1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mối quan hệ giữa văn học và báo chí ở việt nam từ khi báo chí ra đời đến nay

290 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 290
Dung lượng 12,99 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

se

KY YEU KHOA HOC Dé TAI KHOA HOC CẤP BỘ

Tên để tài :

MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HOC VA BAO CHÍ 0 VIET NAM TU KHI BAO CHi RA DOI ĐẾN NAY

Co quan chi tri : Phôn viện Bóo chí và Tuyên truyền

Chủ nhiệm đề tời : TS Trần Ngọc Dung

Thư kỹ đề tôi : TS Trẩn Thị Trâm TS Hoông Anh

HÀ NỘI - 2001

Trang 2

MUC LUC

TRANG

L Tinh cap thiét cla dé tai occ ccceessecessssssesesesesesesssereveveveceees 1

TI Mục tiêu của để tài 1

1H Kết cấu của đề tài 2

IV Lực lượng nghiên cứu 4

V, Phương pháp nghiên cứu 7

Khan naw dung :

CHƯƠNG | : KHÁI QUẤT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ BẢO CHÍ

VIỆT NAM TỪ KHI BẢO CHÍ RA ĐỜI ĐẾN NAY 8

A Những nhân tố văn hoá lịch sử đã dẫn đến sự hình thành của

văn học và báo chí Việt Nam hiện dai ooo ecccccccccccccsscsseseseccssesesss 8 B Méi quan hé giita báo chí và văn học Việt Nam từ khi báo chí ra

EOE MEN AY nnnẽnn nen 20

1 Giai đoạn từ khi báo chí Việt Nam ra đời đến Cách mạng tháng

Tám (1945) HH1 na 20

H Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám (1945) đến " 33 CHƯƠNG II : MỐI GIAO LƯU GIỮA VĂN HỌC VÀ BẢO CHÍ QUA CÁC

TÁC GIÁ TIÊU BIỂU VÀ MỘT VÀI TÔ BÁO TIÊU BIEU 71 A Các tác giả tiêu biểu

1 Nhận diện văn học và báo chí Hồ Chí Minh - tnnnnnnnrec 71

Il Ngô Tất Tố - "Nhà văn hiện thực ưu tú", "Một nhà ngôn luận

xuất sắc trong đám nhà Nho", trước Cách mạng tháng Tám ở

MJm = 99 IH Vũ Trọng Phụng - Người tổng hợp hai sức mạnh văn chương và

báo chí của thời đại cuc HH HS xe creeereee 129

1V, Đôi nét về mối quan hệ giữa văn học và báo chí qua các sáng tác

của Nguyễn Khải s LH HH nen reeree 137

Ö Mối quan hệ giữa báo chí và văn học trên một vài tờ báo tiêu biểu

I Mối quan hệ giữa báo chí và văn học trên tạp chí Nam Phong

Trang 3

CHƯƠNG III : NHỮNG KHẮC BIỆT CƠ BẢN GIỮA VAN HOC VA BAO CHI

QUA NHỮNG PHƯƠNG DIỆN CHỦ YẾU 210111131911 kh nhàn 181

A Khái quát CHHN cv Hee 181

B Nhiing khdac biét co ban giita van hoc va bao chi qua những phương

diện Chủ YẾN HH HH reo 184

LG phương diện tác giả và cách khắc hoạ yếu tố đời tư con nEƯỜI 184 II Ở phương diện thể loại (xét qua một thể loại tiêu biểu : Ký báo chí

và ký văn học) 194

IH Về phương điện ngôn ngữ 234

Phen ket b lad:

[ Tác động của văn học đối với su phát triển của báo chí ở Việt Nam 248 H Vai trò của báo chí trong sự phát triển văn học dân tộc 256

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

E =—==-==ẹ LEO _

L TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1 Thời đại kinh tế trí thức đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng đào tạo được một đội ngũ các nhà báo giỏi có đủ khả năng đáp ứng nhiệm vụ

cấp bách trong giai đoạn hiện đại hoá đất nước, mà công việc đó chỉ thật sự

đạt hiệu quả khi có những quan niệm đúng đắn về nghề nghiệp

2 Do những điều kiện văn hoá lịch sử đặc biệt, báo chí Việt Nam đã ra đời song song với sự xuất hiện của văn học Việt Nam hiện đại Là hai loại hình đều dùng ngôn từ làm chất liệu để sáng tạo, cho nên giữa chúng có một vùng giao thoa rất lớn và rất đậm vì vậy không ít người đã ngộ nhận:

coi báo chí là một loại hình đặc biệt của văn học

3 Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa văn học và báo chí, khảo sát điện mạo, con đường vận động của lịch sử văn học và lịch sử báo chí, tìm ra những nét tương đồng và dị biệt, những ảnh hưởng, những hỗ trợ to lớn của văn học đối với nghề làm báo và ngược lại; từ đó phát huy tối ưu sức mạnh của cả hai loại hình chính là một hướng tiếp cận quan trọng góp phần nâng cao chất lượng của việc học báo và làm báo Đồng thời đề tài sẽ trở thành một tài liệu tham khảo bổ ích và thiết thực đối với những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học ở các trường đại học và tất cả những ai quan tâm đến lịch sử báo chí và lịch sử phát triển của văn học

nước nhà

II MUC TIEU CUA DE TAI

Trang 5

2 Khảo sát sự đồng nhất và dị biệt giữa hai loại hình cùng sử dụng

ngôn ngữ làm chất liệu để sáng tạo là văn học và báo chí

3 Tìm ra mối quan hệ tương hỗ giữa văn học và báo chí, qua đó thấy

được tác động to lớn của văn học đối vơí sự phát triển của báo chí và những

đóng góp cơ bản của báo chí đối với sự phát triển của văn học Việt Nam

hiện đại

II KẾT CẤU CUA ĐỀ TÀI

Đề tài được chia làm 3 phần :

PHẦN THỨ NHẤT : MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của để tài

2 Mục tiêu của đề tài 3 Lực lượng nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 Kết cấu của đề tài

PHAN THU HAT: NOI DUNG BE TAI

Chugng | :

Khai quat về mối quơn hệ giữa văn học va bao chi

Việt Nam từ khi bo chí ra đời đến nay

A Những nhân tố văn hoá lịch sử đã dẫn đến sự hình thành của văn

ọc và báo chí Việt Nam hiện đại

Trang 6

Chương II

Mối quan hệ giữa văn học vò béø chí quo một số tác giỏ tiêu biểu

a vỏ một vi tờ báo tiêu biểu

A Mối quan hệ giữa văn học và báo chí qua một số tác giả

nhà văn - nhà báo tiêu biểu

I Nhận diện văn học và báo chí Hồ Chí Minh

H Ngô Tất Tố “Nhà văn hiện thực ưu tú”, "Một nhà ngôn luận

xuất sắc trong đám nhà Nho”trước Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam II Vũ Trọng Phụng - người tổng hợp hai sức mạnh văn chương và

báo chí của thời đại

IV Đôi nét về mối quan hệ giữa văn học và báo chí qua các sáng

tác của Nguyễn Khải

Đ Môi quan hệ giữa văn học và báo chí trên một vài tờ báo tiêu biểu:

1 Mối quan hệ giữa báo chí và văn chương trên tạp chí Nam Phong HH Thơ văn trên báo Sự thật

Chương III :

Những khóc biệt cơ bỏn giữa văn học và báo chí ở mội số phương diện chủ yếu

A Khái quát chung

B Sự khác biệt cơ bản giữa văn học và báo chí qua những

phương diện chủ yếu

\ I Nét khác biệt chủ yếu giữa văn học và báo chí ở phương diện tác

\giá và cách khắc hoạ yếu tố đời tư con người

“2

2 :

về II Sự khác biệt co bản giữa văn học và báo chí ở phương diện thể loại

Trang 7

HI Sự khác biệt cơ bản giữa văn học và báo chí về phương diện ngôn

PHẦN THỨ BA : KẾT LUẬN

1 Tác động của văn học đối với sự phát triển của báo chí

`2 Vai trò báo chí đối với sự phát triển của nên văn học dân tộc

1V LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài được sự tham gia và hỗ trợ tận tình của các nhà khoa học của

các cơ quan nghiên cứu sau:

Tiến sĩ Trần Ngọc Dung, Chủ nhiệm bộ môn Ngữ văn, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm dé tai

Tiến sĩ Trần Thị Trâm, Phó chủ nhiệm bộ môn Ngữ Văn, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thư ký

đề tài

Tiến sĩ Hoàng Anh, cán bộ giảng dạy tổ bộ môn Ngữ Văn, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, thư ký

để tài

Các Tiến sĩ Nguyễn Thị Huệ, Tiến sĩ Hoàng Minh Lường, Bộ môn Ngữ văn, Phân viện Báo chí Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tham gia viết đề tài

Phó giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, Phó giám đốc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 8

Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đình Chú, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội

Giáo sư - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Đăng Mạnh, Khoa Ngữ văn,

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tiến sĩ Vũ Duy Thông, Vụ trưởng Vụ Báo chí, Ban Tư tưởng Văn

hoá Trung ương

Giáo sự Hoàng Ngọc Hiến, Trường Viết văn Nguyễn Du

Tiến sĩ - nhà báo, Trân Đăng Thao, Phó tổng biên tập báo Giáo dục

và Thời đại

Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Phong, Ban Tổ chức Chính phủ

Thạc sĩ - nhà báo, Trân Hoà Bình, cán bộ giảng dạy khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Nhà báo Nguyễn Đức Dũng, cán bộ giảng dạy khoa Báo chí, Phân

viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện chính trị Hồ Chí Minh Phan cong cu thé như sau:

Chương 1: Khái quát về mối quan hệ giữa văn học và báo chí Việt Nam từ khi báo chí ra đời đến nay

A Những nhân tố văn hoá lịch sử đã dẫn đến sự hình thành giữa báo

chí và văn học Việt Nam hiện đại do TS Trần Thị Trâm viết

B Mối quan hệ giữa văn học và báo chí từ khi báo chí ra đời đến nay I Giai đoạn từ báo chí Việt Nam ra đời đến Cách mạng tháng Tám

(1945) do TS Trần Thị Trâm viết

Trang 9

Chương II Mối quan hệ giữa văn học và báo chí qua các tác giả nhà văn - nhà báo tiêu biểu và một vài tờ báo tiêu biểu

A Mối quan hệ giữa văn học và báo chí qua các tác giả nhà văn - nhà báo tiêu biểu,

1 Nhận diện văn học và báo chí Hồ Chí Minh,do PGS TS Ta Ngoc Tấn viết

H Ngô Tất Tố “Nhà văn hiện thực ưu tú”, “Một nhà ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho” trước cách mạng tháng Tám ở Việt Nam ,do TS Trần Ngọc Dung viết

ˆ HL Vũ Trọng Phụng - người tổng hợp hai sức mạnh văn chương và

báo chí của thời đại;do TS Trần Đăng thao viết

IV Đôi nét về mối quan hệ giữa văn học và báo chí qua các sáng tác

của Nguyễn Khải;do TS Nguyễn Thị Huệ viết,

B Mối quan hệ giữa văn học và báo chí trên một vài tờ báo tiêu biểu

I Mối quan hệ giữa báo chí và văn chương trên tạp chí Nam Phong,

do GS NGND Nguyễn Đình Chú viết

II Thơ văn trên báo Sw thdt,do nha béo Ha Xuân Trường viết

Chương II Những khác biệt cơ bẩn giữa văn học và báo chÝ ở một số phương diện chủ yếu

A Khái quát về sự khác biệt giữa báo chí và văn học,do TS Vũ Duy

Thông viết

B Sự khác biệt cơ bản giữa văn học và báo chí qua những phương diện chủ yếu

Trang 10

H Sự khác biệt cơ bản giữa văn học và báo chí ở phương điện thể loại (xét qua một thể loại tiêu biểu: ký báo chí và ký văn học), đo TS Hoàng

