TỦ SÁCH HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PGS, TS TRẦN THỊ CÚC - TS NGUYỄN THỊ PHƯỢNG HỎI & ĐÁP NHÀ NƯỚC _ VÀ PHÁP LUẬT
(Tài liệu luyện thi hết môn học dùng cho
học viên các hệ đào tạo lý luận chính trị và sinh viên các trường đại học, cao đẳng)
Trang 2TS TRAN TH] CUC - TS NGUYEN THỊ PHƯỢNG
HOI & DAP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
PHAN I: LY LUAN CHUNG VE
NHA NUGC VA PHAP LUAT
(Dung cho học viên các hệ dao tạo lý luận chính trị
và sinh viên các trường đại học, cao đẳng)
_(€Tái bản có sửa chữa, bổ sung)
Trang 4TS TRAN TH] COC - TS NGUYEN TH] PHUONG 5
MUC LUC
l0 0 nnẽ 9
Phần l: Những vấn để lý luận chung về nhà nước -cceeicserrococe 11
Cau 1: Đối tượng nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật la gi? " Câu 2: Phương pháp nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là gï? 14
Câu 3: Trình bày nguồn gốc của nhà nước? -:-c -sc c2 1101122 15
Cau 4; Trình bày những hình thức cơ bản của sự hình thành nhà nước? 27
Câu 5: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam hình thành như thế nào? .18
Cau6: Trình bày khái niệm và bản chất của nhà nước? He 19
Câu 7: Trình bày những đặc trưng cơ bản của nhà nước? - sa snrcnec 21 Câu 6: Chức năng của nhà nước là gỉ? Có những loại chức năng nào? 23 Cau 9: Trình bày mối quan hệ giữa chức năng, nhiệm vụ và bản chất của nhà nước 24 Cau 10: Kiểu nhà nước là gì? Trong lịch sử có những kiểu nhà nước nào? 25 Cau 11: Trình bày những đặc trưng cơ bản và bản chất của kiểu nhà nước
chiếm hữu nô lệ 2-6 2n HH nh 111 2211021211221 Eeeerrea 26
"Câu 12: Trinh bày bán chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước phong kiến 27
Câu 13: Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước tư sản 28
Câu 14: Hình thức nhà nước là gÏ? - 0011111112001 nnnnnesee 29 Câu 15: Mối quan hệ giữa hình thức nhà nước với chế độ chính trị
được biểu hiện ở những mặt nào? so 0 ncsEEEsErrseressee 32 Câu 16: Phân tích hình thức chính thể nhà nước xã hội chủ nghĩa 33 Câu 1ï: Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước xã hội chủ nghĩa? 34
Cau 18: Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức như thế nào? 35
Câu 19: Trình bày về cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền Nhà nước Trung ương
Trang 5
6 PHAN I: LY LUAN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÄ PHÁP LUẬT
Cau 20: Trình bày tổ chức chính quyền địa phương thời phong kiến ở Việt Nam? 38
Cau 21: Cơ sở hình thành bộ máy nhà nước hiện đại là gÏ? coi 39
Câu 22: Trinh bày nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản và sự ra đời
của nhà nước xã hội chủ nghĩa - c2 222112 eerrrreo 4Í
Cau 23: Trình bày ban chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 43
Cau 24: Nội dung của nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? - che 45 Câu 25: Trinh bày cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước _
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? — A 48
Câu26: Trình bày chức năng, quyển hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
Việt Nam theo Hiến pháp năm 1992 : : 200222 cao 91
Cau 27: Trình bày chức năng, quyền hạn của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? cu cieereriieiie 51
Câu 28: _ Trnh bày nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp
Câu 29: Trinh bày chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ ¡nghĩa Việt ) 00m ẽ 53 Câu 30: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của “Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt.Nam : mm 54
Câu 31: Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp 54
Cau 32: Trình bày chức năng, quyền hạn của hệ thống Tòa án nhân dân Việt Nam 55
Câu 33: Trình bày chức nặng, quyền hạn của Viện Kiểm sat nhân dân KH re 96
Câu 34: _ Vấn đề cải cách và hoàn thiện nhà nước
-_ Cộng hỏa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: hiện nay là gì? _ 56
Cau 35: Trình bày đặc điểm của hệ thống chỉnh trị của nước
- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (0020120 enaereei 58
- Câu 36: Mô hình hóa vai trò của nhà nước trong hệ thống chính ee 59
- Câu 37: Thể chế hành chính nhà nước là gì? — ố
Câu 38: Thể chế hành chính nhà nước gồm nội dung 011 61 Câu 39: Quyền lực nhà nước là đÌ? : 0221 nan neeaiei _ 82
Câu 40: Chính phủ là gì? To ng Heeae sosesesesanseses khe 68
Trang 6
TS TRẤN THỊ CÚC - 1S NGUYÊN THỊ PHƯỢNG 7
Cau 42: Trinh bay 16 chic hanh chinh dia PhuONg? .c.cccccscsseesssesssenecsssssenesneen 66
Cau 43: Trình bày hệ thống các cơ quan chính quyền địa phương ở Việt Nam? §7 Cau 44: Nhà nước pháp quyền là gÏ? ni n H221 rea 69 Câu 45: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền Việt Nam
được thể hiện như †tiế nào? - c1 rre 72 Cau 46: Noi dung cơ bản của vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam là gÌ? cu” H221 121121111 ra 74 Phần li: Những vấn đề chung vé phap luat ccccsscsssssssssessessssassesssessasssesssnsess 76 Cau 47: Pháp luật là gỉ? Nguồn gốc hình thành của pháp luật? 78
Câu 48: _ Trình bày bản chất của pháp luật? 25522 222cc 77
Câu 49: Trình bay chic nang cla phap lat? eesti ees 79 Cau 50: Trình bày các thuộc tính của pháp luật? ác caro 79
Câu 51: Mối quan hệ giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội
khác được thể hiện như thế nào? ca 81 Câu 52: Trinh bay khai niém hinh thite php IWAt? cccccsssscsssssesesssssssenssseennee 83
Câu 53: Trình bày khái niệm văn bản quy phạm pháp luật và các loại văn bản
quy phạm pháp luậf? ch H01 t0 222122 1 re 84
Cau 54: Trình bày thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam? 86 Câu 55: Trình bày hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật? 88
Câu 56: Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là gì? -c-c.- 90
Câu 57: Trình bày các hình thức hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật? 90 Cau 58: Phân biệt hoạt động lập pháp và lập quy? on nnneeerree 91
Câu 89: Thế nào là cơ chế điều chỉnh pháp luật? seo 82
Câu 60: _ Những lĩnh vực nào cần được điều chỉnh bằng hình thức văn bản luậi? 32 Câu 61: Trình bày khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật? 93 Câu 62: Trình bày cấu trúc của quy phạm pháp luật? :2 2 222555222 94
Trang 78 PHAN I: LY LUAN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Câu 66: Trình bày khái niệm và các loại chủ thé của quan hệ pháp luật? 99 Cau 67: Quan hệ pháp luật gồm những nội dung gï? -. -eesee 100 Cau 68: Trình bày vai trò của pháp luật Việt Nam và những khuynh hướng phát triển? 101 Câu 69: _ Trình bày các nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa? 103
Cau 70: Trình bày ý thức và đặc điểm của ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa? 104 Câu 71: Trình bày chức năng của ý thức pháp luật? -.e 106 Câu 72: _ Trình bày các bộ phận cấu thành ý thức pháp luật? 106 Cau 73: Phân loại ý thức pháp luật? Quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật? 107
