1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

lam quen net xien phai xien trai

4 25 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 17,55 KB

Nội dung

- Cho cả lớp xem vở tô mãu của cô và cô thực hiện mẫu tư thế ngồi ( Chân để vuông góc với sàn nhà, lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không tì vào bàn, cô cầm bút bằng tay phải, tay trái gi[r]

Trang 1

GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Hoạt động: Làm quen nét chữ

Đề tài: Làm quen nét cong tròn khép kín

Độ tuổi: 5-6 tuổi

Số lượng trẻ: 24 trẻ

Thời gian: 30 – 35 phút

Người dạy: Chu Thị Phương

Địa điểm: lớp 5 tuổi A4

I.Mục đích – yêu cầu

1 Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, gọi đúng tên nét cong tròn khép kín

- Trẻ biết cách tô theo đúng hướng nét cong tròn khép kín

2 Kỹ năng:

- Trẻ có kỹ năng nhận biết nét cong tròn khép kín thông qua xúc giác

- Trẻ biết về bàn, kéo ghế, ngồi đúng tư thế và cách cầm bút, cách mở vở và giữ vở khi tô

- Trẻ tô nét cong tròn khép kín đúng hướng, trùng khít lên nét chấm mờ

3 Thái độ:

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động học

- Có ý thức giữu gìn sách vở, không làm quăn mép sách

Trang 2

II Chuẩn bị

1 Địa điểm tổ chức:

- Tổ chức trong lớp học

2 Đội hình dạy trẻ:

- Cho trẻ ngồi theo 4 hàng ngang

- 2 trẻ ngồi một bàn kê theo 2 dãy

3 Xây dựng môi trường học tập:

- Đồ dùng của trẻ để xung quanh lớp, dễ lấy, dễ cất

4 Đồ dùng của cô:

- 1 bức tranh vẽ đàn gà chưa hoàn chỉnh

- Powerpoint nét cong tròn khép kín

- Tranh tô nét cong tròn khép kín

- Nhạc bài hát” đàn gà con, đàn gà trong sân, nhạc không lời”

- Que chỉ, bút viết bảng

- Vở tô mẫu, bàn ghế mẫu của cô

5 Đồ dùng của trẻ

- Bàn, ghế.

- Bài tập tô, bút chì, sáp màu

- Mỗi trẻ có 1 rổ đồ dùng gồm nét cong tròn khép khín nổi; thẻ nét; nét cong tròn khép

kín cắt rời

Trang 3

III Nội dung

1.Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

- Cô giới thiệu khách

- Cho trẻ hát bài “ Đàn gà con”

- Cô và trẻ trò chuyện vào bài hát và hướng trẻ vào nội dung bài mới

2.Phương pháp, hình thức tổ chức:

* Nhận biết, gọi tên nét cong tròn khép kín

- Cô giới thiệu bức tranh vẽ đàn gà và hỏi trẻ:

+ Ai có nhận xét gì về bức tranh?

+ Đúng rồi đấy các con ạ, bức tranh còn chưa được hoàn thiện đâu,

bây giờ cô muốn các con hãy cùng nhau quan sát và thảo luận xem

bức tranh chưa được hoàn thiện ở chỗ nào, bạn nào giỏi lên hoàn thiện

bức tranh giúp cô

+ Ai có nhận xét gì về con gà?

+ Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con 1 nét giống với đầu của con gà

và thân của con gà mà các con vừa vẽ, đó là nét cong tròn khép kín

Cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ của mình và lấy rổ đồ dùng

- Giới thiệu nét cong tròn khép kín:

+ Cô hỏi trẻ trong rổ của các con có gì?

+ Cho trẻ xếp thẻ nét ra trước mặt

+ Các con có nhận xét gì về nét này?

Cô trình chiếu nét cong tròn khép kín

+ Đây là nét cong tròn khép kín

+ Cho trẻ đọc tên nét theo lớp - tổ - các nhân trẻ đọc

+ Vì sao lại gọi là nét cong tròn khép kín?

+ Các con hãy sờ và cảm nhận xem có đúng không?

=> Cô khái quát: nét cong tròn khép kín là 1 nét cong tròn và kín

+ Hỏi trẻ vừa được nhận biết nét gì?

