1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu ngôn ngữ ứng khẩu trong các chương trình truyền hình về đề tài kinh tế, chính trị, xã hội

67 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 7,65 MB

Nội dung

Trang 1

DT1-BC 4

mT PHAN VIEN BAO CHÍ VÀ TUYÊN T $UYỀN

Trang 2

Bt

9

FLAS TORRES cA CED GA RTS SK MCENROE

PHAN VIEN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA BAO CHI

reer

DE TAI KHOA HOC

TÌM HIỂU NGƠN NGỮ ỨNG KHẨU TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYEN HÌNH

VE DE TAI KINH TE, CHINH TRI, XA HOI

Giáo viên hướng dan : TH.S TRAN BAO KHANH _ Người thực hiện : NGUYEN ANH PHUONG

Trang 3

MUC LUC

Phần mở dau:

I Tính cấp thiết của đề tài

II Muc dich và nhiệm vụ

HI.Phương pháp và giới hạn nghiên cứu IV Kết cấu của đề tài

Chương I: Vai trò của ngôn ngữ ứng khẩu trong các chương trình về đề tài kinh tế, chính trị, xã hội

I Ngôn ngữ truyền hình và vai trò của ngón ngữ trên truyền hình Il Đôi nét về ngôn ngữ ứng khẩu và các chương trình về đề tài

kinh tế, chính trị, xã hội

1H Vai trò của ngôn ngữ ứng khẩu trong các chương trình về đề tài

kinh tế, chính trị, xã hội |

Chương HH: Đặc điểm của ngôn ngữ ứng khẩu truyền hình

I Sự kết hợp giữa tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí và phong

cách cá nhân

II Vai trò quyết định của người phóng viên, biên tập viên

IH Ngôn ngữ ứng khẩu mang đặc điểm của ngôn ngữ nói

Trang 4

Chương III: Những đánh giá về việc sử dụng ngôn ngữ ứng khẩu

Trang 5

MO DAU

1 TINH CAP THIET CUA DE TAI:

Cùng với sự khởi sắc của báo chí Việt Nam, ngành truyền hình đã và đang có những bước phát triển đáng kinh ngạc Đó là con số 70% dân số được xem truyền hình, là mức trung bình 1 đầu máy trên 12 người dân, là 40h phát sóng hàng ngày trên 4 kênh truyền hình Khán giả của truyền hình Việt Nam đã quen với điều đó đến mức ít người còn nhớ rằng chỉ cách đây chưa đầy 10 năm, sóng của truyền hình Việt Nam mới phủ 7h/ngày với những chương trình mà độ phong phú còn hạn chế,

Nhưng kéo khán giả tới màn ảnh nhỏ không phải là phát sóng bao nhiêu chương trình mà điều quan trọng là phát những chương trình ấy như thế nào

Một điều đáng mừng là hiện nay, truyền hình đang xa dần cái phong cách

quan phương, trịnh trọng để đến gần hơn với khán giả, làm cho khán giả như được tiếp xúc với một người bạn đáng tin cậy Chất lượng của các chương trình

dang dân được nâng cao ở chỗ nó càng ngày càng gần gũi với cuộc sống theo

ba hướng quan trọng: 7

Trang 6

chương trình trực tiếp đã chứng minh sự tồn tại không thể thiếu của mình trên các chương trình

Hai là, sự tham gia nhiều hơn của khán giả vào các chương trình truyền hình Trước đây, khán giả chỉ có thể đóng góp ý kiến cho các chương trình qua

những lá thư mà nhiều khi vì những lý do chủ quan hay khách quan, chúng không đến được với địa chỉ như mong muốn.Bây giờ, nhờ sự phát triển không

ngừng của khoa học kỹ thuật, khán giả đã trở thành một phần không thể thiếu

trong nhiều chương trình Nhờ đó, sự dân chủ trong các chương trình càng tăng

lên và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả ngày càng được đáp

ứng

Ba là, sự cá thể hố thơng tin truyền hình đang diễn ra nhanh chóng Việc khán giả truyền hình được tiếp xúc với những con người với phong cách tài năng nổi bật là điều không có gì mới là nhưng điều đáng nói là việc khai thác triệt để khả năng xuất hiện của phóng viên nhằm tăng tính hấp dẫn cho chương trình Chính điều đó tạo ra một sức hấp dẫn mới cho truyền hình, làm cho khán giả, khi được tiếp xúc với những con người mới và nhờ thế họ có được sự thú vị trước những khám phá mới

Một điều đặc biệt của cả ba xu hướng này chính là nó phải gắn với bản

lĩnh của một người dẫn dat Bởi vì, càng tiến hành nhiều các chương trình trực

tiếp cũng như các chương trình có sự tham gia của khán giả thì những yếu tố

nằm ngồi tâm kiểm sốt của người làm chương trình càng gia tăng Để đảm

bảo cho chương trình đi đúng hướng và yêu cầu phát sóng, rất cần một người có bản lĩnh điều kiển như một con tàu khi ra khơi rất cần một thuyền trưởng tài ba cầm lái

Trang 7

chấp nhận nhưng dễ dai ban đầu của các chương trình thử nghiệm đã trở nên

khó tính hơn Họ không thể mãi phải tiếp xúc với sự gượng gạo, chậm chạp

trong khi xuất hiện mà điển hình là sự lúng túng trong cách sử đụng ngôn ngữ ứng khẩu khi cần thiết Đặc biệt, sự lúng túng trong các chương trình về các vấn đề kinh tế xã hội càng khó được chấp nhận bởi đậy là những vấn đề cấp thiết, có liên quan đến vận mệnh của đất nước, đến mỗi gia đình và từng cá nhân Một người phóng viên lúng túng xuất hiện trên một phương tiện truyền thông quan trọng như truyền hình cũng có thể đồng nghĩa với sự lúng túng của cơ quan báo chí Điều đó rất có thể sẽ gây những hậu quả không lường vì trong điều kiện của Việt Nam, báo chí luôn được coi là tiếng nói của Đảng và Nhà nước

Phải chăng những sự lúng túng như thể chỉ là do người phóng viên thiếu

một khẩu khiếu bẩm sinh cần thiết? Hồn tồn khơng phải như vậy bởi ngôn

ngữ chính là vỏ vật chất bên ngoài của tư duy mà nói như nhà ngôn ngữ học tài năng E.D Sausure, thì “ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ như hai mặt của một tờ giấy, không thể đồng thời cắt mặt này mà không cắt mặt

kia” Do đó, để sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả, rất cần một sự nghiên cứu tổng thể để người sử dụng ngôn ngữ phát huy tốt hơn những tố chất sẵn có và khắc

phục những điểm yếu của mình Đề tài khoa học: “ Tìm hiểu ngôn ngữ ứng

khẩu trong các chương trình truyền hình về các vấn đề chính trị xã hội”

xin được để cập phần nào về vấn đề quan trọng này

IL MUC DICH VA NHIEM VU:

- Mục đích: Với những lý đo trên đây, đề tài “ Tim hiểu ngôn ngữ ứng

khẩu trong các chương trình truyền hình về các vấn đề chính trị xã hội” được

thực hiện nhằm mục đích xác định rõ vai trò và đặc trưng của ngôn ngữ ứng

Trang 8

Dé tai khoa hoc

khẩu trong các chương trình về để tài kinh tế, chính trị, xã hội cũng như đưa ra

những cách luyện tập để thực hiện tốt hơn ngôn ngữ ứng khẩu trong các

chương trình về đề tài này

- Nhiệm vụ:

+ Chỉ ra vai trò quan trọng của ngôn ngữ ứng khẩu đối với chất lượng của các tác phẩm truyền hình trong một số thể loại cơ bản của báo chí truyền hình

+ Tìm ra đặc trưng của ngôn ngữ ứng khẩu trên truyền hình nói chung, chỉ ra sự khác nhau giữa ứng khẩu trong các chương trình giải trí và các chương trình kinh tế, chính trị, xã hội

+ Tìm hiểu thực tế sử dụng ngôn ngữ ứng khẩu hiện nay trên sóng của

VTVI và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình

HH PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI HAN NGHIÊN CÚU:

-Đề tài này đã sử dụng những phương pháp sau:

+ Vận dụng phương pháp luận Macxít và phong cách báo chí Hồ Chí Minh

+ Phân tích tổng hợp những tri thức nghiệp vụ báo chí, ngôn ngữ học,

tâm lý học và các tri thức cơ bản khác để áp dụng vào việc sử lý nội dung để

tài theo mục đích và nhiệm vụ nêu trên

+ Tổng hợp những kinh nghiệm thực tiễn của các phóng viên lâu năm

và những nhận xét, đánh giá của bản thân trong quá trình học tập và theo dõi thực tế

- Giới hạn nghiên cứu: các chương trình về để tài kinh tế, chính trị, xã hội trên sóng của VTV1, thời gian từ tháng 1/2000 đến tháng 8/2000

Trang 9

IV KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:

Đề tài nghiên cứu khoa học gồm 3 phần lớn:

- Phần mở đầu: nêu những lý do khách quan và chủ quan trong việc lựa

chọn đề tài Nêu mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu - Phần nội dung: ( Gồm 3 chương)

+ Chương]: Vai trò của ngôn ngữ ứng khẩu trong các chương trình về

đề tài kinh tế, chính trị, xã hội

+ Chương]I: Nêu những đặc điểm của ngôn ngữ ứng khẩu trong các chương trình về đề tài kinh tế, chính trị xã hội