Câu 74: _ Thế nào là văn hóa pháp lý và giáo dục pháp luật? .- 108
Câu 75: Pháp chế xã hội chủ nghĩa là gỉ? r. eeieerirrrrrrrrrre 109 Cau 76: Trình bày yêu cầu cơ bản của pháp chế xã hội chủ nghĩa gồm nội dung nao? 110
Câu 77: Trình bày trật tự pháp luật? Phân biệt trật tự pháp luật và pháp chế? 112
Cau 78: Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền giám sát, kiểm tra,
xử lý văn bản trái pháp luật? -ccerhiihhhheeeirrirrree 112
Câu 79: Mục ốtch, nội dung giám sát, kiểm tra các văn bản trái pháp luật để làm gi? 114
Cau 80: Vi phạm pháp luật là gỉ? Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật? 114 Câu 81: Thế nào là trách nhiệm pháp lý?: ccneteereirdiire 116
Câu 82: Trinh bày các biện pháp nâng cao hiệu quả trách nhiệm pháp lý? 117 Câu 83: Một số nguyên nhân của tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay
ở Việt Nam và các biện pháp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật? 117 Cau 84: So sánh văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng pháp luật? 118 Cau 85: Phân biệt áp dụng pháp luật với các hình thức thực hiện pháp luật khác? 119 Câu 86: Sự kiện pháp lý là gÏ? ììcceeerrireirrnrieemie 120 Câu 87: Vấn đề hoàn thiện pháp luật, đặc biệt pháp luật kinh tế trong nền kinh tế
Trang 8TS TRẤN THỊ CÚC - TS NGUYÊN THỊ PHƯỢNG 9
LỜI NÓI ĐẦU
Nhiệm vụ học tập và nghiên cứu để nâng cao trình độ nhận thức lý luận về pháp luật cũng như các quy định pháp luật cụ thể
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội luôn là yêu cầu cấp thiết với
học sinh, sinh viên, học viên các hệ đào tạo trong nhà trường Nâng
cao nhận thức về luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn vì trình độ nhận thức và ý thức
chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức
và người dân còn kém, nhất là trong điều kiện Việt Nam tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham những được ghi nhận
theo tỉnh thần Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhằm đáp ứng nhu cầu
học tập và nghiên cứu của học viên các hệ đào tạo trong hệ thống Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, của học viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính giới thiệu cuốn sách Hỏi & đáp
môn học Nhà nước và Pháp luật với Phần I có tiêu đề: Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật
Phần I được biên soạn dưới dạng 7Zđï á Đáp, giới thiệu những
kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật; về bản chất, đặc trưng
và các hình thức nhà nước từ lịch sử đến hiện tại là nhà nước xã
hội chủ nghĩa; về nguồn gốc, bản chất của pháp luật đến các
Trang 910 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
xã hội chủ nghĩa nói riêng Mặt khác, nội dung được biên soạn còn
bám sát khung chương trình chuẩn của một số trường đại học
chuyên ngành khác Các câu hỏi và phân trả lời được kết cấu ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; cung cấp những thông tin cơ bản nhất, quan
trọng nhất về nội dung của môn học Tất cả được hệ thống hố, cơ
đọng trong các câu hỏi kèm theo phần giải đáp được giới thiệu rõ
ràng, mạch lạc và đễ hiểu :
Phần II với tiêu để Một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, giới thiệu chỉ tiết các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay; về phạm vi và phương pháp điều chỉnh các quan hệ trong mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời cũng giới thiệu và cập nhật những nội dung mới nhất của nhiều
bộ luật được ban hành trong thời gian qua
— Mặc dù các tác giả cố gắng tìm tòi trong quá trình biên soạn và trong cách thể hiện, Nhà xuất bản đã rất công phu trong các khâu thẩm định về nội dung cũng như hình thức trình bảy, song chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của đông đão bạn đọc, các nhà nghiên cứu để cuốn
sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc
Trang 10TS TRAN THÍ CÚC - TS NGUYÊN THÍ PHƯỢNG 11 PHANI NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG VE NHA NUGC Đối tượng nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là gì?
Thứ nhất: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học
thuộc khoa học chính trị - pháp lý, nghiên cứu đông thời cả nhà
nước và pháp luật trong mối quan hệ qua lại hứu cơ với nhau,
không tách rời nhau tạo thành hạt nhân chính ti - pháp lý của
thượng tầng kiến trúc xã hội:
- Nhà nước ban hành pháp luật, ngược lại pháp luật lại tác
động trực tiếp tới các hoạt động của Nhà nước (quy định các hoạt
động cụ thể của hệ thống bộ máy nhà nước và các thiết chế chính trị khác như tổ chức Dang, Đoàn, phụ nữ, tôn giáo, dân tộc, đạo
đức ), các thiết chế này tồn tại không thể thiếu nhau được
- Nhà nước và pháp luật nghiên cứu những thuộc tính cơ bản
của nhà nước và pháp luật như: các khái niệm; nguồn gốc; bản
chất; chức năng; hình thức; vai trò và giá trị xã hội cũng như những quy luật đặc thù cơ bản của sự xuất hiện, tồn tại và phát
triển của nhà nước và pháp luật
Thứ hai: Ly luận chung về nhà nước và pháp luật - đối tượng Tghiên cứu của nhiều ngành khoa học, bởi vì:
Trang 1112 PHAN I: LY LUAN CHUNG VE NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT mối quan hệ khăng khít với nhau, được tạo nên bởi nhiều lĩnh vực
chuyên biệt và được chia thành 3 nhóm:
+ Các khoa học lý luận - lịch sử pháp lý; + Các khoa học luật chuyên ngành; + Các khoa học luật ứng dụng
Giữa các bộ phận khoa học trên, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là khoa học cơ sở mang tính chất phương pháp luận
và có vị trí đặc biệt trong khoa học pháp lý: những kết luận của Lý luận chưng về nhà nước và pháp luật tạo nền tầng để nghiên cứu
các ngành khoa học pháp lý khác, một mặt để nghiên cứu đối tượng của mình và được áp dụng trong việc nghiên cứu các vấn đề riêng biệt của các khoa học pháp lý chuyên ngành Mặt khác, nhằm
xác định đặc tính của đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của các môn khoa học chính trị - pháp lý khác
Ngược lại, các khoa học Luật chuyên ngành lại nghiên cứu
những thuộc tính, những bộ phận cụ thể hoặc lịch sử phát triển
của nhà nước và pháp luật :
Thứ ba: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật tồn tại và phát triển trong mối liên hệ với hệ thống kiến thức chung của khoa học xã
hội như: triết học; kinh tế - chính trị học; chính trị học; lịch sử , bởi vì:
- Triết học với tư cách là cơ sở thế giới quan của các ngành khoa học, đặc biệt là đối với nhà nước và pháp luật Triết học nghiên
cứu sự phát triển của Chủ nghĩa duy vật lịch sử; cụ thể hóa những
nguyên lý triết học của chủ nghĩa duy vật lịch sử về nhà nước và
pháp luật cũng như sự tác động qua lại giữa nhà nước và pháp luật
với cơ sở kinh tế và sự biến đổi của chúng theo sự phát triển của đời
sống xã hội Nhà nước và pháp luật chỉ xem xét những quy luật của
