1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Địa vị kinh tế chính trị và xã hội của GCCN ở các nước xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của việc nghiên cứu

22 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 39,45 KB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Trong khuôn khổ của môn học Chủ nghĩa khoa học xã hội, tậptrung làm rõ những vấn đề, đặc điểm của các các nước xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởngđến

Trang 1

Địa vị kinh tế chính trị và xã hội của GCCN ở các nước xã hội chủ nghĩa và

ý nghĩa của việc nghiên cứu

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Giai cấp công nhân là một bộ phận đặc biệt trong lịch sử con người nói chung, trong xãhội tư bản nói riêng Khái niệm phản ánh về GCCN cũng là một bộ phận quan trọngtrong chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và trong chủ nghĩa xã hộikhoa học Với vị trí như vậy, cho nên trong nhiều tác phẩm kinh điển, C.Mác,Ph.Ăngghen và V.I.Lênin thường xuyên đề cập tới khái niệm GCCN với những dấu hiệukhác nhau Từ đây đặt ra nhu cầu nghiên cứu khái niệm GCCN từ góc nhìn triết học (vìcác nhà kinh điển cũng tiếp cận từ góc nhìn triết học) nhằm hệ thống hóa những dấu hiệu

ấy trong sự vận động, phát triển của chúng Ở nước ta, tuy nghiên cứu lý luận về kháiniệm GCCN đã đạt được nhiều kết quả, song vẫn còn không ít những hạn chế Chẳng hạnnhư các thuộc tính của GCCN chưa được sắp xếp thành hệ thống; vị trí, vai trò của cácthuộc tính chưa được xác định rõ ràng; liên hệ giữa khái niệm GCCN với các khái niệmkhác của CNXH khoa học còn mờ nhạt; khái niệm GCCN trong tư tưởng V.I.Lênin vềchủ nghĩa đế quốc chưa được khai thác đầy đủ; sự sinh thành, biến đổi, mất đi những nộidung của khái niệm GCCN theo dòng chảy của lịch sử chưa được làm sáng tỏ,… Trongnhững thập niên gần đây, dưới tác động của những thành tựu khoa học - công nghệ, quátrình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức, GCCN có nhiều biến đổi.Những biến đổi ấy đòi hỏi cần được khái quát bằng cách nghiên cứu sự vận động củakhái niệm GCCN Phong trào công nhân quốc tế từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay

có biểu hiện lắng xuống, một phần nguyên nhân là do lý luận chưa hoàn toàn theo kịp sựbiến đổi và yêu cầu của thực tiễn GCCN đang tự đòi hỏi nhận thức rõ hơn về chính mình

để hoạt động của nó đạt được hiệu quả hơn Ở Việt Nam, nơi GCCN đang giữ vai trò lãnhđạo xây dựng đất nước thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, thìnhu cầu đó lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Việc làm rõ khái niệm GCCN cũnggóp phần trang bị thêm cơ sở lý luận cho nghiên cứu lý luận về khái niệm GCCN Việt

Nam hiện nay Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Địa vị kinh tế chính trị và xã hội của GCCN ở các nước xã hội chủ nghĩa và ý nghĩa của việc nghiên cứu” làm đề tài kết thúc môn của mình.

Trang 4

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích:

Phân tích làm rõ nguồn gốc ra đời, bản chất, logic vận động và phát triển của khái niệmnói chung trong tư duy lý luận và của khái niệm GCCN nhìn từ quan điểm triết học biệnchứng duy vật

- Làm rõ bản chất và đặc điểm chủ yếu của các nước xã hội chủ nghĩa

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Giai cấp công nhân hiện đại ở các nước xã hội chủ nghĩa và giai cấp công nhân hiện nay.Liên hệ giai cấp công nhân Việt Nam ở giai đoạn hiện nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Trong khuôn khổ của môn học Chủ nghĩa khoa học xã hội, tậptrung làm rõ những vấn đề, đặc điểm của các các nước xã hội chủ nghĩa có ảnh hưởngđến quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Đồng thời tập trung làm

rõ một số nhân tố tác động đến quá trình ảnh hưởng đến giai cấp công nhân Việt Namhiện nay

Phạm vi về thời gian: Từ khi phong trào công nhân quốc tế ra đời cho đến nay

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Trang 5

Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội, sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân là cơ sở phương pháp luận của đề tài

