1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu Xác định cường độ quang hợp pptx

6 3,2K 26

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 92,76 KB

Nội dung

Bài thực hành 15 Xác định cường độ quang hợp bằng phương pháp hoá học 1. Nguyên tắc của phương pháp Cành lá được treo trong bình cầu hoặc bình tam giác bằng thuỷ tinh trong suốt, kín. Khi được chiếu sáng, cành lá quang hợp, hấp thụ CO 2 trong bình. Lượng CO 2 hấp thụ do quang hợp được tính bằng lượng CO 2 trong bình kiểm tra (bình không có cành lá) trừ đi lượng CO 2 còn lại trong bình thí nghiệm (bình có chứa cành lá). Lượng CO 2 trong các bình được xác định bằng phương pháp hoá học, dựa theo nguyên tắc sau: Đưa dung dịch kiềm Ba (OH)2 vào bình để hấp thụ CO 2 , theo phản ứng sau: Ba(OH) 2 + CO 2 = BaCO 3 + H 2 O Lượng Ba (OH) 2 còn dư được trung hoà bằng HCl theo phản ứng: Ba(OH) 2 + HCl = BaCl 2 + H 2 O Từ các phương trình trên cho thấy: 1 M axit HCl tương ứng với 0,5 M CO 2 , tức 44/2 = 22 g CO 2 . Vì vậy dung dịch HCl 0,025 N (có nghĩa là 1ml dung dịch này chứa 0,000025 mol HCl) sẽ tương ứng với 22 x 0,000025 = 0,00055 g hay 0,55 mg CO 2. Từ giá trị trên tính cường độ quang hợp: số mg CO2 hấp thụ trên một đơn vị diện tích lá trong một đơn vị thời gian (mg CO2/dm2.giờ). Trên thực tế đã biết rằng: Cường độ quang hợp ở thực vật C4 thường gấp đôi ở thực vật C3. Do đó có thể sử dụng phương pháp này để xác định thực vật C3 , thực vật C4. 2. Đối tượng, hoá chất và dụng cụ thí nghiệm - Cây hoặc cành lá được cung cấp nước đầy đủ - Dung dịch Ba (OH)2 0,025 N - Dung dịch HCl 0,025 N - Chỉ thị màu: Phenolphtalein - Giá đỡ bình cầu - Cân - Kéo - Giấy thiếc - Đèn điện chiếu sáng 200 - 300 W - Bình cầu hoặc bình tam giác có dung tích 1,5 - 3 lít - Nút cao su 2 loại (xem hình) 3. Các bước tiến hành Dùng hai bình có dung tích như nhau: một bình kiểm tra (không có lá), một bình thí nghiệm (có lá). Sau khi để hai bình mở nút ngoài không khí 30 phút, đậy hai bình bằng nút loại 1. Bình thí nghiệm có cành lá gắn với nút, đầu cành lá (chỗ cắt) được cắm trong một ống nghiệm nhỏ có chứa nước, lượng nước này sẽ cung cấp cho lá trong suốt thời gian đo quang hợp. Chú ý phải bịt kín miệng hai bình bằng giấy thiếc. Đưa hai bình ra ánh sáng và tính thời gian quang hợp. Khi thí nghiệm kết thúc (khoảng 20 - 30 phút), thay nhanh nút loại 1 bằng nút loại 2 (nút có lỗ để chuẩn độ). Tiến hành phân tích không khí trong bình bằng cách cho vào mỗi bình 20 ml Ba (OH)2 và 2-3 giọt phenolphtalein. Lắc nhẹ bình để tăng diện tiếp xúc giữa Ba (OH)2 và CO2 trong 30 phút. Sau khi thấy có kết tủa của BaCO3 nhiều, tiến hành chuẩn độ bằng cách rót từng giọt HCl vào bình cho đến khi mất màu hồng của dung dịch trong bình. Ghi lượng HCl đã dùng để trung hoà lượng Ba (OH)2 còn lại. Sau khi tính diện tích lá quang hợp (theo phương pháp của bài thực hành 14), ta tính cường độ quang hợp theo công thức sau: I = (( A - B ) . 0,55 . 60)/S.t (mg CO2 / dm2 . giờ) I : Cường độ quang hợp A : Lượng HCl cần để chuẩn độ ở bình thí nghiệm B : Lượng HCl cần để chuẩn độ ở bình kiểm tra S : Diện tích lá ( dm2 ) t : Thời gian quang hợp (giờ g) 60 : Chuyển từ phút sang giờ. 4. Kết luận: So sánh kết quả về cường độ quang hợp ở các cây khác nhau và nhận xét. . Bài thực hành 15 Xác định cường độ quang hợp bằng phương pháp hoá học 1. Nguyên tắc của phương pháp. tính cường độ quang hợp: số mg CO2 hấp thụ trên một đơn vị diện tích lá trong một đơn vị thời gian (mg CO2/dm2.giờ). Trên thực tế đã biết rằng: Cường độ

Ngày đăng: 21/01/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w