Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
621,75 KB
Nội dung
Luận văn
Đề Tài:
Một sốgiảiphápnhằm hoàn
thiện hoạtđộngnhậpkhẩu
của Côngty MESCO
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động ngoại thương góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của
nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên cán cân ngoại trưởng
của chúng ta cho đến nay hầu như chưa được cân đối, phải thường xuyên
nhập siêu có nghĩa là trị giá nhậpkhẩu lớn hơn giá trị xuất khẩu. Điều này
không hẳn là sự tác động xấu đến nền kinh tế. Đối với đất nước ta đang trong
thời kỳ đầu mở cửa nền kinh tế chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế
thị trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nghèo nàn, khoa học công nghệ lạc
hậu. Nhậpkhẩu là một giảiphápđể khắc phục bổ sung những khiếm khuyết
đó, tạo nên bước đột phá đưa nền sản xuất của nước nhà dần theo kịp các
nước trong khu vực và thế giới, là bước đệm tạo tiền đề cho xuất khẩu hàng
hoá dịch vụ trong tương lai.
Thực tế kinh doanh nhậpkhẩu hàng hoá của các côngty Việt Nam hiện
nay chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Có nhiều vướng mức
xuất phát từ bản thân doanh nghiệp và nhà nước cần phải khắc phục kịp thời.
Nhận thấy được vai trò củahoạtđộngnhậpkhẩu nên trong thời gian
thực tập ở côngty MESCO tôi đã lựa chọn đề tài: "Một sốgiảiphápnhằm
hoàn thiệnhoạtđộngnhậpkhẩu của Côngty MESCO" với kiến thức và sự
hiểu biết còn hạn hẹp nhưng tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra ý kiến đóng góp
của mình với mong muốn hoạtđộngnhậpkhẩucủacôngty ngày càng được
hoàn thiện, hoạtđộng có hiệu quả đạt được mục tiêu củacôngtyhoàn thành
kế hoạch Bộ đã giao cho.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
2
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠTĐỘNG XUẤT NHẬPKHẨU
I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦAHOẠTĐỘNGNHẬPKHẨU
1. Khái niệm
Thương mại quốc tế là một trong những hình thức chủ yếu củahoạt
động kinh doanh quốc tế. Đó là hoạtđộng mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ
vượt qua biên giới của một quốc gia. Nó gồm có hai bộ phận cơ bản cấu thành
là nhậpkhẩu và xuất khẩu. Hai bộ phận này có mối quan hệ mật thiết bổ sung
lẫn nhau nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa chúng mà thương mại quốc tế mở
ra những cơ hội mới cho tất cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn
thế giới. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn lớn hơn đối với các hàng hoá
dụch vụ ngoài ra nó còn là nhân tố quan trọng tạo ra công ăn việc làm ở nhiều
nước. Trong đó nhậpkhẩu được hiểu là quá trình hàng hoá, dịch vụ của các tổ
chức nước ngoài được một nước mua nhằm phục vụ quá trình sản xuất, tiêu
dùng hoặc tái xuất khẩunhằm mục tiêu thu lợi nhuận.
2. Vai trò củahoạtđộngnhậpkhẩu
Nghị quyết hội nghị lần thứ IX của Ban cháp hành trung ương Đảng
khóa IX đã xác định: tiếp tục chủ động hội nhập, thực hiện có hiệu quả các
cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế, chuẩn bị tốt các điều kiện trong nước để
sớm gia nhập WTO. Để thực hiện tốt chủ trương này, một mặt phải biết phát
huy cao độ tiềm năng và lợi thế trong nước, tranh thủ mọi nguồn ngoại lực để
nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam,
mặt khác cũng hết sức quan trọng đó là hoànthiện các biện pháp quản lý nhập
khẩu hàng hoá nhằm đáp ứng yêu cầu sớm gia nhập WTO. Điều này cho thấy
vai trò củanhậpkhẩu hàng hoá rất quan trọng đối với sự phát triển của một
quốc gia điều này được thể hiện cụ thể qua những điểm cơ bản sau:
Thứ nhất nhờ có hoạtđộngnhậpkhẩu mà người tiêu dùng trong nước
có đựa sự lựa chọn lớn hơn đối với hàng hoá dịch vụ, nó bổ sung những thiếu
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
3
hụt về cầu do sản xuất trong nước không có khả năng sản xuất từ đó đáp ứng
được nhu cầu của thị trường nội địa, nâng cao mức sống của người dân, đa
dạng hoá mặt hàng về chủng loại.
