Chúng ta đã biết nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế đó đang ngày càng phát triển và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Sự cạnh tran
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đã biết nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế đó đang ngày càng phát triển vàhội nhập với nền kinh tế toàn cầu Sự cạnh tranh sinh ra sự phát triển Theoquy luật đó, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế cũngđang tăng cao Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau trên mẫu mã sản phẩm, trêngiá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm … Không chỉ vậy, việc nắm bắt thôngtin tài chính của nhau cũng là một sự cạnh tranh để phát triển công ty
Bên cạnh việc nắm bắt rõ tình hình tài chính của đối thủ cạnh tranh, cácnhà quản lý cũng phải hiểu rõ tình hình tài chính của chính công ty mình để cóthể đề ra những chiến lược phát triển đúng đắn và kịp thời nhằm nâng caodoanh thu và lợi nhuận, từ đó tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.Vì thế hiện nay kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tếnói chung và từng thực thể kinh tế nói riêng Kiểm toán giúp xác minh cácthông tin tài chính có được phản ánh trung thực và hợp lý hay không, bày tỏ ýkiến hoặc đưa ra những kiến nghị giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thểđưa ra những quyết định và chiếc lược phát triển doanh nghiệp một cách sángsuốt nhất.
Nhu cầu kiểm toán ngày càng cao trong đó đáng nói đến là kiểm toánbáo cáo tài chính Và trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán các khoảnđầu tư dài hạn ngày càng thu hút được sự chú ý của những người quan tâmđến Báo cáo kiểm toán Nền kinh tế phát triển là một yếu tố kích thích sự hợptác giữa các doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự phong phú trong ngành nghề kinhdoanh của một doanh nghiệp, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệpcũng như gây dựng uy tín và mở rộng thương hiệu cho doanh nghiệp Do ngày
Trang 2nay sự liên doanh hợp tác giữa các doanh nghiệp các tập đoàn ngày càng pháttriển và lan rộng trong nền kinh tế nên khoản mục đầu tư tài chính đặc biêt làđầu tư tài chính dài hạn trong Báo cáo tài chính của một doanh nghiệp ngàycàng phức tạp Đầu tư dài hạn bao gồm góp vốn liên doanh; đầu tư và công tycon; đầu tư vào công ty khác và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác Đểđánh giá một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hay không, ngoài việc đánhgiá tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp đó, còn đánh giá việc đầu tư tài chính củaDoanh nghiệp đó có hiệu quả hay không Vì lý dó này, kiểm toán khoản mụcđầu tư dài hạn trong báo cáo tài chính ngày càng được chú trọng, việc xácminh khoản mục đầu tư tài chính của doanh nghiệp đã được phản ánh hợp lývà trung thực chưa luôn là một vấn đề quan trọng đối với các nhà đầu tư Do
đó, em xin mạnh dạn tìm hiểu đề tài : “Kiểm toán các khoản đầu tư dài hạntại Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang do AASC thựchiện” Chuyên đề của em được chia làm ba phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận của kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn;Phần 2: Thực trạng kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn doAASC thực hiện;
Phần 3: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán cáckhoản đầu tư dài hạn do AASC thực hiện.
Trang 31.1.1 Khái quát về các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Thời gian đầu tư của các khoản đầu tư tài chính dài hạn là trên mộtnăm Các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm:
Đầu tư vào công ty con (TK 221) Đầu tư vào công ty liên kết (TK 223) Góp vốn liên doanh (TK 222)
Đầu tư dài hạn khác (TK 228)
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (TK 229)
1.1.1.1 Đầu tư vào công ty con:
Công ty con là một doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanhnghiệp khác (gọi là công ty mẹ) Đầu tư vào công ty con bao gồm các khoảnđầu tư cổ phiếu và các khoản đầu tư vốn dưới hình thức góp vốn bằng tiền, tàisản khác vào công ty con hoạt động theo loại hình Công ty Nhà nước, Côngty TNHH một thành viên, Công ty cổ phần Nhà nước và các loại hình doanhnghiệp khác Nghiệp vụ đầu tư vào công ty con được ghi nhận khi nhà đầu tưgiữ trên 50% quyền biểu quyết và có quyền chi phối các chính sách tài chínhvà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích từ các hoạtđộng của doanh nghiệp đó.
Trang 41.1.1.2 Góp vốn liên doanh:
Vốn góp liên doanh phản ánh toàn bộ số vốn góp liên doanh dưới hìnhthức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và tình hình thu hồi lại vốngóp liên doanh khi kết thúc hợp đồng liên doanh Vốn góp vào cơ sở liêndoanh đồng kiểm soát bao gồm tất cả các loại tài sản, vật tư, tiền vốn thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp kể cả tiền vay dài hạn dùng vào việc góp vốn Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinhdoanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh Hoạt động kinhdoanh được đồng kiểm soát là hoạt động của một số liên doanh được thựchiện bằng cách sử dụng tài sản và nguồn lực khác của các bên góp vốn liêndoanh mà không thành lập một cơ sở kinh doanh mới Mỗi bên góp vốn liêndoanh tự quản lý và sử dụng tài sản của mình và chịu trách nhiệm về cácnghĩa vụ tài chính và các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động Hoạtđộng của liên doanh có thể được nhân viên của mỗi bên góp vốn liên doanhtiến hành song song với các hoạt động khác của bên góp vốn liên doanh đó.Hợp đồng hợp tác kinh doanh thường quy định căn cứ phân chia doanh thu vàkhoản chi phí chung phát sinh từ hoạt động liên doanh cho các bên góp vốnliên doanh.
Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh(cơ sở được đồng kiểm soát) đòi hỏi phải có sự thành lập một cơ sở kinhdoanh mới Hoạt động của cơ sở này cũng giống như hoạt động của các doanhnghiệp khác, chỉ khác là thỏa thuận bằng hợp đồng giữa các bên góp vốn liêndoanh quy định quyền đồng kiểm soát của họ đối với các hoạt động kinh tếcủa cơ sở này Cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát chịu trách nhiệm kiểmsoát tài sản, các khoản nợ phải trả, thu nhập và chi phí phát sinh tại đơn vịmình Cơ sở kinh doanh này sử dụng tên của liên doanh trong các hợp đồng,giao dịch kinh tế và huy động nguồn lực tài chính phục vụ cho các mục đích
Trang 5của liên doanh Mỗi bên góp vốn liên doanh có quyền được hưởng một phầnkết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh hoặc được chia sản phẩm của liêndoanh theo thỏa thuận của hợp đồng liên doanh Cơ sở kinh doanh được đồngkiểm soát phải tổ chức công tác kế toán riêng như các doanh nghiệp khác theoquy định của pháp luật hiện hành về kế toán Bên góp vốn liên doanh lập vàtrình bày khoản vốn góp liên doanh trên báo cáo tài chính riêng theo phươngpháp giá gốc.
1.1.1.3 Đầu tư vào công ty liên kết:
Công ty liên kết là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kểnhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư Đầutư vào công ty liên kết phản ánh giá trị khoản đầu tư trực tiếp của nhà đầu tưvào công ty liên kết và tình hình biến động tăng giảm giá trị khoản đầu tư vàocông ty liên kết Nghiệp vụ đầu tư vào công ty liên kết được ghi nhận khikhoản đầu tư đó giúp nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50%quyền biểu quyết.
Trong báo cáo tài chính, nhà đầu tư phải trình bày:
a) Danh sách các công ty liên kết kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷlệ(%) quyền biểu quyết, nếu tỷ lệ này khác với phần sở hữu; và
b) Các phương pháp được sử dụng để kế toán các khoản đầu tư vào công tyliên kết.
Các khoản đầu tư vào công ty liên kết hạch toán theo phương pháp vốnchủ sở hữu phải phân loại như các tài sản dài hạn và phản ánh thành mộtkhoản mục riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất Phần sở hữu củanhà đầu tư về lãi hoặc lỗ của những khoản đầu tư đó phải trình bày thành mộtkhoản mục riêng biệt trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Trang 61.1.1.4 Đầu tư dài hạn khác:
Đầu tư dài hạn khác phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tănggiảm các loại đầu tư dài hạn khác (ngoài các khoản đầu tư vào công ty con,góp vốn vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát, đầu tư vào công ty liên kết),như đầu tư trái phiếu, đầu tư cổ phiếu hoặc đầu tư vào các đơn vị khác màkhoản đầu tư chỉ dưới 20% vốn chủ sở hữu (dưới 20% quyền biểu quyết) …và thời hạn thu hồi hoặc thanh toán vốn đầu tư trên một năm.
