“Tai nạn trong xây dựng gây nên nhiều bi kịch cho con người, giảm động cơ làm việc của công nhân, làm gián đoạn tiến trình thực hiện dự án, làm chậm trể tiến độ, năng suất và danh tiếng của ngành công nghiệp xây dựng” [4]. Bên cạnh đó, chi phí liên quan đến tai nạn cũng khá cao và chiếm khoảng từ 7.9% đến 15% giá thành xây dựng [5]. Ở Việt Nam thì tai nạn lao động hàng năm đã làm thiệt hại về kinh tế hơn 60 tỉ đồng [6]. TP.HCM là nơi có vị trí địa lý thuận lợi cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vì vậy với những sự đầu tư to lớn của chính phủ, ngành xây dựng sẽ được đầu tư về cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng dân dụng sẽ không ngừng phát triển rộng với quy mô ngày càng lớn. Song song với sự phát triển đó, các tai nạn lao động cũng diễn ra với tần suất dày đặc hơn đòi hỏi các người làm quản lý xây dựng phải tìm ra các giải pháp tối ưu nhất để có thể hạn chế tại nạn lao động trong các công trình xây dựng tại TP.HCM. Theo đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là “những giải pháp phòng chống tai nạn lao động trong các công trình xây dựng dân dụng tại TP. Hồ Chí Minh.” Để tìm hiểu và đề suất về các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý an toàn lao động tại TP.HCM. 1.3Mục tiêu nghiên cứu Về mặt lý luận: o Tìm ra các yếu tố gây ảnh hưởng đến an toàn lao động từ đó đề suất các giải pháp đảm bảo an toàn lao động. o Phân tích các giải pháp đã nêu ra dựa trên các tài liệu tham khảo từ đó đánh giá được các giải pháp tối ưu nhất để áp dụng vào thực tế. Về mặt thực tiễn: o Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa trên các hiểu biết về thực tiễn của sinh viên, tham khảo các tài liệu nghiên cứu trước, đồng thời thu thập những thông tin thầy hướng dẫn cung cấp và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Từ đó đề suất Luận văn tốt nghiệp GVHD: PGS TS. Trần Đức Học SVTH: Huỳnh Tuấn Thanh 4 Ngành Quản Lý Xây Dựng MSSV: 1751040078 ra các biện pháp hiệu quả, nâng cao hiệu quả công việc cho người làm quản lý an toàn xây dựng. o Bài nghiên cứu này mang tính thiết thực nên cần được đưa áp dụng vào thực tế sau khi được công bố nhằm cải thiện tình trạng an toàn lao động tại Việt Nam. 1.4Câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào gây ra sự mất an toàn ao động trong công trình xây dựng ở Việt Nam? Các giải pháp nào là tối ưu nhất để khắc phục các yếu tố gây mất an toàn lao động? 1.5Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu: Bảng câu hỏi sẽ được đặt ra và phân phối cho những người có liên quan đến các công việc quản lý an toàn lao động trong dự án xây dựng dân dụng tại TP.HCM và khảo sát bằng hai phương thức là phỏng vấn trực tiếp và khảo sát bằng bảng câu hỏi được tạo bằng Google biểu mẫu