một bộ phận các hiện tượng xã hội mà triết học nghiên cứu
Trang 12TS TRAN THỊ CÚC - T$ NGUYỄN THỊ PHƯỢNG 13
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sở hữu, quy luật giá trị ) có ý nghĩa to lớn đối với nhà nước và pháp luật Còn Lý luận chung về
nhà nước và pháp luật được phân biệt với kinh tế - chính trị học ở chỗ: đối tượng của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là những hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc có liên quan với
hạ tầng cơ sở
- Chính trị học nghiên cứu các quy luật và tính quy luật trong sự hình thành và phát triển của chính trị; quyền lực chính trị; quyền
lực Nhà nước; các cơ chế, phương thức thực hiện quyền lực nhà
nước trong xã hội được tổ chức thành nhà nước Với tư cách là một bộ phận của đời sống chính trị - xã hội, nhà nước và pháp luật được xem xét như một bộ phận cấu thành Vì vậy, Lý luận chưng về nhà nước và pháp luật cần sử dụng những khái niệm của chính trị học như quyền lực chính trị: guyền lực nhà nước, phương thức thực hiện quyền lực nhà nước; quyền lực nhân dân; quan hệ chính
try các vấn đề về Đẳng cầm guyền, về dân chủ
Mối quan hệ của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
với các chuyên ngành khoa học pháp lý khác
: — Khoa học pháp lý :
ae "ch sử
Trang 1314 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NUỐC VÀ PHÁP LUẬT Phương pháp nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và
pháp luật là gì? as si -
- Lý luận chưng về nhà nước và pháp luật lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng duy
vật (gọi là phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin) làm phương
pháp luận nghiên cứu, bởi vì:
+ Nghiên cứu nhà nước và pháp luật phải xuất phát từ đời sống kinh tế và xã hội - nguồn gốc sâu xa quyết định sự xuất hiện, tổn tại, phát triển của nhà nước và pháp luật
+ Nghiên cứu sự tồn tại, phát triển của nhà nước và pháp luật
phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng
thuộc thượng tầng kiến trúc khác
+ Nghiên cứu nhà nước và pháp luật phải đặt trong mối quan
hệ biện chứng qua lại với nhau giữa hai hiện tượng nhà nước và pháp luật và trong điều kiện lịch sử cụ thể của các quan hệ chính trị, kinh tế - xã hội của một quốc gia
ver pháp duy vật biện chứ, 9 at Phy & %
& Quy luật đặc thù - “4%
< thuộc tính chung, biểu “
® hiện quan trọng nhất %
& ‘S,
g 5
Ỹ Che khái niề 8
Trang 14TS TRẤN THỊ CÚC - TS NGUYÊN THỊ PHƯỢNG 15
- Nhà nước và pháp luật còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp xã hội học; phương pháp tâm ly x4 hộ phương pháp trừu tượng khoa hoc; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp quy nạp; phương pháp phân tích thuần túy quy phạm và phương pháp so sánh
Trình bày nguồn gốc của nhà nước?
Có nhiều quan điểm về nguồn gốc nhà nước, song dưới góc độ lịch sử có thể xem xét hai quan điểm chính về nguồn gốc nhà
nuéc sau:
1 Quan điểm phỉ mácxứt
Các nhà học giả phi mácxít khi giải thích về nguồn gốc nhà
nước đều không dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử và cho rằng: "Nhà nước là một hiện tượng xã hội phức
tạp và đa dạng, tồn tại một cách khách quan" Đặc trưng của quan điểm này là các học thuyết sau:
- Thuyết Thân học Là thuyết cổ điển nhất về nguồn gốc nhà
nước, đại diện là Ph.Acvin, Masiten, Koet Theo thuyết này, thượng
đế là người sắp đặt ra trật tự xã hội (do Thượng đế là lực lượng
siêu nhiên, tổn tại ngoài ý thức của con người) Nhà nước do
Thượng đế tạo ra để bảo vệ xã hội Vì thế, Nhà nước là lực lượng
siêu nhiên, còn quyển lực nhà nước là vĩnh cứu Vì vậy, con người phục tùng nhà nước là cần thiết và tất yếu
- Thuyết Gia trưởng: Nhà nước ra đời từ gia đình (là hình thức
tổ chức tự nhiên của đời sống con người), cho nên nhà nước tồn tại
Trang 1516 PHAN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
- Thuyết Khế ước xã hội (TK XVI, XVH, XVIIJ - là học thuyết mới về nguồn gốc nhà nước, vì nó dựa trên cơ sở thuyết "Quyền tự nhiên", trong đó các học giá cho rằng; sự ra đời của nhà nước là sản phẩm tự nhiên của một Khế ước (hợp đồng), được ký kết (thoả thuận)
giữa những người sống trong trạng thái tự nhiên Vì vậy, nhà nước
phân ánh lợi ích của các thành viên trong xã hội, còn mỗi thành
viên đều có quyển yêu cầu Nhà nước phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ Đại diện cho học thuyét 1a Jean Bodin (1530 - 1596), Thomas Hobben (1588 - 1679), Jonn Loke (1632 - 1704); Saclo - Lui Mongtetxkio (1689 - 1775), Jean Jaccuan Roussou (1712 - 1778)
Mục tiêu của học thuyết nhằm chống lại sự chuyên quyền, độc đoán của nhà nước phong kiến và đòi hỏi sự bình đẳng cho giai cấp tư sản trong việc tham gia nắm giữ quyển lực nhà nước
- Thuyết Bạo lực cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc
sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác, trong đó thị
tộc chiến thắng "sáng tạo" ra một hệ thống cơ quan đặc biệt (gọi là Nhà nước) kẻ nô dịch kể chiến bại Đại điện cho học thuyết là
Gumplovich, E Duyrinh
- Thuyết Tâm lý, đại diện là L Petoraritki, Phoredo Thuyết này cho rằng, nhà nước xuất hiện do như cầu về tâm lý con người nguyên thuỷ luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ tôn
giáo Vì vậy, Nhà nước là tổ chức của những siêu nhiên có sứ
mạng lãnh đạo xã hội Ngoài ra còn một số thuyết khác với tư tưởng tư sản có cái nhìn khách quan và khoa học hơn về nguồn gốc nhà nước (chế độ tư hữu về tài sản và sự phân chia xã hội thành giai cấp) mà đại diện của né la Adam Smit, Foguson
Các học thuyết phi mácxít chưa giải thích đến căn nguyên, cội nguồn của nguồn gốc nhà nước dỏ xem xét sự ra đời của nhà nước
Trang 16Ts TRAN THỊ CÚC - TS NGUYỄN THỊ PHƯỢNG 17
2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc nhả
TIƯỚC
Quan điểm này được thể hiện tập trưng trong cudn Neudn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước của Ph Ănghen và tác phẩm
Nhà nước và cách mạng của Lênin Nội đụng cơ bản của hai cuốn
này đề cập đến vấn đề chế độ cong sân nguyên thủy; quyền lực thị tộc, sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy Mác cho rằng:
- Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh viễn, bất biến, mà là một phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong;
- Nha nước là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm của sự -phát triển nội tại của xã hội, nhà nước ra đời dưới sự tác động của
nhiều yếu tố, trong đó có hai tiền đề quan trọng nhất là:
+ Tiền đề kính tế- chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất;
+ Tiền đề xã hội - sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối
kháng nhau
Sự ra đời của một nhà nước cu thể ở các quốc gia trén thé gidi là không giống nhau, do những đặc điểm về giai cấp, địa lý, kinh tế, truyền thống, tập quán, dân tộc của mỗi nước
Trình bày những hình thức cơ bản của sự hình thành ˆ nhà nước?
