HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYỂN TRUYEN -
LÊ HỎNG LIÊN
LỜI DẪN TÁC PHẨM BÁO CHÍ
TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
(Khao sat Vietnamnet.vn, Dantri com.yvn, VnExpress nét,
Quehuongonline.vn, VaMedia.vn tir tháng 2 dén hét thang v20)
Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số : 60 32 01
j_—”
LUAN VAN THAC Si TRUYEN THONG ĐẠI CHÚNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số
liệu, kết quả điều tra nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác
Z Tác giả luận văn
Trang 4Loi cam doan
Mục lục
6067 0® 1
Chwong 1: Loi din trong tác phẩm báo chí — 1 1.1.Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản 55s S+<<s2 LH ke 11
1.2.Những nét khái quát về 5 tờ báo khảo sát - 7+ 5c+csresrsrererxee 27
Chương 2: Mối quan hệ giữa lời dẫn với nội dung tác phẩm 32
2.1 Mối quan hệ giữa lời dẫn với nội dung tác phẩm - -: 32
2.2 Lời dẫn trong các thể loại tác phẩm + +22 +v+t#2£+E+exzrrererrrrersree 42
2.3 Các loại lời dẫn trên báo hiện nay - -5-c<cc<cc<cesc-c ÔQ Chương 3: Hình thức, phương pháp thể biện của lời dẫn trên báo mạng điện
TA ccc ccccecccsesessecesscessecssvesssesesstessuecsssesssseesseeessesen %£ẦỒỀ Ò 73
3.1 Hình thức thể hiện + +22 SE S2 2E 2E E311 1211411427172 73 3.2 Phương pháp thể hiện lời dẫn - 2 + 2s +E+xeEvEx+EeEerkrrrrzszerkrree 85
3.3 Đánh giá chung về lời dẫn trên 5 tờ báo khảo sát -. -5¿ 101 3.4 Một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quá của lời dẫn tác phẩm báo
chí trên báo mạng điện tử - series TẦU Ly ke ecex 109
KET LUAN . -cccvccee Thun ngư 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22222222E222 2EEEEEEE srrrrre,, TTB
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời của báo mạng điện tử đã làm thay đổi cách nhìn nhận truyền
thống về báo chí và xuất bản như: khái niệm về toà soạn, số báo, trang báo và phương thức phát hành Báo mạng điện 'tử là một loại hình báo chí mới,
được truyền tải trên internet Đó là loại hình báo chí có sự hội tụ đầy đủ các
tính năng của cả bảo giấy, báo nói và báo hình Tính tương tác và khả năng
tìm kiếm thông tin trên báo mạng điện tử cao, đồng thời báo mạng điện tử
cũng khắc phục được những trở ngại về không gian, thời gian, lãnh thd, quốc gia Cuộc cách mạng công nghệ thông tin da thúc đây sự ra đời của báo chí
điện tử trên thế giới Ở Việt Nam, báo chí điện tử chính thức xuất hiện vào
năm 1997 cùng với việc Việt Nam kết nối mạng thơng tin tồn cầu Có thể
chia làm hai loại báo điện tử: báo điện tử có tính chất “nối dài” từ các báo, tạp chí in và báo điện tử độc lập Các báo điện tử bắt nguồn từ báo in có rất nhiều, |
như: nhandan.org.vn (báo Nhân Dân), laodong.com.vn (Báo Lao động), thanhnien.com.vn (báo Thanh niên), tuoitre.com.vn (Báo Tuổi trẻ)
Các báo điện tử mang tính độc lập ở Việt Nam hiện nay còn rất ít, đó là báo điện tử Đảng cộng $ản Việt Nam - cpv.org.vn, (thuộc Ban Tuyên giáo
Trung ương) và các báo như Vietnamnet.vn (Tổng công ty: Bưu chính Viễn
thông) VnExpress.net (Công ty FPT- Bộ Khoa học công nghệ) Trừ báo điện
tử Đảng cộng sản Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Ban Tuyên giáo Trung
ương còn các tờ báo còn lại lúc đầu hình thành để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, về sau được nâng cấp thành báo điện tử
Khác với báo in bị lệ thuộc vào không gian, thời gian in ấn, phát hành,
báo điện tử có khả năng tức thời, liên tục đưa lên mạng những thông tin mới
Trang 6với báo in “Văn hoá đọc” của độc giả thời đại công nghệ thông tin cũng khác,
độc giả hầu như chi doc lướt qua đầu đẻ, lời dẫn (sapô) của bài báo, nêu không thấy có sự kiện ấn tượng, nỗi bật, khó có thể đòi hỏi họ kích
chuột vào các trang trong “
Độc giả của báo điện tử phải đọc trên máy tính nên dễ mỏi mắt hơn,
nên “không làm mắt thời giờ của độc giả, không đánh lừa độc giả” là yếu tổ
mà những người làm báo điện tử luôn ghi tâm Một bài báo điện tử hay năm ở
cách rút tít, viết lời dẫn (sapô) cho bài báo và lời dẫn không chỉ ngắn gọn, hợp
lý, đễ tìm kiếm, vì thời gian tồn tại của các tin bài trên trang chủ rất ngắn, cầu
tạo báo điện tử lập thể, nhiều tầng, nhiều lớp, do đó nếu không dễ tìm kiếm,
độc giả sẽ bỏ qua
Mặt khác giữa các báo điện tử đã có sự cạnh trang thông tin khá quyết
liệt Bởi vì thé loại tin chiém phan lớn nội dung của các báo điện tử cho nên sự cạnh tranh giữa các báo này là sự cạnh tranh về việc đưa tin nhanh
và chất lượng thông tin ,
Đưa tin nhanh là một lợi thế và cũng là một tiêu chí hàng đầu của các
báo điện tử Những sự kiện thời sự nóng là trận địa óng- bỏng nhất Họ
thường huy động sức mạnh tông lực cho những sự kiện này ~
Để chạy đua thông tin sớm nhất, trước hết, báo điện tử chỉ chạy một cái
tít và một câu mở đầu tin để thông báo sự kiện mới xảy ra Sau đó họ mới bổ
sung dần thông tin, ảnh, các dữ liệu khác
Đưa tin nhanh là một yếu tố hàng đầu của chất lượng thông tin trên báo
điện tử, nhưng chất lượng thông tin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác,
trong đó có 3 yếu tố quan trọng là việc phát hiện, lựa chọn sự kiện thông tin,
Trang 7Hiện nay, phần lớn các báo mạng điện tử chưa chú trọng tới các yếu tổ
để có thể thực sự lôi kéo, hấp dẫn, cuốn hút người xem, người đọc, vì vậy chưa phát huy hết những thế mạnh sẵn có của báo mạng điện tử
Xuất phát từ yêu cầu, tính chất của loại hình báo mạng điệm tử mà
chúng ta cần phải có cách làm, cách trình bày sao cho có sức lôi cuốn, hap
dẫn công chúng, có như vậy mỗi tờ báo mới có sức sống lâu đài Chính vì
vậy, tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài: “Lời dẫn tác phẩm báo chí trên báo
mạng điện tử ở Việt Nam” nhăm đóng góp một phần vào quá trình xây dựng
và hoàn thiện kỹ năng làm báo điện tử ngày càng chuyên nghiệp hơn, có chất
lượng hơn, tương xứng với những thế mạnh mà báo điện tử đang có
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1 Trên thể giới
Dat van dé về lời dẫn (hay còn được gọi dưới các tên khác nhau như
Lead (tiếng Anh), lời mào đầu (tiếng Việt), sapô (tiếng Pháp) và cách viết lời dẫn cho tác phẩm báo chí là một kỹ năng nghề nghiệp cần được đầu tư viết và
sử dụng thường xuyên đối với mỗi phóng viên và biên tập viên Tuy nhiên đề
cập về lời dẫn một cách chuyên sâu và cụ thể như thế nào thì chưa có nhiều tài liệu bàn tới _
Loic Hervuoet trong cuốn “Wiết cho độc giả” có đưa ra khái niệm về
lời mào.đầu Theo tác giả, lời mào đầu hay sapô có chức năng chính như:
Giúp đỡ người đọc; Xác định chủ đề của bài báo; Cung cấp các thống tin
chính Gợi ý về dàn bài; Làm cho độc giả muốn đọc Tác giả cũng đưa ra các
loại lời mào đầu như: |
+ Lời mào đầu nêu thông tin chính + Lời mào đầu bé sung cho dau dé + Lời mào đầu hoàn cảnh
Trang 8Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra khái niệm lời mào đầu
và các chức năng chính cũng như một số kiểu mào đầu thường gap ma chua đi sâu phân tích mối quan hệ của lời mào đầu với tác phẩm và hình thức, yêu cầu cụ thé của lời mào đầu -
Các tác giả Jean- LucMartin- Lagardette trong cuỗn “Hướng dẫn cách viết báo ” đề cập tới khái niệm lời đề dẫn Theo tác giả, lời đề đẫn là một đoạn
văn ngắn mà chỉ với vài từ nó cho phép người đọc năm được ý chính của bài
báo mà họ sẽ đề cập Các tác giả cũng đưa ra các loại đề dẫn như:
+ Lời đề dẫn mang thông tin
+ Lời đề dẫn có vai trò giới thiệu
+ Lời đề dẫn gây chú ý
+ Lời đề dẫn có tính chất nhắc lại [26]
