CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1996-2000 Chương trình KHXH.01 ĐỀ TÀI KHXH.01-07 VỀ ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TREN CÁC LĨNH VỰC CƠ BẢN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI _ Những người thực biện:
Trang 2MỤC LỤC
Mở đầu
Chương một : Định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Trang 3MỞ ĐẦU
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo và tổ
chức thực hiện bắt đầu từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã tạo ra một bước ngoặt lớn, thúc đẩy sự phát triển toàn điện và mạnh mẽ trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, ngay trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đã xuất hiện những hiện tượng lệch lạc về định hướng ở mức độ này hay mức độ khác Chúng không chỉ gây ra những tấc động tiêu cực tới công cuộc đổi mới mà nếu không được phát hiện, khấc phục và sửa
chữa kịp thời, chúng có khả năng phát triển đến mức có thể “làm suy yếu
Đảng, làm mọt ruỗng bộ máy Nhà nước, biến chất chế độ, đưa đất nước đi
chệch con đường xã hội chủ nghĩa”,
Tư duy chính trị của Đảng đã sớm phát hiện được nguy cơ đó Từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6, Khoá VI (tháng 3 năm 1989), vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đặt ra cùng với việc xác lập những nguyên tắc cơ bản trong quá trình đổi mới Cũng từ đây, nghiên cứu khoa học về định hướng xã hội chủ nghĩa trở thành một yêu cầu ngày càng cấp thiết
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu xung quanh vấn dé định hướng xã hội
chủ nghĩa, đặc biệt từ khi Tạp chí Cộng sản tổ chức cuộc Hội thảo “Một số
vấn dé về định hướng xã hội chủ nghĩa ỡ nước ta” năm 1996 Nhiều bản -
tham luận, bài báo đã đề cập tới vấn đề này từ góc độ tiếp cận, phương pháp _ luận nghiên cứu đến nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa Những cuộc Hội thảo do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức cuối năm 1998, đầu năm 1999 cũng cung cấp nhiều cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài Tập thể tác giả đề tài đã kế thừa những thành tựu, các yếu tố hợp lý trong các công trình nghiên cứu trên đây, đồng thời cũng xây dựng những quan điểm độc lập, bày tỏ thái độ rõ ràng trong nghiên cứu khoa học, phê phán
Trang 4các quan điểm mà các tác giả cho là không đúng trong nhận thức về các vấn - để có liên quan đến nội dung đề tài
Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu những vén dé co ban,
cấp bách cả về lý luận và thực tiễn của định hướng xã hội chủ nghĩa trên các
nh vực cơ bản của đời sống xã hội ở nước ta, từ đó để xuất những giải pháp cơ bản để giữ vững và hiện thực hoá định hướng xã hội chủ nghĩa và chống chệch hướng trong tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam hiện
nay và trong những thập kỹ tới
Nội dịng nghiên cứu chủ yếu của để tài bao gồm hệ thống các vấn đề sau
đây:
1- Những vấn để lý luận chung về định hướng xã hội chủ nghĩa
_trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam: Khái niệm định hướng xã hội chủ
nghĩa - lịch sử và lôgíc; tính tất yếu, mục tiêu và nội dung của định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ:nghĩa xã hội ở nước ta 2- Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực kinh tế: Nội dung cơ bản, chệch hướng và chống chệch hướng 3- Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực xã hội: Nội dung cơ bản, chệch hướng và chống chệch hướng 4- Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa: Nội dung co © bản, chệch hướng và chống chệch hướng 5- Định hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực chính trị: Nội dung cơ bản, chệch hướng và chống chệch hướng
Trang 5hội chủ nghĩa Tuy nhiên, theo sự chỉ đạo của Hội đồng Lý luận Trung ương
và Chương trình KHXH.OI, các tác giả để tài chỉ tập trung đi sâu vào nội
dung của định hướng xã hội chủ nghĩa trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống: xã hội là: lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực xã hội, lĩnh vực văn hoá và lĩnh vực chính trị
Để thực hiện được để tài rộng lớn, hệ trọng và phức tạp này, tập thể tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học xã hội - nhân văn Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt quá trình nghiên cứu là luôn
'Tuôn xuất phát từ thực tiễn, tổng kết thực tiễn để vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tưởng Hồ Chí Minh
Các tác giả đã tiến hành hai đợt khảo sát, điều tra, tại các điểm đại diện trên phạm vi toàn quốc: Đợt I (tháng 8/1997) tại khu vực phía Bắc, gồm các điểm đại điện cho khu vực nông thôn đồng bằng (Thái Bình) và trung du, miền núi (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai); đợt II (tháng 4 đến tháng 6/1998) tại khu vực miền Trung và miền Nam, gồm các điểm đại điện cho khu vực đô thị, nông thôn và duyên hải (Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Kiên Giang) Đề tài đã tiến hành
điêu tra xã hội học 6 đối tượng (công nhân, nông đân, trí thức, cán bộ lãnh
đạo, cán bộ quản lý doanh nghiệp, sinh viên) tại các điểm đại điện trên đây với tổng số 2000 phiếu điều tra, kết hợp với các phương pháp tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp cán bộ và nhân dân nhiều địa phương trên cả nước oo
Những dóng góp về khoa học của tập thể tác giả đề tài thể hiện ở năm điểm lớn sau đây:
1- Là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống và toàn diện về định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: Khái niệm, tính tất yếu, mục tiêu, nội dưng trên bốn lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội, những biểu hiện chệch hướng và các giải phấp chống chệch hướng
2- Làm rõ tương quan giữa định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, khẳng định rằng định
Trang 6-3-hướng XHCN với tính cách là một tồn tại hiện thực và là một lý luận khoa -
học gắn liên với thực tiễn và lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Ở nước ta
3- Định hướng xã hội chủ nghĩa với tính cách là lý luận khoa học về xác định mục tiêu, phương hướng phát triển của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , chỉ ra các yếu tố, lực lượng, biện pháp,
điều kiện để điều khiển, kiểm soát sự vận động phát triển của xã hội đến
mục tiêu đã định, hiệu chỉnh kịp thời những vận động chệch hướng Thực chất của định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội ở nước ta là xác lập và hiện thực hoá từng bước những giá trị xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đó
4- Đề tài đặc biệt chú trọng trục logic "đúng hướng và chệch hướng” để luận giải, phân tích và khái quát những biểu hiện thực tế đã và đang tồn
tại và dự báo sẽ phát triển trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội
như kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị; từ đó để xuất các giải pháp cơ
bản để giữ vững định hướng, chống chệch hướng
5- Phê phán và đấu tranh chống các quan điểm hoài nghỉ, xuyên tạc hoặc phủ nhận các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh về các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bảo vệ các quan điểm có tính nguyên tac của Đảng trong lãnh đạo và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo định -
hướng xã hội chủ nghĩa
Đề tài góp phần vào việc quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị
Trang 7Sản phẩm chính của đề tài là một bản tổng quan, có kết cấu bao gồm:
Mở đầu, 5 chương (16 tiếp, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo (207 trang) Phần phụ lục được ¡n riêng Ngoài ra, còn có một bản tóm tất kết quả nghiên cứu ( 37 trang) và một bản kiến nghị (7 trang)
Cức sẵn phẩm trung gian của đề tài gồm có 3 cuốn sách:
1 “Một số vấn đề về định hướng XHCN ở nước ta hiện nay”, Báo cáo
khoa học, Học viện Chính trị quân sự xuất bản, H.1998, 239 trang
2 “Kinh tế thị trường và định hướng XHƠN”, Báo cáo khoa học, Học viện Chính trị quân sự xuất bản, H.1998, 88 trang
3 “Giữ vững định hướng XHƠCN trong công cuộc đổi mới”, Nxb
QDND, H.1998, 190 trang
Ngoài ra còn có một số báo cáo, thu hoạch của các tác giả đề tài trong
Trang 8Chương một
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở NƯỚC TA
Trong những năm gần đây, thuật ngữ "định hướng XHCN" được sử dụng một cách rộng rãi trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội ta Tần số xuất hiện của thuật ngữ đó trong ngôn từ chính trị của xã hội ta thuộc loại cao Tuy nhiên, một từ ngữ có thể được mọi người sử dụng rộng rãi để đánh
giá, phán đốn, hoạch định cơng việc nhưng lại có thể được hiểu một cách khác nhau, hoặc dừng lại ở trình độ cảm tính, thông đụng, bề ngoài của từ
ngữ đó chứ chưa đạt đến trình độ tư duy khoa học, cái bản chất của sự vật mà từ ngữ đó phản ánh Trong khi đó, cũng có không ít người không chấp nhận thuật ngữ "định hướng XHCN” Kẻ thì bác bỏ nó như một định hướng có hại
cho lợi ích của đất nước, dân tộc, cho rằng đó chỉ là sự áp đặt chủ quan của
Đảng Cộng sản; người thì tán thành thuật ngữ đó nhưng lại đưa ra một cách
hiểu khác về CNXH Có người lại đứng về mặt phương pháp luận để bác bỏ định hướng XHCN, truyền bá thuyết tự phát, cho rằng chưa nên đặt tên khi
chưa biết cái xã hội Việt Nam đang sinh thành rồi đây sẽ có điện mạo ra sao;
rằng "chưa đẻ con đã lo đặt tên", "làm một việc vô ích”; cho rằng việc thảo
luận vấn để đúng hướng và chệch hướng là vô bổ, đã biết thế nào là đúng hướng mà đã lo chệch hướng, chưa làm đã lo chệch hướng; lại có người phát biểu một cách thực dụng chủ nghĩa: "chủ nghĩa nào cũng được miễn là có cuộc sống no đủ”