+ Chương III: Những đánh giá về việc sử dụng ngôn ngữ ứng khẩu trên sóng của VTVI hiện nay Những đề xuất, kiến nghị

Trang 10

CHUONG 1:

OAT FRO CUA NGO HGU UNG KAU

I NGON NGU TRUYEN HINH VA VAI TRO CUA NGON NGU TREN

TRUYỀN HÌNH:

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ, John Hohenberg đã dự đoán: “ Tính cách hấp dẫn của truyền hình trong quá khú chỉ có thể bị lu mờ vì sự hứa hẹn của nó trong tương lai Truyền hình trở thành một mãnh luc trong dia hat báo

chí trong khoảng không đây một thế hệ ”( Ký giả chuyên nghiép- ban dich của Lê Thái Bằng và Lê Đình Điểu- năm 1974)

Quả thực, sự ra đời của truyền hình đã tạo một bước đột phá trong

truyền tải thông tin Nhờ truyền hình, thông tin đến với khán giả không còn là sự hình dung tưởng tượng về sự kiện mà đó là những thông tin được thể hiện bằng hình ảnh chuyển động và âm thanh( gồm từ ngữ, tiếng động, âm nhạc)

Xin được nhấn mạnh đến vai trò của hình ảnh trong truyền hình Đây chính là sức mạnh quý báu của loại hình báo chí này Hình ảnh chính là bức tranh sinh động và trung thực về cuộc sống không một chút dàn xếp Hình ảnh làm cho thông tin truyền hình trở thành đạng thông tin mang tính địa chỉ và trực tiếp Nó mang tính trực quan sinh động không thể nhầm lẫn Không những vậy, truyền hình còn được kế thừa những quy tắc của nghệ thuật Montage của điện ảnh Đây là sự sắp xếp các hình ảnh theo những quy tắc của cuộc sống và nguyên lý của cái đẹp Với chức năng tổ chức hình ảnh và tổ

Trang 11

chức thẩm mỹ như thế, Montage đã làm cho hình ảnh không chỉ phán ánh

trung thực về cuộc sống mà còn thể hiện một cách khéo léo ý đồ, tư tưởng chủ quan của tác giả Hình ảnh làm cho thông tin của truyền hình tác động chủ yếu đến cảm tính của khán giả, nó mang tính cổ động và có thể gây ấn tượng

mạnh Có lẽ bởi vậy mà nhiều người cho rằng hình ảnh chính là chính ngôn

của truyền hình

Tuy nhiên bất kỳ ai cũng phải công nhận vị trí của ngôn ngữ trên truyền

hình Thỉnh thoảng người ta cũng bắt gặp những bộ phim không lời nhưng chủ

yếu chúng mang tính điện ảnh nhiều hơn là báo chí Sự thật là ngôn ngữ đóng

một vai trò quan trọng trong các tác phẩm báo chí truyền hình Có thể nói đây

là một sự may mắn của truyền hình bởi ngôn ngữ chính là một thành tựu kỳ điệu của loài người với những ưu điểm nổi trội so với các phương tiện giao tiếp khác, đó là:

- Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất: không nghèo nàn

như ngôn ngữ cử chỉ, không mơ hồ như nhống tín hiệu, ký hiệu cũng không

quá trừu tượng như “ ngôn ngữ” trong hội hoạ, âm nhạc , ngôn ngữ tự nhiên của con người được coi là phương tiện giao tiếp chính xác, phong phú, rõ ràng và hoàn tồn xác định

- Ngơn ngữ còn là phương tiện của tư duy: Trong quá trình giao tiếp,

con người trao đổi hiểu biết,tình cảm và suy nghĩ để hiểu biết lẫn nhau, tăng

cường tri thức và cùng nhau tổ chức xã hội Cũng nhờ ngôn ngữ mà con người

ở thế hệ đi sau mới có thể hiểu được những suy nghĩ của người đi trước để từ

đó kế thừa và phát triển Chức năng biểu đạt tư duy của ngôn ngữ thể hiện trên 2 phương diện: ngôn ngữ là biểu hiện trực tiếp của tư duy và ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư duy, quá trình tìm ra ngôn ngữ thích hợp chính là quá trình giúp cho con người có những khái niệm, suy nghĩ rõ ràng về

sự vật, làm cho người nghe hiểu được mình

Trang 12

Không phải ngẫu nhiên mà Kinh thánh có câu “ Khởi thuỷ là lời” và cũng không phải ngẫu nhiên mà chúng ta khẳng định ngôn ngữ có ảnh hưởng

sâu rộng tới tâm thức của các dân tộc Giáo sư Phan Ngọc đã nhận định: “ S

thống nhất của Trung Hoa không phải là thống nhất bằng chính quyền, vì đất nước mênh mông này thường bị chia năm sẻ bảy Cũng không thống nhất bằng

kinh tế, văn hoá Kiểu thống nhất của nó rất lạ: thống nhất bằng chữ viết Chữ

viết chính là công cụ quan trọng nhất để tạo nên tính thống nhất của Trung Hoa qua mấy ngàn năm ”( Bản sắc văn hoá Việt Nam- ĐXB Văn hố thơng tin năm 1998) Còn “ những người Anh điêng thuộc bộ tộc Mai -a trước khi

châu Mỹ được phát hiện ra đã tin vào lời mạnh mế tới mức tạo riêng mỘt vị thánh cho từ ngữ ( G Market) Điều đó đã cho thấy phần nào cho ta thấy sức

mạnh của ngôn ngữ trong đời sống xã hội

Được thừa hưởng một phương tiện có sức mạnh lớn như thế, truyền hình

đang có trong tay những thế mạnh để cạnh tranh với các loại hình báo chí khác

trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay

H ĐÔI NÉT VỀ NGÔN NGỮ ÚNG KHẨU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH

VỀ ĐỀ TÀI KINH TẾ CHÍNH TRI- XÃ HƠI:

Ngơn ngữ xuất hiện trên truyền hình ở cả 2 dạng: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Trong khi hình thức ngôn ngữ viết đã được khai thác triệt để từ lâu trên truyền hình thì ngôn ngữ nói, hay ngôn ngữ ứng khẩu mới chỉ được quan tâm trong vài năm trở lại đây trên sóng của truyền hình Việt Nam

Có thể hiểu ứng khẩu trên truyền hình chính là ngôn ngữ do các biên tập

viên và phóng viên trình bày một cách tự nhiên và trôi chảy trên màn ảnh

Người ta thường nghĩ rằng ứng khẩu chính là việc xuất khẩu thành văn, nói mà

Trang 13

không cần có sự chuẩn bị Đó là quan niệm sai lầm vì bất kỳ một sự ứng khẩu nào cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhất là ứng khẩu trên truyền hình Sự

chuẩn bị cho ứng khẩu có thể ở nhiều mức độ khác nhau, chi tiết hoặc sơ lược nhưng điều quan trọng là khi trình bày, người ta phải thể hiện cho được phong cách của ngôn ngữ nói mà không phải là sự học thuộc lòng gò bó Vì vậy, ngay cả khi người ta trình bày lại nguyên văn những gì đã chuẩn bị trước

nhưng thông qua sự uyễn chuyển linh hoạt thì vẫn được coi là đang ứng khẩu

Điều này rất dễ nhận thấy bởi nếu ghi hình lại một ý mà người biên tập viên hay phát thanh viên nói hai ba lần chắc chắn sẽ là những cách diễn đạt khác

nhau cho cùng một ý.Và đa số hiện nay, việc ứng khẩu được thực hiện theo

cách này Chỉ một số ít là kết quả của những xuất thân trong tư duy

Tuy mới được khai thác song hình thức ứng khẩu đã và đang có những

ảnh hưởng tích cực tới chất lượng các chương trình truyền hình Nó làm cho thông tin truyền hình đến với khán giả gần gũi, tạo được mối quan hệ giữa người phát ngôn và người tiếp nhận thông tin Sự xuất hiện của các phóng viên, biên tập viên làm cho truyền hình tiếp cận gần xu hướng cá thể hố thơng tin trên truyền hình- một xu hướng quan trọng đang được khuyến khích Nó làm cho thông tin truyền hình tiến sát tới sự hoàn hảo, có sự kết hợp những ưu điểm của cả giao tiếp trực tiếp lẫn gián tiếp tạo ra một hiệu quả lớn trong tâm lý tiếp nhận của khán gia

Phải ứng khẩu trong các chương trình kinh tế- chính trị- xã hội là một

điều không hề đơn giản Đây là những chủ đề đòi hỏi một nhãn quan chính trị

Trang 14

chương trình Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của người phóng viên hay biên tập viên làm tăng sức chiến đấu cho vấn đề

Để đạt được yêu cầu đó quả là không đơn giản với những người xuất hiện trong các chương trình có tính chính luận và khắc nghiệt như loại chương

trình này

HL VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ ÚNG KHẨU TRONG CÁC CHƯƠNG

TRÌNH VỀ ĐỀ TÀI KINH TẾ CHÍNH TRI- XÃ HƠI:

1- Ngơn ngữ ứng khẩu gắn với nhiều thể loại quan trọng trên truyền

hình:

