1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thông tin đối ngoại trong đấu tranh chống diễn biến hòa bình ở việt nam hiện nay

92 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 9,82 MB

Nội dung

Trang 1

| _ ÿ J2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYẾN TRUYÊN

KHOA QUAN HE QUOC TE

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC SINH VIEN

THONG TIN DOI NGOAI TRONG DAU TRANH CHONG

“DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Tác giá để tài: Tô Linh Hương

Giáo viên hướng dẫn: TS Pham Minh Son

HOC VIÊN BẢO CHÍ 8 TUYẾN TRUYỆN Lê TY DVVHS LUIÊN RUYỆN

K-28 |

Trang 2

MUC LUC Mở đầu Tinh cấp thiết của dé tài _ Fỉnh hình nghiên cứu 1 2

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu

5 Giới hạn nghiên cứu

6 Kết câu nội dung của đê tài

Chương 1- Chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

và vai trò của hoạt động thông tin đối ngoại trong đấu tranh chống

“dién biến hòa bình”

1.1 “Diễn biến hòa bình” - chiến lược chỗng phá chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa để quốc

1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò của hoạt

động thông tin đối ngoại trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động thông tin

đối ngoại trong đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”

22

Chương 2 - Thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại chống “diễn

biến hòa bình” ở Việt Nam hiện nay

27

2.1 Hoạt động “diễn biên hòa bình” của các thế lực thù địch chéng phá Việt Nam trong thời gian qua

2.2 Thực trạng triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại, góp

phần làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam

Chương 3 Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu

quả hoạt động của thông tin đối ngoại, làm thất bại chiến lược “diễn

biến hòa bình” thời gian tới

27

Trang 3

3.1 Một số bài học kinh nghiệm đối với hoạt động thông tin đối Z1

ngoại chống “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam hiện nay

Trang 4

CAC TU VIET TAT TRONG DE TAI KHOA HOC CNXH DBHB TTDN TIXVN XHCN Chủ nghĩa xã hội Diễn biến hòa bình Thông tin đối ngoại

Thông tắn xã Việt Nam

Trang 5

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ cùng với hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế lớn của thế giới ngày nay, tác động trực tiếp

hoặc gián tiếp theo nhiều chiều khác nhau đến tất cả các quốc gia, các lĩnh vực

của đời sống xã hội mỗi nước, cũng như đời sống quan hệ quốc tế Bối cảnh này cùng với sự bùng nổ thông tin và truyền thông đã khiến thế giới trở nên xích lại gần nhau hơn, hay nói cách khác là sự phát triển và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng

Trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, mỗi quốc gia, dân tộc cũng phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất là vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia và đấu tranh chống sự phá hoại của các thế lực thù địch Các nước đều thống nhất rằng, những bắt ổn trên thế giới

hiện nay với các biểu hiện như xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa ly khai, nạn

khủng bố đều có nguồn gốc sâu xa từ sự xung đột giữa các nền văn hóa, từ sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin và thiếu sự khoan dung giữa các nền văn hóa, văn minh Vi vay mà ngày nay trong chính sách quốc gia, các nước đều coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại nhằm tạo cơ sở cho việc tăng cường và thúc đây thông tin, sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa nhân dân các nước, phục vụ

cho lợi ích của đất nước mình, dân tộc mình Có thể khẳng định, thông tin nói

chung và TTĐN nói riêng trong thời kỳ đặc biệt này đã trở thành mũi nhọn - một trong những khâu đột phá không thể tách rời của mỗi quốc gia, dân tộc

Hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới của quá trình

hội nhập quốc tế sâu rộng Cùng với những thành tựu lớn lao trong công cuộc đổi mới, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất

nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tổn tại một

Trang 6

Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế Không chỉ đối với nhân dân các nước ở khu vực địa lý xa xôi như châu Mỹ và châu Phi, mà ngay cả đối với các nước từng có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với nước ta như Liên bang Nga và các nước Đông Âu hoặc các nước láng giềng châu Á, nhất là với những người trẻ

tuổi, sự hiểu biết của họ về đất nước chúng ta, về các lĩnh vực tự do, dân chủ, tôn

giáo và nhân quyền của ta còn chưa đầy đủ, đúng đắn, thậm chí là sai lệch

Trong khi đó, sự phá hoại của các phần tử cơ hội chính trị và bọn phản động ngày càng tăng Các thế lực thù địch thường núp dưới danh nghĩa hoạt động vì tự do và nhân quyền để thực hiện âm mưu phá hoại, phát động một cuộc đấu tranh không có khói lửa nhằm xoá bỏ chế độ CNXH ở nước ta, xoá bỏ chủ nghĩa

Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam Và nguy hiểm hơn chúng còn sử dụng các thủ đoạn tỉnh vi làm cho chúng ta “tự diễn biến” chuyển hoá sang chế độ tư bản chủ nghĩa

Nhận thức rõ được những âm mưu và thủ đoạn.nguy hiểm của các thế lực

thù địch, Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay là chống DBHB trên tất cả các lĩnh vực và mọi phương diện Trong đó công tác TTĐN, từ lâu đã được Đảng ta xác định là một bộ phận quan trọng của cuộc đầu tranh chính trị và tư tưởng chống DBHB trên phạm vi thế giới

Những năm qua, công tác TTĐN đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc

giới thiệu rộng rãi hình ảnh đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời,

giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam; phản ánh kịp thời tình hình chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước ta, chủ trương, chính sách, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, góp phần làm rõ lập trường của ta trong nhiều vẫn đề quốc tế được dư luận thế giới quan tâm; đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch, nhất là trên các vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền Từ đó, góp phần đưa đất nước ra khỏi tình trạng bao vây, cô lập, hạn chế có hiệu quả nhiều âm mưu chống phá của các thế

Trang 7

Tuy nhiên, hiệu quả của công tác TTĐÐN chống DBHB vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới Tình trạng bị động lúng túng, chậm chạp đối phó

trong đấu tranh với các thông tin xuyên tạc và luận điểm sai trái vẫn chưa được khắc phục Báo chí đối ngoại chưa phản ánh đầy đủ, đa dạng, kịp thời những thành tựu của nước ta trong các lĩnh vực dân chủ, nhân quyên, dân tộc, tự do tín ngưỡng, thiếu sức thuyết phục cả về lý luận và thực tiễn Thông tin trong nước

đến với cộng đồng đã có chuyển biến mạnh cả về chất lượng và số lượng nhưng

chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác vận động, trong khi lực lượng thù địch

không ngừng tuyên truyền chống phá quyết liệt và khống chế cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau Phương thức và hình thức thông tin tuy đã được cải

tiến nhưng nhìn chung còn đơn điệu, sơ lược, cứng nhắc, chưa phù hợp với đối tượng tiếp nhận Trong đầu tranh dư luận, lập luận đầu tranh của ta chưa thực sự

thuyết phục và hiệu quả, còn chung chung, chưa sắc bén, thiếu chủ động

Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu về TTĐN trong đấu tranh chống DBHB

của các thế lực thù địch để làm cơ sở cho việc tăng cường hiệu quả của hoạt động này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, những nghiên cứu về vấn đề này còn chưa nhiều cả về số lượng và nội dung nghiên cứu Với những lý do trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “TTĐN trong đấu tranh chống DBHB ở Việt Nam

hiện nay” nhằm tập trung làm rõ thực trạng hoạt động TTĐÐN chống DBHB ở

Việt Nam Qua đó xem xét một cách tông hợp vị trí, vai trò của TTĐN trong cuộc đấu tranh chống DBHB và đề xuất các biện pháp cụ thể góp phần đây mạnh hơn nữa hiệu quả thiết thực của TTĐN trong công tác đấu tranh chống DBHB trong

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu

DBHB là một vấn đề hết sức phức tạp và ít nhiều mang tính nhạy cảm Do đó tuy đã có không ít những cuốn sách, bài viết, tham luận và báo cáo về vấn đề

này nhưng hầu hết đều mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh cơ bản Về sách có thể kế đến những cuốn như:

- “Chống âm mưu DBHB trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá” của Nguyễn

Khoa Diém, Dao Duy Quat (2003)

- “Cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch - Thực trạng và

giải pháp” do Hồng Vinh chủ biên (2005)

- “Cuộc đấu tranh chống DBHB trong lĩnh vực văn hoá hiện nay” của Cù Huy Chử (2007) Trên báo chí cũng đã xuất hiện khá nhiều bài viết đề cập đến DBHB, cụ thể là: | - “Tác động tâm lý trong chiến lược DBHBcủa chủ nghĩa dé quốc” của Nguyễn Đình Gắm, Tạp chí Tâm lý học, số 8/2002 - “Đầu tranh chống DBHB ở nước ta hiện nay”, Lưu Văn An, Tạp chí Báo chí và tuyên truyền, số tháng 5/2004