Trang 91 Khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa - lịch sử và lôgíc
Vào những năm sáu mươi và bẩy mươi, một số nhà lý luận Xôviết đã dùng thuật ngữ "định hướng XHƠN" để chỉ con đường phát triển của một số quốc gia Á, Phi, Mỹ - Latinh sau khi giành được quyển độc lập về chính trị với các mức độ khác nhau từ tay chủ nghĩa đế quốc, trong phong trào phi thực dân hoá Về mặt trình độ kinh tế, nhiều nước chưa đạt đến trình độ phát triển TBCN Vẻ mặt chính trị, các đảng chính trị lãnh đạo các quốc gia dân tộc đó chưa phải là các đảng vô sản trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin mà chỉ mới có xu hướng cấp tiến, tiến bộ Họ tuyên bố lựa chọn con đường XHCN, thực hiện các cải cách kinh tế, phát triển văn hoá, nhận viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN, chống chủ nghĩa thực dân "Từ điển CNCS khoa học” do nhà xuất bản Tiến bộ, Mátxcơva, xuất bản năm 1980 đã định nghĩa định hướng XHCN như là "con đường phát triển không TBCN"
Ở Việt Nam, khái niệm định hướng XHCN xuất hiện như thế nào và
vào lúc nào? Cần phải phân biệt sự xuất hiện của một phong trào cách mạng, một sự vận động hiện thực theo định hướng XHCN với sự xuất hiện của thuật ngữ "định hướng XHCN”, phân ánh phong trào đó trong tư duy lý luận
Ở nước ta, phong trào cách mạng theo định hướng XHCN xuất hiện sớm hơn nhiều so với thuật ngữ "định hướng XHCN"
Ngay từ khi Đảng ta lãnh đạo sự nghiệp giải phóng đân tộc, cách mạng
Việt Nam đã có mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài Chánh cương vắn tắt
của Đảng do Hồ Chí Minh khởi thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 đã khẳng định: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"), Cương lĩnh chính trị của đồng chí
Trần Phú được thông qua tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ nhất vào tháng 10/1930 cũng khẳng định: "Trong lúc đầu, cuộc cách mạng Đông Dương sẽ là một cuộc cách mạng tư sản đân quyền Tư sản đân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng xứ Đông
'? + Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H., 1995, tập 3, tr 1
Trang 10Dương sẽ nhờ vô sản giai cấp chuyên chánh các nước giúp sức cho mà phát
triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ
nghĩa"! Cách mạng Việt Nam từ khi được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng luôn luôn giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, coi đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc cách mạng Việt Nam Cương lĩnh của Đảng được thông qua tại Đại hội VI (năm 1991) đã tổng kết một cách sâu sắc quy luật đó: "Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện
CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”
Tuy nhiên, chỉ từ khi cách mạng Việt Nam đã hoàn thành những nhiệm vụ dân tộc - dân chủ và chuyển sang những nhiệm vụ của cuộc cách mạng XHCN thì vấn đề định hướng XHCN mới thực sự được đặt ra một cách trực tiếp trong chương trình nghị sự Cùng với việc đất nước ta quá độ lên CNXH, giải quyết những nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ thì định hướng XHCN
mới xuất hiện như một xu hướng phát triển khách quan của nền kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội nước ta Định hướng XHCN đáp ứng những yêu cầu cấp bách nảy sinh từ sự vận động của những mâu thuẫn hiện thực trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng ta chưa dùng thuật ngữ "định hướng xã hội chủ nghĩa" nhưng thực ra đã xác định được một số nội dung cơ bản của định hướng ấy khi trình bày đường lối chung của cách ©
mạng XHCN và đường lối xây dựng nền kinh tế - xã hội ở nước ta
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, đường lối đổi mới của Đẳng ta đã có những chủ trương và giải pháp thực tiễn đúng đắn, khắc phục những
hạn chế và khuyết tật của cơ cấu và cơ chế kinh tế cũ, thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, làm cho đất nước có sự khởi sắc sau hơn 10 năm đổi mới
Quá trình thực hiện đổi mới cũng là quá trình phát triển của nhận thức lý luận Việc phê phán cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là cần thiết để quán
Trang 11triệt đường lối đổi mới trong thực tiễn Tuy nhiên, phê phán cơ chế đó không có nghĩa là phủ định sạch trơn tất cả những thành tựu vật chất, tỉnh thần, lý luận của thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp Điều quan trọng là thực hiện
đường lối đổi mới để đưa đất nước đi lên CNXH nhanh chóng hơn, vững
chắc hơn chứ không phải đưa đất nước sang một hướng phát triển khác Công cuộc đổi mới của chúng ta đã đi đúng hướng và chính vì đi đúng hướng nên mới có những thành tựu quan trọng cho phép chúng ta chuyển sang chặng đường đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Tuy nhiên, trong phong trào đổi mới ở nước ta không phải không xuất hiện sự chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, với mức độ này hay mức độ khác Chính trong tình hình đó mà thuật ngữ "định hướng XHCN" xuất hiện và được sử dụng ngày càng rộng rãi để đáp ứng nhu cầu được định hướng
đúng đắn của con thuyền cách mạng Việt Nam
Trong các văn kiện của Đảng, qua các nghị quyết của các đại hội và các hội nghị Ban chấp hành trung ương, thuật ngữ “định hướng XHCN” xuất hiện lần đầu tiên trong Nghị quyết Trung ương 6 (khoá VI) thang 3 năm 1989 ở
phần hai, mục hai "Kiểm điểm hai năm thực hiện nghị quyết Đại hội VỊ và
phương hướng nhiệm vụ ba năm tới” Trong mục này có đoạn viết: "Kinh tế quốc doanh phải được củng cố và phát triển, nắm vững vị trí then chốt trong nên kinh tế, phát huy ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, chủ động liên kết và dẫn dắt các thành phần -
kinh tế khác để thực hiện tốt vai trò chủ đạo, bảo đảm cho sự phát triển ổn
định và có hiệu quả của toàn bộ nên kinh tế quốc dân theo định hướng XHCN"
Đến dai héi VIL, thì khái niệm này được đề cập rộng rãi hơn trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương, được coi là bài học kinh
nghiệm đầu tiên về tiến hành công cuộc đổi mới:
"Một là, phải giữ vững dịnh hướng XHCN trong quá trình đổi mới, kết hợp sự kiên định về nguyên tắc và chiến lược cách mạng với sự linh hoạt trong sách lược, nhạy cảm nắm bắt cái mới Đi lên CNXH là con đường tất
Trang 12-9-yếu ở nước ta Điểu kiện cốt -9-yếu để công cuộc đổi mới giữ được định
hướng XHCN va đi đến thành công là trong quá trình đổi mới, Dang phaf kiên trì và vận dụng sấng tạo chủ nghĩa Miác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, giữ vững vai trò lãnh đạo xã hội, Đẳng phải tự đổi mới và chỉnh đốn,
không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình"
Điều quan trọng là khái niệm "định hướng XHƠCN” đã được ghi vào "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” - Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của
Đảng Trong mục "Những phương hướng cơ bản cần nắm vững trong thời kỳ quá độ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc" có ghi: "Phát triển nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần theo dinh hudng XHCN, van hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước"
Từ đó trở đi, khái niệm "định hướng XHCN” xuất hiện thường xuyên trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, trên các điển đàn khoa học Đến
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, khái niệm đó đã trở thành khái niệm
chủ đạo của các nội dung cơ bản trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ương trước đại hội - :
Khi tổng kết chặng đường đổi mới 10 năm, nêu lên các bài học chủ yếu,
Báo cáo chỉ rõ:
" 1- Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình
đổi mới" 3 :
"3- Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định
hướng XHCN”S
Trang 13Trong phần mục tiêu nhiệm vụ, Báo cáo lai nêu:" Nhiệm vụ của nhân ˆ đân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn điện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước /heo định hướng XHƠN ",
Trong mục "Chính sách đối với các thành phần kinh tế” lại nêu: "Nấm
vững dịnh hướng XHCƠN trong việc xây dựng nên kinh tế nhiều thành phần” Trong cuộc hội thảo của Tạp chí Cộng sản năm 1996 mang tên "Một số vấn đề về định hướng XHCN ở nước ta" với hơn ba mươi bản tham luận của nhiều cán bộ khoa học đầu ngành, nhiều tác giả đã đặt ra yêu cầu về mot định nghĩa khoa học cho khdi niém dinh huéng XHCN Mét sé tac gia da tiếp cận đúng những vấn đề phương pháp luận của định nghĩa này
Nguyễn Văn Oánh sau khi dẫn ra định nghĩa của Từ điển "Chủ nghĩa xã hội khoa học" của Liên Xô năm 1980 cho rằng: "Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp hơn, định hướng XHCN được đặt ra đối với các "nước kinh tế lạc hậu”, "kém phát triển", "các nước đang phát triển" Song điều đó không có nghĩa là định hướng XHCN được đặt ra với mọi nước trong mọi thời kỳ lịch sử Nó chỉ được đặt ra đối với các nước khi có hai điều kiện: 1/ Điều kiện quốc đế“ thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên CNCS trên phạm vi toàn thế giới - xuất hiện; 2/ Điều kiện #ong nước, chính quyền thuộc về nhân dân lao động do các đảng mácxít lêninnít lãnh đạo Với nội dung nói trên, về thời gian mà nói, định hướng XHCN trùng với thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH ở
các nước chưa qua chế độ TBCN phản ánh tổng thể các mối liên hệ biện
chứng của các nhân tố XHCN, sự vận động phát triển của các nhân tố từ
điểm xuất phát đến mục tiêu xác định"?
