc địa của Pháp gấp 4 lần Đức

5.Dặn dò: Học bài theo câu hỏi sgk, xem bài 7 tìm hiểu phong trào công nhân cuối thế kỷ

XIX đầu thế kỷ XX > Quốc tế 2 thành lập, những hoạt động của quốc tế 2

……….*****……….

Trang 25

Tuần 06 Ngày soạn 22/ 09/ 2012

Tiết 12 Ngày dạy 26 / 09/ 2012 Lớp 8A t2

29 / 09/ 2012 Lớp 8B t2

THẾ KỶ XX

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB chuyển biến mạnh mẽ sang giai

đoạn ĐQCN Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản và vô sản đã dẫn đến các phong trào công nhânphát triển > quốc tế thứ 2 được thành lập

2 Tư tưởng: Nhận thức đúng cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là

vì quyền tự do, tiến bộ của xã hội

3 Kĩ năng: Tìm hiểu khái niệm " chủ nghĩa cơ hội"

II THIẾT BỊ:Tư liệu về cuộc đấu tranh của công nhân Si-ca-gô, Lê-nin

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1 Ổn định:1 phút

2 Kiểm tra bài cũ:

Chuyển biến quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước đế quốc cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX là gì? Hãy cho biết quyền lực của các công ty độc quyền?

*Yêu cầu Do sự phát triển của sản xuất các nước tư bản đều lần lượt chuyển sang giai

đoạn ĐQCN tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức, Mĩ Mỗi nước có những đặc điểm riêng nhưng nétnổi bật chung của các nước đế quốc: Sự chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tếvà tăngcường xâm chiếm thuộc địa, gây chiến tranh phân chia thế giới (10đ)

3 Bài mới:

*Giới thiệu bài: Sau thất bại của công xã Pa-ri 1871, phong trào công nhân quốc tế tiếp tục phát triển hay tạm lắng? sự phát triển của phong trào đã đặt ra yêu cầu gì cho sự thành lập và hoạt động của tổ chức Quốc tế thứ 2? Chúng ta tìm hiểu nội dung của bài hôm nay

Hoạt động 1:

HS: Đọc sgk

GV: Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh của giai

cấp công nhân cuối thế kỷ XIX?

HS: Số lượng phong trào nhiều hơn, lan rộng

nhiều nước, chống tư sản quyết liệt

GV:Vì sao phong trào công nhân sau công xã

Pa-ri vẫn phát tPa-riển mạnh?

HS: Ý thức giác ngộ của giai cấp công nhân tăng,

Mác và Ăng ghen uy tín lớn tiếp tục lãnh đạo

GV: Kết quả to lớn nhất mà phong trào công

nhân đạt được là gì?

HS: Các tổ chức chính trị được thành lập

GV: Vì sao ngày 1/5 trở thành ngày quốc tế lao

động?

HS: Ngày 1/5 công nhân Si-ca-gô đấu tranh

thắng lợi, trở thành ngày quốc tế lao động là thể

hiện sự đoàn kết, biểu dương sức mạnh của giai

I.Phong trào công nhân quốc

tế cuối thế kỷ XIX Quốc tế thứ hai (Đọc thêm)

1.Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX

-Phong trào công nhân cuối thế

kỷ XIX phát triển rộng rãi ởnhiều nước Anh, Pháp,Mĩ đấu tranh quyết liệt chốnggiai cấp tư sản

-Sự thành lập các tổ chứcchính trị độc lập của giai cấpcông nhân các nước

+1875 Đảng xã hội dân chủĐức

+1879 Đảng công nhân Pháp+1883 nhóm giải phóng laođộng Nga

Trang 26

cấp vô sản quốc tế

Hoạt động 1:

GV: Những yêu cầu nào phải thành lập tổ chức

quốc tế?

HS: Dựa vào sgk để trả lời

GV: Quốc tế thứ hai được thành lập và hoạt động

như thế nào?

HS: Trả lời theo phần chữ in nhỏ

GV: Ăng ghen có đóng góp gì cho sự thành lập

của quốc tế thứ hai?