- “Phòng, chống DBHB trong tình hình hiện nay”, Đại tá Nguyễn Ngọc

Hải, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số tháng 9-10/2005

- “Đấu tranh chống DBHB trên báo chí”, Vũ Văn Hiền, Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, ngày 12-01-2006

- “Bộ mặt thật của "Những tổ chức đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền Ở Việt Nam" của Trần Duy Hương, Tạp chí Cộng sản, số 11 (131) năm 2007

Bên cạnh đó, TTĐÐN cũng là đề tài được quan tâm nghiên cứu Trong thời

gian qua đã có một số công trình, an phẩm vẻ vấn đề này được xuất bản Tiêu

biểu là:

Trang 9

- Đề tài “Tăng cường hiệu quả công tác TTĐN trên sóng phát thanh” của Ban Đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam, 2006

- “TTĐN qua hoạt động đối ngoại nhân dân”, Vũ Xuân Hồng, Tạp chí TTĐN, số tháng 2/2007 | - “Nam yéu tố để đạt hiệu qua TTDN”, L.Q.Minh, Diễn đàn nghiệp vụ Báo chí Việt Nam, tháng 6/2007 - “Bộ Thông tin và truyền thông đối với công tác TTĐN”, Trần Đức Lai, Tạp chí TTĐN, số tháng 6/2008 - “Nâng cao chất lượng một số báo chí về công tác TTĐN”, Xuân Anh, Tạp chí TTĐN, số tháng 10/2008

- “Truyền thông đại chúng trong công tác TTĐN của Việt Nam hiện nay” do Phạm Minh Sơn chủ biên (2009)

- “Nâng cao tính khoa học, đa dạng, kịp thời trong thông tin về biển, đảo;

phân giới, cắm mốc và TTĐN”, Hạ Long, Tạp chí cộng sản, số 6 (174) năm 2009

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu về DBHB chủ yếu đều tập trung

vào việc đánh giá âm mưu, thủ đoạn DBHB của các thế lực thù địch và đề xuất

những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống DBHB, đặc biệt là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa

Bên cạnh đó, những nghiên cứu về TTĐN lại thường tập trung vào khía

cạnh nhìn nhận thực trạng, những mặt tích cực và hạn chế của công tác này dé tir

đó rút ra những giải pháp cụ thể cho hoạt động sắp tới hoặc chỉ mới dừng lại ở

những đề tài nghiên cứu về hoạt động TTĐN của một số cơ quan hoặc lĩnh vực cụ thê (ví dụ như thông tin đối ngoại trên báo chí, thông tin đối ngoại của bộ thông

tin truyền thông )

Như vậy, xét một cách tổng quát, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào mang tính chất chuyên sâu và hệ thống về vai trò và

thực trạng của hoạt động TTĐN trong đấu tranh chống DBHB của các thế lực thù _

Trang 10

đấu tranh chống DBHB ở Việt Nam hiện nay” sẽ bổ sung thêm vào hệ thống những công trình nghiên cứu kể trên, mở ra một hướng nghiên cứu mới trong hoạt động TTĐN và công tác đấu tranh chống DBHB

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu:

- Làm rõ thực trạng TTĐN trong đấu tranh chống DBHB hiện nay

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đây mạnh hoạt động TTĐÐN trong đấu tranh chống DBHB hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Làm rõ cơ sở lý luận về TTĐN trong đấu tranh chống DBHB hiện nay: + Quan điểm của Đảng, nhà nước Việt Nam về vai trò của TTĐN trong dau

tranh chống DBHB hién nay

+ Những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với Việt Nam và

đặc điểm của cuộc đấu tranh chống DBHB trên lĩnh vực TTĐN

- Chỉ rõ những thành tựu và hạn chế của TTĐN trong đấu tranh chống

DBHB hiện nay

- Nêu lên phương hướng và những giải pháp cơ bản của TTĐN trong đấu tranh chống DBHB hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu, đề tài quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của

Đảng và Nhà nước Việt Nam về TTĐN trong đấu tranh chống DBHB

- Phương pháp thu thập thông tin và các dữ kiện có liên quan đến đấu tranh chống DBHB hiện nay Thông tin càng đa dạng, càng nhiều chiều, đữ kiện càng phong phú thì nhận định càng sát thực tế và có hiệu quả hơn

- Mọi nhận định, phân tích, đánh giá trong đề tài được xây dựng trên cơ sở phân tích, khái quát những dữ kiện thực tẾ, những văn kiện, tư liệu về hoạt động

Trang 11

một cách có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khác có liên quan đến