Ngọc Hiến và nhà báo Nguyễn Đức Dũng viết

Ill Những khác biệt cơ bản giữa văn học và báo chí về phương diện

ngơn ngữ, do TS Hồng Anh viết Phần Kết luận :

I Tác động của văn học đối với báo chí ở Việt Nam, do GS., NGUT Nguyễn Đăng Mạnh viết

H Vai trò của báo chí đối với sự phát triển của nền văn học dân tộc, do TS Nguyễn Tuấn Phong viết

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

- Phương pháp duy vật lịch sử - Phương pháp so sánh

- Phương pháp tổng hợp

_ - Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích đối chiếu

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM TỪ KHI BẢO CHÍ RA ĐỜI ĐẾN NAY

A NHỮNG NHÂN TỐ VĂN HOÁ LỊCH SỬ ĐÃ DẪN ĐẾN SỰ HÌNH

THÀNH CỦA BÁO CHÍ VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

Lịch sử báo chí Việt Nam được bắt đầu vào năm 1865, còn văn học hiện đại hình thành vào đầu thế kỷ XX, nhưng trên thực tế nền văn học Quốc ngữ đã manh nha khá sớm Nếu nói một cách chính xác thì nền văn

học mới ra đời sau báo chí nhưng trong cái nhìn vĩ mô, ở một chừng mực

nào đó dường như văn học hiện đại và báo chí Việt Nam đã đồng thời xuất hiện trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỹ XIX, đầu thế kỷ XX Cuộc song sinh giữa hai loại hình non trẻ: báo chí và văn học hiện đại, hai loại hình đều sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu đã tạo ra giữa chúng một mối quan hệ

đặc biệt khăng khít gắn bó; một tác động tương hỗ tích cực, lành mạnh,

thuận chiều; điều ấy đã góp phần quan trọng vào việc đảy nhanh quá trình

phát triển của cả báo chí và văn học để có thể kịp thời hoà nhập vào văn hoá

nhân loại Là sản phẩm của cùng một thời kỳ lịch sử, sự ra đời của báo chí và văn học hiện đại là do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

1 Quá trình tiếp xúc với phương Tây đã tạo ra một biến thiên lớn trong lịch sử xã hội Việt Nam

Trang 12

Tiếng súng bắn vào cửa biển Đà Nắng ngày 31/08/1858 mở đầu cho cuộc xâm lược của Thực dân Pháp, đồng thời cũng báo hiệu sự xáo trộn lớn lao chưa từng thấy của xã hội Việt Nam kể từ mấy chục thế kỷ qua Cuộc biến thiên to lớn và vĩ đại này đã chỉ phối sâu xa toàn bộ đời sống dân tộc, đã làm “cấu trúc lại” nền văn hóa Việt Nam vốn tự ngàn đời Lịch sử đã được chứng kiến một cuộc “vượt gộp”, một bất ngờ lịch sử

Sau khi bình định xong Việt Nam, thực dân Pháp đã bắt tay vào khai

thác thuộc địa một cách quy mô Chính sách kinh tế mới đó đã kéo theo sự phát triển của nhiều nghành kinh tế như: công nghiệp khai thác mỏ, giao thơng, văn hố giáo dục, thương nghiệp, sản xuất hàng hoá Tất cả đều nhất loạt phát triển với một gia tốc chóng mặt Mầm mống của một xã hội công nghiệp hiện đại với những nhu cầu chiếm lĩnh thông tin đã là điều kiện tiên quyết thúc đẩy báo chí sớm ra đời Cuộc sống Âu hóa làm nhân tố con người hoàn toàn thay đổi Bắt đầu là phong tục, y phục, rồi đến cách nghĩ và đặc biệt là nhịp rung cảm của trái tim Tiếp đến là sự đối thay về mô hình văn hoá: con người cá nhân (Lindividu) xuất hiện, thay thế con

người đạo đức, cổ truyền

Từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu, hàng nghìn năm người ta dường

như chỉ sống trong không gian mà không sống trong thời gian, thông tin

chẳng mấy quan trọng, trong buổi giao thời con người cá nhân với tư duy

kinh tế ban đầu, khổ đau vui buồn đều khác trước, họ vừa khao khát được

khám phá những bí mật của tâm hồn vừa nóng lòng có được những thông tin sốt dẻo của đời sống công nghiệp, bởi suy cho cùng: thuộc địa chính là cái đuôi của chủ nghĩa tư bản mà thôi

Trang 13

2 Những tiền đề văn hóa làm cơ sở để nảy sinh báo chí và nên van

hoc moi

Là phương tiện truyền thông đại chúng(mass media), báo viết chỉ có thể ra đời sau khi phát minh ra máy in chữ rời (typographie) và kỹ nghệ sản xuất giấy theo lối công nghiệp Không có những tiền đề vật chất hiện đại cần thiết ấy thì không thể có báo chí và nền văn học hiện đại

Nghề in khắc bản gỗ của chúng ta có từ rất sớm, nhưng dù sao cũng

chưa vượt khỏi hạn chế của một nghề thủ công

Năm 1861 bắt đầu xuất hiện xưởng in Tipô, với 4 công nhân đưa từ

Pháp sang Nghề in chữ đúc (Tipô) du nhập vào Việt Nam (tại Sài Gòn), di

theo đạo quân của tướng Bôna (Bonard) ấn phẩm đầu tiên là tờ Công báo của quân đội viễn chỉnh Pháp ở Nam Ky (Bulletin officiel de Léxpetion de

la Cochichine 1861)

Nam 1865 xuất hiện một nha in khác của chính quyển Pháp, ¡n tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ: Gia Định Báo Cho đến cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã có cả một hệ thống các nhà in phần lớn của tư bản Pháp như: Imprimerie Impériale (Nha in Hoang gia) nam 1867 tai Sài Gòn, Imprimerie C Guillaud et Martinon nim 1883 tai Sai gòn, Imprimerie

Mission nam 1884 tai Sai gon, Imprimerie Réy et Curiol nim 1886 tai Sai

Gòn Nhà in Viễn Đông (IDEO) thành lập 1905, là nhà in sớm nhất ở Ha

Nội Rồi đến nhà in Nordemann (1905), nha in Déng Kinh (1907) ở Hà

Nội

Bên cạnh hệ thống các nhà in là hệ thống nhà xuất bản với các phương tiện ấn loát hiện đại, có thể nhanh chóng cho ra đời hàng loạt ấn

phẩm, vừa chính xác, rẻ tiền hơn vừa phổ cập được rộng rãi hơn so với lối

khắc mộc bản xưa kia rất nhiều Nếu không có các nhà in, nhà xuất bản, các

Trang 14

tác phẩm, nâng đỡ các tài năng mà còn làm nhiệm vụ nhân bản, truyền bá,

đưa cả sêri hàng hoá tỉnh thân đến tận tay bạn đọc, là chiếc cầu nối giữa

người sáng tác và quần chúng Phải kể đến những nhà xuất bản tiêu biểu

nhất như Tân Dân, Hàn Thuyên, Minh Đức, Chân Phương, Nam Ký những nhà xuất bản đã có công không nhỏ trong việc xây dựng nên báo chí

và văn học mới

Tất nhiên bên cạnh sự phát triển của công nghệ giấy, in ấn và xuất bản cần phải đặc biệt quan tâm đến sự hỗ trợ của chữ Quốc ngữ theo ngữ hệ La Tỉnh Trước đây chúng ta chính thức sử dụng hai thứ văn tự là chữ Hán

và chữ Nôm trong lĩnh vực hành chính và sáng tác văn chương nghệ thuật Chữ Hán là vay mượn của Trung Hoa Còn chữ Nôm là chữ ta (chính là do

chữ Nam đọc chệch đi mà thành) Nhiều thế kỷ qua đi, chữ Nơm ngày càng hồn thiện và phát triển tới đỉnh cao & thé ky XVIII véi sự xuất hiện của Truyện Kiều Chữ Nôm ra đời làm cho văn học dân chủ hoá một nửa, bởi chữ Nôm viết theo văn tự Hán nhưng lại đọc theo âm Việt vì thế mà biết bao người mù chữ, xưa đứng ngoài văn học bác học nay có thể thuộc lòng

và hiểu nghĩa khá tường tận Truyện Kiểu, Lục Vân Tiên, Tống Trân Cúc

Hoa Tuy có nhiều lợi thế nhưng chữ Nôm lại có những hạn chế quả là không khắc phục nổi Muốn biết chữ Nôm phải biết chữ Hán mà chữ Hán cần “thập niên đăng hoả” nhưng đâu đã thông đòi nghĩa sách Vả lại chữ

Nôm làm gì có dấu ngắt câu nên chỉ có thể dùng để viết thơ chứ không thể

dùng viết văn xuôi Trong khi thời hiện đại là thời của Văn xuôi Báo chí- văn thông tấn càng phải là văn xuôi

Vì vậy chữ Quốc ngữ ra đời đã làm cho văn học thật sự dân chủ hoá

Đây chính là điều kiện tiên quyết để nâng cao dân trí tạo điều kiện cho văn

học trở thành hàng hoá góp phần quan trọng làm nên sự bùng nổ của báo chí và văn chương Qua quá trình thăng trầm hàng mấy trăm năm, chữ Quốc ngữ từ chỗ bị chối bỏ, phủ nhận, ghẻ lạnh thờ ơ, bị coi như kẻ ngụ cư rồi đã

Trang 15

nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan cả phía ta và phía Pháp Đó

cũng là một lý do giúp cho báo chí và văn học hiện đại cùng sinh thành như

những người bạn đồng hành khăng khít và đặc thù của một thời kỳ lịch sử đầy biến động đữ dội

Quá trình ra đời của báo chí và văn học hiện đại cồn được sự hỗ trợ

tích cực của các cơ sở viễn thông

Ngày 27 tháng 2 năm 1862 đường dây thép Sài Gòn - Biên Hoà được khánh thành Ngày 13 tháng ! năm 1863 sở bưu điện Sài Gòn bắt đầu sử

dụng Ngày 22 tháng 3 năm 1888 đường dây thép Sài Gòn - Hà Nội lưu

thông Rồi hệ thống điện thoại ở Sài Gòn lần đầu tiên hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 1894 Đường hàng không Sài Gòn khánh thành vào thời điểm

chuyển giao thế kỷ: năm 1899

Nha in, nha xuất bản, chữ Quốc Ngữ, những cơ sở viễn thông chính là những tiền đề văn hố vơ cùng quan trọng cho phép nên văn học hiện đại và loại hình truyền thông hiện đại là báo chí ra đời và nhanh chóng phát

triển,

Sự ra đời của báo chí là một cơ sở vật chất quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc đẩy nhanh quá trình phát triển của văn học theo hướng

hiện đại Báo chí là một yếu tố trực tiếp tác động đến sự ra đời của nền văn

học mới Nhưng ngược lại, văn học nói riêng và văn hoá nói chung bao giờ

Trang 16

3 Đóng góp tích cực của đội ngũ những người cầm bút đã đẩy

nhanh quá trình ra đời của báo chí tà công cuộc đổi mới nên văn hoc

dân tộc

Dù rằng có những điều kiện vật chất thuận lợi và đầy đủ,báo chí nên

văn học mới cũng không thể hình thành nếu thiếu đi sự nỗ lực chủ quan của những “người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa ấy” Hiện tượng bùng nổ của báo chí và văn học nằm trong mạch phát triển chung của văn hóa dân tộc ở một giai đoạn lịch sử đặc biệt Sau thất bại của phong trào Cần vương, các sĩ phu, những người sẵn sàng xả thân thành nhân đã hiểu ra rằng: con đường giành độc lập theo lối mòn truyền thống là không tưởng Họ đau đớn nhận ra sự lạc hậu do bị phong bế nặng nễ vì vậy cần phải nhanh chóng canh tân nước nhà, chấn hưng dân khí, nâng cao dân trí, mong tìm ra một con đường đưa dân tộc thoát khỏi hủ lậu, thấp hèn, ngõ hầu mở ra một hướng giải phóng đất nước Văn hố khơng đứng yên ngoài cuộc Hơn bao giờ hết, trong cuộc kiếm tìm khó nhọc ây, văn hoá đã dũng cảm, đứng trước một sự lựa chọn quyết liệt để mau chóng đi đến một giải pháp đúng đắn, tối ưu là

