1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ GIỚI

12 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 28,01 KB

Nội dung

ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 1+2 (171+172)-2010 30 Ngo¹i ng÷ víi b¶n ng÷ MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ GIỚI TÍNH TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH L£ hång linh (ThS, §¹i häc Ngo¹i th−¬ng) 1. Đặt vấn đề Giới tính là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống con người như nhận thức , thói quen, hành vi ứng xử , xã hội, văn hóa v.v… Về mặt lí luận, “Giới tính có hàm ý không chỉ trong quan hệ về chủng tộc, trong tầng bậc xã hội, luật pháp và thói quen, thể chế giáo dục mà còn tác động đến tôn giáo, giao tiếp xã hội, phát triển xã hội và nhận thức, vai trò trong gia đình và công sở, phong cách giao tiếp, quan niệm về cái tôi, phân bổ nguồn lực, các giá trị thẩm mĩ, đạo đức và nhiều lĩnh vực khác nữa”. Về mặt thực tiễn, vấn đề giới tính liên quan mật thiết đến sự thay đổi về quan niệm và đời sống, vị thế ở cả gia đình cũng như ở ngoài xã hội giữa nam và nữ (Sally Me Connell Ginet). Theo cách nhìn nhận trên, mối quan hệ giữa giới tính với ngôn ngữ không thể chỉ xem xét trong nội bộ ngôn ngữ ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng mà phải nhìn rộng ra theo cách tiếp cận ngôn ngữ - xã hội liên quan đến hàng loạt vấn đề khác như sinh học, địa vị, vai trò trong gia đình cũng như trong xã hội của mỗi giới nói chung và từng thành viên cụ thể ở mỗi giới. Trong bài viết này tôi muốn đi sâu để tìm hiểu bản chất của ngôn ngữ và vấn đề giới tính- một mảng khá quan trọng của ngôn ngữ học xã hội liên quan đến đời sống tinh thần của hai phái nam và nữ - những con người đã làm nên lịch sử của toàn bộ xã hội ngày nay. Trước hết có thể thấy ba vấn đề nổi bật về ngôn ngữ và giới tính như sau: Thứ nhất, sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới là do cấu tạo cơ thể người như vị trí của phần “chứa” ngôn ngữ ở trong não cũng như đặc điểm về sinh lí cấu âm. Chẳng hạn, các cụm từ đánh giá trong tiếng Việt về giọng nói như “giọng ồm ồm như đàn ông”, “giọng the thé như đàn bà”, “giọng khàn như vịt đực”, v.v… cũng thể hiện phần nào đặc điểm liên quan đến sinh lí cấu âm của con người thuộc từng giới, nói chung. Thứ hai,sự khác nhau về ngôn ngữ để nói về mỗi giới. Hay nói một cách cụ thể, dường như trong mỗi ngôn ngữ đều có những từ ngữ chỉ dùng cho giới này mà không thể dùng cho giới khác. Ví dụ: quy tắc phối hợp về giống, số, cách trong một số ngôn ngữ (như tiếng Nga); sự phân định các danh từ, các đại từ cho mỗi giới để tạo thành các cặp tương ứng như: ông- bà, cha- mẹ Sè 1+2 (171+172)-2010 ng«n ng÷ & ®êi sèng 31 v.v… Nhưng điều lí thú là dành cho sự phân định ranh giới ở một số không nhỏ các tính từ, động từ chuyên dùng cho từng giới, và nếu sử dụng không đúng theo giới thì sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung theo hướng “mang đặc điểm của giới đó”. Ví dụ từ “handsome” trong tiếng Anh chỉ dùng để nói về vẻ đẹp của nam giới nhưng nếu dùng cho nữ thì sẽ bao hàm ý “có vẻ đẹp mạnh mẽ của nam giới”. Ví dụ: “I would describe her as handsome rather than beautiful” (tôi có thể mô tả cô ta có cái vẻ đẹp cương nghị) của một đấng nam nhi hơn là vẻ đẹp dịu dàng của phụ nữ) trong tiếng Việt có tính từ như yểu điệu thướt tha, chua ngoa… thiên về chỉ nữ tính. Thứ ba, sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thể hiện ở ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng. Đó là sự khác nhau về diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới để biểu thị cùng một vấn đề. Ví dụ: khi nhìn thấy một mẩu bơ thừa trong tủ lạnh phản ứng của đôi vợ chồng thể hiện khác nhau như sau: (1) – Đồ rác rưởi! Sao lại cứ để mẩu bơ và tủ lạnh thế này. - Trời ơi! Sao lại cứ bỏ mẩu bơ và từ lạnh thế này. (- Shit! You’ve put the peanut butter in the refrigerator again. - Oh dear, you’ve put the peanut butter in the refrigerator again). R. Lakoff đã đưa hai câu này cho các cộng tác viên và đề nghị các cộng tác viên cho biết câu nào của nam giới và câu nào của nữ giới. Kết quả cho thấy các phiếu điều