đề tài

5 Giới hạn nghiên cứu

- Về thời gian: Do công cuộc đấu tranh chống DBHB là cả một quá trình

lâu dài và phức tạp, diễn ra trên tất cả các mặt trận và lĩnh vực, với nhiều diễn

biến phức tạp nên nghiên cứu này chỉ tập trung đi sâu phân tích những vấn đề từ năm 2001 cho đến nay Trong đó việc thành lập Ban chỉ đạo Công tác TTĐÐN

ngày 27-12-2001 là một cột mốc quan trọng

- Về không gian: nghiên cứu các quá trình, diễn biến ở Việt Nam

6 Kết cầu nội dung của đề tài

Trang 12

CHUONG 1

Chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và vai trò của hoạt động thông tin đối ngoại trong đấu tranh chống

“điên biên hòa bình”

1.1 Diễn biến hòa bình - chiến lược chống phá chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa để quốc

1.1.1 Khái niệm “diễn biến hòa bình”

Thuật ngữ DBHB xuất hiện lần đầu tiên trong sinh hoạt chính trị quốc tế vào năm 1949 Ngoại trưởng Mỹ lúc đó, Dean Akison, trong một bức thư gửi

Tổng thống Truman, đã sử dụng khái niệm DBHB để chỉ sự chuyển hóa các nước

XHCN thành tư bản chủ nghĩa Sau đó, khái niệm DBHB đã trở thành phố cập

trên thế giới

Ngày nay, trong thực tiễn chính trị thế giới cũng như trong các văn kiện chính trị, thuật ngữ DBHB được sử dụng khác nhau Có lúc DBHB dùng để mô tả âm mưu và hành động chống phá các nước XHCN của các thế lực đế quốc và

phản động, có lúc dùng để đặt tên cho một chiến lược, chính sách đối ngoại của

Mỹ và các nước phương Tây Tuy vậy, dù được đề cập đến từ góc độ nào thì đó vẫn là khái niệm phản ánh về thủ đoạn, phương thức của chủ nghĩa tư bản chống CNXH

Trong quá trình hình thành chiến lược DBHB, các chuyên gia nghiên cứu và các chính khách của phương Tây khi đề xuất chiến lược này đã sử dụng các

thuật ngữ khác nhau: “Chuyển biến hòa bình”, “Biến đổi hòa bình”, “Thi đua hòa

bình”, “Cách mạng hòa bình”, “DBHB” dé gol kế hoạch của họ Nhưng thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp dưới hình thức mới trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao - cuộc đấu tranh giữa hai con đường để giải

quyết vấn đề “ai thắng ai” bằng biện pháp phi quân sự Nghiên cứu bản chất của

Trang 13

“DBHB" là “cuộc chiến tranh không có khói lửa”, tức là chiến lược tiến

công toàn diện của chủ nghĩa để quốc và các thể lực phản động vào bên trong

các nước XHCN và các Đảng cộng sản trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh

tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh bằng tất cả các phương điện, thủ đoạn, thâm thấu các nhân tổ chống CNXH vào trong lòng chế độ XHCN, nhằm từng

bước chuyển hoá, day lùi và đi đến xoá bỏ CNXH 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Theo một số tài liệu, Quản Trọng - nhà chính trị, nhà quân sự và nhà tư

tưởng thời Xuân Thu (năm 685 trước Công nguyên) là một người có biệt tài

DBHB Ông một mực lấy chủ trương “lấy mưu làm gốc, dùng trí thắng địch, không đánh mà khuất phục được kẻ thù” Với những thủ đoạn này, Quản Trọng

đã giúp Tề Hoan Công trở thành bá chủ thời Xuân Thu Điều đó khẳng định chiến

lược DBHB đã được người xưa sử dụng và đang được người đương thời vận dụng một cách khéo léo, tỉnh vi và có hiệu quả ở mức độ cao hơn, nhăm thông qua các phương pháp phi quân sự, khuất phục được đối thủ của mình

Thế lực thù địch, hiếu chiến luôn coi sự tồn tại của CNXH là sự uy hiếp

sống còn đối với chủ nghĩa tư bản Chính vì vậy, chúng chủ trương thủ tiêu băng

mọi giá sự ton tai của các nước XHCN, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của các Đảng

cộng sản, phủ định chủ nghĩa Mác — Lênin, với mục tiêu duy trì chủ nghĩa tư bản Vào đầu thế ký này, đế quốc Anh bắt đầu suy yếu, đế quốc Mỹ ngoi lên thành một cường quốc và đã công khai thực hiện ý đồ xác lập vai trò nổi trội của mình Ngay từ năm 1904, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã đưa ra quan điểm cực kỳ phản