Trong cuốn sách này, tác giả mới chỉ đưa ra khái quát và sơ lược khái
niệm về lời đề dẫn và các loại đề dẫn thông thường mà chưa phân tích cụ thể về cách viết, yêu cầu và quy định của lời đề dẫn cho mỗi tác phẩm báo chí
Tác giả Fabienne Gespault, Dai hoc bao chi Lille, Phap dé cập tới khái
niệm sapô Theo tác giả, sapô phải đội mũ cho bài báo rđà không che khuất nó Mục đích của sapô là làm cho người ta muốn đọc và muốn biết thêm chi
tiết chưa được biết khi đọc cá bài Dựa trên chức năng của sapô, tác giả đưa ra
hai loại sapô thông thường nhất, đó là: | + Sapô có tính chất thông tin
+ Sapô có tính khơi gợi |5 1]
Trang 9+ Sapô thông tin + Sapô gây chú ý
+ Sapô cập nhật thông tin
+Sapô giới thiệu +
+ Sapô nhắc lại [65]
Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở việc phân chia các loại sapô mà chưa
phân tích rõ nội dung, hình thức cũng như phương pháp thê hiện của các loại sapô này như thế nào, các thể loại báo chí nào nên hay không nên viết sapô
2.2.Ở Việt Nam
Trong cuốn Nhà báo- bí quyết kỹ năng- nghề nghiệp (Kinh nghiệm của
báo chí Phương tây do tác giả Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch thì có đưa ra khái niệm Lead Theo đó, Lead được hiểu là đoạn mào đầu, mở đầu của tác phẩm báo chí Có các loại Lead như: + Lead tóm tắt + Lead ngòi nỗ + Lead “cum” + Lead “kịch tính” + Lead “ả
+ Lead “khêu gợi”[27]
Cuốn sách đã đề cập tới nhiều loại Lead khác nhau, hiệu quả sử dụng
của các loại Lead đó trong mỗi tác phẩm báo chí Tuy nhiên, mới chỉ bàn tới
các dạng Lead ở khía cạnh khái quát nhất mà chựa phân tích cụ thể vai trò,
tầm quan trọng của Lead trong mối quan hệ nội dung, hình thức của tác phẩm
báo chí và trong các trình bày trang báo
Công trình đề cập sâu nhất về lời dẫn là bài viết của tác giả Hoàng Anh
Trang 10+Sapô kế chuyện + +Sapô nêu cảm xúc và những suy nghĩ riêng của tác giả
+Sapô tiếp nối nhan đề [2]
Tác giả cũng đã nêu ra một số ví dụ điển hình cho mỗi loại sapô trên
báo chí hiện nay (chủ yếu là báo in) Tuy nhiên, sapô được tác giả phân tích
sâu ở góc độ sử dụng ngôn từ chứ chưa phân tích tông thể 'sapô trong mối
quan hệ với tác phẩm ở cả nội dung và hình thức
Tác giả Hà Huy Phượng trong cuốn “7Ø chức nội dụng và thiết kế trình
bày báo in” đã đề cập tới sapô trong mối quan hệ với việc trình bày trang báo,
vai trò, sự cần thiết của sapô trong tác phẩm báo chí và trong thiết kế trình
bày trang báo chứ chưa phân tích một cách đầy đủ các đặc trưng, chức năng
cũng như mỗi quan hệ của sapô với tác phẩm báo chí [40, tr 148]
Việt Nam hoa mang internet toan cầu và sự xuất hiện của báo mạng
điện tử ở Việt Nam mới hơn 10 năm nhưng đây thực sự là một vấn đề mới mẻ, có nhiều khía cạnh cần được gợi mở, khám phá Đã có nhiều các khóa luận, luận văn tốt nghiệp hệ cử nhân, thạc sĩ tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền và Trường Đại học KHXH &NV- Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên
cứu về vấn đề báo mạng điện tử Ở nhiều khía cạnh kBác nhau, song tác
giả chỉ đưa ra một số khóa luận và luận văn tiêu biểu, liên quan đến vẫn
đề cần nghiên cứu
- Tại trường Đại học KHXH& NV- Đại học Quốc gia Hà Nội:
Trong công trình “Phát thanh trén mang internet” cua tac giả Nguyễn
Sơn Minh, năm 2001, đã đề cập đến vấn đề đưa phát thanh lên mạng Internet
Tuy nhiên công trình này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đưa
Trang 11Công trình “Khảo sát ngôn ngữ báo chí internet” của tác giả Phạm Thu An, năm 2002 đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ báo chí internet Công trình này
đi sâu nghiên cứu cách thức và ngôn từ sử dụng trong báo mạng điện tử, so
sánh những điểm tương đồng và khác biệt với ngôn ngữ của các loại
hình báo chí khác
- Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Trong công trình nghiên cứu “Công chúng báo chí internet” của tác giả Hà Thu Hương, năm 2003, tác giả đã nghiên cứu về đặc điểm riêng của công
chúng báo chí Internet Tuy nhiên công trình này cũng mới chỉ đề cập tới vẫn
đề đặc điểm và những yêu cầu của công chúng báo mạng mà chưa phân tích
những yếu tố thu hút độc giả của báo mạng điện tử
Khóa luận tốt nghiệp hệ cử nhân “Nâng cao hiệu quả khai thác tính đa
phương tiện trên báo mạng điện tử ở Việt Nam” của tác giả Vũ Anh Tú, nắm
2007 đã đề cập tới tính đa phương tiện trên báo mạng điện tử hiện nay Công
trình đã nghiên cứu thực trạng khai thác và sử dụng tính đa phương tiện trên
một số tờ báo mạng cụ thể, những ưu điểm và hạn chế của những sản phẩm đa phương tiện trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Khóa luận tốt nghiệp hệ cử nhân của tác giả Ngô Bích Ngọc, năm 2007
“Vấn đề thông tin chỉ dẫn trên báo mạng điện tử” đã đề cập đến van dé vé ly
luận cũng như nguyên tắc của việc đưa thông tin chi dẫn trên báo mạng điện
tử Vấn đề thông tin chỉ dẫn là tổ chức kế hoạch đưa thông tin chỉ dẫn theo
chủ đề, xây dựng chuyên trang, chuyên mục nhằm đạt hiệu quả thông tin cao
nhất, truyền tải được nhiều thông tin đa chiều, dễ tiếp cận đến với độc giả
Công trình nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong toà soạn báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” Luận văn thạc sĩ ngành báo
chí của tác giả Trần Hồng Vân, năm 2004 Trong công trình này, tác giả đã đề
Trang 12ưu điểm và hạn chế của các báo mạng điện tử trong việc xử lý thông tin
Như vậy, đề cập tới khái niệm, đặc trưng của lời dẫn cũng như cách phân loại các lời dẫn trên báo in đã có một số tác giả nghiên cứu Song để phân
tích, tìm hiểu lời dẫn ở góc độ báo mạng điện tử thì cho đến nay chưa có một
công trình nghiên cứu riêng biệt, chuyên sâu nào Đây là lần đầu tiên, lời dẫn được xem xét ở góc độ báo mạng điện tử và được phân tích, nghiên cứu trên
cơ sở từ các tờ báo riêng biệt để đưa ra những nét khái quát nhất về lời dẫn
trên báo mạng điện tử
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1 Mục đích của luận văn
Làm rõ mối quan hệ, sự tác động qua lại giữa nội dung, hình thức và phương pháp thê hiện lời dẫn của các thể loại tác phẩm báo chí nhằm khái
quát rút ra những tính chất, phương pháp, điều kiện ảnh hưởng đến hiệu quả
của lời dẫn trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay 3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Từ mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra trong quá trình nghiên cứu của đề tài là: - Hệ thống hoá các khái niệm, thuật ngữ, cách thức, nội dung, hình thức
thể hiện của lời dẫn và vai trò của nó trong báo chí nói chung
- Khao sat hình thức và đặc điểm thể hiện của lời dẫn trên 5 tờ báo mạng
điện tử đó là VnExpress.net, Dantri.com.vn,Vietnamnet.vn, Quehuongonline.vn,
VnMedia.vn
- Nghiên cứu về lời dẫn trong mối tương quan với các thể loại tác phẩm báo chi
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cách viết và sử dụng lời dẫn trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vì nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi 5 tờ báo mạng điện tử tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay, đó là: VnExpress.net, Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn,
Quehuongonline.vn, VnMedia.vn Mỗi tờ báo đều có tiêu chí phát triển riêng,
cộng với những đặc thù về toà soạn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên và
những đặc điểm tác nghiệp dẫn đến cách thức viết lời dẫn cũng như trình bày giao điện trang chủ của mình khác nhau Do tính chất của báo điện tử thông