Hà Xuân Trường muốn xác định những thành tố cần có của định nghĩa về định hướng XHCN:
12 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, H 1996,
vn chí Cộng sản, Số 4 (2/1996), tr Lồ,L7
Trang 14-//-"Nên coi "định hướng XHƠN" là một #"á/ niệm khoa học, bao gồm những ý nghĩa sau:
- Những đặc điểm của thực tại mà mình đang đứng, nói cách khác,
những điều kiện cụ thể của điểm xuất phát
- Từ nhận thức đúng đắn và sâu sắc thực trạng xuất phát mà xác định
những điểm then chốt làm cơ sở cho sự nghiệp xây dựng CNXH
- Những điểm then chốt phải thể hiện được sự khác biệt giữa CNXH và
CNTB, phản ánh được tính chất của định hướng
- Mục tiêu phải đạt tới (mục tiêu cụ thể và mục tiêu dự báo, mục tiêu
ngắn hạn và mục tiêu dài hạn)
Với quan niệm như thế, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời Kỳ
quá độ tiến lên CNXH là định hướng XHCN của nước ta"
Khổng Doãn Hợi coi định hướng XHCN vừa là mục tiêu, vừa là con đường, hành lang của sự vận động:
"Nói định hướng XHCN tức là nói muc téu ma ching ta phải và sẽ đạt
tới Đó cũng là hành !ang của sự phát triển, sự sáng tạo chỉ có thể thực hiện
từng bước những đặc trưng của CNXH Định hướng XHCN chính là như
vậy Sự định hướng XHCN còn chứa đựng một vấn đẻ cơ bản không thể né
tránh Đó là thời kỳ "ai thắng ai" Cho nên không phải chỉ có khả năng đi đúng hướng, mà còn có khả năng chệch hướng"?
Lê Hữu Nghĩa cũng coi định hướng XHCN như một phong trào hiện thực đấu tranh cho CNXH hàng ngày hàng giờ:
"Có người coi định hướng XHƠN như một cái gì lâu dài xa xôi, còn trước mắt chưa cần nói đến định hướng XHCN vội Theo tôi khi nói định hướng XHCN, chúng ta không chỉ coi CNXH đơn thuần như một lý tưởng, một mục ' Tap chí Cộng sản, Số 7 (4-1996), tr, 20
Trang 15tiêu phải hướng tới mà còn coi nó như một phong trào hiện thực, một sự nghiệp
cụ thể phải được thể hiện từng bước, từ thấp đến cao trong cuộc sống"!
Như vậy là về mặt lịch sử cũng như về mặt lôgíc, khái niệm "định: hướng XHCN" có lý do để tồn tại, cần phải tồn tại và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong nhận thức lý luận của chúng ta cũng như trong thực tiễn
đấu tranh của nhân dân ta cho độc lập dân tộc và CNXH Đó không phải là
một phạm trù tư biện nảy sinh một cách chủ quan trong đầu óc một số người và áp đặt cho xã hội mà là một phạm trù khoa học, phản ánh nhận thức lý luận và tư duy chính trị của chúng-ta về một quá trình vận động hiện thực khách quan của xã hội Việt Nam đã, đang và sẽ diễn ra trong những thập kỷ tới đây Đó là một trong những phạm trù trung tâm của hệ lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Nó có vai trò chỉ đạo thực tiễn to lớn, hướng dẫn, động viên và tổ chức hàng chục triệu con người Việt Nam đấu tranh cho một cuộc sống mới
Trước khi dùng thuật ngữ "định hướng XHCN", Dang ta đã dùng thuật ngữ "con đường XHƠN" Hai thuật ngữ đó là đồng nghĩa hay khác nhau? Trong ngôn từ của lý luận và đường lối cách mạng Việt Nam, về cơ bản, hai thuật ngữ đó có sự trùng hợp về nội dung bởi vì con đường bao giờ cũng có phương hướng đi về đâu và định hướng bao giờ cũng là một lộ trình, một hành lang vận động hướng đích Tuy nhiên, trong những ngữ cảnh vận dụng cụ thể nào đấy, thuật ngữ "định hướng XHCN " và "con đường XHCN" có
thể không hoàn toàn đồng nhất, một thuật ngữ này có thể có nội hàm rộng
hơn thuật ngữ kia Chẳng hạn, khi chúng ta nói nhân loại nhất định sẽ đi lên CNXH nhưng mỗi dân tộc sẽ đi theo những con đường khác nhau, thì trong câu nói đó đi lên CNXH là định hướng phát triển chung cho mọi dân tộc, còn mỗi dân tộc lại có con đường riêng thích hợp để cuối cùng đến cái đích chung
! Tạp chí Cộng sản, Số 5 (3/1996), tr.18
Trang 16-{3-Trong quá trình vận động cơ học của một vật thể trong không gian, vật thể đến đích mà về cơ bản không thay đổi trạng thái chất lượng của mình Trái lại, quá trình vận động của xã hội ta theo định hướng XHCN là quá trình sinh thành, phát triển của một hình thái kinh tế - xã hội mới đi từ một điểm xuất phát thấp đến một trình độ phát triển xã hội cao với những đặc điểm và tiêu chí nói lên chất lượng mới của xã hội, nói lên sự ra đời của xã hội XHCN, giai đoạn đầu của CNCS Quá trình vận động này thể hiện rất rõ quy luật biện chứng về sự biến đổi về số lượng và chất lượng Không phải các đặc trưng của xã hội XHCN và các giá trị XHCN đột ngột xuất hiện vào
một thời điểm lịch sử nào đó mà xuất hiện dần dân, từng bước trong quá
trình vận động, lan toả ra theo chiều rộng và phát triển hoàn thiện các đặc
trưng chất lượng theo chiều sâu Như vậy, phát triển theo định hướng XHCN
của xã hội ta trong thời kỳ quá độ là một quá trình tiến hố trong khơng gian
và thời gian, từ những biến đổi về lượng, biến đổi về chất bộ phận đến sự phát triển nhảy vọt về chất trong toàn bộ xã hội, chuyển từ xã hội của thời kỳ
quá độ sang xã hội XHCN
Trang 17nhiêu Điều đó trước hết phụ thuộc vào việc nắm vững và vận dụng lý luận
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của toàn Đảng để tổng kết
thực tiễn đã qua và dự báo về những tiến trình sẽ diễn ra trong tương lai Đồng thời nó còn phụ thuộc vào mức độ giác ngộ cách mạng và phong trào hoạt động thực tiễn của toàn dân
Nghiên cứu về định hướng XHCN không thể không để xuất những dự
báo khoa học và điều này nói lên vai trò dẫn đường của lý luận khoa hoc
Chúng ta phản đối thái độ sùng bái tính tự phát, cho rằng "khắc đi khắc đến”,
phủ nhận vai trò của lý luận khoa học trong một thời kỳ cực kỳ phức tạp của cách mạng nước ta mà lý luận khoa học có vai trò lớn lao hơn bao giờ hết Tuy nhiên, chúng ta cũng phản đối thái độ chủ quan duy ý chí trong việc dự báo; sự lạm dụng các thao tác lôgíc, đưa ra những khái quát lý luận có tính
chất tư biện, siêu hình, thiếu căn cứ lý luận và thực tiễn
Lý luận về định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ ở nước ta tất yếu phải bao gồm cả mục tiêu mà quá trình vận động xã hội ở nước ta hướng tới và cả hành trình đi tới mục tiêu đó Để làm rõ vấn đẻ định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, chúng ta buộc phải đề cập đến
những vấn đề tổng quát hơn là vấn đề nhận thức cụ thể xem xã hội XHCN
Việt Nam là gì và làm thế nào để đi đến cái xã hội đó, tức con đường XHCN Việt Nam Đối tượng nghiên cứu buộc tư duy lôgíc phải đề cập đến những vấn đề như vậy Tuy nhiên, các tác giả cũng tự giới hạn phạm vi nghiên cứu
của để tài là phải bám chắc chủ đề "định hướng XHCN”, trong đó tập trung
vào các vấn đề cơ bản nhất như: Tất yếu của định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, mục tiêu của định hướng XHƠN, bản chất và nội dung của định hướng XHCN, định hướng XHCN trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội Do đó, đẻ tài chỉ dé cập đến vấn đề CNXH va con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong mức độ cần thiết khi phải luận giải thế nào là đúng hướng và chệch hướng XHCN, vi sao lai nhu vay và làm thế
nào để bảo đảm đúng định hướng XHCN, khắc phục sự chệch hướng
Trang 18-/5-Quá trình giữ vững định hướng XHCN, chống những sự chệch hướng phát triển xã hội, đặc biệt là chệch hướng sang TBCN, không bảo thủ lạc hậu so với yêu cầu khách quan cũng không đi trước quá xa khi tình hình chưa cho phép, có một cái gì đó rất giống với quá trình điều khiển học Tuy nhiên, trong điều khiển học các quá trình kỹ thuật và công nghệ, từ các quá trình vận động đơn giản như cơ học cho đến quá trình vận động phức tạp hơn như sinh học, các quá trình đó thường được thiết kế đây đủ, tiến hành thử nghiệm nhiều lần trong phòng thí nghiệm trước khi đưa ra triển khai rộng rãi trong công nghệ và thương mại Quá trình trong điều khiển học xã hội, nếu chúng ta chấp nhận thuật ngữ đó vào lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, có nhiều điểm không giống với điều khiển học kỹ thuật Người ta không thể thiết kế toàn bộ quá trình điều khiển xã hội và làm thử nghiệm trong phòng thí nghiệm Người ta có thể thiết kế trước mô hình mục tiêu xã hội và quá trình vận động xã hội trên cơ sở một số dự báo khoa học có căn cứ lý luận và thực tế, có một độ tin cậy nhất định rồi sau đó bắt tay vào quá trình hoạt động thực tiễn xã hội Đó là một quá trình vận động xã hội thực sự, đồng thời cũng là quá trình cho phép thử nghiệm, nhưng là những thử nghiệm có điều kiện Quá trình đó đòi hỏi đường lối chính trị cơ bản phải đúng, trên cơ sở đường lối cơ bản đúng cho
phép có những thử nghiệm, những thử nghiệm có thể đúng và có thể sai Tình hình cho phép Đảng Cộng sản, chủ thể điều khiển có thể sai lầm ở khâu
này hay khâu khác, vào lúc này hay lúc khác, nhưng những sai lầm phải được phát hiện nhanh chóng và sửa chữa, hiệu chỉnh kịp thời để đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc đến mục tiêu Những thử nghiệm của điều khiển học xã hội trong thời kỳ quá độ ở nước ta là có tính quy định chặt chẽ, nghiêm ngặt Bởi vì ở đây là chính trị, là số phận của hàng chục triệu con người, là vận mệnh của đất nước và dân tộc
Đặc điểm của quá trình điều khiển học xã hội cũng đòi hỏi đồng thời
cho phép việc thiết kế ban đầu về cả mục tiêu cũng như biện pháp là có
tính chất tương đối Sự thiết kế đó là cần và phải đủ tạo ra một cái khung có
Trang 19thể ngay từ đầu Chính thực tiễn xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ ở
nước ta sẽ giúp chúng ta tổng kết kịp thời, phát triển lý luận, sửa chữa bổ
