Tiểu luận hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển của Việt Nam hiện nay đã được 9 điểm do giảng viên trường Đại học Sư phạm chấm.Từ thời cổ đại, người xưa đã ý thức được sự quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, và ngày càng phát triển ở thời kì trung đại và hiện đại, văn minh như hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế được minh chứng rõ nét nhất bằng việc hình thành “con đường tơ lụa” bắt nguồn từ Phúc Châu (Trung Quốc) và đến tận Châu Âu. Tổn tại hơn mười thế kỷ, “con đường tơ lụa” giúp cho giao thương Đông – Tây phát triển rực rỡ được coi là điểm nhấn rõ nét nhất trong lịch sử thương mại thế giới.Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tham gia các cơ chế hợp tác của ASEAN (AFTA; IAI;…) và ASEAN + ; tham gia các cơ chế hợp tác Á – Âu (ASEM); thành viên WTO; ký kết BTA với Mỹ; các FTA song phương và đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
~~~~~~
TIỂU LUẬN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
HỌC PHẦN POLI2002 – KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC - LÊNIN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2021
Trang 2KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
~~~~~~
TIỂU LUẬN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
HỌC PHẦN POLI2002 – KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC - LÊNIN
Họ và tên:
Mã số sinh viên:
Lớp học phần:
Giảng viên hướng dẫn:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2021
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2
1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 3
1.2.1 Nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế 3
1.2.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 4
2 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 5
2.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế Việt Nam 5
2.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế 8
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 4MỞ ĐẦU
Thế giới luôn biến đổi không ngừng, vì vậy việc hợp tác liên kết kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong việc phát triển kinh tế và ngoại giao giữa các nước Trước bối cảnh đó, Việt Nam chúng ta cũng không đứng ngoài cuộc Tháng 12 năm 1986, nhận biết được nền kinh tế nước ta đang rất khó khăn nên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, quyết định đưa đất nước ta từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bắt đầu mở cửa kinh tế Nhờ việc thay đổi cục diện kinh tế mà đến nay, nền kinh tế nước ta cũng gặt hái được một số thành tựu nhất định, góp phần làm động lực thúc đẩy kinh tế đưa đất nước lên một tầm cao mới Hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có thể thực hiện quan hệ ngoại giao tốt đẹp, giúp đỡ nhau cùng phát triển Nhận thức được tính quan trọng của chủ đề này đối với thực tiễn,
em xin chọn đề tài “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế quốc
tế đến kinh tế Việt Nam hiện nay”
Tiểu luận đi tìm hiểu khái niệm, tính tất yếu cùng với những tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến Việt Nam trong thời đại ngày nay Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp tài liệu để làm rõ vấn đề Ngoài phần
mở đầu và kết luận, nội dung tiểu luận gồm 2 mục (1 ; 2.), 4 tiểu mục (1.1 ; 1.2 ; 2.1 ; 2.2.) và 2 tiểu tiết (1.2.1 ; 1.2.2.) Hy vọng với đề tài này sẽ phần nào mang lại những kiến thức cơ bản và giúp độc giả giải đáp thắc mắc về vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và một vài tác động tích cực, những rủi ro của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói riêng trong ngày nay
Trang 5NỘI DUNG
1 KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Khái niệm của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
Hay nói về nghĩa hẹp thì hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia của các quốc gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực
Từ thời cổ đại, người xưa đã ý thức được sự quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, và ngày càng phát triển ở thời kì trung đại và hiện đại, văn minh như hiện nay Hội nhập kinh tế quốc tế được minh chứng rõ nét nhất bằng việc hình thành
“con đường tơ lụa” bắt nguồn từ Phúc Châu (Trung Quốc) và đến tận Châu Âu Tổn tại hơn mười thế kỷ, “con đường tơ lụa” giúp cho giao thương Đông – Tây phát triển rực rỡ được coi là điểm nhấn rõ nét nhất trong lịch sử thương mại thế giới
Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam Về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam tham gia các cơ chế hợp tác của ASEAN (AFTA; IAI;…) và ASEAN + ; tham gia các cơ chế hợp tác Á – Âu (ASEM); thành viên WTO; ký kết BTA với Mỹ; các FTA song phương và đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…
Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong quá trình tạo ra liên kết với sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu Toàn cầu hóa là xu thế nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hóa các lĩnh vực khác, hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất
Trang 6Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một tất yếu khách quan: Toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế Nền kinh tế các nước trở thành một bộ phận hữu cơ không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tốc sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động cho sự phát triển
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước , nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hóa, tăng tích lũy; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư
Tuy nhiên, các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức: đó là gia tăng sự phụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng trong trao đổi mậu dịch – thương mại giữa các giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển Bởi vật, các nước đang và kém phát triển cần phải có chiến lược hợp lý, tìm kiếm các đối sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa đa bình diện và đầy nghịch lý
1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1 Nguyên tắc hội nhập kinh tế quốc tế
Năm nguyên tắc cơ bản là:
- Nguyên tắc không phân biệt đối xử
Trang 7- Nguyên tắc tiếp cận thị trường
- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng
- Nguyên tắc áp dụng các hành động khẩn cấp trong trường hợp cần thiết
- Nguyên tắc ưu đãi cho các nước đang phát triển và chậm phát triển
1.2.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả thành công
Để hội nhập thành công cần phải có những điều kiện, chủ yếu là : sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế, nền kinh tế có năng lực sản xuất thực… Và đối với Việt Nam thì hội nhập là tất yếu chứ không phải bằng mọi giá, vì quá trình hộp nhập cần phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu
Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc
tế Các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra theo mức độ từ thấp đến cao đó là :
- Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): đó là đặc trưng ưu đãi về thuế quan
và phi thuế quan
- Khu vực mậu dịch tự do (FTA), các nước thành viên thỏa thuận giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng, tiến tới một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.Ví dụ như tính đến tháng 01/2021,Việt Nam đã ký kết và thực hiện 14 FTA, 1 FTA đã ký kết sắp có hiệu lực và đang đàm phán 2 FTA
- Liên minh thuế quan (CU): thống nhất các mức thu thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ từ các quốc qua ngoài khu vực Ví dụ : Liên minh Thuế quan Liên minh châu Âu
- Thị trường chung (hay thị trường duy nhất): tự do hóa mọi mặt về kinh tế,
tự do đi lại giữa các nước thành viên, tự do cư trú và chọn nơi làm việc Ví dụ như thị trường chung châu Âu 1957
Trang 8- Liên minh kinh tế - tiền tệ: tạo ra một thị trường chung giữa các nền kinh tế (không còn hàng rào) với một đơn vị tiền tệ chung Ví dụ như khu vực cộng đồng Euro, cộng đồng Caribe, …
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…
2 TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM
2.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế Việt Nam
* Hội nhập kinh tế quốc tế giúp tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế Tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2021, Việt Nam thu hút được 1.212 dự án FDI (vốn đầu tư nước ngoài) mới; với tổng vốn đăng ký là 12,5 tỷ USD, tăng 20,6 % so với cùng kỳ năm ngoái Có 94 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,3 tỷ USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng; Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản để vươn lên vị trí thứ 2, với tổng vốn đầu tư trên 3,9 tỷ USD, chiếm 17,7%; Nhật Bản đứng thứ 3, với tổng vốn đầu
tư 3,3 tỷ USD, chiếm 14,7% Chúng ta cần tận dụng các FDI để phát triển vượt bậc kinh tế
Hội nhập kinh tế tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng cho các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao lực lượng cạnh tranh quốc tế Tại Việt Nam, xu hướng đầu tư nước ngoài để mở rộng thị trường, tìm
Trang 9kiếm cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp đã diễn ra từ vài năm nay Hiện nay,
dù vẫn còn chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch covid – 19, nhưng tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn rất lạc quan Trong quý I/2021, trị giá xuất khẩu sang
EU là gần 10 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kì năm ngoái Nhờ có Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA), nhiều hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ, con đường sản phẩm thương hiệu Việt đi vào bên trong EU cũng trở nên dễ dàng hơn Cơ hội xuất khẩu sang EU trở nên rõ ràng hơn cũng là một tiền đề quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam nghĩ tới việc thành lập công ty tại đây để đầu tư nguồn lực ra nước ngoài Hay nói gần hơn, tại khu vực ASEAN, trong