1.1.2 Đặc điểm kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn:
Mục tiêu kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn là đưa ra các ý kiến vềBảng cân đối, các khoản đầu tư dài hạn của Doanh nghiệp có được thể hiệnmột cách thực tế tại thời điểm cuối niên độ kế toán không (thường là 31/12);các khoản đầu tư dài hạn của Doanh nghiệp có được kê khai và đánh giá chínhxác hay không và các khoản đầu tư dài hạn của Doanh nghiệp có được phânloại và miêu tả chính xác hay không Ngoài ra, kiểm toán viên phải xác địnhxem việc lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn đã chính xác và tuânthủ chuẩn mực cũng như quy định kế toán hiện hành hay chưa.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn sẽ được lưu lại trong thời gian hơnmột năm Do vậy trong các cuộc kiểm toán hàng năm, mức nguyên giá của cáckhoản đầu tư này không cần kiểm tra lại nếu đó là khách hàng thường niên củacông ty kiểm toán Tuy nhiên để đảm bảo các khoản đầu tư dài hạn được muatrong các giai đoạn trước thì phải kiểm tra sự tồn tại của các khoản đầu tưquan trọng tại thời điểm ghi trong BCĐ Đối với năm kiểm toán đầu tiên thìKTV phải kiểm tra tính phân loại và trình bày của các khoản mục đầu tư dàihạn xem có đủ điều kiện ghi nhận đầu tư dài hạn ko và dưới hình thức nào.Khi doanh nghiệp thực tế có các cổ phiếu, trái phiếu hoặc các khoản đầu tư dàihạn khác thì kiểm toán viên phải kiểm tra thực tế các chứng khoán đó Khi cáckhoản đầu này được một bên thứ ba độc lập với doanh nghiệp nắm giữ trên
Trang 7danh nghĩa của doanh nghiệp thì phải kiểm tra sự tồn tại của chúng bằng cáchlấy xác nhận của bên thứ ba.
Các khoản tăng đầu tư dài hạn quan trọng thường được ghi trong biênbản các cuộc họp quan trọng của doanh nghiệp do các khoản đầu tư đó khôngđược coi là các hoạt động thông thường của doanh nghiệp Tài liệu về cácchứng nhận cổ phiếu hoặc hợp đồng liên doanh phải nằm trong hồ sơ củadoanh nghiệp.
Đối với các khoản đầu tư dài hạn bằng hình thức góp vốn liên doanh thìBáo cáo tài chính đã kiểm toán của liên doanh phải được sử dụng để tính toánlại thu nhập hoặc chi phí cho liên doanh trong năm của doanh nghiệp.
Việc cần thiết tạo ra một khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dàihạn phải được kiểm toán viên xem xét một cách cụ thể với các khoản đầu tưdài hạn quan trọng Bằng chứng về việc cần thiết đó có thể được thu thập bằngcách tham khảo các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các bên hữuquan đến cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán và giá của cáctrái phiếu cho đến thời điểm ghi trong Bảng cân đối hoặc việc định giá các bấtđộng sản đối với các tài sản tương tự.
Trong báo cáo tài chính, nhà đầu tư phải trình bày: Danh sách các côngty liên kết kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷ lệ(%) quyền biểuquyết, nếu tỷ lệ này khác với phần sở hữu; và các phương pháp được sử dụngđể kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết.
Các khoản đầu tư vào công ty liên kết hạch toán theo phương pháp vốnchủ sở hữu phải phân loại như các tài sản dài hạn và phản ánh thành mộtkhoản mục riêng biệt trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất Phần sở hữu củanhà đầu tư về lãi hoặc lỗ của những khoản đầu tư đó phải trình bày thành mộtkhoản mục riêng biệt trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Trang 81.2 Quy trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Quy trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn về cơ bản giốngquy trình kiểm toán của các khoản mục khác trên Bảng cân đối, đó là: Lập kếhoạch kiểm toán - Thực hiện kiểm toán - Kết thúc kiểm toán Trước khi tiếnhành xây dựng kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá được hệthống kiểm soát nội bộ của khách hàng, từ đó đánh giá ban đầu về rủi ro kiểmsoát để có thể xây dựng được một kế hoạch kiểm toán cho các khoản mục trênBCTC nói chung và khoản mục đầu tư tài chính dài hạn nói riêng.
1.2.1 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng:
Trong kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát không chỉ để xác minh tính hữuhiệu của kiểm soát nội bộ mà còn làm cơ sở cho việc xác định phạm vi thựchiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của đơn vị.
Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện theo trình tựnhất định và có thể khái quát theo ba bước cơ bản sau:
Bước 1: Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và mô tả chi
tiết hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc.
Trong giai đoạn này kiểm toán viên tìm hiểu về kiểm soát nội bộ củađơn vị trên hai mặt chủ yếu: thiết kế kiểm soát nội bộ bao gồm thiết kế về quichế kiểm soát và thiết kế về bộ máy kiểm soát; hoạt động liên tục và có hiệulực của kiểm soát nội bộ.
Kiểm toán viên phải thu thập thông tin về tính trung thực của Ban giámđốc với bản chất và phạm vi của các sổ sách kế toán để xác minh các bằngchứng đủ thích hợp và có sẵn để chứng minh cho các số dư trên BCTC.
Riêng với khoản mục đầu tư tài chính dài hạn thường được xem làkhoản mục quan trọng trong Bảng Cân đối và là hoạt động kinh doanh ảnhhưởng đáng kể đến nguồn vốn cũng như lợi nhuận của Doanh nghiệp Vì thế
Trang 9hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu quả hay không cũng ảnhhưởng tới khoản mục đầu tư dài hạn có được phản ánh trung thực và hợp lýhay không Cũng như giai đoạn tìm hiểu và khảo sát khách hàng, các phươngpháp KTV áp dụng khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đếnkhoản mục đầu tư tài chính dài hạn là:
Dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng: Hầu hết cáccuộc kiểm toán của một công ty được một công ty thực hiện hàng năm Dovậy KTV thường bắt đầu cuộc kiểm toán với một lượng thông tin đáng kể vềhệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đã thu thập được từ các cuộc kiểmtoán trước Vì thế, kiểm soát nội bộ với các khoản đầu tư tài chính dài hạnthường không thay đổi so với năm trước.
Thẩm vấn nhân viên của Công ty khách hàng: Đối với khách hàng mới,KTV có thể sử dụng phương pháp này để nắm bắt khái quát hệ thống kiểmsoát nội bộ của khách hàng KTV có thể sử dụng phương pháp này để trực tiếpkiểm tra cách quản lý và kiểm soát các khoản đầu tư dài hạn của khách hàng.Đối với khách hàng thường niên công việc này giúp KTV cập nhật đượcnhững thay đổi trong hệ thống KSNB của khách hàng, từ đó khoanh vùngđược rủi ro đối với các khoản mục trên BCĐ.
Xem xét và kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán đã hoàn tất của kháchhàng, đối với các khoản đầu tư dài hạn, KTV kiểm tra tổng quát các biên bảnhọp của HĐQT hoặc của BGĐ để đánh giá khái quát về hệ thống quản lý cũngnhư kiểm soát các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn này.
Bước 2: Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho
khoản mục đầu tư tài chính dài hạn:
Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thốngKSNB.
Trang 10Nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng được vận hành hữuhiệu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp và ngược lại Ví dụ như công tykhách hàng đầu tư vào một công ty liên kết mà qua phỏng vấn khách hàng,KTV nhận thấy khách hàng am hiểu các chuẩn mực về đầu tư vào công ty liênkết và phân biệt được với các khoản đầu tư khác, đồng thời khoản đầu tư nàyđược ghi nhận đầy đủ trong các biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông hoặcBGĐ thì hệ thống KSNB đối với khoản mục đầu tư vào công ty liên kết vậnhành khá hiệu quả Từ đó, KTV có thể khoanh vùng rủi ro kiểm soát đối vớikhoản đầu tư vào công ty liên kết thấp.
Bước 3: Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ):
Mục đích của thử nghiệm này là thu thập bằng chứng về sự hữu hiệucủa các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trênsố dư và các nghiệp vụ phát sinh.
Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn, thử nghiệm kiểm soát đượcthực hiện với phương pháp chủ yếu là kiểm tra tài liệu xem các dấu hiệu phêduyệt đầu tư; hoặc rà soát sơ lược để theo dõi từng bước thực hiện nghiệp vụđó trên sổ sách hoặc trong thực tế để đánh giá về kiểm soát đối với nghiệp vụnày.
Sau khi đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng KTV tiến hành xâydựng kế hoạch kiểm toán chung cho cuộc kiểm toán và kế hoạch cụ thể đốivới từng khoản mục trên BCĐ, trong đó có lập kế hoạch kiểm toán cho kiểmtoán khoản mục đầu tư tài chính dài hạn.
1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán:
1.2.2.1 Thu thập thông tin cơ sở:
Các chuẩn mực chuyên môn đòi hỏi KTV/ công ty kiểm toán phải cóđược những hiểu biết cần thiết và đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánhgiá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị
Trang 11được kiểm toán mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, đến việckiểm tra của KTV hoặc đến báo cáo kiểm toán KTV và các trợ lý kiểm toánphải luôn xem xét, đánh giá, cập nhật và bổ sung thêm các thông tin mới đểhiểu biết đầy đủ hơn về hoạt động của đơn vị.
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV thu thập hiểu biết vềngành nghề, công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu hệ thống kế toán,KSNB và các bên hữu quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán cụthể Trong giai đoạn này KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu,đưa ra đánh giá bước đầu về mức trọng yếu và thực hiện những thủ tục phântích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán chung và việc quảnlý thời gian đối với từng khoản mục để công việc kiểm toán được thực hiệntheo đúng kế hoạch.
Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng là côngviệc khá quan trọng đối với KTV Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanhcủa khách hàng giúp cho KTV nhận thức, xác định và đánh giá được mứctrọng yếu của các khoản mục trên BCTC Những hiểu biết về ngành nghề kinhdoanh bao gồm những hiểu biết chung về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động củađơn vị và sự hiểu biết cụ thể hơn về tổ chức và hoạt động của đơn vị kiểmtoán Hiểu biết rõ về ngành nghề kinh doanh của khách hàng giúp KTV hiểuthêm và có những kiến thức cơ bản về nội dung cũng như mục đích đầu tư củakhách hàng nói chung và đầu tư dài hạn nói riêng Từ đó có thể hiểu được cácsự kiện, các nghiệp vụ và các hoạt động đầu tư tác động đến BCTC của kháchhàng KTV cũng cần tìm hiểu phương pháp ghi nhận các khoản đầu tư vàocông ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh theo phương pháp giá gốchay phương pháp vốn chủ sở hữu và có được áp dụng nhất quán đối với cáckhoản đầu tư hay không.
Trang 12Phương pháp vốn chủ sở hữu: Là phương pháp kế toán mà khoản đầu
tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo nhữngthay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầutư Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh phần sở hữu của nhàđầu tư trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư.
Phương pháp giá gốc: Là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được
ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnh theo những thayđổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ phản ánh khoản thu nhập của nhàđầu tư được phân chia từ lợi nhuận thuần luỹ kế của bên nhận đầu tư phátsinh sau ngày đầu tư
Xem lại kết quả của cuộc kiểm toán năm trước và hồ sơ kiểm toánchung của khách hàng Các hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa đựng rấtnhiều thông tin về khách hàng, về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức và cácđặc điểm hoạt động khác và đặc biệt về những biên bản họp hoặc những quyếtđịnh đầu tư của Ban lãnh đạo Qua đó KTV sẽ tìm thấy những thông tin hữuích về công việc kinh doanh của khách hàng, về các khoản đầu tư tài chính củakhách hàng và bước đầu nắm bắt được những khoản đầu tư đó là đầu tư dàihạn hay ngắn hạn, nội dung cụ thể của những khoản đầu tư đó Xem lại hồ sơkiểm toán chung cũng giúp kiểm toán viên hiểu thêm về điều lệ công ty, quytrình kế toán, chính sách kế toán … và xác định được các quyết định của nhàquản lý có phù hợp với luật pháp của Nhà nước, với các chính sách hiện hànhkhông.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV nên xác định tất cả các bên có liênquan với khách hàng Đối với các khoản đầu tư dài hạn, KTV càng nên xácđịnh đối tượng đầu tư dài hạn của khách hàng, ví dụ khách hàng đầu tư vàocông ty con nào, công ty liên kết nào hoặc góp vốn liên doanh với cơ sở liên
Trang 13doanh đồng kiểm soát nào … để có thể lập kế hoạch thu thập thông tin của cácbên hữu quan đó hoặc bước đầu dự đoán các vấn đề có thể phát sinh giữa cácbên liên quan để có thể hoạch định một kế hoạch kiểm toán phù hợp.
Kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn thông thường không cầntham khảo ý kiến của các chuyên gia, tuy nhiên trong một số trường hợp đặcbiệt, KTV phải sử dụng ý kiến của chuyên gia như một bằng chứng kiểm toánthu thập được để xác minh các khoản đầu tư dài hạn có được phản ánh trungthực và hợp lý trên BCĐ hay không và các chuyên gia ở đây thông thường làcác chuyên viên về luật kinh tế, những người hiểu rõ về các thủ tục cần thiếtkhi đầu tư vào công ty con hoặc công ty liên kết hoặc góp vốn liên doanh.
1.2.2.2 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng:
Các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp KTV nắm bắtđược quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanhmà kiểm toán viên thu thập được trong quá trình thu thập các thông tin cơ sở.Những thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng thường được thu thậptrong quá trình tiếp xúc với BGĐ công ty, bao gồm các loại sau:
Giấy phép thành lập và điều lệ công ty:
Việc nghiên cứu tài liệu này giúp KTV hiểu được mục tiêu hoạt động và lĩnhvực kinh doanh hợp pháp của công ty, dựa vào đó xác minh các khoản đầu tưcủa công ty có tuân thủ những nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh và điềulệ của Công ty hay không.
Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra, biên bản cáccuộc họp cổ
đông, HĐQT và BGĐ của năm hiện hành hay trong năm trước:
Dựa vào các báo cáo này, KTV có thể nhận thức được xu hướng phát triển củakhách hàng, xem trong năm hiện tại khách hàng có xu hướng tăng hoặc giảm
Trang 14các khoản đầu tư dài hạn, mục tiêu phát triển chiến lược của công ty là gì vàcác khoản đầu tư có mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
Các hợp đồng và cam kết quan trọng:
Các hợp đồng và cam kết quan trọng như: Hợp đồng góp vốn liên doanh, hợpđồng đầu tư vào công ty liên kết hoặc các hợp đồng và cam kết đầu tư khác làmối quan tâm hàng đầu của cuộc kiểm toán.
1.2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích:
Theo CMKT hiện hành các thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cảcác cuộc kiểm toán và chúng thường được thực hiện trong tất cả các giai đoạncủa cuộc kiểm toán Sau khi thu thập được thông tin cơ sở và thông tin vềnghĩa vụ pháp lý của khách hàng, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục phântích đối với các thông tin đã thu thập được để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch.
KTV thường thực hiện thủ tục phân tích ngang đối với khoản mục đầutư tài chính dài hạn, thường là so sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặcgiữa các kỳ với nhau Nhờ đó KTV thấy được những biến động bất thường vàxác định được lĩnh vực cần chú ý.
1.2.2.4 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro:
Sau các bước trên KTV sẽ căn cứ vào các thông tin đã thu thập được đểđánh giá, nhận xét nhằm đưa ra chiến lược kế hoạch kiểm toán phù hợp Thêmvào đó KTV phải đánh giá được tính trọng yếu và rủi ro để xây dựng được kếhoạch kiểm toán thích hợp.
Trong giai đoạn lập kế hoạch KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu củacác khoản mục để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được.Thông thường các sai phạm về khoản mục đầu tư tài chính dài hạn thường ảnhhưởng nghiêm trọng đến các BCTC của khách hàng.
Vì đầu tư tài chính dài hạn thường là một khoản mục quan trọng trongBCTC nên rủi ro về khoản mục này thường không cao, rủi ro sai sót ở khoản
Trang 15mục này thông thường chỉ là phân biệt và hạch toán sai tính chất và hình thứcđầu tư giữa các khoản đầu tư dài hạn và trình bày không đúng trên BCTC Vídụ: một khoản đầu tư vào công ty con nhưng được hạch toán trên TK 223 vàđược thuyết minh thành đầu tư vào công ty liên kết trên thuyết minh BCTC.