Mac dt hình ảnh được coi là chính ngôn của truyền hình song không vì

thế mà nhóm thể loại Hội thoại của truyền hình bao gồm: phỏng vấn, đàm

luận, tin lời, phát biểu lại mất đi tầm quan trọng của nó trong các chương trình truyền hình Đây được coi là nhóm thể loại thích hợp nhất cho việc khai

thác những thông tin gắn liền với quan điểm, tình cảm, cảm xúc Những cuộc _phỏng vấn nguyên chất, những buổi toạ đàm đúng nghĩa sẽ mang đến cho

người xem những kênh thông tin mới, những cách mới để tiếp cận với sự kiện nhờ được tiếp cận trực tiếp với nguồn tin mà không phải thông qua lăng kính chủ quan của nhà báo như ở phóng sự hay tin Một điều đặc biệt là tuy phỏng vấn hay đàm luận cho người xem được tiếp cận trực tiếp với luồng thông tin nhưng cái tôi của người phóng viên lại được thể hiện khá rõ nét thông qua khả năng ứng khẩu để dẫn dắt cuộc phỏng vấn hay đàm luận về đúng đích của nó

Ứng khẩu còn rất quan trọng bởi nó là một yếu tố vô cùng quan trọng

trong hình thức truyền tải thông tin trực tiếp- một thế mạnh to lớn dang được

Trang 15

a BG BELT RN Hội

truyền hình Việt Nam khai thác triệt để Đây là cách khai thác thông tin có sức hút lớn với người xem bởi không có gì thú vị hơn là được chứng kiến sự kiện

ngay khi nó xảy ra mà không cần phải đến tận nơi, lại vừa có thể chứng kiến

nhiều sự kiện ở nhiều nơi cùng một lúc Không chỉ những sự kiện quan trọng

mới được làm trực tiếp, một xu hướng mới ở truyền hình Việt Nam là việc đưa phương thức trực tiếp tới những công việc thường nhật của người làm truyền hình, đó là các chương trình thời sự trực tiếp, những bình luận trực tiếp hàng ngày Xu hướng đó đã và đang tạo một phong cách làm việc mới cho những

phóng viên truyền hình, tạo cho họ ý thức về tính khoa học và tác phong công

nghiệp của công việc Có nhiều phóng viên nói rằng họ rất thích thực hiện các chương trình trực tiếp, dù rất căng thăng và vất vả nhưng khi ở những chương

trình như thế, họ mới thấy mình thực sự là mình cũng như được chứng kiến một không khí làm việc thực sự nghiêm túc và hết mình của cả kíp thực hiện,

điều mà ở những chương trình có hậu kỳ ít có được Như vậy, hơn lúc nào hết, các chương trình trực tiếp đang được khai thác triệt để, chúng đang dần đi vào tiểm thức của người xem cũng như ăn vào máu của những người làm truyền hình

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu vai trò của ngôn ngữ ứng khẩu trong những

thể loại và phương thức thực hiện chương trình đã xét

- Phỏng vấn:

Rất tiếc là trên sóng truyền hình hiện nay, ít có những cuộc phỏng vấn nguyên chất Mặc dù được giới thiệu một cách trịnh trọng: “Sau đây, mời quý vị và các bạn theo đối cuộc phỏng vấn của phóng viên chúng tôi với ông giám đốc công ty ” nhưng thực ra, những cuộc phỏng vấn như thế thường

được tiến hành theo công thức:

Trang 16

+ Xin đông chí cho biết kết quả kinh doanh của công ty trong năm qua + Xin đồng chí cho biết những nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và những tồn tại cần khắc phục

+ Xin đồng chí cho biết hướng phấn đấu của công ty trong năm tới

Những cuộc phỏng vấn như thế sẽ chỉ gây ảo tưởng cho những người mới vào nghề rằng làm phóng vấn chính là sự ráp nối của những câu hỏi và

câu trả lời đã được chuẩn bị từ trước Sự thực là làm phỏng vấn là một việc vô cùng khó Phỏng vấn theo đúng nghĩa phải là: Một thể loại báo chí, trong đó nhà báo làm rõ sự kiện sự việc bằng các câu hỏi làm rõ sự kiện bằng các câu

hỏi được chuẩn bị từ trước hoặc ngay trong quá trình phỏng vấn Phỏng vấn

không chỉ đem lại thông tin mà còn đem lại toàn bộ tiến trình diễn ra cuộc hỏi

chuyện, làm cho người xem thấy được cả tính cách của người hỏi lẫn người trả lời

Một cuộc phỏng vấn hay phải đem lại cho người xem những thông tin lý thú nhất, mới mẻ nhất như cuộc phỏng vấn sau đây của BLV Long Vũ với ông Nguyễn Lân Trung về sự kiện đội U21 Thanh Hoá bị loại khỏi giải do gian lận

tuổi trong chương trình Bình luận thể thao(8/8/2000)

- BI'V Long Vũ: xin ông cho biết nguyên nhân của việc đội U21 Thanh

Hoá bị loại khỏi giải

- ông Nguyễn Lân Trung: trình bày những nguyên nhân và tiến trình dẫn đến việc bị loại của đội

- Biên tập viên Long vũ: Như vậy, đây không còn là chuyện của bóng đá

mà đã gắn với pháp luật Vậy ban tổ chức đã làm gì để giải quyết việc này)

- ông Nguyễn Lân Trung: cho rằng việc chỉ đựa vào chứng minh thư là một khó khăn rất lớn của giải vì vậy đây sẽ là kinh nghiệm để cho các giải trẻ

Trang 17

được tổ chức tốt hơn Và theo luật của Fifa thi không chỉ đội bóng mà địa phương và nói rộng ra là đất nước đó cũng bị chịu kỷ luật

- BEV Long Vũ: Nêu thêm về ví dụ của bóng đá Mêhico

- ông Nguyễn Lân Trung: cho biết ông Rainer, HLV đội tuyển Olympic Việt Nam tỏ ra rất lo lắng về tình trạng này vì hiện nay ông đã tuyển chọn

được một số cầu thủ và nếu có gian lận tuổi mà bị FIEA phát hiện sẽ gây những hậu quả rất nghiêm trọng

- BLV Long Vũ: Rõ ràng đây là đây là một việc rất đau xót vì đây là lỗi

của người lớn, chúng ta đang giết dân bóng đá trẻ chỉ vì những toan tính của

người lớn

- ông Nguyễn Lân Trung: nói về sự quan tâm của BTC với các em đội Thanh Hoá, đã tặng các em 10 triệu đồng để có tiền bôi dưỡng về nhà Đây là một việc làm rất có tình có lý vì biết rằng các em hồn tồn khơng có lỗi

- BLV Long Vũ: Vâng, đây là khuyết điển của chính chúng ta nhưng

cần một sự cải tiến hơn nữa để tình trạng năm nào cũng nói là khuyết điểm mà không có chuyển biến

Cách đặt câu hỏi cho cuộc phỏng vấn này không có gì đặc sắc nhưng _ những gì mà người bình luận viên ứng khẩu trong cuộc phóng vấn này đã mang lại những hiệu quả tốt Đó là nó đã cho thấy một cuộc đối thoại cởi mở giữa phóng viên người được trả lời phỏng vấn, một cuộc nói chuyện thực sự mà không có một sự giàn xếp nào và do đó tình thuyết phục của nó cũng tăng lên Nó còn cho khán giả những thông tin mới như sự lo lắng của ông Rainer và sự

giúp đỡ cho đội tuyển Thanh Hoá, những điều mà người xem không thể đoán trước Nó những câu bình luận hợp lý đã giúp cho người xem thấy được bản

chất của vấn đề gian lận tuổi và những hậu quả tai hại của nó với nền bóng đá

Trang 18

một người có học thức và đã quen với tiếp xúc báo chí nhưng rõ ràng, việc ứng

khẩu của người phỏng vấn ở đây đã có tác dụng như chất kích thích, giúp cho

người được phỏng vấn đưa ra những thông tin mới mà vẫn nằm trong khuôn

khổ của vấn đề đang đề cập

Như vậy, trong phỏng vấn, việc ứng khẩu của người phóng viên là rất

quan trọng Người ta thường chỉ đề ra những câu hỏi chung cơ bản nhất và

thường theo nguyên tắc không đưa trước cho đối tượng Vì vậy, khi tiếp nhận những câu hỏi đó, người được phỏng vấn sẽ có thái độ lúng túng, che dấu hoặc đơn giản là do tuổi tác, trình độ, người ta không thể trả lời theo đúng yêu cầu của người phóng viên Khi đó, bất buộc người phỏng vấn phải đưa ra những câu hỏi phụ, hỏi vòng, câu hỏi kiểm tra độ tin cậy, câu hỏi cảnh cáo Dùng những câu hỏi đó như thế nào cho thích hợp chính là cách thể hiện của ngôn ngữ ứng khẩu trong phỏng vấn truyền hình và nếu không có nó, cưộc phỏng vấn sẽ đi đến chỗ bế tắc và thất bại

Đàm luân truyền hình:

Khác với trong phỏng vấn, người phỏng vấn không những là ngươi đặt

câu hỏi mà còn là người nêu các vấn để, quan điểm Trong đàm luận nguoi phóng viên và những người tham gia cuộc đàm luận có vị trí ngang nhau Tính

chất thông tin của đàm luận nhằm mang đến cho khán g1ả Sự cọ xát của các ý kiến, người ta chú ý đến việc khai thác những thông tin trái ngược nhau nhằm làm nổi vấn đề Ý kiến của người dẫn chương trình chỉ được coi như một ý kiến đáng tham khảo chứ không có giá trị độc tôn áp đặt mọi người Tuy nhiên, người dẫn phải là người sử dụng ngôn ngữ ứng khẩu thành thao nhằm

đạt được những hiệu quả sau:

- Dẫn đắt cho cuộc đối thoại đi đúng hướng Đây là một vấn đề rất quan _ trọng trong các chương trình chính trị xã hội bởi một vấn đề đặt ra trong đàm