Theo Ph Ănghen có ba hình thức cơ bản của sự hình thành nhà nước
1 Nhà nước Aten - Hy Lạp: là hình thức nhà nước đơn gián nhất, cổ điển nhất, được ra đời hoàn toàn do sự phân hóa tài sản thành sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân chúa giai
cấp rõ nét
Trang 1718 , PHAN I: LY LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHAP LUAT
Nhà nước này ra đời đo nhu cầu phải thực hiện sự cai trị của người Giécmanh trên lãnh thổ La Mã chứ không phải do như cầu đấu tranh giai cấp trong nội bộ nước Đức bấy giờ, vì vậy, bên cạnh
nhà nước vẫn tồn tại chế độ thị tộc
3 Nhà nước Rôma cổ đại được thúc đẩy hình thành bởi cuộc
đấu tranh của những người bình dân sống ngoài thị tộc Rôma:
chống lại giới quý tộc của các thị tộc Rơma
Ngồi 3 hình thức cơ bản trên, thì các nhà nước phương Đông cổ đại ra đời lại do yêu cầu chống ngoại xâm và bảo vệ những lợi
ích chung của cộng đồng (bão lụt, trị thủy ), nên đòi hỏi sớm phải có một bộ máy nhà nước tập trung quyền lực quản lý công việc đất
nước và chống ngoại xâm
Tóm lại: Nhà nước không phải thứ quyền lực từ bên ngoài ap
đặt vào xã hội mà là lực lượng nảy sinh trong lòng xã hội là sản
phẩm của sự phát triển nội tại của xã hội
` Nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội Việt Nam hình thành
/ nhu thé nào?
- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc dưới thời kỳ Hùng Vương, ra đời vào khoảng thế
kỷ thứ VI trước Công nguyên Thời kỳ này hiện tượng phân hóa
giai cấp chưa rõ nét, nên chưa xuất hiện đấu tranh giai cấp gay gắt
Tuy nhiên, đo yêu cầu đấu tranh với thiên nhiên nhằm phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm nên Nhà nước Việt Nam đầu tiên ra đời sớm hơn so với các điều kiện chín muồi của lịch sử
- Cơ cấu của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc bao gồm: Đứng đầu
là Vua, giúp việc cho vua có các Lạc hầu Dưới Lạc hầu là Bộ, có 15 Bộ (vốn là 15 Bộ lạc) Đứng đầu Bộ lạc là Lạc tướng Dưới bộ là
Trang 18TS TRAN THỈ CÚC - TS NGUYỄN TH] PHUONG 19
- Dac diém kinh té - x4 hội và cơ cấu bộ máy nhà nước đầu tiên ở Việt Nam là kiểu nhà nước phong kiến Ở Việt Narmn không có nhà nước chủ nô, vì khi Nhà nước Việt Nam đầu tiên ra đời thì các nhà nước chủ nô trên thế giới đã dần suy tàn và lỗi thời, hơn nữa thời kỳ đó Nhà nước phong kiến Trung Hoa đã phát triển n hùng mạnh
Trình bày khái niệm và bản chất của nhà nước?
1 Khái niệm: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyển lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội
_nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa
2 Bản chất nhà nước: theo quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênm, nhà nước xét về bản chất, là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tổn tại dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định; là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp
khác, là một tổ chức quyền lực đặc biệt: có bộ máy chuyên trách để
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng
Bản chất nhà nước thể hiện đưới hai đặc tính cơ bản:
Trang 1920 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Trong các xã hội bóc lột (xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong
kiến, xã hội tư bản) nhà nước đều có bản chất chung là thiết chế bộ máy để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột trên ba mặt: kinh tế, chính trị và tư tưởng
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ máy của giai cấp công nhân và nhân đân lao động nhằm bảo vệ lợi ích của chính giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội
Vì vậy, nhà nước tổn tại với hai tư cách: rmột l2, bộ máy duy trì
sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, ña7 J2, tổ chức
quyền lực công - tức là nhà nước vừa là người bảo vệ pháp luật
vừa là người bảo đảm các quyền của công đân được thực thi
- Tĩnh xã hội hay còn gọi là vai trò kinh tế~ xã hội của nhà nước
Trong nhà nước, giai cấp thống trị chỉ tổn tại trong mối quan
hệ với các tầng lớp giai cấp khác, đo vậy ngoài tư cách là công cụ
duy trì sự thống trị, nhà nước còn là công cụ để bảo vệ lợi ích
chung của toàn xã hội, ví dụ: |
+ Nhà nước giải quyết các van dé nay sinh từ đời sống xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, các vấn đề về môi trường;
phòng chống thiên tai, địch họa; về dân tộc, tôn giáo và các chính
sách xã hội khác
+ Bảo đâm trật tự chung - Bảo đảm các giá trị chưng của xã hội
để tồn tại và phát triển
Như vậy, vai trò kinh tế - xã hội là thuộc tính khách quan, phổ
biến của nhà nước Tuy nhiên, mức độ biểu hiện cụ thể và thực hiện vai trò đó không giống nhau giữa các nhà nước khác nhau Vai trò và phạm vi hoạt động của nhà nước phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển cũng như đặc điểm của mỗi nhà nước, song phải
Trang 20TS TRẤN THỊ CÚC - TS NGUYỄN THỊ PHƯỢNG 21
- Để hoạt động có hiệu quả, Nhà nước phải chọn lĩnh vực hoạt
động nào là cơ bản, cần thiết để tác động Bởi nếu không có sự quần lý của nhà nước sẽ mang lại hậu quả xấu cho xã hội Vì vậy, vai trò của nhà nước chỉ nên hoạt động và quần lý trên năm lĩnh vực sau:
+ Ban hành pháp luật và có các biện pháp bảo đẫm thi hành pháp luật;
+ Ban hành các chính sách kinh tế vĩ mô và điều tiết, điểu phối các chính sách kinh tế - xã hội, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường;
+ Đầu tư, cũng cấp hàng hóa và các dịch vụ xã hội cơ bản (cấp phép, kiểm địch, kiểm định, giám sát, kiểm tra các lĩnh vực ;
+ Giữ vai trò là người bảo vệ những nhóm người yếu thế và dã bị tốn thương trong xã hội (người già, trẻ em, người tàn tật, )
+ Hoạt động trong lĩnh vực bão vệ môi trường, giao thông;
phòng chống thiên tai, bão lụt
+ Ngày nay, các nước trên thế giới đều chú ý quan tâm nhiều
đến vai trò xã hội của nhà nước vì sự tổn vong của cộng đồng xã hội
Trình bày những đặc trưng cơ bản của nhà nước?
Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản:
1 Nhà nước phân chia lãnh thổ theo các đơn vi hanh
chính và quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính - lãnh thể Nhà nước thiết lập quyển lực trên các đơn vị hành chính - lãnh thổ, quản lý đân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính, tôn giáo v.v
Trang 2122 mi PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
nhiệm vụ quân lý nhà nước và bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, nhà tù ) để duy trì địa vị của giai cấp thống trị Còn các tổ chức khác trong xã hội không có quyển lực này như: tổ chức nghiệp đồn, cơng đồn, phụ nữ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc (Việt Nam)
3 Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Chú quyển quốc gia thể hiện quyển tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của minh;
- Nhà nước tự quyết định về chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài;
4 Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý buộc các thành viên trong xã hội phải tuân theo:
- Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế?