Thứ hai, nhậpkhẩu sẽ phá vỡ tình trạng độc quyền trong nước, phần lớn
các mặt hàng nhậpkhẩu thường có tính cạnh tranh cao về chất lượng sản
phẩm, kiểu dáng, giá cả… vì vậy các nhà sản xuất trong nước muốn tồn tại
được cần phải tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá
thành để tăng khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập, từ đó tình trạng độc
quyền bị xoá bỏ và người hưởng lợi chính là người tiêu dùng trong nước.
Nhập khẩu cũng là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế
thế giới, nhất là đối với Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
Nó là một trong những công cụ hữu hiệu giúp chúng ta xoá bỏ nền kinh tế tự
cung tự cấp để tiến tới nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, nhậpkhẩu giúp các nước nâng cao được trình độ khoa học công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến của các nước công nghiệp trên thế giới. Vì nhậpkhẩu
thường xảy ra đối với các nước kém phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật
thấp kém, không có khả năng sản xuất được các mặt hàng có hàm lượng chất
xám cao, hoặc do trình độ thiết bị máy móc lạc hậu nên sản xuất với chi phí
cao. Trước thực trạng đó họ phải tiến hành nhập khẩu. Thông qua hoạtđộng
nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, các sáng kiến kỹ thuật được chuyển giao
giữa các quốc gia nhờ vậy mà các nước kém phát triển có thể bắt kịp trình độ
công nghệ tiên tiến trên thế giới góp phần vào hoạtđộng sản xuất trong nước
phát triển.
Thứ tư, nhậpkhẩu thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu. Thông qua hoạtđộng
nhập khẩu các máy móc thiết bị hiện đại được nhập về, các nguyên liệu có chi
phí thấp. Các yếu tố này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm qua đó tăng ưu thế cạnh tranh không những
trên thị trường nội địa mà còn ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
4
đối với các nước kém phát triển có giá nhân công rẻ như Việt Nam đây là một
lợi thế lớn.
Thứ năm, nhậpkhẩu nó thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của một
nước diễn ra nhanh hơn. Vì nhậpkhẩu sẽ làm cho môi trường cạnh tranh diễn
ra gay gắt, các chủ thể kinh tế phải luôn tự đổi mới hoànthiện mình mới
mong đứng vững trên thị trường. Trong quá trình cạnh tranh các chủ thể yếu
kém sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, chỉ có chủ thể mạnh áp dụng công nghệ kỹ
thuật tiên tiến mới tồn tại được điều này nó kéo theo sự phát triển của xã hội.
Thứ sáu, thông qua hoạtđộngnhậpkhẩu các chủ thể kinh tế giữa các
quốc gia có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm của nhau, tạo điều kiện cho
quá trình phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng phát triển
đồng thời tận dụng được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Vì mỗi quốc gia
đều có lợi thế so sánh nên hoạtđộngnhậpkhẩu nó tạo điều kiện thuận lợi cho
cả hai bên trên cơ sở hợp tác hoá cùng có lợi.
Thứ bảy, nhậpkhẩu nó đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người
tiêu dùng trong nước, góp phần làm cho quá trình sản xuất và tiêu dùng trong
nước diễn ra thường xuyên và ổn định vì không phải lúc nào thị trường trong
nước cũng cung cấp được các yếu tố đầu vào đáp ứng cho sản xuất trong nước
diễn ra. Ví như Việt Nam phải nhậpkhẩu phôi thép nên không có nhậpkhẩu
sản xuất trong nước sẽ trì trệ. Mặt khác nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày
càng tăng vì vậy nhậpkhẩu sẽ khắc phục được hiện tượng mất cân đối giữa
cung và cầu trong nước.