Trang 19

luận phải là những vấn đề trọng tâm được xã hội quan tâm như: thi trường

chứng khoán, luật doanh nghiệp, giảm tải tiểu học Như vậy, tính định hướng

trong các chương trình là rất quan trọng Giữa sự ngồn ngang của các ý kiến, nhiều khi rất xa nhau, người dẫn chương trình phải tìm ra đâu là hướng cần theo sát

VD: Trong cuộc đối thoại về 5 tháng thi hành luật doanh nghiệp( ngày

26/6/2000), bên cạnh việc đưa ra những câu hỏi để thảo luận về tình trạng một số bộ không tham gia tích cực vào luật doanh nghiệp, trong đó có bộ GTVT, người điều kiển chương trình đã đưa ra những ý kiến nhằm khẳng định việc thực hiện luật doanh nghiệp là bước đầu có kết quả

- Tạo ra những vấn đề có tính chất mấu chốt để cuộc đàm luận hấp dẫn, - người dẫn chương trình phải tạo ra những nút thắt, thúc đẩy sự gia tăng của các ý kiến để dẫn tới những bước ngoặt cho buổi đàm luận Khi đó, những người trong cuộc sẽ đưa ra những ý kiến của mình một cách thoải mái nhất

Trong buổi đàm luận về việc thực hiện luật Khuyến khích đầu tư trong nước( ngày 23/7/2000) trên sóng của VTVI, có một số ý kiến rất khác nhau,

chẳng hạn:

+ Phó chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Quang: Hiện nay chúng

tôi đang xây dựng 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ Tôi đã phát động các doanh nghiệp vào khu công nghiệp, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ Chúng tôi đặc biệt tu tiên các doanh nghiệp tư nhân Đối với doanh nghiệp nhà nước chúng

tôi có phần khắt khe hơn vì còn nhiều đất chưa sử dụng

+ông Lê Khắc Triết, giám đốc công ty thương mại và chuyển giao công

nghệ: Thưa phó chủ tịch, phó chủ tịch vừa nói là rất ưu tiên cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vào khu công nghiệp Tôi cũng có một dự án vào

Phú Thuy- Gia Lâm Chúng tôi họp rất nhiều, hop di hop lai va cuối cùng

Trang 20

chúng tôi nắn lòng Rất nhiều doanh nghiệp sau khi lập dự án đành rút lui vì

không đủ kiên nhẫn

Sở đi có một cuộc đối thoại khá lý thú này là do người dẫn chương trình đã biết khơi lên một vấn dé dựa trên các câu hỏi của khán gia, đó là: “UBND thành phố Hà Nội có phương án nào không với các doanh nghiệp tr nhân về

việc thuê mặt bằng sản xuất vì hiện nay các doanh nghiệp tư nhân rất khó thuê

mặt bằng sản xuất trong khi doanh nghiệp Nhà nước lại kha dé dang?” Câu

hỏi này là của một khán giả nhưng khả năng ứng khẩu tốt đã giúp người dẫn

chương trình chọn lựa và coi đó như một gợi ý để thúc đẩy sự gia tăng của các

ý kiến |

- Hiện nay, các buổi đàm luận trên truyền hình Việt Nam thường được

diễn ra dưới hình thức trực tiếp, khán giả cũng có thể tham g1a vào chương trình qua những câu hỏi điện thoại trực tiếp Việc sử đụng ngôn ngữ ứng khẩu có phần thuận tiện hơn do có khả năng dựa vào các câu hỏi của khán giả để

cho buổi toạ đàm thêm lý thú Vai trò của ngôn ngữ ứng khẩu ở đây phải thể

hiện ở việc chọn lựa giữa vô vàn các câu hỏi, phải tìm ra những câu hỏi hay, thiết thực và trong nhiều trường hợp tìm ra những câu hỏi có thể gợi mở một vấn đề

Trong buổi đối thoại về sự ra đời của thị trường chứng khoán ở Việt

Nam( ngày 16/7/2000), có đoạn sau:

- BTV Thanh Lâm: Thưa ông Lê Văn Châu( Cố vấn cao cấp của Uỷ ban chứng khoán nhà nước), có ba khán giả cùng hỏi về một vấn đề là bao giờ thì

sẽ có sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội

- Ông Lê Văn Châu: trả lời về tương lai của sàn g1ao dịch chứng khoán

Hà Nội

- BTV Thanh Lam: cam ơn ông Châu Thưa bà Kim Liên( Vụ trưởng vụ

phát hành chúng khoán của Uỷ ban chứng khoán nhà nước), một số ý kiến

- 16 -

Trang 21

cho rằng các công ty ở miền Bắc không mặn mà lắm với thị trường chứng

khoán Vậy theo bà, việc không có sàn giao dịch chứng khoán ở Hà Nội ảnh

hưởng phần nào đến điều này?

Như vậy, khả năng ứng khẩu ở đây đã mang lại một vấn đề lý thú Việc bao gid có sàn giao địch chứng khoán tại Hà Nội và sự thờ ơ của một số doanh

nghiệp miền bắc với thị trường chứng khoán là điều mà cả người biên tập, các thành viên tham gia và cả khán giả quan tâm Việc ứng khẩu dựa trên một câu

hỏi của khán giả đã giúp người biên tập xâu chuỗi được vấn đề để người xem

thấy hấp dẫn và bản thân những người quan tâm được vấn đề này sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề

-Các chương trình trực tiếp:

Vào những ngày đầu của truyền hình, khi người ta còn phải quay phim bằng chiếc camera ngựa trời và sử dụng một góc của hội trường làm trường

quay, chắc không ai, dù là giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể nghĩ rằng

có thể làm truyễn hình trực tiếp, ít nhất là 3lần/ ngày như bây giờ Quả thực, truyền hình trực tiếp chính là một kết quả kỳ diệu của sự phát triển khoa học kỹ thuật Nhưng cùng với nó những thử thách mang đến cho chương trình

Ngôn ngữ ứng khẩu lúc này được sử dụng để:

- Đề phòng những biến cố về mặt kỹ thuật, đảm bảo cho tính liên tục của chương trình

Như chúng ta đã biết, một chương trình truyền hình bao giờ cũng có sự thống nhất về nội dung và hình thức, nhất là trong một chương trình lớn, sự thống nhất này càng đặc biệt quan tâm Do đó khi thực hiện các chương trình trực tiếp, những lý do kỹ thuật có thể khiến sự thống nhất về nội dung có thể bị

Trang 22

phá vỡ Chẳng hạn trong một cầu truyền hình, các điểm cầu được nối với nhau theo một ý đồ của đạo diễn Nếu một điểm cầu do trục trặc kỹ thuật mà không

nối được với tổng đạo diễn có thể làm cho nội dung bị phá vỡ Vì vậy, ngôn

ngữ ứng khẩu được sử dụng để đối phó với những diễn biến bất trắc của kỹ thuật, để cho khán giả cảm thấy không có điều gi Xây Ta,

Một ví dụ sau sẽ cho thấy những hậu qủa đáng tiếc nếu không biết sử

dụng ngôn ngữ ứng khẩu hợp lý Tại cầu truyền hình Thời sự đặc biệt năm

1999, có một trường đoạn về tình hình nông nghiệp của đất nước bao gồm một phóng sự về tình hình nông nghiệp đất nước và một cầu truyền hình trực tiếp? từ Cân Thơ với mong muốn như một điển nhấn, chứng minh cho bài bình luận

tổng quát Song rất tiếc, do kỹ thuật trục trặc, điểm Cân Thơ không nối được

PTV Kim Tiển do chưa có kinh nghiệm làm trực tiếp đành tiếp tục chương

trình một cách thụ động mà không thể làm nổi bật được ý nghĩa của mảng

hông nghiệp như mong muốn ban đầu

- Giúp cho những nội dung căn bản của chương trình được đẩm bảo về

thời lượng:

Khi tiến hành các chương trình trực tiếp, một điểm quan trọng là phải đảm bảo về mặt thời lượng cho cả chương trình, nhất là các chương trình cầu truyền hình chào năm mới trước giao thừa Đã có trường hợp người dẫn chương trình phải “giật” micro từ tay người phát biểu để đảm bảo thời gian

Những việc làm hãn hữu như vậy không được khuyến khích mà người ta đòi

hỏi người dẫn chương trình phải biết ứng khẩu hợp lý để vừa tỏ ra là người lịch

sử lại không làm mất vai trò chỉ huy trên một chương trình truyền hình

Trang 23

2- Ngôn ngữ ứng khẩu làm tăng tính hấp dẫn cho thong tin truyền

hinh

Rõ ràng, so với những loại hình báo chí khác, truyền hình có khá nhiều

ưu điểm.Tuy nhiên như một nhà báo đã nói, truyền hình cũng có những nhược

điểm bởi vì ưu điểm thái quá sẽ biến thành nhược điểm Những nhược điểm đó

đã khiến những người làm truyền hình luôn phải tìm cách trả lời vô số những câu hỏi, đó là:

- Về tâm lý tiếp nhận thông tin truyền hình: Là người anh em với điện

ảnh những truyền hình lại có những nét khác biệt, đó là điều kiện cảm thụ

không tập trung, theo từng nhóm nhỏ với những sở thích và nhu cầu thông tin

khác nhau Mang lại tiện lợi cho công chúng là có thể đến được với từng gia

đình trong mọi hoàn cảnh nhưng cũng chính vì thế mà truyền hình vất phải một khó khăn, đó là sự cảm nhận thông tin trong bối cảnh thường nhật, không tập trung, khó lưu giữ thông tin Hơn nữa, khán giả truyền hình không có quyền được chọn lựa thông tin xem mình sẽ đọc cái gì trước và bỏ qua cái gì không cần thiết Người xem truyền hình phải tuân theo thời gian tuyến tính và họ cảm còn cảm thấy thiệt thòi bởi không được đọc đi đọc lại những gì mình mong muốn Vì vậy, một câu hỏi đặt ra là phải có một phong cách, một cách truyền tải thông tin như thế nào để giữ khán giả ở lại bên máy thu hình mà

không tắt tivi mà đi tìm một loại hình khác?

