BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỔ CHÍ MINH
HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
NGUYÊN THỊ PHƯƠNG _
LIÊN DOANH, LIÊN KẾT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT BẢN NƯỚC TA
HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Ẵ (QUA KHẢO SÁT Ở ĐỊA BÀN HÀ NỘI) -_ CHUYÊNNGÀNH: XUẤT BẢN MA SO: 60 32 05 LUẬN VAN THAC SỸ TRUYỀN THONG DAI CHUNG
: HOC WEN BẢO CHÍä TUYÊN TRUYỂN | Người hướng dẫn khoa học: _
FT T123 PGS.TS ĐƯỜNG VINH SƯỜNG
| (26 [07
Trang 3
MỤC LỤC
Mo dau
Chương 1 - Liên doanh, liên kết trong hoạt động của các doanh nghiệp xuất bản nước ta hiện nay
1.1 LDLK - Một đòi hỏi tất yếu trong hoạt động SXKD của các
doanh nghiệp |
1.1.1 Khai niém vé LDLK
1.1.2 Sự cần thiết khách quan của việc thực hiện LDLK trong
hoạt động SXKD của các doanh nghiệp
1.2 LDLK trong hoạt động của các DNXB nước ta
1.2.1 DNXB và các loại hình DNXB
1.2.2 Đặc điểm hoạt động SXKD của các DNXB ~
1.2.3 Tính tất yếu của việc LDLK trong hoạt động của các
DNXB nước ta
Chương 2 - Thực trạng liên doanh, liên kết trong hoạt động của các doanh nghiệp xuất bản nước ta những năm qua :
2.1 Méi trường pháp lý để thực hiện LDLK trong hoạt động của các DNXB nước ta thời gian qua
2.1.1 Luật Xuất bản và các văn bản pháp quy chỉ đạo hoạt động LDLK trong lĩnh vực xuất bản
2.1.2 Tình hình thực hiện Luật Xuất bản và quy chế về LDLKK của các NXB:trong thời gian qua
Trang 42.2.1 Những thành tựu đã đạt được
2.2.2 Những hạn chế
Chương 3 - Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường và
phát triển hoạt động liên doanh, liên kết trong các
doanh nghiệp xuất bản nước ta những năm tới 3.1 Những định hướng cơ bản
3.1.1 Những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hoá Dự báo xu thế phát triển của xuất bản Việt Nam
3.1.2 Những định hướng cơ bản của Đảng, Nhà nước và của ngành đối với hoạt động xuất bản - in - phát hành
3.1.3 Quan điểm chỉ đạo và những yêu cầu cần phải đạt được
trong hoạt động LDLK
Trang 5SO DNNN DNXB LDLK NXB PHS SXKD VHTT XBP XHCN
CAC CHU VIET TAT
Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp xuất bản Liên doanh, liên kết
Nhà xuất bản Phát hành sách Sản xuất kinh doanh
Văn hoá - Thông tin
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài:
Đối với nước ta hiện nay,.xây dựng một nền xuất bản độc lập, tự chủ, hiện đại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là một đòi hỏi bức thiết và là một nhiệm vụ quan trọng Một chính sách quốc gia bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững đang đặt ra cho ngành xuất bản những nhiệm vụ quan trọng, cùng với những cơ hội và những thách thức lớn
Thời gian qua, hoạt động xuất bản đã có bước phát triển nhanh, từng bước
thích ứng với cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng
của người đọc, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế — văn hoá, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành xuất bản đang phải đối mặt với những thách thức, bất cập như
khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần đã tác
động xấu đến hoạt động xuất bản Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý và đội ngũ biên tập viên còn nhiều hạn chế, nhất là trong vấn đề hợp tac, LDLK với các đối tác trong và ngoài nước làm cho hiệu quả hoạt động của ngành xuất bản nói chung, các DNXB nói riêng cũng bị ảnh hưởng Vì vậy, nghiên cứu vấn đề LDLK trong hoạt động xuất bản trong điều kiện cơ chế thị trường và hiện nay là rất cần thiết |
Hơn nữa, công tác lãnh đạo, quản lý xuất bản của Đảng và Nhà nước tuy đã có nhiều cố gắng nhưng trên thực tế nhiều vấn đề mới nảy sinh, còn lúng túng trong chỉ đạo, quản lý dẫn đến buông lỏng làm phát sinh nhiều
tiêu cực mới
Trang 7vực xuất bản, in và phát hành Đây là vấn đề tuy không mới song việc tiến
hành thực hiện đang có nhiều lúng túng đặc biệt là trong hoạt động của các NXB Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn hoạt động
của các NXB về thực hiện LDLK chưa được quan tâm đúng mức Trên thực tế, việc LDLK trong hoạt động của các DNXB vừa mang lại hiệu quả thiết thực,
vừa bộc lộ những hạn chế, yếu kém làm nay sinh nhiều tiêu cực mới, thậm chí
vị phạm pháp luật nói chung và Luật Xuất bản nói riêng
Vừa qua, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp
thứ 6 ngày 18/11/2004 đã thông qua Luật Xuất bản sửa đổi, trong đó có điều 20 chương JI quy định về LDLK trong hoạt động xuất bản Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện các hoạt động LDLK trong
các DNXB Tuy nhiên, từ luật đi vào cuộc sống lại là cả một quá trình Quá
trình hiện thực hoá các điều luật vào cuộc sống đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, thể nghiệm nghiêm túc
Từ những lý do trên, việc chọn đề tài: “Liên doanh, liên kết trong hoạt động của các doanh nghiệp xuất bản nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp (qua khảo sát ở địa bàn Hà Nội)" làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành xuất bản hy vọng góp một phần vào việc giải quyết vấn đề trên
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Hoạt động xuất bản và quản lý hoạt động xuất bản đã có một số công
trình nghiên cứu dưới dạng đề tài khoa học cấp Bộ, đề tài luận án tiến sỹ và
một số bài đãng trên các báo, tạp chí chuyên ngành Những năm qua Cục Xuất bản, Bộ Văn hố - Thơng tin và Khoa Xuất bản, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực hiện nghiên cứu một số đề tài cấp Bộ về lĩnh vực xuất bản, trong đó điển hình có các đề tài:
Hoạt động xuất bản trong cơ chế thị trường phục vụ sự nghiệp công
Trang 8và Tuyên truyền chủ nhiệm đề tài
- Xuất bản sách lý luận chính trị với việc nâng cao chất lượng công tác tư
_ tưởng ~ lý luận của Đảng trong cơ chế thị trường định hướng XHCN hiện nay Do PGS.TS Trần Văn Hải, Trưởng khoa Xuất bản —- Học việr Báo chí và Tuyên truyền chủ nhiệm đề tài
Một số nhà khoa học đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ như:
- Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động của các NXEB trong bước chuyển sang cơ chế thị trường Tác giả: Đường Vinh Sường, năm 1993
- Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức quản lý ở các NXB nước ta hiện nay Tác giả: Khuất Duy Hải, năm 1994
- Kinh doanh xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường ở Việt Nam Tác giả:
Phạm Thị Thanh Tâm, năm 1994
_ Những giải pháp mở rộng thị trường sách ở nước ta hiện nay lác giả: Trần Hữu Thực, năm 1996
- Xuất bản và phát hành sách giáo khoa trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Tác giả: Trương Bích Châu, năm 1996
Tuy nhiên, vấn để LDLK trong hoạt động xuất bản cho đến nay hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách độc lập và có hệ thống Vì vậy, với đề tài này, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi hy vọng tiếp cận, tìm hiểu vấn đề LDLK trong hoạt động của các DNXEB nước ta với mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc LDLK nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chính trị, kinh tế, xã hội cho toàn ngành xuất bản nói chung và các DNXB nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng thực
Trang 9Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Phân tích tính tất yếu của việc LDLK trong hoạt động của các DNXB, đặc điểm và các hình thức LDLK trong hoạt động xuất bản hiện nay
- Phân tích thực trạng hoạt động LDLK trong các DNXB, trên cơ sở đó
đánh giá đúng những thành tựu và hạn chế trong hoạt động LDLK xuất bản thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động LDLK trong các DNXB trên cơ sở của Luật Xuất bản sửa đổi và những định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động xuất bản hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Hoạt động xuất bản bao gồm 3 khâu: xuất bản — in — phát hành Trong :
lnh vực xuất bản, các NXB hoạt động theo các loại hình khác nhau: Doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích và đơn vi sự