nhanh chóng hiện đại hóa, hòa vào dòng chảy chung của nhân loại

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của văn hóa, đặc biệt là văn học chứng tỏ sức

sống mãnh liệt không gì ngăn cản nổi của bản lĩnh dân tộc Người -Việt Nam quen "tùy cơ ứng biến” và luôn tâm niệm cuộc đời chẳng vẫn thường lặp lại sự kiện "Tái ông mất ngựa” đó sao Lịch sử dân tộc, đã chứng minh

rằng: trong những bước hiểm nghèo nhất, văn hóa luôn là động lực để phát

Trang 17

học có khả năng dân chủ hơn các loại hình nghệ thuật khác và do ưu thế của

phương thức truyền bá hiện đại mà báo chí đã trở thành người lính xung

kích trên diễn đần văn hoá dân tộc Và có lẽ cũng còn vì Việt Nam là một đất nước nghèo, nên đa số nhân dân ít có điều kiện để hưởng thụ những bộ môn nghệ thuật cao cấp khác trong khi đó với chất liệu là ngôn từ, báo chí và văn học là hai loại hình dân chủ và gọn nhẹ hơn cả

Phấn đấu để phát triển báo chí và đổi mới nên văn học dân tộc, đó là

những gì tối ưu nhất mà người nghệ sĩ tâm huyết có thể đóng góp cho đất nước lúc bây giờ Công lao ây đâu phải là nhỏ và đáng trân trọng biết chừng nào! Nếu họ chưa đứng ở mũi nhọn nóng bỏng của cuộc kháng chiến, âu cũng là lẽ thường tình

Xét ở góc độ văn hóa, trừ những kể cam tam làm tay sai cho giặc, còn đa phần những người nghệ sĩ đầu thế kỷ XX, đã có những đóng góp không nhỏ cho lịch sử văn hóa dân tộc nói chung, cho lịch sử văn học và báo chí nói riêng

Sự gặp gỡ giữa ý đồ của các trí thức Việt Nam và ý đồ của Thực dân

Pháp cũng là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh quá trình hình thành

nên văn hóa mới Công lao ấy thuộc về những người nghệ sĩ Sau khi kết

thúc giai doạn đấu tranh quân sự và chính trị, về phía Việt Nam, các sĩ phu

và sau này là các trí thức đành đau đớn, chua xót tạm cất vũ khí chờ thời cơ

Chúng ta chỉ có thể sử dụng ngọn bút làm vũ khí Phía Pháp cũng buộc phải chọn thứ vũ khí là văn hoá để tiếp tục thực hiện mưu đồ chính trị Chúng

quyết tâm du nhập văn hóa Pháp để đẩy lùi, chiếm chỗ thay thế văn hóa cổ

Trang 18

một sức mạnh phi thường” Vì vậy năm 1913, Pháp đã xuất tiền, vạch đường lối cho Nguyễn Văn Vĩnh lập ra Đông Dương tạp chí Sang năm

1917 lại thay bằng tờ Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trương, mong từng bước đưa văn hóa Pháp cắm rễ vào Việt Nam để người Việt mất dần bản sắc dân tộc, rồi sẽ đi đến bị đồng hóa Bởi vì dan tộc nào đánh mất bản sắc dân tộc thì trước sau cũng sẽ đánh mất mình Đồng thời với việc khai sinh ra

nhiều tờ báo, tạp chí, nhà in, nhà xuất bản, mở rộng các hoạt động văn hóa

tinh than để ru ngủ nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên Việt Nam ở khu vực thành thị; chính quyền thuộc địa quyết định nâng cao địa vị chữ Quốc

ngữ Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp được chính thức đưa vào trường học, được

dùng trong các công văn chỉ thị, giấy tờ, được sử dụng trong mọi kỳ thi cử trên toàn quốc Chúng mở trường dạy Quốc ngữ và tiếng Pháp để lấy hai thứ tiếng này thay thế chữ Nôm và chữ Nho, hai thứ chữ hàng ngàn năm đã được coi như hai thứ “chữ ta”.Pháp chính thức đưa ra một đạo luật khuyến

khích học Quốc Ngữ: Kể từ ngày 1/1/1882, nhà nước Pháp sẽ không tuyển

dụng bất cứ một người nào nếu không biết chữ Quốc ngữ, nếu một công chức hay bình lính nào biết Quốc ngữ được thưởng 100 quan tiền Lang

nào,tổng nào viết được công văn giấy tờ bằng chữ Quốc ngữ thưởng 200

quan tiền Chúng ra sức cổ vũ, ủng hộ thứ văn hóa mới từ nước Pháp tràn

sang để chiếm chỗ văn hóa dan tộc Còn nhân dân Việt Nam, các nghệ SI Việt Nam một mặt bài xích thứ văn hóa nô dịch, mặt khác ra sức bảo Vệ sự

thuần khiết của văn hóa truyền thống lâu đời Giai đoạn đầu, các nhà văn

thế hệ 1858 có phần cực đoan, họ không thể nào chấp nhận nổi thứ văn hóa

Trang 19

tiếp nhận ấy, luôn xảy ra sự tiếp biến: vừa tiếp nhận vừa biến đổi những yếu tố ngoại lai cho phù hợp với lợi ích của đất nước Thực tế đã sớm giúp họ thấy rằng: cần phải biết tận dụng mọi cơ hội, dùng mọi vũ khí của kẻ thù

mà đánh trả lại kẻ thù, dùng “gậy ông để đập lưng ông” Người Việt Nam từ

bé vốn rất quen ứng xử mềm dẻo, “tuỳ cơ ứng biến”,

Vậy là cả hai phía, ta và Pháp đều có ý đồ sử dụng báo chí và văn

học, đều muốn giành giật thứ vũ khí đắc dụng và hữu hiệu đó, mặc dù để

thực hiện những mục đích hoàn toàn đối lập ý đồ cứu nước của người nghệ sĩ Việt Nam đã gặp gỡ ý đồ thôn tính của Thực dân Pháp Tất nhiên về phía Việt Nam, luôn nuôi một ước vọng cháy bỏng là chấn hưng, mở mang văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí chấn hưng dân khí, cải cách xã hội để nhân dân đừng quên lịch sử, đặng đánh thức dân tộc khỏi cơn mê ngủ triển miền

lê thê, dằng đặc; phát triển đất nước để đủ sức phục thù Một đằng Pháp cố

tình cấy văn hóa Pháp vào, làm cho người bản địa choáng ngợp trước nền văn minh vật chất, kinh sợ trước nên văn hóa tỉnh thần xa lạ, mà quên nhục mất nước Về phía chúng ta, dùng văn hóa, cơ bản là báo chí và văn học để

bảo vệ văn hóa dân tộc, để giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam đã nhanh

chóng lựa chọn, chuyển từ biện pháp này sang một biện pháp hữu hiệu khác kịp thời Việc không bị truyền thống trói buộc, chứng tỏ tài thích nghỉ, kha năng ứng xử mêm dẻo, sự nhạy bén, óc sáng suốt, của cả dân tộc, cả thế hệ trí thức đương thời Bằng cái tâm với nước, họ đã hiểu rằng: đã đến lúc phải

mở cửa để tiếp nhập tính hoa văn hóa nước ngoài về bồi đắp cho nền văn

hoá dân tộc thêm giàu có phong phú Có thể có một nền kinh tế tự túc nhưng không thể có một nền văn hóa tự túc Trước hoàn cảnh lịch sử nghiệt

ngã, trước vận mệnh dân tộc ở bước hiểm nghèo, người Việt Nam đâu chịu

Trang 20

phát triển kinh tế, làm cho đất nước ngày một giàu có phồn vinh Tư tưởng

phương Đông xưa nay vốn xa lạ với cách nhìn ấy Nho, Lão, Phật đều bàn

đến tu thân nhưng tu thân chỉ để thích nghi với xã hội, với tự nhiên chứ không phải làm cho xã hội giàu có Trái lại nó chỉ dạy người ta vui với cái nghèo, an phận lo đến đạo đức nhân nghĩa, tránh xa danh lợi và lúc nào cũng tự thị về mình Giờ đây các nhà Nho, đặc biệt phong trào Đông kinh nghĩa thục đã thấy nỗi nhục của sự nghèo hèn; trong sự đối sánh với thiên

hạ:

Người ta nhảy thẳng bay xa

Ta sao co quốp xó nhà sao dang

(Cáo hủ lậu văn)

Nhìn văn hóa, văn học như một động lực thúc đẩy kinh tế, phát triển xã hội gắn với độc lập dân tộc, chứng tỏ một sự tự vượt mình ghê gớm, một

sự bứt lên khỏi những ràng buộc, trì kéo cũ của các nhà Nho, các trí sĩ Việt

Nam Lòng yêu nước đã chấp cho họ sức mạnh, giúp họ có tham vọng văn

hóa và quyết thực hiện bằng được ý đồ của mình Khi Thực dân Pháp tiến hành âm mưu thay thế văn hóa Việt Nam bằng văn hóa phương Tây với ý

đồ có lợi cho chúng, Việt Nam đã tận dụng cơ may đó Những trí thức của

chúng ta đã mạnh dạn, quyết chí biến nổi thống khổ thành cơ may cho đất

nước, tạo điều kiện đẩy nhanh cuộc gặp gỡ với văn hóa châu Âu Họ nhanh

chóng tiếp thu tỉnh hoa văn hóa, văn học nước ngoài Chỉ ít năm đầu thế kỷ,

văn hóa, văn học nước ta đã có những biến đổi quan trọng Văn học và báo

chí luôn đi đầu và càng có nhiều biến đổi Tất nhiên những đổi thay dần dần

và đúng quy luật: từ tự nguyện ở từng người, rồi thành phong trào, đi từ thành thị đến nông thôn, từ người trí thức Tây học đến tầng lớp khác

Ngày nay chúng ta tự giác hiểu rằng: Văn hóa chỉ bó hẹp vào truyền

thống là tự sát Văn hóa là tiếp xúc với văn hóa để phát triển, là sự chấp

Trang 21

nhưng không được đánh mất bản sắc dân tộc Ngày ấy, ở đầu bên kia thế kỷ, có lẽ các nghệ sĩ các trí thức Việt Nam với lòng tự tôn dân tộc đã phải

tự phát vất vả biết bao để mò mẩm, kiếm tìm, từng bước tiệm cận với chân

lý để rồi cuối cùng quyết định tự giác hội nhập vào văn hóa nhân loại Công lao ây thuộc về những người nghệ sĩ, những nhà văn hóa yêu nước thiết tha dau thé ky XX

4 Yêu cầu tự đổi mới và phát triển của van hoá - một nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy sự ra đời của báo chí và nên văn học mới