1.2.2.5 Thiết kế chương trình kiểm toán:
Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểmtoán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa cácKTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng vàthu thập Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiếtkế thành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắcnghiệm trực tiếp các số dư Chương trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chínhdài hạn chung được thiết kế như sau:
- Kiểm toán tổng quát:
Thực hiện kiểm tra các giấy chứng nhận cổ phiếu, trái phiếu hoặc cáckhoản ĐTDH khác mà DN có và/hoặc xác nhận các số dư đó với người đầu tưhoặc đại lý mà DN có quan hệ.
+ Kiểm tra giá của các khoản tăng ĐTDH có qui mô lớn như sau:
▪ Đối chiếu với các tài liệu hỗ trợ, ví dụ như giấy chứng nhận cổ phầnhoặc hợp đồng liên doanh.
Trang 16▪ Đối chiếu hồ sơ thanh toán (sổ quỹ tiền mặt, sổ phụ ngân hàng)
+ Kiểm tra việc cổ phần của Doanh nghiệp trong liên doanh được đưa vàosổ một cách chính xác bằng cách thực hiện các công việc sau:
▪ Đối chiếu lợi nhuận được chia hoặc tổn thất trong liên doanh hoặc cácgiấy chứng nhận khác của liên doanh.
▪ Đối chiếu lợi nhuận được chia hoặc tổn thất của liên doanh với báocáo lãi lỗ của doanh nghiệp.
+ Đánh giá sự cần thiết lập khoản dự phòng giảm giá ĐTDH bằng cách sosánh giá trị mang sang của chúng với các mục sau:
▪ Đối với các chứng khoán được mua bán trên các thị trường chứngkhoán được công nhận thì đối chiếu với giá thị trường chứng khoán đó côngbố vào thời điểm cuối kỳ kế toán và tại thời điểm kiểm toán.
▪ Đối với các khoản đầu tư bằng hình thức liên doanh thì phải đối chiếuvới phần TSCĐ của liên doanh theo BCTC đã kiểm toán của liên doanh.
▪ Đối với các khoản ĐTDH khác, thì phải so sánh với sự đánh giá bấtđộng sản thực tế đối với các tài sản tương tự hoặc các bằng chứng thích hợpkhác.
+ Kiểm tra hạch toán việc thanh lý như:
▪ Đối chiếu giá bán với hợp đồng bán, với hồ sơ thanh toán tiền.
▪ Đối chiếu giá trị mang sang tại thời điểm thanh lý với tài liệu làm việccủa năm trước nếu có thể hoặc với sổ phụ theo dõi đầu tư.
▪ Tính toán lại thu nhập hoặc tổn thất từ việc thanh lý đầu tư và đốichiếu chúng với báo cáo lãi lỗ.
+ Đánh giá việc phân loại TSDH như:
▪ Bảo đảm không có khoản ĐTDH nào được thanh lý đến hết kỳ kếtoán.
Trang 17▪ Thu thập được văn bản của Ban lãnh đạo về việc các khoản ĐTDHđược phân loại và miêu tả chính xác
+ Đưa ra kết luận về việc các khoản ĐTDH trong Bảng Cân đối:
▪ Thể hiện các khoản ĐTDH thực tế thuộc quyền sở hữu của DN tại thờiđiểm cuối kỳ kế toán.
▪ Được kê khai và đánh giá chính xác.▪ Được phân loại và miêu tả chính xác.+ Giám sát và kiểm tra
+ Các điểm kiểm tra cụ thể.
Sau khi thiết kế được một chương trình kiểm toán đầu tư dài hạn cụ thể,KTV tiến hành thực hiện kiểm toán.
1.2.3 Thực hiện kiểm toán:
Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuậtkiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứngkiểm toán Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn,KTV tiến hành các thủ tục kiểm toán để đánh giá tính trung thực và hợp lý củakhoản mục này Thủ tục kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn thường để xácđịnh xem đơn vị có khả năng và có ý định nắm giữ các khoản đầu tư này dàihạn không và phải thu thập các bản giải trình về khoản đầu tư dài hạn.
Trường hợp các khoản đầu tư dài hạn được xác định là trọng yếu trongbáo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểmtoán thích hợp về việc đánh giá và trình bày các khoản đầu tư dài hạn.
Thủ tục kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn thường để xác định xemđơn vị có khả năng và có ý định nắm giữ các khoản đầu tư này dài hạn khôngvà phải thu thập các bản giải trình về khoản đầu tư dài hạn.
Thủ tục kiểm toán thường bao gồm việc kiểm tra báo cáo tài chính vàcác thông tin khác có liên quan, như xác định và so sánh giá chứng khoán trên
Trang 18thị trường với giá trị ghi sổ của các khoản đầu tư dài hạn đến ngày ký báo cáokiểm toán Nếu giá thị trường thấp hơn giá trị ghi sổ thì kiểm toán viên phảixét đến sự cần thiết phải lập dự phòng giảm giá Nếu xét thấy có nghi ngờ vềkhả năng thu hồi khoản đầu tư thì kiểm toán viên phải xem xét đến các điềuchỉnh và thuyết minh thích hợp trình bày trong báo cáo tài chính.
1.2.3.1 Thực hiện thủ tục kiểm soát với khoản mục đầu tư tài chínhdài hạn:
Thủ tục kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống KSNBvới đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống KSNB hoạt độnghiệu quả Khi đó thủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằngchứng kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của hệ thống KSNB Chuẩn mựcKiểm toán Việt Nam số 500 quy định: “Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệthống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiếtkế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB”.Thủ tục kiểm soát với các khoản đầu tư dài hạn thường là phỏng vấnBan giám đốc, đưa ra những câu hỏi về nội dung các khoản đầu tư dài hạn đểxác nhận họ có thực hiện hoạt động kiểm soát đối với khoản mục này không.Các câu hỏi đưa ra cần gọn, rõ rang và đi thẳng vào nội dung của khoản mụcđầu tư Với khoản mục đầu tư dài hạn, KTV thường sử dụng câu hỏi mở đểkhách hàng có thể trả lời trực tiếp về vấn đề mà KTV quan tâm Kết thúcphỏng vấn cần tóm tắt những kết quả thu được về nhận biết thực tiễn với xácnhận của người phỏng vấn.
Ngoài phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng, KTV có thể thựchiện lại công việc của một kế toán viên đã làm để xác nhận mức độ thực hiệntrách nhiệm của họ với công việc được giao Bên cạnh đó, KTV có thể kiểmtra nghiệp vụ đầu tư dài hạn ngược lại theo thời gian, từ Sổ cái ngược lại đếnthời điểm bắt đầu nghiệp vụ đầu tư Quá trình này cung cấp bằng chứng kiểm
Trang 19toán về hiệu lực của hệ thống KSNB như quy trình hạch toán ghi sổ và tổ chứcbộ máy kế toán của khách hàng
Các biện pháp kỹ thuật dung để thu thập bằng chứng kiểm toán cần phảiđược thực hiện đồng bộ Một biện pháp kỹ thuật cụ thể riêng rẽ thường khôngcó hiệu quả và không đáp ứng yêu cầu đầy đủ và tin cậy của các bằng chứngkiểm toán Việc lựa chọn những biện pháp kỹ thuật kiểm tra chủ đạo phảithích ứng với loại hình hoạt động cần kiểm tra: Ví dụ với một khách hàng màhệ thống KSNB được xây dựng trên nguyên tắc phân chia nhiệm vụ thì biệnpháp chủ đạo của KTV thường là thực hiện lại … Bên cạnh đó, KTV cần bảođảm tính kế thừa và phát triển các biện pháp kỹ thuật kiểm tra hệ thốngKSNB, trước hết có thể xem xét bằng chứng đã thu được từ những cuộc kiểmtoán năm trước Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm soát, KTV chuyển sangthực hiện thủ tục phân tích với khoản mục.
