Sc VADAOTAO —_- HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH |
HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
TRAN CHI DAT
NHUNG DIEU KIEN CHUYEN DOI MO HINH TO CHUC HOAT DONG CUA
CÁC NHÀ XUẤT BẢN TỪ ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÓ THU SANG DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Trang 2
| HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYEN TRẦN CHÍ ĐẠT HOC VIEN BAC CHÍ & TUYEN TRUYEN _⁄27 J97-
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUYỂN ĐỐI MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC NHÀ XUẤT BẢN TỪ ĐƠN VỊ
SỰ NGHIỆP CÓ THU SANG DOANH NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: XUẤT BẢN
MÃ SỐ : 60 32 05
LUAN VAN THAC Si TRUYEN THONG DAI CHUNG
Người hướng dẫn khoa học: TS ĐƯỜNG VINH SƯỜNG
~ HÀ NỘI - 2005
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Ly do chon dé tai
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7 Kết cấu của đề tài Ỷ |
Chuong 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE MO HINH TO CHUC HOAT DONG CUA CAC NHA XUAT BAN TRONG DIEU KIEN KINH TE THI
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
1.1 Hoạt động xuất bản
1.1.1 Khái nệm hoạt động xuất bản
1.1.2 Đặc điểm và tính chất của hoạt động xuất bản
1.1.3 Những căn cứ pháp lý quy định về tổ chức hoạt động xuất bản ở
Việt Nam
1.2 Khảo sát mô hình tổ chức hoạt động của một số NXB trên thế giới
1.2.1 Mô hình tổ chức, hoạt động của các NXB ở Trung Quốc 1.2.2 Mô hình tổ chức, hoạt động của các nhà xuất bản ở Anh 1.2.3 Mô hình tổ chức, hoạt động của các NXB ở Xin-ga-po
1.3 Mô hình tổ chức hoạt động của các nhà xuất bản ở Việt Nam 1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển các nhà xuất bản
Trang 4THEO MO HINH SU NGHIEP CO THU
2.1 Mô hình đơn vị sự nghiệp có thu trong hoạt động xuất bản, những vấn đề đang đặt ra hiện nay
2.1.1 Giới thiệu chung về mô hình đơn vị sự nghiệp có thu trong hoạt động xuất bản
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong tổ chức hoạt động của các
NXB theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu
2.1.3 Những vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với các NXB hoạt động
theo mô hình sự nghiệp có thu NI
2.3 Sự cần thiết phải chuyển đổi các Nhà xuất bản từ mô hình sự nghiệp có thu sang mô hình doanh nghiệp
2.3.1 Những bất cập của mô hình sự nghiệp có thu so với mô hình doanh nghiệp trong hoạt động xuất bản
2.3.2 Xu hướng vận động, khả năng để chuyển đổi từ mô hình sự
nghiệp có thu sang mô hình doanh nghiệp
2.3.3 Chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp là sự cần thiết khách quan đối với các NXB đang hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu ở nước ta hiện nay
Chuong 3: NHUNG VAN DE DAT RA CAN PHẢI GIẢI QUYẾT TRONG
QUÁ TRÌNH CHUYỂN CÁC NHÀ XUẤT BẢN TỪ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CĨ THU SANG MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP
3.1 Quan điểm của Đảng và chủ trương của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chủ quản đối với việc chuyển đổi mô hình từ đơn vị sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp ở các nhà xuất bản
3.1.1 Quan điểm của Đảng về phát triển doanh nghiệp nói chung và hoạt
động xuất bản nói riêng trong điều kiện kinh tế thị trường định
Trang 5về mô hình tổ chức hoạt động xuất bản
3.1.3 Sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản đối với NXB chuyển từ sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp
3.2 Những điều kiện để thực hiện chuyển đổi mô hình từ đơn vị sự
nghiệp có thu sang doanh nghiệp
3.2.1 Yêu cầu đặt ra đối với các nhà xuất bản thực hiện chuyển đổi mô hình từ đơn vị sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp
3.2.2 Những điều kiện chủ quan và khách quan để thực hiện chuyển đổi
3.3.3 Đề xuất một số mô hình doanh nghiệp xuất bản
3.3 Lộ trình thực hiện chuyển đổi từ mô hình đơn vị sự nghiệp có thu
sang doanh nghiệp
3.3.1 Xác định các bước đi và thời hạn cho lộ trình chuyển đổi 3.3.2 Quá trình chuẩn bị cho việc chuyển đổi
3.3.3 Thực hiện và hoàn tất các thủ tục pháp lý
3.3.4 Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện lộ trình chuyển đổi 3.3.5 Tổng kết rút kinh nghiệm
KẾT LUẬN
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
Trang 6Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc sản xuất,
_ phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người Sản phẩm của hoạt động xuất bản là
các xuất bản phẩm có những đặc tính khác biệt so với các sản phẩm hàng hoá khác
Là sản phẩm văn hoá, chính trị, tư tưởng vì vậy không thể thương mại hóa tự do như
mọi hàng hoá khác Do vậy, tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động xuất bản có những
đặc điểm riêng biệt
Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động
của các nhà xuất bản (NXB) đang còn những ý kiển rất khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ tới sự quản lý của các cơ quan quản lý cũng như sự phát triển của từng NXB nói riêng và toàn ngành Xuất bản nói chung Hiện nay, toàn quốc có 48 NXB bao gồm: 26 NXB là Đơn vị sự nghiệp (có thu ); 20 NXB là Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh; 02 ÑXB là Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích (DN công ich) Quy mô, phạm vi hoạt động của các NXB rất khác nhau: NXB có tổ chức quy mô bao gồm cả 03 khâu: xuất bản (biên tập), in và phát hành; NXB có tổ chức quy mô bao gồm 02 khâu: xuất bản (biên tập) và in (hoặc phát hành); NXB có tổ chức quy
mô chỉ 01 lĩnh vực: xuất bản (biên tập) Các NXB còn có sự khác nhau về tính chất,
phạm vi hoạt động, cũng như sự khác biệt trong phân cấp quản lý
Để tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung, bao
cấp, thực hiện cải cách hành chính; tiến tới từng bước hội nhập khu vực và quốc tế; việc nghiên cứu xác định mô hình tổ chức quản lý và cơ chế hoạt động của các NXB đang là một nhu cầu bức thiết Mô hình NXB vừa phải phù hợp với định hướng, quan điểm đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; giữ vững ổn định chính trị xã hội, củng cố và tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước, vừa bảo đảm tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội, phát huy nội lực và chủ động hội nhập quốc tế Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản liên quan đến việc chuyển đổi mô hình hoạt động doanh nghiệp xuất bản như:
Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục
Trang 7sách giáo khoa, sách báo chính trị, sách báo cho thiếu nhi, sách tiếng dân tộc) được xếp là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh có tính chất đặc thù; Quyế? định số 40/2002!IQĐ-BVHTT ngày 31/12/2002 của Bộ Văn hố - Thơng tin về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, phát hành đến năm 2010 Đồng thời theo chủ trương của Chính phủ về Định hướng cải cách hành chính: Tách sự nghiệp ra khỏi hành chính (Pháp lệnh Cán bộ công chức sửa đổi), thực hiện chủ trương chuyển các đơn vị sự nghiệp có thu đủ điều kiện sang hạch toán độc lập hoặc sang các loại hình doanh nghiệp
Đơn vị sự nghiệp có thu trong lĩnh vực xuất bản là những đơn vị được thành
lập trên cơ sở định biên của Nhà nước và được ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao Các đơn vị đó tiến hành tổ
chức sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để tạo thêm thu nhập, cải thiện đời sống CNVC và bổ sung kinh phí hoạt động Mục tiêu hoạt động của các đơn vị này là thực hiện chức năng nhiệm vụ được cơ quan chủ quản giao là chính còn lợi nhuận chỉ là kết hợp Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất bản được thành lập theo Luật Xuất bản và theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, chủ động
tổ chức sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc tự chủ hạch toán kinh doanh lấy thu bù
chi đảm bảo có lãi; được chủ động tuyển dụng, thuê mướn, sử dụng lao động theo Bộ Luật Lao động, - Đây là một trong những lợi thế của mô hình doanh nghiệp
Việt Nam đã gia nhập khu vực mậu dich tu do ASEAN (AFTA) va chuan bị
gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Thực chất đây là nền kinh tế mở hoạt
động tuân theo các thông lệ kinh tế quốc tế Không nằm ngoài xu thế đó xuất bản Việt Nam chịu sự cạnh tranh khốc liệt hơn (vì từ trước đến nay vấn đề cạnh tranh trong xuất bản chưa được quan tâm đúng mức) với ngành Xuất bản đã rất phát triển của các nước trong khu vực và thế giới Chính vì vậy NXB không thể tổ chức theo mô hình sự nghiệp có thu mà phải từng bước chuyển sang mô hình doanh nghiệp
Trước đòi hỏi khách quan trên, xu thế tất yếu đối với các NXB là đơn vị sự
nghiệp có thu sẽ chuyển sang mô hình doanh nghiệp Mặt khác bản thân NXB là
đơn vị sự nghiệp có thu cũng sẵn có điều kiện để có thể chuyển sang mô hình doanh
Trang 8doanh nghiệp” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Xuất bản, với hy vọng
góp phần vào việc hồn thiện mơ hình tổ chức hoạt động của các NXB trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghT1a ở nước ta
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu mô hình hoạt động của các NXB và quản lý hoạt động xuất bản đã có một số công trình nghiên cứu dưới dạng đề tài khoa học cấp Bộ, đề tài luận án Tiến sỹ, Thạc sỹ và một số bài đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành Những năm qua Khoa Xuất bản — Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Truyền thông) đã chủ trì nghiên cứu đề tài cấp Bộ: “Đổi mới cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xuất bản” Chủ nhiệm đề tài: TS Đoàn Phúc Thanh Một số nhà khoa học đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ và luận văn Thạc sỹ như: - Những giải pháp mở rộng thị trường sách ở nước ta hiện nay Tác giả Trần Hữu Thực;
- Hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường Tác giả Trương Bích Châu; - Quản lý hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường Tác giả Khuất Duy Hải
Tuy nhiên, vấn để nghiên cứu chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động của các
NXB từ đơn vị sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp cho đến nay hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống Vì vậy, đây là vấn đề mới chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn trong việc triển khai nghiên cứu
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về mô hình tổ chức hoạt động của
các NXB trong điều kiện kinh tế thị trường; phân tích đánh giá đúng thực trạng tổ chức hoạt động của các NXB theo mô hình sự nghiệp có thu; luận văn nêu ra những căn cứ và điều kiện cơ bản để chuyển đổi mô hình các NXB từ đơn vị sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp
Trang 9mô hình tổ chức hoạt động của các NXB ở Việt Nam (sự nghiệp, sự nghiệp có thu, doanh nghiệp) và khảo sát mô hình tổ chức hoạt động của một số NXB trên thế giới; từ đó đưa ra những nhận xét chung về ưu nhược điểm của các loại mô hình nêu trên;
- Phân tích thực trạng tổ chức hoạt động của các NXB theo mô hình sự nghiệp có thu; những thuận lợi và khó khăn trong tổ chức hoạt động của các NXB theo mô
hình sự nghiệp có thu thời gian qua và sự cần thiết phải chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp;
- Đề xuất những điều kiện chủ yếu trong việc chuyển đổi mô hình của các NXB từ
đơn vị sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát ở một số mô hình NXB sự nghiệp có thu đang trong quá trình chuyển đổi;
- Nghiên cứu một số NXB đã chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp từ năm
1990 đến nay;
- Việc nghiên cứu khảo sát các NXB trong nước là chủ yếu, đối với một số mô hình NXB trên thế giới chỉ là tham khảo
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Đồng thời còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: Khảo sát tư liệu, điều tra xã hội học, thống kê, tiến hành so
sánh, phân tích hệ thống, phân tích tổng hợp
5 Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống cả về lý luận và thực tiễn
trong việc chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động của các NXB từ đơn vị sự nghiệp
Trang 106 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tư liệu bổ ích đối với những ai quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt đối với những người đang làm việc trong lĩnh vực
xuất bản Những điều kiện đưa ra để chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động của các
NXB từ đơn vị sự nghiệp có thu sang doanh nghiệp sẽ góp phần vào việc hoạch định cho sự phát triển của ngành Xuất bản trong thời gian tới
7 Kết cấu của đề tài
Trang 11NHỮNG YẤN ĐỀ CHUNG YỀ MƠ HÌNH TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ XUẤT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở NƯỚC TA
1.1 HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
1.1.1 Khái niệm hoạt động xuất bản
Chuyển hoạt động xuất bản từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường là cả một quá trình, đòi hỏi phải có sự thay đổi căn bản cả trong nhận thức và
trong thực tiễn Những năm qua, nhiều hình thức hoạt động xuất bản đã được thử nghiệm để tìm ra phương thức hoạt động phù hợp với cơ chế mới Quá trình chuyển
đổi có thuận lợi, có khó khăn trong hoạt động của các NXB Song nhìn chung khó khăn trong mô hình tổ chức hoạt động của các NXB đang là vấn đề bức thiết Câu hỏi đang đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước là lựa chọn mô hình tổ chức,
cơ chế hoạt động cho các NXB như thế nào để hoạt động xuất bản phát triển đạt
được hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu CNH - HDH đất nước, yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế
Để làm rõ các vấn đề trên đây, trước hết cần tìm hiểu khái niệm hoạt động xuất bản, đặc điểm và tính chất của hoạt động xuất bản, những căn cứ pháp lý quy định về mô hình tổ chức hoạt động xuất bản ở Việt Nam
Theo nghĩa rộng, hoạt động xuất bản là hoạt động bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm; là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội trong việc sáng tạo tác phẩm, phổ biến đến nhiều người nhằm đạt hiệu quả kinh tế, chính trị và xã
hội Hoạt động xuất bản còn là hoạt động văn hoá tinh thân có ảnh hưởng nhiều đến giáo dục tư tưởng, tình cảm, dân trí Mặt khác, hoạt động xuất bản có vai trò quan
trọng trong việc tạo lập, tuyên truyền, phổ biến các giá trị tinh thần đến với nhiều
Trang 12Theo nghĩa hẹp, hoạt động xuất bản là quá trình tổ chức việc sáng tạo, tác
động vào quá trình sáng tạo của tác giả để có bản thảo, xử lý hoàn chỉnh bản thảo để
in thành các xuất bản phẩm nhằm phục vụ nhiều người
Hiểu một cách đẩy đủ, hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc va tinh hoa văn hoá nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thân của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [23, tr.2]
1.1.2 Đặc điểm và tính chất của hoạt động xuất bản
Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, khi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành vận động cách mạng, thì sách, báo đã trở thành vũ khí sắc bén của công tác tư tưởng trong việc tuyên truyền, giáo dục nhằm giác ngộ, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc Trong các giai đoạn cách mạng sách, báo cách mạng đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin vào Việt Nam, khơi dậy lòng yêu nước và ý chí quật cuờng của dân tộc ta, kêu gọi toàn dân đứng lên giành độc lập cho đất nước và tự do cho mỗi con người Và từ đó đến nay, hoạt động xuất bản luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong khuôn
khổ pháp luật
Trang 13tình hoa văn hóa nhân loại
Người làm công tác xuất bản phải theo định hướng của Đảng và pháp luật của Nhà nước có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính chiến đấu cao, phẩm chất đạo đức trong sáng, kiến thức sâu rộng, trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ ngày một nâng cao,
luôn luôn gắn bó với thực tiễn đất nước
Chỉ thị 22/CT - TW ngày 17/10/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý
công tác báo chí xuất bản đã khẳng định:
Hoạt động xuất bản đã có bước tiến bộ mới, số đầu sách môi năm một tăng, xuất bản được một số tác phẩm kinh điển có giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước, một số công trình nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, đáp ứng tốt hơn
nhu câu về đời sống tỉnh than của xã hội, góp phần tích cực vào việc
nâng cao dan tri [4, tr.1]
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra đến năm 2005 ngành Xuất bản phải
đảm bảo 4 bản sách/người [10, tr.161], đây là trách nhiệm rất nặng nề đồng thời cũng là vinh dự khi lần đầu tiên Đại hội Đảng thông qua chỉ tiêu rất có ý nghĩa này
Đó là một chỉ báo về trình độ văn minh trí tuệ của mỗi xã hội, mỗi quốc gia trong
thé ky XXL
1.1.2.1 Tinh chất của hoạt động xuất bản Thứ nhất: Tính dân tộc
Tính dân tộc là thuộc tính vĩnh cửu của mọi nền văn hoá Nó vừa là một thuộc tính khách quan vừa là đòi hỏi về chất lượng của các sản phẩm văn hoá Bởi lẽ, văn