Công cuộc đổi mới văn hoá trên tinh thin mỹ học của phương Tay sẽ không thể thực hiện được một cách triệt để nếu chỉ có những nhân tố khách quan mà thiếu đi nhân tố chủ quan có tính chất quyết định Đành rằng những đổi thay của hình thái kinh tế xã hội, những đóng góp của các tiền đề văn hóa, sự nổ lực rất lớn của các nhà văn là rất quan trọng, nhưng tất cả

cũng chỉ là những yếu tố ngoại sinh Để bắt đầu một thời đại văn hoá mới

đâu phải chỉ do sự chỉ phối, đòi hỏi, thúc ép từ bên ngoài mà cơ bản phải đo những nhu cầu nội tại của chính bản thân văn hoá nghệ thuật Mọi sự ảnh hưởng chỉ có tác dụng trong sự thống nhất hoặc thông qua nhu cầu tiếp nhận từ trong lòng văn hoá nghệ thuật Tất cả chỉ là những cú hích để cho

văn hoá tự đổi mới Mà bản thân văn hoá bao giờ cũng luôn có sự thôi thúc

để tự đổi mới khơng ngừng vì văn hố luôn gắn với sự phát triển Sự ra đời

và phát triển của phương tiện truyền thông mới mẻ là báo chí và cuộc cách

mạng văn học để đưa nền văn học Trung đại sang phạm trù hiện đại được

diễn ra đồng thời đầu thế kỷ XX là đòi hỏi đúng quy luật của lịch sử

Trong xu thế chung của thời đại, nhờ sự giao lưu ngày một toàn điện, sâu sắc với văn minh văn hoá phương Tây, báo chí-hình thức truyền thông

mới lạ đã nảy sinh Còn văn học có nhu cầu bức xúc là phải đổi mới, phải

tiếp nhận những phương pháp tư duy mới, những quan điểm thẩm mỹ mới và những thể loại văn học mới Hơn lúc nào hết, các thể loại văn thơ phú lục

Trang 22

ngâm, các thể hát nói, những truyện thơ không còn khả năng để chuyển

tải nội dung hiện thực mới, không đủ sức để phô diễn tình cảm phong phú, phức tạp, sinh động và tỉnh tế của con người hiện đại Nhiều thể loại của văn học trung đại dường như đã hết vai trò lịch sử Nhiều quan điểm nghệ

thuật cũ đã trở nên không còn phù hợp, quá bó buộc thậm chí còn kìm hãm

sự phát triển của nghệ thuật,

Và như vậy, cùng với công cuộc canh tân đất nước, trước vận hội

mới, nền văn hoá đương thời đã đứng trước nhu cầu mạnh mẽ, cấp bách của sự tự biến đổi nhằm đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của cuộc sống và của nghệ thuật

Với sự hỗ trợ đồng bộ và đầy hiệu quả của những điều kiện chủ quan và khách quan: sự ảnh hưởng của văn hoá phương Tây; những tiền để văn hoá: chữ Quốc ngữ, nhà in, nhà xuất bản, hệ thống viễn thông; nhu cầu phát triển của bản thân văn hoá nghệ thuật, đặc biệt có tính chất quyết định là nhân tố con người, báo chí và văn học hiện đại đã được song sinh như một quy luật tất yếu của lịch sử Với những đóng góp tích cực của hai loại hình

tất trẻ này, văn hoá Việt Nam đầu thế kỷ đã phát triển mạnh mẽ “một ngày bằng ba mươi năm của người” và làm nên một cuộc giao lưu thật kỳ thú

Báo chí và văn học đã đan xen vào nhau, cộng hưởng với nhau, nâng đỡ lẫn

nhau, chuyển hoá cho nhau để cùng phát triển với một gia tốc lớn Trên con

dường đi tới chúng vẫn luôn nương tựa vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển Tất nhiên tác động tương hỗ ấy sẽ ngày càng trở nên tỉnh tế hơn,

sâu sắc hơn và hiệu quả hơn

Trang 23

B MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC VÀ BÁO CHÍ

VIỆT NAM TỪ KHI BÁO CHÍ RA ĐỜI ĐẾN NAY

I GIAI ĐOẠN TỪ KHI BẢO CHÍ VIỆT NAM RA ĐỜI ĐẾN CÁCH MẠNG THANG TAM (1945)

Nếu nói một cách chính xác thì văn học hiện đại ra đời sau báo chí

nhưng trong cát nhìn vĩ mô, chúng ta có thể thấy dường như báo chí và nên văn học mới đã xuất hiện và phát triển trong cùng một thời kỳ lịch sử- vào cuối thế kỷ XIX, dâu thế kỷ XX Cuộc song sinh giữa hai loại hình non trẻ, hai loại hình đều sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu đã tạo ra giữa chúng một mối

quan hệ đặc biệt khăng khít gắn bó; một tác động tương hỗ tích cực, lành

mạnh, thuận chiều; điều ấy đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển của cả báo chí và văn học hơn một thế kỷ qua

Trước cách mạng, báo chí và văn học đã giao lưu với nhau một cách

kỳ thú, chúng đan xen vào nhau, cộng hưởng với nhau, nâng đỡ lẫn nhau,

chuyển hoá cho nhau để cùng tồn tại và phát triển với một gia tốc lớn Mối

quan hệ giữa văn học và báo chí rất đa dạng, phức tạp, nói chung phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, vào tôn chỉ mục đích, tính chất mỗi tờ báo, phụ

thuộc vào cái tạng của từng ký gia Mối quan hệ này biểu hiện khá phong phú, tỉnh vi, phức tap trên nhiều góc độ: ở điện mạo cả một thời, trong từng tác giả, ở mỗi bài viết, trong mỗi tờ báo và thường biểu hiện cụ thể trên các

phương diện: tác giả, để tài, thể loại, ngôn ngữ Dĩ nhiên, ở mỗi thời kỳ

hình thức và độ giao thoa đậm nhạt cũng rất khác nhau

1 Văn báo bất phản về đội ngũ: Nhà văn đi làm báo, nhà báo viết

văn

Muốn tìm hiểu mối giao lưu kỳ thú giữa văn học và báo chí trước cách mạng, điều đầu tiên phải quan tâm là đội ngũ văn sĩ và ký giả lúc bấy giờ Từ đó sẽ dẫn đến cách viết văn làm báo một thời, cái thời văn báo bất phân: văn trên báo, báo trong văn thật khó mà tách bạch

Việc phân biệt nhà văn với nhà báo theo tiêu chí: nhà văn viết sách

còn nhà báo viết báo, chỉ có ý nghĩa tương đối vì nhà văn có thể viết báo và nhà báo thường hay viết sách Xin đừng quên rằng: sách và báo tuy đều

dùng ngôn từ làm chất liệu nhưng rõ ràng giữa chúng có sự khác nhau rất

Trang 24

xa về mục đích, từ đó tất yếu sẽ khác nhau về phương pháp tư duy, về cách thức và cả lớp ngôn ngữ biểu hiện, về khả năng lưu giữ thông tin Đối với sách lưu giữ thông tin là nhiệm vụ chủ yếu, ngược lại với báo mục đích sống còn lại là việc truyền bá thông tin một cách cập nhật đến quảng đại quần chúng

Giống như quan niệm của Thanh Lãng trong cuốn Nhà văn thế hệ

32, fa có thể chia các nhà báo, nhà văn Việt Nam giai đoạn trước cách

mạng tháng Tám thành 3 thế hệ: thế hệ 1858, thế hệ 1913 và thế hệ 1932 ở họ dĩ nhiên có những nét tương đồng nhưng mỗi giai đoạn lại có

những điểm hết sức khác biệt

Thời kỳ khởi thuỷ những gương mặt tiên phong trong làng báo là các

nhà Tây học Nam Bộ Đó là ông tổ nghề báo Việt Nam Trương Vĩnh Ký, là

các ông: Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Trọng Quản, Diệp

Văn Cường

Còn nhà văn tiêu biểu cuối thế kỷ XIX thường là các nhà Nho như Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương Thời Trung đại là thời của thi ca nên các vị túc Nho hồn tồn khơng có kinh nghiệm viết văn xuôi Mà báo chí là văn thông tấn lại càng xa lạ với họ Điều đó đã cắt nghĩa tại sao lớp nhà báo đầu tiên như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Trương Minh Ký, Diệp Văn Cương, Trần Chánh Chiếu Hầu như đều được đào tạo ở các trường Tây học trong nước và nước

ngồi, chứ khơng thể là cụ đồ Chiểu, cụ Tam Nguyên hay cụ Tú Hàng Nâu

Nam Định

Hầu như trước cách mạng, mọi tác giả đều vừa làm báo vừa viết văn

Trương Vĩnh Ký không chỉ là người đảm trách và cây bút chủ chốt của hai tò báo tiếng Việt đầu tiên Gia Định báo, Thơng loại khố trùnh báo (1888) mà còn là tác giả của nhiều sáng tác, nhiều công trình khảo cứu, dịch thuật Chính ông đã biên soạn cuốn Phán tích đối chiếu những sinh ngữ trên thế giới Ông viết văn làm thơ, sưu tầm giới thiệu Kửn Vân Kiều, Lục Vân Tiên, Phan

Trân, Nữ tắc, Huấn nữ ca, góp sức phổ biến nho học với những Tam tự kinh

Sơ học vấn tân, Minh tâm, Tam thiên tự, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử

phổ biến khoa học, sử học, địa dư học, phong tục học, ngơn ngữ học Ơng còr là nhà viết sách giáo khoa và tác giả của Bắc kỳ đu ký

Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Trần Chánh Chiếu cũng tương tự như vậy Họ không chỉ là những nhà báo đã có công khai sơn phé thạch, xây nền đấp móng cho sự ra đời của nền báo chí Việt Nam mà còn lš những nhà văn Quốc ngữ sớm nhất của dân tộc Huỳnh Tịnh Của là tác gi: của cuốn Tự vị Quốc ngữ đầu tiên, Nguyễn Trọng Quản, là người viết cuốr tiểu thuyết đoản thiên theo lối mới Thầy Phiền (năm 1887) sớm nhất Trầr Chánh Chiếu là tác giả của nhiều tác phẩm quý từ cuối thé ky XIX nhị

Trang 25

Trong lịch sử văn học, các nhà báo tiên phong này cũng là những nhà văn giữ vị trí then chốt bản lề Hoạt động báo chí đã nâng cánh cho văn tài

của họ có điều kiện nảy nở và đơm hoa kết trái Ngược lại, lại hoạt động văn học nghệ thuật lại giúp cho cây bút của nhà ký giả thêm hấp dẫn và mang tầm văn hoá sâu sắc

Đến giai đoạn đầu thé ky XX, c4nh van si Bac Ha sau một thời gian dài nghe ngóng, học tập, tìm hiểu họ đã xuống đường làm báo Lớp đầu tiên là các nhà nho- nhà văn thức thời: Tân Đà, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Bá Học Phạm Duy Tốn, Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Trọng Thuật, Nguyễn Tiến Lãng

Cự phách nhất trong làng báo thời kỳ này phải kể đến Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố và Phạm Duy Tốn Đó là tứ anh tài

Hà Thành Nguyễn Văn Vĩnh được tôn vinh là “đàn anh trong làng báo,

kiện tướng trong làng văn, một tay đã viết, đã dịch hơn đến mười nghìn bài báo quả là một kỷ lục, một kỳ công hiếm có trong làng báo Việt Nam và

thế giới”, Ông đã dịch những tác phẩm nỗi tiếng: Những người khốn khổ,

Truyện ngụ ngôn của La Fôngten và còn có kỳ công sáng lập, làm chủ bút, quản lý nhiều tờ báo quan trọng như Đại Nam đăng cổ tùng báo, tờ báo nửa Quốc Ngữ nửa chữ Nôm - một trong những tờ báo cổ nhất ở xứ ta (1906), tờ Notre Juornal (Báo của chúng ta 1908-1909), Đông Dương tạp chí, tờ báo văn học đầu tiên (1913), tờ Trung Bắc tân văn (1915) - tờ báo đầu tiên ra hàng ngày, Trung Bắc Tân Văn chủ nhật - tờ báo ra số chủ nhật đầu tiên, Học - tờ báo dành riêng cho giáo viên và học sinh đầu tiên (1919), Tờ báo tiếng Pháp L? Annam Nouveau (Nước Nam mới 1931-1936) Ông còn lấp tùng thư mang tên: Âu Tây tư tưởng (La Pensée de L Occident), in sách do ông dịch từ tiếng Việt sang tiếng Pháp, từ chữ Hán ra tiếng Pháp, từ tiếng Pháp sang tiếng Việt với các thể loại văn thuyết, văn ngụ ngôn, thơ, cổ tích, ký, tiểu thuyết kịch.” Trong lịch sử báo chí ông quả là một cây đại thụ, không ai thay thế được Trong lịch sử văn học ông là một tác giả lớn Dù

rằng trong chính trị ông có nhiều điều bất cập nhưng trên phương điện văn

hoá Nguyễn Văn Vĩnh quả là một con người tài hoa trác việt đã sinh ư nghệ tử ư nghệ