nghiệp có thu, trong đó các DNXB trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh vừa phải tuân theo quy định của Luật Xuất bản, vừa phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp Vì vậy, đề tài đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề LDLK trong hoạt động của các DNXB trong điều kiện cơ chế thị trường nước
.ta hiện nay
- Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực tiễn LDLK của một số DNXB tại Hà Nội: NXB Khoa học Kỹ thuật, NXB Thống kê, NXB Giao thông Vận _ tải, NXB Giáo dục, và NXB Trẻ —- TP Hồ Chí Minh Đề tài nghiên cứu việc
LDLK với các đối tác trong nước là chủ yếu, các đối tác nước ngoài chỉ để
tham khảo
Trang 10Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênh;
Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, ngoài ra đề tài còn
sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Khảo sát tư liệu thực tế, điều tra xã hội học, thống kê, các thủ pháp so sánh, lựa chọn, đối chiếu để tiến hành phân .tích hệ thống, phân tích tổng hợp
6 Đóng góp của đề tài:
Đóng góp về mặt lý luận: Là công trình đầu tiên nghiên cứu có tính hệ thống cả về lý luận và thực tiễn tình hình thực hiện LDLK trong hoạt động của - các DNXEB trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng XHCN, nên kết quả
khảo sát, nghiên cứu là những tư liệu mới Vì vậy, đề tài sẽ có những đóng
góp nhất định vào các vấn đề lý luận trong lĩnh vực xuất bản nói chung và quản trị DNXB nói riêng
Đóng góp về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một nguồn tư liệu bổ ích đối với những người quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt đối với những người đang làm việc trong lĩnh vực xuất bản Những đề xuất về các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động LDLXK trong các DNXB sẽ góp phần vào việc đổi mới nội dung, phương thức thực hiện LDLK ở các DNXB nước ta hiện nay
7 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
a
Trang 11Chương ]
LIEN DOANH, LIEN KET TRONG HOAT DONG CUA CAC DOANH NGHIỆP XUẤT BẢN NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1 LIÊN DOANH, LIÊN KẾT - MỘT ĐÒI HỎI TẤT YẾU TRONG HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm về liên doanh, liên kết
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng là lịch sử phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội và của các hình thái kinh tế — xã hội Trong bất kỳ giai đoạn nào của sự phát triển, nền sản xuất xã hội đều phải giải quyết các vấn đề cơ bản: sản xuất ra cái gì, bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào, phân phối như thé nao, cho ai Có nhiều cách giải quyết các vấn dé trên, trong đó có hai cách cơ bản là: kinh tế tự nhiên — tự cấp, tự túc và kinh tế hàng hoá với giai đoạn cao của nó là kinh tế thị trường
Hình thức kinh tế đầu tiên của loài người là kinh tế tự nhiên, nền kinh tế mà trong đó sản phẩm được làm ra nhằm thoả mãn nhu cầu riêng của cá nhân người sản xuất Đó là thời kỳ nền kinh tế không có cạnh tranh và phân công lao động xã hội chưa phát triển Sự phát triển kế tiếp của kinh tế tự nhiên trên cơ sở phân công lao động đã phát triển là kinh tế hàng hoá Để tiến hành sản xuất, con người chẳng những phải quan hệ với tự nhiên mà còn phải quan hệ với nhau để trao đổi hoạt động và kết quả lao động cho nhau, do đó sản xuất bao giờ cũng mang tính chất xã hội C.Mác viết:
“Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được người ta phải có những mối liên hệ và
Trang 12Lúc này sản xuất hàng hố khơng phải để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra hàng hoá đó, mà nhằm thoả mãn nhu cầu của người cần tiêu dùng nó, tức là người mua nó Do đó, suy cho cùng, chủng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm do người mua quyết định, việc phân phối sản phẩm là phân phối thông qua quan hệ thị trường Như vậy, kinh tế hàng hoá hình thành dựa trên sự phát triển của phân công lao động xã hội, của trao đổi giữa những người sản xuất với nhau Đó chính là kiểu tổ chức kinh tế — xã hội, trong đó quan hệ giữa người với người được thể hiện thông qua quan hệ trao đổi hàng hoá trên thị trường Vì vậy, kinh tế thị trường là giai đoạn cao của kinh tế hang hoá và chỉ có nền sản xuất hàng hoá lớn, dựa trên phân công lao động xã hội đã phát triển mới trở thành kinh tế thị trường
Cơ chế thị trường là cơ chế bên trong của nền kinh tế thị trường, là tính tất nhiên khách quan của sự liên hệ hữu cơ giữa các chủ thể thị trường và các yếu tố thị trường trong nền kinh tế thị trường Sự vận hành của cơ chế thị trường buộc những người sản xuất cạnh tranh với nhau để tìm lợi nhuận siêu ngạch Trong điều kiện bình thường của cạnh tranh, con đường duy nhất để đạt được lợi nhuận siêu ngạch là giảm giá trị cá biệt của hàng hoá bằng sử dụng chuyên
mơn hố, hợp tác hố và áp dụng tiến bộ khoa học ~ kỹ thuật, để đạt được mục
tiêu lợi nhuận Sản xuất hàng hoá lôi cuốn những người sản xuất riêng lẻ độc lập vào một hệ thống phân công lao động xã hội, hình thành mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau thông qua mối liên hệ thị trường
Trang 13Cuộc chạy đua kinh tế là động lực thúc đẩy tích tụ và tập trung sản xuất Trên thực tế các đơn vị kinh tế đều hiểu rằng tích tụ và tập trung sản xuất là
con đường để mở rộng quy mô sản xuất, mà điều đó chỉ có thể đạt được thong
qua việc LDLK trong sản xuất Theo Từ điển Tiếng Việt, liên doanh là “cùng
nhau hợp tác trong kinh doanh, giữa hai bên hay nhiều bên” [30, tr.5Š+7]
Nghĩa là các đơn vị kinh tế luôn có xu hướng hợp tác với nhau trons SXKD để có cơ hội thu lợi nhuận, sự liên doanh được thực hiện trên cơ sở tự nguyện,
hay đó chính là “sự thoả hiệp giữa hai hay nhiều đơn vị để thực hiện một
thương vụ hay lập một đơn vị SXKD, có thể gặp rủi ro nhưng có cơ hội thu lợi
nhuận, tỷ lệ phân chia lợi nhuận do hai bên thoả thuận hay theo ty lé gdp von” [39, tr.198]
Để tận dụng và phát huy những thế mạnh của đơn vị mình và các đối tác, liên doanh là hình thức hợp tác kinh tế có ưu điểm do thống nhất hoạt đệng, thống nhất quản lý, thống nhất phân chia lợi nhuận như một chủ thẻ kinh tế, do đó chủ thể liên doanh có thể tham gia vào nhiều liên doanh khác nhau để phát huy những khả năng, thế mạnh kinh tế kỹ thuật của mình Do đó cũng có thể hiểu: liên doanh “!à một hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao được tiến hành trên cơ sở các bên tham gia tự nguyện cùng nhau góp vốn để thành lập công ty, xí nghiệp nhằm cùng sản xuất, cùng quản lý và chia lãi
theo phương thức thoả thuận ” [26, tr 698]
Về vấn đề LDLK, theo Từ điển Thuật ngữ xuất bản, in, PHS, thư viện thì: Với mục tiêu kinh doanh đã xác định, trên cơ sở phần vốn góp của mỗi bên tham gia, các đơn vị kinh tế cùng đi đến những thoả thuận thống nhất về các vấn đề chủ yếu của hợp đồng LDLK, nhằm thúc đẩy hoạt động SXKD phát triển, cũng như xác định phương thức tiêu thụ sản phẩm và rÿ lệ lợi nhuận được hưởng, trách nhiệm về pháp lý, thời hạn kinh doanh có hiệu lực của tổ chức liên kết và của mỗi bên Còn theo Từ điển bách khoa thì liên kết kinh tế
“là hình thúc hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt độn: do
Trang 14được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các Nhà nước ” [26, tr.706]
Từ những khái niệm trên về liên doanh và liên kết trong hoạt động SXKD
của các đơn vị kinh tế, chúng ta có thể hiểu: LDLK là hình thức hợp tác cùng nhau trong hoạt động SXKD trên cơ sở tự nguyện và thống nhất về mục tiêu kinh doanh, phần vốn góp, phương thức tiêu thụ sẳn phẩm, tỷ lệ phân chia lợi nhuận của mỗi bên nhằm thúc đẩy SXKD phái triển cao nhất theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi thông qua việc thực hiện nghiêm túc hợp đông kinh tế và pháp luật nhà nước của các bên tham gia