Nói tóm lại hoạtđộngnhậpkhẩuđóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Thông qua hoạtđộngnhậpkhẩu quan
hệ hợptác kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng, góp phần tăng năng suất
lao động, trình độ phân công lao động ngày càng cao, đời sống người dân
được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần. Điều này được thể hiện rõ ở các nước
kém và đang phát triển điển hình như Việt Nam. Chúng ta đã chủ động tiến
hành hoạtđộngnhậpkhẩuđể phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
5
hoá đất nước; thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp, tác động đẩy mạnh thuỷ lợi
hoá, sinh học hoá, phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản để nâng
cao chất lượng phục vụ cho xuất khẩu. Thúc đẩy sự ra đời của ngành công
nghiệp lắp ráp điện tử, công nghiệp may mặc… tạo ra những sản phẩm có giá
trị cao.
3. Các hình thức nhậpkhẩu
Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhậpkhẩu khá phổ biến đối với các
doanh nghiệp nhưng do trình độ phát triển ngày càng cao, do sự tác độngcủa
điều kiện kinh doanh, điều kiện môi trường nên các doanh nghiệp đã sáng tạo
ra nhiều hoạtđộngnhậpkhẩu sao cho phù hợp với khả năng của doanh
nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tuỳ theo điều kiện của mình là lựa chọn hình thức
phù hợp. Sau đây là một số hình thức nhậpkhẩu mà doanh nghiệp Việt Nam
thường áp dụng.
3.1. Nhậpkhẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp là hoạtđộng độc lập củacông ty, khi tiến hành
nhập khẩu theo phương thức này doanh nghiệp phải tự mình nghiên cứu thị
trường trong và ngoài nước, tính toán chi phí, đảm bảo kinh doanh nhậpkhẩu
có lợi nhuận. Tuân thủ theo chính sách pháp luật quốc gia và quốc tế. Hình
thức nhậpkhẩu trực tiếp hai bên (bên nhậpkhẩu và bên xuất khẩu) trục tiếp
giao dịch với nhau, việc mua bán không ràng buộc lẫn nhau. Trong đó bên
nhập khẩu phải:
- Phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động, phải tự nghiên cứu
thị trường, chịu mọi chi phí giao dịch, giao nhận, lưu kho, chi phí quảng cáo,
chi phí tiêu thụ hàng hoá và thuế giá trị gia tăng.
- Doanh nghiệp nhậpkhẩu trực tiếp được tính hạn ngạch nhậpkhẩu và
khi tiêu thụ hàng hoá nhậpkhẩu sẽ được tính vào doanh số và phải chịu thuế
giá trị gia tăng.
- Để tiến tới ký kết hợp đồng hai bên thường phải qua một quá trình
giao dịch, thương lượng với nhau về điều kiện giao dịch.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
6
- Độ rủi ro củahoạtđộngnhậpkhẩu này thường cao hơn các hoạtđộng
nhập khẩu khác nhưng lợi nhuận lại cao hơn.
3.2. Nhậpkhẩu uỷ thác
Nhập khẩu uỷ thác là hoạtđộngnhậpkhẩu phải thông qua trung gian.
Bên trung gian nhận sự uỷ thác của doanh nghiệp tiến hành giao dịch, đàm
phán với đối tác nhậpkhẩuđể làm thủ tục nhậpkhẩu theo yêu cầu của bên uỷ
thác. Nhậpkhẩu uỷ thác có những đặc điểm chủ yếu sau:
Bên nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không
phải nghiên cứu thị trường công việc này thuộc bên uỷ thác. Bên nhận sự uỷ
thác chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để tìm và giao dịch với bên đối tác
nước ngoài, ký kết hợp đồng và làm thủ tục nhập hàng, thay mặt bên uỷ thác
khiếu kiện, đòi bồi thường với đối tác nước ngoài khi có sự vi phạm hợp đồng
gây thiệt hại.
Quyền lợi mà bên nhận uỷ thác có được từ bên uỷ thác là phí uỷ thác.
Thông thường doanh nghiệp nhận uỷ thác được hưởng một khoản thù lao trị
giá 0,5% đến 1,5% tổng giá trị hợp đồng và phải nộp thuế thu nhập trên
nguồn thu này, khi tiến hành nhậpkhẩu doanh nghiệp nhận uỷ thác chỉ tính
kim ngạch xuất nhậpkhẩu chứ không tính vào doanh số và nộp thuế giá trị gia
tăng.