- Về tính chất thông tin truyền hình: như đã nói ở trên, truyền hình cho phép người xem được chứng kiến tận mất sự kiện và hơn thế còn được chứng

kiến ngay khi sự kiện xảy ra- một vũ khí độc tôn mà chỉ truyền hình mới có Nhưng cũng chính đến với khán giả thông qua thị giác và thính giác, thông tin

truyền hình vấp phải một khó khăn là khó có thể truyền tải những thông tin

chính luận, có độ lý tính quá cao và những người làm truyền hình không được

phép đưa ra những thông tin ẩn ý , khó hiểu, điều mà nhiều khi người ta có thể

Trang 24

làm được ở báo in Vì vậy, cần phải làm gì để truyền hình có thể cuốn hút người ta không chỉ bằng sự chân thực của thực tế mà còn phải bằng trí tuệ,

bằng sự cuốn hút của người phóng viên, để truyền hình thực sự là một kênh định hướng thông tin đắc lực của Đảng và Nhà nước, nhất là khi tâm lý người Việt Nam đa số rất thích xem truyền hình?

- Cùng với sự phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước, rmÔt cuộc cạnh

tranh lành mạnh trong làng báo Việt Nam đang diễn ra Đó là việc thu hút khán giả bằng nội dung thông tin cập nhật, có tính chiến đấu và sức hấp dẫn cao, là sự cạnh tranh bằng hình thức truyền tải sao cho thật bắt mắt, hấp dẫn

Thực tế đã cho thấy, có nhiều tờ báo đã dành được sự tín nhiệm của độc giả

nhờ tín cập nhật của thông tin và hình thức hấp dẫn N gược lại, có nhiều đài truyền hình mất dần lòng tin của khán giả do chất lượng và hình thức truyền

tải thông tin qúa lỗi thời và sơ đẳng như truyền hình những ngày đầu mà chỉ

còn cuốn hút khán giả nhờ chiếu những bộ phim dài tập rẻ tiền của nước ngoài

Thực trạng ấy đặt ra một vấn để cho người làm truyền hình là phải tìm ra và

khai thác triệt để lợi thế cuả mình để giành lại được “ thị trường”

Sự xuất hiện của những cá nhân với khả năng ứng khẩu linh hoạt

chính là một phần của những câu trả lời cho những câu hỏi trên Sự xuất

hiện của phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên chính là một hình thức

truyền tải thông tin mới Bên cạnh việc đưa thông tin bằng hình ảnh và lời bình thuần tuý, người ta rất cần sự xuất hiện của các phóng viên, btv, ptv với nhiều

ly do:

- Lao su thay đổi về hình thức thông tin Không chỉ đơn thuần là những

hình ảnh và âm thanh thuần tuý, người ta thấy ở sự xuất hiện của những cá nhân trên truyền hình một phong cách mới, buộc người xem không thể bỏ qua

Trang 25

Sự xuất hiện của các cá nhân chính là một lợi thế mà chỉ truyền hình mới có

-bởi người làm báo in gặp rất nhiều khó khăn khi thể hiện phong cách của mình và phải rất lâu sau khi vào nghề, độc giả mới có thể tín nhiệm anh và chỉ những người tinh ý mới có thể không nhìn tên tác giả mà vẫn có thể biết được ai viết bài báo dé

- Nhưng điều quan trọng hơn là sự xuất hiện của phóng viên biên tập

viên sẽ làm /ăng tính chính xác và tính thuyết phục cho các thông tin truyền

hình Tuy nhiên phẩm chất này chỉ có được khi người phóng viên thuyết phục được người xem thông qua khả năng ứng khẩu linh hoạt bởi khá năng ứng khẩu chính là sự thể hiện trí tuệ và tài năng của người làm báo Do đó, với sự

xuất hiện của các phóng viên, biên tập viên, truyền hình có thể đưa ra những

bài bình luận sắc bén, thuyết phục Nếu như một bài bình luận trên báo in có

thể cuốn hút người xem nhờ những luận điểm chặt chẽ, câu từ sắc bén thì ở

truyền hình, bên cạnh những yếu tố đó, người xem còn bị thuyết phục bởi bản lĩnh của người bình luận viên đang đối diện với chính họ

Rõ ràng, ngôn ngữ ứng khẩu có một vị trí rất quan trọng trong các

chương trình truyền hình nói chung và chương trình về đề tài kinh tế, chính trị

xã hội nói riêng VỊ trí đó chắc chấn sẽ còn được đảm bảo trong một thời gian

dài sắp tới bởi cá thể hoá là một xu hướng tất yếu của ngành truyền hình

Trang 26

CHUONG II:

DAC DIEM CUA NGOH HEU WHG KHAN

Có rất nhiều sách được dành để nói : nghệ thuật phát biểu và ứng khẩu

trước công chúng và chúng gặp nhau ở một điều khẳng định, đó là: “Bái cứ

một người trung bình nào có một vốn từ trung bình cũng có thể tự luyện tập để

trở thành một người ăn nói giỏi ” ).”( Nghệ thuật nói trước đám đông- Pham Quang Dinh và Nguyễn Văn Phúc- NXB Trẻ năm 1997)

Đó là một điều đáng quan tâm với những ai muốn trở thành một người có duyên trước người khác Tuy nhiên, liệu điều này có đúng với những ai

muốn trở thành một người ứng khẩu tốt trên truyền hình?

Hồn tồn khơng phải như vậy bởi so với các loại hình khác, ngôn ngữ

ứng khẩu trên truyền hình đòi hỏi những điều kiện rất khắt khe mà không phải

bất kỳ một người bình thường nào có thể đáp ứng Chúng ta sẽ thấy rõ điều đó

khi xem xét những đặc điểm của ngôn ngữ ứng khẩu trên truyền hình

I- MOT DAC DIEM QUAN TRONG CỦA ỨNG KHẨU TRÊN TRUYEN HÌNH CHINH LA SU' KET HOP HAI HOÀ GIỮA NHŨNG TON CHI MUC DICH CUA CO QUAN BÁO CHÍ VÀ PHONG CÁCH CÁ NHÂN

1, Những tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí

Trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ hai Hội nhà báo Việt Nam, Bác

Hồ có nói: “ về nội dung viết, mè các cô chú soi là đề tài thì tất cả những bài C ( S

Trang 27

Bác viết chỉ có một dé tài là: Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa

chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó.”( Hồ Chí Minh toàn tập, tập 8 trang 401)

Duyên nợ của Bác Hồ- người khai sinh ra báo chí cách mạng Việt Nam

cũng chính là tôn chỉ mục đích duy nhất và cao quý nhất của nền báo chí Việt

Nam Bất kỳ tờ báo nào hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam luôn nhận thức được

trách nhiệm của mình, đó là trách nhiệm trước Đảng, trước Nhà nước, là người thư ký trung thành của nhân dân Xa lạ với những quan niệm cho rằng, nhiệm vụ của báo chí chính là thông tin những gì mà Chính phủ muốn giấu còn dân chúng thì muốn biết, mỗi bài viết, mỗi trang báo của báo chí Việt Nam đều

nhằm một mục tiêu cao đẹp là nhịp cầu nối giữa Đảng và nhân dân Các báo

luôn phải mong muốn đưa cái nhìn phong phú đa dạng về cuộc sống, dù có thể đó là những bài viết phê phán những tiêu cực nhưng ẩn đằng sau đó vẫn là niềm tin vào tương lai tươi đẹp của cuộc sống Là một kênh thông tin quan

trọng, truyền hình luôn là đơn vị trung thành và theo sát tôn chỉ mục đích quý

báu: “ Tiếng nói của Đảng và Nhà nước, đồng thời là diễn đàn của nhân dan” Bên cạnh đó mỗi tờ báo, mỗi cơ quan báo chí lại phải tuân thủ chặt chế mục tiêu của tờ báo Là cơ quan ngôn luận của một cơ quan, đoàn thể, tổ chức,

mỗi tờ báo lại phải bám sát đối tượng độc giả của tờ báo mình Không thể vì

lợi nhuận mà theo những để tài đi chệch với quy định của tờ báo mình Đó

cũng là điều mà gần đây, dư luận rất lên án

Mỗi nhà báo luôn có trách nhiệm phải tuân theo những tôn chỉ ấy mà như người ta thường nói, đó chính là trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo Có thể khi mới bước vào nghề, anh ta phải tự giác tuân theo do những ảnh hưởng của yếu tố pháp luật và quy chế báo chí nhưng lâu dần, khi

đã gắn bó với nghề, nhà báo sẽ tự thấy đó chính là một phần máu thịt, là lương

tâm của chính mình Cũng có ai đó cho rằng, việc tuân theo những tôn chỉ

Trang 28

mục đích chính là sự gò bó, kìm hãm nhà báo Nhưng bất kỳ một nhà báo yêu nghề nào đều khẳng định rằng, những tôn chỉ ấy chính là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho sức sáng tạo của họ được đúng đắn và phát triển