1.2.3.2 Thủ tục phân tích với kiểm toán đầu tư tài chính dài hạn:
Thủ tục phân tích chủ yếu đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn làxem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ Tính độclập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ có ảnh hưởng trực tiếp đếntính chính xác của dự đoán và tới bằng chứng kiểm toán thu được từ thủ tụcphân tích Phân tích số dư các khoản đầu tư và xem xét các thay đổi bấtthường là ưu tiên hàng đầu trong thủ tục phân tích khoản mục này
Để đánh giá tính tin cậy của dữ liệu cần xem xét trên nhiều mặt Dữ liệucó nguồn độc lập từ bên ngoài có độ tin cậy cao hơn nguồn này từ bên trong.Ví dụ, KTV có thể gửi thư xác nhận tới bên thứ ba, là bên khách hàng đầu tư,để xác nhận khoản đầu tư của khách hàng có thực tế phát sinh không Nhữngdữ liệu đã được kiểm toán có độ tin cậy cao hơn dữ liệu chưa được kiểm toán.Chẳng hạn như: khoản mục đầu tư dài hạn năm trước đã được kiểm toán có độ
Trang 20tin cậy cao hơn khoản mục đầu tư dài hạn mới phát sinh trong năm kiểm toánhiện hành.
Thủ tục phân tích phát triển mô hình và ước tính giá trị và so sánh vớigiá trị ghi sổ thường không được áp dụng nhiều trong kiểm toán các khoảnđầu tư tài chính dài hạn vì các khoản đầu tư tài chính dài hạn (đầu tư vào côngty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh) thường không có biến động nhiềuvà thường không có chênh lệch giữa các kỳ kế toán Trong đầu tư tài chính dàihạn thì đầu tư chứng khoán dài hạn hoặc cổ phiếu trái phiếu dài hạn mới có sựchênh lệch giữa giá thị trường với giá trị ghi sổ, vì thế cần lập khoản dự phònggiảm giá đầu tư dài hạn.
1.2.3.3 Thủ tục kiểm tra chi tiết với kiểm toán các khoản đầu tư tàichính dài hạn:
Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể của trắcnghiệm tin cậy thuộc trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm trực tiếp số dư đểkiểm toán từng khoản mục hoặc nghiệp vụ tạo nên số dư trên khoản mục hayloại nghiệp vụ Thông thường KTV thường chọn một số khoản mục điển hìnhtừ một tài khoản để kiểm tra chi tiết và trong các khoản mục điển hình đó, KTVáp dụng phương pháp chọn mẫu đại diện với giá trị mẫu lớn hoặc nội dung cáckhoản mục bất thường Tuy nhiên đối với các tài khoản đầu tư dài hạn trênBCĐ thì KTV thường tiến hành kiểm tra chi tiết với tất cả các nội dung đầu từvì số lượng nghiệp vụ đầu tư dài hạn tương đối ít trong một công ty.
Khi tiến hành kiểm tra chi tiết, KTV thực hiện các biện pháp kỹ thuậtkiểm tra chi tiết, xác nhận và kiểm tra thực tế là hai kỹ thuật thường được ápdụng rộng rãi trong kiểm toán tài chính nói chung và kiểm toán các khoản đầutư dài hạn nói riêng.
Xác nhận số dư và những nghiệp vụ bằng một nguồn bên ngoài thườngcung cấp bằng chứng có tính thuyết phục Xác nhận thường là một thủ tục
Trang 21kiểm toán có hiệu quả vì thủ tục này có thể xác nhận thời điểm bắt đầu củanghiệp vụ và những hoạt động xử lý nghiệp vụ đó Vì thế, với các khoản đầutư dài hạn, KTV thường gửi thư xác nhận tới bên nhận đầu tư của khách hàngvà thường là thư xác nhận mở để yêu cầu bên nhận đầu tư cung cấp thông tinchứ không yêu cầu minh chứng cho những dữ liệu khách hàng cung cấp Khixác nhận các khoản đầu tư là chính xác thì KTV cũng không thể chỉ sử dụngkết quả xác nhận đó làm bằng chứng kiểm toán mà còn phải tiến hành kiểm trathực tế nghiệp vụ đầu tư phát sinh xem việc ghi nhận các khoản đầu tư có tuânthủ đúng quy định và chuẩn mực kế toán hiện hành không.
Kiểm tra thực tế đối với các khoản mục đầu tư tài chính dài hạn tăngtrong kỳ thường là kiểm tra các biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông hoặccủa Ban quản trị để xác nhận sự phê duyệt đầu tư, kiểm tra các hợp đồng gópvốn liên doanh hoặc quyết định đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, quyếtđịnh đầu tư dài hạn khác … và xác minh các khoản đầu tư này có thực hiệnđúng quy định của pháp luật không, và các khoản đầu tư này đã được người cóthẩm quyền phê duyệt không, các khoản đầu tư này có được phân loại đúngđắn trên BCTC của khách hàng không.
Đối với các khoản đầu tư giảm trong kỳ, kiểm tra chi tiết bằng cáchkiểm tra các khoản nhận tiền hoặc nhận tài sản, kiểm tra việc hạch toán giảmkhoản đầu tư được thanh lý trong kỳ và các khoản lãi lỗ hoặc chi phí cũng nhưthu nhập khác khi thanh lý khoản đầu tư này.
Kiểm tra chi tiết còn là kiểm tra việc phân chia các khoản lợi nhuận thuđược từ các hoạt động đầu tư bằng cách thu thập thông tin về tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp nhận đầu tư (công ty con, công ty liên kết) và tínhtoán lại các khoản lãi được hưởng hoặc lỗ phải chịu trong kỳ.
Sau khi xác nhận và kiểm tra thực tế, KTV thấy có dấu hiệu vi phạmhoặc chênh lệch tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của những vi phạm đó đến
Trang 22BCTC mà đưa ra bút toán điều chỉnh hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toánkhác để xác minh mức độ ảnh hưởng của khoản mục đó đến BCTC Nếu cónhững dấu hiệu vi phạm và thực hiện không đúng quy định pháp luật hoặc kếtoán hiện hành, KTV cần trình bày ngay ý kiến của mình với Ban Giám đốc vàtuỳ thuộc vào hoàn cảnh có thể thông tin cho HĐQT vì khoản mục đầu tư dàihạn thường là một khoản mục quan trọng trên BCTC và là chiến lược kinhdoanh lâu dài của Doanh nghiệp, vì thế ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp.
Thu thập đủ bằng chứng để kết luận về khoản mục đầu tư tài chính dàihạn của khách hàng, KTV đi đến kết thúc kiểm toán cho khoản mục đó.
Nếu các khoản đầu tư tài chính dài hạn đã được khách hàng phản ánhtrung thực và hợp lý trên các BCTC thì KTV sau khi kiểm toán xong cáckhoản mục còn lại tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toánlà khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán.
Trang 23PHẦN 2:
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯTÀI CHÍNH DÀI HẠN DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ
TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN THỰC HIỆN
2.1 Đặc điểm chung của AASC ảnh hưởng tới kiểm toán các khoản đầutư tài chính dài hạn:
2.1.1 Khái quát về AASC:
Ngày 13/05/1991 AASC được thành lập với tên giao dịch đầu tiên làCông ty Dịch vụ kế toán (ASC) và đến 14/09/1993 ASC chính thức đổi tênthành Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC)
Một số thông tin cơ bản về Công ty AASC:
Tên Công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ tư vấn tài chính Kếtoán và Kiểm toán.
Tên giao dịch tiếng Anh: Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company Limited.
Trụ sở chính: Số 01 Lê Phụng Hiểu - Quận Hoàn Kiếm – Hà NộiEmail: aasc-ndd@hn.vnn.vn
Trang 24Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu và các trường Đại học trong cả nước cũngnhư với các hãng kiểm toán quốc tế như E&Y, KPMG, PWC và hơn thếnữa AASC là thành viên của INPACT quốc tế Các mối quan hệ này giúp choAASC tiếp cận kiến thức và trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực kế toán, kiểmtoán trong và ngoài nước Dựa trên cơ sở này AASC sẽ hỗ trợ cho khách hànggiải quyết tốt các vấn đề mà ít có tổ chức dịch vụ chuyên ngành nào có thểthực hiện được.
Tháng 7 năm 2005 AASC chính thức gia nhập tổ chức INPACT quốctế và trở thành đại diện của INPACT quốc tế tại Việt Nam Ngày 02/07/2007AASC chính thức chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên từDNNN thuộc Bộ tài chính.
AASC đã và đang cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ cógiá trị cao và tầm quan trọng đáng kể trong Doanh nghiệp:
▪ Dịch vụ Kế toán;▪ Dịch vụ Kiểm toán;▪ Dịch vụ Tư vấn về Thuế;
▪ Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản trị kinh doanh;▪ Dịch vụ Đào tạo và Hỗ trợ tuyển dụng;
▪ Dịch vụ giám định tài chính kế toán;▪ Dịch vụ thẩm định giá.