Phạm Quỳnh cũng vậy Trong ông thật khó mà phân biệt đâu là nhà

văn và đâu là nhà báo Công lao của ông không phải chỉ trên lĩnh vực báo chí mà cả trên phương diện văn chương cũng rất lớn Vị chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ tạp chí quan trọng nhất lúc bấy giờ không những là một tay ngôn luận xuất sắc, tác giả của nhiều bài luận thuyết quan trọng mà còn là một nhà dịch thuật lớn, là người phát ngôn nhiều vấn để quan điểm văn chương- những bài viết đặt nền móng cho bộ môn lý luận văn học non trẻ nửa đầu thế kỷ Có thể coi Phạm Quỳnh là linh hồn của Nam Phong, trong suốt một thời gian dài, từ 1917 đến 1934 và là cây bút chủ lực Quốc ngữ và tiếng

Pháp, là cây bút tài ba trên cả hai lĩnh vực báo chí và văn chương Nhưng tài

Trang 26

khoẻ.Hầu như Số nào trên Nam Phong cũng có bài của ông, trong đó có

nhiều bài luận thuyết quan trọng ở mọi lĩnh yực khác nhau: văn hoá, giáo

dục, đặc biệt là vấn để quốc học và quốc văn Vừa uyên thâm Hán học vừa

giỏi Tây học, ông trở thành dịch giả của hàng loạt tác phẩm gồm văn học

Pháp và Trung Hoa

Những nhà văn tiêu biểu đầu thế kỷ là: Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm, Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách Dù xuất hiện trên văn đàn với

tư cách nhà văn nhưng hầu như không văn sỹ nào không làm báo và viết báo Nếu đa phần các văn sĩ Nam Kỳ là những nhà báo viết văn thì cánh Bắc Hà ngược lại phần đông là nhà văn viết báo

Đối với các nhà báo tiền bối, cái gốc Nho học và vốn văn chương

uyên bác là mặt mạnh và cũng là hạn chế thật khó vượt qua, làm cho họ viết báo chẳng khác gì văn Nhưng có lẽ lối viết báo giống như văn lại là cách viết tối ưu nhất lúc bấy giờ, bởi vì nó phù hợp với thị hiếu của số đông độc giả vốn ngần đời chỉ quen thưởng thức văn chương

So với hai thế hệ đàn anh, các nhà báo thế hệ thứ ba có khác hơn Tuy

là sản phẩm của nhà trường Tây học nhưng họ vẫn hoặc là thông thạo hoặc

là ít nhiều vẫn biết chữ Nho, trừ Vũ Bằng Đội ngũ nhà báo-nhà văn khá hùng hậu mà những anh tài chủ yếu nhất lại tập trung ở Hà Nội: Tam Lang, Trọng Lang, Ngô Tất Tố, Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Vỹ, Lê Tràng Kiều, Lan Khai, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tơ Hồi, Khái

Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam Học vấn của số đông các ký giả và văn sỹ

lúc đó căn bản là Cao đẳng tiểu học Pháp Việt tức la Diplome d°Etudes Primaires Superieures Franco-indigéns (bằng Thành chung), hoặc Baccalaureat Local (Tú tài bản xứ), hay Baccalaureat Metroponlitain (Ti tài

Tây) Thậm chí có người rất ít được học hành như Anh Thơ, Nguyễn Bính,

Mộng Sơn Nhưng họ đều tự học và thành tài Họ đều yêu văn chương

nghệ thuật và sẵn sàng từ bỏ nhiều danh vọng cám dỗ, dấn thân vào làng báo, nghề văn Mỗi người vào nghề vì một hồn cảnh thơi thúc riêng nhưng

họ đều là những người tâm huyết với nghề, có tài và có tỉnh thần dân tộc

Hình như chỉ Hoàng Tích Chu được đào tạo nghề báo ở Pháp quốc còn lại đều không được đào tạo chính quy bài bản Xứ ta ngày ấy không có trường

đào tạo ký giả Người làm báo nhiều nhất là thông ngôn (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh) rồi kỹ sư, nhà triết học, nhà giáo, nhà khoa hoc, là quan lại, thầy thuốc, thợ chụp hình Chỉ cần khảo sát những

tác giả của Nông cổ mín đàm ta sẽ thấy ngay điều đó

Đến thế hệ 32 trong làng văn làng báo những vị chân nho khêng còn

Trang 27

văn thế hệ 32 đều rất đa tài và tài tử, họ khác những kẻ sĩ thế hệ trước- những người vào nghề với sự cẩn trọng và hết sức nghiêm túc

so với cuối thế kỷ XIX, đội ngũ người cầm bút đầu thế kỷ đông hơn

và chuyển dịch về phía Bắc Họ vẫn vừa là nhà văn vừa là nhà Báo Dường như ai cũng thử sức trên nhiều thể loại và họ đã tìm thấy chính mình trong

một hay vài thể loại nào đó Vũ Trong Phụng đâu chỉ là “ông vua phóng sự dất Bắc” với 7 tác phẩm: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì mà còn là nhà văn với 8 tiểu thuyết, trong đó có những cuốn “lầm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải).Ông có 29 truyện ngắn, là dịch giả và một kịch sĩ có tài: viết 6 vở kịch, biết làm thơ và là một tay đàn nguyệt có hạng Chỉ mười năm, hai bảy tuổi đời,.nhà văn nhà báo Vũ Trọng Phụng đã làm nên một kỳ tích, như ban dắc ở thời đại Ban dắc vậy,

Tam Lang, tác giả Tôi kéo xe - người cắm cái mốc lịch sử vẻ vang cho nền báo chí non trẻ còn là một người rất mê chèo, mê kịch và rất có tài đóng kịch Ông có hai tiểu thuyết: Giọt lệ sơng Hương, và Đời Hồng

Oanh Một tập truyện ngắn: Một đêm trước; một số tiểu phẩm châm biếm

Ông là nhà báo với nhiều phóng sự và từng làm chủ bút bốn tờ báo Vịt Đực, Tìn Mới, Nhật báo giang sơn, Lẽ sống

Vũ Bằng vừa là nhà báo nổi tiếng, vừa là nhà văn rất đỗi tài hoa Là

một cây bút xông xáo, say nghề, ông vừa tham gia làm báo với tư cách thư ký toà soạn và viết rất khoẻ trên nhiều tờ báo danh tiếng đương thời, với bao nhiêu bút danh khác nhau Ông viết văn viết báo như một cách mưu sinh và

cũng như một nghiệp chướng Vũ Bằng đã để lại cho đời hàng trăm đầu

sách hàng ngàn bài báo ở đủ các thể loại: truyện vừa, truyện ngắn, bút ký,

hồi ký, phóng sự, tuỳ bút Trong đó có những tác phẩm thật sự nổi tiếng

như: Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Miếng lạ miền Nam, Bốn mươi năm nói láo Báo của ông thấm đẫm chất văn mà văn của ông đầy

chất báo :

Ngô Tất Tố cũng vậy Lịch sử văn học tôn vinh ông là một cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực với những tác phẩm viết về nông thôn

Việt Nam hết sức nổi tiếng như Tất đèn, Lêu chõng Báo chí biết ơn ký giả

bởi ông có những phóng sự đặc biệt quý hiếm như Việc làng, Vụ án cái

đình và hàng trăm tiểu phẩm mang tính chiến đấu mạnh mẽ với sức hấp

dẫn rất riêng

Quả là văn báo bất phân trong con người mỗi ký giả Đội ngũ người

làm báo qua mỗi chặng cũng có những thay đổi nhưng vẫn giữ kiểu mô

hình kép: nhà văn -nhà báo, nhà báo- nhà văn Đó là nét đặc sắc của gương

Trang 28

2 Văn-báo giao thoa mạnh mế về phương diện đề tài: văn trên

báo, báo trong văn

Khảo sát báo chí trước cách mạng, ta thấy báo chí thường khai thác đề tài văn học nên rất ít tính thời sự Trong khi chuẩn của báo chí hiện đại là phải đạt 70% dung lượng thông tin, các dạng bài khác chỉ được phép là 30% Điều này cũng thật dễ lý giải bởi lúc đó nhà báo chính là nhà văn và nhà văn kiêm nhiệm công việc của nhà báo Ký giả cũng chỉ có cái vốn

liểng văn chương và thường mạng chúng ra phủ kín trên mặt báo Họ chưa

hiểu biết nhiều về báo chí, nhất là lý thuyết loại hình, cho nên mỗi người viết báo mỗi kiểu Đề tài của báo và văn quả thật bất phân Nội dung văn chương luôn là nội dung chủ yếu và là sức sống của mọi tờ báo Cũng không loại trừ cả những tờ công báo như Gia Dinh báo (7865), Lục tỉnh tân

văn (1907-7944), Nông cổ mín đàm (1900-1921) Ngoài đăng tải những chính sách, thông báo của Chính phủ các tờ công báo này vẫn thường xuyên có đăng truyện ngắn, truyện kể dân gian, thơ ca và câu đối Chẳng

hạn trên Gia Định báo đăng tải khá nhiều truyện cổ dân gian và những truyện trên các sách cổ như Lĩnh Nam chích quái, Truyền kỳ mạn lục

Nông cổ mín đàm có đăng Lý tài tiểu thuyết cia Nguyễn Khắc Huề, Mài

gươm dạy vợ của Lương Dũ Thức, Phu thê tiết nghĩa của Giang Nam

Những tờ như Tao Đàn, Tiểu thuyết thứ năm, Tiểu thuyết thứ bảy là những

tờ chuyên ngành không kể làm gi, ngay Phụ Nữ Tân Văn, Phong Hoá, Ngày

Nay thì tỷ lệ những bài về để tài văn học cũng chiếm dung lượng lớn hơn

dé tài chính trí xã hội Trì Tân, Thanh Nghị, Cờ giải phóng cững vẫn dành

nhiều cột, nhiêu chuyên mục văn học

Hầu như mọi tác phẩm trước khi được các nhà xuất bản in thành sách đêu nhất loạt được đăng tải từng kỳ trên báo chí phải kể đến những bông hoa đầu mùa của nên văn học hiện đại như: Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, Chuyện cô Chiêu Nhì, Câu chuyện một tối của người tân hôn của Nguyễn Bá Học, Giọt lệ hồng lâu cửa Hoàng Ngọc Phách, Quả dua do - ¿ác phẩm được giải nhất cuộc thi của Hội Khai trí tiến đức của

Nguyễn Trọng Thuật, Kép Tư Bên của Nguyễn Công Hoan, Tắt đèn của

Ngô Tất Tố, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương của Nguyễn Tuân Có

93% tác phẩm của Nam Cao, 87,5% tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được