hoá là những chuẩn mực tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc Chính các chuẩn mực giá trị đó tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, làm thành sức mạnh, độ bền vững của
dân tộc
Trong hoạt động xuất bản tính dân tộc trước hết thể hiện ở nội dung sách Dù
Trang 14thế nào, trình độ phản ánh hiện thực xã hội ra sao sẽ tạo ra chất lượng cơ bản của
những tác phẩm được xuất bản
Tính dân tộc còn thể hiện ở hình thức của các tác phẩm và xuất bản phẩm Mỗi
đân tộc có tiếng nói riêng, có truyền thống đạo đức, tâm lý khác nhau, tạo ra các thủ pháp nghệ thuật, hình thức nghệ thuật, các thị hiếu thẩm mỹ và cách nhận thức khác nhau Tính dân tộc trong hoạt động xuất bản còn thể hiện ngay cả ở hình thức bên ngoài, ở vật liệu, phương thức sản xuất xuất bản phẩm: trình bày bìa và minh hoạ sách, ở các vật liệu truyền thống như giấy dó, sơn mài, kỹ nghệ in lưới, in tranh
Tính dân tộc trong hoạt động xuất bản còn có yêu cầu biết khai thác, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc anh em Tôn trọng
sự bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực văn hoá, thúc đẩy sự hoà nhập tinh hoa
văn hoá các dân tộc để tạo nên sức mạnh cộng đồng Ở nước ta phải xây dựng được
nên văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đó là vừa phát huy được các giá trị
văn hoá cổ truyền, vừa tiếp thu được những tỉnh hoa văn hoá của các dân tộc khác Hoạt động xuất bản sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện những mục đích văn hoá ấy
Thứ hai: Tính giai cấp
Tính giai cấp là thuộc tính khách quan của hoạt động xuất bản Bởi lẽ, lịch sử thành văn của xã hội cho đến nay là lịch sử của các cuộc đấu tranh giai cấp để tiến tới thủ tiêu các giai cấp trong xã hội Sách và hoạt động xuất bản ngay từ khi ra đời đã gắn liền với lợi ích các giai cấp, phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp và được các
giai cấp sử dụng làm công cụ đấu tranh
Sách chứa đựng các giá trị văn hoá sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực: khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật, giáo dục, chính trị Trong các lĩnh vực sáng tạo đó có lĩnh vực bản thân nó không mang tính giai cấp như khoa học tự nhiên, kỹ thuật Tuy
nhiên, việc phổ biến, truyền bá các tác phẩm thuộc tất cả các lĩnh vực đó trong xã
Trang 15nho trong xã hội phong kiến phương Đông viết sách để giáo dục người quân tử thực
hiện lý tưởng Khổng - Mạnh là tu thân, tể gia, trị quốc, bình thiên hạ Các nhà triết
học cổ đại phương Tây viết sách, xây dựng học thuyết để thực hiện lý tưởng chính trị xây dựng và củng cố nhà nước chủ nô Đối với giai cấp vô sản sách cũng là vũ khí đấu tranh giai cấp, là công cụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội Lênin từng nói: Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Trong xã hội có phân chia giai cấp, những người sáng tạo ra các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật khơng đứng ngồi, đứng trên giai cấp mà bao giờ cũng thuộc về một giai cấp nhất định Các tác phẩm của họ, đặc biệt là các tác phẩm văn học nghệ thuật, bao giờ cũng mang dấu ấn thế giới quan giai cấp của tác giả Trong mỗi xã hội cụ thể, hoạt động xuất bản còn chịu tác động mạnh mẽ của Nhà nước thống trị Trong xã hội phân chia thành giai cấp, giai cấp nào giữ địa vị thống trị về kinh tế cũng sẽ nắm địa vị thống trị về văn hoá tính thần Nhà nước thống trị trong xã hội luôn luôn có ý thức sử dụng xuất bản làm công cụ thống trị và gìn giữ địa vị của giai cấp thống trị Hoạt động xuất bản trong xã hội có giai cấp không thể đứng ngoài, đứng trên các giai cấp, là hoạt động xã hội mang tính giai cấp cụ thể và rõ rệt
Tính giai cấp trong hoạt động xuất bản thể hiện trên nhiều phương diện Trước
hết, nó biểu hiện ở nội dung sách thông qua đề tài, quan điểm tư tưởng, giá trị thực tiễn của tác phẩm; ở hệ thống tổ chức và phương thức hoạt động xuất bản Tính giai cấp thể hiện thông qua sự định hướng phát triển đất nước, qua hệ thống luật pháp,
qua hệ thống chính sách tác động cụ thể trong lĩnh vực xuất bản của Nhà nước và thông qua đội ngũ cán bộ hoạt động trên lính vực xuất bản do Nhà nước đó đào tạo Tính giai cấp là thuộc tính khách quan của sách và hoạt động xuất bản
Thứ ba: Tính quần chúng
Xuất bản là một hoạt động mang tính quần chúng rõ nét; bản chất của nó là
hoạt động truyền bá, phổ biến các tác phẩm cho nhiều người Tính quần chúng thể
hiện ngay ở mục đích, lực lượng và phương thức tiến hành hoạt động xuất bản
Đề tài tác phẩm được xuất bản căn cứ vào nhu cầu của quần chúng độc giả
Trang 16người cùng biết, cùng thưởng thức và đánh giá Yếu tố quần chúng vừa là động lực sáng tạo vừa là những thước đo giá trị của các tác phẩm văn hoá tinh thần C.Mác đã từng chỉ rõ: “ lí luận cũng trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [20, tr.50]
Tính quần chúng của xuất bản cũng thể hiện ở phương tiện truyền bá, phương thức hoạt động xuất bản Đó là quá trình hoạt động đồng bộ, nối tiếp gồm nhiều khâu, do một tập thể lao động thực hiện với nhiều loại hình chuyên môn khác nhau
như: biên tập, im ấn, phát hành
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tính quần chúng trong hoạt động
xuất bản yêu cầu phải bám sát nhu cầu bạn đọc, làm ra nhiều loại sách phong phú,
đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của quần chúng Sách và việc xuất bản sách có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Sách không chỉ nâng cao nhận thức chính trị, trình độ tự giác trong việc tiếp thu và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn tác động vào tình cảm cách mạng, ý chí, lòng nhiệt tình của quần chúng Sách không những tác động vào lý trí mà còn có thể tác động mạnh mẽ vào tình cảm bạn đọc Bởi vậy, nó không chỉ truyền bá đường lối chính sách mà còn động viên cổ vũ, hướng dẫn nhân dân hăng hái thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Bằng các loại sách cổ động chính trị, gương người tốt việc tốt, xuất bản có thể cùng với báo chí dấy lên các phong trào cách mạng rộng khắp nhằm thực hiện những mục tiêu
chính trị cụ thể từng thời kỳ
Thứ tư: Tính chất văn hoá chuyên ngành
Trang 17thế giới Trong xã hội hiện đại với nền văn minh trí tuệ và sự mở cửa, văn hóa càng
thể hiện vai trò đặc biệt với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc
Tuy nhiên, xuất bản là một hoạt động văn hoá đặc thù, tính đặc thù của nó thể hiện trên các phương diện sau đây:
+ Sản phẩm sáng tạo của xuất bản là các xuất bản phẩm chủ yếu là sách, đó là sản phẩm văn hoá đặc biệt Trong cơ chế thị trường đó là những “hàng hoá” đặc
biệt Giá trị của sách không thể hiện ở giá trị trao đổi mà chủ yếu là thể hiện ở giá trị
sử dụng Giá trị sử dụng của xuất bản phẩm chủ yếu không phải do lao động cụ thể của những người làm nghề xuất bản tạo nên mà là do lao động sáng tạo của các tác
giả Giá trị mà lao động cụ thể này làm ra không đáp ứng một nhu cầu cụ thể trực
tiếp mà nhằm hoàn thiện con người, phát triển nhân cách con người Vì vậy, giá trị
này là vô hình, không thể cân, đo, đong, đếm được Người mua sách không thể trả tiền theo giá thành sản phẩm, mà chỉ trả tiền hưởng thụ tác phẩm, không phải để
chiếm hữu tác phẩm Vì bản chất lao động sáng tạo tác phẩm văn hố khơng phải là lao động sinh lợi
+ Xuất bản là hoạt động sản xuất đặc biệt, thực chất không phải là hoạt động sản xuất mà chỉ là hoạt động truyền bá, dịch vụ văn hoá
+ Thị trường xuất bản phẩm là thị trường đặc biệt, vừa có tính chất thương mại, vừa không có tính chất thương mại; vừa theo quy luật cung cầu vừa không hoàn toàn theo quy luật cung cầu
Trong cơ chế thị trường, kinh tế và văn hoá giống nhau ở chỗ phải có tiền mới
hoạt động được Song chúng khác nhau ở chỗ, frong hoạt động kinh tế, tất cả vì lợi nhuận, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp; còn ở văn hoá tất cả
phải vì đời sống tỉnh thần, vì sự hoàn thiện nhân cách con người Văn hoá cân tiền để hoạt động nhưng không hoạt động vì tiền
Trang 181.1.2.2 Đặc điển của hoạt động xuất bản
Đặc điểm thứ nhất: xuất bản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng vừa là hoạt động kinh tế
Là một bộ phận của văn hoá, xuất bản chịu sự chi phối của các quy luật phát triển văn hoá Lao động xuất bản trong đó trung tâm là biên tập, một loại lao động khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng tạo văn học, nghệ thuật Nó là lao động chất xám