Dịch vụ kiểm toán là một trong các hoạt động truyền thống của AASC.Qua hơn 10 năm hoạt động dịch vụ này đã được hoàn thiện và phát triển vềphạm vi và chất lượng, đáp ứng mọi yêu cầu ngày càng cao của khách hàngvà tiến trình hội nhập quốc tế Dịch vụ kiểm toán cũng là một dịch vụ đónggóp đáng kể vào doanh thu của AASC.
AASC phân chia các phòng kiểm toán theo chức năng hoạt động chínhcủa mỗi phòng như: Phòng kiểm toán dịch vụ thương mại, Phòng kiểm toán
Trang 25xây dựng cơ bản, Phòng kiểm toán sản xuất vật chất … AASC là công tykiểm toán có số lượng kiểm toán viên tương đối lớn so với các công ty kháccùng ngành, với một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kếtoán - kiểm toán, AASC được đánh giá cao trong việc kiểm soát chất lượngkiểm toán và tạo dựng cũng như giữ được uy tín cao đối với khách hàng cũngnhư trong thị trường kiểm toán.
2.1.2 Đặc điểm chung của AASC ảnh hưởng tới kiểm toán các khoản đầutư tài chính dài hạn:
2.1.2.1 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức:
Ngành nghề kinh doanh chính của AASC là dịch vụ kiểm toán và dịchvụ này đã có từ khi thuật ngữ “kiểm toán” còn mới mẻ đối với nền kinh tếViệt Nam Do đó AASC có một bề dày kiến thức cũng như kinh nghiệm tronglĩnh vực kiểm toán, kiểm toán các tài khoản đầu tư dài hạn cũng thuận lợi hơndo tích luỹ được kinh nghiệm kiểm toán từ nhiều năm trước Đồng thời,khách hàng của AASC từ trước đến nay là các công ty lớn, với đa dạng ngànhnghề kinh doanh, phong phú các khoản đầu tư tài chính nên đội ngũ nhân viênAASC đã có cơ hội học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm trong việc kiểm toán cáckhoản đầu tư tài chính.
AASC với nguồn nhân lực mà nhiều nhân viên đã qua kỳ thi chứng chỉhành nghề kiểm toán viên cấp quốc gia (CPA) nên có sự hiểu biết khá sâurộng về các lĩnh vực tài chính, thuế, đầu tư và các chuẩn mực kế toán - kiểmtoán, nên chất lượng kiểm toán được nâng cao, kiểm toán các khoản đầu tưdài hạn cũng như các khoản mục và chu trình khác vì thế được thực hiện mộtcách hiệu quả hơn.
Ngoài ra, AASC có quan hệ khá tốt với Bộ Tài Chính và các cơ quanpháp luật khác, đồng thời trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của AASC còncó một phòng được gọi là phòng hành chính tổng hợp, có chức năng là cập
Trang 26nhật nhưng văn bản pháp luật mới (thông tư, nghị định …) sau đó tóm tắt vàphổ biến cho toàn công ty Do đó, kiến thức mới về các khoản đầu tư dài hạnluôn luôn được cung cấp kịp thời cho KTV trong công việc kiểm toán khoảnmục này.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của AASC ít nhiều ảnh hưởng đến côngtác kiểm toán báo cáo tài chính của công ty và từ đó ảnh hưởng gián tiếp đếncông việc kiểm toán cụ thể từng khoản mục hay chu trình trong BCTC củakhách hàng Tuy nhiên, tổ chức công tác kiểm toán mới ảnh hưởng trực tiếpđến kiểm toán các khoản mục nói chung và kiểm toán các khoản đầu tư dàihạn nói riêng.
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán:
Trong Công ty AASC mỗi KTV và trợ lý kiểm toán được cấp cho mộtmã nhân viên và khi thực hiện bước công việc nào thì KTV hoặc trợ lý kiểmtoán đó phải ghi mã nhân viên của mình vào giấy làm việc để KTV cấp caosoát xét và dễ dàng biết được ai là người thực hiện công việc đó từ đó có thểkiểm soát chất lượng cũng như đánh giá năng lực của nhân viên.
Ngoài quy định về mã nhân viên, AASC còn xây dựng quy định về kýhiệu tham chiếu và những ký hiệu phổ biến trên giấy làm việc để thuận lợicho việc soát xét giấy tờ làm việc Các ký hiệu được sử dụng phổ biến trongAASC là:
o Ag : khớp với số liệu trên BCĐKT, BCKQKD năm kiểm toáno Ly : khớp với số liệu trên BCTC năm trước
o : đã đối chiếu với chứng từ gốc hợp lệo : kiểm tra cộng dồn đúng
o : kiểm tra cộng ngang đúng
Tổ chức công tác kiểm toán gồm những bước công việc sau:
Trang 27- Xây dựng quy trình kiểm toán;- Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
- Phân loại và tổ chức lưu giữ hồ sơ kiểm toán.
Cũng như các công ty khác hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, quytrình kiểm toán của AASC được xây dựng như sau: Khảo sát và đánh giákhách hàng - Ký hợp đồng kiểm toán - Lập kế hoạch kiểm toán - Thực hiệnkiểm toán - Kết thúc kiểm toán – Báo cáo kiểm toán.
Khảo sát và đánh giá khách hàng chỉ được thực hiện đối với kháchhàng được kiểm toán năm đầu tiên Trong thời gian khảo sát và đánh giákhách hàng, KTV tìm hiểu các thông tin cơ bản về khách hàng, về ngànhnghề hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh, về khách hàng, đối thủcạnh tranh và các bên liêu quan, sau đó tìm hiểu về bộ máy kế toán cũng nhưbước đầu tìm hiểu về thông tin tài chính của khách hàng Trong giai đoạn này,KTV cũng nắm bắt khái quát về các khoản đầu tư của khách hàng, các đốitượng được khách hàng đầu tư như công ty con hoặc công ty liên kết hoặcchứng khoán của công ty nào được khách hàng sở hữu, từ đó có những nhậnthức ban đầu về các khoản đầu tư này, về phạm vi kiểm toán các khoản đầu tưvà đánh giá các khoản đầu tư này có thể kiểm toán được hay không.
Công việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng được thực hiện theocác mẫu tìm hiểu thông tin sau đây:
Bảng 1: GLV thu thập thông tin cơ bản về khách hàng
Tên giao dịch:
Trang 28Loại hình doanh nghiệp:
Doanh nghiệp tư nhân Công ty 100% vốn nước ngoài
Công ty cổ phần
Ngày thành lâp:
Đăng ký kinh doanh và theo dõi thay đổi ngành nghề kinh doanh:
Giấy đăng ký kinh doanh Nội dung hoạt động kinhdoanh đăng ký
Năm thực tế bắtđầu kinh doanh
-Bổ sung thêm:-
-Giảm bớt hoạt động:-
-Chủ sở hữu (DS những chủ sở hữu chính hoặc cơ quan chủ quản với DNNN):
Văn phòng:
Trang 29Trụ sở chính
Văn phòng đại diện/ Chi nhánh
Nhân sự chủ chốt
Các bên có liên quan:
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Dự báo thị trường và các yếu tố môi trường:
- Xu hướng của nền kinh tế nói chung/Điều kiện kinh tế Vùng và Khu vực:- Xu hướng quan trọng của ngành/ Đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế
Các thông tin khác:
Trong quá trình lập kế hoạch, KTV tìm hiểu hệ thống KSNB của kháchhàng và đánh giá hệ thống này có hoạt động hiệu quả không, từ đó xây dựngkế hoạch kiểm toán chi tiết đối với từng khoản mục Nếu hệ thống KSNBhoạt động không hiệu quả, thì các khoản mục sẽ được xây dựng một kế hoạchkiểm toán cụ thể và chi tiết Ví dụ đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn,nếu không có những cuộc họp của HĐQT hoặc Ban lãnh đạo Công ty quyếtđịnh và phê duyệt về các khoản đầu tư này; hoặc không có biên bản họp ghinhận lại những quyết định đầu tư này thì KTV phải lập một kế hoạch kiểmtoán thật cụ thể và chi tiết để thu thập đủ bằng chứng xác minh về tính có thật,
Trang 30tính giá và tính trung thực cũng như tính phân loại và trình bày của các khoảnđầu tư tài chính dài hạn này Nếu trong quá trình phỏng vấn, KTV xác nhậnđược các khoản đầu tư này đã bàn trong cuộc họp hội đồng cổ đông hoặccuộc họp của BGĐ thì KTV tiến hành thu thập lại các biên bản họp này đánhgiá tính liêm chính của BGĐ, đó có thể là cơ sở để khoanh vùng rủi ro hoặcquyết định số lượng bằng chứng cần thu thập.