đăng trên mặt báo

Báo đăng sáng tác mới Báo góp phần quan trọng vào việc sưu tâm,

giới thiệu những tác phẩm văn học dân gian và văn học cổ Báo còn giới thiệu với độc giả Việt Nam được nhiều tác phẩm dịch thuật từ nước ngoài, nhất là tiếng Trung hoa và tiếng Pháp Từ những bộ tiểu thuyết cổ điển

Trang 29

H Malô nhiều tiểu thuyết nổi tiếng của cha con A Đưna như Ba chàng lính

ngự lâm, Bá tước Mông tôcrixtô, Trà Hoa Nữ, Tuyết Hồng lệ sử, Ngọc Lê hồn của Từ Trẩm á; Kinh Thi, Thơ Đường, Ngụ ngôn của Lafônten, thơ

Bôdơle, Lamáctin, Tago đã lần lượt được đăng tải trên báo Nhờ báo chí

ma phong trào dịch thuật đã dây lên sôi nổi khắp từ Nam chí Bắc Cũ ung vi

vậy bạn đọc có thể mở của sổ nhìn ra bên ngoài, qua giao lưu để phát triển Báo chí, nhất là các tạp chí chuyên ngành còn có một đóng góp đáng

kể khác là đã cho đăng nhiều vấn để lý luận về khoa học Ngữ văn và báo

chí Chẳng hạn Nghề làm báo (Phạm Quỳnh - Nam Phong số 99/1925), Tự

do ngôn luận (Tiếng đân) Bàn về văn Nôm, Tiếng Annam có tự bao giờ và ai sáng chế ra chữ ấy, Bàn về tiếng ta (Tri Tán)

Không những thế, trên báo chí còn thường xuyên tổ chức các cuộc thi

sáng tác, dịch thuật nhằm khuyến khích và giới thiệu với bạn đọc nhiều cây bút trẻ tài hoa như Nguyễn Bính, Anh Thơ, Xuân Diệu

Báo chí còn là diễn đàn hữu hiệu cập nhật một sân chơi văn hoá bổ ích với nhiều cuộc tranh luận học thuật đầy thú vị (trong đó có nhiều vấn đề

lý luận báo chí) Nhờ thế ngành phê bình văn học và văn hoá nghệ thuật có điều kiện phát triển Và tất nhiên văn chương càng phát triển đương nhiên sẽ kéo theo sự bùng nổ của báo chí

Nam Phong tạp chí tờ báo để rõ: Văn học khoa học tap chí mà nội dung văn học lại chiếm tới gần 70 phần trăm Còn lại tất cả các khoa học khác chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn khoảng 30 phần trăm ở đây có 9

chuyên mục thì tới 7 chuyên mục là chuyên về văn chương

Tao Đàn tạp chí do tính đặc thù của một tờ báo văn hầu như chỉ đăng

những sáng tác văn chương và bình luận văn chương, Nội dung văn học

chiếm 202 lượt đăng trên tổng số 230 chiếm tỷ lệ 87, 8%, còn lại lịch SỬ,

triết học 28 bài chiếm 12, 2% Sơ bộ trên 12 số Tiểu thuyết thứ năm do

Anh Chi sưu tầm thì nội dung văn chương chiếm 100%, gồm 3 mục: truyện

ký kịch ngắn 28 bài, văn chương mĩ cảm 30 bài và thơ 61 bài, Trong bộ Tổng tập văn học Việt Nam, tập 20 mang tên: Văn báo chí Việt Nam 1900- 1945, do tác giả Nguyễn Thành biên soạn dù mới chỉ thống kê trên 11 tờ

báo mà đã dày tới 1468 trang khổ 16 x24

Sơ bộ khảo sát chúng ta cũng dễ đàng nhận thấy: giữa văn và báo trước cách mạng có độ giao thoa rất lớn về phương diện đề tài Dường như

báo trong văn và văn trong báo khó có thể tách rời

3 Giao thoa trên phương diện thể loại

3.1 Sự nhập nhằng giña các thể loại văn học và báo chí

Ở giai đoạn từ khi báo chí ra đời đến năm 1945 hiện tượng đan xen

Trang 30

nhà văn, cả ký giả và bạn đọc đều chưa nắm được đặc trưng của từng thể

loại, chưa phân biệt được rõ rằng sự khác nhau giữa văn học và báo chi Vd

lại nhiều khi họ cũng chưa có ý thức tự giác về vấn đề này Trong khi đó ngành lý luận phê bình lại quá non trẻ, chưa đủ sức để phân định rạch ròi

giữa các thể loại Cho nên sự giao thoa giữa các thể loại là quy luật tất yếu

không thể tránh khỏi Sự tách bạch chỉ có được khi văn học và báo chí thục

sự trưởng thành Lúc ấy văn sẽ là văn và báo sẽ là báo, thậm chí báo cũng

phát triển và phân chỉa thành nhiều loại hình chuyên biệt

Trước cách mạng, giữa tác phẩm văn chương và tác phẩm báo chí chưa có ranh giới rõ ràng chứ chưa nói gì đến việc phân chia các thể loại

báo chí với nhau Ranh giới thể loại mập mờ nhất là ở những thể loại giấp ranh giữa văn và báo Đặc biệt là ở thể ký mà cụ thể hơn là ở những tiểu

loại của ký như phóng sự, ký sự, tuỳ bút, nhật ký ở những thể loại này quả là văn và báo bất phân

Nam Phong là tạp chí "già đời " nhất trong giai đoạn 1917-1934, song cũng chỉ "già” về chính trị nhưng cũng chưa phát triển về lí luận nghề

nghiệp, Với vốn ngôn ngữ không được phong phú cho lắm, với phong cách

chậm nhàn tản kiểu văn chương cổ, Nam Phong có dáng vẻ một ông đồ

nho ưa tâm chương trích cú hơn là một anh nhà báo năng nổ hoạt bát

Trên Nam Phong ngoài các bài nghiên cứu, bình luận khoa học, văn học, triết học còn xuất hiện các bài mang tính chất báo chí: tính sự kiện, thời sự, sát thực Tất nhiên các bài thuộc thể loại báo chí chỉ chiếm chừng trên dưới 30% mà thôi

Khảo sát Pháp du hành trình nhật ký -tac phẩm báo chí sáng giá của Phạm Qùnh nhà báo xuất sắc nhất Nam Phong- tạp chí tiêu biểu trước

cách mang ching ta sé thấy rất rõ dấu ấn của sự glao thoa giữa các thể loại

Pháp du hành trình nhật kýcó hình thức giống nhật ký phóng viên nhưng

nghệ thuật trần thuật, không giống như cái tôi khách quan trong các tác phẩm báo chí khác, cái tôi ở đây nghiêng về khía cạnh riêng tư, chủ quan mặc đù nó vẫn bộc lộ trực tiếp quan điểm của tác giả trước sự thật Cái tôi

nhân chứng trong tác phẩm thể hiện bản sắc con người Phạm Quỳnh và vốn

kiến thức uyên thâm, hoạt bát của ông Tuy nhiên, Phạm Quỳnh đã lạm dụng việc trình bày những điều riêng tư, bộc lộ tình cảm một cách thái quá

làm cho tác phẩm có những chỗ loãng nhạt, tuỳ hứng Tác phẩm này vì thế

thật ít tính thời sự, có nghĩa là ít chất báo chí Mặt khác, khi chuyến đi kết thúc từ lâu (1922) mà 3 năm sau tin vẫn còn đăng tiếp, nên nó càng mất

tính thời sự

Trên Nam Phong các ký giả bị lẫn lộn khá nhiều giữa thể kí văn học

và kí báo chí Các bài kí tập trung viết về các chuyến đi xa, trong và ngoài nước: Một tháng ở Bắc kì (số 18 tháng 1-1919), Ba bể du kí (số 55 tháng I-

1922), Bài kí chơi ở Cổ Loa (số 87 tháng 9-1924), Ai Lao hành trình (số 57

Trang 31

chứng - thẩm định xuyên suốt tác phẩm mà không có thêm một nhân vật

nào nữa Tác giả đứng ra cảm nhận miêu tả và kế lể theo ý chủ quan của

mình, chốc chốc lại "lấy" vài vần thơ kiểu"trước cảnh sinh tình"làm tác phẩm ký mà như một bài thơ văn xuôi Cái tôi nhân chứng ở đây là cái tôi

thẩm mỹ của kí văn học Những gì phản ánh trong bài báo đều được nhìn qua lăng kính chủ quan của nhà văn nên có vẻ giống như bài văn miêu tả.Tuy nhiên, trên Nam Phong cũng đã có những bài mang dáng dấp ghi nhanh với lối mở đầu đầy hào hứng, nhanh và sôi động như bài của Tuyết Huy: Ký ngày kỷ niệm quan toàn quyển Saraut đến Hà Nội (Số1/7/1917) Bài ký đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của kiểu bài ghi nhanh, với ngôn ngữ sinh động, linh hoạt, nó đã chạm tới cái thần của thể loại tuy chưa thật sâu sắc và hoàn chỉnh

Qua một số ví dụ tiêu biểu, chúng ta có thể thấy: các thể loại kí

trên Nam Phong đều còn nằm trên ranh giới giữa kí báo chí và kí văn học Tuy nhiên các tác phẩm báo chí trên Nam Phong không chỉ có loại

thể kí là nằm lập lờ giữa các thể loại hay mang nặng đấu ấn của văn học

mà ngay thể loại thông tấn như tin, cũng chưa mang đậm những đặc điểm

của thông tin thời sự báo chí

Trong tất cả 210 số, kỳ nào Nam Phong cũng dành từ 10 đến 15 trang cho mục “Thời đàm"”- mục tóm tắt các sự kiện chính diễn ra trong tháng trên thế giới và toàn quốc Nhưng theo đúng như đặc điểm của thể loại tin: những sự kiện cần xác thực, hấp dẫn vừa mới xảy ra, đang hoặc chắc chắn sẽ xảy ra, ngôn ngữ cô đọng không được lồng nhiều biểu cảm, thì tin trên Nam Phong còn quá non nớt về thể loại Nhiễu tin của Nam Phong không ghi rõ ngày giờ xảy ra sự kiện, ngôn ngữ còn dài dong chưa chính xác, thiếu định lượng mặc dù là tin dịch từ báo nước ngoai 9

Nếu tin tức hiện đại trả lời được Sw) thì tin tức trên Nam Phong cũng trả lời được gần đủ (What, Where, Whö, How) Song hình thức trình bây (kết cấu, ngôn ngữ, văn phong) còn chưa rõ ràng Đó cũng là hạn chế khách quan của một nền báo chí và chữ viết mới mẻ Các nhà báo vừa viết vừa tự tìm đường đi bằng cách học hỏi lối viết báo của phương Tây, vừa tự củng cố vốn chữ Quốc ngữ non nớt của mình Vì vậy sự nhầm lẫn giữa các

thể loại, giữa phong cách làm văn và làm báo là điều dễ hiểu 3.2 Sự chuyển hoá giữa các thể loại

Sự giao thoa về thể loại thể hiện rõ nhất ở sự chuyển hoá giữa các

thể loại trong từng tác phẩm, đặc biệt trong những tác phẩm xuất sắc nhất

của các tác giả tiêu biểu, những người vừa thành Công trên lĩnh vực văn chương vừa là những nhà báo cự phách như Vũ Trọng Phụng, Ngô tất Tố,

Vũ Bằng, Nguyễn Tuân Chúng ta sẽ thấy ở họ thường xuyên có hiện tượng

Trang 32

Trước hết khảo sát sự giao thoa giữa văn và báo trong sáng tác của nhà báo viết văn họ Vũ