Xét về phương diện mục đích và hiệu quả thì xuất bản hướng tới việc cảm hoá con người, nâng cao nhận thức toàn diện của con người nhằm cải tạo con người, cải tạo thiên nhiên và xã hội vì mục đích của con người Nó là một hoạt động tinh than, hoạt động trí tuệ và vì trí tuệ Song các sản phẩm của trí tuệ là sách đã “nhiễm” vào con người thì nó không thể chỉ là dạng tinh thần, mà đến “cái ngưỡng” nhất định nó
sẽ chuyển hoá thành lực lượng vật chất
Nhưng hoạt động văn hoá - tư tưởng không thể xã hội hố, khơng thể chuyển
tải các ý tưởng của mình tới công chúng khi không có các điều kiện vật chất nhất định, không thông qua hoạt động sản xuất Vì vậy, xuất bản còn là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế Từ sự phân tích trên, chính lao động của biên tập viên đã là lao động vật chất Họ đã vật chất hoá các ý tưởng của NXB, của nhà văn, nhà khoa học thành các bản thảo với tư cách là các công cụ, đối tượng lao động đặc thù Nhưng lao động đó mới chỉ là lao động sáng tạo ra bản gốc, bản mẫu Nó phải trải qua quá trình vật chất hoá các giá trị tinh thần thành các xuất bản phẩm cụ thể Quá trình này được thực hiện với sự hỗ trợ của các phương tiện và kỹ thuật của công nghệ in Tac phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu khoa học, sau khi được NXB hoàn chỉnh, được in hàng loạt thì sự hao phí về lao động sống, lao động
quá khứ được thể hiện khá rõ ở công đọan này Khi đó nó trở thành xuất bản phẩm; như mọi sản phẩm khác, xuất bản phẩm là một thực thể vật chất Khi qua lưu thông, tiêu dùng để thực hiện mục đích cuối cùng của xuất bản phẩm, của sản xuất vật
Trang 19chuyển tải nó Nhưng không thể không tính đến các hao phí vật chất đã đầu tư trong
quá trình sản xuất Người mua sách chấp nhận cái “vỏ vật chất” do nhà xuất bản thực hiện, để tiêu dùng “cái” giá trị đích thực chứa đựng bên trong nó Như vậy, người sản xuất - xuất bản là “người bán” và người tiêu dùng - bạn đọc là “người mua” đã gặp nhau, quá trình sản xuất lưu thông đã được thực hiện NXB thu được những cái cần thu đó là hiệu quả chính trị, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế Bạn đọc tìm thấy cái mình cần qua tiêu dùng sách
Đặc điểm này cho ta thấy rõ sự tác động qua lại giữa hai hệ thống quy luật phát triển văn hoá và quy luật kinh tế trong xuất bản Từ đó giải quyết mối quan hệ tác động giữa chúng, tiến tới xử lý thỏa đáng mối quan hệ về hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội, hiệu quả chính trị của hoạt động xuất bản và của từng xuất bản phẩm cụ thể Đặc điểm thứ hai: Xuất bản phẩm là kết quả của quá trình tư duy và quy trình
sản xuất đặc thù
Ở các nước phát triển, xuất bản là một loại ngành nghề và nó trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật đạt lợi nhuận cao Hoạt động của nó là dạng hoạt động sản xuất vật chất đặc biệt Tính đặc biệt do yêu cầu đòi hỏi của sản phẩm sách quy định Toàn bộ quy trình sản xuất hàng hoá sách là một quá trình của lao động tư duy, lao động trí óc Đây là nhu cầu khách quan của việc sản xuất sản phẩm văn hoá tính thần Bởi vì, chỉ có sự tư duy và tư duy sáng tạo mới “đẻ” ra những “đứa con tinh thần”; từ đó thông qua một quy trình sản xuất đặc thù, giá trị tinh thần do tư duy
mang lại được vật chất hoá thành xuất bản phẩm
Trong nhiều trường hợp, để thực hiện mục tiêu, phương hướng kế hoạch, NXB
đã chủ động trong việc hình thành tác phẩm Bằng các cuộc vận động sáng tác, bằng
Trang 20trong việc trình bày, minh hoạ, làm maket bìa Đồng thời với lao động của biên tập viên các lao động khác trong quá trình xuất bản cũng là lao động trí óc Họ là những người thực hiện các công đoạn tiếp theo của các lao động biên tập, để sản xuất ra
các sản phẩm văn hoá tinh thần
Tính đặc biệt của lao động ở NXEB là lao động tạo ra sản phẩm đơn chiếc, đó chính là bản thảo tác phẩm hoàn chỉnh thành bản mẫu (bản can) Mỗi cuốn sách có mục đích yêu cầu nội dung và hình thức riêng, vì vậy có quy trình ngắn, đài và thời gian lao động khác nhau Khi qua in, các bản mẫu (bản can) được nhân lên thành
hàng loạt các bản sách Từ đó xuất bản phẩm ra đời và lưu thông để phục vụ tiêu
dùng Những người bán loại “hàng hoá” này phải có một trình độ nhất định và phải biết tuyên truyền, giới thiệu Đặc biệt là hướng bạn đọc tìm đến những nội dung họ cần tìm hiểu, hoặc giới thiệu những sách có nội dung liên quan, gần gũi với cái họ cần Thông qua thị trường, những người làm công tác phát hành sách phải phản ánh
trở lại để NXB điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xuất bản, nâng cao chất lượng xuất ban
phẩm Như vậy, hoạt động xuất bản sách là loại hình lao động đặc thù, do chính “hàng hoá” sách quy định Người bán sách là bán sản phẩm trí tuệ, họ phải có trí tuệ, lao động của họ là lao động không đơn thuần là mua và bán
Đặc điểm thứ ba: Xuất bản phẩm là một loại “hàng hoá” đặc biệt
La mot loại sản phẩm của quá trình sản xuất vật chất, xuất bản phẩm nói chung, sách nói riêng cũng như mọi sản phẩm khác, nó là kết quả của lao động sống và lao động quá khứ được vật hoá Vì vậy, xuất bản phẩm cũng có giá trị và giá trị sử dụng, khi vào lưu thông nó trở thành hàng hoá và chính từ thị trường trao đổi mới có thể thực hiện giá trị của nó Nhưng sách là một loại hàng hoá đặc biệt, tính đặc biệt ở đây là do tính đặc biệt của giá trị và giá trị sử dụng của sách quy định
Về giá trị của xuất bản phẩm:
Xuất bản phẩm nói chung sách nói riêng là sản phẩm kết tinh từ lao động xuất bản, bao gồm lao động sống và lao động quá khứ Các tiêu hao về chất xám, về lao động trí óc khơng được lượng hố và cụ thể hố thơng qua các đơn vị đo lường như
mọi sản phẩm vật chất thuần tuý khác Nhưng dù việc lượng hoá, cụ thể hoá đạt đến
Trang 21không thể phan ánh được những hao phi của lao động sáng tạo ra các giá trị tĩnh thần, mà chính nó lại là giá trị đích thực của xuất bản phẩm Giá trị lao động xuất bản khác lao động sản xuất khác ở đặc trưng này Nếu tính trong cơ cấu chi phí xuất
bản nó chỉ chiếm trên dưới 30%, song có thể coi nó là 100% giá trị xuất bản phẩm,
bởi vì nếu bên trong không chứa đựng giá trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật thì dù là giấy tốt, in đẹp cũng vô nghĩa Vì vậy, khi nói đến giá trị của xuất bản phẩm là nói đến giá trị nội dung, tỉnh thần mà nó chuyển tải
Về giá trị sử dụng của xuất bản phẩm:
Khi vào lưu thông, qua trao đổi giá trị của xuất bản phẩm được thực hiện Cái
thuộc tính về giá trị của xuất bản phẩm là cái người mua cần Đương nhiên họ phải chấp nhận mua cả nội dung và hình thức cuốn sách, giá cả ở đây cũng biểu hiện giá trị của hàng hoá Một cuốn sách có nội dung tốt có thể bán giá cao, nếu lại được in trên giấy tốt, trình bày đẹp người mua chấp nhận cái chi phí đó ở giá bán Ngược lại, một cuốn sách nội dung bình thường, dù là In trên giấy tốt cũng sẽ ít người mua, thậm chí bị ế
Khi xét tới giá trị sử dụng của xuất bản phẩm, ta có thể thấy các thuộc tính sau:
- Trong tiêu dùng giá trị của xuất bản phẩm không những không mất đi mà còn được nhân lên Người đọc sách không chỉ thoả mãn tức thời, như uống nước khi khát, mà cái giá trị nội dung tiếp nhận còn được tích luỹ lâu dài trong nhận thức Đọc một cuốn sách hay có khi nhớ cả đời Người đọc sách còn truyền cho người khác qua việc kể lại nội dung Một cuốn sách đâu chỉ một người đọc, mà được chuyền tay nhau để đọc Đặc biệt khi ở trong thư viện thì vòng luân chuyển của sách lại càng cao
- Người tiêu dùng sách sẽ hài lòng khi được tiếp thu giá trị của nó và không chỉ có vậy cái mà tiếp nhận được sẽ giúp cho người tiêu dùng có những quyết định đúng
đắn trong cuộc sống, đưa họ tới những hoạt động không phải chỉ là ở dạng tỉnh thần
mà còn sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, các giá trị mới Các giá trị tinh thần của
xuất bản phẩm được tiêu dùng không những không mất đi, mà còn chuyển hoá thành
Trang 221.1.3 Những căn cứ pháp lý quy định vẻ tổ chức hoạt động xuất bản ở
Việt Nam
Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tuyên bố đảm bảo quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản Tháng 11 năm 1946, Quốc hội họp kỳ họp thứ 2 đã thông qua Hiến
pháp, bảo đảm quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản:
“Công dân Việt Nam có các quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản ”[15, tr.10]
Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang
giai đoạn mới với 02 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và củng cố miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà Từ đó chế độ tự do xuất bản được thi hành rộng rãi, không có kiểm duyệt trước khi in Để hợp thức hóa chế độ tự do xuất bản đã được thi hành trong 12 năm (1945 - 1957), ngày 18 tháng 6 năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc luật số 03/SLt về Chế độ xuất bản, đặt cơ sở