sung và hoàn thiện các biện pháp, giữ vững định hướng và khắc phục sự chệch hướng trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội Không chỉ như vậy, ngay cái mô hình xã hội XHCN Việt Nam được phác hoạ và thiết kế ban đầu đó cũng sẽ được bổ sung cụ thể và hoàn chỉnh dần, có xương có thịt hơn nhờ chính sự ra đời và phát triển của các nhân tố, các giá trị XHCN ngay trong thực tiễn đấu tranh của toàn Đảng, toàn đân ta
Từ những quan điểm phương pháp luận trình bày trên đây, có thể thấy rằng nhận thức của chúng ta về định hướng XHCN tất yếu phải là một quá
trình phát triển không ngừng, trong đó lý luận và thực tiễn, nhận thức và hành động đan xen, gắn bó khăng khít với nhau, làm điều kiện cho nhau
Không thể cho rằng định hướng XHCN chỉ xác định một lần là xong Đúng là sau năm 1975, đất nước đã độc lập và thống nhất hoàn toàn, Đảng ta và nhân dân ta đã khẳng định đường lối xây dựng đất nước quá đệ lên CNXH Từ đó trở đi và từ nay về sau, Đảng ta cũng không thay đổi cái định hướng ˆ XHCŒN đã được xác định đó Tuy nhiên, nội dung của định hướng XHCN cả về mô hình, mục tiêu cũng như con đường đi lên, hành trình, các giải pháp thì không phải nhất thành bất biến Từ Đại hội IV cho đến Đại hội VII và
rồi đây đến Đại hội IX của Đảng, trên cơ sở nấm vững hơn chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm xây dựng CNXH ở - ˆ
nước ta qua thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp cũng như thời kỳ đổi mới, tổng kết kinh nghiệm CNXH thế giới cả mặt thành tựu cũng như mặt thất bại, chắc chắn rằng quan niệm của chúng ta về CNXH và về thời kỳ quá độ,
nhận thức của chúng ta về định hướng XHCN cả về mục tiêu cũng như hành
trình đi tới mục tiêu sẽ ngày càng rõ ràng và đúng đắn hơn
Như vậy, định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ ở nước ta là một vấn đề lý luận vừa có tính chất cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách trước mắt, Đó là một trong những vấn đề lý luận cơ bản của cuộc cách mạng XHCN ở nước ta, sẽ sống lâu dài cùng với đời sống lý luận và thực tiễn Việt
Trang 20-{7-Nam cho đến lúc xã hội Việt -{7-Nam thực sự trở thành một xã hội XHƠN Đó cũng là một vấn đề cấp bách trước mắt bởi vì khá nhiều vấn đề lý luận được coi là còn chưa rõ hiện nay ít nhiều đều có liên quan đến lý luận về định hướng XHCN và chừng nào mà còn chưa làm rõ được đến một mức độ nhất định những vấn để đó thì công cuộc đổi mới đất nước ta theo định hướng
XHCN van diễn ra trong "tiếng kèn ngập ngừng”
2 Tất yếu của định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Khái niệm "định hướng XHCN" có mối quan hệ hữu cơ, gắn liền với khái niệm "thời kỳ quá độ lên CNXH" trong mối quan hệ nhân quả, làm tiền đề cho nhau Có tồn tại thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam thì mới có định hướng XHCN của xã hội Việt Nam trong thời kỳ đó, và ngược lại chỉ khi nào định hướng XHCN được giữ vững thì sự quá độ lên CNXH ở Việt Nam mới được thực hiện Chính vì vậy mà bàn về định hướng XHCN không thể không bàn về thời kỳ quá độ, đĩ nhiên trong những phạm vi có liên quan cần phải chứng minh và làm rõ nội đung của định hướng XHCMN Cũng chính vì vậy mà những quan điểm lý luận bằng cách này hay cách khác phủ định thời kỳ quá độ lên CNXH thì trên thực tế cũng phủ định luôn lý luận về định hướng XHCN
Có quan điểm cho rằng có mâu thuẫn trong quan điểm của Mác và
Lênin về thời kỳ quá độ, rằng Lênin đã làm sai ý Mác khi đưa ra ý niệm về
một thot ky quá độ từ CNTEB lên CNXH; rằng phải trở lại với ý niệm của Mác về một théi ky quá độ từ CNTP lên CNCS: Người ta đưa ra một cách
hiểu hoàn toàn khác về thời kỳ quá độ như lâu nay chúng ta vẫn hiểu Nêu
lên cách hiểu mới câu của Mác nói về thời kỳ quá độ chính trị trong tác
phẩm "Phê phán Cương lĩnh Gôta", có quan điểm cho rằng "thời kỳ quá độ
Trang 21từ CNTP lên CNCS Về luận điểm "Những cơn đau đẻ kéo dài" (mà theo : Lênin thuộc về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH vì đặc điểm của cách mạng XHCN khác với cách mạng tư sản là ở chỗ những cuộc cải biến có tính chất cách mạng về kinh tế và xã hội chỉ có thể diễn ra sau khi việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân đã được thực hiện) thì có quan điểm cho rằng: "những cơn đau đẻ” đó lại diễn ra trong lòng xã hội tư bản, trước khi có chuyên chính vô sản và những cơn đau sẽ chấm dứt, khi chính quyền
về tay giai cấp công nhân, giai đoạn thấp của CNCS bắt đầu từ day
Người ta không chỉ bác bỏ thời kỳ quá độ và định hướng XHCN về mặt lý luận mà cả về mặt chính trị thực tiễn Có quan điểm cho rằng: cần phải từ bỏ ý niệm về thời kỳ quá độ, loại bỏ ý niệm đó ra khỏi các văn kiện đường lối chính sách của Đảng, không những chỉ là sự loại bỏ một từ ngữ trong văn kiện mà loại bỏ triệt để ý niệm ấy trong đầu óc chúng ta, trong toàn bộ tư duy và hành động của chúng ta bởi vì đó là một ý niệm tiêu cực và có hại về chính trị Người ta cho rằng ý niệm thời kỳ quá độ gợi lên một trạng thái tạm thời, không ổn định của xã hội, tạo ra một tâm lý tạm bợ, nhất là trong những chủ sở hữu tư nhân; những người này không dám đầu tư, làm ăn vì sợ
rằng đến một lúc nào đó chính sách lại thay đổi Có quan điểm còn cho rằng
đã chấp nhận ý niệm thời kỳ quá độ thì phải chấp nhận ý niệm về đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ, chấp nhận công thức đấu tranh "ai thắng ai” trong thời kỳ quá độ và công thức đó là không đúng và có hại Tất cả những ý ˆ kiến đó đều cho rằng cần phải đoạn tuyệt với lý luận và thực tiễn chính trị thời kỳ quá độ, rằng thực ra không có thời kỳ quá độ nhưng vì chúng ta giáo điều bê lý luận của Lênin về thời kỳ quá độ nên đã gây nhiều tác hại ở nước ta
Nghiên cứu lý luận về "định hướng XHƠCN”" ở nước ta trong bối cảnh hiện nay phải bắt đầu từ việc luận giải xem có sự cần thiết khách quan hay
không phải định hướng XHCN cho toàn bộ sự phát triển của đất nước Mà
muốn luận giải điều này thì phải luận giải xem có hay không một thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, bản chất và nội dung cơ bản của thời kỳ đó là
gì ? Chúng ta lại phải bắt đầu từ vấn đề tính tất yếu của thời kỳ quá độ Vấn
Trang 22-/9-đề thì cũ nhưng lại trở nên mới do sự phát triển của thực tiễn và những cuộc tranh luận lý luận đang đặt ra hiện nay
Đúng là Mác có nói đến một thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS:
"Giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản" !,
Đối với Mác và Ăngghen, ý tưởng của các ông về cách mạng vô sản nhằm lật đổ ách thống trị của tư bản là một cuộc cách mạng có tính chất
quốc tế sẽ diễn ra đồng thời ở nhiều nước tư bản phát triển, ít nhất cũng diễn
ra trước hết ở các nước phát triển nhất ở Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, và đo đó, tiến triển của cách mạng sẽ tương đối thuận lợi Tuy nhiên, hai ông
không bao giờ cho rằng sự ra đời của CNCS là điều dễ dàng Ngay cả khi
cách mạng diễn ra ở các nước tư bản phát triển, sau khi thiết lập được nền chuyên chính của giai cấp vô sản, xã hội CSCN cũng chưa có ngay mà phải trải qua những cơn đau đẻ kéo dài, xã hội đó nhất thiết phải qua giai đoạn thấp
rồi mới có thể tiến lên giai đoạn cao được
Mác viết về chế độ phân phối theo lao động trong giai đoạn thấp của CNCS, coi dé như là tàn dư của pháp quyền tư sản và kết luận: "Nhưng đó là những thiếu sót không thể tránh khỏi rong gia? đoạn đâu của xã hội CSCN, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội TBCN ra, sau những cơn đau đẻ kéo dài 'Ẻ,
Lênin trong khi chuẩn bị viết tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" đã làm một tập bút ký nhan đề "Chủ nghĩa Mác và vấn đề Nhà nước” Trong tập bút ký đó, ông đã trích nguyên văn đoạn nói về thời kỳ quá độ và hai giai đoạn của CNCS trong tác phẩm "Phê phán Cương lĩnh Gôta” của Mác và lập nên một sơ đồ bên lề của đoạn văn trích đó:
Trang 23Vậy là (Also):
I- "Những cơn đau đẻ kéo dài" ] II- "Giai đoạn đầu của xã hội CSCN”] TIT- "Giai đoạn cao của xã hội CSCN""
Như vậy là giữa Mác, Ăngghen và Lênin không có sự khác nhau cơ bản trong quan niệm về bước chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội TBCN sang hình thái kinh tế - xã hội CSCN Việc giành chính quyền về tay giai cấp
công nhân đánh đấu thời kỳ quá độ để thực hiện bước chuyển biến đó bắt
đầu, là thời kỳ điễn ra những cơn đau để kéo đài để đi tới xã hội cộng sản, xã hội này có giai đoạn thấp và giai đoạn cao, và phải đi qua giai đoạn XHCN mới có thể đi đến giai đoạn cao là giai đoạn CSCN
Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XX, Lênin đứng trước một hồn cảnh lịch
sử khơng còn hoàn toàn giống như thời Mác và Ăngghen Khả năng cách
mạng vô sản không nhất định diễn ra và thắng lợi ở các nước tư bản phát
triển nhất mà còn xuất hiện ở các nước phát triển trưng bình như nước Nga
Trong điều kiện của những nước mà trình độ phát triển TBCN như vậy, thời kỳ quá độ ở những nước đó sẽ diễn ra dài hơn, khó khăn phức tạp hơn Việc đặt ra những mục tiêu của giai đoạn thấp trở nên thiết thực và cấp bách hơn so với những mục tiêu CSCN Xuất hiện trong các tác phẩm của Lênin phạm trù “Öởi kỳ quá độ từ CNTE lên CNXH”và đúng là Lênin đã dụng tâm dùng thuật ngữ này:
"Không một người XHCN nào, các đồng chí ạ, mà lại không thừa nhận sự thật hiển nhiên này là: ø/a CNXH và CNTE có một thời kỳ quá độ là thời kỳ chuyên chính vô sản"? và "Đồng chí Rư-cốp lại còn nói rằng không có y a 8
! Lệênin, Toàn tập, Tập 33, Nxb Tiến bộ, M.,1981, tr 223 ? Lênin, Toàn tập, Tập 35, Nxb Tiến bộ, M., 1981, tr., 316
Trang 24-27-thời kỳ quá độ giữa CNTP và CNXH Nói như thế là không đúng Nói như
thế là đoạn tuyệt với chủ nghĩa Mác”"!