HS: Chuẩn bị cho sự thành lập, thúc đẩy phong

trào công nhân quốc tế

GV: Vì sao quốc tế thứ hai tan rã?

HS: Sau khi Ăng ghen mất khuynh hướng cơ hội

phân hoá 1914 chiến tranh thế giới thứ hai bùng

nổ, quốc tế hai tan rã

2.Quốc tế thứ hai(1889-1914)

-Quốc tế 1 đã giải tán, phongtrào công nhân phát triển,nhiều

tổ chức chính đảng của giaicấp công nhân ra đời >phảithống nhất lực lượng trong tổchức quốc tế

-14-7-1889 Quốc tế thứ haiđược thành lập ở Pa-ri

-Ý nghĩa:

+Khôi phục tổ chức quốc tếcủa phong trào công nhân+Thúc đẩy phong trào côngnhân

-1914 Quốc tế thứ hai tan rã

Học bài theo câu hỏi sgk, xem trước phần II tìm hiểu tiểu sử của Lê-nin Nguyên nhân

và diễn biến cuộc cách mạng Nga 1905-1907

……….*****……….

Tuần 07 Ngày soạn 30/ 09/ 2012

Tiết 13 Ngày dạy 01 / 10/ 2012 Lớp 8A t4

04/ 10/ 2012 Lớp 8B t3

THẾ KỶ XX

Trang 27

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức: Lê-nin có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của phong trào công

nhân Cuộc cách mạng Nga 1905-1907 và ý nghĩa của nó

2.Tư tưởng: giáo dục tinh thần cách mạng, tinh thần quốc tế vô sản,lòng biết ơn đối

với các lãnh tụ thế giới và niềm tin vào thắng lợi của cách mạng vô sản

3.Kĩ năng: Tìm hiểu khái niệm "Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới","Đảng kiểu

mới" Phân tích các sự kiệ cơ bản bằng các thao tác tư duy lịch sử đúng đắn

II.THIẾT BỊ:

GV: Ảnh Lê-nin, thuỷ thủ tàu Pô-tem-kin

HS: Tiểu sử Lê-nin, diễn biến cuộc cách mạng Nga 1905-0907

III TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ.

Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai? Vì sao quốc tế thứ hai tan rã?

*Yêu cầu –Hoàn cảnh (4đ)

_Giải thích (6đ)

3.Bài mới:

*Giới thiệu bài: Quốc tế thứ hai phân tán và tan rã, các Đảng đều ủng hộ chính phủ tư sản,

đế quốc Ngọn cờ đấu tranh từ đây thuộc về Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay

Hoạt động 1

GV: Em có hiểu biết gì về Lê-nin?

HS: Nêu những tài liệu về Lê-nin đã chuẩn bị

được ở nhà

GV: Lê-nin có vai trò gì đối với sự ra đời của

Đảng xã hội dân chủ Nga?

HS: Lê-nin đóng vai trò quyết định

GV: Tại sao nới Đảng Công nhân xã hội dân

chủ Nga là Đảng kiểu mới?

HS: Trả lời theo đoạn chữ in nhỏ sgk

Hoạt động 2:

GV: Dùng bản đồ giới thiệu đế quốc Nga cuối

thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX >tình hình nước

Nga

GV: Nét nổi bật của nước Nga đầu thế kỷ XX là

II.Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1907

1.Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

-Lê nin: sinh 4-1870 trong gia đình nhàgiáo tiến bộ, thông minh, sớm tham giaphong trào cách mạng

-1903 thành lập đảng công nhân xã hộidân chủ Nga >Đảng kiểu mới

+Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp vôsản

+Đánh đổ giai cấp tư sản,thành lậpchuyên chính vô sản

+Thi hành cải cách dân chủ,giải quyếtvấn đề ruộng đất cho nông dân

2.Cách mạng Nga 1905-1907

-Đầu thế kỷ XX, khủng hoảng nghiêmtrọng: kinh tế, chính trị, xã hội >mâuthuẫn xã hội gay gắt

-1905-1907 cách mạng Nga bùng nổquyết liệt

Trang 28

HS: Kinh tế, chính trị, xã hội khủng

hoảng >mâu thuẫn xã hội gay gắt

HS: Đọc chữ in nhỏ sgk và nhận xét về diễn

biến

GV: Khẳng định: Cuộc đấu tranh quyết liệt tấn

công vào địa chủ tư sản làm suy yếu chế độ

phong kiến Nga hoàng

GV: Vì sao phong trào thất bại?