tin được cập nhật liên tục 24/24 giờ, chính vì vậy, mỗi tờ báo có lượng tin bài
rất lớn Đề tiện khảo sát và phân tích, chúng tôi chỉ lấy tin, bài trong khoảng
thời gian từ 7giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút Đây là khoảng thời gian mà có nhiều bài mang tính chất thời sự, nóng hỗi được độc giả quan tâm nhiều nhất
Thời gian khảo sát của đề tài từ tháng 2 năm 2009 đến hết thang 8 nam 2009
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
3.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở nhận thức luận các vẫn đề lý luận của triết học duy vật
biện chứng, lý luận báo chí Vô sản, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về báo chí và công tác tư tưởng
5.1 Phương pháp nghiÊn cứu
- Khảo sát, thống kê phân loại: sử dụng phương pháp chọn mẫu kết hợp (giữa chọn mẫu xác suất và chọn mẫu có chủ định) để đảm bảo tính khách quan và trung thực của tư liệu, phản ánh trung thành đối tượng khảo
sát, làm cơ sở khoa học cho những kết luận Cụ thể khảo sát trên 5 tờ báo
Trang 14cuối tuần vì thế lượng tin bài rất phong phú Từ đó tác giả phân tích riêng từng tờ báo, sau đó so sánh và phân tích 5 tờ được khảo sát Tất cả các công việc trên để cho thấy một cái nhìn tổng thể về vai trò, tầm quan trọng cũng như những ưu, nhược điểm của lời dẫn trong các tác phẩm báo chí trên báo
mạng điện tử hiện nay
- Điều tra xã hội học các đối tượng là phóng viên, biên tập viên tại các co quan bao mạng được khảo sát và 5 tờ báo không thuộc diện khảo sát để tìm
hiểu những yêu cầu của các cơ quan báo chí và bản thân PV, BTV đối với
việc sử dụng lời dẫn cho tác phẩm báo chí của mình
- Phỏng vấn sâu các đối tượng liên quan dé thu thập tư liệu thực tiễn, đồng thời có cơ sở để phân tích nội dung, hình thức các thể loại tác phẩm báo chí
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
6.1 Về mặt lý luận
Trên phương diện lý luận, luận văn hệ thống hóa hệ thống lý thuyết về
lời dẫn trên báo mạng điện tử, làm rõ khái niệm, nội dung và các hình thức thể hiện của lời dẫn, cũng như rút ra những nhận xét khái quát về các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả của lời dẫn báo mạng điện tử
6.2 VỀ mặt thực tiễn
Luận văn góp phần đưa ra những khía cạnh chỉ tiết về vấn đẻ lời dẫn trên các thể loại báo chí nói chung và trên báo mạng điện tử nói riêng Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí nói chung và các cơ quan báo mạng điện tử nói riêng, những cán bộ, phóng viên trực tiếp xử lý tin bài tại các toà soạn, để làm sao, mỗi tờ báo mang những sắc thái riêng, góp phần thu hút độc giả
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
Trang 1511
Chương 1
LOI DAN TRONG TAC PHAM BAO CHi
1.1 Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản
1.1.1 Lời dẫn
Lời dẫn trong tiếng Anh được viết là Lead, nghĩa là đoạn mào đầu, mở
đầu của tác phẩm báo chí nói chung của bản tin nói riêng Lead (mào đầu) có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì theo ý kiến của một số chuyên gia thì nó phải
mang trong mình tới 70% trọng lượng của bài viết Tức là 70% ý nghĩa chính của thông tin nằm ở phần mào đầu và các phần còn lại chỉ chiếm 30% ý nghĩa, không phụ thuộc vào tổng số dòng trong cả bài
Sự phân bỗổ các câu trả lời cho sáu câu hỏi sao cho tương ứng với ý nghĩa hay sự hấp dẫn của chúng trong giới hạn hình chóp ngược tưởng chừng
rất đơn giản, song thực tế nhiều lúc rất khó Các sự kiện, vấn đề có thể là đa
diện hoặc bị kéo dài về thời gian Vì vậy mà ở trong Lead cần phải nhắn mạnh
điều thiết yếu nhất là cái sẽ biểu thị cho chúng, còn tất cả chỉ tiết cụ thể và
thông tin phụ khác sẽ được phân bố ở trong bài theo thứ tự từ trên xuống, tuỳ theo mức độ quan trọng và sự hấp dẫn của chúng
Lead được hiểu là đoạn mở đầu của tác phẩm báo chí nói chung và của
bản tin nói riêng Nói một cách hình ảnh, nếu Headline (đầu đề tác phẩm) làm
loé lên tia lửa của sự chú ý thì Lead phải giúp cho tia lửa ấy cháy bùng lên Chỉ cần ngọn lửa ấy tắt đi, là ngay lập tức độc giả sẽ chuyển sang bài khác hay là lật sang trang khác của tờ báo, mặc du cé thé 1a thông tin đáng được
anh ta quan tâm Đối với bất cứ một bản thông tin nào, sự khởi đầu năng động
Trang 16Thường gặp hơn cả là những kiểu Lead, mà trong đó, ngay từ dòng đầu
tiên người ta đã nhân mạnh điều chính yếu nhất, còn sau đó, theo thứ tự logic,
đưa ra tiếp các khía cạnh khác của thông tin Theo ý kiến của một số chuyên gia, thì trong các bản tin linh hoạt ngắn, Lead không nên vượt quá 30- 40 từ,
bởi vì trọng tâm vẫn đề đã được bộc lộ ở đầu đề bài viết Trong các bài báo
lớn hơn cả về nội dung lẫn kích thước, Lead có thể viết dài hon
Như vậy, việc trong Lead có bao nhiêu câu, đoạn phụ thuộc vào tính
chất của thông tin và kích thước của cả câu văn Những dòng đầu tiên của
Lead dường như là sự tiếp nối với tít bài và thường được in đậm
Trong hầu hết các bài viết, người viết cô gắng làm cho Lead thật ngắn
và sinh động để thu hút sự chú ý của độc giả Cùng với đầu đề bài viết, như là
nguyên tắc, Lead phải mang đến cho độc giả khái niệm chung về đề tài
đang được trình bày hoặc là phải thúc giục họ đọc tiếp để biết được
những chỉ tiết thú vị
Lead thông thường là một hoặc là hai đến ba đoạn nhỏ hơn, nhưng đảm
bảo phải đề cập tới những vấn đề trọng tâm của bài viết và tạo cho bài viết
những ấn tượng ban đầu đối với độc giả
Đối với các tạp chí và những tuần báo, đòi hỏi người ta phải đọc chậm
rãi, có thê cho phép Lead có khá nhiều tự do trong việc chọn lựa cách thức dé
trình bày Nhưng đù sao đi chăng nữa, nó vẫn phải có một cái gì đó có thê lôi cuốn độc giả Ở một vài trường hợp (tản văn, phóng sự ), Lead thường được xây dựng trên cơ sở các thành tố của một câu chuyện hấp dẫn
Theo các chuyên gia, tất cả những gì quan trọng và thú vị nhất trong tác phẩm báo chí nên đưa lên đầu, vào Headline hoặc Lead, còn các chi tiết phải đưa ra sau chúng
Trang 1713
Để xây dựng Lead thì trước hết cần tìm ra sự kiện trung tâm, sự kiện
then chốt và xác định được góc nhìn nhằm làm cho thông tin không đi chệch ra khỏi sự chú ý của độc giả
Theo tiếng Pháp, lời dẫn là Chapeau (Sapô), đó là một đoạn văn ngắn
tiếp ngay sau tít, có cùng độ dài như nhau hoặc nằm trên cùng một cột, có vẻ
như một lời giới thiệu bài báo nhưng chữ đậm hoặc in kiểu khác chữ hơn chữ của bài Nó bố sung cho tít bằng các yếu tố thông tin hoặc giải thích [17, tr.158]
Sapô phải “đội mũ cho bài báo mà không che khuất nó” Nếu một vài
dòng của sapô đã đủ cho một độc giả không có nhiều thời gian, thì mục đích
của nó không phải là nói với người đó rằng phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả Trái lại, nó phải làm cho người ta muốn đọc và muốn
biết thêm chỉ tiết [25, tr 21]
Được đặt giữa tít và phần đầu của bài báo, sapô là một đoạn văn ngắn mà chỉ với vài câu nó cho phép người đọc nắm được ý chính của bài báo mà
họ sẽ đọc [26, tr.139- 140] Theo các tác giả Jean, Luc Martin, Lagardette,
trong cuốn Hướng dẫn cách viết báo thì có nhiều loại sapô khác nhau, đó là: - Sapô mang tỉnh chất thông tin
Với tính chất ngắn gọn, xúc tích, sapô mang thông tin cho biết chủ đề và quan điểm của bài báo Sapô phải rất tổng hợp Đương nhiên, người ta
không bắt buộc phải nói tất cả, nhưng cần phải nêu lên được ý chính một cách
cô đọng Lưu ý rằng sapô không phải là một tin vắn Khác với thê loại tin này,
sapô không nhất thiết phải trả lời cho tất cả các câu hỏi cơ bản