Mác và Ăngghen xuất phát từ luận điểm cách mạng vô sản diễn ra đồng thời và trước hết ở các nước tư bản phát triển, cho nên đối với hai ông thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS tuy vẫn phải mất một thời gian lịch sử với những cơn đau đẻ đài và phải qua giai đoạn I mdi dén giai đoạn II, nhưng dù sao thời gian đó tương đối ngắn so với ở những nước trình độ phát triển thấp hơn Từ thực tiễn cách mạng ở nước Nga và thế giới đầu thế ký XX, Lênin lại có luận điểm khác về cách mạng vơ sản Ơng cho rằng cách mạng vô sản trong
thời đại đế quốc chủ nghĩa không thể thắng lợi đồng thời mà chỉ có thể thắng
lợi ở một số nước tư bản, thậm chí ở một nước riêng rẽ; cách mạng vô sản sẽ
thắng lợi ở mắt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc thế giới, mắt khâu đó có thể không nhất thiết phải là nước tư bản phát triển nhất mà có thể là nước tư bản
phát triển trung bình hoặc còn lạc hậu như Nga
Từ luận điểm đó về cách mạng vô sản thì công thức về "thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS" có thể biến đổi, cụ thể hoá thành "thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH" là một điều hợp lý trong khuôn khổ của tư duy mácxít Cũng giống như hai luận điểm của Mác và Lênin về cách mạng vô sản không phủ định lẫn nhau mà là sự bổ sung, làm phong phú cho nhau; hai phát biểu của các ông về thời kỳ quá độ cũng không phủ định lẫn nhau Khi phát biểu về thời kỳ quá độ lên CNXH, Lênin hồn tồn khơng có ý định đưa -ra hình thái kinh tế - xã hội XHCN Ông vẫn trung thành với Mác về hình thái kinh tế - xã hội CSCN sẽ thay thế hình thái TBCN, hình thái trên sẽ có hai giai đoạn phát triển Trong khi đưa ra ý niệm "thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH", ông vẫn song hành dùng ý niệm "thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNCS" Trong tác phẩm "Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản", Lênin viết: "Về lý luận, không thể nghi ngờ gì được rằng giữa CT7
và CNŒS, có một thời kỳ quá độ nhất định Thời kỳ đó không thể không bao
Trang 25gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế xã hội ấy
Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đẩu tranh giữa CNTB đang giấy chết và CNCS đang phát sinh, hay nói một cách khác; giữa CNTB đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu điệt hẳn và CNCS đã phát sinh
wl
nhưng vẫn còn rất non yếu"' Rõ ràng khái niệm "chủ nghĩa cộng san" ở đây
chỉ giai đoạn thấp chứ không phải là giai đoạn cao của nó
Việc Lênin tuỳ theo từng ngữ cảnh, lúc thì dùng khái niệm "chủ nghĩa xã hội” hay "chủ nghĩa cộng sản” như là một cái đích chung mà thời kỳ quá
độ phải vươn tới nói lên rằng ông bao giờ cũng trung thành với học thuyết về
hình thái kinh tế - xã hội CSCN với hai giai đoạn phát triển, rằng không có chuyện Lênin xuyên tạc Mác Do đó, hoàn tồn khơng có chuyện cần bác bỏ quan niệm của Lênin về thời kỳ quá độ để trở về với quan niệm của Mác về thời kỳ quá độ Càng không nên đi chuyển "những cơn đau đẻ kéo dài” vào trong lòng của xã hội tư bản để nói rằng một khi giai cấp vô sản giành được chính quyền thì đã bắt đầu giai đoạn một của CNCS và lúc này chỉ còn là sự quá độ từ CNXH lên CNCS nữa mà thôi Bởi vì Lênin đã tổng kết những đặc điểm của cách mạng XHCN làm cho cuộc cách mạng đó khác với cách mạng tư sản và đó là một bộ phận hợp thành không thể thiếu của lý
luận về thời kỳ quá độ của ông:
"Một trong những sự khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản và cách mạng XHCN là ở ché đối với cách mạng tư sản được sản sinh ra từ chế độ phong kiến, thì người ta thấy trong lòng chế độ cũ dần dần hình thành nên những tổ chức kinh tế mới làm biến đổi đần dần tất cả mọi mặt của xã hội phong kiến Cách mạng tư sản chỉ có một nhiệm vụ là: quét sạch, vứt bỏ, phá hủy tất cả những ràng buộc của xã hội trước Cách mạng XHCN thì lại ở trong một hoàn cảnh khác hẳn Một nước càng lạc hậu mà lại phải - đo
những bước ngoắt ngoéo của lịch sử - bất đầu làm cách mạng XHCN thì
' Lénin, Toàn tập, Tập 39, Nxb Tiến bò, M 1979 tr, 309
Trang 26-27-nước đó càng gặp khó khăn trong việc chuyển từ những quan hệ cũ, TBCN
sang những quan hệ XHCN”'
Lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH của Lênin cũng đã phải chiến đấu với trào lưu lý luận cho rằng nước Nga chưa chín muồi để làm cách mang XHCN Trong khi bác bỏ quan điểm hữu khuynh cho rằng đo trình độ phát triển còn yếu kém về kinh tế và văn hoá, nước Nga chưa nên bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, Lênin bao giờ cũng thừa nhận rằng sự yếu kém đó làm cho cách mạng XHCN ở nước Nga gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn so với các nước Tây Âu phát triển hơn Một nước mà càng xuất phất từ một
trình độ phát triển TBCN thấp bao nhiêu thì càng phải chuẩn bị một cuộc
đấu tranh lâu dài, gian khổ và phức tạp bấy nhiêu, càng phải biết tìm ra những bước quá độ nhỏ, những sự quá độ trong quá độ; những hình thức kinh tế và văn hoá trung gian, thiết thực dễ hiểu với quần chúng và được cuộc sống chấp nhận bấy nhiêu Vì lợi ích cơ bản của CNXH, khắc phục nhanh chóng sự lạc hậu về trình độ phát triển kinh tế, cách mạng cần phải biết sử dụng các lực lượng thị trường, sử đụng ngay cả CNTB trong nước và nước ngoài để xây dựng CNXH Đó chính là cốt lõi của tư tưởng chính sách kinh tế mới (NEP) Việc chuyển từ nên kinh tế hiện vật sang nền kinh tế thị trường; kết hợp CNTB với nhà nước vô sản sẽ tạo ra những hình thức kinh tế chưa từng có trước đây
Chúng ta thấy lý luận của Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH rất phong phú và có hệ thống, cần được coi là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền táng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Dang và nhân dân ta trong việc thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng đất nước quá độ lên CNXH
Lý luận về thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là sự vận dụng lý luận về thời kỳ quá độ của chủ nghĩa Mác-Lêni¡n, đặc biệt là của Lênin vào những điều kiện thực tiễn Việt Nam Cần phải khẳng định rằng việc Đảng ta chuyển
Trang 27chiến lược cách mạng nước ta từ cách mạng dân tộc - dân chủ sang cách mạng XHCN, đưa đất nước quá độ lên CNXH là hoàn toàn đúng đắn Có những người nhân đanh sự đổi mới tư duy về CNXH muốn đánh giá lại quyết định chiến lược đó của Đảng Theo họ thì đáng lẽ không nên quá độ lên CNXH ngay mà đất nước nên có một thời kỳ phát triển "dân chủ nhân dân" đã, rồi chỉ sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết mới có thể tiến lên CNXH Một số người cho rằng bây giờ đã chót lỡ quá độ lên CNXH rồi thì cần sửa chữa "sai lầm" bằng cách điều chỉnh các mục tiêu và biện pháp XHCN của quá trình hiện nay, làm cho định hướng XHCN không còn là một định hướng trực tiếp của sự vận động xã hội hiện nay nữa mà chỉ nên là một định hướng của tương lai
Tư duy chính trị của Đảng ta trong bước chuyển từ giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng XHCN đúng là có sự trăn trở, tìm tòi bước đi chiến lược trước khi đi đến quyết định cuối cùng Trong Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng, diễn ra năm 1951 tại căn cứ địa Việt Bắc, có đoạn viết: "Về mục đích trước mắt, Đảng lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn đân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện đân chủ mới,
xây dựng điều kiện để tiến đến CNXH”! Không có cơ sở để từ đoạn này nói
rằng tư duy chính trị của Đảng ta tại Đại hội II là chủ trương ba giai đoạn cách mạng, sau khi giải phóng đất nước phải trải qua giai đoạn thực hiện chế độ dân chủ mới, rồi sau đó mới tiến lên CNXH Việc thực hiện chế độ dân
chủ mới đã diễn ra ngay trong kháng chiến chống Pháp rồi và nếu như một
số nhiệm vụ dân chủ nào đó còn chưa được giải quyết thì sẽ được kết hợp giải quyết nốt trong giai đoạn cách mạng sau
Đúng là việc quyết định chuyển cách mạng Việt Nam từ giai đoạn một
sang giai đoạn hai không đơn giản chút nào Tuy Chính cương vấn tắt và
Cương lĩnh năm 1930 của Đảng đã khẳng định hai giai đoạn của cách mạng
! Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, H.,1996 tr.194
Trang 28-25-Việt Nam phải kế tiếp nhau không ngừng, nhưng quyết định cụ thể việc chuyển giai đoạn phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể lúc kháng chiến
thắng lợi Vào năm 1951, vấn để mức độ thắng lợi của kháng chiến sẽ đạt được như thế nào, hay nói cho đúng hơn, vấn đề giành chính quyền về tay
nhân dan như thế nào còn là có nhiều khả năng: chính quyền có thể trọn vẹn về tay nhân dân nhưng cũng có thể chưa trọn vẹn Trong bối cảnh như vậy, câu trên đây của Báo cáo chính trị 1951 là thích hợp để xử lý các khả năng cụ thể có thể diễn ra
Cuối năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và bước vào thời
kỳ khôi phục kinh tế 3 năm Trên thực tế, cách mạng đã giải phóng hoàn toàn được nửa nước nhưng còn phải tiếp tục sự nghiệp giải phóng trên cả nước Tuy nhiên, với hiệp định Giơnevơ, chúng ta lại có khả năng pháp lý để tiến hành đấu tranh cách mạng bằng những biện pháp hoà bình Chính trong tình hình như vậy mà tháng 8 năm 1955, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khoá 1I) của Đảng ta vẫn nói: "Đường lối củng cố miền Bắc của ta là củng
cố và phát triển chế độ dân chủ nhân đân, tiến dần từng bước vững chắc lên
CNXH"!,
Thế nhưng đến tháng 1 năm 1956, trong văn kiện về đường lối cách mạng Việt Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã nhận định rằng từ khi
hoà bình lập lại ở miền Bắc thì miền Bắc nước ta đã chuyển sang giai đoạn
cách mạng XHCN Đến tháng 12 năm 1957, Hội nghị Trung ương lần thứ 13
của Đảng đã chính thức nhận định rằng từ khi hoà bình lập lại, miền Bắc
hoàn toàn giải phóng thì chúng ta đã bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH Tư duy chính trị và chiến lược của Đảng đã đi tới khẳng định rõ rệt thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền đất nước, hai chiến lược có mối quan hệ kháng khít với nhau Từ đó trở đi, các văn kiện của các hội nghị Trung ương và nhất là văn kiện Đại hội HI của Đảng đều triển khai tư duy lý luận và chính trị theo hướng tìm tòi xây dựng CNXH ở miền Bắc và con
Trang 29đường hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam cũng như trên phạm vi cả nước
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ HI của Đảng (tháng 9 - 1960} đã quyết định:
"Đường lối chung của miền Bắc trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH là:
đoàn kết toàn dân, phát huy tỉnh thần yêu nước nồng nàn và truyền thống
phấn đấu anh dũng, lao động cần cù của nhân dân ta, đồng thời tăng cường đoàn kết với các nước XHCN anh em do Liên Xô đứng đầu, để đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, xây dựng đời sống ấm no
hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe XHCN, bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới"!
Trong bài viết cho Tạp chí quốc tế "Những vấn đề hoà bình và CNXH”
(số 2/1960), nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng ta, lấy tên là
"Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:” Từ ngày hoà bình được lập lại đến nay, Việt Nam đang đứng trước một tình hình mới:
đất nước tạm bị chia làm hai miền Miền Bắc hoàn toàn giải phóng đang xây
dựng CNXH Miền Nam thì đang bị đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thống trị Vì tình hình ấy mà cách mạng Việt Nam hiện nay có hai nhiệm vụ phải đồng thời tiến hành: Nhiệm vụ xây dựng m/én Bắc tiến lên CNXH và nhiệm vụ tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam Hai nhiệm vụ ấy đều nhằm một mục tiêu chung là: củng cố hoà bình, thực hiện thống
nhất nước nhà trên nền tảng độc lập và dân chủ"”
Đến tháng 9/1960, trong Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng ta, Chỗ tịch Hồ Chí Minh lại khẳng định:
' Đăng Lao động Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc tần thứ II, Tập I, H., 9-1960, tr 78 ? Hỏ Chí Minh Toàn tập Tập L0, Nxb CTQG, H., 1996 tr, 12
Trang 30-27-"Từ khi hoà bình lập lại ở miền Bắc hoàn toàn giải phóng đố chuyển sang
giai đoạn cách mạng XHƠN Đó là một chuyển biến có ý nghĩa to lớn của cách mạng Việt Nam
Nhiệm vụ hiện nay của cách mạng Việt Nam là: Đưa miền Bắc tiến lên CNXH và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước
Quyết định của Đại hội sẽ hướng dẫn toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi CNXH ở miền Bắc, làm cho miễn Bắc nước ta có công nghiệp
và nông nghiệp hiện đại; có văn hoá, khoa học tiên tiến, làm cho nhân dân ta có một đời sống ngày càng thêm no ấm, vui tươi Đại hội lần thứ H là Đại hội kháng chiến, Đại hội !ân này là Đại hội xây dụng CNXH ở miễn Bắc và
đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà ""
Quả thực là từ giữa những năm 50, tư duy chính trị của Đảng ta phải lựa chọn bước chuyển giai đoạn của cách mạng Việt Nam Với tỉnh thần trách nhiệm cao trước vận mệnh đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn thể Ban chấp hành Trung ương đã cùng tư duy tập thể định ra phương hướng đi
lên đúng đắn của cách mạng nước ta Dẫn ra các luận điểm thể hiện sự khảo nghiệm, tìm tồi của Đại hội II và của Hồ Chí Minh về bước chuyển từ cách
mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng XHCN sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là rất cần thiết để thấy sự nghiêm túc và khoa học trong tư duy lý luận và chính trị của Đảng ta Tuy nhiên, nếu từ đó mà cho rằng nước ta trước khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần phải
trải qua một giai đoạn dân chủ nhân dân đã, chưa nên đưa miền Bắc quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ngay, thì đó là một nhận thức sai lầm
Sau năm 1975, việc đưa cả nước quá độ lên CNXH sau khi đất nước đã độc lập và thống nhất hoàn toàn đã được quyết định một cách dứt khoát trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Việc chúng ta mở rộng việc xây dựng CNXH theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vào miễn
Trang 31Nam, đo đó gây ra những hậu quả tiêu cực trong sự phát triển kinh tế -xã hội là một điều có thật, nhưng đấy lại là một vấn dé khác Quyết định đưa cả nước quá độ lên CNXH sau năm 1975 vẫn là một quyết định đúng Việc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đẳng vào năm 1986 quyết định đường
lối đổi mới, chuyển sang xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước XHCN vẫn là sự tiếp tục công cuộc xây dựng CNXH trong một thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước bất đầu từ năm 1975, tiếp tục với những su diéu chỉnh trong các giải pháp chiến lược và sách lược của công cuộc quá độ lên CNXH chứ không phải là từ bỏ tính tất yếu của một thời kỳ quá độ, thay đổi định hướng XHCN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Như vậy là lý luận khoa học cũng như thực tiễn lịch sử và tình hình hiện nay của sự phát triển xã hội nước ta chứng tổ rằng thời kỳ quá độ và định hướng XHCN của đất nước là những tồn tại hiện thực có tính tất yếu khách quan, đóng vai trò chỉ phối chủ yếu đối với vận mệnh của đất nước Chúng ta không những thừa nhận sự tồn tại của định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, mà còn phải phân tích mục tiêu và nội dung cơ bản của định hướng đó để đưa ra những kiến giải lý luận đóng, giúp cho việc chỉ đạo thực tiễn có hiệu quả
3 Mục tiêu của định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Bất cứ một quá trình vận động có định hướng nào đều phải có mục tiêu mà sự vận động phải hướng tới Không có mục tiêu thì cũng không có định hướng vận động Do đó bàn về định hướng XHƠN ở nuốc ta không thể không bàn về mục tiêu của định hướng đó Sự vận động của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ theo định hướng XHCN là sự biến đổi bên trong của xã hội đó từ trạng thái này đến trạng thái kia, từ một xã hội của thời kỳ quá độ sang xã hội XHCN Sự ra đời của xã hội đó ở nước ta cũng là sự kết thúc của
thời kỳ quá độ, của bản thân định hướng XHCN, đồng thời là sự bất đầu của
Trang 32-29-một quá trình vận động mới, của -29-một định hướng phát triển mới cao hơn trong tương lai
Dự báo về một xã hội XHCN Việt Nam tương lai là một việc khó Khó khăn ở chễ đó không phải là một xã hội trong sự trừu tượng hoá lý luận để xây dựng nên mà là một xã hội cụ thể, ra đời từ một mảnh đất lịch sử Việt
Nam cụ thể Xã hội XHCN Việt Nam nhất thiết phải biểu hiện sự kết hợp
giữa những quy luật phổ biến của CNXH khoa học với những quy luật đặc thù của sự vận động xã hội ở Việt Nam Mặc dù có những khó khăn nhưng
chúng ta tin rằng có thể dự báo được xã hội tương lai trên những nét cơ bản,
đủ để làm chỗ dựa cho sự vận động theo định hướng XHCN hôm nay hướng tới, miễn là chúng ta đừng rơi vào sự tư biện, đừng có tham vọng thiết kế một cách chỉ tiết, không có cơ sở khoa học về xã hội tương lai
Dự báo về xã hội Việt Nam tương lai có thể có độ tin cậy đủ để chỉ đạo
thực tiễn xây dựng CNXH, vì những cơ sở của dự báo là khoa học đáng tin cậy Chúng ta có chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cách mạng
và khoa học soi đường, hướng dẫn cho chúng ta tổng kết thực tiễn, phát triển