HS: Sự đàn áp của kẻ thù, lực lượng chênh lệch

GV: Em hãy rút ra ý nghĩa và bài học

HS: Nêu theo sgk

GV: Kết luận, ghi bảng

-Ý nghĩa: Giáng đòn chí tử vào nềnthống trị của địa chủ tư sản, làm suy yếuchế độ Nga hoàng, chuẩn bị cho cáchmạng 1917

-Bài học:

+Tổ chức quần chúng tập dượt đấu tranh+Kiên quyết chống tư bản, phong kiến

*Kết luận: Sau khi công xã Pa-ri thất bại phong trào công nhân thế giới vẫn được duy

trì và phát triển trên cơ sở đó quốc tế thứ hai ra đời Phong trào công nhân Nga dưới sự lãnhđạo của Lê-nin đã đạt đến đình cao: Cách mạng 1905-1907

4.Củng cố:

1.Nêu những sự kiện cơ bản chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn được duy trì?2.Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga 1905-0907

5.Dặn dò: Học bài theo câu hỏi sgk Xem bài 8 tìm hiểu về nguyên nhân, thành tựu nổi

bật trên các lĩnh vực KT-Kh-VHNT và ý nghĩa xã hội của nó

……… *****………

Tuần 07 Ngày soạn 30/ 09/ 2012

Tiết 14 Ngày dạy03 /10/ 2012 Lớp 8A t2

05/10/ 2012 Lớp 8B t2

Bài 8 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KĨ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC VÀ

NGHỆ THUẬT THẾ KỈ XVIII-XIX

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức: Sau cách mạng tư sản, giai cấp tư sản đã tiến hành các cuộc cách mạng công

nghiệp làm thay đổi nền kinh tế xã hội

-Sự thay đổi nền kinh tếvới sự xâm nhập của kĩ thuật tiên tiến vào tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội đã tạo điều kiện cho các nghành khoa học phát triển

Trang 29

-Những thành tựu nổi bật của văn học, nghệ thuật với trào lưu hiện thực phê phán đã gópphần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của CNTB

2.Tư tưởng:-Cách mạng KH-KT đã đưa nhân loại samg nền văn minh của đại công nghiệp

-Nhận thức rõ yếu tố năng động của KH-KT đối với sự tiến bộ xã hội > xâydựng niềm tin vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay

3.Kĩ năng:-Phân biệt "Cách mạng tư sản" với "Cách mạng công nghiệp"

-Biết phân tích vai trò của kĩ thuật, khoa học,văn học và nghệ thuật đối với sựphát triển lịch sử

II.THIẾT BỊ:GV:Tranh ảnh về thành tựu khoa học kĩ thuật thế kỉ XVIII-XIX, chân dung các

nhà bác học, nhà văn, nhạc sĩ lớn

HS: Xem bài mới

III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

Nêu những sự kiệ chính của cách mạng Nga 1905-1907 Vì sao cách mạng thắng lợi? 3.Bài mới:

* Giới thiệu: Mác và Ăng ghen đã nhận định" Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không luôn luôn cách mạng công cụ lao động" Nhờ nó mà thé kỉ XVIII-XIX trở thành thế kỷ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên và xã hội, là thế kỉ phát triển rực rỡ của những trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian Chúng ta cùng tìm hiểu để nắm nội dung của bài.