Việc sử dụng trung gian giúp cho doanh nghiệp giảm được mức độ rủi
ro do những người trung gian thường hiểu biết về thị trường, pháp luật và tập
quán địa phương. Do đó họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán tránh bớt
rủi ro cho người uỷ thác. Mặt khác các nhà trung gian thwongf có cơ sở vật
chất nhất định nên khi sử dụng họ, người uỷ thác đó phải đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài. Tuy nhiên khi sử dụng doanh nghiệp uỷ thác họ bị chia rẽ lợi
nhuận, mất sự liên lạc trực tiếp với thị trường
3.3. Nhậpkhẩu song song
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
7
Đề cập đến nhậpkhẩu song song là đề cập đến hoạtđộng thương mại
gắn liền với hàng hoá chứa đựng đối tượng SHCN (Sở hữu công nghiệp) được
bảo hộ, nhậpkhẩu song song được hiểu là một nhà nhậpkhẩu không có mối
liên hệ nào với chủ đối tượng SHCN, tiến hành hành vi nhậpkhẩu một hàng
hoá nhất định chứa đựng đối tượng SHCN nói trên đã được cung cấp bởi
một nhà phân phối được cấp licence hoặc chủ đối tượng SHCN. Như vậy, một
loại hàng hoá chứa đựng đối tượng SHCN sẽ được ít nhất hia nhà khác nhau
cung cấp trên một thị trường và chỉ có một trong các nhà phân phối này được
đồng ý chủ sở hữu đối tượng SHCN về việc thực hiện hành vi thương mại đối
với đối tượng SHCN đó.
Đặc điểm củanhậpkhẩu song song:
- Chủ SHCN và nhà nhậpkhẩu không có mối liên hệ nào.
- ít nhất có hai nhà phân phối cung cấp trên một thị trường được chỉ
định bở CSHCN
- Liên quan trực tiếp đến hai mảng quan trọng của thương mại hiện đại
đó là: tự do thương mại và việc bảo hộ quyền SHCN.
Nhập khẩu song song làm xuất hiện xung đột lợi ích giữa các bên liên
quan. Do có hành vi nhậpkhẩu song song mà bên có quyền với đối tượng
SHCN không khai thác hết được quyền của mình đối với đối tượng SHCN.
Nhưng nhậpkhẩu song song mang lại lợi ích rất thiết thực đối với thị trường:
Khuyến khích tự do cạnh tranh, vì vậy việc cho phép nhậpkhẩu song song
hay không sẽ dẫn đến khả năng bắt buộc phải lực chọn giữa việc bảo hộ
nguyên tắc tự do cạnh tranh và việc bảo hộ quyền SHCN. Đây là một mảng
của thương mại hiện đại, đối mặt với vấn đề này mỗi quốc gia đều đưa ra
quan điểm của mình. Nhìn chung vấn đềnhậpkhẩu song song được giải quyết
linh hoạt ở các nước khác nhau.
3.4. Nhậpkhẩu đối lưu
Nhập khẩu đối lưu là phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó
nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu. Thanh toán không bằng tiền mặt mà dùng
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
8
hàng hoá có giá trị tương đương để trao đổi hay còn gọi nhậpkhẩu theo
phương thức hàng đổi hàng.
Loại hình nhậpkhẩu này có những đặc điểm sau:
- Trong mỗi hợp đồng có những điều kiện ràng buộc lẫn nhau khiến cho
người nhậpkhẩu cũng đồng thời là người xuất khẩu.
- Điều kiện cân bằng phải cân bằng về mặt hàng, về giá cả, cân bằng về
mặt tổng giá trị hàng giao cho nhau và cân bằng về điều kiện giao hàng.
- Người nhậpkhẩu cùng một lúc thu lãi từ hai hoạt động: nhậpkhẩu và
xuất khẩu điều này làm lợi cho cả hai bên.
- Trong quá trình trao đổi hàng hoá dịch vụ hai bên phải quy định thống
nhất lấy một đồng tiền làm vật ngang giá chung cho quá trình trao đổi.
3.5. Nhậpkhẩutái xuất
Nhập khẩutái xuất là hoạtđộng mua hàng hoá từ nước ngoài về nhưng
mục đích không phải để tiêu dùng trong nước mà xuất khẩu sang nước thứ ba
nhằm thu một khoản ngoại tệ lớn hơn. Mặt hàng này chưa qua chế biến ở
nước mình mà được xuất khẩu trực tiếp sang nước thứ ba. Như vậy, hoạtđộng
nhập khẩutái xuất luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và
nước nhập khẩu.