lý luận một cách sáng tạo Chúng ta có thực tiễn phong phú xây dựng CNXH hiện thực ở nước ta và trên thế giới, cả mặt thành công và mặt thất bại, cả mô hình tập trung quan liêu bao cấp lẫn mô hình đổi mới, cải cách mở cửa hiện đang diễn ra Chính sự hình thành và phát triển của những nhân tố, những giá trị XHCN trong công cuộc đổi mới hôm nay ở nước ta, những tìm tồi thử nghiệm về định hướng XHCN, sự đúng hướng và chệch hướng sẽ giúp chúng
ta nhận thức đầy đủ và đúng đắn về mô hình mục tiêu xã hội trong tương lai
Mặt khác, chúng ta có cả thực tiễn của CNTE thế giới ngày nay Đó là một hệ thống kinh tế đã đạt đến trình độ xã hội hoá rất cao, đã tạo ra những tiền để mà nếu tước bỏ cái bản chất tư sản đi thì còn lại những tiền để của CNXH va CNCS trong tương lai
Chính vì như vậy, quan điểm nghỉ ngờ, phủ nhận khả năng dự báo vẻ
Trang 33tự phát, là thuyết bất khả trí đưới hình thức mới, bi quan và hoài nghỉ khả năng tư duy khoa học của con người
Mục tiêu kinh tế của định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ ở nước ta là xác lập về cơ bản phương thức sản xuất CSCN giai đoạn thấp, với sự phát triển đồng bộ về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, một nền kinh tế
phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về
các tư liệu sản xuất chủ yếu
3.1 Xã hội XHCN Việt Nam trước hết phải có "một nên kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại”
Xã hội XHCN Việt Nam ít nhất phải là một xã hội đã hoàn thành xong cơng nghiệp hố và hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân Sự ra đời của xã hội XHCN hà sự kết thúc của thời kỳ quá độ nhưng sự kết thúc thời kỳ quá độ có đồng thời là sự kết thúc của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước hay không thì còn phải nghiên cứu Do sự không đồng nhất giữa khái _ niêm công nghiệp hoá và hiện đại hoá mà có thể có hai khả năng dự báo và hoạch định chiến lược phát triển đất nước, Trong điều kiện của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thế giới, công nghiệp hoá thuần tuý chưa
biểu hiện hết trình độ phát triển cao và hiện đại của lực lượng sản xuất, cho
nên cơng nghiệp hố nhất thiết phải gắn liền với hiện đại hoá Tuy nhiên,
trong khi cơng nghiệp hố là một quá trình có hạn về thời gian, một nước đạt đến những chỉ số nào đó thì đã trở thành một nước công nghiệp và sự nghiệp công nghiệp hố đã hồn thành, thì hiện đại hoá lại là một quá trình vô hạn,
không ngừng Ngày nay, khó có thể nói rằng một nền kinh tế của một nước
nào đó đã hiện đại hoá xong Như vậy, những chỉ số về công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta là những đại lượng có tính tương đối Nếu ta nhấn mạnh, chú trọng những chỉ số nói lên mặt cơng nghiệp hố, còn mặt hiện đại hoá chỉ được xem xét như là yếu tố bổ sung cần thiết cho cơng nghiệp hố thì thời gian đất nước cơng nghiệp hố, hiện đại hoá xong có thể đến sớm hơn Sau khi công nghiệp hoá, hiện đại hoá xong, đất nước còn phải trải qua một chặng đường nữa mới có thể kết thúc thời kỳ quá độ, khi đó nền kinh tế
Trang 34-37-mới đạt đến trình độ hiện đại, đủ để nói rằng xã hội XHCN đã ra đời ở Việt Nam Nếu ta đặt cao những chỉ số, tiêu chí về hiện đại hoá, coi chúng là song song với công nghiệp hoá, thậm chí cao hơn cơng nghiệp hố thì thời gian hồn thành cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sẽ dài hơn và có thể trùng hợp với thời gian kết thúc thời kỳ quá độ
Theo quan niệm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chf Minh thì CNXH chỉ có thể ra đời và chiến thắng trên cơ sở một lực lượng sản xuất hiện đại và đưa ra một kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn, tạo ra một năng suất lao động cao hơn CNTB Lực lượng sản xuất đó một mặt kế thừa những thành tựu của CNTB, mặt khác không ngừng phát triển và hoàn thiện dựa trên việc áp dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ mới nhất
Trong các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất của CNXH thì con người là
nhân tố hàng đầu đóng vai trò quyết định Lực lượng sản xuất của CNXH
không chỉ đơn thuần sẽ phải cao hơn CNTB về mặt kỹ thuật và công nghệ sản xuất mà còn có cơ sở và trình độ tổ chức ưu việt hơn, khắc phục được
những bất hợp lý và sự lãng phí về các nguồn lực của xã hội Nhận thức đúng quan điểm mácxít về lực lượng sản xuất của CNXH có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng đối với việc chỉ đạo thực hiện định hướng sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ, giải quyết đúng đấn khẩu hiệu “đuổi và vượt CNTB” trong phát triển lực lượng sản xuất đang đặt ra trước mắt
chúng ta -
Trước đây, do nhận thức chưa thật đúng, chúng ta đã có lúc thiên về nhấn mạnh một chiều mặt kỹ thuật, công nghệ của lực lượng sản xuất Khi xác định mục tiêu phải xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, người ta thường chỉ tập trung vào vấn đề đuổi kịp CNTB càng nhanh càng tốt về các yếu tố kỹ thuật, công nghệ Rõ ràng cách tư duy như vậy là phiến diện và ảo tưởng Phiến điện vì không chú ý đầy đủ toàn bộ các mặt nội dung của lực lượng sản xuất Ảo tưởng vì không thể làm được điều đó trong vài chục năm,
do CNTB đã có mấy trăm năm phát triển, hiện tại lại đang nắm giữ những
Trang 35chúng ta sẽ phải làm cuộc rượt đuổi CNTB một cách bất tận, không biết khi nào mới kịp Với cách nghĩ đó, khó mà xây dựng được lòng tin CNXH sẽ thắng CNTB trên lĩnh vực phát triển lực lượng sản xuất Sức mạnh thực tế và vai trò của lực lượng sản xuất đối với phát triển xã hội không chỉ do kỹ thuật và công nghệ quyết định (tuy chúng là yếu tố hàng-đầu) mà còn do nhiều yếu tố khác chỉ phối, trong đó nhân tố con người và việc tổ chức sử dụng lực lượng sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Cố nhiên, chúng ta phải hết sức quan tâm để không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ
sản xuất, vì nếu thiếu chúng thì cũng không có lực lượng sản xuất hiện
đại Song sẽ sai lầm nếu coi đó là mục tiêu duy nhất của toàn bộ sự phát
triển lực lượng sản xuất Có thể còn rất lâu nền kinh tế nước ta mới đuổi kịp và vượt qua các nước TBCN phát triển về kinh tế và cơng nghệ, song chúng ta hồn toàn có khả năng sử dụng toàn bộ ưu thế của CNXH để
khi việc xây dựng lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ hiện đại nhất
định có thể thực hiện từng bước các mục tiêu của CNXH
Để đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế cao hay thấp, chúng ta
buộc phải có sự so sánh tương đối Chúng fa thường so sánh với các nước tư
bản phát triển về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đầu người, về chỉ số
phát triển con người (HDI) Vì nước ta đi lên CNXH từ một trình độ phát
triển thấp nên nhiệm vụ đuổi kịp và vượt qua các nước tư bản về mặt kinh tế
luôn luôn được đặt ra trong thời kỳ quá độ, ngay cả khi xã hội XHCN đã ra - đời Sự so sánh là cần thiết để có sự đánh giá chính xác và đề ra những mục tiêu thích hợp trong từng chặng đường Tuy nhiên, đó là một sự so sánh tương đối và cần phải có phương pháp luận đúng đắn trong khi so sánh
Không cần phải đợi đến khi các chỉ số kinh tế ở nước ta vượt qua các
nước tư bản phát triển - điểu này đồi hỏi một thời gian lịch sử hết sức dài, thì chúng ta mới có CNXH Đương nhiên là phải đạt đến một trình độ phát triển hiện đại nào đấy, tiếp cận với CNTB hiện đại, nhưng xã hội XHƠN Việt Nam vẫn có thể ra đời khi một vài chỉ số nào đó còn thấp hơn CNTB Do tính ưu việt của mình, nền kinh tế XHCN có khả năng làm cho mỗi tiến bộ
Trang 36-33-kinh tế có thể đem lại một hiệu quả -33-kinh tế - xã hội cao hơn so với CNTE: sử dụng tiết kiệm hơn tài nguyên, không những ở phạm vi vi mô mà cả ở trên tầm vĩ mô, tổ chức hợp lý hơn đời sống xã hội, tạo ra cho mọi người một đời sống vật chất và tỉnh thần hài hoà hơn, an toàn hơn đưới CNTB Đó chính là sự từng bước vượt qua CN TB
Cũng với một quan điểm phương pháp luận như vậy, chúng ta xử lý
đúng đắn vấn để chuyển đổi cơ cấu sang một nền kinh tế hiện đại Trong nền
kinh tế hiện đại ở các nước tư bản hiện nay, nông nghiệp chiếm ty trong thấp nhất, sau đó đến công nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn nhất là khu vực dịch
vụ, thường chiếm hơn một nửa giá trị tổng sản phẩm quốc dân Người ta coi
đó là biểu hiện của việc nền văn minh tin học, văn minh trí tuệ thay thế văn minh công nghiệp Duong nhiên, nên kinh tế XHCN hiện đại của chúng ta cũng phải đi theo hướng chuyển đổi cơ cấu đó Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu rất kỹ và giải quyết một cách sáng tạo cơ cấu kinh tế tương lai của nước ta, không sao chép một cách giáo điều cơ cấu kinh tế của các nước tư bản