Dựa vào những kinh nghiệm tích luỹ được trong hơn mười năm kinhdoanh dịch vụ kiểm toán, các KTV cấp cao của AASC đã thiết kế một chươngtrình kiểm toán đối với từng phần hành cụ thể và chương trình kiểm toánchung đó cho từng khoản mục cụ thể cho tất cả các khách hàng, và đối vớitừng khách hàng, từng loại hình doanh nghiệp hoặc đặc thù kinh doanh củakhách hàng đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ linh hoạt trong việc thay đổichương trình kiểm toán nếu thấy việc thay đổi là phù hợp và đem lại hiệu quảhơn trong công việc Chương trình kiểm toán đối với các khoản đầu tư tàichính dài hạn được thiết kế như sau:
♦ Mục tiêu kiểm toán:
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có tồn tại, có thuộc về doanh nghiệpvà được hạch toán chính xác (tính hiện hữu, tính chính xác, sở hữu)
- Các phương pháp tính giá trị phù hợp với các chuẩn mực kế toán là cơsở để làm kiểm toán (cách trình bày, cách đánh giá)
- Các cổ tức, tiền lãi và các thu nhập khác cũng như các giá trị lời lãiđược hạch toán (tính đầy đủ, tính chính xác)
Chương trình kiểm toán cụ thể với các thủ tục kiểm toán như sau:Bảng 2: Chương trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Ngàythực
Trang 312 Kiểm tra chi tiết
2.1 Thu thập số liệu chi tiết các khoản đầu tư tạithời điểm đầu kỳ, cuối kỳ và sự biến động tăng giảmtrong kỳ Thực hiện đối chiếu với số liệu trên sổ chitiết, sổ kế toán tổng hợp và BCTC Đối chiếu số dưchi tiết đầu kỳ với số dư năm trước đã được kiểm toánhoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và phê duyệt.
2.2 Thu thập thông tin chi tiết về các khoản đầu tư:hình thức đầu tư, thời hạn đầu tư, mệnh giá, lãi suất,phương thức phát hành, phương thức thanh toán …
2.3 Kiểm tra các giấy chứng nhận cổ phiếu, tráiphiếu hoặc các khoản đầu tư khác mà doanh nghiệp cóhoặc xác nhận số dư đó với bên thứ ba (nếu có thể).
2.4 Kiểm tra các khoản đầu tư tăng trong kỳ
- Đầu tư chứng khoản dài hạn: Đối chiếu thôngtin trên sổ kế toán với các giấy chứng nhận cổ phần,trái phiếu, tín phiếu, chứng từ liên quan đến các khoảnchi cho các khoản này …
- Đối với các khoản góp vốn liên kết, góp vốn
Trang 32liên doanh: thu thập các hợp đồng liên kết kinh tế, hợpđồng liên doanh, kiểm tra chứng từ liên quan đến việcgóp vốn Đối với vốn góp bằng hiện vật cần thu thậpbiên bản giao nhận tài sản góp vốn và biên bản đánhgiá tài sản góp vốn.
- Đối với các khoản cho vay vốn với thời hạn chovay trên 1 năm thì thu thập hợp đồng cung cấp tíndụng, biên bản giao nhận vốn cũng như kiểm tra mứclãi suất cho vay vốn.
- Kinh doanh bất động sản: thu thập chứng từmua tài sản và giấy chứng nhận quyền sở hữu.
2.5 Kiểm tra các khoản đầu tư dài hạn giảmtrong kỳ:
- Đối chiếu giá trị trên hợp đồng bán với cácchứng từ nhận tiền, nhận tài sản.
- Kiểm tra hạch toán các khoản đầu tư đượcthanh lý trong kỳ có giá trị đáng kể hoặc bất thường.
- Tính toán lại thu nhập hoặc tổn thất từ việcthanh lý các khoản đầu tư và đối chiếu chúng với Báocáo kết quả kinh doanh, kiểm tra bút toán hạch toán.2.6 Kiểm tra việc phân chia các khoản thu nhập từhoạt động đầu tư trong kỳ bằng cách thực hiện côngviệc sau:
- Đối chiếu thu nhập hoặc tổn thất được chiatrong kỳ với BCTC của đơn vị nhận đầu tư và các tàiliệu liên quan khác, với báo cáo kết quả kinh doanh,ghi chép kế toán của đơn vị.
Trang 33- Tính toán các khoản lãi được hưởng từ cáckhoản đầu tư trong năm, đối chiếu với các khoản đãghi nhận thu nhập để phát hiện ra các khoản tiền lãichưa được ghi nhận.
2.7 Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoảnđầu tư trên BCTC Chú ý các khoản đầu tư dài hạn thuhồi được chuyển sang các khoản đầu tư ngắn hạn.2.8 Thu thập thông tin về tình hình kinh doanh củacác doanh nghiệp mà đơn vị đầu tư vốn, doanh nghiệpphát hành trái phiếu, doanh nghiệp vay vốn để đánhgiá hiệu quả cũng như khả năng thu hồi của các khoảnđầu tư.
2.9 Đánh giá sự cần thiết lập khoản dự phòng giảmgiá đầu tư dài hạn:
- Thu thập bảng kê chi tiết các khoản dự phònggiảm giá đầu tư dài hạn
- Đối với chứng khoán được mua bán trên các thịtrường chứng khoán được công nhận: so sánh giá trịghi sổ cuối kỳ với giá thị trường chứng khoán đó côngbố vào thời điểm khoá sổ và tại thời điểm kiểm toán.
- Đối với các khoản đầu tư bằng hình thức liêndoanh: so sánh giá trị ghi sổ cuối kỳ với ghi nhận vốnliên doanh của liên doanh theo BCTC đã kiểm toáncủa liên doanh.
- Đối với các khoản đầu tư dài hạn khác: so sánhgiá trị ghi sổ cuối kỳ với giá trị có thể thực hiện được(giá trị thực tế trên thị trường tại ngày khoá sổ kế toán
Trang 34hoặc tại thời điểm gần ngày thực hiện kiểm toán nhất).- Tìm kiếm các khoản đầu tư cần lập dự phòngmà chưa ghi nhận So sánh mức dự phòng đã lập vàmức cần phải lập theo đánh giá của kiểm toán viên.
Trang 35Việc tổ chức lưu hồ sơ kiểm toán của AASC được thực hiện khá khoahọc, đảm bảo cho việc bảo quản hồ sơ kiểm toán, tránh thất lạc giấy tờ làmviệc và tiện lợi cho người đọc hồ sơ kiểm toán cũng như người kiểm tra Giấytờ làm việc trong quá trình kiểm toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn đượcđánh tham chiếu là D và lưu vào hồ sơ kiểm toán năm Những biên bản cuộchọp về khoản đầu tư hoặc hợp đồng góp vốn đầu tư mới được lưu vào hồ sơchung của khách hàng đó với tham chiếu là B8 Với cách đánh tham chiếu đó,KTV thực hiện công việc kiểm toán cho kỳ sau có thể xem lại hồ sơ chungcủa khách hàng và nắm bắt được tổng quát về các khoản đầu tư dài hạn củakhách hàng; xem tham chiếu D trong hồ sơ kiểm toán năm để biết đượcnhững vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán trước, khoanh vùng rủi ro và rútkinh nghiệm cho kỳ kiểm toán hiện hành.
2.2 Quy trình kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Cổ phầnĐầu tư và Phát triển đô thị Long Giang do AASC thực hiện:
2.2.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị LongGiang:
2.2.1.1 Thông tin cơ sở về Công ty Long Giang:
Tên đầy đủ là: Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang
Tên tiếng Anh: Long Giang Investment and Urban development Joint – Stock Company
Tên viết tắt: Long Giang Land JSC.