- Thông qua pháp luật, ý chí của nhà nước trở thành ý chí toàn
xã hội, buộc mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải tuân theo;
- Trong xã hội, chỉ có Nhà nước mới có quyển ban hành va áp dụng pháp luật,
5 Nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc
- Để duy trì bộ máy nhà nước
- Bao dam cho su phat trién kinh tế, văn n hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng
- Giải quyết các công việc chưng của xã hội
Qua năm đặc trưng trên nhằm phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội khác (Dang phái chính trị,
Trang 22TS TRẤN THỊ CÚC - TS NGUYEN THI PHƯỢNG 23
các tổ chức thị tộc (trong xã hội công xã Nguyên thủy) Qua đó cho thấy vai trò to lớn của nhà nước trong hệ thống chính trị mà các tổ chức khác không có được
) Chức năng của nhà nước là gì? Có những loại chức năng nào?
- Chúc năng của nhà nước là những phương diện, mặt hoạt
động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt ra Bản chất giai cấp, vai trò xã hội của nhà nước được thể hiện thông qua chức năng của nhà nước
- Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản chất giai cấp
của nhà nước đo cơ sở kinh tế - xã hội quyết định
- Cơ sở kinh tế của các nhà nước chủ nô, phong kiến, Tư bản là
chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên chức năng cơ bản là bảo vệ chế độ tư hữu, tiến hành bóc lột và mở mang lãnh thổ,
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là chú yếu Do vậy, chức năng của nhà rước
này cũng khác với chức năng của các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư bản
~ Mọi nhà nước trên thế giới đều có hai chức năng chính: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
7 Chức năng đối nội là những mặt hoạt động cơ bản của nhà
nước trong nội bộ đất nước như: duy trì và bảo đấm trật tự, chính trị - xã hội, phát triển kinh tế trong nước, giải quyết các vấn đề xã hội một cách đồng bộ, có tổ chức và giải quyết các vấn
đề một cách nhân đạo
⁄ Chức năng đổi ngoạr là những mặt hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước, các dân tộc khác như: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập mối quan hệ
Trang 2324 PHAN I: LY LUAN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
quốc tế trong cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới mới trên cƠơ.SỞ
hợp tác, hòa bình, dan chu và tiến bộ xã hội
Chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết qua
lại, tạo thành một thể thống nhất, hỗ trợ với nhau, trong đó chức
năng đối nội đóng vai trò trọng yếu
Để thực hiện các chức năng, nhà nước áp dụng nhiều hình
thức và phương pháp hoạt động khác nhau Có ba hình thức hoạt
động chính là: lập pháp; hành pháp và tư pháp Nhà nước sử dụng
hai phương pháp chủ yếu để thực hiện chức năng của mình là giáo
dục, thuyết phục và cưỡng chế
Các chức năng của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ SỞ
\ Trình bày mối quan hệ giữa chức năng, nhiệm vụ và bản
ˆ chất của nhà nước ˆ
Giữa nhiệm vụ và chức năng của nhà nước có mối quan hệ
chặt chẽ, mật thiết với nhau Một nhiệm vụ của nhà nước làm phát sinh một hay nhiều chức năng Thí dụ: nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, được thực hiện thông qua chức năng tổ chức nền
kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh
tế; chức năng giáo dục, văn hóa, xã hội
Nhưng để thực hiện một chức năng của nhà nước cũng phải giải quyết hàng loạt các nhiệm vụ cụ thể tương ứng với đòi hỏi của
từng giai đoạn nhất định
- Bản chất nhà nước quyết định sự hình thành, tính chất và nội dung các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
- Ngược lại khi xem xét và nghiên cứu các chức năng của nhà
nước sẽ xác định được bản chất của nhà nước Nói cách khác chức
Trang 24TS TRAN THI CUC - TS NGUYEN THI PHUGNG 25
Kiểu nhà nước là gì? Trong lịch sử có những kiểu nhà
nước nào?
1 Kiểu nhả nước là tổng thể các đặc điểm cơ bản của nhà
nước, thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện
tôn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã
hội là một kiểu nhà nước
2 Trong lịch sử đã và đang tôn tại 4 kiểu nhà nước:
- Nhà nước chủ nô; - Nhà nước phong kiến;
- Nhà nước tư sản;
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước kia tiến bộ
hơn là một biểu hiện quan trọng của quy luật phát triển và thay
thế các hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn Sự thay thế không diễn ra ngay lập tức mà là quá trình chuyển biến từng bước có tính kế tiếp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố của từng nước, từng giai đoạn lịch sử cụ thể Trong đó, cách mạng (bạo lực và không bạo lực) là con đường dẫn đến sự thay thế các kiểu nhà nước Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước mới - phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, là nhà nước mà mọi quyển lực nhà nước đều thuộc về nhân dân, xoá bỏ chế độ
Trang 2526 PHAN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Trình bày những đặc trưng cơ bản và bản chất của kiểu nhà nước chiếm hữu nô lệ
1 Đặc trưng của kiểu nhà nước chiếm hứu nô lệ
Nhà nước chiếm hữu nô lệ là kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ Sở sau:
- Cơ sở kinh tế của nhà nước chiếm hữu nô lệ là chế độ sở hữu
của chủ nô đối với người nô lệ, và mọi tư liệu sản xuất khác;
- Cơ sở xã hội: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ có những lợi ích căn bản đối lập nhau, mâu thuẫn giữa hai giai cấp này rất gay gắt và không thể điều hòa được
Nhà nước chiếm hữu nô lệ là công cụ bạo lực để bảo vệ quyền lợi của chủ nô và trấn áp sự phản kháng của nô lệ;
2 Bản chất
- Khi xem xét bản chất của nhà nước chiếm hữu nô lệ, cho
Trang 26TS TRẤN THÍ CÚC - TS NGUYÊN THỊ PHƯỢNG 27
` Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu
nhà nước phong kiến
1 Bản chất: Bản chất của kiểu nhà nước phong kiến là một
kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ sở sau:
- Cơ sở kinh tế cơ bản của nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu về ruộng đất của địa chủ phong kiến cũng như những tư liệu
sản xuất khác;
- Cơ sở xã hội phong kiến có hai giai cấp chính là địa chủ và nơng dân, ngồi ra cịn có các tầng lớp khác như tăng lữ, thợ thủ
công, thương gia;
- Cơ sở tỉnh thần, tư tưởng của nhà nước phong kiến là chế độ thần quyển, tôn giáo Mỗi thời đại phong kiến đều coi tôn giáo là
quốc giáo làm cơ sở nô dịch tỉnh thần nhân dân;
- Nhà nước phong kiến duy trì địa vị thống trị về kinh tế và chính trị của giai cấp địa chủ phong kiến
2 Đặc trưng cơ bản
- Phân biệt đối xử và mang tính chất giai tầng phụ thuộc vào mức độ sở hữu tài sản chủ yếu là ruộng đất;
- Vai trò xã hội của nhiều nhà nước phong kiến cũng đã được quan tâm và thể hiện khá đậm nét thông qua nhiều hoạt động trị
thủy hoặc xây dựng đường sá
- Bảo vệ, củng cố và phát triển phương thức sản xuất phong kiến, mà trước hết là chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến đối với ruộng đất;
- Đàn áp sự chống đối của nông dân và những người lao động
khác bằng những phương tiện tàn bạo; - Nô dịch về tư tưởng;
Trang 2728 PHAN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Trình bày bản chất và những đặc trưng cơ bản của kiểu nhà nước tư sản 1 Bản chất Kiểu nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột dựa trên các cơ SỞ sau:
- Cơ sở kinh tế của kiểu nhà nước tư sản là các quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa được thiết lập dựa trên chế độ sở hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thang du;
- Cơ sở xã hội của nhà nước tư sản là hai giai cấp chủ yếu song
song tồn tại: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, hai giai cấp này tồn
tại mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa;
- Nhà nước tư sản trước hết là công cụ để bảo vệ và phục vụ
cho lợi ích của giai cấp tư sản và thực hiện chuyên chính đối với
giai cấp vô sản;
- Nhưng xét về tổng thể nhà nước tư sản với những thể chế
dan chu, dt là dân chủ tư sản, cũng là bước tiến bộ rất lớn so với
nhà nước phong kiến chính điều này đã đem lại cho xã hội luồng sinh khí mới, thúc đẩy sự phát triển của xã hội tư ban nói riêng va
của nền văn minh nhân loại nói chung
2 Đặc trưng cơ bản
- Bảo vệ chế độ tư hữu tư san;
- Trấn áp giai cấp vô sản và các giai tầng khác;
- Bành trướng về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng trong
quan hệ quốc tế phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản,
- Bảo vệ lợi ích của người lao động vì sự tồn vong của giai cấp
Trang 28TS TRAN THi CUC - TS NGUYEN THỊ PHƯỢNG 29
rộ é Hình thức nhà nước là gi?