Nhận thức đúng đắn được trách nhiệm xã hội, nhà báo truyền hình sẽ để cho những nó xâm nhập vào mọi hoạt động nghiệp vụ của mình, từ khâu chọn

dé tài, sử lý tài liệu đến khâu ghi hình, dựng băng, viết lời bình Và việc sử dụng ngôn ngữ úng khẩu cũng khơng nằm ngồi sự chi phối đó, nhất là xét

trong điều kiện các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội Các chương trình

này đòi hỏi một sự trang nghiêm, chỉnh chu trong phong cách Tuỳ vào chủ đẻ mỗi chương trình mà phong cách của ngôn ngữ ứng khẩu được thể hiện phong

phú như về nói về Bác Hồ thì nghiêm trang, thành kính, vẻ thị trường chứng

khoán cần rành rọt, khúc triết, trong ngày tết lại phải thể hiện sự tươi vui v.v Nhưng tựu chung lại chính là sự nghiêm túc, là sự thể hiện của phong cách

chính luận Khác với ứng khẩu trên một sân khấu ca nhạc hay trong một buổi giao lưu, ứng khẩu trên truyền hình không chấp nhận kiểu đùa vô lối, cợt nhả

bởi sóng truyền hình chính là một nơi đòi hỏi sự chuẩn mực của phong cách văn hóa Điều này còn đúng ngay cả với việc sử dụng ngôn ngữ ứng khẩu trên các chương trình giải trí truyền hình Mặc dù ở thể loại này cho phép việc sử dụng ngôn ngữ ứng khẩu rộng rãi và chấp nhận những một cách thoải mái hơn song việc đùa vô lối, hò hét thái quá, lạm phát tiếng khen, dùng từ sai cũng là điều không thể chấp nhận được

2 Phong cách cá nhân:

Ngôn ngữ ứng khẩu luôn được gắn với một cá nhân, một con người cụ

thể vì vậy, khả năng tiếp nhận thông tin của khán giả đến đâu chính là nhờ vào khả năng trình bày của mỗi người và để tạo ra phong cách chính là nhờ vào những yếu tố như: Sự hiểu biết, Bản linh, nang khiếu

Trang 29

a Sự hiểu biết:

Với nhà báo, vốn hiểu biết là rất quan trọng bởi nó quyết định khả năng phát hiện cái mới, khả năng sử lý đề tài, khả năng truyền tải thông tin Nói chung không có hiểu biết thì nhà báo không thể có được tác phẩm của mình

dù là ở mức tối thiểu nhất Tuy nhiên, nếu nhà báo chỉ xuất hiện với tư cách là

một người viết lời bình cho một tác phẩm truyền hình thì sự thiếu hiểu biết

của nhà báo có thể được giấu đi qua sự biên tập, qua sửa chữa nhiều lần

Còn khi sử dụng ngôn ngữ ứng khẩu, sự che đậy đó là không thể được

bởi khi đó tác giả của ngôn ngữ sẽ phải xuất hiện trước số đông khán gla va

người ta sẽ không thể nói lưu loát những gì mà người ta không hiểu, đúng như

kinh Phật có nói một trong mười điều khó ở đời là “ học mà đứng ra nghị luận” Hiện nay, ở truyền hình đang sử dụng những thiết bị giúp cho người trình bày được trôi chảy và thoải mái, đó là Autocue Rất nhiều khán giả đã lầm tưởng ở khả năng diễn đạt của nhiều phóng viên nhờ thiết bị này Tuy nhiên, lâu dần người tỉnh ý cũng sẽ nhận ra thực chất của vấn đẻ Người ta chỉ sử dụng Autocue hợp lý khi thực sự hiểu những gì mình đang nói Một ví dụ điển hình là biên tập viên Thu Uyên Người biên tập viên này đã biết đặt Autocue vào đúng vị trí khi chỉ sử dụng nó để làm tang sự tự tin cho mình Cái quan trọng vẫn là sự sắc sảo trong nội dung bài viết- điều quyết định làm nên sự yêu mến của khán giả với người biên tập viên này

Như vậy, sự hiểu biết là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong sử dụng

ngôn ngữ ứng khẩu Chúng ta hãy theo dõi những câu hỏi cho phỏng vấn: Thuế thu nhập nông dân giữa biên tập viên Trường Phước và đồng chí Phạm

Huyến- Tổng cục phó tổng cục thuế ( tháng 11/1999) để thấy sự hiểu biết quan

trọng đến mức nào

Trang 30

1 Số nông dân thu nhập từ 60 triệu đônglnăm trở lên ở Việt Nam không nhiêu Đánh thuế như vậy thực ra không tăng được nguồn thu bao nhiêu thì

đánh thuế để làm gì? |

2 Đã không tăng được nguồn thu, lại quên mất rằng chúng ta đang

khuyến khích nông dân làm giàu, khai thác thêm tiêm năng đất đai, lao động, tiên vốn trong dân Liệu đánh thuế như vậy có làm cho nông dân phấn khởi

Ÿ Trong lúc chúng ta đang có chính sách dành các nguồn tin dung uu dai cho các trang trại, các hộ sản xuất nông nghiệp, việc thu thêm một nguồn thuế nhỏ bé này thật vô nghĩa, mà làm nông dân lại không phấn khởi thì liệu sắc thuế ấy có nên xem lại?

4 Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đây rủi ro vì cơ sở vát chất kỹ thuật

kém, trình độ KHKT chưa cao, thiên tai nhiều Lúc này nên khuyến khích hay

nên thu thuế?

Có thể thấy qua 4 câu hỏi này thể hiện một vốn kiến thức tích luỹ lâu dài của người biên tập viên về đề tài nông thôn Đó là những hiểu biết về đời

sống nông thôn, về các chính sách đặc biệt là các chính sách tài chính cho

nông nghiệp Hơn nữa, phải là người am hiểu chính sách cũng như thực tiễn lắm mới giúp người biên tập viên có thể kết thúc cuộc phỏng vấn bằng một câu

úng khẩu đúng chỗ: “ Ldu nay chúng ta thường nói: đưa chính sách vào cuộc

sống Nhưng đã đến lúc chúng ta phải đặt vấn đê ngược lại là đưa CuỘc sống

vào chính sách vì chính sách mà không xuất phát từ cuộc sống thì không thé di vào cuộc sống được” Việc úng khẩu ấy có thể xem là một sáng tạo ấy bắt nguồn sâu xa từ bề sâu của chương trình

Qua ví dụ này, chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa vai trò của

hiểu biết với ngôn ngữ ứng khẩu, đó là:

Trang 31

- Xác định nội dung nông hay sâu, thú vị hay tẻ nhạt của một tác phẩm truyền hình - Tạo cơ hội cho những sự sáng tạo bất thần của người sử dụng ngôn ngữ b Bản lĩnh:

Người ta thường nghĩ rằng việc đứng trước máy quay và nói trước micro một cách tự nhiên là một điều rất khó và phải có bản lĩnh mới tạo làm được Sự thật là đứng trước máy quay và nói trước micro là một việc thử thách với khá nhiều người, cũng là những yếu tố ngăn cản việc trình bày một cách trau chuốt những ý tưởng của mình Song thật ra, nếu có phương pháp luyện tập đúng dan va quyết tâm thì đó cũng không là van dé đáng phải suy nghĩ Trên thực tế có khá nhiều người có khả năng nói rất trau chuốt nhưng những bài nói của họ chẳng đem lại điều gì thích thú đến cho khán giả bởi họ chỉ nói những điều

bằng bằng mà ai cũng biết Những người như thế thì không ai gọi là có bản

lnh

Bản lĩnh nghề nghiệp của nhà báo phải thể hiện ở su xông xáo, sâu sát với cuộc sống để tìm ra cho được những vấn để mới Đó là sự phải đương đầu với những vấn đề dù là gai góc nhất của cuộc sống Đặc biệt khi đấu tranh với các vấn đề tiêu cực, bản lĩnh của người phóng viên truyền hình càng tăng lên bởi khi đó những quan điểm của một cơ quan ngôn luận không chỉ qua những

con chữ mà gắn với những cá nhân cụ thể, con người cụ thể Khi đó anh ta phải

chịu trách nhiệm với những gì mình phát ngôn và như vậy chỉ có bản lĩnh, lòng

yêu nghề mới giúp cho người trình bầy có một sự dũng cảm để vượt qua những

tai nạn nghề nghiệp Trên thực tế có nhiều trường hợp một biên tập viên nắm

vấn đề khá vững, khi anh ta truyền đạt những gì đã thu lại từ hiện trường với

Trang 32

sự thành bài bình luận thì lại nhạt nhẽo Cũng không hẳn là anh ta thiếu tài năng Cái anh ta thiếu là bản lĩnh: anh ta gọt tròn tất cả các gai góc và hết sức tránh và chạm với địa phương này, cơ sở kia Đó là bản lĩnh quan trọng nhất

Trên một khía cạnh khác, khi thực hiện các chương trình trực tiếp, khả năng gián đoạn của chương trình là rất cao Để đảm bảo tính liên tục, rất cần

một sự kết nối linh hoạt và để làm được điều đó không có cách nào khác chính

là nhờ vào sự linh hoạt và bản lĩnh của người điều khiển

Bản lĩnh đó xuất phát từ trách nhiệm của nhà báo với cuộc sống, là lòng yêu cuộc sống của người công dân Là kết quả của sự hiểu biết sâu sắc về các

vấn đề của cuộc sống, là sự phong phú về vốn từ ngữ và khả năng vận dụng ngôn từ linh hoạt Bản lĩnh ấy không thể ai làm thay được dù người BIêN TẠP