6 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu sang các thị trường ASEAN đạt 13,9 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kì năm 2020, do vị trí địa lý gần gũi, ASEAN là khu vực thị trường tiềm năng cho hàng Việt VàViệt Nam từ khi chính thức mở cửa, hội nhập, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thì có rất nhiều các công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại cũng phát triển xuyên biên giới,… Đặc biệt như hiện nay, sau khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế cả ngoài quốc lẫn trong khu vực như
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA),… Đây sẽ là cơ hội để nền kinh tế của Việt Nam, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp có điều kiện phát triển và ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp cải thiện tiêu dùng trong nước, giúp người dân
có thể sử dụng các sản phẩm hàng hóa; dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh Bên cạnh đó, người dân có điều kiện tìm kiếm việc làm cả trong lẫn ngoài nước.Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 41.383 lao động, trong đó có 14.912 lao động nữ Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 19.300 lao động, Nhật Bản đứng thứ 2 với 18.819 lao động Đáng chú ý, Hàn Quốc, Romania, Hungary hay cả Singapore vẫn đều đặn tiếp nhận lao động Việt Nam Số liệu thống kê gần đây cho thấy trong tháng 7 - tháng mà dịch bùng phát khắp cả
Trang 10nước - vẫn có 781 lao động Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài làm việc Hiện nay, phía Nhật Bản không quá khắt khe với những tiêu chuẩn về ngoại hình, thủ tục cũng đơn giản hơn trước đây, đặc biệt ngành nghề lại mở rộng đa dạng hơn trước Đó chính là cơ hội tốt cho lao động Việt thỏa sức chọn lựa và sang Nhật làm việc Hội nhập kinh tế mang lại nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước Việt Nam đã ký kết rất nhiều FTA và đưa ra các nhiệm vụ liên quan đến công tác hội nhập kinh tế quốc tế Ví dụ như Hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh châu Âu, gồm Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư đã được ký kết và bắt đầu có hiệu lực Về phương châm và định hướng trong quá trình triển khai nhiệm vụ đối ngoại, từ chủ trương “muốn là bạn” đến “sẵn sàng là bạn”,
“là bạn, là đối tác tin cậy”, “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, Đảng ta từng bước chuyển sang định hướng đa dạng hóa,
đa phương hóa các quan hệ quốc tế
* Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nhân lực được nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới Trong nhiều năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công về hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, đưa đất bước tiến lên một tương lai xán lạn Việt Nam cũng đã ký kết rất nhiều chương trình hợp tác để đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động để có thể cạnh tranh với các nguồn lao động của các quốc gia khác Nhờ hội nhập kinh tế quốc tế mà chúng ta đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, nhanh hơn và phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế đất nước Về chuyển giao công nghệ thì mới đây, Liên bang Nga đã sẵn sàng
Trang 11chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Sputnik V tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của Việt Nam và tiến tới cung cấp cho các nước khác trong khu vực
* Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập trong các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng cố an ninh quốc phòng
Hội nhập kinh tế giúp tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh Giúp nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức chính trị, kinh tế toàn cầu Hội nhập kinh tế còn giúp duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế để tập trung vào phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế
2.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Ngoài những tác động tích cực thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng chứa nhiều rủi ro, bất lợi và thách thức
Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội Thách thức lớn và trực tiếp là sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ là sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia Các sản phẩm của ta
sẽ bị cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nước ngoài cả trong thị trường nội địa và thị trường quốc tế Cả chính phủ của ta cũng phải cạnh tranh với chính phủ các nước trong việc cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng… Các lĩnh vực kinh tế vốn được bảo hộ sẽ bị thách thức gay gắt như ngành sản xuất ô-tô, đường mía, xăng, gạo ,… do việc cắt giảm thuế quan Sự hiểu biết của các doanh nghiệp nước ta về FTA còn hạn chế, còn các doanh nghiệp FDI vào nước ta thì lại rất chủ động trong việc tận dụng ưu đãi từ các FTA Ví dụ, hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT đã được công ty Power Buy thuộc tập đoàn Central Group của