pháp lý đầu tiên cho sự phát triển nền xuất bản Việt Nam Điều 1 Sắc luật đã ghi:
“Quyền tự do xuất bản của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm Tất cả các xuất bản
phẩm đều không phải kiểm duyệt trước khi xuất bản, trừ tinh thé khan cap, néu
Chính phủ xét cần” Đây là lời tuyên bố chính thức và có giá trị nhân văn sâu sắc
của Nhà nước Việt Nam, để khẳng định quyền con người và bảo đảm về mặt pháp lý
cho việt thực hiện trong thực tế Quyền tự do xuất bản ở đây được hiểu theo quy định chi tiết thi hành Sắc luật ghi tại Nghị định số 275/TTg ngày 24/6/1957 là: 1 Mọi NXB đã được thành lập thì có quyền xuất bản các tác phẩm mà mình cho là phù hợp với tôn chỉ, mục đích và phương hướng xuất bản của mình Nhưng tự
do xuất bản không thể là tự do bừa bãi nên nội dung xuất bản phẩm phải tuân theo 05 nguyên tắc về tuyên truyền quy định ở Điều 11, Sắc luật số 003/SLt
Là một chính quyền non trẻ mới thoát khỏi cuộc chiến tranh chống Pháp 03 năm, Nhà nước Việt Nam đã nhận thức đây đủ và sâu sắc về vị trí, vai trò và tính
chất của hoạt động xuất bản thể hiện tại Điều 3 Sắc luật:
Trang 23có tính chất đơn thuần kinh doanh, mà là hoạt động văn hóa có ảnh
hưởng nhiều đến giáo dục tư tưởng cho nhân dân, cho nên hoạt động xuất bản nhằm phục vụ quyền lợi của Tổ quốc, nhân dân, xây dựng và bảo vệ
chế độ dân chủ nhân dân [35, tr.2] - Đến nay nhận thức này vẫn còn nguyên gia tri
Từ khi có Sắc luật số 03/SLt, hoạt động xuất bản luôn phát triển đúng hướng, từng bước thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ xuất bản phẩm của nhân dân, góp phần đắc lực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Thành tựu của hoạt động xuất bản trong các năm từ 1957 — 1993
nằm trong phạm vi điều chỉnh của Sắc luật 003/SLt Nhiều văn bản của Chính phủ,
Bộ Văn hóa Thông tin và các Bộ, các Ngành đã giải thích, hướng dẫn và cụ thể hóa Sắc luật phù hợp với từng thời gian như: Chế độ nhuận bút của Nhà nước; chính sách giá (giá giấy, công ¡n, vật tư, giá xuất bản phẩm); định mức lao động trong nhà xuất bản; thủ tục và thể lệ xuất bản; chức danh viên chức ngành Xuất bản ; Tuy nhiên các văn bản pháp quy còn thiếu đồng bộ, không nhất quán và thường xuyên thay
đổi Ví dụ chế độ nhuận bút được ban hành năm 1974 đến năm 1980 thay đổi, 1985, 1986, 1989 lại có bổ sung thay đổi và đến năm 2002 áp dụng theo Nghị định
61/2002!INĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phú Trong bàn chức danh viên chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ các viên chức NXB do Bộ Văn hóa ban hành năm
1985 đã quy đinh cụ thể tiêu chuẩn, chức danh và yêu cầu của từng chức danh Bản
Trang 24hay hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đơn thuần? Chính vì không xác định rõ vấn đề này nên bản chức danh viên chức xuất bản này không áp dụng được trong các NXB ở nước ta hiện nay
Trong điều kiện hoạt động không có tính chất kinh doanh, công cụ tài chính, tiền tệ được NXB sử dụng rất có mức độ, các công cụ này không phát huy được vai trò tác dụng trực tiếp Quỹ lương được Nhà nước bao, sản xuất thua lỗ nhà nước bù toàn bộ Với “lợi thế” này, các NXB chỉ sử dụng công cụ tài chính, tiền tệ như là một phương tiện hoạt động đương nhiên được có Ngay cả vấn đề bảo toàn vốn cho Đảng và Nhà nước, các NXB cũng không phải “băn khoăn” lắm như các cơ sở sản xuất khác Vì vậy, công cụ tài chính, tiền tệ được các NXB sử dụng chủ yếu vào việc quyết toán thu, chi với Nhà nước và chi trả lương cho cán bộ Các kích thích kinh tế và đòn bẩy kinh tế hầu như không được sử dụng trong quản lý của NXB Các chế độ chính sách về mặt kinh tế cũng không được sử dụng trong quản lý của NXB Vì vậy, trong cơ chế cũ, động lực kinh tế hầu như đã bị thủ tiêu, chỉ còn động lực chính trị, tinh thần Người lao động gắn với NXB không phải vì lợi ích kinh tế mà chủ yếu vì có một vị trí công tác với đồng lương tương đối ổn định (theo nghĩa tương đối) và một uy danh xã hội nhất định
Việc không thừa nhận tính chất sản xuất kinh doanh của các NXB tất yếu dẫn đến một thực tế nội dung hoạt động quản lý của các NXB là quản lý hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của quy trình xuất bản sách, không quản lý về mặt kinh tế của hoạt động sản xuất này
Trang 25chú ý đầy đủ mà chỉ quan tâm đến việc sản xuất những gì? số lượng bao nhiêu? có đáp ứng được đòi hỏi của cấp trên hay không? Đó là một thực trạng có tính phổ biến trong công tác quản lý của toàn ngành Xuất bản nói chung cũng như của mỗi NXB nói riêng
Xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế - xã hội, để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, hòa nhập với xu thế phát triển của thời đại, Đại hội VỊ của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới Hiến pháp 1992 và các đạo luật lần lượt ra đời, thể chế hóa Nghị quyết Đại hội VI Trong không khí lập pháp đó, dự án Luật Xuất bản đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 07/7/1993 Nhu vậy, từ tháng 7/1993, ở Việt Nam các hoạt động xuất bản đã có các quy tắc xử sự trong các quan hệ xã hội về xuất bản, Luật Xuất bản là cơ sở pháp lý, hành lang pháp luật đã hình thành, tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển Luật này đã kế thừa được những giá trị tỉnh hoa của Sắc luật số 003/SLt ngày 18/6/1957, tổng kết được thực tiễn lãnh đạo và quản lý xuất bản trong 36 năm (1957 — 1993) cha Đảng và Nhà nước ta, đón nhận được những đòi hỏi mới của cơ chế thị trường ở Việt Nam và nhu cầu hòa nhập trong cộng đồng quốc tế
Từ hoạt động kinh doanh trong cơ chế cũ đã chuyển sang hoạt động sản xuất
kinh doanh có tính đặc thù đã đưa đến sự thay đổi về chất trong tổ chức và quản lý
của NXB Ngay từ sau Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, các NXB nước ta đã chuyển hẳn ti hạch toán thu chỉ sang hạch toán kinh doanh NXB không chỉ là một cơ quan tư tưởng văn hóa đơn thuần mà còn là một đơn vị sản xuất kinh doanh Do bản chất xã hội của hoạt động xuất bản và NXB ở nước ta không thể đặt vấn đề kinh doanh tư tưởng và văn hóa Nhưng hoạt động tư tưởng văn hóa thông qua một quá trình sản xuất cụ thể, tạo ra những sản phẩm cụ thể cung cấp cho xã
hội, thì vấn đề kinh doanh là tất yếu trong điều kiện vận động theo cơ chế thị trường
Trang 26Để làm được việc đó tất yếu phải sử dụng các phạm trù tiền tệ, giá trị Đây
chính là cơ sở để quy luật giá trị xuất hiện và phát huy tác dụng Vấn đề tiêu thụ sản
phẩm cũng tiến hành theo phương thức khai thác trước, kinh phí của Nhà nước để
mua sách cho thư viện, cơ quan, trường học giảm hẳn Các NXB không còn được bao tiêu sản phẩm như trước mà việc tiêu thụ thực hiện theo cơ chế mua bán Làm
thế nào để bán được sản phẩm? Xuất bản những xuất bản phẩm nào thì có thể bán được? Phương thức bán thế nào? Bán ở đâu? là những câu hỏi mà NXB phải thường
xuyên phải giải đáp, quy luật cung - cầu đã thực sự đi vào hoạt động xuất bản và
phát huy tác dụng Để có được những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu xã hội, để có nhiều cộng tác viên, để có những ưu thế thuận lợi trong tổ chức sản xuất, để có
những bạn hàng (bạn đọc) đòi hỏi phải có sự đua tranh nhất định Đó chính là cơ sở để quy luật cạnh tranh đi vào hoạt động Đồng thời quy luật giá trị đòi hỏi các NXP phải lấy giá cả thị trường của xuất bản phẩm làm căn cứ cho toàn bộ những tính toán trong sản xuất và kinh doanh Quy luật cung - cầu đòi hỏi NXB phải xuất bản những đầu sách mà xã hội cần chứ không phải những đầu sách mà mình đang có sẵn
Rõ ràng trong cơ chế thị trường các NXB phải có sự thay đổi để thích ứng cả trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn Điều này đòi hỏi Đảng, Nhà
nước phải có những chính sách kịp thời, thỏa đáng đảm bảo cho NXB thích ứng với cơ chế mới Tính chất sản xuất kinh doanh trong hoạt động xuất bản được khẳng định NXB là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập
Khi chuyển sang cơ chế thị trường hầu như tất cả các NXB đều có thay đổi về mô hình tổ chức Đặc điểm nổi bật trong đổi mới tổ chức NXB là: các NXB chuyển dân từ một đơn vị sự nghiệp sang doanh nghiệp nhà nước và hầu hết các NXB đã tiến hành đăng ký lại theo Nghị định số 384/CP và Nghị định số 388/CP của Chính
phủ và được phân loại theo các tiêu chí về độ phức tạp của quản lý và hiệu quả hoạt động
Như vậy, đến những năm đầu thập kỷ 90, căn cứ tình hình thực tế và các quy