I Hinh thitc nha nước là phương thức, cách thức tổ chức và
thực hiện quyền lực của mỗi kiểu nhà nước
Hình thức nhà nước do bản chất và nội dung của nhà nước quy định, qua từng giai đoạn phát triển xã hội của nhà nước thì cách thức tổ chức quyền lực nhà nước khác nhau
2 Hình thúc nhả nước bao gồm: hình thức chính thể, hình
thức cấu trúc và chế độ chính trị a) Hình thức chính thể gồm:
- Chính thể quân chủ gồm có:
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối trong đó người đứng đầu nhà
nước là vua (hoặc Quốc vương) có quyển lực vô hạn và suốt đời "Cha truyền con nối"
+ Chính thể quân chủ tương đối (hạn chế}, quyền lực của Vua
bị hạn chế, Vưa chỉ nắm 1 số quyền lực tối cao của nhà nước, các quyển còn lại được trao cho người đứng đầu nhà nước (Thủ tướng, Tổng thống
- Chính thế công hòa gồm: cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc
+ Trong chế độ cộng hòa đân chủ, quyển bầu cử để lập ra cơ quan quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
+ Chế độ cộng hòa quý tộc thì quyền lập ra cơ quan quyền lực nhà nước chỉ dành riêng cho giới quý tộc
Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Lào, Bắc Triều Tiên theo hình
thức chính thể Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức là nhân dân có quyển bầu ra cơ quan quyển lực nhà nước theo chế độ phổ thông đầu phiếu Cơ quan quyển lực nhà nước là người đại điện
Trang 2930 PHAN I: LY LUAN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hoa Kỳ là nước theo hình thức Cộng hòa đân chủ Tư sản Trong đó nhân dân có quyền bầu ra người đứng đầu nhà nước, nhưng theo hình thức đại cử tri, có một số người dân không được đi bầu cử,
Campuchia, Thái Lan, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển theo hình
thức chính thể Quân chủ lập hiến, người đứng đầu nhà nước là
vua theo nguyên tắc cha truyền con nối
b) Hình thức cấu trúc - là việc tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau Hình thức cấu trúc gồm có:
- Nhà nước đơn nhất là hình thức nhà nước, trong đó tồn tại
một chủ quyển quốc gia duy nhất, một hệ thống cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính, và một hệ thống pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa phương (Việt Nam, Lào, Trung Quốc )
- Nhà nước liên bang là hình thức nhà nước do nhiều nhà nước
thành viên hợp lại Trong nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan
nhà nước: một hệ thống chung cho cả liên bang, và một hệ thống riêng cho mỗi nhà nước thành viên Nhà nước liên bang có hai hệ thống pháp luật: hệ thống pháp luật của nhà nước tiểu bang và hệ thống pháp luật của liên bang Pháp luật của tiểu bang không được
trái với pháp luật của liên bang, trừ một số š nước có quy định khác Nhà nước liên bang có chủ quyền chung cho tất cả các bang
thành viên, đồng thời mỗi nước thành viên có chủ quyền riêng Ví dụ, Cộng hòa Liên bang Đức, Mỹ, Ấn Độ, Nga
Ngày nay thế giới đang chứng kiến một hình thức nhà nước mới, đó là nhà nước liên minh như: Liên minh châu Âu (EU); Liên minh châu Phi (AU) và trong tương lai sẽ có liên minh các nước
Trang 30TS TRẦN THỊ CÚC - TS NGUYÊN THỊ PHƯỢNG 31
c) Chế độ chính trị là toàn bộ các phương pháp, thủ đoạn,
cách thức mà giai cấp cầm quyền sử dụng để giữ chính quyền và xây dựng nhà nước
Chế độ chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với bản chất, nội dung hoạt động của nhà nước, với đời sống chính trị - xã hội, có
ảnh hưởng trực tiếp tới hình thức nhà nước Mỗi hình thái kinh tế -
xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định thì sử dụng các phương pháp cai trị khác nhau Song, nói chưng có hai phương pháp:
- Phương pháp dân chủ: thể hiện đưới nhiều hình thức khác
nhau như đân chủ thực sự, dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp,
dân chủ giả hiệu, v.v
- Phương pháp phản dân chủ thể hiện đưới hình thức như chế
độ độc tài chuyên chế, chế độ phátxít, quân phiệt v.v
Có thể biểu diễn hình thức nhà nước theo sơ đồ sau: HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC | | | Hình thức Hình thức Chế độ chính thể cấu trúc chính trị
Trang 3132 PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mối quan hệ giữa hình thức nhà nước với chế độ chính trị
được biểu hiện ở những mặt nào?