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp logic – lịch sử,phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Bài tiểu luận góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những cách hiểu và nội dung kháiniệm GCCN trong lịch sử tư tưởng XHCN; từ đó tóm lược, khái quát lý luận GCCN ởcác nước tư bản phát triển và GCCN hiện nay

Trang 6

NỘI DUNG PHẦN I: PHẦN LÝ LUẬN

1.1 Giai cấp công nhân

1.1.1 Định nghĩa giai cấp công nhân

C Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ để chỉ giai cấp công nhân, như:giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghệp, giai cấp công nhân thànhthị, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp vô sản công nghiệp,… Mỗi khái niện ông mà cácông dùng nhằm nhấn mạnh một đặc trưng của giai cấp công nhân, song về mặt nội hàmthì đó là những từ đồng nghĩa

Giai cấp công nhân được phân biệt với các giai cấp – tầng lớp lao động khác bởi

phương thức lao động công nghiệp của họ Phương thức có những đặc điểm sau: sản xuất

bằng máy móc ngày càng hiện đại, lao động có tính chất xã hôi hóa, năng suất lao độngcao và tạo ra những tiền đề cho xã hội mới Trong cách nhìn duy vật biện chứng về lịch

sử, sự thống trị của giai cấp tư sản, đặc biệt là của bộ phận tư sản đại công nghiệp, đượcchủ nghĩa Mác xem như điều kiện ban đầu cho sự phát triển của GCCN

Tóm lại, quan niệm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về GCCN có thể khái quátnhư sau: GCCN hiện đại là sản phẩm và chủ thể của quá trình công nghiệp hóa Họ gắnliền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản , xuất mangtính xã hội hóa ngày càng cao Trong CNTB, họ là người làm thuê do không có tư liệusản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống và bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư Vì vậy,lợi ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của GCTS GCCN mang tính tổ chức, ýthức kỷ luật, tính kiên định và triệt để cách mạng, vừa mang bản chất quốc tế, vừa mangđặc điểm của dân tộc

Trang 7

1.1.2 Thuộc tính của giai cấp công nhân

Thứ nhất, về kinh tế - kỹ thuật.

GCCN là lực lượng sản xuất vật chất hàng đầu của xã hội hiện đại Xã hội nàocũng tồn tại và phát triển trên cơ sở sản xuất và tiêu thụ của cải vật chất Sản xuất hiệnđại về cơ bản bằng phương thức công nghiệp và GCCN là chủ thể tiêu biểu của quá trìnhsản xuất đó Bằng quá trình sản xuất vật chất với năng suất ngày càng cao, GCCN là giaicấp quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại Đây là nhân tố khách quan quyđịnh sứ mệnh lịch sử của GCCN

GCCN đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến Do gắn liền với phương thứclao động công nghiệp mang tính xã hội hóa và có năng suất lao động cao, GCCN có đượcnhững phẩm chất của một giai cấp tiên tiến Đại công nghiệp đã rèn luyện và tạo ra choGCCN những đặc điểm về tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tâm lý laođộng công nghiệp Những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết cho một giaicấp có tính cách mạng và có năng lực lãnh đạo cách mạng

Thứ hai, về chính trị - xã hội.

Họ là giai cấp bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư Sở hữu tư bản tạo ra độc quyềnphân chia giá trị thặng dư Giá trị thặng dư về bản chất là lao động không được trả côngcủa người công nhân Lao động sống của công nhân là nguồn gốc cơ bản của giá trị thặng

dư và sứj giàu có của GCTS cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc lột ngày càng nhiều giá trịthặng dư

Chính nhà nước pháp quyền tư sản cũng đã tác động đến công nhân Nó hìnhthành cho công nhân – với tư cách là công dân, thói quen tuân thủ pháp luật hiện hành.Công nhân – với tư cách là giai cấp bị trị, đã học được nhiều biện pháp đấu tranh hợppháp từ nền dân chủ tư sản, qua đó tích lũy được nhiều kinh nghiệm đấu tranh chính trị.Tính chất chuyên chế của chế độ chinhs trị tư sản cũng thúc đẩy GCCN với nhân dân laođộng đấu tranh chính trị chống áp bức, bất công Nó rèn luyện các phẩm chất, năng lựccủa một giai cấp cách mạng như tính tổ chức, tinh thần triệt để, khả năng liên minh vớigiai cấp, tầng lớp khác