định của Nhà nước (Nghị định số 384/CP và Nghị định số 388/CP) mô hình tổ chức
Trang 27nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp công ích Nhà nước quản lý hoạt động xuất bản bằng Luật Xuất bản và một số ngành luật khác có liên quan như: Luật Hành chính, Bộ Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Lao động, để điều chỉnh các quan hệ xã hội về xuất bản nhằm mang lại hiệu quả cao về kinh tế, chính trị, xã hội thông qua một hệ thống cơ quan từ Trung ương xuống địa phương
Đến nay, theo Điều I1 Luật Xuất bản năm 2004 quy định Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện hoặc đơn vị sự nghiệp có thu Đây là lần đầu tiên một văn bản luật ở nước ta quy định cụ thể mô hình doanh nghiệp áp dụng cho các NXẼB
Để hiểu rõ các căn cứ pháp lý về tổ chức hoạt động xuất bản ở Việt Nam trong
tình hình hiện nay, Luật Xuất bản sửa đổi năm 2004 đã quy định rất cụ thể về hoạt động xuất bản như sau:
Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, hay nói cách khác cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản là Chính phủ Là cơ quan có thẩm quyền chung, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc điều hành và quản lý hoạt động xuất bản trong cả nước Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Văn hố - Thơng tin thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ
[23, Điều 7]
Theo Điều 8, Luật Xuất bản sửa đổi năm 2004 (Luật Xuất bản năm 2004) nội
dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản; ban hành theo thẩm quyền các văn
bản quy phạm pháp luật, chính sách về hoạt động xuất bản; Quản lý công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản; Quản lý hợp tác quốc tế trong
hoạt động xuất bản; Tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu; Thanh tra, kiểm tra, giải
Trang 28hiện công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao
Từ quan điểm của Đảng về vai trò, vị trí và đặc điểm của xuất bản như đã nêu ở phần trên, Luật Xuất bản năm 2004 có những quy định rất cụ thể, chặt chẽ về những vấn đề quan trọng như: Thủ tục thành lập NXB, trách nhiệm cơ quan chủ
quản NXB; việc bổ nhiệm và trách nhiệm của Giám đốc - Tổng biên tập NXB; trình
tự xây dựng và duyệt kế hoạch xuất bản hàng năm; việc lưu chiểu xuất bản phẩm 1.1.3.1 Thành lập nhà xuất bản
Điều 12 Luật Xuất bản năm 2004 quy định việc thành lập NXB phải có đủ các điều kiện sau đây: Có tôn chi, mục đích, đối tượng phục vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; Có người lãnh đạo NXB đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản I Điều 14 và đội ngũ biên tập viên đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này; Trong các chức danh lãnh đạo NXB phải có ít nhất một người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản từ ba năm trở lên; Có trụ sở hoạt động, vốn và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của pháp luật; Phù hợp với quy hoạch phát triển sự nghiệp xuất bản toàn quốc, quy hoạch của từng ngành, từng địa phương
Điều 16 Luật Xuất bản năm 2004 quy định việc cấp giấy phép thành lap NXB như sau: Trước khi thành lập NXB, cơ quan chủ quản phải có hồ sơ xin cấp giấy
phép gửi Bộ Văn hoá - Thông tin Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép ghi tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ,
giám đốc, tổng biên tập, trụ sở và vốn của NXB;
- Lý lịch trích ngang của giám đốc, tổng biên tập và danh sách biên tập viên
NXB
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hố - Thơng tin phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ
lý do
Trang 29Sau khi được cấp giấy phép hoạt động, cơ quan chủ quản trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của mình được Chính phủ quy định; cơ quan chủ quản ra Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ cho NXB Sau khi các thủ tục thành lập NXB hoàn thành thì NXB mới được phép hoạt động
Trong quá trình hoạt động, NXB có trách nhiệm xuất bản những tác phẩm của công dân, tổ chức có nội dung phù hợp với tôn chỉ mục đích của NXB và không vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật Xuất bản năm 2004
1.1.3.2 Cơ quan chủ quản Nhà xuất bản
Điều 13 Luật Xuất bản năm 2004 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản NXB Cơ quan chủ quản NXB là cơ quan, tổ chức đứng tên xin phép thành lập NXB, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Xác định và chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt
động của NXB; xét duyệt kế hoạch xuất ban cua NXB;
- Cấp vốn ban đầu và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác để NXB hoạt động; - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, tổng biên tập NXB sau khi có
văn bản thỏa thuận của Bộ Văn hố - Thơng tin;
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động của NXB theo thẩm quyên;
- Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của NXB trong hoạt động xuất bản theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình
Để tăng cường vai trò của các cơ quan chủ quản báo chí xuất bản, ngày 02/5/2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chủ trì Hội nghị lãnh đạo các cơ quan chủ quản, với nội dung chính là “nâng cao hơn nữa vai trò và trách nhiệm cơ quan chủ quản trong chỉ đạo và quản lý báo chí, xuất bản ”
Trang 30xét duyệt kế hoạch xuất bản của các đơn vị theo thẩm quyền; Đầu tư xây dựng cơ sổ vật chất, trang bị và cấp vốn cho NXB; Tăng cường công tác tổ chức cán bé;
1.1.3.3 Giám đốc, Tổng biên tập, Biên tập viên của NXB
Điều 14 Luật Xuất bản năm 2004 quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn
của Giám đốc, Tổng biên tập NXB như sau:
Giám đốc, Tổng biên tap NXB là công dân Việt Nam; có đăng ký hộ khẩu
thường trú tại Việt Nam; có trình độ đại học, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xuất bản và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt
Giám đốc NXB có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Bảo đảm thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của NXB; Xây dựng bộ máy tổ chức và nhân lực của NXB; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xuất bản; Ký quyết định xuất bản đối với từng bản thảo trên cơ sở kế hoạch xuất bản đã đăng ký; Ký duyệt bản thảo trước khi đưa in và ký duyệt xuất bản phẩm trước khi phát hành; Định giá, điều chỉnh giá bán lẻ
xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật, kể cả xuất bản phẩm liên kết; Quản lý
tài sản và cơ sở vật chất của NXB; Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản và trước pháp luật về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của NXB
Tổng biên tập NXB có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Giúp Giám đốc NXB xây dựng kế hoạch xuất bản; - Tổ chức bản thảo;
- Tổ chức biên tập bản thảo;
- Đọc duyệt bản thảo trước khi trình Giám đốc NXB và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của NXB
Điều 15 Luật Xuất bản năm 2004 quy định Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên NXB như sau: Biên tập viên NXB là công dân Việt Nam; có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam; có trình độ đại học, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về xuất bản và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt
Biên tập viên NXB có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Trang 31- Được khước từ biên tập những tác phẩm mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 10 của Luật này và báo cáo với giám đốc, tổng biên tập NXB;
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc NXB và trước pháp luật về nội dung xuất
bản phẩm do mình biên tập
1.1.3.4 Kế hoạch xuất bản hàng năm
Kế hoạch xuất bản là bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ, phương hướng cho việc xuất bản trong thời gian tới, nhằm thực hiện đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng theo chức năng của từng NXB Do vậy, việc duyệt kế hoạch xuất bản có vai trò quyết định trong việc đảm bảo tính chất định hướng của hoạt động xuất bản Theo Điều 18 Luật Xuất bản năm 2004 quy định, hằng năm NXB phải đăng ký kế hoạch xuất bản với Bộ Văn hố - Thơng tin trước khi xuất bản
Trình tự duyệt kế hoạch xuất bản của NXB (Quy định tại Điều 18 Luật Xuất ban
năm 2004 và Điều 10 Nghị định số I 11/2005/ NĐÐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ
quy định chi tiết thi và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản năm 2004) Giám đốc NXB ký duyệt vào bản đăng ký kế hoạch xuất bản của NXB trình lên lãnh đạo cơ quan chủ quản Trong bản đăng ký ghi rõ các nội dung chính sau đây: Tên tác phẩm, tên tác giả, dịch giả, tóm tắt nội dung, đối tượng phục vụ, số trang, số in và thời hạn ra sách Sau khi được lãnh đạo cơ quan chủ quản đồng ý, NXB trình lên cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản (Bộ Văn hoá - Thông tin) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được kế hoạch xuất bản, cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản phải có trách nhiệm xem xét và xác nhận việc đăng ký kế hoạch xuất bản bằng văn bản, NXB lam giấy trích ngang (ra quyết định) đưa in (theo mẫu thống nhất)
1.1.3.5 Lưu chiểu xuất bản phẩm
Điều 27 Luật Xuất bản năm 2004 quy định tất cả xuất bản phẩm phải được nộp lưu chiếu trước khi phát hành Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm được thực hiện
theo quy định sau đây:
Trang 32- Cơ quan, tổ chức có tài liệu do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản, ngoài số bản phải nộp theo quy định tại điểm a khoản này còn phải nộp hai bản cho Uy ban nhan dan cấp tỉnh
- Sau khi xuất bản phẩm được phát hành, NXB, co quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp năm bản cho Thư viện Quốc gia Việt Nam; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản
Điều 28 Luật Xuất bản năm 2004 quy định Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức đọc xuất bản phẩm lưu chiểu; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đọc xuất bản phẩm
lưu chiểu do mình cấp giấy phép xuất bản Trong trường hợp phát hiện xuất bản phẩm vi phạm quy định của Luật này thì Bộ Văn hố - Thơng tin, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu NXB, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản tổ chức thẩm định nội dung và áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật Tóm lại sản phẩm xuất bản khác hẳn so với sẳn phẩm hàng hóa khác (không có nộp
lưu chiểu)
1.2 KHẢO SÁT MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NXB
TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Mô hình tổ chức, hoạt động của các NXB ở Trung Quốc
Cơ chế hoạt động xuất bản ở Trung Quốc rất gần với Việt Nam chúng ta Trung Quốc đã đưa ra một quy định rất rõ ràng đối với ngành xuất bản là: Trong khi phục vụ nhân dân, chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp xuất bản, ngành xuất bản phải lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận Đặng Tiểu Bình làm
kim chỉ nam để phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học, kỹ thuật và văn hóa Nền văn
hóa truyền thống của dân tộc Trung Quốc cần phải ưu tiên hàng đầu, đồng thời đẩy mạnh trao đổi văn hóa quốc tế, cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân
Ở Trung Quốc, các NXB hoạt động vẫn phải chịu sự quản lý của Nhà nước về
nội dung các xuất bản phẩm Không cho xuất bản những xuất bản phẩm có nội dung
liên quan đến việc thờ cúng, mê tín dị đoan hay có những tài liệu bị coi là quấy rối trật
Trang 33điều kiện, trong đó bao gồm việc có đủ các giấy phép cần thiết, mục đích kinh doanh rõ ràng, có đủ vốn và địa điểm cố định cho hoạt động kinh doanh
Hiện nay ở Trung Quốc có khoảng 500 NXB Các NXB này đều chịu sự quan lý chặt chẽ của Nhà nước Không có một tổ chức, cá nhân nào được phép xuất bản nếu không được nhà nước cho phép
Về cơ chế hoạt động, các NXB ở Trung Quốc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có điều kiện
Sau đây chúng ta sẽ khảo sát mô hình, cơ cấu tổ chức của một NXB cụ thể Đó là NXB Thống kê Trung Quốc
NXB Thong ké Trung Quốc thành lập năm 1995, là một NXB chuyên ngành Cơ quan chủ quản là Văn phòng Quốc gia về Thống kê của Trung Quốc
Cơ cấu tổ chức của NXB Thống kê Trung Quốc như sau:
- Văn phòng điều hành chung - Văn phòng Tổng biên tập - Phòng Tài chính - Phòng Xuất bản - Phòng Phát hành - Phòng Biên tập xuất bản định kỳ - Phòng Biên tập sách 1, 2, 3 và 4
Chức năng của NXB Thống kê Trung Quốc là xuất bản những xuất bản phẩm khác nhau về kinh tế, thống kê dưới các dạng tài liệu quan trọng, tài liệu giảng dạy, các loại sách chuyên đề, biên dịch, tham khảo và các tài liệu phổ biến khác Ngoài ra NXB con biên soạn và xuất bản tạp chí Thống kê Trung Quốc định kỳ và các xuất bản phẩm điện tử như Niên giám Thống kê cho từng lĩnh vực và từng địa phương
1.2.2 Mô hình tổ chức, hoạt động của các nhà xuất bản ở Anh
Các NXB của Anh chủ yếu là tư nhân và do tư nhân điều hành, Chính phủ chỉ
Trang 34lớn xuất bản hàng trăm nghìn đầu sách nhưng các NXB có quy mô nhỏ có khi một năm chỉ xuất bản được một vài đầu sách
Nếu như Mỹ là nước được coi là đứng đầu thế giới về số bản sách thì Anh được xếp hạng nhất thế giới về số đầu sách Sách xuất bản được phân phối với các hình thức rất đa dạng: bán qua mạng Internet, qua điện thoại phí phát hành, chiết khấu được thỏa thuận giữa NXB với người mua
Để hiểu rõ hơn về mô hình tổ chức, hoạt động xuất bản của các NXB ở Anh,
chúng ta sẽ khảo sát mô hình của NXB đại học Cambridge (Cambridge Ủniversity
Press)
Cambridge University Press là NXB vừa xuất bản vừa in ấn của Trường đại học Cambridge Đây là một trong những NXB nổi tiếng không chỉ ở Anh mà còn trên thế giới NXB thành lập từ năm 1584, chịu sự quản lý trực tiếp của một nhóm ủy viên đặc trách về xuất bản (Press Syndicate)
Cơ cấu tổ chức của NXB này gồm có:
+ Nhóm ủy viên đặc trách về xuất bản do một hiệu phó của trường làm chủ tịch + Bộ phận xuất bản - Nhóm phụ trách về Khoa học con người và xã hội - Nhóm phụ trách về Khoa học kỹ thuật - Nhóm phụ trách về Giáo dục - Nhóm phụ trách về Giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh - Nhóm phụ trách về Tạp chí - Nhóm phụ trách về Kinh thánh + Các chi nhánh - Chi nhánh tại Bắc Mỹ
Trang 35+ Bộ phận ¡n ấn - Phòng Khai thác In ấn - Phòng Sản xuất - Phòng Tài chính quản trị - Phòng Phát triển sản phẩm + Bộ phận hành chính - Phòng Phát triển kinh doanh - Phòng Phát hành - Phòng Tài chính - Phòng Hành chính - cán bộ
Như trên đã nói, hoạt động xuất bản ở Anh chủ yếu là do tư nhân điều hành và NXB dai hoc Cambridge ciing 14 mét NXB tu nhân, hoạt đông kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt động xuất bản của NXB này chủ yếu phục vụ học tập và đào tạo Nội dung những xuất bản phẩm nhà nước không quản lý nhưng không được trái với pháp luật
1.2.3 Mô hình tổ chức, hoạt động của các NXB ở Xin-ga-po
Giống như ở Anh, các NXB ở Xin-ga-po đều là NXB tư nhân Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các NXB ở đây đều theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Chính vì thế trong tên gọi của các NXB đều được viết dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn về xuất bản, nhu: Asiapac Books Pte Ltd, Flame Of The Forest Publishing Pte Ltd
Sau đây chúng ta sẽ khảo sát cụ thể mô hình hoạt động của NXB Khoa học thé
giới để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của các NXB ở Xin-ga-po
NXB Khoa học thế giới (World Scientific Publishing) thanh lap nam 1981 Với hơn 200 CBCNV, NXB này chủ yếu xuất bản các xuất bản phẩm mang tính chất học thuật cao về lĩnh vực khoa học và nghiên cứu, hàng năm xuất bản hơn 400 đầu sách và 70 tờ tạp chí trong nhiều lĩnh vực NXB có trụ sở chính tại Xin-ga-po và các chi nhánh tại Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc và Băng-la-đéc
Trang 36- Phong Bién tap
- Phong Marketing va ban hang
- Phong Ché ban va thiét ké
- Phòng Xếp chữ
- Phòng In ấn và phát hành - Phòng Xuất bản tạp chí - Xưởng In
- Các chi nhánh tại Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc và Băng-la-đéc Sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình hoạt động của một số nhà xuất bản trên thế giới
Như trên chúng ta đã khảo sát mô hình hoạt động của 03 NXB ở 03 nước tiêu biểu có nền kinh tế phát triển và đi đầu trong lĩnh vực xuất bản ở trên thế giới là Anh, Trung Quốc và Xin-ga-po Qua những thông tin đã khảo sát ở trên, chúng ta có thể thấy rằng mô hình hoạt động của các NXB ở Anh và Xin-ga-po là tương đối giống nhau, còn các NXB ở Trung Quốc thì khác hơn, mặc dù về cơ chế hoạt động theo mô hình doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh có điều kiện, gần với mô hình các NXB ở Việt Nam chúng ta Cụ thể sự giống và khác nhau của các mô hình hoạt động như sau
+ Thủ tục thành lập:
- Các NXB ở Anh và Xin-ga-po là các NXB do tư nhân quản lý, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nên thủ tục thành lập phải tuân theo các quy
định về thành lập công ty
- Các NXB ở Trung Quốc do nhà nước quản lý, mỗi NXB đều có một cơ quan
