1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG CÓ GIẢI THÍCH

42 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Bài 1:A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm ekhoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:a. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự, loại tội mà A thực hiện thuộc loại tội gì? Tại sao?(4 điểm)b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng hay cấuBÀI TẬP LUẬT HÌNH SỰ2 | T R Ầ N C Ô N G H Ậ N – DU L Ị C H K 0 7thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao? (3 điểm)Trả lờia. Loại tội mà A đã thực hiện thuộc loại tội nghiêm trọngGiải thích:Khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS) quy định:Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạtđối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức caonhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hạirất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đốivới tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.Theo đó, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội (tính nguyhiểm cho xã hội) và dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lí (tính phải chịu phạt).Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội:Xét về mặt nội dung chính trị, xã hội là xét về tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Nguy hiểm cho xã hộinghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính nguy hiểmcho xã hội của tội phạm có tính khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà làm luật.A trộm cắp tài sản của B trị giá 100 triệu đồng. Hành vi của a cấu thành tội trộm cắp tài sản theo điểm e khoản 2Điều 138 BLHS và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù. “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản củangười khác”. Khi nói đến trộm cắp tài sản thì không thể không đi kèm với hành vi chiếm đoạt tài sản, nếu lénlút mà không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không phải là trộm cắp tài sản. Vì thế trộm cắp tài sản là chiếm đoạttài sản bằng thủ đoạn lén lút.Hành vi của A đã gây nguy hại lớn cho xã hội, có tính chất chiếm đoạt, xâm phạm đến quan hệ xã hội được luậthình sự bảo vệ được xác định tại khoản 1 Điều 8 BLHS, mà cụ thể là xâm hại quyền sở hữu tài sản của B trị giálên tới 100 triệu đồng.Xét về mặt hậu quả pháp lí:Điều 138 BLHS quy định:2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;đ) Hành hung để tẩu thoát;e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;Tài sản mà A trộm cắp của B có trị giá 100 triệu đồng. Do vậy A phạm vào tội quy định tại điểm e khoản 2Điều 138, đó là: “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”. Điều 138BLHS cũng quy định rõ về hình phạt đối với hành vi phạm tội thuộc các trường hợp được nêu trong khoản 2 đólà “phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Ta có thể thấy được mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội trộmcắp tài sản của A là bảy năm tù. Như vậy, căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS thì ta xác định được loại tội mà Athực hiện thuộc loại tội phạm nghiêm trọng.3 | T R Ầ N C Ô N G H Ậ N – DU L Ị C H K 0 7b. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp cấu thành

Ngày đăng: 26/11/2021, 20:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w