- Sapô mang tính chất thông điệp
Là kiểu sapô giải thích lý do ra đời của bài báo và quan điểm viết để giới thiệu thông tin
- SaDÔ gáy chủ ý
Kiểu sapô này mang đến cho độc giả hứng thú muốn đọc nó, đó chính là ấn tượng đầu tiên về bài báo Ngắn hơn các kiểu sapô khác, kiểu sapô này
A 66
Trang 18- Sapô có tinh chat nhac lai
Sapô này nhắc lại tình huống xuất hiện của một thông tin mới Kiểu
này thường dài hơn những sapô đã đề cập tới và thậm chí có thể có trước nó
một đoạn tạo ấn tượng
Độ dài của những sapô khác nhau này thay đổi tuỳ theo từng loại xuất
bản phẩm Nhưng sapô ít khi vượt quá 3 câu Trong đa số các trường hợp
người ta đều dùng các kiểu chữ và co chữ khác với phần nội dung và
thường được in dam
Còn theo tác giả Michel Voirol: sapô nhằm mục đích tiết kiệm thời gian của độc giả và làm cho họ dễ lựa chọn hơn Nói chung nó được xuất hiện dưới tít và đứng riêng [65, tr.28] Theo tác giả phân tích, có các loại sapô:
- Sapô thông tin: tóm tắt cho độc giả những thông tin sẽ được phát triển
sau đó trong bài báo;
- Sapô gây hứng thú: nêu rõ chủ đề của bài báo và giới thiệu một vài ý
tứ khiến độc gia to mo;
- Sapô cập nhật thông tin: cho phép đề cập đến những yếu tố mới xuất
hiện khi bạn đã viết bài báo;
- Sapô giới thiệu: được đặt trên bài báo khi muốn giải thích những lý do khiến người viết bài báo đó hay người được phỏng vẫn;
- §apơ nhắc lại: trong trường hợp các bài phóng sự hay điều tra được đăng làm nhiều kỳ, thì trước mỗi phần mới cần có sapô tóm tắt nội dung của kỳ trước đã đăng để người đọc nắm bắt được nội dung của kỳ trước, có cách
nhìn toàn điện hơn về vẫn đề
Theo Từ điển tiếng Việt, lời mào đầu là lời nói dẫn dắt trước khi vào
Trang 1915
Mào đầu (hay phần mở đầu) của tin là một bộ phận đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt tin [52, tr 117]
Trong mọi trường hợp, độc giả phải tiếp nhận được ở các dòng đầu tiên thông tin thông tin Nếu quan tâm đến chủ đề đó thì họ tiếp tục đọc; nếu không thì họ cũng đã biết qua
Lời mào đầu thường đứng sau đầu đề và đứng trước phần nội dung bài
báo Đó thường là một văn bản hoàn chỉnh, đó có thể là một câu vài câu hoặc
nhiều câu Song độ quan trọng của lời mào đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó Trong báo chí hiện đại, lời mào đầu thường có xu hướng càng ngắn
gọn càng tốt (tất nhiên ngắn gọn phải đi kèm với dễ hiểu)
Thường thì lời mào đầu nhằm dẫn dắt độc giả vào điểm mấu chốt, quan
trọng của sự kiện băng cách mô tả khái quát hay đưa vào một lời trích dẫn có
ý nghĩa, một chỉ tiết kích thích tính hiếu kỳ Với một bài điều tra, một phóng
sự lớn hay bất kỳ một bài báo nào, xét về thực chất không phải ở dạng tm tức, cũng không thuộc bài bình luận và nhất là không phải tin tức của báo ngày thì
lời mào đầu có thể tuân thủ các quy tắc này Tuy nhiên, với một dạng bài bình luận - là loại hình văn phong báo chí duy nhất cho phép sử dụng cách vào đề
cô điển - thì lời mào đầu thường là nhắc lại các sự việc chính mà người ta muốn đi sâu tìm hiểu
Nhờ có đầu đề hay, độc giả đã dừng lại ở bài báo Chúng ta đã thuyết
phục họ bỏ ra chút thời gian để xem bài báo Giờ đây cần phải làm sao cho họ
hiểu rằng họ đã chọn lựa đúng Lời mào đầu là vũ khí thứ hai, sau đầu đề,
trong cuộc chiến giành độc giả [22, tr.183]
Trang 20Từ tính chất của lời mào đầu, người ta có thể phân loại các loại mào
đầu khác nhau như:
+ Lời mào đầu nêu thông tin chỉ tiết: Kê lại toàn bộ nội dung của bài
báo trong một vài dòng;
+ Lời mào đấu bồ sung cho đấu đề: Nếu đầu đề có tính kích thích thì lời mào đầu phải lên được chủ đề Và ngược lại, nếu đầu để nêu lên chủ đề thì
lời mào đầu phải có tính kích thích;
+ Lời mào đâu hoàn cảnh: Nhắc lại hoàn cảnh diễn ra sự kiện và nêu
lên góc độ của bài báo;
+ Lời mào đấu giới thiệu: chứng minh bài báo mang tính thời sự, giới
thiệu người trả lời phỏng vấn hoặc tác giả bài báo;
+ Lời mào đầu nghỉ vấn: Đặt ra câu hỏi về chủ đề sẽ xử ly trong bài
báo Mục đích: kích thích người đọc và thông báo cho họ biết những gì sẽ đề
cập trong bài báo;
_ + Lời mào đâu giả: Không phải là lời mào đầu mà đây là phần đầu của bài báo được in theo kiểu chữ khác
Vị trí của lời mào đầu không nhất thiết, lúc nào cũng phải ở sát sau đầu
đề và trước bài báo Lời mao đầu có thể được đặt vào khung giữa bài báo Trong trường hợp có thê bài báo đăng ở trang 3 nhưng lời mào đầu được đặt lên trang nhất và bài báo đặt trong trang ruột thì không thể cắt lời mào đầu giữa chừng hoặc ngoặc đơn Nếu không đủ chỗ cho lời mào đầu trên trang nhất thì nên rút ngắn lại
Theo Từ điển tiếng Việt, tác phẩm “là công trình do nhà văn hóa, nghệ
thuật hoặc khoa học sáng tạo ra” [63, tr 868] Cũng theo Từ điển Tiếng Việt,
báo chí “là báo và tạp chí, xuất bản định kỳ (nói khái quát)”[63, tr 54] Theo
Luật báo chí Việt Nam, báo chí bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự,
Trang 2117
truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau); báo điện tử (được thực hiện trên mạng
thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt
Nam, tiếng nước ngoài [41]
Theo tác giả Tạ Ngọc Tấn, “Tác phẩm báo chí là một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức là quan hệ bên trong cơ
bản của nó” [53, tr.7]
Từ tất cả các khái niệm và cách phân loại khác nhau của leade, mào đầu, và sapô cho thấy chúng đều có những đặc điểm chung và đó chỉ là những
cách gọi khác nhau của cùng một vẫn đề Vì vậy, để dễ dàng trong phân tích và cách gọi, tác giả gọi chung là lời dẫn Như vậy, lời dẫn tác phẩm báo chí là một đoạn văn ngắn, nằm giữa tít và bài báo, có vai trò quan trọng trong việc trình bày trang và thu hút sự chú ý của độc giả Người ta dùng co chữ khác, thường là to hơn chữ trong bài báo, để cân bằng phần chữ, phần trắng và phần
minh họa một trang báo [25, tr.21] Thông thường lời dẫn được in đậm hoặc
in nghiêng để khác với kiêu chữ trong bài báo và mang ý nghĩa nhắn mạnh
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí ra đời khi Việt Nam chính thức
gia nhập internet toàn cầu Song cho tới nay, chưa có một tên gọi thống nhất
cho loại hình báo chí này, có tài liệu gọi là báo điện tử, báo mạng điện tu, song có tài liệu lại gọi là báo trực tuyến
Ngày 12-6- 1999, kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa X đã thông qua Luật
Báo chí sửa đổi Tại Luật sửa đôi này, báo mạng điện tử đã được đưa vào Luật Báo mạng điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông
tin máy tính [41]
1.1.2 Chức năng của lời dẫn
Trang 22- Xác định chủ đề của bài báo
— Đây là yêu cầu tối thiểu của một lời mào đầu Đôi khi một đầu đề ngắn và thu hút được sự chú ý của độc giả lại không được rõ ràng cho lắm về nội dung, lúc này lời mào đầu phải ngay lập tức bổ sung cho đầu đề, nói rõ chủ đề của bài báo là gì, tránh mọi sự hiểu sai Lời mào đầu phải chỉ ra ngay được
chủ đề của bài báo
- Chứng mỉnh tính thời sự của bài báo
Mọi người đều có lý do riêng khi quan tâm đến bài báo này mà không quan tâm đến bài báo kia Sự lựa chọn này cũng còn tuỳ thuộc vào quỹ thời
gian của từng người Do vậy, phải biết cách làm cho người đọc thấy rằng chỉ
đề của bài báo này có liên quan đến họ, răng đọc bài báo họ sẽ không mất thời gian vô ích Một trong những lý do chính khiến độc giả quan tâm là tính thời
sự, cho nên lời mào đầu nên nhắn mạnh tính thời sự của sự kiện
Trong một vài trường hợp, đưa con số đáng tin cậy và ấn tượng vào phần mào đầu làm cho độc giả thêm quan tâm