HS: Dựa vào chữ in nhỏ sgk nêu

GV: Khẳng định lại theo tư liệu

GV: Trong lĩnh vực nông nghiệp, quân sự đã

HS: Thúc đẩy xã hội phát triển

I.Những thành tựu về kĩ thuật

-Thế kỉ XVIII nhân loại đạt được nhữngthành tựu vượt bậc về kì thuật

-Kĩ thuật luyện kim,sản xuất gang, sắtthép

-Động cơ hơi nước được ứng dụng rộngrãi trong sản xuất

-Thành tựu về kĩ thuật đạt được đã gópphần làm chuyển biến nền sản xuất từcông trường thủ công lên công nghiệp cơkhí

II.Những tiến bộ về khoa học tự nhiên

và khoa học xã hội 1.khoa học tự nhiên

-Toán học: Niu-tơn, Lep-ních, xki

Lô-ba-sép Hoá học: Men-đê-lê-ép

-Vật lí:Niu-tơn-Sinh vật: Đác-uyn

-Các phát minh khoa học có tác dụng tolớn thúc đẩy xã hội phát triển

2.Khoa học xã hội

Trang 30

HS: Đọc mục 2 nêu những học thuyết về khoa

học xã hội tiêu biểu

GV: Khẳng định:KHXH đạt được nhiều thành

tựu to lớn, nhiều học thuyết khoa học xã hội ra

đời

GV: Tác dụng của các học thuyết đối với sự

phát triển của xã hội?

HS: Thúc đẩy xã hội phát triển

GV: Yêu cầu học sinh tóm tât thành tựu văn

GV: Em hãy nêu thành tựu nổi bật về hội hoạ?

HS: Âm nhạc, hội hoạ: Mô-da, Bét-thô-ven,

Sô-panh, Đa-vít, Gôi-a

-Chủ nghĩa duy vật biện chứng-Học thuyết chính trị kinh tế học-Học thuyết xã hội không tưởng-Học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học >Nhiều học thuyết khoa học xã hội rađời

-Tác dụng: thúc đẩy xã hội phát triển,đấutranh chống phong kiến, xây dựng xã hộitiến bộ

3.Sự phát triển của văn học và nghệ thuật.

-Nhiều trào lưu văn học xuất hiện >Dùng văn học đấu tranh chống chế độphong kiến

-Âm nhạc, hội hoạ đạt nhiều thành tựu

4 Củng cố:

1.Lập bảng thống kê những thành tựu kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật

2.Vai trò của văn học nghệ thuật trong cuộc đấu tranh vì quyền sống của nhân dân

3.Bằng những kiến thức đã học hãy tự giới thiệu vài nét về một tác giả hay một tác phẩm vănhọc tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII-XIX

5 Dặn dò:Học bài theo câu hỏi sgk, xem trước bài 9 tìm hiểu cuộc đấu tranh giải

phóng Ấn độ và vai trò của giai cấp tư sản Ấn độ

……… *****………

Trang 31

Tuần 08 Ngày soạn 07/ 10/ 2012

Tiết 15 Ngày dạy /10/ 2012 Lớp 8A t

/10/ 2012 Lớp 8B t

Chương III CHÂU Á THẾ KỶ XVIII- ĐẦU THẾ KỶ XX

Bài 9: ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII- ĐẦU THẾ KỶ XX

I MỤC TIÊU:

1 Kiến thức: Học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản sau:

-Phong trào đấu tranh để giải phóng dân tộc Ấn Độ cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XXphát triển mạnh mẽ chính là kết quả tất yếu của chính sách thống trị, bóc lột tàn bạo của thựcdân Anh

-Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào giải phóng dân tộc Đồng thời tinhthần đấu tranh anh dũng của công nhân, nông dân, binh lính buộc thực dân Anh phải nhượng

bộ nới lỏng ách cai trị

2.Tư tưởng:

-Bồi dưỡng lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đã gây

ra cho nhân dân Ấn Độ

-Biểu lộ sự thông cảm và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chốngchủ nghĩa đế quốc

3 Kĩ năng:

-Sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử về cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ

-Làm quen và phân biệt khái niệm "Cấp tiến", "Ôn hoà"

-Đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ

II.THIẾT BỊ:

GV:Bản đồ "Phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"

Tư liệu về đất nước Ấn Độ

HS: Xem trước bài mới, trả lời câu hỏi sgk

III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1.Ốn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

Nêu các thành tựu nổi bật về khoa học và văn học nghệ thuật? Những thành tựu dó có tácdụng như thế nào đối với xã hội?