1.1.2 Sự cần thiết khách quan của việc thực hiện liên doanh, liên kết trong hoạt động san xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái lược về doanh nghiệp và DNNN: *- Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp là những tế bào của nền kinh tế, là nơi trực tiếp làm ra sản phẩm, thực hiện các hoạt động sản xuất lưu thông, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhà nước tạo điều kiện, môi
trường thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế hoạt động SXKD theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật
Có thể hiểu “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh với mục đích sinh lời và lấy hoạt động kinh doanh làm nghề nghiệp chính ” [4, tr.151] Ở đây kinh doanh là việc thực
hiện một, một số hoặc tồn bộ các cơng đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất
đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ nhằm mục tiêu sinh lời
Trang 1510
trực tiếp thực hiện một, một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình đầu tư hoặc thực hiện dịch vụ nhằm sinh lời
Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp là hoạt động SXKD nhằm mục đích sinh lời, cho nên có thể hiểu, hoạt động SXKD là một quá trình gồm nhiều
khâu liên tục:
+ Nghiên cứu thị trường
+ Chuẩn bị các yếu tố đầu vào
+ Kết hợp các yếu tố đầu vào và tiến hành sản xuất + Tổ chức tiêu thụ và thu tiền
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện trong những môi trường kinh doanh cụ thể Để đạt được mức sinh lời, tối đa hoá lợi nhuận, bí quyết thành công của nhà doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào khả năng
phân tích và sự am hiểu môi trường kinh doanh, từ đó hoạch định được chính
xác chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược đó một cách nhất quán,
năng động, linh hoạt, không thụ động, cam chịu sự rủi ro đưa đến một cách
ngẫu nhiên Chiến lược kinh doanh là phương hướng hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, nó quy định loại sản phẩm hay dịch vụ nhà doanh nghiệp đảm nhận, quy mô kinh doanh, các nguồn năng lực sản xuất, khả năng sinh lời cũng như triển vọng phát triển của doanh nghiệp Tuy nhiên, cần phải hiểu
rằng, trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
là hoạt động theo nhu cầu của thị trường, là hoạt động nướng tới cầu, hướng tới khách hàng và cạnh tranh trên thị trường là phương thức chủ yếu của doanh nghiệp Vì vậy, trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải bao gồm cả chiến lược khách hàng, chiến lược tìm hiểu đối tượng cạnh tranh Tóm lại, để tối đa hoá lợi nhuận, trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến những vấn đề cốt yếu sau:
- Một là, áp dụng nhiều biện pháp nhằm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tức là rút ngắn thời gian chi phí cho việc thực hiện các khâu của quá trình
Trang 16- Hai là, nhận dạng đúng tình hình thị trường để có cách ứng xử phù hợp - Ba là, nắm vững môi trường kinh doanh
- Bốn là, phải lựa chọn được chiến lược kinh doanh
- Năm là, xác định lượng hàng bán ra đạt lợi nhuận cao nhất
Để nghiên cứu về doanh nghiệp, có nhiều cách phân loại khác nhau, nếu căn cứ vào thành phần kinh tế, doanh nghiệp được chia thành:
+ Doanh nghiệp nhà nước
+ Doanh nghiệp tập thể
+ Doanh nghiệp tư nhân
+ Doanh nghiệp liên doanh + Doanh nghiệp cổ phần
Trong phạm vi đề tài, chúng ta sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp nhà nước và
đặc điểm hoạt động của loại hình doanh nghiệp này
_* Khái niệm và đặc điểm DNNN:
Theo Điều I1 Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20-4-1995: “DWNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đâu tư vốn, thành lập và tổ chức quản
lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện
các mục tiêu kinh tế~ xã hội do Nhà nước giao
DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự
chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh docnh trong phạm vì số
vốn do doanh nghiệp quản lý |
DNNN có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam” [10, tr 44] —
Theo quy định của pháp luật, DNNN có các đặc trưng pháp lý chủ yếu
sau đây:
- DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và thành lập
Trang 1712
tồn tại của doanh nghiệp theo đúng lĩnh vực, ngành nghề đã đăng ký DNNN là một tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và là một thực thể độc lập với cơ quan nhà nước, với các đặc điểm khác với các cơ quan công quyền, các tổ chức xã hội |
DNNN trước hết phải được Nhà nước đầu tư vốn ban đầu
Vì Nhà nước là người đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và không chia sẻ với bất cứ ai quyền đầu tư vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp, nên Nhà nước
đương nhiên là sáng lập viên duy nhất và giữ quyền quyết định thành lập
DNNN, khác với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác là Nhà nước cho phép thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức tuân theo thủ tục do pháp
luật quy định Trong trường hợp này, Nhà nước xuất hiện với hai tư cách: vừa là
nhà kinh doanh thực hiện quyền tự do như những nhà đầu tư khác; vừa là chủ thể quyền lực công thực hiện những thủ tục hành chính cần thiết
- DNNN do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo các mục tiêu
kinh tế — xã hội do Nhà nước giao
DNNN không chỉ là đối tượng quản lý của Nhà nước như các loại hình
doanh nghiệp khác, mà còn là công cụ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế theo định hướng vạch ra Do đó, một mặt Nhà nước trao cho doanh nghiệp những quyền tự chủ SXKD để doanh nghiệp có thể tồr tại và tự phát triển trong cơ chế thị trường, trong môi trường cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần khác; Mặt khác, Nhà nước phải thiết lập được mối quan hệ chắc chắn, bền vững với các DNNN về mặt tổ chức quản lý doanh nghiệp Quyền của Nhà nước trong việc thực hiện tổ chức quản lý đối với các DNNN
bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý cho từng loại DNNN phù hợp với quy mô của nó
Trang 18+ Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ quan trọng của doanh
nghiệp như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, các thành viên Hội đồng quản trị, kế toán trưởng, các thành viên Ban kiểm soát
Hoạt động của DNNN chịu sự chỉ phối của Nhà nước về các mục tiêu kinh
tế — xã hội do Nhà nước giao Quản lý theo mục tiêu cho phép doanh nghiệp có thể chủ động nghiên cứu chuyển đổi hướng kinh doanh, tuy nhiên phải
đăng ký theo quy định chung
- DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền quản lý vốn và tài sản do Nhà
nusc giao
- DNNN có tư cách pháp nhân tức là có tư cách để trở thành một chủ thể
đầy đủ của các quan hệ pháp luật dân sự, có khả năng hưởng quyền dân sự
và năng lực dân sự, có quyền dân sự và chịu trách nhiệm dân sự (trách
nhiệm hữu hạn) | |
Về quyền quản lý vốn và tài sản do Nhà nước giao, một nguyên tắc luôn được đề cao đó là: tài sản nhà nước trong DNNN là tài sản thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý và sử dụng Nhưng vấn đề là ở chỗ làm thế nào để một mặt vẫn đảm bảo về nguyên tắc tài sản của Nhà nước đầu '
tư vào doanh nghiệp vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước; Mặt khác, tách bạch
được giữa tài sản của Nhà nước do Nhà nước quản lý với khối tài sản còn lại thuộc sở hữu nhà nước tạo tiền đề vật chất bảo đảm quyền tự chủ thực sự cho
doanh nghiệp trong SXKD, thích ứng nhanh nhạy với những biến động ngày
càng tăng của thị trường trong xu hướng mở cửa hội nhập với thị trường quốc tế Về cơ cấu sở hữu tài sản của DNNN có thể có tài sản thuộc sở hữu nhà nước, tài sản là vốn vay của doanh nghiệp, tài sản nhận liên doanh với các doanh nghiệp khác
Nhà nước có chức năng kinh tế và chức năng xã hội Với tư cách là đại
điện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước có trách
nhiệm duy trì và phát triển khối tài sản to lớn của Nhà nước nhằm phục vụ lợi