- Tóm tắt thông tin
Độc giả ít có thời giờ, hoặc đã biết sơ qua thông tin, chỉ muốn biết thêm những chỉ tiết thực sự mới Lời mào đầu có mục đích cung cấp cho họ
cốt lõi của thông tin, nhanh nhất có thê được, để cho họ có thể nắm được nội
dung dù không có thời gian đọc toàn bộ bài báo Nếu đọc lời mào đầu thấy
thú vị, chắc chan họ sẽ đọc hết bài báo
- Nêu được dàn bài
Đây không phải là chức năng chính, nhưng cũng rất cần thiết cho người đọc báo để tìm kiếm một thông tin nhất định Lời mào đầu này là xương sông của bài báo, nêu lên các ý sẽ được phát triển trong bài
- Xác định hoàn cảnh của sự kiện
Trang 2319
những gì diễn ra trước đó Lời mào đầu nhắc lại cho độc giả hoàn cảnh diễn ra sự việc, nếu có thê được thì tóm tắt những gì đã diễn ra trước đó, hoặc cung cấp
những thông tin liên quan giúp người đọc hiểu rõ hơn sự kiện mà bài báo đề cập
Đây là lời mào đầu cô điển của những loạt bài báo đăng nhiều kỳ
- Làm cho độc giả muốn đọc
Một lời mào đầu đơn thuần cung cấp thông tin cũng phải biết kích thích được trí hiểu kỳ của độc giả, làm cho họ muốn biết những chỉ tiết khác
- Chỉ rõ nguồn tin
Nêu tên ai, tổ chức nào đã cung cấp thông tin bài phóng sự điều tra đã
được thực hiện trong hoàn cảnh như thế nào cũng là điều có ích
Theo Giáo trình thực hành “Kỹ thuật và thể loại báo in” do Hội Nha
báo Việt Nam, Trung tâm Bài dưỡng nghiệp vụ báo chí xuất bản năm 2007
thì, lời dẫn có các chức năng chính như:
- _ Hoàn thiện tít, bằng cách nó rõ chủ đề bài báo;
- _ Tóm tắt thông tin, giúp độc giả hình dung bài báo sẽ nói gì;
- Gidi thích bài báo, bằng cách chỉ ra tại sao tác giả chọn viết về sự kiện
hay hiện tượng này;
- _ Nêu rõ hoàn cảnh, đặc biệt với thé loại bài phỏng vấn, điều tra dài kỳ;
- Thông bảo bố Cục; - Moi doc
Đó là 6 chức năng chính của lời dẫn đã được nêu trong giáo trình, nhưng với tác giả Hoàng Anh trong bai “Sapo trén bao chr’ dang trên tạp chí Nghề báo, số tháng 8/ 2006 thì tác giả cho rằng lời dẫn có các chức năng chính sau:
-_ Xác định chủ đề của bài báo
Trang 24sẵn sàng bỏ qua bài báo nếu không tìm thấy một điều gì đó có nghĩa, đáng được quan tâm
- Ching minh tính thời sự của bai bao
Mét van dé, một sự kiện chỉ có ý nghĩa đích thực khi nó liên quan trực
tiếp đến ngày hôm nay, đến hiện tại Độc giả chỉ quan tâm đến những gì nóng
héi, nam trong tâm điểm sự chú ý của công luận và có thể ánh hưởng đến
cuộc sông đang diễn ra của ho Vi thé ngay từ phần lời dẫn, cần nhấn mạnh tính thời sự của các thông tin sẽ được phản ánh trong bài viết Vì thế chúng ta
33 66
thường bắt gặp những từ ngữ chỉ thời điểm hiện tại như: “đang”, “hôm nay”,
“gần đây”, “tháng này” và những từ gắn kết quá khứ với hiện tại như tưởng chừng như chuyện đã qua nhưng giờ đây nó vẫn còn “cho tới
thời điểm này”
- Nêu những ý chính
Lời dẫn phải nêu được các ý chính, tức là khung nội dung cơ bản của bài viết Điều này giúp cho độc giả, dù không đọc phần còn lại của tác phẩm vẫn có thể nắm được những thông tin khái quát về vấn đề được phản ánh
- Thu hút sự chủ ý của người đọc
Nếu như tít báo nhóm lên đốm lửa đầu tiên của sự đam mê trong lòng
người đọc thì lời dẫn phải thôi bùng đốm lửa ấy thành ngọn lửa Tức là lời
dẫn cần tạo ra một thứ ma lực khiến cho người đọc không thé cưỡng lại ý muốn đọc toàn bộ tác phẩm Muốn vậy, nó phải được viết một cách ân tượng,
hấp dẫn, thể hiện được thần thái của van dé hay sự kiện
Tóm lại, lời dẫn tác phẩm báo chí bao gồm có các chức năng chính sau:
- Hoàn thiện đầu đề tác phẩm, nói rõ chủ đề bài báo;
- Tóm tắt nội dung chính của bài báo;
Trang 2521
1.1.3 Phân loại lời dẫn
Theo tác giả Loic Hervouet trong cuốn Viết cho độc giả [22, tr 88], thi lời dẫn được chia thành các loại như:
- Lời dẫn nêu thong tin chính: nghĩa là kế lại toàn bộ nội dung bài báo
trong vai ba dong;
- Lời dẫn bồ sung cho đấu đề,
-_ Lời dẫn hoàn cảnh: nhắc lại hoàn cảnh diễn ra sự kiện và nêu lên
gocs độ cau bai báo;
- Lời dẫn giới thiệu: chứng minh bài báo mang tính thời sự; - Lời dẫn nghỉ vấn: đặt câu hỏi về chủ đề sẽ xử lý trong bài báo;
-_ lời dân giá : không phải là lời dẫn mà đó là đoạn đầu của bài báo
được in theo một kiểu chữ khác
Cũng theo tác giả Hoàng Anh, lời dẫn được chia thành một số
kiểu cơ bản, đó là:
- Lời dân gọi tên: đó là lời dẫn gọi tên vẫn đề, sự việc hay hiện tượng được
trình bày trong bài viết, kèm theo nó thường là lời bình luận ngắn của tác giả; - Lời dẫn tóm tắt: nêu những thông tin cốt lõi của vấn đề liên quan đến nội dung tác phẩm;
- Lời dẫn nêu sự việc dẫn đường: đó là lời dẫn kê về nguyên nhân đã thúc đây tác giả viết nên bài báo;
- Lời dẫn nêu chân dung: đó là những nét phác thảo về chân dung nào
đó của nhân vật trong tác phẩm;
- Lời dẫn tả cảnh,
- Lời dẫn nêu luận cứ: trong lời dẫn, tác giả đưa ra các con số hay sự
kiện gây ấn tượng có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc; - Lời dẫn kế chuyện;
Trang 26- Lời dẫn tiếp nối nhan đè
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết Thu (Học viện Báo chí và Tuyên
truyền) trong bài: “Sứ dụng chất liệu văn học nước ngoài trong viết sapô trên
bdo” đăng trên Tạp chí Người Làm báo số tháng 3/2007, thì lời dẫn được chia
làm các loại chính như: - Lời dẫn chân dung;
- Lời dẫn nêu sự việc dẫn đường;
- Lời dẫn nêu vấn đề (hay đưa ra các luận cứ);
- Lời dẫn tường thuật và kế chuyện;
~ Lời dẫn nêu cảm xúc và suy nghĩ cua tac gia; - Lời dẫn giới thiệu xuất xứ hay tiểu dân;
- Lời dẫn hàm chứa yếu tổ miêu tả;
- Lời dẫn tiếp nối nhan đề
Qua phân tích của các nhà nghiên cứu và của các tác giả trên, trong quá
trình khảo sát, chúng tôi tổng kết và đưa ra quan điểm, đó là lời dẫn trên báo
mạng hiện nay chủ yếu được phân ra các loại chính như sau: - Lời dẫn nêu chân dung một nhân vật
Với lời dẫn này người viết không chỉ phác thảo chân dung bên ngoài
của nhân vật, mà còn đặt nhân vật vào tổng hoà các mỗi quan hệ như: nghề
nghiệp, môi trường, ước mơ, lý tưởng, phẩm chất tính cách rồi lựa chọn góc
độ thể hiện sao cho cùng với chủ đề mà bài báo hướng tới
Ví dụ: Bài Cô gái Việt tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống,
Dantri.com.vn, ngày 10/2 có lời dẫn “ Mới 22 tuổi nhưng đã được chọn vào
ban vận động tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2008 của ông Obama ngay từ những ngày đâu Đó là Nguyễn Thị Thủy Tiên, cô gái người Việt đã tham gia chiến dịch tranh cử của tổng thông Barack Obama”
Bài:Angelia Jolie đẹp nhất thế giới, trên Vnexpress.net, ngày 14/4/
Trang 2723
Jolie vẫn là nhan sắc lộng lẫy nhất hành tỉnh với 58% số phiếu bẩu trong cuộc bình chọn do tạp chí Vamily Fair tổ chức” Với lời dẫn này, người đọc
được tiếp cận và hiểu rõ hơn về một diễn viên điện ảnh nỗi tiếng mà họ từng
biết đến qua các bộ phim hành động của Mỹ cũng như là mẹ nuôi của một bé
trai người Việt Nam Song điều họ thắc mắc hơn nữa là khi làm mẹ của 6 người con mà nhan sắc của cô vẫn được xếp loại đẹp nhất hành tỉnh, vậy đâu
là bí quyết? Điều này sẽ gợi cho độc giả yếu tố tò mò, thích thú và họ sẽ phải
đọc hết tác phẩm dé tin câu trả lời cho mình
- Lời dẫn nêu sự việc
Lời dẫn này thích hợp với những bài báo mà đối tượng là các sự việc,
sự kiện hay vấn đề có tính thời sự, diễn ra trong hiện tại hoặc tương lai gan Ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong nước và quốc tế, được người viết lựa chon dé cập nhật thông tin đến độc giả