Trang 8

1.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1.2.1 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Một là, nội dung kinh tế

GCCN dù ở chế độ chính trị nào, cũng là chủ thể của quá trình sản xuất vật chấttrong lĩnh vực công nghiệp hoặc dịch vụ công nghiệp bằng phương thức sản xuất xã hộihóa cao để sản xuất ngày càng nhiều của cải, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của conngười Ở các nước XHCN, GCCN thông qua quá trình công nghiệp hóa và thực hiện

“một kiểu tổ chức xã hội mới về lao động” để tăng năng suất lao động và thực hiện cácnguyên tắc sở hữu, quản lý và phân phối phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất và tiến

bộ, công bằng xã hội Nội dung kinh tế là yếu tố sâu xa nhất khẳng định sự cần thiết sứmệnh lịch sử của GCCN đối với quá trình phát triển của văn minh nhân loại Thực hiệnđầy đủ và thành công nội dung kinh tế cũng là điều kiện vật chất để CNXH chiến thắngCNTB

Hai là, nội dung chính trị - xã hội

GCCN cùng với nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tiến hànhcách mạng chính trị lật đổ chế độ TBCN, xác lập, bảo vệ và phát triển chế độ dân chủXHCN Nhà nước pháp quyền của GCCN và nhân dân lao động được xác lập và trởthành công cụ có hiệu lực để lãnh đạo chính trị, quản lý kinh tế và xã hội trong quá trìnhcải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

Ba là, nội dung văn hóa tư, tưởng

Nhiệm vụ lịch sử trao cho GCCN trong tiến hành cách mạng của mình là xác lập

hệ giá trị mới (lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do, tiến bộ và phát triển bềnvững…) để thay thế cho hệ giá trị tư sản và những hệ tư tưởng cũ lạc hậu Thực chất đó

là một cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng bao gồm cải tạo cái cũ, xây dựng cái mớitrong sự kế thừa những tinh hoa của nhân loại của thời đại và giá trị truyền thống của vănhóa dân tộc Xây dựng nền văn hóa XHCN và con người được phát triển tự do, toàn diệntrong xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là những mục tiêu hàng đầu của cuộc cáchmạng này

Trang 9

1.2.2 Đặc điểm sự mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Thứ nhất, sứ mệnh lịch sử của GCCN xuất phát từ những tiền đề kinh tế - xã hội

của sản xuất mang tính xã hội hóa với hai biểu hiện nổi bật là:

- Xã hội hóa sản xuất làm xuất hiện những tiền đề vật chất, thúc đẩy sự phát triển của

xã hội, thúc đẩy sự vận động của mâu thuẫn cơ bản trong lòng phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa

- Quá trình sản xuất mang tính chất xã hội hóa đã sản sinh ra giai cấp công nhân vàrèn luyện nó thành chủ thể thực hiện sứ mệnh lịch sử Do mâu thuẫn về lợi ích cơbản không thể điều hòa giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư bản, nên mâu thuẫn nàytrở thành động lực chính cho cuộc đấu trành giai cấp trong xã hội hiện đại

Thứ hai, thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp cách

mạng của bản thân giai cấp công nhân cùng với đông đảo quần chúng và mang lại lợi íchcho đa số Đây là một cuộc cách mạng của đại đa số mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số, nhờviệc hướng tới xây dựng một xã hội mới dựa trên chế độ công hữu những tư liệu sản xuấtchủ yếu của xã hội Sự thống nhất cơ bản về lợi ích của giai cấp công nhân với lợi íchcủa nhân dân lao động tạo ra điều kiện để đặc điểm quan trọng này về sứ mệnh lịch sửgiai cấp công nhân được thực hiện

Thứ ba, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không phải là thay thế chế độ sở

hữu tư nhân này bằng một chế độ sở hữu tư nhân khác mà là xóa bó triệt để chế độ tưhữu về tư liệu sản xuất Đối tượng xóa bỏ ở đây là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa lànguồn gốc sinh ra những áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội hiện đại

Thứ tư, Việc giai cấp công nhân giành lấy quyền lực thống trị xã hội là tiền để để

cải tạo toàn diện, sâu sắc và triệt để xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới vớimục tiêu cao nhất là giải phóng con người