VIêN khi ngồi trong Studio được nhận chỉ thị của đạo diễn từng giây từng phút

c Năng khiếu

Sự tồn tại của yếu tố năng khiếu là không thể phủ nhận được bởi năng

khiếu góp phần quan trọng vào sự thành công hay thất bại của các cá nhân nhưng như đã khẳng định ở trên, bất kỳ ai dù có khả năng giao tiếp bình thường SẼ CÓ thể trở thành một người ăn nói giỏi, thậm chí: “Mộ người có khiếu ăn nói ít khi có thể trở thành một diễn giả tài giỏi N gười đó không có đu thành tâm( để đi: xa hơn).”( Nghệ thuật nói trước đám đông- Phạm Quang Định và Nguyễn Văn Phúc- NXB Trẻ năm 1997)

Năng khiếu chỉ có ý nghĩa như tín hiệu đến với nghề, là sự động viên thôi thúc người phóng viên xuất hiện thoải mái Năng khiếu có thể giúp tạo

những ấn tượng đầu tiên tốt đẹp với khán giả Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào năng khiếu mà người phóng viên, biên tập viên bỏ qua sự trau dồi, luyện tập thì khi đó, những ấn tượng ban đầu tốt đẹp mà khán giả dành cho người phóng viên sẽ

Trang 33

mai một dần Trên truyền hình cũng không hiếm trường hợp như vậy Từ một người được khán giả cảm tình đến một nhà báo được khán giả và đồng nghiệp

vì nể là một khoảng cách khá xa và nếu không rèn luyện thì không vượt nổi 3 Kich bản truyền hình:

Với bất kỳ một tác phẩm truyền hình nào, kịch bản là yếu tố tối quan trọng bởi không có kịch bản, dù là ở dạng chung nhất, người làm chương trình sẽ mất ngay định hướng ngay từ lúc đầu tiên tiếp xúc với đề tài cũng như làm giảm khả năng gắn kết giữa các thành viên trong đoàn làm phim Bởi vì: kịch

bản chính là văn bản thể hiện tác phẩm bằng từ ngữ, nó thể hiện ý đồ của tác

giả trong việc thông tin tới công chúng Kịch bản giúp cho người phóng viên

xác định được những cảnh quay hợp lý phù hợp với chủ đề và đề tài lúc đầu để

ra

Có nhiều lý do khiến người ta thường biện bạch cho việc không chuẩn bị kịch bản đầy đủ, đó là:

- Những gì mà kịch bản đề ra chỉ mang tính dự báo, dự đoán mà khơng

hồn tồn theo sát với thực tế nên khi thực hiện, người ta không thể trung

thành với kịch bản Thậm chí có người còn công khai bày tỏ quan điểm rằng

mình theo “chủ nghĩa tự nhiên”, không cần chuẩn bị trước, cứ vào cuộc là làm

- Kịch bản có thể dẫn tới tình trạng: “ gọt chân cho vừa giầy”, thực tế không phải như vậy nhưng vẫn cố tạo ra hiện thực cho phù hợp với ý đồ ban

đầu |

- Nhiều phóng viên thường chẳng bao giờ có kịch bản mà không những họ còn có thể hoàn thành tác phẩm mà hơn thế còn là những tác phẩm xuất

sắc |

Những điều đó là sự thật tuy nhiên đó chỉ là hình thức bên ngoài Thực tế là tuy kịch bản chỉ mang tính dự báo dự đoán nhưng nó chính là “sườn”

Trang 34

giúp người phóng viên suy nghĩ, tư duy tìm hiểu thực tiễn Cuộc sống vốn rất đa dạng và phong phú, vì vậy, cần phải có một cơ sở cho sự suy nghĩ của người

phóng viên Ngay cả khi sự thật khơng hồn tồn giống như kịch bản đề ra thì

đó cũng chính là một gợi ý tốt cho người phóng viên đi sâu khai thác tìm hiểu

nguyên nhân của sự khác biệt và do đó vẫn có thể có tác phẩm hay và có tính

phát hiện Do đó, chỉ có một quan niệm máy móc về kịch bản mới diễn ra tình trạng : ” gọt chân cho vừa giầy” Còn về sự thực rằng có khá nhiều phóng viên không có kịch bản khi đi thực hiện tác phẩm mà vẫn có tác phẩm hay Đó không phải là do người phóng viên không có kịch bản mà đó là vì họ đã có kinh nghiệm, trong quá trình tiếp xúc với thực tế họ đã hình thành ngay trong đầu một dé cương để sau đó cùng phối hợp với đoàn làm phim Xin được khẳng định rằng, để cương cho một tác phẩm truyền hình là đặc biệt quan trọng không thể thay thế

Tuy nhiên một điều đáng mừng là khi chuẩn bị phải ứng khẩu trên

truyền hình, tất cả các phóng viên và biên tập viên đều có ý thức trong việc chuẩn bị kịch bản Họ hiểu chỉ có những bộ óc siêu phầm mới có thể nói mà

không chuẩn bị và chấc chắn khi làm báo ít ai có thể tự nhận mình là người

siêu phàm Trên thực tế, kịch bản làm cho việc ứng khẩu trước khán g1ả truyền hình không chỉ ở mức lưu lốt, trơi chảy mà còn tạo ra những phong cách và cách thể hiện đàng hoàng- những điều mà khán giả rất chờ đợi ở những

chương trình mang tính chính luận

Sự hoàn thiện trong thể hiện ngôn ngữ ứng khẩu của người trình bày mà kịch bản tạo ra xuất phát từ 2 yếu tố: khách quan và chủ quan:

- Khách quan: bất kỳ một kịch bản nào cũng thể hiện rõ ràng nhiệm vụ của một kíp làm chương trình, trong đó nó quy định chi tiết từng công việc trong từng thời điểm mà mỗi cá nhân bên cạnh nhân vật chính là người xuất hiện trước ống kính thì còn là đạo diễn, quay phim, ánh sáng Công việc của

Trang 35

truyền hình là một công việc đòi hỏi tính tập thể cao, đặc biệt trong các chương trình trực tiếp lại càng quan trọng.Do đó, một sự phân công cụ thể mà kịch bản truyền hình tạo ra sẽ tạo ra một dây chuyên hoạt động nhịp nhàng cho

cả kíp làm việc Điều này có liên quan trực tiếp đến tâm lý của người sẽ ứng

khẩu trước ống kính Một sự thanh thản, thoải mái trước giờ phi hình, nhất là

10 phút trước giờ ghi hình sẽ làm tăng hiệu quả và sự hưng phấn cho người dẫn chương trình Đáng tiếc là hiện nay, ở Việt Nam, 10 phút đó còn chưa được coi trọng Một người dẫn chương trình nổi tiếng là chị Tạ Bích Loan đã có lần nói rằng nhiều khi chị bước ra ống kính trong tình trạng đầu tóc bù xù, chưa kịp

trang điểm, tay vẫn còn dính một ít hồ Chính những sự chỉ phối như vậy làm cho hiệu quả của chương trình phụ thuộc quá nhiều vào bản lĩnh của người dẫn chương trình Đây là điều mà xét cho cùng là sự phí phạm không cần thiết Và một kịch bản chặt chẽ sẽ làm cho những sự phí phạm như vậy sẽ được giảm

xuống một cách đáng kể

- Chủ quan: Kịch bản là sự hình dung trước tác phẩm, là tác phẩm đã

_ được người sinh ra nó suy nghĩ thấu đáo cũng như được sự kiểm duyệt chặt chế

của ban biên tập Chính sự được phát ngôn những gì mình biết là chắc chấn,

không còn phải “ uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” sẽ làm cho người biên tập viên xuất hiện với một phong thái đàng hồng, tự tin khơng e ngại Hơn nữa anh ta còn có điều kiện chau chuốt lời nói của mình cho thật phù hợp với ngữ cảnh để hiệu quả thông tin đến với khán giả là cao nhất

Với lời dẫn sau đây: “Thưa quý vị và các bạn Vào ngày này cách đây 110 năm, non sông đất nước ta đã chứng kiến sự ra đời của một con người mà

tên tuổi giờ đây đã trở nên gân gũi với toàn nhân loại Con người ấy đã mang

lại độc lập tự do, mang lại cơm áo, mang lại văn hoá của trì thực mang lai Nhân phẩm cho cả một dân tộc, bị đô hộ đói nghèo thất học Con người đó đã

Trang 36

quốc, mở đầu cho sự tan rã hoàn toàn của hệ thống thuộc địa chủ nghĩa trên thế giới trong thế kỷ 20

Con người ấy là cậu bé Sinh Cung, là thầy giáo Nguyễn Tất Thành là

anh Ba, là Nguyễn ái Quốc, là đồng chí Vương, là Hồ Chủ Tịch nhưng có lế

đọng lại lâu nhất, dễ nhớ nhất và cảm động nhất vẫn là 2 tiếng Bác Hồ, một

cái tên thân quen với mọi nhà, với mọi lứa tuổi, với nhiều thứ tiếng khác nhau trên thế giới ” ( Lời dẫn câu truyền hình chào mừng ngày 19/5/2000)