Đặc điểm củahoạtđộngtái xuất:
- Người kinh doanh tái xuất phải ký hai hợp đồng một hợp đồngnhập
khẩu và một hợp đồng xuất khẩu không chịu thuế XNK
- Hàng hoá có thể chở thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhậpkhẩu
nhưng nước tái xuất nhận tioền từ nước nhậpkhẩu và thanh toán tiền cho
nước xuất khẩu.
- Về mặt thanh toán, nhiều hợp đồngtái xuất quy định dùng phương
thức thư tín dụng giáp lưng. Kinh doanh theo hình thức này đòi hỏi sự nhạy
bén tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong hợp đồng
mua bán.
3.6. Nhậpkhẩu gia công
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
9
Nhập khẩu gia công là hình thức nhậpkhẩu trong đó bên nhậpkhẩu
nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia côngđể chế biến ra
thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao
Đặc điểm của hình thức này:
- Hoạtđộngnhậpkhẩu gắn liền với hoạtđộng sản xuất
- Cả hai bên cùng có lợi: bên đặt gia công giúp họ tận dụng được
nguyên liệu và gia công rẻ của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia
công giúp tạo công ăn việc làm trong nước, tiếp nhận được thiết bị công nghệ
mới.
- Bên nhận gia công chịu mọi chi phí và rủi ro của quá tình sản xuất gia
công.
- Hoạtđộng này về phương thức thanh toán người ta có thể áp dụng
nhiều phương thức thanh toán như: nhờ thu, thành toán bằng thư tín dụng
Trên đây ta xét một số hình thức nhậpkhẩu cơ bản. Trong đó nhậpkhẩu
trực tiếp là hoạtđộng phổ biến nhất và tồn tại lâu đời nhất. Trải qua nhiều
biến đổi của xã hội hoạtđộngnhậpkhẩu có nhiều hình thức được sáng tạo ra
nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi đó. Việc áp dụng hình thức nào là tuỳ thuộc
và điều kiện và trình độ cũng như năng lực của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc
gia. Đứng trước thực trạng đó mỗi quốc gia mỗi tổ chức quốc tế đều đưa ra
quan điểm của mình. Bởi đây là một vấn đề nhạy cảm liên quan đến thương
mại của mỗi quốc gia, cho nên không phải quốc gia nào cũng có được quan
điểm rõ ràng nhất quán. Nhìn chung vấn đềnhậpkhẩu được giải quyết hết
sức linh hoạt ở các nước khác nhau.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độngnhậpkhẩu
Hoạt động thương mại nói chung và hoạtđộngnhậpkhẩu nói riêng đều
chịu ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau như: kinh tế, chính trị, luật pháp
văn hoá, xã hội… Các yếu tố này sẽ gây ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến
hiệu quả kinh doanh. Nhìn chung ta có thể chia nhóm ảnh hưởng đến hoạt
động nhậpkhẩu là nhóm chủ quan và nhóm khách quan.