Nói đến hình thức nhà nước là nói đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước Còn nói đến chế độ chính trị là nói đến cách thức, phương thức thực hiện quyền lực nhà nước, cách thức cai trị Giữa hình thức nhà nước và chế độ chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Nhà nước là một bộ phận của hệ thống chính trị g6m: Dang - Nhà nước - các tổ chức chính trị - các tổ chức chính trị - xã hội Nhà nước giữ vị trí trung tâm của hệ thống chính trị, được xác lập bởi quyền lực chính trị, vì:
- Các tổ chức chính trị đều hoạt động trên cơ sở chính sách pháp luật do nhà nước ban hành;
- Chính trị là hiện tượng, phổ biến, được xác định bởi quan hệ
giai cấp và tương quan giai cấp, thể hiện sự tập trung của kinh tế trong xã hội có giai cấp;
- Chính trị đóng vai trò là sợi dây liên kết giữa nhà nước với cơ
sở hạ tầng và các bộ phận khác trong kiến trúc thượng tầng;
- Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đều thông qua
chính trị để tác động lẫn nhau và cùng tác động lên các bộ phận
khác của thượng tầng kiến trúc và cơ sở kinh tế
Do đó, chế độ chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với bản chất, nội dung hoạt động của nhà nước Đời sống chính trị có ảnh hưởng trực tiếp tới hình thức nhà nước
Trang 32TS TRAN THỊ CÚC - TS NGUYEN TH] PHUONG 33
Phân tích hình thức chính thể nhà nước xã hội chủ nghĩa
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, năm 1945 nhiều nhà nước
theo hình thức đân chú nhân dân ra đời, trong đó có Việt Nam Hình thức nhà nước này có một số đặc điểm sau:
- Việc giành và tổ chức chính quyền thường sử dụng phương pháp hòa bình kết hợp với phương pháp bạo lực; đều thực hiện bước chuyển tiếp từ cách mạng dân chủ nhân dân sang cách mang xã hội chủ nghĩa
- Các nhà nước dân chủ nhân dân đều tổn tại hình thức tổ chức Mặt trận đoàn kết các dân tộc (Mặt trận Tổ quốc, Mặt trận
nhân dân) Trong mặt trận gồm nhiều đảng phái chính trị; tổ chức
chính trị - xã hội, các lực lượng xã hội khác nhau dưới sự lãnh đạo của Đẳng Cộng sản
- Thực hiện nguyên tắc phổ thông đâu phiếu không phân biệt
đẳng cấp, địa vị xã hội, tôn giáo
- Cơ sở xã hội của nhà nước Dân chủ nhân đân rộng rãi hơn cơ sở xã hội của Nhà nước Xôviết vì thực tiễn cách mạng dân chủ nhân dân do nhiều tầng lớp tham gia
- Trong thời kỳ đầu mới thành lập, Nhà nước Dân chủ nhân dân sử dụng một số chế định pháp luật của chế độ cũ, nhưng chế định này không trái với nguyên tắc của chế độ mới
- Chế định nguyên thủ quốc gia có những thay đối nhất định, có khi là Chủ tịch tập thể như Hội đồng Nhà nước (ở Việt Nam 1980 - 1992) hoặc Đoàn chủ tịch cơ quan quyền lực nhà nước tối cao (Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan ›) hoặc là một cá nhân (Chủ tịch nước) như ở Việt Nam hoặc Trung Quốc hiện nay
Ở Việt Nam, ehính thể Cộng hòa dân chú nhân dân được hình
Trang 3334 PHAN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHẮP LUẬT
chính thể này ngày càng hoàn thiện Hiến pháp năm 1992 quy
định hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam hiện nay là hình
thức chính thể Cộng hòa dân chủ xã hội chủ nghĩa Chính thể Cộng hòa dân chủ xã hội cha nghĩa khác chính thể Cộng hòa đân
chủ tư sản ở chỗ: toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân; nhân đân
trực tiếp lập ra các cơ quan đại diện của mình thông qua bầu cử
trực tiếp, phổ thông và bỏ phiếu kín Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu của mình nếu không còn sự tín nhiệm
Trình bày hình thức cấu trúc nhà nước xã hội chủ nghĩa? Hình thức cấu trúc nhà nước là việc tổ chức và thực hiện
quyển lực nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ, phẩn ánh mối quan hệ giữa các bộ phận hành chính lãnh thổ của nhà nước
và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan
nhà nước cấp dưới
Cức nhà nước xã hội chủ nghĩa hình thành và tốn tại hai hình thức
cấu trúc cơ bản, đó là: nhà rước đơn nhátvà nhà nước liên bang
- Nhà nước đơn nhất có đặc điểm:
+ Các đơn vị hành chính - lãnh thổ (tỉnh, huyện, xã ) là những
bộ phận hợp thành quốc gia, không có chủ quyển quốc gia,
+ Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương tạo thành một hệ thống nhất, có tính thứ bậc, trực thuộc rõ ràng, cấp
dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương; + Nhà nước và xã hội tổ chức và hoạt động trên cơ sở một hệ
thống pháp luật thống nhất do cơ quan quyền lực tối cao ban hành
- Nhà nước liên bang có đặc điểm
+ Các nước cộng hòa trong liên bang có tổ chức bộ máy nhà
nước riêng, có hiến pháp và hệ thống pháp luật riêng;
+ Trong nhà nước liên bang tôn tại hai hình thức quyền lực nhà
Trang 34T5 TRẦN THỊ CÚC - TS NGUYỄN THÍ PHƯỢNG qo C1
+ Các đạo luật của liên bang là các cơ sở pháp lý có tính nguyên tắc đối với hệ thống pháp luật của các nước cộng hòa;
_* Quan hệ giữa nhà nước liên bang và các nước cộng hòa được
thiết lập trên cơ sở của nguyên tắc tập trung dân chú;
+ Các nước cộng hòa có quyền xin ra khỏi nhà nước liên bang
khi có sự đồng ý của các nước cộng hòa khác trong liên bang
Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo hình thức cấu trúc nhà
nước đơn nhất, có một số đặc điểm sau:
- Các đơn vị hành chính - lãnh thổ (Trung ương, tỉnh, huyện,
xã) là bộ phận hợp thành của một quốc gia, nên không có chú quyền quốc gia riêng Hiến pháp năm 1992 quy định chính quyền ở Việt Nam gồm bốn cấp: trưng ương, tỉnh, huyện, xã
- Các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương va co sở tạo thành một thể thống nhất, có tính thứ bậc, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương
- Toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước và xã hội được tổ chức và hoạt động trên cơ sở một Hiến pháp, một hệ thống pháp luật thống nhất Các văn bản pháp luật của cấp chính quye ền ở địa phương phải phù hợp với văn bản của cấp chính quyển ở Trung ương và không được trái với Hiến pháp
3N Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức như
⁄ thế nào?
- Bộ máy Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức tuỳ từng giai đoạn, nhưng tựu trung phát triển qua hai giai đoạn
+ Nhà nước quân chủ phân quyền cát cứ;
+ Nhà nước trung ương tập quyền;
Trang 3536 PHAN I: LY LUAN CHUNG VE NHA NUGC VA PHAP LUẬT
+ Được tổ chức hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương - Bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử phong ˆ kiến được tổ chức phỏng theo mô hình ý thức hệ của bộ máy nhà |
nước phương Bắc (Trung Hoa) và ý thức hệ của bộ máy nhà nước Pháp Từ thời Đinh, Lê đến thời nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn chịu
ảnh hưởng cách tổ chức nước Trung Hoa phương Bắc Đinh, Lê
phỏng theo mô hình đời nhả Tống; đời nhà Lý, Trần, Lê theo mô
hình nhà Đường; đời nhà Nguyễn theo mô hình nhà Mãn Thanh Khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, bên cạnh mô hình bộ máy nhà
nước của nhà Nguyễn theo mô hình của thời Minh Mạng, người
Pháp đã song song thiết lập bộ máy nhà nước ở Việt Nam theo mô
hình Pháp quốc với chế độ bảo hộ khác nhau ở cả ba miền Bac,
Trung, Nam Khi nghiên cứu bộ máy nhà nước phong kiến Việt
Nam phải nghiên cứu thông qua các bộ luật tiêu biểu của thời đại
đó Hai bộ luật tiêu biểu thời phong kiến Việt Nam là Độ luật
Hồng Đức thời nhà Lê và Bộ luật Gia Long thoi nhà Nguyễn Trình bày về cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền Nhà nước
Trung ương phong kiến tiêu biểu của Việt Nam?