Thật khó có thể hình dung có thể ứng khẩu một đoạn văn với nhiều điệp

từ điệp ngữ, nhiêu tên gọi như vậy mà không hề có sự chuẩn bị trước trong khi

người dẫn chương trình phải thể hiện những câu văn ấy bằng một giọng trang nghiêm thành kính cuốn hút Chỉ có một kịch bản chỉ tiết mới giúp cho người biên tập viên hoàn thành những yêu cầu đó

Nguyên nhân chủ quan thứ hai mà kịch bân giúp cho người ứng khẩu được thành công đó là: Người phải dẫn chương trình sẽ việc chuẩn bị kịch bản

là bước chuẩn bị sự xuất hiện của mình Được tự tay viết, sửa chữa, chau chuốt

kịch bản, chắc chắn người dẫn chương trình sẽ có điều kiện ghi nhớ một cách

kỹ càng những gì mình sẽ nói với khán giả Những điều đó sẽ ăn sâu vào trí nhớ của người trình bày, tạo ra một chiếc phông giúp cho người trình bày sẽ có

sức mạnh tự nhiên xử lý nhanh chóng với những tình huống bất ngờ sẽ gặp phải

Tại cầu truyền hình chào mừng ngày 19/8, người dẫn Chương trình tại

đâu cầu Nhà hát lớn là nhà báo Trường Phước phải tiến hành ứng khẩu trong

điều kiện mà tai nghe nối với đạo diễn va Monitor nối với Studio đều không

hoạt động bình thường Trong điêu kiện đó, ông phải tiếp? tục chương trình nhờ

vào việc ghỉ nhớ những gi ma kịch bản đã phân công, nhờ sự nhạy cẩm nghề

Trang 37

Neiiyén Anh Phuong

Trong hoàn cảnh đó, nếu không có kịch bản nghiêm túc thì có lẽ không

một người dẫn chương trình nào có thể hoàn thành công việc

Như đã nói ở trên, kịch bản còn tạo ra những đột biến cần thiết cho

chương trình Nếu như sự hiểu biết là cơ sở để người dẫn chương trình có thể

có những ý tưởng bất ngờ thì kịch bản sẽ là cơ sở quyết định cho việc sẽ nói hay không nói những suy nghĩ bất thần của người dẫn bởi khi nói ra bất kỳ một điều gì, biên tập viên phải suy nghĩ xem nó có phù hợp với chương trình, có đủ thời lường và khả năng kỹ thuật hay không Tất cả những yếu tố đó đã được quy định rất chị tiết trong kịch bản

Như vậy, xét một cách chỉ tiết kịch bản chính là sự kết hợp hài hoà cua hai yếu tố cá nhân và cơ quan báo chí:

- Kịch bản là sự thể hiện tôn chỉ của cơ quan báo chí và mục đích của

chương trình:

Hãy xét hai kịch bản chuẩn bị cho đầu cầu Nhà hát lớn tại cầu truyền hình chào mừng 19/8 vừa qua:

Kịch bản I:

- Loi dẫn: Là công dân Hà

Nội, tôi thường xuyên qua lại nơi

này- một trong những không gian

đẹp nhất của Thủ đô, vừa đường bệ, vừa trang trọng, vừa duyên dáng

thanh thoát Là một nhà báo, đã

không ít lần tôi tìm hiểu di tích này-

một di tích cách mạng thiêng liêng

-33-

Kịch bản2:

- Lời dân:Quảng trường Nhà hát

lớn ở Thủ đô Hà nội mà nay chính thức được mang tên đầy ý nghĩa là Quảng

trường Cách mạng Tháng Tám để xứng

đáng với sự kiện lịch sự hào hùng của đân tộc diễn ra cách đây đúng 55năm, tháng 8/1945 mà nó chứng kiến Tôi

Trang 38

của đất nước Nhưng mỗi lần tới day,

tôi lại có một cảm xúc mới mẻ lạ

lùng Có lẽ vì chỗ tôi đang đứng đây là một trong những nơi đánh dấu sự ra đời của chế độ mới : chế độ dân chủ cộng hoà và Hà Nội trở thành trai tim của chế độ mới 2 Phóng sự: Quần thể khu di tích Nhà hát lớn 3 Phỏng vấn bà Nguyên Khoa Diệu Hồng : việc chuẩn bị cho buổi diễn thuyết | 4 Phỏng vấn ông Trần Lâm : _ nguyên nhân dẫn tới cuộc miting ngày 17/8/45 53 Phóng sự : gia đình người may co | | G Phỏng vấn Nhà văn Tơ Hồi : văn hố cứu quốc và khí thế tươi trẻ của cuộc cách mạng -34-

không gian rộnglớn của quảng trường

và hồi hộp nhớ lại khí thế cách mạng

sục sôi của hàng vạn người biểu tình và với những tiếng hô rầm trời dậy đất còn vang vọng mãi đến hôm nay và mai sau: “ ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Việt Minh.” Cuộc miting chiều 17/8, lời phát động khởi nghĩa Chúng ta hãy cùng nhau nhớ lại không khí khởi nghĩa thật đáng ghi nhớ và tự hào của

Hà Nội trong những khoảng khắc của

mùa thu lịch sử 1945

2 Phóng sự: Không khí khởi nghĩa Hà nội

3 Phỏng vấn ông Trần Lâm :

Trang 39

7 Bai hat: Diét phat xit 7 Bai hat: Diệt phát xí

Khi thực hiện, kịch bản 2 đã được sử dụng và đã tạo ra hiệu quả lớn cho chương trình vì những lý do sau:

- Khắc hoạ được không khí của buổi miting ngày 17/8 trong khi kịch bản

1 chưa coi nó là trọng tâm Do đó nó tạo được khí thế cho chương trình, xứng

đáng với tâm vóc của Hà Nội- nơi mở đâu cuộc khỏi nghĩa trong cả nước

- Đảm bảo được trật tự lịch sử vì trong thực tế ông Trần Lâm là người thả cờ trước rồi mới đến bài diễn thuyết của bà Diệu Hồng

- Đảm bảo được nội dung và thời lượng của đầu cầu vì nhà văn Tơ Hồi

tuy có nhiều đóng góp cho cách mạng nhưng trên thực tế không trực tiếp tham

gia vào buổi miting tại Nhà hát lớn

Một trong những nguyên tắc của phóng sự mà trường báo chí FOJO cuẩ Thuy Điển nhấn mạnh chính là “ Focuss chủ để” ( tập trung chủ để) Tuy

nhiêm có thể thấy nguyên tắc đó có thể dùng cho tất cả các chương trình chứ

không riêng gì phóng sự Muốn Focuss chủ đề, không gì cần hơn là một kịch bản nghiêm chỉnh Chỉ qua kịch bản người ta mới có thể hình dung được toàn bộ chương trình, sắn sàng bỏ bớt những gì ngoài chủ đề Kịch bản Cầu truyền hình đoạn Nhà hát lớn ngày 19/8 mà chúng ta vừa xem xét ở trên là một ví dụ

- Kịch bản còn là sự thể hiện phong cách của mỗi cá nhân thực hiện chương trình Cũng như bất kỳ một tác phẩm nào, kịch bản là kết quả của sự nhận thức tôn chỉ mục đích kết hợp với phương pháp tư duy, nền kiến thức của

mỗi người thực hiện Những yếu tố đó ảnh hưởng đến cách đặt vấn đẻ, cách

- lựa chọn đối tượng và cách đặt câu hỏi trong phỏng vấn, cách tìm để tài cho phóng sự Qua kịch bản người ta có thế biết tác giả cùng phong cách mà họ

4

co

Trang 40

Nói tóm lại, kịch bản có một vị trí vô cùng quan trọng cho tác phẩm nói

chung và việc thể hiện ngôn ngữ ứng khẩu nói riêng Nhà bác học Pascan đã

nói: “Không có những phát minh tình cờ trong những bộ óc không được

chuẩn bị” và chấc chắn sẽ không có người ứng khẩu giỏi nếu họ không thực

sự trăn trở cho công việc của mình Sẽ không thể có ai thành công khi họ chỉ quan niệm một cách hời hợp rằng “lời nói gió bay”

II_VAI TRÒ QUYẾT ĐINH CỦA PHÓNG VIÊN, BIEN TAP VIEN TRONG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ ỨNG KHẨU:

Xin được bắt đầu bằng việc phân tích việc dẫn chương trình của biên tập viên Thanh Lâm và phát thanh viên- nghệ sỹ ưu tú Kim Tiến khi họ dẫn chương trình trong chương trình thời sự đặc biệt về đề tài lũ lụt miền Trung cuối năm 1999 vừa qua

Lũ lụt và những thiệt hại nặng nề mà nó gây ra là một chủ đề gây nhiều

xúc động và chắc chấn 2 người dẫn chương trình này cũng không nằm ngoài

những tình cảm đó

Sự khác nhau là ở chỗ: Trong khi biên tập viên thể hiện công khai tình cảm của mình qua nét mặt, qua tiếng thở dài thì người phát thanh viên xuất

hiện tuy không thể với nét mặt tươi cười nhưng thói quen nghề nghiệp không

cho phép phát thanh viên Kim Tiến biểu lộ quá rõ tình cảm thật của mình

Sự khác nhau thứ hai là ở tốc độ và phong cách đọc Trong khi biên tập viên cố gắng tạo ra một tiết tấu nhanh khi đọc các thông tin về thiệt hại lũ lụt, về tốc độ khôi phục và cứu người thì người phát thanh viên lại không quen với điều đó

Rất nhiều người đã cho rằng phát thanh viên là người dẫn chương trình

thời sự của Đài THVN về đợt lũ thứ hai ở miền Trung 12/1999 đã làm giảm đi

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w