Giấy đăng ký kinh doanh: 0103000552 do Sở KHĐT Hà Nội cấp ngày
Trụ sở của Công ty:
- Trụ sở chính: Văn phòng số 5 tầng 21 tháp B Toà nhà trung tâm thươngmại Vincom, 191 Bà Triệu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Trang 36ĐT: (84-04) 2 200 434 Fax: (84-04) 2 200 433 Website: longgiangland.com.vn
Email: lgl-hn@longgiangland.com.vn
- Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: 35/11 Trần Đình Xu - Quận 1 - TPHCM
ĐT: (84-08) 4 042 080 Fax: (84-08) 4 042 079Email: lgl-hcm@longgiangland.com.vn
Văn phòng đại diện tại Cần Thơ: 09 Trần Văn Khéo Quận Ninh Kiều Cần Thơ
-ĐT: (84-071) 765 937 Fax: (84-071) 765 815Email: lgl-ct@longgiangland.com.vn
- Khai thác, sản xuất, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu ô tô các loại, dây chuyền công nghệ máy,
Trang 37vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị ngành xây dựng vận tải.
Năm 2003, Long Giang Land đã thi công thành công dự án CherwoodResidence tại 127 Pasteur - Quận 3 -TP Hồ Chí Minh, với hạng mục cọckhoan nhồi, móng và 02 tầng hầm Đây là dự án có quy mô lớn đầu tiên màLong Giang Land thi công, bước đầu chứng minh năng lực của Công ty tronglĩnh vực thi công xây dựng các công trình cao tầng có từ 2 tầng hầm trở lênvới công nghệ tiên tiến khoan cọc nhồi, cọc barrette, tường vây.
Từ đó đến nay, Long Giang Land đã tiếp tục khẳng định năng lực và uytín của mình qua việc liên tiếp trúng thầu và thi công những dự án quy mô lớn,tính chất phức tạp cao như:
- Năm 2004: Thi công dự án The Manor - Mỹ Đình - Hà Nội với hạngmục cọc ép, cọc khoan nhồi, móng và 1 tầng hầm có diện tích 20.000 m2.
- Năm 2005: Thi công dự án Khách sạn Rex tại Quận 1 - TP Hồ ChíMinh với hạng mục khoan nhồi, tường vây, móng và 03 tầng hầm.
- Năm 2006: Thi công dự án M5 Tower tại 91 Nguyễn Chí Thanh - HàNội với hạng mục cọc khoan nhồi, tường vây, móng và 05 tầng hầm
- Năm 2007: Thi công dự án Tháp BIDV tại 194 Trần Quang Khải - HàNội với hạng mục cọc khoan nhồi, tường vây, móng và 03 tầng hầm.
Trang 38Ngoài ra, Long Giang Land đã và đang thi công rất nhiều dự án lớn tạithành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Năm 2004, Long Giang Land chính thức bước vào lĩnh vực phát triểndự án bất động sản bằng việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công tyThương mại Dịch vụ Tràng Thi để đầu tư xây dựng dự án Tổ hợp Thươngmại, Văn phòng và Căn hộ cao cấp 173 Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Hà Nội vớiquy mô hơn 60.000 m2 sàn xây dựng
Từ đó, Long Giang Land đã dần khẳng định được vị thế của mình trênthị trường bất động sản bằng việc triển khai một loạt các dự án tại các thànhphố lớn như:
- Tháng 06 năm 2005, UBND thành phố Cần Thơ quyết định quy hoạchhơn 40.000 m2 đất tại phường Cái Khế - Quận Ninh Kiều cho Long GiangLand thực hiện dự án đầu tư xây dựng cải tạo và chỉnh trang cụm dân cư CáiKhế.
- Tháng 10 năm 2005, Long Giang Land ký hợp đồng hợp tác kinh doanhvới Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam để xây dựng dự án Tổhợp căn hộ cao cấp, văn phòng và thương mại dịch vụ tại 102 Trường Chinh -Quận Đống Đa - Hà Nội với hơn 74.000 m2 sàn xây dựng
Hiện nay, Long Giang Land đang xúc tiến đầu tư một số dự án khácnhư dự án Khu căn hộ cao cấp tại Vũ Trọng Phụng - Thanh Xuân - Hà Nội;Căn hộ cao cấp tại Xuân đỉnh - Từ Liêm – Hà Nội.
Tháng 10 năm 2007 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình pháttriển của Công ty, Long Giang Land bắt đầu hoạt động theo mô hình Công tyđại chúng với vốn điều lệ mới là 80 tỷ đồng Hiện Công ty chuẩn bị các điềukiện cần thiết để phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết cổ phiếu LongGiang Land trên thị trường chứng khoán trong năm 2008.
Trang 39Với chặng đường 6 năm hình thành phát triển, Long Giang Land đãkhẳng định được vị trí của mình là một nhà thầu chuyên nghiệp trong lĩnh vựcthi công phần móng, tầng hầm các công trình nhà cao tầng và bước đầu khẳngđịnh thương hiệu Long Giang Land trên thị trường bất động sản với tư cách làmột nhà phát triển các dự án bất động sản có uy tín Tiếp nối đà phát triển đó,Long Giang Land nói riêng và Long Giang nói chung sẽ ngày càng lớn mạnh,trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam
2.2.1.2 Thông tin về bộ máy kế toán của công ty Long Giang:
Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ Kế toán Doanh nghiệp được banhành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tàichính
Theo đó, năm tài chính (niên độ kế toán) của công ty bắt đầu từ ngày 01tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm Đơn vị tiền tệ sử dụngtrong kế toán là Đồng Việt Nam (VND).
Phòng kế toán gồm 1 kế toán trưởng và 4 kế toán viên Công ty áp dụnghình thức kế toán: Sổ Nhật ký chung và công ty tính thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính bằng 28% trên tổng lợinhuận thuần đạt được.
Chi nhánh ở thành phố HCM và văn phòng đại diện ở thành phố CầnThơ là hạch toán phụ thuộc trên trụ sở chính tại Hà Nội Hàng tháng cácchứng từ ở chi nhánh và văn phòng đại diện này được chuyển về văn phòng tạiHà Nội để kế toán tại trụ sở chính ở Hà Nội hạch toán và ghi sổ.
2.2.2 Kiểm toán các khoản đầu tư dài hạn tại Công ty Long Giang:
Ở Long Giang, các khoản đầu tư dài hạn chỉ là dưới hình thức góp vốnliên doanh, vì thế kiểm toán khoản đầu tư dài hạn tại công ty này là kiểm toánkhoản mục góp vốn liên doanh (TK 222).
Trang 40Sau khi khảo sát khách hàng và đánh giá việc chấp nhận kiểm toánkhông làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hại đến uy tín và hìnhảnh của công ty AASC, KTV chấp nhận kiểm toán cho Công ty Long Giangvà phải xây dựng một kế hoạch kiểm toán thích hợp để hoàn thành cuộc kiểmtoán phục vụ cho mục đích kiểm toán của khách hàng cũng như không ảnhhưởng đến lịch làm việc của KTV Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết,AASC trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của Công ty CP đầu tư và pháttriển đô thị Long Giang.
2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán chung cho cuộc kiểm toán Công tyCổ phần đầu tư và phát triển đô thị Long Giang:
Trong quá trình chuẩn bị kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán (trưởngphòng hoặc phó phòng) có trách nhiệm liên lạc với KTV tiền nhiệm để traođổi những thông tin về khách hàng như: bộ máy kế toán của khách hàng, hoặcnhững vấn đề còn tồn tại trong hệ thống kế toán của khách hàng, hoặc tínhliêm chính của BGĐ … đồng thời tiếp nhận hồ sơ kiểm toán năm trước để cóthể khoanh vùng được rủi ro kiểm toán đối với từng khoản mục trên BCTC.Vì từ tháng 10 năm 2007 Long Giang hoạt động theo mô hình một công ty đạichúng và dự định đến năm 2008 sẽ phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thịtrường chứng khoán nên mục đích kiểm toán của Long Giang là trên báo cáokiểm toán sẽ không có ý kiến ngoại trừ Dựa vào lý do kiểm toán đó của LongGiang, KTV phải đưa ra những quyết định hợp lý trong việc thoả thuận hợpđồng cũng như thiết kế phương pháp kiểm toán thích hợp Bước công việc tiếptheo trong quá trình chuẩn bị kiểm toán là trưởng nhóm kiểm toán phải xếplịch kiểm toán, có nghĩa là thời gian thực hiện kiểm toán cho Long Giang làbao nhiêu ngày Qua khảo sát khách hàng và trao đổi với KTV tiền nhiệm,trưởng nhóm kiểm toán đã quyết định thực hiện kiểm toán cho Long Giangtrong vòng 5 ngày, từ 03/03/08 đến 07/03/08 Sau đó công việc tiếp theo của