tra cho rằng câu (1) của nam và câu (2) của nữ. Điều này hoàn toàn khớp với thực tế trong băng ghi âm của tác giả. Nguyên nhân của sự khác nhau này rất nhiều, thường là: - Do tâm lí xã hội khác nhau ở từng giới tính. Nhiều khi như là sự tự giác trong ý thức đến mức trở thành thói quen, một tiêu chuẩn vô hình “nam phải nói như thế nào” và“nữ phải nói ra sao”. - Do tâm lí chung của xã hội và trở thành tiêu chuẩn đối xử với việc sử dụng ngôn ngữ của nữ. Ở một số quốc gia, vẫn có quan điểm trọng nam khinh nữ cho nên vấn đề về ngôn ngữ và giới tính cũng cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc. 2. Những khác biệt cơ bản giữa nam và nữ liên quan đến ngôn ngữ Sự khác biệt về âm vị giữa lời nói của nam và nữ. Ví dụ trong ngôn ngữ đông bắc Á, ngôn ngữ Yukaghir, phụ nữ và trẻ em phát âm /ts/và /dz/ còn nam giới thì /tj/ và /dj/. Về lĩnh vực hình vị và từ vựng, rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ sử dụng từ có màu sắc nhiều hơn nam giới.Nữ giới thường sử dụng ngôn từ của mình để nhấn mạnh những ảnh hưởng đối với họ, ví dụ trong tiếng Anh phụ nữ thường dùng những từ như: so good,such fun, exquisite, lovely, darling… Về lĩnh vực liên quan đến ngữ pháp, các nhà nghiên cứu cũng cho thấy rằng cách dùng ngữ điệu của nam và nữ rất khác nhau, nữ thường sử dụng nhiều hơn nam giới những cấu trúc liên quan đến sự biểu đạt về sự ngạc nhiên, lịch sự.Trong câu trả lời nữ thường lên giọng, điều này thể hiện phần nào sự không chắc chắn của họ khi đưa ra ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 1+2 (171+172)-2010 32 câu trả lời. Hay như trong câu hỏi phụ nữ thường sử dụng câu hỏi đuôi nhiều hơn nam giới. Trong các cuộc nói chuyện giữa nam và nữ thì nam nói nhiều hơn. Nữ thường đưa ra câu hỏi nhiều hơn, nữ hay khích lệ người khác nói nhiều hơn nam giới, nam giới thường hay ngắt lời nhiều hơn, phản đối nhiều hơn. Chủ đề của các cuộc nói chuyện cũng khác nhau, khi nam nói chuyện với nam thì thường nói về sự cạnh tranh trong công việc, thể thao, chính trị còn những cuộc nói chuyện giữa nữ giới thì thường về bản thân, tình cảm, gia đình, nhà cửa…. 2.1. Sự phân biệt đối xử về giới tính thể hiện trong ngôn ngữ Ngôn ngữ với chức năng là phương tiện giao tiếp của xã hội luôn luôn biến đổi phù hợp với sự biến đổi của xã hội và đồng thời phản ánh và lưu giữ lại những biến đổi của xã hội. Sự phân biệt về giai cấp, tầng lớp và đặc biệt là giới tính trong xã hội vẫn in đậm nét trong lịch sử phát triển ngôn ngữ. Sự phân biệt về giới tính thể hiện rõ nhất trong ngôn ngữ là về mặt cấu tạo từ. Với số lượng lớn từ vựng được sử dụng có những yếu tố cho thấy sự phân biệt giữa nam và nữ. Ví dụ, trong tiếng Anh hàng loạt các từ được cấu tạo có yếu tố man phản ánh về vị thế xã hội của nam giới, sự phân biệt đối xử, thái độ trọng nam khinh nữ. Ví dụ, từ chairman (chủ tịch), salesman (người bán hàng), spokesman (phát ngôn viên), hay policeman (người cảnh sát)….Hầu hết những từ trong tiếng Anh có gắn với từ “man” or “men” khi phản ánh về vị thế xã hội thì được dùng chung cho cả những trường hợp đối tượng được nhắc đến không phải là nam giới mà là phụ nữ. Như vậy chúng tôi có thể nhận thấy sự phân biệt về giới tính được thể hiện trong ngôn ngữ tương đối rõ ở cả tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, rất nhiều các tính từ trong tiếng Anh, các từ chỉ chung cho cả nam và nữ thì cũng được ghép với từ “man”: man-made (nhân tạo), man- to- man talk( nói chuyên trực tiếp). Nhưng hiện nay đã có khá nhiều từ trung lập được sử dụng, ví dụ: chairperson, sales clerk, police officer..., điều này cho thấy mọi người đã ý thức hơn về sự phân biệt về giới trong ngôn ngữ và hướng đến sự bình đẳng trong ngôn ngữ. Sự phân biệt đối xử giới tính còn thể hiện trong cấu tạo từ cụ thể là hiện tượng đặt từ “phụ nữ” trước một số từ chỉ chức danh, nghề nghiệp xuất hiện ở một số ngôn ngữ như tiếng Việt hoặc tiếng Hán. Ví dụ: nữ bác sĩ, nữ kĩ sư, nữ y tá, nữ phóng viên, nữ giám đốc… Đây chính là biểu hiện của việc “trọng nam khinh nữ”, vì ngày xưa phụ nữ không được đi học, không được làm các nghề này nên trong các ngôn ngữ không tồn tại các từ chỉ nghề nghiệp, chức danh cho phái nữ. Hoặc nếu có từ chỉ nghề nghiệp của nữ giới thì thường phát sinh từ danh từ chỉ nghề nghiệp của nam giới. Sự phân biệt đối xử về giới tính còn được thể hiện ở cách dùng các đại từ nhân xưng như he hoặc đại từ sở hữu trong tiếng Anh thay cho she hoặc her trong rất nhiều trường hợp. Ví dụ: Everyone is required to remove his (not her) shoes before entering the hall (mọi người phải cởi giầy trước khi vào phòng), hoặc the child was playing, wasn’t he (not she) (đứa bé đang chơi, phải không)? Cả hai câu trên, đối tượng được đề Sè 1+2 (171+172)-2010 ng«n ng÷ & ®êi sèng 33 cập đến có thể là nam hoặc nữ nhưng ngôn ngữ được sử dụng thì lại gắn với nam. Sự phân biệt đối xử về giới tính còn được thể hiện trong giao tiếp ngôn ngữ. Theo R.Lakoff, ở Mĩ trong các ngày lễ hội người ta thường hỏi phụ nữ “What does your husband do? “chứ tuyệt nhiên không có ai hỏi “What does your wife do?”. Và nếu có người hỏi về công việc của người vợ anh ta thì lập tức sẽ nghe được câu trả lời là “She is my wife, that’s what she does.” Ngay trong tiếng Việt cũng vậy người ta cũng thường chú trọng tới địa vị, vai trò của nam giới hơn. Trong thư từ giao dịch trong công việc hiện nay khi gửi thư tới một cơ quan hay một tổ chức thì phần chào thư thường được việt bằng Dear Sirs/ Sir (thưa quý ngài/ thư ông), mặc dù là gửi thư cho một tập thể cả nam và nữ. Trong tiếng Việt, việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, trong những cặp từ chỉ nam và nữ thì bao giờ những từ chỉ nam giới (giống đực) cũng đứng trước những từ chỉ nữ giới (giống cái). Ví dụ, người Việt thường nói: ông –bà, chú –thím, cậu- mợ, anh-chị, thầy –cô…Trong tiếng Anh cũng có những cặp từ : men and women, boys and girls,husband and wife… Sự phân biệt về giới tính trong ngôn ngữ còn được thể hiện rất rõ trong cách đặt tên của người Việt. Về ý nghĩa của tên, tên nam giới thường gắn với sự mạnh mẽ và ý nghĩa to tát như: Dũng, Cường, Thành Đạt.., tên nữ giới thường gắn với sự nhẹ nhàng tao nhã, hoặc tên của các loài hoa: Lan, Mai, Cúc, Hồng…. Cách nhìn nhận của xã hội về giới tính còn được phản ánh trong việc đánh giá lời nói của từng giới. Trong xã hội dường như có những tiêu chí vô hình như “con trai thì phải nói thế này” trong khi đó “con gái thì phải nói thế kia”. Đàn ông thì ăn to nói lớn còn phụ nữ thì ăn nói nhỏ nhẹ.Và cũng chính vì thế mà tồn tại nhiều định kiến đối với nữ giới. 2.2. Phong cách ngôn ngữ của mỗi giới Theo các tài liệu trắc nghiệm, phong cách ngôn ngữ mà mỗi giới sử dụng chỉ xuất hiện sau tuổi thứ năm, tuổi thứ sáu hoặc sau tuổi thứ bảy. Ngôn ngữ của các cháu ở tuổi nhà trẻ ,mẫu giáo chưa có sự khác nhau giữa các giới, vì hầu hết trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo thường ảnh hưởng ngôn ngữ của cha mẹ, đặc biệt là của người mẹ. Nhiều khi, ngôn ngữ của các bé trai hơi thiên về nữ tính: nhỏ nhẹ, nhẹ nhàng, và luôn kèm các từ đệm ạ,ứ, ứ ừ, ơ, ơi, với, với đâu……..Các cháu, cả nam và nữ đều hay dùng các kiểu câu như: Mẹ ơi con đói. Con thưa cô cho con về ạ Bẩn là ứ chơi với đâu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tác động của môi trường giao tiếp cũng như sự chỉ đạo sử dụng ngôn ngữ của các bậc cha mẹ đối với các cháu. Ở trường là ngôn ngữ của các cô, còn ở nhà thì ngôn ngữ của mẹ là chủ yếu. Do vậy phong cách ngôn ngữ của các cháu tuổi nhà trẻ, mẫu giáo mang phong cách nữ tính. Các bậc cha mẹ khi nói với trẻ ở lứa tuổi này thường dùng ngôn ngữ dạy bảo, dỗ dành, và đôi khi có chút đe nẹt. Cũng vì ngôn ngữ của các cháu ở giai đoạn này là ngôn ngữ bắt chước cho nên trong ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 1+2 (171+172)-2010 34 một số trường hợp, ngôn ngữ của cả cháu trai và cháu gái nhiều khi rất “ra dáng mẹ”. Ví dụ: khi các bé trai cũng như bé gái chơi đồ hàng, búp bê đều sử dụng cùng một kiểu ngôn ngữ như: Hư nào! Ngoan nào, có ngủ không nào, phạt chiều nay ngồi yên một chỗ này. Khi vào tiểu học, môi trường tiếp xúc của các bé ngày một rộng, cá tính nam, nữ dần được hình thành và định hình nên yếu tố giới tính bắt đầu được thể hiện trong ngôn ngữ của mỗi giới. Nhiều nghiên cứu về