phát triển
Tỷ trọng của nông nghiệp phải giảm mạnh là đúng, nhưng có giảm đến mức chỉ còn vài phần trăm không? Nông nghiệp vẫn là khu vực đảm bảo
cho nhu cầu hàng đầu của con người là nhu cầu ăn Nhu cầu ăn ngày càng
đòi hỏi chất lượng hơn sau khi đã vượt qua ngưỡng đói nghèo Nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm cả lâm nghiệp, thủy nghiệp) còn là nơi tái sản xuất ra giới tự nhiên, tái lập sự cân bằng sinh thái, điều mà các xã hội hiện dai
đang chưa thực hiện được Vì vậy, nông nghiệp cần được đầu tư và phát triển
mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, chứa đựng nhiều giá trị hơn, phục vụ ngày càng tốt hơn tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng xã hội
Trang 37bước chân đến nền văn minh trí tuệ nhưng còn phải thực hiện nhiệm vụ
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá mà nội dung phổ biến, hàng đầu vẫn là
chuyển từ tình trạng lao động thủ công còn là chủ yếu hiện nay sang lao động cơ khí Cần phải phân tích kỹ khu vực dịch vụ của xã hội tư bản hiện đại Khu vực đó nói lên sự phát triển khách quan của phân công lao động xã hội trong các lực lượng sản xuất hiện đại, sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại trong một xã hội thông tin Xã hội XHCN cũng phải đi theo
hướng phát triển đó Trong khu vực dịch vụ của xã hội tư bản hiện đại chắc chắn rằng có nhiều cái là cần thiết khách quan cho mọi nền kinh tế hiện đại, nhưng cũng có nhiều cái chỉ là của riêng xã hội tư bản, có thể không cần thiết cho nền kinh tế XHCN
Sự hình thành và phát triển của cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ ở
nước ta phải lấy mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân lao động và đảm bảo tính bền vững trong sự phát triển của nền kinh tế Thời gian qua, nhiều nước trên thế giới có xu hướng thái quá trong phát triển kinh tế;dịch vụ Sự phát triển của dịch vụ mất cân đối với sản xuất và vượt quá nhu cầu xã hội tạo nên sự phồn vinh giả tạo, tạo ra một nên kinh tế “bong bóng xà phòng” và tích tụ những nguy cơ khôn lường Đặc biệt, ngày nay với sự tăng lên đến mức chóng mặt của kinh doanh trên các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, nhất là ở các nước tư
bản chủ yếu, sự phát triển vượt ra khỏi giới hạn xã hội cần thiết của một số ngành dịch vụ làm xuất hiện một nền "kinh tế ảo" tính bằng hình thức giá trị
bên cạnh nền "kinh tế thực" đựa trên cơ sở sản xuất, Nền "kinh tế ảo" đó dựa trên sự vận động tương đối độc lập của tiền tệ, của các loại chứng khoán mà Mác đã từng gợi là các "tư bản giả” Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu
Á bắt nguồn từ Thái Lan là bài học còn nóng hồi về xây dựng cơ cấu kinh tế
Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế nước ta còn phải hết sức quan
tâm đến cơ cấu các vùng kinh tế để đảm bảo sự phát triển đồng đều và phân - bố hợp lý lực lượng sản xuất, nâng cao đồng đều đời sống nhân dân, khắc
phục tình trạng phát triển không đều, xoá bỏ dần sự nghèo nàn, lạc hậu của vùng sâu, vùng xa; đồng thời phục vụ cho nhiệm vụ củng cố quốc
Trang 38-35-phòng và an ninh, xây dựng thế trận -35-phòng thủ của chiến tranh nhân dan
bảo vệ Tổ quốc
Như vậy, nền kinh tế hiện đại mà chúng ta xây đựng là một nền kinh tế hiện đại của CNXH, vừa có mặt giống, vừa có mặt khác với nền kinh tế của các nước TBCN hiện nay:
Thứ nhất Trong nên kinh tế đó, các ngành sản xuất và dịch vụ đạt trình
độ tiên tiến, có cơ cấu cân đối và hợp lý, phát triển ổn định và vững chắc; hệ
thống tài chính, tiền tệ lành mạnh, thị trường thông suốt cả trong và ngoài nước Thứ hai Các bộ phận cấu thành của nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực, đồng thời tận dụng có hiệu quả các yếu tố
quốc tế bằng sự tham gia tích cực, chủ động vào các quan hệ phân công,
hợp tác quốc tế,
Thứ ba: Quyền làm chủ nền kinh tế thuộc về nhân dân lao động;
mỗi bước phát triển kinh tế đồng thời là một bước nâng cao đời sống
vật chất và tỉnh thần của nhân dân, giải quyết hài hoà các vấn đề xã hội và môi trường sống
Thứ tr Nền kinh tế chúng ta xây dựng phải là nền kinh tế có hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn CNTB, khắc phục được tính chất mù quáng, vô
chính phủ, những lãng phí vô lý về các nguồn lực xã hội: tài nguyên, sức lao động, trí tuệ, môi trường
Thứ năm: Đảm bảo sự độc lập tự chủ của đất nước trong mọi hoàn cảnh, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động, ảnh hưởng tiêu cực của
các biến động kinh tế thế giới đến nền kinh tế nước ta
Thứ sấu: Trong quá trình phát triển, nền kinh tế đó luôn đáp ứng tốt các yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước
Trang 39Không thể có một xã hội nào có bản chất của CNXH khoa học mà lại không dựa trên cơ sở của chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất Tất cả mọi ý định muốn tìm tồi, thử nghiệm, dung hoà CNXH với chế độ tư hữu, muốn chứng minh rằng có thể có một CNXH không nhất thiết đựa trên chế độ công hữu mà dựa trên chế độ tư hữu là những ý định không thể thực hiện được Những quan điểm lý luận đó là sự xuyên tạc CNXH khoa học và rơi
vào quan điểm xã hội - dân chủ, tức là hệ tư tưởng tư sản
Dù cho trong thực tiễn của CNXH hiện thực, các hình thức đã có của
chế độ công hữu còn nhiều khiếm khuyết, chưa đủ thuyết phục chúng ta về
sức sống của chế độ công hữu so với chế độ tư hữu TBCN thì chúng ta cũng không nên nghi ngờ về những hình thức hiện có của chế độ công hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu hợp tác xã Hiện nay, có người nói rằng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác chưa bao giờ coi sở hữu nhà nước dưới CNXH là hình thức của chế độ công hữu, rằng quan niệm đó chỉ là của trường phái
kinh tế - chính trị Xôviết Họ cố tình quên rằng không phải chỉ một lần, Mác
và Ăngghen đã nói đến ý tưởng đó Ngay trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng
sản" đã có đoạn: "Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để đập trung tat cả
công cụ sản xuá†f vào trong tay Nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị và để tăng thật nhanh số lượng những
lực lượng sản xuất"! Trong "Chống Duyrinh", Angghen còn viết rõ
hơn:"Giai cấp vô sản chiếm lấy chính quyền nhà nước và biến tư liệu sản xuất ước hết thành sở hữu nhà nước"
Trên địa hạt thực tiễn, nhiều người không tiếc lời chê bai, đã kích kinh tế nhà nước, cả ở nước ta và trong chế độ Xôviết, cả trong thời tập trung quan liêu bao cấp cũng như thời đổi mới hiện nay Với một thái độ định kiến, thiếu vô tư khách quan, người ta đã quên mất rằng kinh tế nhà nước
theo chế độ công hữu ở Liên Xô chỉ có một thời kỳ nào đó chủ yếu biểu hiện
' C.Mic-Ph.Ang ghen Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, H 1995, tr 626 ? C.Miác-Ph.Ăng ghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb CTQG, H 1994, tr 389
Trang 40-37-ra tính chất tiêu cực, hạn chế của nó mà thôi, còn trong một thời kỳ khá dài, tuy vẫn có yếu tố tiêu cực nhưng nó chủ yếu biểu hiện ra như một quan hệ sản xuất phù hợp Điều đó đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng chưa từng có, tạo ra những thần kỳ kinh tế thời đó mà thế giới phương
Tây cũng không thể phủ nhận Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới ở nước ta,
kinh tế nhà nước cũng không phải chỉ có yếu kém, trì trệ, thua lỗ kéo dài mà còn có những mặt, bộ phận, yếu tế rất năng động, tích cực, đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân Với một định kiến nặng nề, một số người đã không chịu thừa nhận thực tế khách quan ấy và trong hoạt
động lãnh đạo, quản lý cũng không tích cực chấn chỉnh, củng cố những hình
thức của chế độ công hữu
Trên con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế XHCN, chúng ta có
thể thử nghiệm tìm tòi, tổng kết thực tiễn để phát hiện ra những hình thức đa
đạng mới mẻ của chế độ công hữu, kể cả hình thức sở hữu cá nhân của người lao động Tuy nhiên, sự vận động, phát triển của mọi hình thức chế độ công hữu đều phải nhằm xác lập và củng cố quyền làm chủ thật sự của nhân dân lao động đối với tư liệu sản xuất Đó cũng là thực chất của định hướng XHCN trong xây dung và phát triển các quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ Quyển làm chủ của nhân dân lao động về tư liệu sản xuất có thể được thực hiện thông qua chế độ làm chủ đại điện (thông qua Nhà nước) và cả chế độ làm chủ trực tiếp của người lao động về sở hữu, quản lý, sử dụng tư liệu
sản xuất trong những phạm vi khác nhau của quyền sở hữu và bằng những