ích chung của toàn xã hội DNNN do Nhà nước đầu tư vốn và thành lập, được
Trang 1914
hành vĩ mô Do đó, DNNN vừa phải thực hiện các nhiệm vụ xã hội vừa phải tổ
chức các hoạt động kinh tế với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận Nhìn tổng quát hệ thống DNNN chủ yếu phục vụ tái sản xuất xã hội, đồng thời phối hợp với
các chính sách kinh tế — xã hội của Nhà nước để đạt được các mục tiêu tăng
trưởng và ổn định kinh tế đã đặt ra
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mỗi một xí nghiệp quốc doanh đều phải thực hiện cả chức năng kinh tế và chức năng xã hội Điều kiện khách
quạn và chủ quan trong nền kinh tế đó không cho phép tách bạch một cách rõ
ràng cả hai chức năng này của xí nghiệp quốc doanh Nếu có, thì đó là việc đã đề cao quá mức và đặt lên hàng đầu chức năng của xí nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ xã hội như tạo việc làm, thiết lập quan hệ sản xuất mới, đào tạo cán bộ, công nhân lành nghề, cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho xã hội, giảm bớt những mất cân đối trong xã hội Trong khi đó, tính hiệu quả, tính lợi ích kinh tế chưa được chú trọng đúng mức, làm ăn có hiệu quả kinh tế chưa được trở thành điều kiện và mục đích tồn tại của xí nghiệp quốc doanh
Chuyển sang nên kinh tế thị trường, các DNNN phải chấp nhận hoà nhập vào thị trường cạnh tranh gay gắt, với những biến động khôn lường Chỉ những doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả kinh tế mới có thể tồn tại Sự bao cấp và trợ giúp của Nhà nước có hạn và được tính toán kỹ lưỡng Để kinh doanh có lãi và chiếm lĩnh được thị trường, DNNN buộc phải chấp nhận cạnh tranh bình
đẳng với các doanh nghiệp khác Lợi nhuận vừa là mục đích, vừa là điều kiện
tồn tại của doanh nghiệp nhà nước Trong khi đó, hệ thống DNNN không thể lảng tránh thực hiện các hoạt động sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh
Thực tiễn và lý luận về DNNN ở các nước trên thế giới, nhất là ở các nước
có nền kinh tế thị trường phát triển, người ta cũng chia DNNN thành 2 loại: DNNN hoạt động trên lĩnh vực cạnh tranh và DNNN hoạt động mang tính
Trang 20Những lý do và điều kiện trên đây chia tách một cách tương đối
DNNN ở nước ta thành 2 loại: DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công Ích
Tất nhiên, không thể vì sự phân chia này mà chức năng kinh tế và chức năng xã hội của hệ thống DNNN bị tách rời nhau một cách tuyệt đối, không
còn sự tác động qua lại giữa nghĩa vụ theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, làm ăn có lãi và trách nhiệm thực hiện các chính sách xã hội Nhà nước giao Ngược lại,
sự phân chia này làm cho việc thực hiện các chức năng cơ bản của hệ thống DNNN có hiệu quả hơn Trên nguyên tắc, bất cứ một DNNN nào cũng có hai
chức năng cơ bản này Sự khác nhau có thể là ở chỗ, hoạt động vì mục tiêu lợi
nhuận là chủ yếu hay vì mục tiêu sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng phi lợi nhuận theo các chính sách của Nhà nước và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng là chủ yếu Thông qua việc phân chia này, Nhà nước sẽ có cơ chế, chính sách thích hợp đối với từng loại hình DNNN, từ đó nâng cao vị trí, vai trò của hệ thống DNNN trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta
* Sự khác nhau giữa DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoại động
công ích:
DNNN có quyền quản lý, sử dụng vốn và tài sản do Nhà nước giao theo
quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ được giao Tuy
nhiên, do tính chất công việc quản lý và sử dụng khác nhau mà địa vị pháp lý về vốn và tài sản, thẩm quyền quản lý của doanh nghiệp kinh doanh khác cơ bản với doanh nghiệp công ích Vốn là tài sản của doanh nghiệp công ích được sử dụng chủ yếu cho hoạt động công ích, do đó, mức độ độc lập đối với tài sản chỉ bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp còn trong quan hệ với các doanh nghiệp và chủ thể khác phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong khi đó, ở doanh nghiệp kinh doanh, mức độ này được mở rộng hơn để
phục vụ kịp thời cho các nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp theo nguyên
tắc bảo toàn, phát triển vốn và có hoàn trả
Doanh nghiệp kinh doanh được chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp cầm cố
Trang 2116
doanh theo quy định của pháp luật trừ những trang thiết bị nhà xưởng quan trọng Doanh nghiệp được tự quyết định việc huy động vốn để kinh doanh với điều kiện không thay đổi hình thức sở hữu nhà nước, được hoàn toàn độc lập chi phối trong việc sử dụng tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đề
kinh doanh theo các tín hiệu của thị trường trừ những tài sản quan trọng Còn doanh nghiệp công ích không được quyền tự chủ trong kinh doanh như doanh nghiệp kinh doanh mà phải tuân theo quy định của Nhà nước về mục đích, yêu
cầu của hoạt động này Hơn nữa, đối với doanh nghiệp kinh doanh, Nhà nước không được can thiệp vào quyền tự chủ SXKD của doanh nghiệp, theo Điều 9 Luật Doanh nghiệp nhà nước: “2WNN có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu
cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá
nhân, cơ quan hay tổ chức nào ” Bởi vì với DNNN hoạt động kinh doanh thì quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên được xác định rõ ràng đối với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho việc tách chức năng sở hữu ra khỏi chức năng kinh doanh mà ở DNNN hoạt động công ích không có điều này Đó là điều kiện quan trọng nhất bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong tình hình hiện nay
1.1.2.2 Thực hiện LDLK trong hoạt động của các DNNN là một đòi hỏi tất yếu
DNNN khác với doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác về một số khía cạnh như đã phân tích ở trên, song để tiến hành hoạt động SXKD nhằm đạt mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế thì các doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng đều bắt buộc phải xác định chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp, mà trong cơ chế thị trường hiện nay cạnh tranh là một đòi hỏi tất yếu để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Trang 22trường hợp đặt giá sản phẩm ngang bằng với đối thủ cạnh tranh và thậm chí
doanh nghiệp sẽ có khả năng thu được lợi nhuận ngay cả trong trường hợp đặt
mức giá thấp hơn giá cả các đối thủ cạnh tranh Vì vậy, nếu xảy ra trường hợp các doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh với nhau bằng giá thì doanh nghiệp dẫn đầu về chi phí thấp sẽ có khả năng đứng vững trong cạnh tranh tốt hơn so với mọi đối thủ cạnh tranh của mình
Để đạt được lợi thế cạnh tranh và mở rộng hoạt động kinh doanh, các
doanh nghiệp có thể LDLK với các doanh nghiệp khác nhằm đảm bảo kinh
doanh có lãi, đồng thời không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính của doanh nghiệp Đây chính là mô hình chiến lược tăng trưởng qua LDLK hiện đang phát triển rất phổ biến ở nền kinh tế thị trường Chiến lược này được thực hiện giữa hai hoặc nhiều đối tác bình đẳng có tư cách pháp nhân liên kết thực hiện tự nguyện trên cơ sở tất yếu và các liên hệ tương hỗ lẫn nhau
Thực tế trong cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề cạnh tranh diễn ra rất sôi động và có những doanh nghiệp làm ăn có lãi và phát triển nhanh chóng, bên cạnh đó có những doanh nghiệp không đứng vững dẫn đến phá sản Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải tiến hành liên kết hay sáp nhập với nhau thành những doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn kinh tế để
nhằm phân tán rủi ro, tăng thêm sức mạnh về vốn, công nghệ, lao động, mở
rộng thị trường Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay đối với “các DNNN thì vấn đề LDLK càng cần thiết bởi vì việc liên kết, sáp nhập sẽ tạo nên một sức mạnh để các doanh nghiệp đó giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc đân ” [10, tr 60]