phong cách ngôn ngữ của mỗi giới đều tập trung vào khảo sát phong cách ngôn ngữ nữ tính và gọi là “ phong cách nữ tính” và do vậy cũng là ngầm nói đến phong cách ngôn ngữ “ nam tính”. Muốn nêu ra đặc trưng ngôn ngữ của giới này thì phải có sự so sánh, dù là không công khai, với đặc trưng ngôn ngữ của giới kia, thông qua những nghiên cứu đó người ta thấy được sự khác biệt về ngôn ngữ giữa nam và nữ. R. Lakoff là người đóng góp đáng kể trong việc nghiên cứu ngôn ngữ và giới tính. Theo bà, vị trí không có quyền lực của nữ giới đã ảnh hưởng lớn đến phong cách ngôn ngữ của họ và được thể hiện trong giao tiếp rất rõ. So với nam giới, phong cách lời nói của nữ giới sử dụng thường vòng vo uyển chuyển, do dự. - Nữ giới thích sử dụng các câu có thêm thành phần phụ, hoặc câu hỏi có đuôi “phải không”. Ví dụ: Mary is here, isn’t she? (Mary ở đây, phải không?) Or: It’s fine today, isn’t it? (Hôm nay trời đẹp, phải không?) - Nữ giới thích dùng ngữ điệu để nói các câu trần thuật. Ví dụ: Wife: There’s a good film at eight o’clock. Husband: But there’s a football match on ITV. Wife: It’s my favourite programme! - Nữ giới thường dùng các từ do dự như: I think (tôi nghĩ rằng), I guess (tôi đoán rằng), …. để trả lời các câu hỏi. Ví dụ: Did you like the film? - I think I like it a lot. (Cô có thích bộ phim đó không?- tôi nghĩ là tôi thích) - Nữ giới thường dùng nhiều cách nói mang tính lịch sự như: please, thank you, you are so kind; it’s very kind of you to come… - Nữ giới thường dùng nhiều từ chỉ mầu sắc trong khi đó thì nam giới lại ít dùng từ chỉ mầu sắc. Và đây chính là sự khác biệt về phong cách ngôn ngữ và ảnh hưởng tới phong cách ăn mặc của nam và nữ. Nữ giới thường mặc quần áo có mầu sặc sỡ hoặc nhiều mầu sắc, trong khi đó thì nam giới thường không mặc quần áo nhiều mầu sắc hoặc quần áo có mầu sặc sỡ. - Nữ giới thường dùng các từ tăng cường để nhấn mạnh như: so, very, really, absolutely…Ví dụ: I’m very sorry (tôi rất xin lỗi). Hoặc absolutely right (tuyệt đối đúng). Nghiên cứu sự khác biệt về giới tính trong ngôn ngữ không thể tách rời ngữ cảnh giao tiếp. Trong quan hệ giao tiếp, theo Sè 1+2 (171+172)-2010 ng«n ng÷ & ®êi sèng 35 nghĩa rộng là hoàn cảnh xã hội, theo nghĩa hẹp là hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, các nhân tố như nghề nghiệp, trình độ văn hoá, tuổi tác, tính cách… có thể ảnh hưởng tới phong cách ngôn ngữ của người nói. Những người có trình độ cao ít khi sử dụng tiếng lóng, hoặc ít khi sử dụng những từ thô tục. Trong khi đó những người lao động chân tay như thợ hồ, người đạp xích lô…hay sử dụng tiếng lóng hoặc hay dùng những từ thô tục, chửi thề…Hoặc những thầy cô giáo không thể sử dụng những từ thiếu văn hoá mà luôn luôn phải dùng ngôn ngữ chuẩn mực, chính xác, lịch sự, văn minh. Hoặc những người già thì không thể nói năng sàm sỡ, hoặc không thể nói tục, nói bậy. Trong khi đó thanh niên có thể sử dụng bất kì những từ nào mà họ muốn để nói về bất kì thứ gì mà họ thích. Ví dụ: Hai thanh niên nam gặp nhau họ có thể nói: A: Ấy, con bồ mày dạo này thế nào rồi? B: À, nó mập như con heo ấy. Hai người lớn tuổi lâu ngày gặp nhau chỉ có thể hỏi: A: Dạo này bà nhà có khoẻ không ông? B: Cảm ơn ông, bà nhà tôi vẫn khoẻ ạ. Phong cách ngôn ngữ của mỗi giới còn thể hiện ở tình huống giao tiếp, mục đích giao tiếp, và nhu cầu giao tiếp, cụ thể là ai nói, nói ở đâu, nói với ai, nói khi nào…Trong các tình huống giao tiếp khác nhau hoặc hoàn cảnh giao tiếp khác nhau phải có các từ ngữ , câu cú khác nhau, hoặc các biện pháp tu từ khác nhau. Ở Việt Nam, việc sử dụng cách nói phóng đại thường gặp ở nữ giới. Nữ giới hay khoa trương, thậm xưng, cường điệu hay nói cách khác là phóng đại gấp nhiều lần nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ. Cơ sở của việc phóng đại là tâm lí muốn nói rằng điều mình nói gây được sự chú ý và tác động cao nhất, làm người nhận hiểu được nội dung tối đa. Điều này cũng thể hiện sự yếu ớt của nữ giới, sự phân biệt đối xử của xã hội đối với giới nữ. Ví dụ: Hai thanh niên, một nam, một nữ: Nam: Em chờ anh lâu chưa? Nữ: Cả hàng thế kỉ nay rồi! Trong cách nói của một số phụ nữ mà trình độ học vấn không cao thì họ hay sử dụng những từ như: tiếc đứt ruột, tức lộn ruột, gận sôi gan, bầm gan tím ruột, điên tiết, sôi máu, đổ máu mắt, mệt đứt hơi, đói rã họng, hồn vía lên mây, lo sốt vó, mửa mật, tan nát cõi lòng, đứt từng khúc ruột,cười vỡ bụng, trông lác mắt……. Nhiều khi phụ nữ hay dùng cách nói so sánh về số lượng để phóng đại về tầm vóc của sự việc. Phụ nữ thường dùng những con số không bao giờ được coi là chính xác toán học. Ví dụ: bằng năm, bằng mười; gấp vạn; gấp trăm; gấp nghìn; ba đầu sáu tay; ba chìm bẩy nổi chín lênh đênh... Ngoài cách nói phóng đại để nói cho hay thì còn rất nhiều các biện pháp tu từ khác để đạt được mục đích nói hay và viết hay. Ví dụ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói giảm, mỉa mai, nhân cách hoá, uyển ngữ… Một cách nói đặc biệt của phụ nữ Việt Nam là cách nói hàm ý. Cách nói này phổ biến ở nữ giới. Đó cũng là vấn đề về việc vi phạm các phương châm hội thoại để tạo ra hàm ý để đạt được mục đích giao tiếp. ng«n ng÷ & ®êi sèng sè 1+2 (171+172)-2010 36 Hiện nay ở Việt Nam ngôn ngữ của mọi người ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội có xu hướng là: Phong cách ngôn ngữ của nữ giới chịu tác động rất mạnh của các nhân tố xã hội và được bộc lộ rõ trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, tuỳ thuộc vào vai trò trong xã hội- gia đình cũng như tuỳ thuộc vào bối cảnh giao tiếp cụ thể, đặc biệt là đối tượng giao tiếp mà mỗi cá nhân nữ giới sử dụng ngôn ngữ mang phong cách nữ tính hay mang phong cách trung tính hay thậm chí có thể thiên về phong cách nam tính. Ngày nay có nhiều nữ giới sử dụng phong cách nói năng gần với phong cách nói năng của nam giới. Ngược lại, nam giới lại sử dụng phong cách nói năng của nữ giới tuy ít nhưng không phải là không có. 3. Kết luận Qua nhiều nghiên cứu có thể khẳng định rằng yếu tố giới tính là sự tồn tại có thực trong giao tiếp ngôn ngữ. Nó tồn tại từ hai chiều: chiều tác động của giới tính đến sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp và chiều thông qua giao tiếp yếu tố giới tính được bộc lộ. Trong xã hội ngày nay, phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới về mọi phương diện, phụ nữ có rất nhiều điều kiện để phấn đấu thực hiện quyền bình đẳng của mình trên tất cả mọi phương diện trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Việc sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện để giao tiếp đối với nữ giới cũng không còn là vấn đề khắt khe, bắt buộc nữa. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, thì việc nói hay, nói để vừa lòng mọi người cũng là một điều rất quan trọng đối với nữ giới, đặc biệt là trong cơ chế thị trường ngày nay. Còn đối với nam giới thì không phải vì thế mà tầm quan trọng của họ ít đi. Việc nói hay, viết hay, nói đúng, viết đúng là của tất cả mọi người, không nên phân biệt đối xử dù là nam hay là nữ. Tuy đã có nhiều thay đổi trong cách nhìn nhận và đánh giá phụ nữ hiện nay nhưng sự nghiên cứu về mối liên quan giữa ngôn ngữ và giới tính vẫn là đề tài gợi cho chúng ta sự hiểu biết thêm về ngôn ngữ, cách sử dụng ngôn ngữ dưới nhiều góc độ khác nhau. Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau, với nhiều nét khác biệt về văn hóa, dân tộc… nhưng trong hai ngôn ngữ đều có những nét tương đồng thể hiện mối liên quan giữa ngôn ngữ và giới tính. Tài liệu tham khảo 1. Diệp Quang Ban & Hoàng Văn Thung (1991), Ngữ pháp tiếng Việt. Tập I. NXBGD. 2. Diệp Quang Ban (1992), Ngữ pháp tiếng Việt. Tập II. NXBGD. 3. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt. NXBGD. 4. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản. NXB KHXH. 5. Lương Văn Hy (2000). Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn xã hội. 6. Cao Xuân Hạo (1999), Tiếng ViệtSơ thảo ngữ pháp chức năng. KHXH, . 7. Đinh Trọng Lạc, 99 Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt. NXBGD. 8. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. KHXH. 9. GC. Thornley & Gwyneth Roberts, An Outline of English literature. Longman. (Ban Biªn tập nhận bµi ngµy 18-05-2009)