*Yêu cầu –Thành tựu (4đ).

_Tác dụng (6đ)

3.Bài mới:

*Giới thiệu: Từ thế kỉ XVIII các nước phương Tây đã dòm ngó xâm lược Châu Á Thực dân Anh

đã tiến hành xâm lược Ấn Độ như thế nào? Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ phát triển ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài hôm nay

-Thế kỉ XVI Anh bắt đầu xâm lược ẤnĐộ >thế kỉ XVIII hoàn thành xâm lược và

Trang 32

Anh đã xâm lược được Ấn Độ?

HS:Thế kỉ XVI Anh bắt đầu xâm lược, thế kỉ

XVIII Anh, Pháp tranh nhau >Anh thống trị

GV: Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về

số lương thực xuất khẩu và số người chết đói ở

Ấn Độ?

HS: Số lương thực xuất khẩu tăng tỉ lệ thuận

với số người chết đói

GV: Vậy chính sách thống trị của thực dân

tục,mạnh mẽ, nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia

GV: Vì sao các phong trào đều thất bại?

HS: Nêu nguyên nhân thất bại

GV: Các phong trào có ý nghĩa tác dụng như

thế nào đối với cuộc đấu tranh để giải phóng

2.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

-Các phong trào:

+Khởi nghĩa Xi-pay+1885 Đảng Quốc Đại và hoạt động củaĐảng

+Khởi nghĩa Bom-bay-Nguyên nhân thất bại:

+Sự đàn áp chia rẽ cuả thực dân Anh+Các phong trào chưa có lãnh đạo thốngnhất,chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn-Ý nghĩa: Thúc đẩy phong trào đấu tranhphát triển mạnh

4: Củng cố:

1.Nêu hậu quả sự thống trị của Anh ở Ấn Độ

2.Đảng Quốc Đại thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh gì?

3.Lập niên biểu về phong trào đấu tranh chống Anh của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉXIX đến đầu thế kỉ XX

5 Dặn dò:Học bài theo câu hỏi sgk.

……….*****……….

Tuần 08 Ngày soạn 07/ 10/ 2012

Tiết 16 Ngày dạy /10/ 2012 Lớp 8A t

/10/ 2012 Lớp 8B t

Trang 33

Bài 10: TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX

I MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS cần nắm vững

-Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do chính quyền Mãn Thanh suy yếu, hèn nhátnên đất nước Trung Quốc rộng lớn có nền văn minh lâu đời, đã bị các nước đế quốc xâu xé,trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến

-Các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến diễn ra hết sức sôi nổi, tiêubiểu là cuộc vận động Duy Tân, phong trào Nghĩa Hoà đoàn, cách mạng Tân Hợi Ý nghĩalịch sử của các phong trào đố

-Câc khái niệm :"Nửa thuộc địa nửa phong kiến"

2.Tư tưởng: Phê phán triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc trở thành

"miếng mồi"cho các nước đế quốc xâu xé Biểu lộ sự cảm thông trong viếc nhân dân TrungQuốc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến

3.Kĩ năng:

-Nhận xét và đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh

-Biết đọc và sử dụng bản đồ, trình bày các sự kiện

II.THIẾT BỊ:

GV: Bản đồ :Trung Quốc trước sự xâm lược của các đế quốc","Cách mạng Tân Hợi",

"Nghĩa Hoà đoàn"

HS: Xem trước bài mới, trả lời các câu hỏi sgk

III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: Nêu các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ Vì sao

các phong trào đố đều thất bại?