Do đó, có thể khẳng định rằng vấn đề LDLK kinh tế trong hoạt động của các doanh nghiệp được đặt ra như một điều kiện cần thiết và là một đòi hỏi khách quan để các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh và tạo ra những lợi thế riêng của mình Mặt khác, LDLK còn là sự đòi hỏi tất yếu của sự phát triển phân công lao động xã hội ở trình độ cao
Trang 2318
+ Tạo sức mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực, mở rộng quy rnô SXKD
+ Tạo lợi thế trong cạnh tranh
+ Mở rộng thị trường trong nước và quốc tế
+ Tạo sức mạnh tổng hợp và bổ sung cho nhau trong hoạt động SXKD + Lợi thế trong xử lý các quan hệ kinh tế, trong đàm phán xà trong hợp tác kinh tế quốc tế
Từ những ưu thế cơ bản trên, có thể thấy LDLK trong hoạt động của các DNNN là một đòi hỏi tất yếu trong xu thế hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
1.2 LIEN DOANH, LIEN KET TRONG HOAT DONG CUA CAC DOANH
NGHIỆP XUẤT BẢN NƯỚC TA
1.2.1 Doanh nghiệp xuất bản và các loại hình doanh nghiệp xuất ban 1.2.1.1 Khái lược về DNXB
* Su ra doi cua DNXB:
Xuat ban duoc hiéu theo nghia rong bao gém ca ba khau: xuat ban — in ~
phát hành Theo nghĩa hẹp, xuất bản là toàn bộ hoạt động biên tập diễn ra -
trong phạm vi NXB Vì vậy, trên thực tế DNXB cũng được hiểu theo hai
nghĩa: theo nghĩa rộng DNXB bao gồm các NXB đăng ký hoạt động theo mô
hình doanh nghiệp, doanh nghiệp 1n va các doanh nghiệp phát hành Đây là ba loại hình doanh nghiệp độc lập của một dây chuyền xuất bản chung Các XBP phải thông qua hoạt động của cả ba loại hình doanh nghiệp này mới đến được với công chúng rộng rãi Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, nhiều NXB và đối với một số XBP cụ thể, người ta đã thực hiện khép kín cả ba khâu, nhưng chưa phải là phổ biến Theo nghĩa hẹp, DNXB được hiểu đó chính là các NXB được đăng ký theo Nghị định 38S/CP ngày 20/01/1990 Trong phạm v1 nghiên cứu của đề tài, chỉ giới hạn nghiên cứu các DNXB theo nghĩa hẹp đó là các NXB
Trang 24Như vậy, DNXB nước ta ra đời trên cơ sở các NXB tiến hành đăng ký hoạt động theo Nghị định 388/CP Các NXB - tiền thân của DNXB, ra đời do nhu cầu của xã hội và sự phân công lao động Trong cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, NXB được xác định là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện hạch
toán thu — chi và được Nhà nước bao cấp, bù lỗ toàn bộ Toàn bộ các yếu tố đầu vào được định mức theo kế hoạch thống nhất, đầu ra được bao mua và
bù lỗ toàn bộ Hạch toán thu — chi của NXB được thực hiện theo nguyên
tắc: chi bao nhiêu Nhà nước lo, thu bao nhiêu Nhà nước quản, phấn đấu
giảm lỗ tức là có lãi a
Từ sau Đại hội Đảng VI, nền kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận, co chế thị trường từng bước được xác lập trong đời sống kinh tế đất nước, đã có tác động mạnh đến hoạt động của các NXB Từ chỗ được bao cấp, bù lỗ toàn bộ chuyển sang thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh, không còn bao cấp, đặt các NXB trước tình thế mới phải có sự chuyển biến thích hợp Quá trình
chuyển biến này diễn ra từng bước: các NXB từ thực hiện thu chi không phải tự cân đối, chuyển sang hạch toán thu chi và tự cân đối Nhà nước xác định lại quỹ lương, định mức công việc, tiêu chuẩn hoá các hoạt động nghiệp vụ, định
mức chi phí để thực hiện cơ chế giá chỉ đạo, bảo đảm cho các NXB lấy kết quả sản xuất của mình bù đắp lại những chi phí đã bỏ ra Trong giai đoạn đầu, Nhà nước vẫn còn bao cấp một số khoản như: tài sản cố định chưa bắt buộc phải tính khấu hao vào giá thành, quỹ lương, kinh phí đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ và thực hiện chính sách trợ giá cho hoạt động của các NXB Trong
quá trình vận động và phát triển, Nhà nước từng bước “rút dần” sự bao cấp của _ mình để NXB có thể tồn tại và thích ứng dần với cơ chế thị trường Sự chuyển biến trên đòi hỏi NXB phải chuyển sang hoạt động theo mô hình tổ chức mới
_ Day 1a su doi hoi khach quan cho su ra doi cha DNXB Từ năm 1989 các NXB
nước ta đã thực hiện chuyển đổi hàng loạt từ mô hình đơn vị sự nghiệp sang mô hình doanh nghiệp
Tính đến ngày 1/7/2005 cả nước ta có 48 NXB, bao gồm 26 NXB hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu và 22 NXB hoạt động theo mô
Trang 2520 * Mô hình tổ chức DNXB:
Mô hình tổ chức DNXB được xác định dựa vào các căn cứ sau:
- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của hoạt động xuất bản Trước hết phải thấy đây là một tổ chức rất đặc biệt, đa sắc thái, đa chức năng DNXB không
chỉ là một tổ chức kinh tế mà còn là cơ quan văn hoá, khoa học, chính trị, tư
tưởng Hai là, tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ không giống như các cơ sở kinh tế bình thường Mục đích của việc tổ chức ra DNXB không đơn thuần là kinh doanh mà còn thực hiện mục tiêu xã hội cao cả của nó Những đặc điểm trên đây chi phối mô hình tổ chức DNXB ở nước ta
- Dựa vào quy trình sản xuất XBP là một quy trình đặc thù để xác lập mô
hình phù hợp Đây là một quy trình tổng hợp cho nên các bộ phận để thực hiện quy trình cũng mang tính tổng hợp, bao gồm bộ phận sản xuất, bộ phận biên
tập, bộ phận phục vụ
- Dựa vào nguồn nhân lực để tổ chức, sắp xếp cơ cấu các bộ phận trong DNXP hợp lý, đạt hiệu quả công việc cao
- Dựa vào cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và khả năng phát triển trong tương lai để thiết kế mô hình tổ chức phù hợp, năng động
Ngoài ra cần tham khảo mô hình DNXB của các nước trên thế giới để có thể vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện nước ta
OQ
Trên thực tế có hai kiểu mô hình thường được van dung trong tổ chức bộ máy quản lý DNXB nước ta:
- Mô hình trực tuyến - tham mưu: được vận dụng trên cơ sở xác định một hệ thống quan hệ dọc theo kiểu trực tuyến (xét trên phương diện quản lý) của mot DNXB Thông thường một DNXB được bố trí dọc theo ba cấp: Giám đốc (cấp cao) — Phong ban (cấp trung gian) — Các bộ phận thực thi công việc (cấp
cơ SỞ), Ở từng cấp này thường được lập ra một bộ phận hay một nhóm tham
mưu giúp lãnh đạo từng cấp Kiểu tổ chức này sẽ có mô hình DNXB rất gon
nhẹ, nhưng nhược điểm cơ bản là đối với các ban biên tập không thể tổ chức
theo kiểu trực tuyến tham mưu được Vì hoạt động biên tập là hoạt động chính
Trang 26trực tuyến tham mưu thì các phòng (ban) biên tập sẽ không làm công tác biên
tập mà thuê ngoài hoặc giao cho tác giả :
- Mô hình trực tuyến — chức năng: Trên cơ sở xác định hệ thống quan hệ
dọc theo kiểu trực tuyến như trên, ở từng cấp người ta thiết lập các quan hệ
ngang theo chức năng Các chức năng này được tổ chức thành từng bộ phận
riêng như bộ phận biên tập, trong đó có cả trình bày, minh hoạ, bộ phận sản xuất (n ấn), bộ phận phát hành, kế toán, tài vụ Như vậy trong DNX ngoài quan hệ dọc trực tuyến còn có các quan hệ ngang (chức năng) đan xen, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong một day chuyền thống nhất Đây là một kiểu tổ
chức phù hợp nhất đối với hoạt động của các DNXB hiện nay Dưới đây là
phác thảo mô hình một DNXB theo kiểu tổ chức trên Hội đồng xuất bản L——————> Giám đốc - Tổng BTÌ———————>_ Các HÐ tư vấn P Giám đốc P Giám đốc P Tổng biên tập SX-KD Ì - vey y Ỷ Ỷ yy
Ban Ban Ban Phong Phong Phong -
biên biên| |biên L KH SX in | - | phát - tập tập tập | L ~ | hanh _ { E1 i Phòng | Phòng Các Chỉ hành tài vụ đại lý nhánh chính pO
Ngồi ra mơ hình tổ chức DNXP hiện nay đang được tổ chức theo mô hình
tổng công ty Nghĩa là trong một DNXB có một số doanh nghiệp thành viên Ví
Trang 2722 NXB Giáo dục DNXB ! I | Deanh nghiép in Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp phát hành nghe nhìn khác
Mô hình này hoạt động theo cơ chế ÑXB là DNNN, đơn vị hạch toán tổng hợp, các doanh nghiệp thành viên của NXB là các doanh nghiệp cổ phần, hạch toán độc lập Đây là mô hình tổ chức sẽ được áp dụng rộng rãi trong tương lai
* Cơ chế quản lý DNXB:
Cơ chế quản lý đối với DNXB được xem xét trên 2 cấp độ:
- Quản lý vĩ mô, tức là quản lý nhà nước đối với hoạt động của các
DNXB
- Quan lý vi mô, tức là quản lý SXKD của DNXB
Trên góc độ quản lý vĩ mô, quản lý nhà nước về xuất bản được Chính phủ giao cho Bộ VHTT - cơ quan của Chính phủ đảm nhận, Cục Xuất bản - cơ quan trực thuộc Bộ VHTT thừa hành chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các NXB nói chung và các DNXB nói riêng với tư cách là người thay mặt Bộ Ở địa phương, chức năng quản lý nhà nước được Ủỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho Sở văn hoá - thông tin đảm nhận thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trên địa phương mình
Ngoài ra, DNXB còn chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uy Đảng và cơ quan chủ quản (là cơ quan đứng ra xin giấy phép thành lập DNXB và là người đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với các DNXB)
Trang 28SXKD, tự chủ trong các quyết định sản xuất, phân phối Tuy nhiên phạm vị, mức độ tự chủ chỉ trong giới hạn và khuôn khổ do quản lý nhà nước quy định
Về phương diện SXKD, DNXB có một số quyền hạn sau:
- Được bảo đảm, tự chủ trong việc xác định sản xuất sản phẩm gì theo đúng chức năng, nhiệm vụ quy định
- Được tự chủ về tài chính trong toàn bộ hoạt động
- Được quyền lựa chọn các phương án SXKD theo chế độ hiện hành
- Được tự chủ trong tổ chức các yếu tố đầu vào và quyết định đầu ra theo quy định của quản lý nhà nước
- Được phép cạnh tranh trong một phạm vi, khuôn khổ nhất định
- Được quyền tham gia các hoạt động LDLK, hợp tác quốc tế theo sự hướng dẫn của quản lý nhà nước
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả quản lý SXKD của DNXB, dưới sự quản lý, lãnh đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước thì công tác quản lý vi mô - quản lý hoạt động SXKD của các DNXB phải rất được coi trong Bởi vì do tính chất đặc thù của DNXB, mục tiêu quản lý ở đây không chỉ đơn thuần là
lợi nhuận mà còn những mục tiêu chính trị — xã hội cần phải đạt được Tính
chất đa mục tiêu trong quản lý của NXB phải được tính đến trên mọi phương điện Vì vậy vấn đề quan trọng nhất trong xác định mục tiêu quản lý của NXEB phải là kết hợp hài hoà mục tiêu giữa kinh tế và chính trị, kinh tế và văn hoá Khi xác định một nhiệm vụ kinh tế cụ thể bao giờ cũng phải đặt
trong mối quan hệ với chính trị và văn hoá Thực hiện mục tiêu kinh tế ở đây không thể đặt ngoài mục tiêu chính trị và văn hoá Ngược lại, thực hiện mục
tiêu chính trị và văn hoá bao giờ cũng phải tính đến kinh tế Không thể có
mục tiêu chính trị, văn hoá phi kinh tế (hiểu theo nghĩa hẹp) NXB không thể
Trang 2924
Do vậy, các DNXB muốn tồn tại và phát triển phải trên cơ sở tiến hành đồng
thời hai mục tiêu trên, mà để làm được điều đó, việc xác định mục tiêu quản lý
hoạt động SXKD của DNXB phải được cụ thể hoá theo 3 mức độ sau:
- Xác định những XBP nào xuất bản có thể cùng một lúc vừa đạt hiệu quả
xã hội vừa đạt hiệu quả kinh tế Đây là những XBP được xuất bản phù hợp với nhu cầu đã được định hướng của xã hội và lại có khả năng mang lại lợi nhuận Những XBP này phải được tính toán để sao cho khi xuất bản nó không có gì trái với chức năng, nhiệm vụ chính trị mà vẫn có thể tiêu thụ được và có lãi
- Xác định những XBP khi xuất bản có thể bị lỗ về kinh tế nhưng lại rất
cần thiết cho việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ xã hội Đây là loại XBP
“lỗ nhưng vẫn phải làm”
- Xác định khả năng tự cân đối trong hoạt động của NXB với mục đích “lấy lãi cái này bù lỗ cái kia”
Như vậy, DNXB được tổ chức theo mô hình riêng, phù hợp với tính chất,
đặc thù và chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp DNXB được sự lãnh đạo, chỉ
đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước trên cơ sở phát huy và bảo đảm quyền tự chủ trong SXKD của các doanh
nghiệp Vì vậy, có thể hiểu DNXB là DWNN có tính đặc thù, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất ra các giá trị tinh than, mang tính chuyên doanh và hoạt động
công ích là chủ yêu
1.2.1.2 Các loại hình DNXB ở nước ta hiện nay:
Để xem xét, nghiên cứu các loại hình DNXB cần phải phân loại DNXB
trên các phương diện sau:
- Nếu đặt DNXB trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong nền
kinh tế quốc dân thì DNXB thuộc loại DNNN và là doanh nghiệp đặc thù,
Trang 30thức sản xuất đơn chiếc, bao gồm doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích
- Nếu đặt DNXB trong mối quan hệ nội bộ ngành xuất bản thì sự khác
nhau giữa các DNXB được xem xét trên các góc độ sau:
+ Về quy mô doanh nghiệp: bao gồm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ |
+ Về cơ quan chủ quản: gồm doanh nghiệp thuộc co quan Dang, các doanh nghiệp thuộc cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội
+ Về cấp quản lý: có doanh nghiệp trung ương và doanh nghiệp địa phương + Về chức năng xuất bản XBP: có doanh nghiệp tổng hợp và doanh nghiệp chuyên ngành
+ Về đối tượng phục vụ: có DNXB phục vụ đối tượng rộng, có DNXB phục vụ đối tượng riêng biệt "
+ Về tính chất phục vụ: gồm các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích |
Như vậy, nếu phân chia theo các tiêu chí khác nhau thì DNXB bao gồm nhiều loại, điều đó phản ánh sự đa dạng, phong phú và phức tạp trong các loại hình DNXB ở nước ta hiện nay
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ giới hạn nghiên cứu hai loại hình DNXB, đó là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt
động công ích Hai loại hình DNXB trên đều là DNNN do Nhà nước đầu tư
Trang 3126
Bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích 1 Văn bản pháp luật điều chỉnh - Luật Xuất bản - Luật lao động .~ Luật kế toán - Chế độ kế toán doanh nghiệp - Luật thuế - Luật Xuất bản - Luật lao động - Luật ngân sách - Luật kế toán - Chế độ kế toán doanh nghiệp - Luật thuế 1 2 Thủ tục thành lập - Luật DNNN + Đề nghị thành lập + Lập hội đồng thẩm định + Ký quyết định thành lập + Đăng ký kinh doanh
+ Đăng báo công khai - Luật DNNN (giống như DNNN hoạt động kinh doanh) 3 Mục tiêu hoạt động - Kinh doanh (lợi nhuận) - Thực hiện hoạt động công ích
4, Cơ chế hoạt động - Chủ động tổ chức SXKD theo
ng'!yên tắc tự hạch toán kinh doanh,
lấy thu bù chỉ, đảm bảo có lãi
- Được Nhà nước đặt hàng hoặc
giao kế hoạch (chiếm 70% doanh
thu)
5 Tổ chức hoạt động - Chủ động tuyển dụng, thuê
mướn, sử dụng lao động theo Luật
lao động
- Tiên lương, tiền công dựa trên định mức lao động, đơn giá tiền
lương đơn vị xây dựng, được duyệt
- Chủ động tuyển dụng, thuê
mướn, sử dụng lao động theo Luật
lao động
- Tiên lương, tiên công dựa trên định mức lao động, đơn giá tiền
lương đơn vị xây dựng, được duyệt
6 Cơ chế tài chính - Được Nhà nước đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ ban đầu - Không được ngân sác:: cấp (chi
hoạt động thường xuyên) - Được Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ ban đầu
Trang 32
- Trích lập quỹ: khen thưởng, phúc lợi, dự phòng tài chính, đầu tư phát triển, dự phòng mất việc - Kế hoạch tài chính + Kế hoạch SXKD - Chế độ kế toán, thống kê + Luật kế toán
+ Chế độ kế toán doanh nghiệp
- Trích lập quỹ: khen thưởng, phúc lợi, dự phòng tài chính, đầu tư phát triển - Kế hoạch tài chính + Kế hoạch hoạt động công ích + Kế hoạch SXKD - Chế độ kế toán, thống kê + Luật ngân sách + Luật kế toán + Chế độ kế toán doanh nghiệp
7 Nghĩa vụ thuế - Thuế giá trị gia tăng
- Thuế fhu nhập doanh nghiệp
- Thuế đất -ˆ
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế đất
- Thuế môn bài - Thuế môn bài
Qua bảng trên ta thấy, cả hai loại hình DNXB có nhiều điểm chung giống nhau, như về việc ra đời và hoạt động của doanh nghiệp đều chịu sự chi phối của Luật Xuất bản, Luật Doanh nghiệp, ngoài ra phải thực hiện và chấp hành
Luật Thuế, Luật Lao động, thực hiện chế độ hạch toán kế toán do Nhà nước