Mục lục MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ GIỚI 1.1 Đặc điểm liên quan đến phát âm giới .3 1.2 Ngơn ngữ nói giới 1.3 Phong cách ngôn ngữ giới CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC PHÂN BIỆT GIỚI TRONG NGÔN NGỮ 2.1 Sự phân biệt dựa đặc trưng ngơn ngữ lời nói 2.2 Sự phân biệt đối xử giới tính thể ngôn ngữ KẾT LUẬN 11 Tài liệu tham khảo: 11 MỞ ĐẦU Ngôn ngữ với chức phương tiện giao tiếp người Thông qua lịch sử phát triển mình, ngơn ngữ phản ánh lưu lại trình vận động phát triển xã hội Nhờ có ngơn ngữ mà xác định vấn đề liên quan đến quan điểm, tư tưởng người qua thời đại Quá trình từ xã hội “trọng nam kinh nữ” thời đại địi quyền bình đẳng ngôn ngữ phản ánh cách sâu sắc Mối quan hệ ngôn ngữ giới đề tài quen thuộc ngôn ngữ học xã hội Sự khác biệt sử dụng ngôn ngữ nam giới nữ giới, hay vấn đề kì thị giới chống kì thị giới ngơn ngữ ln nhận quan tâm tìm hiểu nhiều nhà nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu này, tập trung tìm hiểu mối quan hệ ngơn ngữ giới, từ phân chia thành hình thức phân biệt giới ngơn ngữ Ngồi phần Mở đầu Kết luận, đề tài chúng tơi gồm có bố cục phần: Chương 1: Mối quan hệ ngôn ngữ giới Chương 2: Các hình thức phân biệt giới ngôn ngữ CHƯƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ GIỚI 1.1 Đặc điểm liên quan đến phát âm giới Theo Laver, âm sắc phản ánh tiêu chí sinh học, tâm lí đặc trưng xã hội người nói Do vậy, âm sắc giới có đặc trưng định Về mặt sinh lí, máy phát âm người giống tất người bình thường giới Các âm tố phát nhờ vào hoạt động phối hợp quan cấu âm Những quan cấu âm chủ yếu là: môi, răng, lợi, mũi, lưỡi, lưỡi con, ngạc cứng, ngạc mềm, họng, dây (thanh quản) Nhưng dù giống cấu tạo máy phát âm, thân máy hai giới có khác Như dây quản nữ ngắn mỏng, lỏng nam, nên giọng nữ giới hơn, không dày giọng nam giới Về mặt tâm lí, khác hai giới thể đỉnh cộng chấn nguyên âm Điều thể âm vực trung bình nam giới nữ giới Theo nghiên cứu Gison Ramsaran, âm vực nam dao động trung bình từ 100 – 150 Hz, nữ từ 200 – 325 Hz Như vậy, nghiên cứu cho ta thấy, giọng nữ giới cao giọng nam giới, cịn nam giới âm vực thường trầm Bên cạnh hai tiêu chí sinh lí tâm lí, đặc trưng xã hội ảnh hưởng đến âm sắc phong cách ngôn ngữ cá nhân Ở nước phương Đông nước có truyền thống đề cao vị người đàn ông, người trai từ nhỏ dạy dỗ theo để hướng tới hình mẫu đàn ông tiêu chuẩn Và bé gái giáo dục mơi trường gia đình từ nhỏ hướng tới tính cách dịu dàng, hịa ái, giọng nói nhỏ nhẹ, cách đứng khoan thai v.v Trong nghiên cứu phát âm chuẩn người Trung Quốc năm 1974, kết cho thấy người phát âm chuẩn tập trung vào nhóm: giáo sư đại học, số phụ nữ giảng dạy trường học Trung Quốc đào tạo Bắc Kinh, nữ hướng dẫn viên làm việc bảo tang, triễn lãm Rõ ràng, ta rút kết luận nữ giới Trung Quốc giai đoạn hướng tới phát âm chuẩn nam giới, đồng thời, người có chức vụ, vị trí cao xã hội ý đến việc phát âm rõ ràng, rành mạch Trong cách phát âm, đặc biệt tiếng Anh Mĩ, nam giới sử dụng âm mũi hóa nhiều nữ Hai nhà nghiên cứu Shuy Austin cho rằng, âm mũi hóa mang âm sắc thơ, mạnh, có nam tính Cịn tiếng Việt, nữ sinh Hà Nội có xu hướng nhẹ hóa (khinh thanh) âm tiết phát ngơn, ví dụ đẩy phụ âm đầu “ch” thành âm mặt lưỡi (ví dụ chúng em) 1.2 Ngơn ngữ nói giới Mỗi ngơn ngữ có từ ngữ dùng cho giới mà dùng cho giới khác Ở Tiếng Việt, có phân định đại từ cho giới để tạo nên cặp tương ứng: ông - bà, cha - mẹ, anh - chị, cậu - mợ, – thím Cách xếp đại từ theo thứ tự trước – sau cho thấy vị trí người đàn ông tâm thức cộng đồng Tuy nhiên, bước vào giai đoạn đại, số đại từ tương ứng xuất (góp phần xóa bỏ phần quan niệm lâu đời ngôn ngữ): vợ - chồng, cô – Ở Tiếng Anh, hậu tố -es, -tte, -ine dùng để cấu tạo từ có liên quan đến nữ giới: god – goddess (thần – nữ thần), hero – heroine (anh hùng – nữ anh hùng) Ngồi ra, giới có tính từ dùng cho thân giới Ở Tiếng Việt, tính từ: dịu dàng, đằm thắm, thùy mị, nết na, … để dùng cho phái nữ, phái nam là: dũng mãnh, mạnh mẽ, anh tuấn, vạm vỡ, … 1.3 Phong cách ngôn ngữ giới Phong cách ngôn ngữ giới xuất sau 5-6 tuổi có sau tuổi Trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo chưa có khác biệt ngơn ngữ giới hầu hết ngơn ngữ cháu lứa tuổi ngôn ngữ bắt chước Các bé