*Yêu cầu.- Các phong trào đấu tranh (6đ) -Giải thích (4dd0

3.Bài mới:

*Giới thiệu: Là một đất nước rộng lớn đông dan,cuối thế kỷ XIX Trung Quôca đã bị các nước tư bản phương tây xâu xé, xâm lươc Tại sao như vậy? Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay

Hoạt động 1:

GV: Giới thiệu về Trung Quốc

GV: Vì sao nhiều nước đế quốc lại xâu xé như

vậy?

HS: Trung Quốc là nước lớn

GV: Xác định trên bản đồ khu vực các nước đế

quốc xâm chiếm

HS: Thảo luận thế nào là nửa thuộc địa

GV:Liên hệ chế độ thuộc địa Việt Nam

Hoạt động 2:

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào đấu

tranh của nhân dân?

1.Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ.

-Trung Quốc là nước lớn, đông dân,giàutài nguyên

-Triều đình phong kiến Mãn Thanh suyyếu

-Thế kỷ XIX >nửa thuộc địa

2.Phong trào đấu tranh của nhân dân trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Thời gian Sự kiện

Trang 34

HS: Nêu sự xâu xé của các đế quốc, sự hèn

nhát của triều Mãn Thanh

GV: Yêu cầu học sinh trình bày một vài nét về

phong trào Duy Tân

GV: Giới thiệu về phong trào Nghĩa Hòa đoàn

HS: Nêu mục đích của phong trào

GV: Giới thiệu trên bản đồ

HS: Lên trình bày lại diễn biến

GV: Vì sao phong trào lại thất bại?

HS: Trả lời theo sgk

Hoạt động 3.

GV: Nêu vài nét về cuộc đời của Tôn Trung

Sơn và Trung Quốc đồng Minh hội

HS: Nêu nội dung của chủ nghĩa Tam Dân

GV: Cách mạng Tân Hợi đã bùng nổ như thế

nào?

HS: Dựa vào đoạn chữ in nhỏ sgk để trả lời

GV: Bổ sung nguyên nhân, diễn biến cách

mạng Tân Hợi theo bản đồ

GV: Nêu tính chất, ý nghĩa của cách mạng Tân

Hợi?

HS: Trả lời theo sgk

1851-18641898Cuối TKXIXĐầu XX

3.Cách mạng Tân Hợi(1911)

-Tôn Trung Sơn (1866-1925), thành lậpTrung Quốc Đồng Minh hội

-Cách mạng Tân Hợi+Diễn biến: sgk+Kết quả:Thắng lợi +Tính chất: Cách mạng tư sản không triệtđể

+Ý nghĩa: sgk

4.Củng cố: - Đánh dấu vào những nguyên nhân đưa đến sự thất bại của phong trào

đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-XX

a.Sự câu kết giữa triều đình Mãn Thanh với các nước đế quốc

b.Các phong trào chưa có sự liên kết, diễn ra lẻ tẻ

c.Thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo, một đường lối cách mạng đúng đắn

d.Cả 3 nguyên nhân trên

-Lập bảng tóm tắt niên biểu phong trào đấu tranh của nhân dân TrungQuốc (thời gian, diễn biến, mục đích, kết quả) từ 1840-1911

5.Dăn dò:

Học bài theo câu hỏi sgk Đọc trước bài các nước Đông Nam Á, Tại sao các nướcĐông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây?, phong trào giải phóngdân tộc của các nước diễn ra như thế nào?

……….*****……….

Tuần 09 Ngày soạn 14/ 10/ 2012

Tiết 17 Ngày dạy /10/ 2012 Lớp 8A t

/10/ 2012 Lớp 8B t

Bài: 11 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỶ XIX-ĐẦU THẾ KỶ XX

Trang 35

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Học sinh nắm được

-Sự thống trị bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân làm cho phong trào đấutranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển

-Trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ tay sai cho chủ nghiã thực dân thìgiai cấp tư sản đã lãnh đạo đấu tranh

-Những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷXX

GV:Bản đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, các tài liệu về In-đô-nê-xi-a,Lào

HS: Đọc xem trước bài mới

II.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

Vì sao các phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ

XX lần lượt bị thất bại?