quy định, việc trích lập các quỹ trên cơ sở đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại hình thể hiện ở một số
khía cạnh sau: |
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có thể được Nhà nước đầu tư toàn
bộ hoặc một phần vốn điều lệ ban đầu, không được ngân sách cấp chi hoạt
động thường xuyên, còn doanh nghiệp hoạt động công ích được Nhà nước đầu
tư toàn bộ vốn điều lệ ban đầu và được ngân sách cấp kinh phí theo dự toán hoặc theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Trang 3328
động hiện có của đơn vị, còn doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải chủ động tổ chức hoạt động SXKD theo nguyên tắc tự hạch toán kinh doanh v3
đảm bảo có lãi (nếu không có lãi phải giải thể doanh nghiệp)
- Về lao động, hai loại hình DNXEB đều tuyển dụng, sử dụng lao dong theo Luật Lao động hiện hành, song trong doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, các
chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng phải do cơ quan chủ quản bổ nhiệm, các lao động khác theo hợp đồng lao động, còn trong doanh
nghiệp hoạt động công ích thực hiện theo Luật công chức
1 2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
xuất bản
Xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến XBP đến nhiều người Về bản chất, xuất bản là hoạt động truyền bá các giá trị văn hoá xã hội Đó là khâu tiếp nối của sáng tác, nâng cao, nhân rộng các giá trị văn hoá và mang nó đến quảng đại quần chúng trong xã hội Để thực hiện được điều đó các DNXB phải tiến hành hoạt động SXKD mà XBP - sản phẩm của hoạt động xuất bản được sản xuất ra từ các DNXEB Do đó, với việc sản xuất ra loại hàng hoá đặc thù này đã tạo nên
những đặc điểm riêng có trong hoạt động SXKD của các DNXB
Thứ nhất, XBP — Sản phẩm của DNXB là một loại hàng hoá đặc biệt Là một loại sản phẩm của quá trình sản xuất vật chất, XBP nói chung, sách nói riêng cũng như mọi sản phẩm khác, nó là kết quả của lao động sống
và lao động quá khứ được vật hoá Khi đưa vào lưu thông nó trở thành hàng
hoá, do đó nó có giá trị và giá trị sử dụng Tuy nhiên, khi được sử dụng, XBP không chỉ thoả mãn nhu cầu tinh thần tức thời của người mua để học tập, giải
trí mà còn có giá trị hoàn thiện nhân cách con người theo hướng chân, thiện, mỹ Lúc đó giá trị này sẽ không còn là giá trị hàng hoá nữa, mà nó là
giá trị của giá trị sử dụng, thuộc kiến trúc thượng tầng, do đó nó là một loại
hàng hoá đặc biệt Nghĩa là tính đặc biệt ở đây là do tính đặc biệt của giá trị
Trang 34* Về giá trị của XBP:
Theo Mác, lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hoá XBP với tư cách là hàng hoá,
lượng giá trị cũng được xác định bằng thời gian hao phí lao động xã hội cần
thiết để tạo ra nó Tuy nhiên, xác định thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết trong hoạt động xuất bản là một vấn đề rất phức tạp, khó xác định Với
hàng hố thơng thường, chúng ta có thể xác định bằng thời gian hao phí lao
động trung bình của tất cả những người sản xuất ra loại hàng hoá đó trên thị trường, hoặc được tính bằng thời gian hao phí lao động của người sản xuất ra
tuyệt đại đa số hàng hoá đó trên thị trường
Cách xác định này không thể vận dụng được vào hoạt động xuất bản, vì không thể tính được thời gian hao phí lao động trung bình của sản phẩm sản xuất theo phương thức đơn chiếc, hơn nữa không thể có người sản xuất hàng hoá nào sản xuất ra tuyệt đại đa số XBP trên thị trường Đối với hàng hố thơng thường, việc xác định chủ thể tạo ra hàng hoá đó là rất dễ dàng, còn đối với XBP thì điều này lại rất phức tạp Chúng ta đễ dàng trả lời cuốn sách này la cua ai, do ai tao ra khong? Diéu nay không đơn giản Để tạo ra một XBP cụ thể có cả một lực lượng xã hội cùng tham gia Nếu chỉ có bản thân lao động của tác giả thì chưa thể có XBP mà mới chỉ có bản thảo
-Hơn nữa, lao động của tác giả lại là một dạng lao động đặc biệt không phải ai cũng có thể thực hiện được (tác giả chỉ là một số ít trong tổng thể lao động của xã hội) Vậy có thể quy đổi lao động của tác giả để xác định lượng hao phí lao động xã hội cần thiết được không? Trên thực tế ở bất kỳ nước nào, việc đo lượng lao động của tác giả để tính thù lao (nhuận bút) đều là sự quy ước chỉ có ý nghĩa tương đối phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mức
sống chung của xã hội trong những giai đoạn-cụ thể
* Về giá trị sử dụng của XBP:
Trang 3530
việc sử dụng XBP Ở phương diện này giá trị sử dụng phụ thuộc vào các chất
liệu vật chất (vỏ vật chất) của các XBP Như vậy, giá trị sử dụng của XBP phụ thuộc vào cả hai yếu tố: trình độ tri thức của nhân loại và trình độ sản xuất vật chất của xã hội (công nghệ xuất bản) Trên thực tế, giá trị sử dụng của XBP có những đặc điểm riêng có mà hàng hoá thông thường không có được, thể hiện
trên các khía cạnh sau:
- Giá trị sử dụng của XBP không chỉ để tiêu dùng một lần và cũng không bị mất đi trong quá trình tiêu dùng
- Giá trị sử dụng của XBP ở góc độ là các giá trị tinh thần, nó có thể có tác
‘dung lau đài, thậm chí vĩnh hằng 6 góc độ giá trị vật chất (tính tiện dụng) nó
cũng giống các hàng hoá vật chất khác phải duy tu, bảo dưỡng (tái bản) để có thể sử dụng được lâu dai
- Giá trị sử dụng của XBP phụ thuộc vào trình độ, năng lực, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng
Ngoài ra còn phụ thuộc vào trạng thái tâm lý, tình cảm, môi trường, điều
kiện, hoàn cảnh, thời điểm tiêu dùng của người sử dụng XBP
- Giá trị sử dụng của XBP phụ thuộc vào truyền thống, phong tục, tập quán (sắc thái đời sống tinh thần) của người tiêu dùng
- Giá trị sử dụng của XBP có khả năng lan toả, phát huy tác dụng một cách nhanh chóng, rộng Iãi
- Người tiêu dùng có thể hưởng thụ giá trị tỉnh thần của XBP không cần
thông qua tiêu dùng trực tiếp mà có thể tiếp nhận từ người tiêu dùng khác Thứ hai, quy trình sản xuất ra XBP là một quy trình đặc thù
Trang 36Hai là, sản xuất XBP là một quy trình được xã hội hoá rất cao Một tác
phẩm bao giờ cũng mang đậm dấu ấn cá nhân, nhưng nếu không thông qua một quy trình bao gồm một loạt khâu liên tục, kế tiếp nhau thì nó không thể trở thành tài sản tinh thần của xã hội được Tham gia vào các khâu của quy
trình này là cả một lực lượng xã hội rộng rãi từ khâu kế hoạch đề tài, sáng tạo
và biên tập bản thảo, nhân bản, tuyên truyền, phát hành là sự tổng hợp hoạt động của rất nhiều lực lượng khác nhau trong xã hội Chính vì vậy, khi nói đến giá trị XBP là nói đến giá trị xã hội của nó
Ba là, quy trình sản xuất XBP được quy định bởi một tập hợp các yếu tố đầu vào rất đa dạng và có tính chất khác biệt nhau Đối với một quy trình sản xuất vật chất, tập hợp đầu vào thường bao gồm vốn, lao động, đất đai và các yếu tế đầu vào trở thành biến số của một hàm sản xuất được thiết lập theo cơ cấu tỷ lệ và trong một điều kiện kỹ thuật công nghệ nhất định, hàm sản xuất đó có dạng: F=x¡, Xạ, X: Xạ)
Trong đó: F là đầu ra
XỊ, Xạ, X; Xạ là các yếu tố đầu vào
Trong quy trình sản xuất XBP cũng có đầy đủ các yếu tố trên nhưng hoà trộn vào các yếu tố đầu vào đó có hai yếu tố đặc biệt là bản thảo và vốn tri thức của cán bộ biên tập Bản thảo là sản phẩm lao động sáng tạo của tác giả mà lao động sáng tạo của tác giả là một loại lao động trừu tượng không phải
al cũng làm được Lao động của cán bộ biên tập là lao động trí tuệ đòi hỏi
phải có vốn tri thức và vốn sống phong phú Những loại lao động này lại được kết hợp, hoà trộn với các loại lao động phổ thông bình thường để tạo ra một loại sản phẩm đặc biệt, đó là sách Một quy trình cho phép kết hợp được các loại lao động trên phải là một quy trình đặc thù
Trang 3732
Năm là, quy trình sản xuất XBP là quy trình sản xuất đơn chiếc Người ta chỉ có thể sản xuất ra từng tên sách, từng loại XBP chứ không thể xuất bản hàng loạt tên sách một lúc Hơn nữa, mỗi một XBP cụ thể lại là một tác phẩm được kiến trúc theo một mẫu hình riêng và được tiến hành bảng các công đoạn, thao tac