thường ảnh hưởng ngôn ngữ cha mẹ, đặc biệt người mẹ Chính mà bé trai có thiên nữ tính: nhỏ nhẹ, ln kèm từ ạ, ứ, ứ ừ, ơ, ơi, với, với đâu,…Các chúa ,cả nam nữ sử dụng kiểu câu như: Thưa ba mẹ học Mẹ cho chơi với Con ứ thích chơi với bạn đâu Nguyên nhân tình trạng tác động môi trường giao tiếp “sự đạo” sử dụng ngôn ngữ chau: trường ngôn ngữ cơ, cịn nhà chủ yếu ngơn ngữ mẹ Phong cách ngôn ngữ cháu lứa tuổi “tiền học đường” chịu ảnh hưởng phong cách ngơn ngữ nữ tính Khi ngồi tuổi (từ 5-7 tuổi trở lên) môi trường tiếp xúc ngày rộng, cá tính nam/nữ hình thành định hình yếu tố giới tính bắt đầu thể ngôn ngữ giới Về cách diễn đạt: Ở nam giới, cách diễn đạt họ mạnh mẽ trực tiếp/thẳng thắn Nam giới thường sử dụng câu khẳng định phủ định cách dứt khốt Trong đó, nữ giới, cách nói có phần uyển chuyển tránh cách nói trực tiếp Họ thường sử dụng câu dài với uyển ngữ từ biểu thị “khả năng”: có lẽ, v.v Về cách dùng câu: Nam giới thường sử dụng câu khẳng định, yêu cầu, lệnh Còn nữ giới, họ thường dùng câu phối hợp xin – yêu cầu – lệnh Nữ giới không lệnh thẳng thắng nam giới mà họ lệnh cách lịch sự, kín đáo Khác với nam giới trực tiếp yêu cầu đưa mệnh lệnh cần nam giới nhắc nhắc lại yêu cầu đó, nữ giới khác, họ lặp lặp lại yêu cầu hình thức diễn đạt khác Ở nam giới yêu cầu thường đựng quyền lực phải phục tùng nữ giới thường bỏ ngỏ khẳng định Về sắc thái ngôn ngữ giao tiếp: Ngôn ngữ phụ nữ mang nhiều màu sắc trung tính Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân nữ thể phong cách nữ tính, trung tính hay nam tính Sự dịch chuyển sử dụng ngơn ngữ truyền thống hai phái: Ngày nay, cách sử dụng ngơn ngữ hai phái bắt đầu có dịch chuyển cho Nữ giới bắt đầu có xu hướng sử dụng cách nói nam giới: yêu cầu trực tiếp, giọng điệu, sắc thái lời nói v.v Trong đó, nam giới phần ảnh hưởng từ nữ giới cách mềm hóa, nhã nhặn, chí nữ tính Những lời yêu cầu uyển chuyển, tinh tế người hướng đến giao tiếp ngày Đây tác động không nhỏ tư tưởng tiến bình đẳng giới, đồng thời thời đại đề cao trí tuệ, tri thức khiến người trọng việc nói năng, giao tiếp CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH THỨC PHÂN BIỆT GIỚI TRONG NGÔN NGỮ 2.1 Sự phân biệt dựa đặc trưng ngôn ngữ lời nói Về ngữ âm, phát âm phụ nữ chuẩn nam giới Họ sử dụng đa dạng cao độ ngữ điệu cách nói nhấn âm, hay lên giọng cuối câu Về lĩnh vực hình vị từ vựng, nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ sử dụng từ có màu sắc nhiều nam giới Nữ giới thường sử dụng ngôn từ có tính nhấn mạnh như: very, so, really,… hay tiếng Việt từ như: rất, quá, lắm,… Về lĩnh vực liên quan đến ngữ pháp, nữ thường sử dụng nhiều nam giới cấu trúc liên quan đến biểu đạt ngạc nhiên, lịch Phụ nữ thường thêm từ như: please, thank you, you are so kind,… để tạo tế nhị tăng tính hịa nhã giao tiếp Trong nói chuyện nam nữ nam nói nhiều Nữ thường đưa câu hỏi nhiều hơn, nữ hay khích lệ người khác nói nhiều nam giới, nam giới thường hay ngắt lời nhiều hơn, phản đối nhiều Thay dùng câu nói có tính chất khẳng định chắn nam giới, phụ nữ thường sử dụng câu hỏi đính kèm để tạo thừa nhận người nghe A: Mai gặp lúc giờ? B (nam): B (nữ): không? Chủ đề nói chuyện khác nhau, nam nói chuyện với nam thường nói cạnh tranh cơng việc, thể thao, trị cịn nói chuyện nữ giới thường thân, tình cảm, gia đình, nhà cửa… Kết khảo sát Shen Habing mức độ quan tâm chủ đề giới: Chủ Chính đề trị Kinh tế Xã hội Sức Gia Thiên Tình Các khỏe đình nhiên yêu quan giáo hôn hát tâm Nam 86.8% 79.8% 49.5% 59.9% dục 26.5% 62.6% nhân 65.8% 42.3% giới Nữ 13.2% 20.3% 50.5% 40.1% 73.5% 37.4% 34.2% 57.7% giới 2.2 Sự phân biệt đối xử giới tính thể ngôn ngữ Giới dùng để đặc điểm, vị trí, vai trị nam nữ tất mối quan hệ xã hội Thiên kiến giới vấn đề xã hội tồn biểu sử dụng ngôn ngữ tên gọi như: ngơn ngữ kì thị giới tính (sexist language), ngôn ngữ thiên kiến giống (gender-biased language), ngôn ngữ loại trừ giống (gender-exclusive language),… Ngôn ngữ thể thiên kiến giới hiểu cách đơn giản coi thường, hạ thấp vai trò hai giới so với giới phản ánh ngôn ngữ Ngôn ngữ với chức phương tiện giao tiếp xã hội luôn vận động, phản ánh lưu giữ lại biến đổi xã hội Sự phân biệt