Vi du: Bai Lan sóng công nhân mất việc gia tăng, VnExpress.net, ngày 10/3/ 2009 có lời dẫn: “Đơn hàng giảm, chủ bỏ trốn, các công trình thu hẹp sản xuất đẩy hàng chục nghìn công nhân mắt việc Người lao động
đang chịu áp lực nặng nè của bài toán “cơm, áo, gạo, tiên ”
Lời dẫn đã đưa ra những lý do, nguyên nhân dẫn tới sự mất việc hàng loạt của các công nhân khu công nghiệp Từ đó tạo ra những làn sóng thất nghiệp nối tiếp nhau và họ đang trong những tình cảnh hết sức khó khăn của cuộc sống mắt việc làm
- Lời dẫn nêu vẫn đề
Thích hợp với những bài báo lấy đối tượng xử lý là các vấn đề hay sự kiện đang tồn tại trong đời sống xã hội còn mơ hò, gây tranh cãi, cần đi sâu
luận bàn, xem xét để đi đến một kết luận đúng đắn hay một thái độ xử sự,
Trang 28Loại lời dẫn này đưa ra những đữ liệu hoặc bằng chứng ấn tượng, có
khả năng thu hút người đọc, khiến người đọc muốn tiếp cận với nội dung bài báo Họ muốn đọc để biết rõ thông tin, tự kết luận được vấn đề mà tác gia con
bỏ ngỏ trong phần lời dẫn hoặc họ muốn doc vi cho rằng vấn đề có liên quan
đến mình, và sẽ được lợi khi đọc nó
Ví dụ: Bài Hà Nội tập trung chống suy giảm kinh tế, Vietnamnet.vn,
ngày 3/2/2009 có lời dẫn: “Tối 2-2,Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội,
Nguyễn Thế Thảo kỷ công điện yêu câu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban ngành, thành phố, chủ tịch UBND các quận huyện, thành phố Hà Đông và Sơn Tây tập trung các biện pháp để chống suy giảm kinh tế”
Ví dụ: Tin Miền Bắc đón những ngày mát mẻ, Danftri.com.vn, ngày 26/5/2009 có lời dẫn: “Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, miễn Bắc chuẩn bị đón những ngày mát mẻ do tác động của những cơn mua rao va dong dai rac”
- Lời dẫn tường thuật và kế chuyện
Đây là kiểu lời dẫn mà ý nghĩa của nó là giải thích cho rõ thêm tít báo, phát triển thông điệp cốt lõi mà trong tít đã nhắc đến, tạo sự hấp dẫn ban đầu, giúp độc giả hình dung được góc độ chọn lựa và xử lý thông tin mà nội dung
bài báo đã đề cập Loại lời dẫn này thích hợp với những bài báo lấy đối tượng
là các sự kiện, các vấn đề đã diễn ra, thuộc về quá khứ, cần tái hiện lại một cách chỉ tiết, sống động để tìm sự đồng cảm, chia sẻ của độc g1ả, mở ra tầm nhìn và
hiểu biết cho họ đối với vấn đề được trình bày trong nội dung bài báo
Ví dụ: Bài Cụ ông 83, chuyên gia Nhật “vác tù và” và chuyện rác Hà Nội,
Vietnamnet.vn ngày 10/3/ 2009 có lời dẫn: “Cứ từ chiếu đến tối môi ngày, họ lại bắc
ghế ngôi ở vỉa hè, để nhắc nhở bà con đồ rác đúng chỗ Ít ai biết đến người “vác tù và hàng tổng ” lặng lẽ này là 2 cụ già trên bát thập và một trí thức người Nhật Bản `”
Trang 2925
nặng 3,5 tấn được thả xuống vùng biển nước Mỹ do vu va cham giữa 2 máy bay
quân sự trên không, người ta vẫn đặt câu hỏi, liệu vũ khí mất tích này có còn gây nguy hiểm? ”
- Lời dẫn nêu cắm xúc và suy nghĩ của tác giả
Đây là loại lời dẫn bày tỏ thái độ chủ quan của người viết trước những vẫn đề về con người, sự việc hay cảnh vật trong cuộc sống Có thê là lời bình phẩm, nhận xét trước những sự kiện đang là tâm điểm chú ý của dư luận công
chúng hiện thời Có thể là những cảm nhận, rung động sâu xa trong tâm hồn người viết trước một cảnh vật tuyệt đẹp đánh thức ký ức và trí tưởng tượng của
bản thân Qua lời bình luận, tác giá bày tỏ thái độ trước đối tượng là tâm điểm của
bài báo, có thể là đề cao, ngợi ca trước thành tích xuất chúng, hoặc lên án, cảnh
tỉnh trước hành vi tội lỗi, lầm lạc
Ví dụ: Bài Cô bé mồ côi mẹ nuôi 3 em và cha mất trí, Vietnamnet.vn ngày 28/4/2009, có lời dẫn: “Đã ba năm nay, từ khi tai họa ập đến với gia đình em, Dung và 3 đứa em nhỏ của em không còn tuổi thơ nữa Chỉ mới 14 tuổi em đã phải gánh vác những công việc nặng nhọc của gia đình mà mẹ đã mắt, bố
thi mat tri sau lan bi tai nan”
Ví dụ: Bài Đừng đốt: Một thất bại về kịch bản điện ảnh,
VnMedia.vn, ngày 12/5/2009 có lời dẫn: “Với những đặc thù của hiện tượng
Nhat ky Dang Thùy Trâm, sự ôm dém của đạo diễn Đặng Nhật Minh đã làm
cho “Đừng đốt” thực sự là một thất bại về kịch bản điện ảnh”
- Lời dẫn tóm tắ _
Khi đọc lời dẫn này độc giả có thể nắm được những thông tin cốt lõi
nhất liên quan đến nội dung tác phẩm, từ đó có cá nhìn khái quát về vấn đề
hay sự kiện được phản ánh
Ví dụ: trong tin: Hơn 160 người chết vì tai nạn giao thông trong dip
Trang 30Vi du: trong bài Hơn 100 triệu người có thể thất nghiệp, Vietnamnet.vn, ngày 9/6/2009 có lời dẫn: “Số người lao động thất nghiệp năm 2009 có thể tăng thêm trong khoảng 29,4 triệu đến 58,8 triệu Ti rong đó khu vực châu Á, Thái Bình Dương có số người thất nghiệp lên tới 1 12,2 triệu người Đáy là dự báo mới nhất của Tổ chức lao động quốc tế (1LO) ”
- Lời dẫn miêu tả
Đây là loại lời dẫn mà khi đọc nó, người đọc như được trực tiếp chứng
kiến những sự kiện, sự việc trước mắt, tạo sự sống động với đủ các loại âm thanh, hình ảnh, màu sắc, ấn tượng, có khả năng khơi gợi cảm xúc, tạo ra nỗi ám ảnh đối với bạn đọc
Vi du: trong bài NSƯT Anh Dũng: Tôi có lỗi với Thanh là đã dé mat cô Ấy, VnMedia.vn, ngày 10/3/2009 có lời dẫn: “Giờ đây sau tắt cả những sự
kiện ập đến, khiến cho người đàn ơng bàng hồng một cảm giác trắng tay tôi nhìn thấy một người đàn ông khác trong NSUT Anh Dãng Người đàn ông khác ấy đã suy sụp, râu tóc bạc lỉa chỉa, cặp mắt sâu ngơ ngác và suy kiệt ”
Ví dụ: trong bài Ao làng, Quchuongonline.vn, ngày 7/7/2009 có lời dẫn: “Đát ở nông thôn bây giờ dân thu hẹp lại, nhà nhà chen chúc nhau, mái tôn bên mái ngói, bên thấp, bên cao Dân dân cả cái ao cũng co lại Nhưng dù thể nào đi nữa, vẫn còn vương vấn, phảng phất một mảnh hôn lặng `
- Lời dẫn tiếp nỗi nhan dé
Loại lời dẫn này phụ thuộc chặt chế vào nhan đề của bài báo, chưa phải
là một văn bản độc lập, mà là một bộ phận được viết tiếp của nhan đề đó và
phụ thuộc vào nó cả về mặt hình thức và nội dung
Lời dẫn không đơn thuần chỉ là tóm tắt nội dung mà còn phải tóm tắt
Trang 3127
Ví dụ: Tin Lỗi không đội mũ bảo hiểm chiếm hơn 50% số vụ vi phạm giao thông, Dantri.com.vn, ngày 17/3/2009 có lời dẫn: “Đó la con sé thống kê vừa được phòng Cảnh sát giao thông công an Thành phố Hà Nội đưa ra hôm qua 16/3 Đặc biệt số người không đội mũ bảo hiểm chủ yếu là các thanh niên ”
Lời dẫn như câu trả lời rõ ràng, rành mạch những câu hỏi hay vấn đề đã
được đưa ra trong tít bài, đôi khi nói giải thích rõ hơn cho nội dung mà tít bài
đã đề cập và nó phụ thuộc chặt chẽ vào tít bài
Ví dụ: Bài Đầu tư 3G: Quan trọng là hiệu quả, trên VnMedia.vn,
7/4/2009 có lời dẫn: “Quan điểm này đã được MobilFone - mạng di động xuất sắc nhất Việt Nam 2008 thể hiện trong bài thi tuyển giành giấy phép 3G vừa diễn ra mới đây Và mạng này đã giành được giấy phép 3G với một số
điểm khả khiêm tốn: đứng thứ 3 Thế nhưng `
1.2 Những nét khái quát về 5 tờ báo khảo sát
1.2.1 Quehuongonline.vn
Quehuongonline.vn là tờ báo điện tử đầu tiên của nước ta, là cơ quan
ngôn luận của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, trực thuộc Bộ Ngoại
giao, phát hành số đầu tiên vào giao thừa 29 Tết Đinh Sửu, tức 6/2/1997 Hiện
nay, Quehuongonline.vn đang hoạt động theo Giấy phép thiết lập website trên internet số 399/GP BVHTT ngày 26/12/2001 của Bộ Văn hóa thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)
Đối tượng phục vụ chủ yếu của Quehuongonline.vn là cộng đồng người Việt Nam định cư, sinh sống ở nước ngoài, và những độc giả quan tâm các van đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài Về nội dung, Quehuongonlmie.vn đã mở các chuyên trang:
Trang 32thuật, bản tin tiếng Anh, tiếng Pháp, nhằm thông tin với bạn đọc tình hình
mọi mặt của đất nước, chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta, khơi dậy truyền thống văn hoá, tình yêu quê hương đất nước
- Trang văn bản hướng dẫn đã giới thiệu nhiều văn bản pháp quy quan
trọng có liên quan đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với kiều bào và hướng dẫn cụ
thể về thực hiện các qui định của nhà nước có liên quan trực tiếp đến cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài và còn nhiều chuyên trang khác
Từ năm 2005, bắt đầu phát Quehuongonline.vn với thông tin cập nhập hàng ngày Số lần công chúng truy nhập Quehuongonline.vn hiện nay đạt
khoảng 300.000 lượt /tháng
1.2.2 Vietnamnet.vn
Vietnamnet.vn được ra đời từ những ngày đầu khi internet có mặt tại
Việt nam, từ 1997 Tiền thân Vietnamnet.vn là một website ra đời ở Nha Trang Năm 2002, Vietnamnet.vn có tên gọi là VASC Oriol và đã mang dáng
dấp một tờ báo Cuối năm 2002 đổi tên thành Vietnamnet.vn và từ năm 2004,
Vietnamnet.vn mới thực sự là tờ báo điện tử và hoạt động cho đến nay
Có thể nói Vietnamnet.vn là một trong số ít tờ báo điện tử độc lập,
cùng với VnExpress.net, Dantri.com.vn, VnMedia.vn lam cho bao mang
điện tử ở Việt Nam thực sự khởi sắc
Không chỉ mang tính chất thông tỉn, Vietnamnet.vn còn tham gia bàn luận, phân tích tất cả các vấn vấn đề nóng bỏng của cuộc sống từ chính trị,
kinh tế - xã hội ở nhiều góc độ khác nhau, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải
trí của đông đảo bạn đọc
Hiện nay Vietnamnet.vn có tất cả 16 chuyên mục như: Chính trị, Xã
Trang 3329
thao, Tuần Vietnamnet, Khoa hoc, Lam bao cùng Vietnamnet, với nội
dung va cach trinh bay hap dan
Ngoài ra Vietnamnet.vn còn có l3 mục khác với những thông tỉn cập nhật liên tục trong ngày, như mục: Stocnews, Bất động sản, ôtô - xe máy, Netlife Hiện tại trung bình mỗi ngày Vietnamnet.vn cung cấp hơn 100 tin bài ở các thể loại chuyên mục đến bạn đọc và với lượng truy cập hàng tháng khoảng 300.000.000 lượt Vietnamnet.vn được đánh giá là một trong số
không nhiều tờ báo điện tử phát triển mạnh ở Việt Nam
1.2.3 VnMedia.vn
VnMedia.vn bắt đầu ra đời năm 2000 với tên gọi VDCMedia Đây là một trong những trang thông tin điện tử đầu tiên cung cấp nội dung thông tin
đa dạng trên Internet tại Việt Nam Nhiều năm liền, VnMedia.vn hoạt động
theo một mô hình là một phòng sản xuất của Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC)
Năm 2003, VnMedia.vn được cấp giấy phép báo điện tử và luôn nằm
trong nhóm các báo điện tử hàng đầu Việt Nam
Từ năm 2003 đến nay, VnMedia.vn đã nhận được 02 cup bạc và 0] cup
đồng về nội dung thông tin trên báo điện tử do PC World bình chọn
Hiện tại, VnMedia.vn là một trong 10 tờ báo điện tử được truy nhập
nhiều nhất ở Việt Nam VnMedia.vn được xếp thứ 5/10 báo điện tử hàng đầu
và lượng truy nhập hàng tháng khoảng gần 200.000.000 triệu lượt
1.2.4 VnExpress.nef
VnExpress.net được thành lập bởi công ty FPT vào ngày 26 tháng 2 năm 2001 và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép số 511/GP- BVHTT ngay 25 tháng 11 nam 2002 Co quan chủ quản là Bộ khoa học và Công nghệ
Trang 34luôn có số người truy cập lớn nhất Việt Nam, hiện nằm trong tốp 200 website
được truy nhập nhiều nhất thế giới
Trên dao diện chính của VnExpress.net có 14 chuyên mục chính như:
Xã hội, Thế giới, Kinh doanh, Văn hóa, Thể thao, Pháp luật, Đời sống,
Khoa học, Vi tính, Ôtô-xe máy, Bạn đọc viết, Tâm sự, Rao vặt, Cười
Ngoài ra, VnExpress.net con có các website khác như: Ngôisao.net, Sohoa.net, Dothi.net, Gamthu.net, Phimanh.net VnExpress.net được đánh giá là một tờ báo điện tử hàng đầu ở Việt Nam hiện nay, được bạn đọc yêu
thích và có cách xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời với đội ngũ phóng viên hùng hậu, có năng lực
1.2.5, Dantri.com.vn
Là tờ báo điện tử của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam,
Dantri.com.vn là một tờ báo điện tử từ phiên bản báo giấy Dan tri.com.vn
được thành lập từ tháng 4 năm 2005, ban đầu là trang tin điện tử của báo Dân
trí Tháng 8 năm 2008, trang tin điện tử Dân trí được Bộ Thông tin và Truyền
thông cấp phép nâng cấp thành Báo điện tử Dân trí với tên miền: Dantri.com.vn Hiện nay Dantri.com.vn có 14 chuyên mục với lượng tin bài
được cập nhật liên tục, phản ánh tất cả các vấn đề của cuộc sống Hiện tại,
Dantri.com.vn có các chuyên mục như: Thế giới, Thế thao, Giáo dục, giải trí, Nhịp sống trẻ, Tình yêu giới tính, Sức khoẻ, Sức mạnh số, Kinh doanh, Ơtơ - xe máy, Chuyện lạ, Nghề nghiệp, Tấm lòng nhân ái, Diễn
đàn - bạn đọc
Dantri.com.vn là tờ báo mạng được xếp thứ 2 trong làng báo điện
tử Việt Nam được bạn đọc quan tâm với hơn 7 triệu lượt truy cập/ngày Sau một thời gian chính thức đi vào hoạt động, Dantri.com.vn đã được xếp trong
Trang 3531
Tiểu kết chương Í
Trong chương 1, tác giả đã kế thừa và phát triển các hướng tiếp cận
khác nhau của các tác giả đi trước xung quanh vấn đề lời dẫn tác phẩm báo chí và thấy rằng lời dẫn tác phẩm báo chí mang những nét đặc trưng của ngôn
ngữ báo chí Chúng thể hiện tính thời sự, cập nhật và chính xác của thông tin
sự kiện Với tư cách là yếu tổ tóm tắt nội dung, thu hút, lôi kéo, mời chào và
kích thích trí tò mò của độc giả, lời dẫn thực hiện đồng thời các chức năng như: định danh - thông tin - quảng cáo cho tác phẩm báo chí Những yêu cầu cơ bản của lời dẫn trên tác phẩm báo chí đó là: lời dẫn phải đúng, chuẩn ngôn ngữ, ngắn
gon, hap dẫn, gợi mở và tiêu biểu
Trong chương này, tác giả đã tổng kết những khái niệm khác nhau về lời dẫn và đưa ra khái niệm về lời dẫn trên báo mạng cũng như chức năng và
cách phân chia các loại lời dẫn Với từng loại lời dẫn được thê hiện như thế
nào trong mỗi tác phẩm báo chí và ở từng tờ báo sẽ được phân tích cụ thể trong chương sau của luận văn
Tác giả đã nêu khái quát lịch sử hình thành và phát triển của 5 tờ báo
Những đặc điểm về tòa soạn, về hoàn cảnh ra đời của tờ báo có ảnh hưởng
nhất định đến cách sử dụng cũng như cách viết lời dẫn trên mỗi tác phẩm báo chí Đó cũng chính là những ưu thế hoặc hạn chế của mỗi tờ báo khi thu hút
độc giả đến với tờ báo của mình
Nghiên cứu đặc trưng, chức năng và các loại lời dẫn, cũng như
những yêu cầu cơ bản của một lời dẫn tác phẩm báo chí đúng và hay chính là
xác lập cơ sở lý thuyết để nghiên cứu, khảo sát điện mạo hệ thống lời dẫn của
5 tờ báo mạng được khảo sát trên các bình diện như: nội dung, hình thức và
Trang 36Chương 2
MOI QUAN HE GIUA LOI DAN VOI NOI DUNG TAC PHAM
2.1 Méi quan hệ của lời dẫn với nội dung tác phẩm
2.1.1 Lời dẫn là đoạn mớ đầu của tác phẩm
Trong xu thế thông tin hiện nay đòi hỏi sự nhanh nhạy, mang tính thời
sự, do đó lời dẫn thường lại là câu mở đầu của tác phẩm, vì về cơ bản nó khái
quát được toàn bộ ý chính của tác phẩm Lời dẫn này xuất hiện nhiều trong
các thé loại tin
Ví dụ: “Ngày 16/3, ông Nguyễn Bá Sang (nguyên giám đốc công ty số
xố kiến thiết tỉnh Đắc Nong) va động bon bi TAND tinh xac định đã gian lận chứng từ, tham ô hơn 230 triệu đồng” (Tin: Giám đốc Công ty số xố bị
phạt 15 năm tù vì tham ô, VnExpress.net, ngày 17/3/2009)
Với câu mở đầu của tin này, độc giả có thể hiểu ngay được vấn đề
được thông tin trong nội dung tác phẩm và nó trả lời cho các câu hỏi, ai, ở