- Cô thấy các con vừa học rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi,

trò chơi có tên “ Ai nhanh nhất”

+ Ở lần 1: Cô đọc tên nét các con giơ thẻ nét và đọc to tên nét đó

- Trẻ chào khách

- Trẻ hát cùng cô sau đó ngồi xung quanh cô

- Trẻ trò chuyện với cô về bài hát

- Trẻ trả lời ( bức tranh chưa hoàn thiện)

- Trẻ lên hoàn thiện bức tranh

- 2 trẻ nêu nhận xét ( đầu gà

vẽ bằng hình tròn nhỏ, thân

gà vẽ bằng 1 hình tròn to)

- Trẻ lấy đồ dùng về ngồi theo đội hình 4 hàng ngang

- Trẻ trả lời ( có thẻ nét)

- Trẻ lấy và xếp thẻ nét

- 2-3 trẻ nhận xét ( nét cong tròn và kín)

- Trẻ đọc to tên nét

- 2 trẻ trả lời

- Trẻ sờ nét

- Trẻ trả lời

- Trẻ tham gia chơi trò chơi

Trang 4

+ Lần 2: Các con quan sát trong rổ của các con còn có gì?

Chúng mình hãy nhanh tay lấy nét rời còn lại trong rổ xếp chồng lên

thẻ nét cong tròn khép kín

+ Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì?

* Hướng dẫn trẻ tô nét cong tròn khép kín

- Cô mời trẻ về bàn, kéo ghế ngồi về chỗ của mình

- Cô tô mẫu nét cong tròn khép kín:

Cô cầm bút bằng tay phải, bằng 3 đầu ngón tay, ngón trỏ và ngón cái

cầm bút, ngón giữa đỡ bút Cô bắt đầu tô nét cong tròn khép kín thứ

nhất ở đầu dòng bên trái ( Không phân tích), sau đó tô nét cong tròn

khép kín tiếp theo: tô theo nét chấm mờ từ đầu nét cong ở trên, vòng

sang trái, xuống dưới rồi vòng lên khép kín sao cho trùng khít lên các

nét chấm mờ Tiếp tục tô lần lượt các nét cong tròn khép kín cho đến

hết dòng, hết dòng thứ nhất cô tô tiếp dòng thứ hai

Cô nhắc trẻ chú ý khi tô không ấn bút quá sẽ không đẹp

- Cho cả lớp xem vở tô mãu của cô và cô thực hiện mẫu tư thế ngồi

( Chân để vuông góc với sàn nhà, lưng thẳng, đầu hơi cúi, ngực không

tì vào bàn, cô cầm bút bằng tay phải, tay trái giữ vở, khi viết đặt vở

hơi chếch về bên trái ) Cách cầm bút: cầm bằng 3 đầu ngón tay của

bàn tay phải, ngón cái và ngón trỏ cầm phía trên, ngón giữa đỡ bút

cầm phía dưới

* Trẻ thực hiện tô nét cong tròn khép kín:

- Cô nhắc trẻ ngồi đúng tư thế trước khi trẻ tô

- Khi trẻ tô cô bao quát, uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút cho trẻ

( Cầm bút bằng 3 đầu ngón tay của tay phải, khi tô không cầm bút quá

cao hoặc quá thấp)

* Nhận xét:

- Cô cho 2 trẻ ngồi cùng bàn và nhận xét bài của nhau

- Cô hỏi trẻ:

+ Con thích bài của bạn không? Vì sao?

+ Con thấy bạn tô như thế nào?

- Cô chọn 3-4 bài của trẻ để cả lớp nhận xét ( Lưu ý trẻ nhận xét về

cách tô sạch, đẹp, trùng khít lên nét chấm mờ, không tô ra ngoài…

- Hỏi trẻ vừa được làm gì?

3 Kết thúc

- Cô khen trẻ, cho trẻ cất dọn đồ dùng

- Trẻ quan sát cô tô mẫu

- Trẻ thực hiện tô nét

- Trẻ nhận xét

- Trẻ trả lời

Ngày đăng: 29/11/2021, 07:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w