giai cấp, tầng lớp đặc biệt giới tính xã hội in đậm nét lịch sử phát triển ngơn ngữ Sự phân biệt giới tính thể rõ ngôn ngữ mặt cấu tạo từ Với số lượng lớn từ vựng sử dụng có yếu tố cho thấy phân biệt nam nữ Sự phân biệt đối xử giới tính cịn thể cấu tạo từ cụ thể tượng đặt từ “phụ nữ” trước số từ chức danh, nghề nghiệp xuất số ngôn ngữ tiếng Việt tiếng Hán như: nữ bác sĩ, nữ luật sư, nữ diễn viên, nữ đại sứ,… Trong hàng loạt từ tiếng Anh cấu tạo có yếu tố man phản ánh vị xã hội nam quyền cho điển hình đề cao nam giới hạ thấp nữ giới Man xuất với tư cách yếu tố tạo từ danh từ nghề nghiệp theo mơ hình “x+man”: spoker man “người phát ngơn”, chairman “chủ tịch”, saleman “thương gia”,… Sự phân biệt đối xử giới tính cịn thể cách dùng đại từ nhân xưng Trong tiếng Anh, phân biệt phụ nữ chưa chồng phụ nữ có chồng Ms Mrs Trong đó, nam giới gọi chung Mr khơng có phân biệt Hay ngôn ngữ phương Đông tồn từ ngữ để phụ nữ như: tiết phụ, trinh nữ, góa phụ,… mà khơng có từ tiết phu, trinh nam hay góa phu Sự phân biệt giới cịn thể cảm thức ngơn ngữ Khi nghe cụm từ unwed father (người cha đơn thân) gợi lên ý coi thường, unwed mother (người mẹ đơn thân) lại điều bình thường Trong xã hội dường có tiêu chí vơ “con trai phải nói này” “con gái phải nói kia” Đàn ơng ăn to nói lớn cịn phụ nữ ăn nói nhỏ nhẹ, lịch Và mà tồn nhiều định kiến nữ giới Để giải vấn đề kì thị giới ngôn ngữ nhà nghiên cứu đề giải pháp kế hoạch hóa ngơn ngữ, chống thiên kiến nữ giới góp phần tạo bình đẳng giới Đó “cải biến” “tạo mới” Cải biến thay đổi yếu tố cấu tạo thể dấu ấn kì thị giới tính ngơn ngữ Điển hình cho cách mạng bình đẳng giới ngôn ngữ phong trào nữ quyền vào năm 60 kỉ XX, tập trung vào việc loại bỏ yếu tố man danh từ nghề nghiệp, chức vụ Năm 1075, Mỹ đưa đạo luật chống kì thị (Discrimination Act), nhờ mà đến có thay đổi đáng kể số từ vốn có yếu tố man chairman = chairperson; saleman =saleperson; congressman=congressperson ; mailman=postalworker; fireman= fire fighter; polisman= public safety officer;… Cùng với xuất “sự bình đẳng giới số từ” như: statesmen stateswomen; congressman congresswomen; sportman sportwomen; Có thể thấy, kế hoạch hóa ngơn ngữ theo hướng địi quyền bình đẳng cho nữ giới làm hạn chế thái độ coi thường nữ giới, tạo cách diễn đạt tránh thiên kiến giới KẾT LUẬN 10 Qua nhiều nghiên cứu khẳng định yếu tố giới tính tồn có thực giao tiếp ngơn ngữ Nó tồn từ hai chiều: chiều tác động giới tính đến lựa chọn ngơn ngữ giao tiếp chiều thông qua giao tiếp yếu tố giới tính bộc lộ Trong xã hội ngày nay, phụ nữ hồn tồn bình đẳng với nam giới phương diện, phụ nữ có nhiều điều kiện để phấn đấu thực quyền bình đẳng tất phương diện gia đình ngồi xã hội Việc sử dụng ngơn ngữ phương tiện để giao tiếp nữ giới khơng cịn vấn đề khắt khe, bắt buộc Nhưng dù nữa, việc nói hay, nói để vừa lịng người điều quan trọng nữ giới, đặc biệt chế thị trường ngày Cịn nam giới khơng phải mà tầm quan trọng họ Việc nói hay, viết hay, nói đúng, viết tất người, không nên phân biệt đối xử dù nam nữ Tuy có nhiều thay đổi cách nhìn nhận đánh giá phụ nữ nghiên cứu mối liên quan ngơn ngữ giới tính đề tài gợi cho hiểu biết thêm ngôn ngữ, cách sử dụng ngơn ngữ nhiều góc độ khác Tiếng Anh tiếng Việt hai ngôn ngữ khác nhau, với nhiều nét khác biệt văn hóa, dân tộc… hai ngơn ngữ có nét tương đồng thể mối liên quan ngơn ngữ giới tính Tài liệu tham khảo: 11 Nguyễn Văn Khang, 2012 , Ngôn ngữ học xã hội 12 ... đẳng ngôn ngữ phản ánh cách sâu sắc Mối quan hệ ngôn ngữ giới đề tài quen thuộc ngôn ngữ học xã hội Sự khác biệt sử dụng ngôn ngữ nam giới nữ giới, hay vấn đề kì thị giới chống kì thị giới ngơn ngữ. .. Phong cách ngôn ngữ giới Phong cách ngôn ngữ giới xuất sau 5-6 tuổi có sau tuổi Trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo chưa có khác biệt ngơn ngữ giới hầu hết ngôn ngữ cháu lứa tuổi ngôn ngữ bắt chước... tâm Nam 86.8% 79.8% 49 .5% 59.9% dục 26.5% 62.6% nhân 65.8% 42 .3% giới Nữ 13.2% 20.3% 50.5% 40 .1% 73.5% 37 .4% 34. 2% 57.7% giới 2.2 Sự phân biệt đối xử giới tính thể ngơn ngữ Giới dùng để đặc điểm,

Ngày đăng: 02/12/2021, 18:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w