riêng biệt Sự khác biệt còn được thể hiện trong việc biên tập, trình bày, minh
hoạ đối với từng XBP mà không thể làm đồng loạt được Đây là sự khác biệt căn bản và là đặc trưng cơ bản nhất của lĩnh vực sản xuất các gid tri tinh than
Sáu là, quy trình SXKD XBP được thực hiện thông qua nhiều chủ thể, mỗi chủ thể đảm nhận những khâu nhất định trong quy trình Để tạo ra một XBP cần có các chủ thể khác nhau cùng tham gia quy trình là: tác giả, các cộng tác viên, NAB, nha in, co quan phát hành Các chủ thể tham gia lại rất khác nhau về tính chất, có chủ thể là cá nhân, là một tổ chức, một doanh nghiệp hoặc một bộ phận xã hội nhất định Điều này đòi hỏi sự phối kết hợp trong việc thực hiện quy trình sản xuất phải hết sức chặt chẽ, nhịp nhàng và đồng bộ
Với việc phân tích những nội dung trên cho thấy, quy trình sản xuất XBP
là một quy trình đặc thù
Thứ ba, tính hai mặt của hoạt động SXKD của DNXB: vừa là hoạt động văn hoá tỉnh thần, vừa là hoạt động kinh tế
Mục tiêu của văn hoá là nhằm hoàn thiện nhân cách con người, nhân hoá các
hoạt động xã hội theo hướng chân, thiện, mỹ Đó cũng là mục tiêu cao cả của
hoạt động xuất bản mang lại các giá trị văn hoá cho xã hội Trong sự nghiệp đổi
mới, Đảng ta luôn khẳng định mục tiêu văn hoá tư tưởng của hoạt động xuất bản,
coi đó là tôn chỉ, mục đích mà các cơ sở xuất bản phải đặt lên hàng đầu
Song, trong cơ chế thị trường, sách đã trở thành hàng hoá và các đơn vị xuất bản trở thành các cơ sở kinh doanh hàng hoá Dù là hàng hoá đặc biệt,
NXEB trên thương trường cũng là một doanh nghiệp và nó cũng cần đạt một
Trang 38kinh doanh, nên không đòi hỏi mọi đơn vị xuất bản phải trở thành doanh
nghiệp Song ở tầm vi mô, ngay cả khi đã là doanh nghiệp, thì NXB cũng không coi mục tiêu kinh doanh chỉ thuần tuý là lợi nhuận mà phải luôn luôn kết
hợp hai mục tiêu: văn hoá tư tưởng và kinh tế (lợi nhuận) Hai mục tiêu này có
thể kết hợp thực hiện được nếu diễn biến thị trường được phân tích một cách tối ưu và trên cơ sở xử lý và phản ứng một cách linh hoạt các thông tin thị trường mà xây dựng chiến lược kinh doanh XBP
Do tính chất hai mặt của hoạt động xuất bản nên hoạt động này vừa phải tuân theo các quy luật kinh tế, vừa chịu sự tác động của các quy luật văn hoá tư tưởng Những bộ phận lao động sáng tạo ở lĩnh vực sản xuất các giá tri tinh than (lao động nhà văn, nhà khoa học, người quản lý, người biên tập) trong tổ hợp hoạt động biên tập - xuất bản, tuân theo các quy luật sản xuất tinh thần: sản phẩm của họ là đơn chiếc, mang dấu ấn sáng tạo độc đáo của tác giả, đó là những giá tri tinh thần đáp ứng những nhu cầu văn hoá - xã hội Tiêu chuẩn để đánh giá rhững sản phẩm này là chân, thiện, mỹ Mục tiêu cao cả của nó là hoàn thiện nhân cách Quy luật phát triển của sản xuất tỉnh thần, của văn hoá có điểm khác với sản xuất vật chất Sự phát triển của văn hố khơng phải lúc nào cũng đồng hành với sự phát triển kinh tế mà có sự độc lập tương đối so với kinh tế
Ngoài ra, xuất bản còn có bộ phận hoạt động để vật chất hoá, nhân bản, lưu thông, phân phối các giá trị văn hoá tinh thần Đó là hoạt động của các công nhân trong co sở in, những người sản xuất vật liệu làm sách (giấy, mực,
máy móc ), những người PHS Đó là những doanh nghiệp, những đơn VỊ sản
xuất vật chất Họ tiến hành kinh doanh các vật phẩm như kinh đoanh các loại hàng hoá vật chất Những quy luật sản xuất vật chất, quy luật kinh tế thị trường chị phối toàn bộ hoạt động này Lợi nhuận là mục tiêu kinh doanh, là tiêu chí cơ bản để đánh giá hoạt động kinh doanh của loại doanh nghiệp này
Như vậy, trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, các DNXB tiến hành
SXKD phải coi trọng cả mục tiêu văn hoá tinh thần và mục tiêu kinh doanh, trong đó mục tiêu về văn hoá phải được đặt lên hàng đầu, mục tiêu kinh doanh
Trang 39nhất để đạt tới mục tiêu văn hoá tư tưởng Có như vậy, các DNXB mới có thể
vừa bảo đảm những điều kiện vât chất để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, vừa giữ vững được mục đích văn hoá tính thần cao quý là hoàn thiện
nhân cách, hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ
1.2.3 Tính tất yếu của việc liên doanh, liên kết trong hoạt động của các doanh nghiệp xuất bản nước ta
Hoạt động của các NXB nói chung, các DNXB nói riêng là hoạt động mang tính xã hội rộng rãi Có thể nói, tính xã hội thuộc tính bản chất của hoạt động sản xuất nói chung và của hoạt động xuất bản nói riêng Chuyển sang cơ chế thị trường, tính xã hội của hoạt động xuất bản lại càng đòi hỏi phải được mở rộng và nâng cao hơn nữa Bởi vì, sự tồn tại của DNXB rước hết, phải xuất phát từ nhu cầu xã hội, xã hội có nhu cầu về XBP thì cần thiết phải có người sản xuất sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đó; Hz¡ !à, DNXB tồn tại và hoạt động không phải vì mình mà chính là vì xã hội, có nhiệm vụ xuất bản những cái mà xã hội cần; Ba /à, quá trình tiêu dùng sản phẩm xuất bản của DNXB là quá trình thẩm định, đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp Quá trình này được thực hiện thông qua các đối tượng sử dụng ngoài DNXB Vì vậy, sự tham gia rộng rãi của các tổ chức và cá nhân trong xã hội vào hoạt động của một DNXB là một yêu cầu vừa có tính nguyên tắc vừa là một đòi hỏi bức thiết trong hoạt động của các DNXB
Xã hội hoá hoạt động của các DNXB còn là giải pháp có ý nghĩa thực tiễn to lớn Một mặt, xã hội hoá hoạt động của DNXB sẽ tạo khả năng gắn DNXB với xã hội, gắn sản xuất với tiêu dùng Mặt khác, nó tạo ra một cơ chế hoạt động linh hoạt, năng động, cho phép tối ưu hoá cơ cấu và quy mô hoạt động một DNXB, từ đó huy động được tổng lực xã hội vào hoạt động của DNXB nhằm đạt hiệu quả kinh tế — xã hội cao nhất
Theo Luật Xuất bản năm 1993 để thực hiện xã hội hoá trong hoạt động
Trang 40+ Huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào việc góp ý xây dựng kế hoạch đề tài Để có phương hướng xuất bản đúng, ngay từ khâu xác định đề tài, NXB đã phải tranh thủ triệt để sự đóng góp của toàn xã hội
+ Mở rộng hình thức cộng tác viên tham gia vào việc tổ chức và biên tập bản thảo
Trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân ngoài DNXB rất có khả năng tổ chức và biên tập bản thảo cho DNXB Các cơ quan nghiên cứu, các trường học, các viện, các cơ quan chỉ đạo thực tiễn, một số nhà hoạt động thực tiễn có nhiều
điều kiện và khả năng đứng ra tổ chức bản thảo cho DNXB Các DNXB đã tổ
chức phối hợp chặt chẽ với các đối tác đó để phát huy những khả năng này Trong công tác biên tập, DNXB đã biết vận dụng khả năng của nhà khoa học,
các nhà hoạt động chính trị xã hội tổ chức họ thành lực lượng cộng tác viên
biên tập Ưu thế của cách làm này là tận dụng được khả năng chun mơn của tồn xã hội, đặc biệt là những người “đầu đàn” trong các chuyên ngành, đồng
thời hỗ trợ một cách đáng kể cho lực lượng biên tập chuyên nghiệp trong các
DNXB Cách làm này nếu được tổ chức tốt sẽ cho phép DNXB có thể xuất bản được nhiều đề tài, ở nhiều thể loại với chất lượng nội dung cao, không phụ thuộc vào quy mô DNXE to hay nhỏ
Tuy nhiên, thực tiễn thời gian qua cho thấy, xã hội hoá hoạt động xuất bản không chỉ đừng ở việc LDLK trong những vấn đề trên, cũng như trong khâu In và phát hành XBP mà việc LDLK giữa các DNXB với các công ty trách nhiệm hữu hạn PHS và tư nhân trong các khâu, nhất là góp vốn và khai thác bản thảo phát hành đã góp phần đáng kể vào phát triển hoạt động xuất bản nói chung và DNXB nói riêng Song, do nhiều nơi, nhiều lúc cơ quan xuất bản còn buông lỏng quản lý thậm chí “khoán trắng” từng khâu cho tư nhân nên việc LDLK đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực Do đó, sau một thời gian xem xét và lấy ý kiến của các đại biểu thành viên Chính phủ, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI tháng 12 năm 2004, Luật Xuất bản sửa đổi ra đời, trong đó tại điều 20 quy định “NXB được liên kết với tác giả, chủ sở hữm tác phẩm, cá nhân có giấy