Là một nhà báo viết văn nên văn của “ông vua phóng sự đất Bắc”

luôn bị chỉ phối bởi khí chất nhà báo mạnh mẽ ấy và kết quả thật thú vị:

mọi tiểu thuyết nổi tiếng của ký giả đều là tiểu thuyết- phóng sự Tìm thấy

chính mình ở đây nên ông đã gấp gáp gặt hái được rất nhiều thành côn g va

đã để lại cho lịch sử văn học nước nhà cuốn “tiểu thuyết làm vinh dự cho

mọi nên văn học” Bộ ba Giông Tố, Số đỏ, Vỡ đê có thể coi là những tiểu thuyết- phóng sự bậc thầy, bởi ông có biệt tài tiểu thuyết hoá các chất liệu của phóng sự ở đây có sự giao thoa rất tỉnh tế giữa báo chí và văn học Văn chương hoà tan vào trong báo chí, báo chí kín đáo núp bóng dưới hình thức văn chương vì thế mà thu hút được số đông độc giả, cả những ai mê những

câu chuyện văn chương ly kỳ và cả những người thích các vấn dé thời sự

nóng bỏng.Trong tiểu thuyết của ông người ta thấy bao nhiêu là con số, là sự kiện là năm tháng cụ thể, những con số biết nói của phóng sự xin được

dẫn ra một vài dẫn chứng tiêu biểu:

“Từ khi xảy ra cái chuyện không may cho cô gấi quê làng Quỳnh thôn tính đến hôm nay đã được 20 hơm

Ngồi gia đình ông đồ Uẩn, còn liên can tới vụ kiện 5 ông lý dịch, với một cụ già và hai người đàn bà cùng cô Mịch đi ganh ra đêm

Nửa tháng sau khi có tấn bì kịch cưỡng dâm kia, người ta đã đếm

dược trong làng có ba mươi nhăm vụ xung đột, trong số đó có một đám ăn

va, hai đám có kẻ bươu trán, sứt đầu ” (Trích Giông tố)

Thậm chí trong tiểu thuyết của Vũ trọng Phụng còn có hẳn những

đoạn mang chất báo chí rõ mồn một Trang 201, tiểu thuyết Giông Tố có một cát tít lớn như một bài báo thực thụ:

Thời sự các tỉnh: Phải chăng là một vụ cưỡng dâm?

Các đoạn ign trên công đường, miêu tả cuộc phát chẩn trong Giông Tố,Vỡ đê đều là những thước phim tư liệu quý Mỗi chương trong Số đỏ đều là một phóng sự được liên kết chặt chẽ xung quanh nhân vật chính là gã ma cà bông Xuân tóc đỏ, đã trở thành một phóng sự nổi tiếng ghỉ nhanh và chính xác về một thời kỳ lịch sử đầy biến động Trong Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, chất phóng sự đã được hoà nhập một cách tự nhiên vào thế giới tiểu

thuyết, đây là một đặc điểm quan trọng của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng Nhưng ngược lại ở những phóng sự của ông, tác giả lại để chất tiểu

thuyết hoà nhập vào phóng sự làm cho phóng sự của ông trở nên đặc biệt hấp dẫn và có sức khái quát cao, từ đó có sức sống bền lâu trong lòng bạn

đọc chứ không phải chỉ là đời sống ngắn ngủi của một bài báo thông

Trang 33

Phóng sự của Vũ Trọng Phụng thậm chí rất phóng sự Phóng sự từ tên gọi

tác phẩm Phóng sự ở khâu lựa chon đề tài Phóng sự ở cách lý giải vấn đẻ

qua cái nhìn nhanh nhậy, sắc sảo của một nhà báo tài ba, ở ngôn ngữ sử dụng ăm ắp sự kiện và mang hơi thở cuộc sống

Rất khác Vũ Trọng Phụng nhà báo viết văn, nhà Nho, nhà văn viết báo Ngô Tất Tố lại có hướng đi khác Người ta thấy trong báo của vị đầu xứ Tố đầy chất văn Ông đến với báo chí bằng cái tâm của một nhà Nho thâm thuý, uyên bác nhưng thức thời, cầu tiến Và đĩ nhiên báo chí cũng làm cho văn chương của ông đồ Nho ấy trở nên hiện đại Ông không những không tụt hậu như nhiều Nho sỹ đương thời mà ngược lại rất xứng đáng là một nhà báo giỏi, ”một tay ngôn luận xuất sắc”, một trường hợp hiếm hoi của các

nhà Nho không qua Tây học đi làm báo mà làm báo ra làm báo

Trong những phóng sự của ông như Việc làng, Vụ án cái đình, Ký sự Lam no, hay hàng trăm tiểu phẩm của Ngô 'Tất Tố có rất nhiều yếu tố văn

chương và ngược lại trong tiểu thuyết Tắt đèn, tiểu thuyết phóng su Léu

chống, lại có rất nhiều chất phóng sự

Nói tóm lại, trên báo chí trước cách mạng chưa có sự phân chia thể loại chính xác giữa báo chí và văn học cũng như giữa báo chí với nhau Các bài báo phần lớn còn nằm trên ranh giới giữa văn và báo, chưa xác định rõ về thể loại Chính vì vậy mà các bài báo trên báo chí thời kỳ này thường không ghi bên dưới tít xem nó thuộc thể loại nào sự thiếu sót, non kém này

cũng do nguyên nhân khách quan bỏi nền báo chí còn quá non trẻ

4 Sự giao thoa ở phương điện ngôn ngữ

4.1 Đặc điểm ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học

Cùng sử dụng ngôn từ làm chất liệu nhưng ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học luôn có những khác biệt rõ rệt

Trước hết ngôn ngữ văn học giàu tính hình tượng, giàu khả năng gợi cảm Thứ hai: ngôn ngữ văn học giàu tính biểu cảm Thứ ba: ngôn ngữ văn học phải hàm xúc, cô đọng

Trong khi đó ngôn ngữ báo chí lại có những nét đặc trưng khác biệt Ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ sự kiện Ngôn ngữ báo chí cần phải mang tính chính xác cụ thể Ngôn ngữ báo chí còn có tính chất định lượng rõ ràng Ngôn ngữ báo chí phải là ngôn ngữ có tính chất bình giá Ngôn ngữ báo chí rất cần phải mang tính khuôn mẫu

3.2 Su giao thoa mạnh mẽ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí-

Trang 34

mạnh để có thể thay thế chữ Nho và phân chia thành những lớp từ riêng

Mặt khác, báo chí chưa đủ phát triển để tách khỏi văn chương- một nghệ

thuật đã có truyền thống lâu đời nên nó vẫn dùng chung kho từ vựng với

người bạn đường vong niên ấy

Phổ biến trên báo chí và văn chương bấy giờ là lối văn biển ngẫu cổ

lỗ dài dòng, nhiều điển tích, điển cố, giữa mỗi đoạn văn lại lẫy ra ngâm

vịnh

Ngay trong những phóng sự nổi tiếng nhất của Vũ Trọng Phụng như Cơm thầy cơm cô, ta vẫn thấy rất nhiều ngôn ngữ văn học, thứ ngôn ngữ rất

giàu hình tượng được sử dụng một cách đắc địa:“Ánh sáng kinh thành!

Có lẽ vào những đêm không trăng không sao người nhà quê vùng

Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hoà Bình, mỗi khi ra sân quay về một phía trời, thấy có một vùng hào quang sáng rực”

Còn ngôn ngữ của nhà báo Ngô Tất Tố là sự kết hợp giữa thứ ngôn ngữ chính xác, giàu tính chất luận lý đầy vẻ báo chí và thứ ngôn ngữ văn

học giàu tính hình tượng sinh động:

“Trên các đường phố Hà Nội, nhất là phố Paul Bert biết bao nhiêu bà mắt đã lõm, mà đã hóp, mái tóc có khi đã bạc gần nửa nhưng vẫn ra công tô son đánh phấn, kẻ lông mày, nhuộm má đào và vẽ môi trái tim để hòng kéo cái xuân xanh ở lại (Thời Vụ số 102 ngày 7/2 /1939)

Giống như nhiều nhà báo đương thời: vốn ngôn ngữ văn chương đã giúp ông luôn thành công khi làm báo Tác giả thường sử dụng chúng một

cách linh hoạt: khi vận dụng ngôn ngữ Truyện Kiểu khi khéo léo dùng vốn

ca dao tục ngữ `

Không chỉ vay mượn ngôn ngữ văn học để viết báo mà ngược lại luôn

xây ra hiện tượng ngô xâm nhập của ngôn ngữ báo chí vào lĩnh vực văn học

làm cho ngôn ngữ văn học càng ngày một ngắn gọn, khúc triết, khoa học

Chúng ta hãy xem Ngô Tất Tố, một nhà báo cự phách viết tiểu thuyết, rõ ràng ngôn ngữ phóng sự gai góc, chứa đầy sự kiện và bao con số biết nói đã

ùa vào tác phẩm của ông:

"Mat trời tà tà, hai nhăm ông cử đã đến đủ mặt

Cuộc hành lễ bắt đầu Bây giờ mới đến các ông cử mới

Đây là lễ tạ ơn vua lấy đỗ Cố nhiên mỗi người phải năm lễ Hết hai trăm rưỡi lên gối xuống gối

Bây giờ đến lễ tạ ân áo mũ tạ ơn cho yến đến cuộc tạ ân phòng sư Những ông tân khoa đều tạ quan trường hai lễ.” (Trích Việc làng-Ngó Tất Tố)

Trang 35

ngữ văn học khá mạnh, đến nỗi nhà thơ Nguyễn Bính cũng viết những câu

văn thật giầu cảm xúc nhưng lại vô cùng ngắn gọn: "22 Septembre 1938

Thu, mưa thu, gió thu Cả một trời thu buồn, Lòng tôi buồn Buồn và lạnh nữa” (Mảnh hồn lạc - Tiểu thuyết Thứ Năm, số 5 ngày 3/11/1938)

Chính báo chí đã góp một phần quan trọng vào việc phát triển ngôn ngữ văn học dân tộc Do tính chất thời sự, báo chí có khả năng phản ánh thông tin nhanh nhạy, nên văn trên báo chí không chỉ có khả năng ghi lại sự

kiện mà còn sáng tạo ra ngôn ngữ mới để diễn tả một cách chuẩn xác, khoa

học cuộc sống và các mối quan hệ xã hội lúc bấy giờ Vì vậy báo chí giữ vai

trò tiên phong trong việc làm giàu thêm ngôn ngữ văn học

Phải kể đến cuộc cách mạng ngôn ngữ trên báo chí với sự đóng góp tích cưc và hiệu quả của nhà báo tâm huyết Hoàng Tích Chu Sau khi học nghề báo ở Pháp về, ông đã mạnh đạn sử dụng thứ ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, sáng sủa, thậm chí có khi còn viết câu đặc biệt mà ngày ấy thấy là què quật Tác giả rất chú trọng đến thông tin và chủ trương bài viết phải ngắn gọn, hàm xúc Có bài xã luận của ông chỉ 300 chữ được đặt trang trọng lên trang đầu Không những bỏ lối văn biển ngẫu cổ lỗ, tầm chương trích cứ tạo ra một thứ văn chương mới mẻ mà ông còn mạnh đạn bỏ hết cả thì, là, mà, đồng thời dùng kiểu dấu chấm câu mới lạ Điều ấy làm không ít người đương thời khó chịu Họ gọi văn ông là thứ văn cộc lốc, nhát gừng, thậm chí là loại văn chương lỏn nhỏn “cứt đê”:

“Sốt sắng Văn Tôi lên tiếng cãi trong số 74, quyết xin cho Châu

trắng án Nhưng Châu có tội Toà thượng thẩm đãi 3 năm tù, đáng phải 5

Ngày nay Châu là tù Cái thời giờ ngồi tù, Châu dùng để sửa lỗi theo phải, hay trái lại, dùng để thêm mưu kế lừa đời một cách diệu hơn

Trên bai đốc ấy, Văn Tôi nên liệu cho Châu bước xuống bên nào?