Thời nhà Lê gồm các nhóm chức sắc trong triều đình có các tên
gọi như sau:
- Nhóm chức sắc trong triều đình:
+ Đại tư đồ là quan chức triều đình trông coi việc lễ giáo trong triều đình;
+ Đại tư mã: quan chức triểu đình coi việc quân binh, sau đổi thành Binh Bộ Thượng Thư;
+ Tư khấu: quan chức triểu đình coi việc xét xử hình án, sau đổi thành Hình Bộ Thượng Thư
Trang 36TS TRAN TH] CUC - TS NGUYEN THỊ PHƯỢNG 37
nhất trong triểu đình gọi chung là tam công Tam công được phân công cho ba chức: Thái phó, Thái bảo, Thái úy, ngoài ra còn ba
chức tam cô giao cho ba người: Thiếu phó, Thiếu bảo, Thiếu úy Ba
chức tam công, tam cô được lập ra theo thuyết Tam cực là ba nhân vật trọng yếu trong vũ trụ hữu hình Đó là: Trời (Thiên thời); Đất (Địa lợi); Nhân (Nhân hòa)
- Các Bộ gồm:
+ Bộ Lại quản các việc tuyển, bổ nhiệm, sát hạch kiểm tra, thăng thưởng, giáng bãi quan chức triểu đình và quan chức địa phương
+ Bộ Binh quản việc quân đội, quân trang, quân bị, quân lương Chịu trách nhiệm bảo vệ kinh thành và lãnh thổ
+ Bộ Hộ giám sát các cuộc sinh hoạt của thần dân
+ Bộ Hình quản việc xét xử, khảo tra án tích, thi hành luật lệ,
giam giữ hoặc lưu đầy tội nhân
+ Bộ Lễ chăm sóc việc tổ chức lễ nghỉ, bái vọng theo tiết lịch tại
đến chùa, miếu mạo trong kinh đơ và ngồi xã tắc, giám sát việc tuân
thủ lễ nghĩa trong dân gian, công bố thời tiết cho dân cày biết
+ Bộ Công lo toan việc kiến tạo, xây dựng nhà cửa, thành quách và bảo tu dinh thự, công trình
- Các Viện gồm:
+ Viện Cơ Mật, giải quyết và lưu trữ tang tích các vụ cơ mật về quốc sự hoặc trong triều chính
+ Hàn lâm Viện có Viện trưởng và các Đại học sĩ
+ Ngũ hành Viện chuyên giám sát các vụ trọng án đặc biệt theo lệnh của triểu đình Ngũ hành viện gồm: Viện Tham hình; Viện Tả hình; Viện Hữu hình; Viện Tường hình; Viện Tư hình
+ Quốc sử Viện có nhiệm vụ ghi chép, soạn thảo và tu chính sử của thời nay và thời xưa
+ Thái y Viện tập hợp các danh nhân trong nước để trông nom
Trang 3738 - PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - + Các cung là nơi Hoàng gia ngự trị, sinh hoạt và làm việc gọi là Hoàng cung > Trinh bay tổ chức chính quyền địa phương thời phong kiến Việt Nam?
- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi đã '
tiếp thu tư tưởng dân chủ của Mạnh Tử (371 - 289 trước Công nguyên) với câu nói bất hủ "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi - khinh" có nghĩa là nhân dân là quý nhất đất nước, xã tắc là thứ hai,
còn vua thì nên coi nhẹ Xã là cái nên đất đắp theo hình vuông, nơi
hàng năm, nhà vua phải làm lễ tế thần đất 'Tắc là nền đất đắp theo hình tròn, nơi hàng năm nhà vua phải làm lễ tế tạ ơn Trời và thần nông Tiếp thu tư tưởng của Mạnh Tử, Lê Lợi là người đầu tiên bãi bd chế độ xã quan, ban hành chỉ dụ bảo Cử định cho nhân dân mỗi làng tự lựa chọn ra người thay mặt dân để quan hệ với Triều đình:
- Từ khi Lê Lợi lên cằm quyển, nước ta có chế độ xã thôn tự trị Kể từ khi chế độ xã thôn tự trị do triểu Lê sáng tạo thiết lập, những cuộc xâm lăng từ phương Bắc vào nước ta đêu bị chặn đứng, bởi mỗi xã là một pháo đài kiên cố Cơ cấu hành chính của Việt Nam thời phong kiến là cơ cấu Làng, Nước Đơn vị hành chính theo lãnh thổ chia thành Đạo (như cấp tỉnh hiện nay), đạo có ba bộ
phận lo về quân sự, dân sự và tư pháp
Trang 38TS TRAN THI CUC - TS NGUYEN TH] PHUONG 39
4
Cơ sở hình thành bộ máy nhà nước hiện đại là gì?
- Thời kỳ chiếm hữu nô lệ và phong kiến tuy bộ máy nhà nước
đã hình thành nhưng còn rất đơn giản, nguyên nhân chính dẫn
đến hiện tượng này là vì toàn bộ quyền lực nhà nước tập trung
trong tay một người
- Việc tập trung toàn bộ quyền lực nhà nước trong tay một
người đã làm cho việc giải quyết các công việc của nhà nước
không đạt hiệu quả cao, và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự chuyên quyền, độc đoán
- Học thuyết phân quyển được xây dựng dựa trên cơ sở
guyên tắc: quyền lực nhà nước không thể tập trung trong tay một
nnaười hay một cơ quan
- Dinh cao la thuyét tam quyén phan lập của Montesqueu, theo đó quyền lực nhà nước được trao cho ba cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp hoạt động độc lập với nhau, giám sát, kiểm chế nhau
Các mô hình tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay trên thế giới
* Mô hình thứ nhất: Nhà nước tổ chức theo chính thể cộng hòa tổng thống NGHỊ VIÊN CHÍNH PHỦ toan ` THƯỢNG VIỆNHHẠ VIỆN een i Tổng thống a A NHAN DAN
* Mô hình thứ hai: Nhà nước tổ chức theo chính thể quân chủ
Trang 3940 PHAN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT A NHAN DAN v “a G3 / an) THƯỢNG VIÊN |HẠ VIỆN \ titra) i 1 +
* Mô hình thứ ba: Nhà nước tổ chức theo chính thé cộng hòa
đại nghị, đại điện điển hình là Cộng hòa Liên bang Đức CHÍNH PHỦ NGHỊ VIỆN > Thủ tướng A 1 1 NHÂN DÂN
* Mô hình thứ tư: Nhà nước tổ chức theo chính thể cộng hòa
Trang 40TS TRAN THI CUC - TS NGUYEN TH] PHUONG 41
* Mô hình thứ năm: Nhà nước tổ chức theo chính thể cộng hòa
dân chủ, xã hội chủ nghĩa, đại diện điển hình là Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội ; - Uỷ ban thường vụ CHÍNH PHÙ quốc hội L_— ‡ 1 1 a + NHÂN DÂN Toà án nhân dân
’, Trinh bay nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Theo C.Mác, các cuộc cách mạng vô sản là do đông đáo quần
chúng lao động tham gia dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản tiến hành, đã tạo ra bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của lịch sử,
- Mục đích của cách mạng vô sản là nhằm lật đổ chính quyền
của giai cấp tư sản, giành chính quyền về tay nhân đân, và xây đựng một nhà nước tiến bộ hơn so với các nhà nước bóc lột
- Nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa là các tiển đề kinh tế, chính trị và xã hội
nảy sinh trong lòng xã hội tư bản: - Nguyên nhân kinh tết
* Đó là những mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa được giữa lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ và quan hệ sản xuất bị
kìm hãm dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư
* Mâu thuẫn ngày càng gay gắt đòi hỏi phải có cuộc cách