chủ quản Mọi thủ tục thành lập do cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm thực hiện và thành lập theo các quy định của Chính phủ trong lĩnh vực xuất bản
+ Tổ chức, hoạt động của nhà xuất bản
- Các NXB ở Anh, Xin-ga-po hay ở Trung Quốc đều có quy mô hoạt động rất lớn, không chỉ ở trong phạm vi quốc gia mà còn có các chi nhánh ở các nước khác
Trang 37- Các NXB đều có xưởng ¡in riêng để phục vụ công việc ¡in ấn cho riêng minh
- Các NXB không chỉ xuất bản sách mà còn xuất bản cả tạp chí định kỳ, thậm
chí cả tuần báo như ở Xin-ga-po
- Các bộ phận chức năng của các NXB ở Anh, Xin-ga-po và Trung Quốc được tổ chức quy mô với chức năng của từng bộ phận rất rõ ràng Các phòng về biên tập, phát hành, phát triển kinh doanh thị trường, tài chính là khơng thể thiếu được Ngồi
ra, có một vài NXB có thêm bộ phận chế bản, thiết kế, in ấn
+ Quan lý nhà nước đốt với các NXB
- Các NXB ở Anh và Xin-ga-po hoạt động tự do hơn, họ có thể xuất bản tất cả
những nội dung gì mà tạo nên lợi nhuận, miễn là không vi phạm luật pháp nước họ - Các NXB ở Trung Quốc hoạt động xuất bản được quản lý chặt chẽ hơn Mọi nội dung của xuất bản phẩm đều do Nhà nước định hướng và quản lý Nội dung được định hướng rõ ràng, phục vụ sự phát triển về văn hóa, kinh tế, chính trị và đặc biệt là hệ tư tưởng
1.3 MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM
1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển các nhà xuất bản
1.3.1.1 Vài nét về tình hình xuất bản sách trước năm 1945
Từ khoảng giữa những năm 20 của thế kỷ XX, với sự xuất hiện của các sách báo Mác-xít ở Việt Nam, với những tác phẩm sách báo và hoạt động xuất bản của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, sự nghiệp xuất bản sách Việt Nam bước sang một thời kỳ mới: đã bắt đầu phân chia thành nhiều khuynh hướng khác nhau, với những mục đích quy mô và phương thức xuất bản khác nhau Trong đó nổi lên hai dòng lớn đó là: công tác xuất bản cách mạng và hoạt động xuất bản công khai, hợp pháp của
chính quyền thực dân phong kiến và của tư nhân
Trang 38có xuất bản sách đã có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của lịch sử Những lực lượng xuất bản cách mạng và tiến bộ đã góp phần giữ gìn, bảo tồn và
phát huy nền văn hóa của dân tộc
Tuy nhiên, trong giai đoạn này một mảng lớn trong ngành Xuất bản sách thuộc về tư nhân Ngoại trừ một số cơ sở xuất bản thân chính quyền, một số khá
đông các NXB, nhà sách nổi tiếng như Tân Dân, Đời Nay, Tân Việt, trong Nam
cũng như ngoài Bắc, chưa kể đến những Thư xã tiến bộ (cơ sở xuất bản của Đông Kinh nghĩa thục, Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã, Quan hải tùng thư, ) đã có hàng loạt ấn phẩm tiến bộ, thấm đượm tinh thần văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo nên sự phát triển chung của tiến trình văn hóa dân tộc nói chung và lịch sử ngành Xuất bản sách nói riêng
1 3.1 2 Xuất bản sách Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954
Giai đoạn này bước đầu hình thành các cơ quan xuất bản của Đảng và Nhà nước khẳng định vai trò công tác xuất bản trong việc củng cố chính quyền Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo cụ thể hoạt động xuất
bản Ngày 05-12-1945 NXB Sự thật và báo Sự thật ra đời (tiền thân là NXB Giải
phóng và báo Cờ giải phóng) NXB Lao động trực thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cũng được thành lập trước đó ít ngày (23-11-1945) Đó là hai NXB được thành lập đầu tiên dưới chế độ dân chủ cộng hòa Năm 1948 thành lập NXB Văn nghệ, NXB Vệ quốc quân mảng sách văn học nghệ thuật được mở rộng
Trong khu vực tư nhân có cơ sở từ trước, sau khi cách mạng thành công phần lớn vẫn tiếp tục hoạt động Để định hướng hoạt động cho họ, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 18/SL và 159/SL của Chủ tịch nước và Nghị định 76-GD/NĐ của Bộ Quốc
gia giáo dục Các sắc lệnh về chế độ lưu chiểu và kiểm duyệt trên đây nhằm đưa các
NXB vào guồng máy chung kháng chiến kiến quốc của dân tộc và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của họ Trong giai đoạn này 60 NXB tư nhân da in được 350 đầu
sách [16, tr.75]
Trang 39hơn về loại hình, các NXB cũng thêm nhiều và chuyên môn hóa dần dần, đã có sự hòa nhập một bước với phe xã hội chủ nghĩa đang đi lên
1.3.1.3 Xuất bản sách Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
Giai đoạn 1954 - 1975, một giai đoạn lịch sử hết sức đặc biệt của lịch sử dân tộc và văn hóa nước ta Chưa bao giờ từ Tổ quốc ta, cùng lúc nhân dân ta phải tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược của hai cuộc cách mạng hết sức khác biệt là cách mạng xã hội chủ nghĩa (ở miền Bắc) và cách mạng dân tộc dân chủ, chống Mỹ cứu
nước (ở miền Nam) Về mặt văn hóa, đây cũng là lúc ở hai miền đất nước, với hai
chế độc chính trị khác biệt và đối chọi đã có hai nền văn hóa đối lập với nhau về tư tưởng và biểu hiện, đi theo những dòng chảy của hai hệ thống Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa khi thế giới đang ở thời kỳ đối cực giữa hai phe
Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết đã mở ra phương hướng mới của hoạt động xuất bản sách Trên thị trường xuất bản sách báo đã xuất hiện hai khuynh hướng
xuất bản gắn liền với hai chế độ đối lập Ở miền Bắc xây dựng và phát triển nền xuất
bản xã hội chủ nghĩa, ở miền Nam chạy theo khuynh hướng xuất bản sách ngày càng lệ thuộc vào văn hóa Mỹ và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi phản động
Với mục đích lập lại trật tự và kỷ cương cho ngành báo chí, xuất bản, ngày lI- 12-1956 Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 282/SL về hoạt động thông tin tuyên truyền và
xuất bản sách báo Sắc lệnh không chỉ khẳng định quyên tự do ngôn luận, tự do xuất
bản sách báo mà còn quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của thông tấn, báo chí và xuất bản về quy định những nhiệm vụ cơ bản của công tác tuyên truyền
Trong giai đoạn từ năm 1955 - 1956 và đầu năm 1957, cả miền Bắc có 14 NXB [16, tr.95], số lượng In chủ yếu là sách học và do các NXB nhà nước đảm nhiệm, lực lượng xuất bản tư nhân tuy có hoạt động song chủ yếu kinh doanh về in hơn là xuất bản sách
Trang 40Lao động, Giáo dục, Quân đội, Thanh niên, Phụ nữ, Kim đồng, Văn học, Âm nhạc, Văn hóa, Mỹ thuật, Y học, Thể dục thể thao, Khoa học xã hội, Khoa học kỹ thuật, Đại học, Nông nghiệp, Ngoại văn và hệ thống các nhà In, hệ thống các cơ quan phat hành sách quốc văn và ngoại văn đã hình thành một lực lượng chủ lực khá mạnh của binh chủng văn hóa tư tưởng Về mô hình tổ chức của các NXB giai đoạn này thuần túy là don vị sự nghiệp Cũng trong thời gian này được sự lãnh đạo của Đảng và
chính quyền các cấp theo tinh thần nội dung của các Chỉ thị 54 và 172 của Ban Bí
thư, công tác xuất bản đã hoạt động có nề nếp và tác dụng thiết thực đối với đời sống chính trị văn hóa toàn xã hội trong suốt 2l năm (1954 - 1975) hoạt động, tuy có các bước phát triển với các tốc độ khác nhau, trong thời kỳ có chiến tranh phá hoại cũng như thời kỳ hòa bình xây dựng
Tình hình xuất bản sách miền Nam trong vài ba năm đầu sau khi ký Hiệp định
Giơ-ne-vơ, số NXB tuy nhiều hơn miền Bắc nhưng số lượng sách in ra ít về số lượng
và nghèo nàn về nội dung Vì cả xã hội miền Nam lúc đó đang chìm trong chính sách khủng bố phát xít của Mỹ Diệm Giai đoạn từ năm 1960 - 1975, chính quyền Diệm phải nới lỏng một phần chế độ kiểm soát việc xuất bản sách, báo để tạo ra bộ mặt “dân chủ”, “tự do” trong tư tưởng và ngôn luận của học thuyết “cần lao - nhân vị”
1.3.1.4 Xuất bản sách Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985
Từ ngày 30-4-1975, cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới, công tác xuất bản sách, một binh chủng quan trọng trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng đã có những chuyển biến mạnh mẽ Sau khi thống nhất Tổ quốc, công tác xuất bản được ổn định về mặt tổ chức và mở rộng trong cả nước Với những phương tiện, vật tư được chuẩn bị trước ở miền Bắc và có thêm cơ sở vật chất kỹ thuật ở miền Nam, đội ngũ cán bộ xuất bản càng trưởng thành, sách và văn hóa phẩm cách mạng đã tăng nhanh về số lượng và đảm bảo về chất lượng Các NXB có chức năng nhiệm vụ xuất bản sách lý luận chính trị tiếp tục phát triển vững chắc dưới sự lãnh đạo của Đảng Yêu cầu trong giai đoạn mới của cách mạng đối với công tác xuất bản rất cao cả về số lượng và chất lượng Ở Trung ương, các NXB Sự thật, NXB Tư tưởng văn
hóa Trung ương và nhiều NXB khác đã kịp thời ra nhiều loại sách lý luận và chính