[...]... yếu củacôngty Mesco 2.1 Chức năng củacôngty Tổ chức sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm thuộc lĩnh vực kinh doanh củacôngty theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra và theo hợp đồng kinh tế nhằm phục vụ có hiệu quả nhu cầu thị trường 2.2 Nhiệm vụ củacôngty - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh củacôngty theo quy chế hiện hành để thực hiện mục tiêu và nội dung hoạtđộng của. .. Thực hiện theo mục V, phần thứ hai trong thông tư số 1041998/TT-BTC ngày 18-7-1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển doanh nghiệp thành côngty cổ phần và mục 6 văn bản số 3138/TC-TCDN ngày 19-8-1998 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 2.3 Quyền củaCôngty MESCO - Côngtyhoạtđộng kinh doanh được quyền sở hữu với nhãn hiệu hàng... giám đốc 5 Thái Duy Đô Số3 B phố Thể Giao, quanạ Hai Uỷ viên Hội đồng Bà Trưng, Hà Nội quản trị Nguồn: Phòng kế hoạch Trên đây là danh sách Hội đồng quản trị củaCôngty MESCO và cơ cấu bộ máy tổ chức củaCôngty Danh sách hội đồng quản trị gồm có năm người đều là phía Việt Nam đứng ra điều hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh củaCôngty Trong đó người đại diện theo pháp luật củaCôngty là: Họ và tên: Nguyễn... chất của sự cạnh tranh Bởi vì nó tác động mạnh mẽ đến chi phí sản xuất, năng suất lao động, ảnh hưởng đến các biện pháp cụ thể củahoạtđộng thương mại nói chung và nhậpkhẩu nói riêng Các nhà hoạtđộng kinh doanh phải nắm bắt và hiểu rõ được bản chất của những thay đổi trong môi trường công nghệ kỹ thuật cùng nhiều phương thức khác nhau mà mỗi công nghệ mới có thể phục vụ cho đòi hỏi sản xuất của công. .. quy định củacôngty và của nhà nước - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạtđộng kinh doanh củacôngty - Ưu đãi cho ngườ lao động trong doanh nghiệp: + Tổng số cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp: 20.968 cổ phần Phần giá trị được ưuđãi là: 629.061.887 đồng (sáu trăm hai chín triệu, không trăm sáu mốt nghìn tám trăm tám bảy đồng) + Tổng số cổ phần ưu đãi cho người lao động nghèo... CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠTĐỘNGNHẬPKHẨU HÀNG HOÁ CỦACÔNGTY CỔ PHẦN VẬT TƯ THIẾT BỊ (MESCO) I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNGTY MESCO 1 Khái quát về sự hình thành và phát triển củacôngty * Côngty Vật tư thiết bị và xây dựng là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thuỷ lợi cũ nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập ngày 9/11/1974 Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ, ngày... Nhóm 41: Đào tạo, dạy nghề cho công nhân và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài Trên đây là lĩnh vực hoạtđộng kinh doanh chủ yếu củaCôngty MESCO được phân chia thứ tự theo nhóm xếp theo phân loại quốc tế 3 Bộ máy nhân sự và cơ sở vật chất củaCôngty MESCO 3.1 Bộ máy nhân sự củaCôngty MESCO 33 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Cơ cấu tổ chức bộ máy củaCôngty được thể hiện rõ qua sơ đồ... trên cùng một mặt hàng của một số mặt chủ yếu thì tốc độ xuất khẩu thành phẩm cao hơn tốc độ xuất khẩu nguyên liệu bán thành phẩm, nếu loại trừ mặt hàng tạo nên tăng đột biến kim ngạch nhậpkhẩu thì nhậpkhẩu tăng 18,6% thấp hơn so với tăng xuất khẩu là 27,3% còn nếu lại bỏ yếu tố biến động giá cả bất thường thì kim ngạch nhậpkhẩu tăng 11,9% thấp 2 lần so với tốc độ tăng nhậpkhẩu Tất cả các yếu tố... nước khác làm ảnh hưởng tới hoạt độngnhậpkhẩu của các doanh nghiệp * Môi trường công nghệ kỹ thuật Môi trường công nghệ kỹ thuật bao gồm các nhân tố gây tác động ảnh hưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường, nó là nhân tố quan trọng nhất tạo ra thời cơ và đe doạ các doanh nghiệp Công cuộc cạnh tranh về kỹ thuật công nghệ mới không chỉ cho phép các côngty chiến thắng trên phạm... điều hành của nhà nước cũng tác động lớn đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Cơ chế điều hành của chính phủ sẽ liên quan trực tiếp tới tính hiệu lực của luật pháp và chính sách kinh tế Nếu một chính phủ mạnh, điều hành chuẩn mực và tốt sẽ khuyến khích kinh doanh chính đáng Nếu không điều hành tốt hoạtđộng XNK sẽ mất phương hướng thí dụ như số lượng, thời điểm, giá cả… Hàng hoá nhậpkhẩu không . trò của hoạt động nhập khẩu nên trong thời gian
thực tập ở công ty MESCO tôi đã lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm
hoàn thiện hoạt động nhập khẩu. văn
Đề Tài:
Một số giải pháp nhằm hoàn
thiện hoạt động nhập khẩu
của Công ty MESCO
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
1
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động ngoại