*Yêu cầu.-Yếu về lược lượng(3,5)

-Lãnh đạo thiếu thống nhất, thiếu vũ khí.(3,5)

-Phong kiến câu kết với Đế Quốc(3đ)

3.Bài mới:

*Giới thiệubài mới: Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trở thành miếng

mồi béo bở cho chủ nghĩa tư bản phương Tây,tại sao như vậy, cuộc đấu tranh giải phóng dântộc của nhân dân các nước Đông Nam Á diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nộidung bài hôm nay

Trang 36

Hoạt động 1:

GV: Giới thiệu khu vực Đông Nam Á

HS: Em có nhận xét gì về vị trí địa lý

của các quốc gia Đông Nam Á

GV: Tại sao ĐNA trở thành đối

tượng xâm lược của tư bản phương

Tây?

HS: Trả lời theo sgk

GV: Tại sao nước Xiêm giữ được chủ

quyền của mình? (Cs đối ngoại khôn

khéo, lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh &

Pháp (Đệm))

GV: Các nước phương Tây đã tiến

hành xâm lược ĐNA như thế nào?

HS: Lên bảng chỉ bản đồ

Hoạt động 2:

GV: Vì sao nhân dân ĐNA tiến hành

đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?

mục tiêu chung của các cuộc đấu

tranh là gì?

HS: Chính sách thống trị và bóc lột,mục

tiêu giải phóng dân tộc

GV: Em hãy nêu đặc điểm chung nổi

bật trong cs thống trị của thực dân

phương Tây ở các nước ĐNA?

HS (Dựa vào phần chữ nhỏ SGK)

GV: Dựa vào SGK em hãy tổng hợp

diễn biến các phong trào đấu tranh

chống các nước phương tây diễn ra ở

ĐNA?

GV.Các cuộc đtr chống CNTD của

nhd ĐNA có điểm gì giống và khác

nhau? ( Giống nhau Đều gpdt # )

GV: Nêu vài nét nổi bật về phong

trào đấu tranh ở 3 nước Đông

Dương?

HS: Cùng kẻ thù,phong trào đấu tranh

diễn ra liên tục, có phối hợp đoàn kết

chiến đấu của nhân dân 3 nước

I.Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân

ở các nước ĐNA

1 Nuyên nhân.

- Các nước tư bản phát triển phát triển cần thị

trường

- Có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên.

- Chế độ phong kiến suy yếu > đối tượng xâmlược của tư bản phương Tây

2 Diễn biến Cuối thế kỷ XIX các nước tư bản

phương Tây đã hoàn thành xâm lược ĐNA( TrừXiêm)

II.Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

1.Chính sách thống trị của các nước thực dân phương Tây.Vơ vét, đàn áp, bóc lột, chia để trị

2.Diễn biến:

Tên nước Thời

gian

Phong trào tiêu biểu

Thành quả bước đầu In- đô- nê- xi-

*1908

-TL công đoàn

xe lửa -TL hội …CN

Đảng CS….

Phi- Líp-Pin

1896-1898

Cách mạng bùng nổ

Nước cộng hòa Phi- Líp- Pin ra đời

Cam- Chia

Pu- 1868

*1863- 1867

*1866 KN Ta Keo -KN Cra- Chê

Gây cho Pháp nhiều tổn thất Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp Lào *1901

1907

*1901 Đtrvtr ở va-na-khét -KN ở CN Bô

xa-lô ven

Trang 37

GV: Kết quả như thế nào?

GV: Nguyên nhân thất bại?