đâu, vì sao và trong thời gian nào? Hoặc ở ví dụ sau: “Chiêu ngày 3/3, Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh Xã hội Nguyễn Thi Kim Ngan va Bo truong
viéc lam Dan Mach Clause Hjort Frederiksen da ky bién ban ghi nho hop tac trong linh vuc lao dong, viéc lam” (Yin: Tang cuong hop tac gitra Viét Nam và Đan Mạch về lao động việc làm, VnMecdia.vn, ngày 3/3/ 2009) Ở tin này, độc giả có thể biết rằng giữa bộ trưởng của hai nước ký biên bản hợp tác về vấn đề lao động việc làm, song lao động và việc làm ở lĩnh vực nào, trong thời gian bao lâu và áp dụng cho những đối tượng nào? thì vẫn
chưa được biết Vì vậy độc giả muốn hiểu hết nội dung của tin buộc họ phải đọc toàn bộ tác phẩm
Hoặc với tin Việt Nam dự hội nghị quốc phòng Nhật, Asean
Trang 37Việt Nam do thiếu tướng Vũ Quốc Hùng, Viện phó viện chiến lược quân sự Bộ quốc phòng dẫn đâu, đã tham dự Hội nghị các quan chức quốc phòng cấp cao Nhat Ban- ASEAN o thu dé Tokyo”
Đây chỉ là câu mở đầu của thông tin về ngày tháng diễn ra sự kiện của
đoàn đại biểu Bộ quốc phòng tham dự Hội nghị các quan chức quốc phòng cao cấp giữa Nhật Bản và ASEAN, nhưng nếu để biết thông tin chỉ tiết về hội nghị này và mục đích của Hội nghị là gì thì người đọc phải đọc tiếp nội dung của tác phẩm Tuy là câu mở đầu của tác phẩm nhưng lời dẫn phải đảm bảo ít
nhất là tóm lược ý chính (một phân) tỉnh thần của tác phẩm hoặc những vấn
đề quan trọng nhất, trung tâm nhất của tác phẩm
Qua những ví dụ trên có thể thấy răng, đây không hẳn là một cách viết lời dẫn của tác phẩm báo chí, mà đôi khi, do sự thúc ép về thời gian hoặc do
ngại suy nghĩ, tác giả đã lẫy câu mở đầu của bài làm lời dẫn Điều khác biệt ở
chỗ, nó được in đậm hoặc in nghiêng, được đặt ở vị trí ngay sau tít bài và
khác với kiểu chữ của tít cũng như bài báo
Loại lời dẫn này có tần xuất xuất hiện nhiều trên các báo được khảo
sát, đầu tiên phải kế tới là: Quehuongonline.vn: có 123/290 tin, bài chiếm
42,4% tông số bài được khảo sát; VnMedia.vn là:87/290, chiếm 30%; Dantri.com.vn là 63/290, chiếm 21,7%, Vietnamnet.vn: 57/290, chiếm 19,6%, VnExpress.net, 52/290, chiếm 17,9%
2.1.2 Lời dẫn là phần tóm tắt nội dung chính của tác phẩm
Người đọc đôi khi chỉ cần đọc lời dẫn cũng đã nắm được nội dung chính của tác phẩm mà không cần đọc hết cả bài Ở hình thức này, ý khái quát
có thê được rút ra từ một chỉ tiết điển hình của tác phẩm hoặc có thể là những
nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao, hoặc những lời phat biểu, nhận
Trang 38cả được gói gọn trong lời dẫn với văn phong cô đọng, súc tích và khả năng truyền tải thông tin một cách hiệu quả nhất Lời dẫn trong trường hợp này chính là nói rõ nội dung hay diễn giải cho ý nghĩa của tít bài
Ví dụ: “Ngày 9⁄2 ô tô chở khách hành hương lên khu du lịch Núi Cẩm (huyện Tịnh Biên, Án Giang) đã đâm vào vách núi, làm chết 2 người và bị
thương 8 người” (Tin: Ơtơ đi lễ đâm vào vách núi làm 2 người chết, VnExpress.net, ngày 10/2/2009)
Vi du: “Ti hong kê mới nhất về hậu quả của vụ hoá hoạn xảy ra ở khu
vực bến xe Châu Đốc là cháy 22 căn nhà (tin ban đâu là 20 căn nhà và 10 ki
6t) trong đó 18 căn bị thiêu rụi hoàn toàn với thiệt hại ước tính hơn 3.5 tỷ
đồng” (Tin: Vụ hoá hoạn ở bến xe Châu đốc do chập điện, Dantri.com.vn, ngày 10/2/2009)
Hoặc “UBND xã Thạch bàn, Hà Tĩnh đã quyết định cách chức trưởng thôn Tiên phong, xã Thạch bàn vì đã tự ý bán 522 kg gạo cứu đói của dân Tại tỉnh Bắc Giang, 5 chủ tịch xã cũng đã bị đình chỉ công tác vì những sai phạm về cấp phát tiên tết cho người nghèo ” (Bài: Sai phạm trong cấp gạo
cứu đói, cấp phát tiền tết ở Hà Tĩnh, Bắc Giang Đình chỉ 5 chủ tịch xã,
cách chức một trưởng thôn, Dantr1.com.vn, ngày 17/2/2009)
Các ý chính nêu tóm tắt sự việc được sử dụng trong lời dẫn có tác dụng dẫn dắt độc giả Trong một chừng mực nào đó, ngoài cung cấp thông tin
chính, nó còn có tác dụng gợi mở đối với người đọc Chẳng hạn như những
thông tin gì ở đẳng sau lời dẫn này, cụ thể diễn biến sự việc đến đâu và xu
hướng phát triển của nó như thế nào và như vậy lời dẫn đã kích thích trí tò
mnò của độc giả Để thoả mãn trí tò mò của mình, độc giả sẽ đọc toàn bộ
nội dung tác phẩm
Trang 3935
phân lời dẫn Và như vậy, vô hình chung lời dẫn không những không thê hiện
được hết chức năng của mình, tạo ra sự thu hứt, gây sự chú ý đối với người đọc, lôi cuốn người đọc vào tác phẩm của mình, mà còn khiến người đọc
“quay lưng” lại khi đã đọc lời dẫn
Chắc chắn với một lời dẫn “UBND xã Thạch Bàn, Hà Tĩnh đã quyết định cách chức trưởng thôn Tiền phong, xã Thạch bàn vì đã tự ý bán 522 kg
gạo cứu đổi của dán Tại tỉnh Bắc Giang, 2 chủ tịch xã cũng đã bị đình chỉ
công tác vì những sai phạm về cấp phát tiền tết cho người nghèo ” thì người
đọc đã biết toàn bộ nội dung chính của bài viết mà không cần mất nhiều thời
gian đọc toàn bộ nội dung của bài
Hoặc để nói về những thiệt hại do vụ hoả hoạn tại Châu Đốc, lời dẫn
đã nêu: “Thóng kê mới nhất về hậu quả của vu hoả hoạn tại bến xe Châu Đốc là cháy 22 căn nhà (tin ban đấu là 20 căn và 10 kiỗt) trong đó 18 căn bị thiêu rụi hoàn toàn với thiệt hại ước tính trên 3,5 tỷ đông” Với những thông tin đã
liệt kê ở lời dẫn, hầu như độc giả không cần phải biết thêm những gì xảy ra
sau đó vì những gì cần biết đã được thông tin đầy đủ trong lời dẫn này
Dạng lời dẫn khái quát nội dung tác phẩm thường gồm có hai phần:
phần đầu nêu van đề, tên đối tượng, sự kiện, nhân vật, thời gian xảy ra sự
kiện phần sau là nhận xét, đánh giá có sức khái quát nội dung tác phẩm
Một số ý kiến cho rằng đây là loại lời dẫn thích hợp với những bài báo
mà người viết ngại suy nghĩ để đưa ra những ý tưởng độc đáo, hấp dẫn, mới
lạ Nhưng với kiểu lời dẫn này lại rất thích hợp với các tác phẩm thuộc thê
loại tin, bài phản ánh trong các chuyên mục về thời sự - xã hội và pháp luật
Bởi vì đối với các thê loại tin và bài phản ánh thông thường đã đưa câu trả lời
đầy đủ cho các câu hỏi nêu ra là 5W và 1H Với kiểu lời dẫn này các sự kiện
được nêu ra khá đầy đủ, cung cấp thông tin tương đối chỉ tiết về sự việc, hiện
Trang 40Bảng 2.1: Bảng phân loại theo tiêu chí quan hệ lời dẫn với nội dung tác phẩm STT Cách đặt lời dẫn Số lượng Tý lệ
1 Thơng báo về hồn cảnh của sự kiện 362 24,9% 2 Lời dẫn chứa đựng yếu tô bình luận 175 12% 3 Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm 396 27,3%
4 Là đoạn mở đâu của tác pham 382 26,3%
5 Lời dẫn từ trích dẫn nguôn tin 102 7,03%
6 Khác 33 2,2%
7 Tổng sô lời dẫn khảo sát 1.450
Đây là loại lời dẫn dễ viết, đơn giản và luôn là điểm nối trung gian giữa lời dẫn với đầu đề tác phẩm và với nội dung của tác phẩm
Tuy theo tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của từng tờ báo khác nhau mà cách đưa tin, viết lời dẫn cũng khác nhau Thẻ loại lời dẫn tóm tắt nội dung chính tác phẩm hay gặp nhất ở Dantri.com.vn và VnMedia.vn Qua khảo sát,
loại lời dẫn này ở Quehuongonline.vn là: 97/290 tin bài được khảo sát; VnExpress.net là 94/290; Vietnamnet.vn: 63/290; VnMedia.vn: 122/290,
Dantri.com.vn: 125/290
2.1.3 Lời dẫn chứa đựng yếu tổ bình luận
Như đã phân tích ở trên, một trong những lý do chính khiến độc giả
quan tâm tới bài báo đó là tính thời sự của sự kiện và những lời bình luận
ngắn của tac gia làm trong lời dẫn đề tạo sự hấp dẫn và kích thích tính hiểu kỳ
của người đọc Những yếu tố bình luận trong lời dẫn bao giờ cũng thu hút sự chú ý theo dõi của độc giả làm cho độc giả thấy được các khía cạnh sâu sắc của