Muôn đội ơn lòng

(Đông Tây 29/7/1931)

Nhờ sự táo bạo có phần cực đoan này của Hoàng ký giả trên báo Đông Tây mà tiếng nói bình thường dân đã được đưa vào văn báo chí và từ báo chí đi vào văn xuôi Từ cú hích lịch sử ấy, theo quy luật lan toả, các nhà

báo nhà văn khác đã cùng ông thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ văn học

và báo chí làm nên một cuộc hiện đại hố ngơn ngữ dân tộc Hoàng Tích Chu đã có công là người đũng cảm sử dụng báo chí làm đòn bẩy góp phần

tích cực đẩy mạnh sự phát triển của ngôn ngữ theo đúng quy luật mà rút ngắn thời gian

Nói tóm lại, trước cách mạng Tháng Tám, giữa văn học và báo chí đã

có một cuộc giao lưu vô cùng ngoạn mục trên các phương diện chủ yếu là:

tác gia, dé tai, thé loại và ngôn ngữ

Trang 36

đi tới hai loại hình gần gũi này vẫn cần nương tựa vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau

để cùng phát triển Việc tìm hiểu mối quan hệ kỳ thú giữa cặp anh em song

sinh ấy chính là một cơ hội để khẳng định thêm mối quan hệ tốt lành giữa

báo chí và văn học

Il GIAI ĐOẠN TỬ NĂM 1945 ĐẾN NAY

1 Mối quan hệ giữa văn học và báo chí ở Việt Nam từ năm 1945

đến năm 1975

Chặng đường ba mươi năm, kể từ Cách mạng tháng Tám qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là một thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc Với những đặc điểm vốn có của một nên báo chí được bắt đầu từ tính không chuyên nghiệp cùng những nét gần gũi giữa hai loại hình văn hóa lấy chữ viết làm phương tiện, văn học và báo chí Việt Nam thời kỳ này, trước những tác động mới của hoàn cảnh, đã gắn kết với nhau một cách đặc biệt để vừa hoàn thành sứ mạng của mình, vừa cùng phát triển Nhìn vào đời sống văn học người ta thấy có đời sống báo chí và ngược lại; nhìn vào hoạt động của phần lớn các nhà văn người ta thấy dường như luôn thường trực ở đó tỉnh thần của một nhà báo Sự gắn kết và bổ sung cho nhau ấy tạo nên một bước song hành ngoạn mục giữa văn học và báo chí Việt Nam hiện đại, nó trở thành một trong những đặc điểm quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi loại hình

1.1 Những điều kiện mới và đặc điểm của đội ngũ câm bút thời kỳ 1945-1975

a Đời sống xã hội và tình hình báo chí, xuất bản

Cách mạng tháng Tám thành công và Nhà nước dân chủ ra đời đã báo

hiệu một sự thay đổi toàn diện và sâu sắc đời sống xã hội Ngay từ buổi khai sinh, chính quyền non trẻ đã phải đương đầu với thù trong giặc ngoài

Trang 37

trở nên thống thiết và tự giác đối với lớp công dân Việt Nam mới Kháng chiến kiến quốc, đó cũng là nhiệm vụ của văn hóa Việt Nam lúc này Bên cạnh một bộ phận văn nghệ sỹ phải trải qua những tháng ngày "nhận đường”, số đông đảo còn lại đã bước vào cuộc kháng chiến một cách tự nhiên và tràn đẩy phấn hứng Người ta dễ đàng nhận thấy vai trò của lực

lượng nhà văn nhà báo trong cuộc ra quân cùng dân tộc Cuộc ra quân này

sẽ kéo đài ba thập kỷ và lực lượng của họ sẽ được bổ sung không ngừng ngay trên những nẻo đường chiến tranh, từ những mái trường, từ những cơ SỞ sản xuất Họ là con đẻ trực tiếp của cách mạng và kháng chiến hoặc đã được cách mạng và kháng chiến "thay đổi đời tôi, thay đổi thơ tôi" Chính trong lúc nỗ lực chia sẻ trách nhiệm cùng nhân dân mình, họ đã khai mở được những con đường sáng tạo các giá trị tỉnh thần Ngay từ năm 1947, nhà văn Đặng Thai Mai đã có nhận xét: "Trude khi cuộc kháng chiến phát sinh, trên các mặt báo, tạp chí, trong các hội nghị văn hóa, nhiều cuộc thảo luận khá ồn ào đã nêu lên những vấn đề đại cương như là: Viết cho ai ? Viết làm gì ? Viết thế nào ? Ngày nay mấy câu hỏi đó hình như không thành vấn để nữa" Không thành vấn đê, bởi những nguyên lý kia đã được những người cầm bút lĩnh hội một cách sinh động từ những gì mà họ đang trải nghiệm trong cuộc sống kháng chiến

Họ đang được sống giữa những người yêu nước, đang được dùng ngòi bút để phụng sự những người yêu nước, nhưng bạn đọc hôm nay của họ đã

khác xưa rồi "Cách mạng tháng Tám đã mở rộng sự sống và nâng cao ý thức về giá trị con người của mỗi người dân ( ) Ai cũng thèm được biết hơn để theo kịp người, để hơn người Ai cũng thấy mình có ít nhiều tài sức

để giúp nước, ai cũng muốn tự mình phát mỉnh một cái gì, sáng tạo một cái

Trang 38

nhà văn tiền bối, kể từ khi đời sống báo chí bắt đầu được vận hành ở nước

ta

Tương ứng với những điều kiện trên, đình hình xuất bản sách và báo

chí giai đoạn này cũng có những bước tiến rất cơ bản, đủ sức tập hợp một lực lượng đông đảo các nhà văn nhà báo và tác động mạnh mẽ tới nhu cầu khả năng sáng tạo của họ Ngay ở điều kiện vật chất này người ta cũng đã

thấy sự hỗ trợ, bổ sung giữa văn học và báo chí: có những lúc không ít tờ báo đã đứng ra in và phát hành sách của các nhà văn; ngược lại trong rất

nhiều tờ báo không chuyên về văn học vẫn có không ít nhà văn hoạt động như nhà báo thực thụ điều này thấy rõ nhất vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và những năm chống Mỹ ác liệt ở miền Nam Độc đáo hơn nữa phải kể đến dòng báo chí tiến bộ, yêu nước đo cách mạng chỉ đạo ở các đô thị miền Nam Tại Sài Gòn suốt ba mươi năm kể từ ngày thực dân Pháp gây hấn đến ngày đế quốc Mỹ cuốn cờ, người ta chỉ quen đùng khái

niệm "mặt trận văn báo" để chỉ những hoạt động báo chí nay Ở đó, ranh

giới giữa văn học và báo chí, giữa nhà văn và nhà báo, giữa các nhà xuất bản và các cơ sở báo chí rất khó tách bạch Đã có nhà văn từ Hà Nội phải bí mật lọt vào Sài Gòn để làm một tờ báo "ngọn cờ" giữa đô thành (nhà văn Nguyễn Văn Bổng và tờ Tin Văn những năm 1966-1967), có những nhà báo trong hoàn cảnh khó khăn đã phải sử dụng các hình thức văn học (dã

sử, truyện ngắn, thơ ca ) để bày tỏ ý tưởng mà không thể sử dụng ngôn

ngữ báo chí Sự kết hợp độc đáo, trong những hoàn cảnh đó, là một giải pháp tình thế nhưng cũng là một lẽ tự nhiên, nhằm góp phần tạo nên một

sức mạnh tổng lực trên mặt trận tư tưởng,

Trở lại với tình hình xuất bản sách giai đoạn này Trong hai năm

đầu của cách mạng (1945-1946), hai nhà xuất bản đầu tiên của ta được thành lập (Sự Thát và Lao Động) nhưng chưa có điều kiện in sách văn học Công việc đó được giao cho Hội văn hóa Cứu Quốc Tổ chức này chưa có

Trang 39

của Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyên Huy Tưởng So với con số 60 nhà xuất bản tư nhân lúc đó, điều kiện xuất bản của ta còn rất khiêm tốn Nhưng bước vào kháng chiến, tình hình đã thay đổi Một số nhà xuất bản mới được thành lập, phần lớn đều có in sách văn học, trong đó có nhà xuất bản Vấn Nghệ (1948) chuyên về lĩnh vực này Các tác phẩm của nên văn học kháng chiến đã từ đây đến với bạn đọc: Xung kích, truyện Tây Bắc, Ký sự Cao Lạng, Tiếng Thơ Bên cạnh đó, một số tờ báo cũng kiêm luôn cả công việc xuất bản sách Báo Cứu Quốc là một ví dụ Nhiều tác phẩm của Như Phong, Nam Cao, Tơ Hồi đã ra đời từ dây-đó là những trang viết nóng hổi giàu chất văn học, kết quả của những chuyến đi chiến địch cùng bộ đội hoặc vào vùng địch hậu mà họ đã được tham gia với tư cách là phóng viên của các tờ kháng chiến Ngót 9000 đầu sách các loại đã được ra mắt trong 9 năm chống Pháp là một con số đáng kể, nó chứng minh được một phương thực hoạt động linh hoạt, một mối quan hệ hỗ trợ giữa việc xuất bản sách và xuất bản của văn hóa kháng chiến

Xuất bản sách trở thành một lĩnh vực thật sự độc lập từ sau hòa bình

lập lại, khi miền Bắc đã có 14 nhà xuất bản để đáp ứng cho nhu cầu của các

đối tượng bạn đọc khác nhau Bước vào kháng chiến chống Mỹ chúng ta có hơn 20 nhà xuất bản trung ương, trong đó có một nhà xuất bản dành riêng cho văn học cách mạng miền Nam-nhà xuất bản Giá¿ Phóng (1968) đặt tại Hà Nội Hàng ngàn tên sách văn học xuất hiện trong thời kỳ này (chiếm 20% trong tổng số 31.215 tên sách) gắn bó chặt chẽ với những nhiệm vụ chính trị Lúc này, hoạt động xuất bản sách và báo lại có nét gần gũi Rất nhiều tác phẩm được viết và kịp thời xuất bản theo phương cách của những

người làm báo: Sống như anh, từ tuyến đầu Tổ quốc, loạt sách Người tốt

việc fốt Ngược lại, cũng có những tờ báo tìm được cách đưa "sách" đến

tay bạn đọc Trường ca nổi tiếng Chim Chơrao của Thủ Bồn là một ví dụ

Trang 40

nhau † Tính thời sự của nội dung và nhiệm vụ kịp thời phổ cập các ấn phẩm của nền văn học chống Mỹ lại một lần nữa đưa văn học và báo chí xích lại

gần nhau

Đó là những nét lớn về tình hình xuất bản sách nói chung và sách văn học nói riêng trong thời kỳ 1945-1975 Về báo chí, bước phát triển thuận chiều của nó cũng diễn ra tương tự, nhưng ở một tốc độ nhanh hơn bởi

những đặc trưng và chức năng riêng của loại hình Cách mạng tháng Tám

thành công đã đem đến cho báo chí của chúng ta một £ cách pháp nhân: nó là tiếng nói công khai của Nhà nước Cách mạng và Dân chủ, một kiểu nhà nước chưa từng có trong lịch sử đân tộc Tư cách này đã ngay lập tức đặt báo chí cách mạng vào vị thế của một nền báo chí chiến đấu công khai vì sự nghiệp của dân tộc Với một số ít di tờ báo đưa từ chiến khu về hoặc mới dược xuất bản tại Hà Nội, với một Đài phát thanh non trẻ vừa được thành lập, chúng ta đã phải đối đầu với hơn mười tờ báo của các tổ chức phản cách mạng, phải dối thoại với hơn 30 tờ báo của các hội đoàn và của

tư nhân Sau khi Sắc lệnh quy định báo chí được ban hành (29.3.1946),

Ngày đăng: 25/11/2021, 08:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w