Việt Nam

*1885-1896

1913

*1884 Ptr Cần Vương

-KN Yên thế Miến Điện 1885 Kc chống thực

- HS a.Xu hướng đấu tranh giành độc lập

b.Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất không chịu khuất phục trước kẻ thù.c.Có sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân trong phong trào

d.Các phong trào đều thất bại

5.Dặn dò:

Học bài theo câu hỏi sgk Xem trước bài 12 nắm nội dung cuộc Duy Tân Mây gi >Nhật trở thành nước đế quốc

……… *****………

Trang 38

2.Diễn biến:

Tên nước Thời gian Phong trào tiêu

biểu

Thành quả bước đầu

In- đô- nê-

xi-a

*1905

*1908

-TL công đoàn xe lửa

-TL hội …CN

Đảng CS….

Trang 39

Phi- Líp-Pin 1896-1898 Cách mạng bùng

nổ

Nước cộng hòa Phi- Líp- Pin ra đời

Cam- Pu- Chia *1863-1868

*1866-1867

-KN Ta Keo -KN Cra- Chê

Gây cho Pháp nhiều tổn thất Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp

*1901-1907

-Đtrvtr ở na-khét

xa-va KN ở CN Bô lô ven

Việt Nam *1885-1896

*1884-1913

-Ptr Cần Vương

-KN Yên thế Miến Điện 1885 Kc chống thực

dân Anh

Thất bại

Tuần 09 Ngày soạn 14/ 10/ 2012

Tiết 18 Ngày dạy /10/ 2012 Lớp 8A t

/10/ 2012 Lớp 8B t

Bài 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Giúp học sinh:

-Hiểu rõ những tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868 Thực chất đây là cuộccách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Trang 40

-Thấy được chính sách xâm lược từ rất sớm của giới thống trị tư bản cũng như cuộcđấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX-dầu thế kỷ XX

2.Tư tưởng: Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối

với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền vớichủ nghĩa đế quốc

3.Kĩ năng: Nắm vững được khái niệm"cải cách" sử dụng bản đồ

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC:Bản đồ nước Nhật cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, tranh ảnh về

Nhật bản đầu thế kỷ XIX

III.TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC:

1.Ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:

Kể tên một vài sự kiện chứng tỏ cuộc đấu tranh của nhân dân 3 nước Đông Dươngchống kẻ thù chung là thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX?

*Yêu cầu.-Cam –pu –chia (3,5đ)

-Lào (3đ)

-Việt Nam (3,5đ)

3.Bài mới:

*Giới thiệubài: Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong khi hầu hết các nước châu Á

đều trở thành thuộc địa thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng trởthành đế quốc chủ nghĩa Tại sao như vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học

Hoạt động 1:

GV: Giới thiệu khái quát về nước Nhật

GV: Tình hình nước Nhật cuối thế kỷ XIX có

điểm gì giống với các nước châu Á nói chung?

HS: CNTB xâm lược, chế độ phong kiến suy yếu

GV: Bổ sung: chế độ phong kiến do Sô-gun đứng

đầu khủng hoảng bế tắc > Mĩ buộc Nhật mở cửa

GV: Tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho nước Nhật

HS: Cải cách canh tân để xây dựng đất nước

GV: Thiên Hoàng Minh Trị có vai trò như thế nào

đối với cải cách?

HS: Dựa vào sgk trả lời

GV: Kể một vài nét về Thiên Hoàng Minh Trị

GV: Nội dung chủ yếu của cuộc duy Tân là gì?

Nhận xét?

HS: Dựa vào đoạn chữ in nhỏ sgk trả lời

HS: Thảo luận vì sao Duy Tân Minh Trị có sức

hút các nước châu Á noi theo (Liên hệ VN)

GV: Vậy đây có phải là cuộc cách mạng tư sản

không? vì sao?Ý nghĩa?

HS: Là cuộc cách mạng tư sản, mở đường CNTB

+Chính trị xã hội: Cải cách nông nô+Giáo dục:Chú trọng khoa học kĩthuật, tiếp thu thành tựu của phươngTây

-Ý nghĩa lịch sử: Nhật thành nước tưbản công nghiệp phát triển

- Cách mạng tư sản

Ngày đăng: 03/12/2021, 11:44

w