1.2.3 Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của GCCN

Thứ nhất, do địa vị kinh tế của GCCN quy định

Trang 10

Giai cấp công nhân “là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp” và là chủ thểcủa quá trình sản xuất vật chất hiện đại Vì vậy, GCCN đại diện cho phương thức sảnxuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại mang trình độ xã hội hóa cao, mà biểu hiện

cụ thể của nó là đại công nghiệp – công nghiệp hóa và toàn cầu hóa kinh tế Sản xuất hiệnđại với xu thế xã hội hóa mạnh mẽ hiện nay đang tạo ra “tiền đề thực tiễn tuyệt đối cầnthiết” cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới

Thứ hai, do đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN quy định

Quá trình dân chủ hóa trong đời sống chính trị TBCN là hệ quả của xu thế xã hộihóa sản xuất và là kết quả của đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội của GCCN và nhândân lao động, cũng tạo ra điều kiện thuận lợi để GCCN tập dượt và từng bước thực hiện

sứ mệnh của mình Do gắn liền với phương thức lao động công nghiệp mang tính xã hộihóa cao, GCCN có những phẩm chất của một giai cấp tiên tiến

Sự thống nhất cơ bản về lợi ích của GCCN với lợi ích của nhân dân lao động cũngtạo ra điều kiện để thực hiện hóa đặc điểm này Trong cuộc đấu tranh ấy, vị trí của GCCN

là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo của toàn xã hội thông qua đội tiênphong của mình là đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị, áp bứcTBCN, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêuhoàn toàn các giai cấp

Thứ ba, do mâu thuẫn cơ bản của CNTB quy định

Sứ mệnh lịch sử của GCCN còn bắt nguồn và được quy định bởi đấu tranh giaicấp hiện đại đã phát triển đến trình độ, mà GCCN không còn có thể tự giải phóng, nếukhông đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bóc lột, ách áp bức và

khỏi những cuộc đấu tranh giai cấp Lần đầu tiên trong lịch sử, “Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số.” Lực lượng sản

xuất phát triển cao và chế độ sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu tạo ra cơ sởkinh tế để chấm dứt vĩnh viễn chế độ người bóc lột người

1.2.4 Những nhân tố chủ quan để GCCN hoàn thành sứ mệnh lịch sử

Thứ nhất, sự phát triển của bản thân GCCN

Trang 11

Sự phát triển về lượng của GCCN bao gồm sự phát triển về số lượng, tỷ lệ và cơcấu phù hợp với yêu cầu của sản xuất công nghiệp hiện đại và cơ cấu kinh tế Thông qua

sự phát triển vè lượng của GCCN có thể thấy được trình độ, quy mô của công nghiệp hóa

và sự chuẩn bị về lượng của GCCN để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình

Sự phát triển về bản chất của GCCN được thể hiện trên hai mặt: năng lực làm chủcông nghệ hiện đại và ý thức giác ngộ giai cấp, ý thức dân tộc

Thứ hai, Đảng Cộng sản là điều kiện chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử.

Mục tiêu của đảng cộng sản là thực hiện nội dung chính trị trong sứ mệnh lịch sử

của GCCN, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã chỉ rõ: “Mục đích trước mắt của những

người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác; tổ chứcnhững người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của GCTS, GCVS giành lấy chínhquyền”

Thứ ba, thực hiện khối liên minh giai cấp giữa công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức; vươn lên nắm ngọn cờ dân tộc và thực hiện chủ nghĩa quốc tế của GCCN là những điều kiện chủ quan để tăng cường sức mạnh của GCCN.

Thực chất là sự thống nhất về tư tưởng, ý chí và đoàn kết, hợp tác hành động củaGCCN trên toàn thế giới đã được liên hiệp lại để chống CNTB toàn cầu và xây dựng hìnhthái kinh tế - xã hội CSCN trên thế giới

Tóm lại, chủ nghĩa Mác – Lênin đã phản ánh đươmột cách khoa học toàn bộ

những cơ sở khách quan và điều kiện chủ quan để GCCN thực hiện thành công sứ mệnhlịch sử của mình Đó là hệ tư tưởng dẫn đường và vũ khí lý luận của GCCN toàn thế giớitrong cuộc đấu tranh giai cấp hiện đại

Thực hiện nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư

Theo quan niệm của C Mác, sở dĩ giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là vì họ

là giai cấp đại diện cho xu thế xã hội hóa của lực lượng sản xuất hiện đại Trong sản xuất

Ngày đăng: 27/11/2021, 19:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w