động và hiểu chiến là: “Một quốc gia văn minh có quyền dùng vũ khí lập lại trật

tự ở một quốc gia kém văn minh hơn” Từ đây âm mưu làm bá chủ thế giới của

để quốc Mỹ lần lượt được thực hiện bằng các chiến lược quân sự và chính trị hết

sức phản động, trong đó có dùng ý tưởng “chiến thắng không cần chiến tranh”,

sau này trở thành chiến lược DBHB Sự hình thành và phát triển của chiến lược

Trang 14

e_ Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 80:

Từ năm 1947, ngoài phương thức tắn công bằng quân sự, lần đầu tiên, chủ trương tấn công CNXH bằng thủ đoạn kinh tế được Tổng thống Mỹ Harry

án”?

Truman đưa ra trong chiến lược “ngăn chặn” của mình Hồi ký sau này của Truman đã nêu: “đưa ra chủ nghĩa Truman là sự trả lời đối với ngọn sóng bành

trướng của bạo quân chủ nghĩa cộng sản đang tăng lên” Sự ra đời của chủ nghĩa

Truman là điểm ngoặt trong chính sách ngoại giao của Mỹ Nó đã trở thành nền

tảng tư tưởng cho “Kế hoạch Mác san” là chính sách chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN kéo dài trên 30 năm

Đến tháng 7-1949, DBHB đã trở thành một nội dung khá quan trọng do Ngoại trưởng Mỹ Akison đề ra và đến tháng 1-1953 DBHB trở thành một thủ

đoạn chiến lược của Mỹ do Ngoại trưởng A.Đalét phát triển hoàn chỉnh, thể hiện

trong đề án hoạt động ngoại giao của Mỹ: “xoá bỏ CNXH bằng phương pháp

ngoài chiến tranh” Thủ đoạn chiến lược này đã được Kênan, Đại sứ Mỹ tại Liên

Xô trong những năm 50 bổ sung, phát triển Đến năm 1960, Tổng thống Kennedy

đã hoàn thiện thêm một bước và hình thành chiến lược DBHB với hai mũi tiến

công:

- Phá vỡ hệ tư tưởng XHCN

- Tiến hành thâm nhập băng lối sống phương Tây

Mỹ quyết định chọn Đông Âu là khâu đột phá, thông qua Đông Âu tác động đến diễn biến trong nội bộ Liên Xô Mỹ lợi dụng thực lực của mình đây

Trang 15

đàm phán với Liên Xô sẽ đạt cả hai mục tiêu: vừa ngăn chặn sức mạnh quân su,

vừa thực hiện ý đồ DBHB đối với Liên Xô

Tóm lại, từ những ý tưởng sử dụng thủ đoạn, phương thức phi quân sự để

tiêu diệt CNXH từ cuối những năm 40, những năm 50 và đầu những năm 60, bắt

đầu từ nhiệm kỳ Tổng thống Kennedy, Mỹ đã khẳng định rõ ràng chiến lược DBHB, sử dụng rộng rãi các thủ đoạn phi quân sự để chống phá các nước XHCN

e_ Giai đoạn từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90:

Cuối những năm 80, lợi dụng những vấp váp, sai lầm của Liên Xô và các

nước XHCN Đông Âu khi tiến hành cải cách, cải tổ, Mỹ và các nước phương Tây cho rằng “cơ hội lịch sử chờ đợi từ lâu đã đến” và họ triệt để lợi dụng đây mạnh

thực hiện chiến lược DBHB Từ năm 1982, Tổng thống Mỹ Reagan kêu gào triển khai “phong trào tranh thủ dân chủ toàn cầu”, “khuyến khích tự do hóa ở Liên Xô

và các nước phụ thuộc” (ám chỉ các nước theo mô hình Xô Viết) Năm 1988,

trong cuốn sách “Năm 1999 — chiến thắng không cần chiến tranh”, Nixon đã tổng

kết kinh nghiệm thực hiện chiến lược DBHB đối với các nước XHCN, trình bày một cách toàn diện mục tiêu chiến lược và thủ đoạn sách lược nhằm thông qua DBHB để giành chiến thắng không cần chiến tranh khi cho rằng: “Trong thế kỷ

sau, khi mà việc xâm lược công khai, trắng trợn sẽ tốn kém hơn bao giờ hết thì sức mạnh kinh tế và sự hấp dẫn về tư tưởng của chúng ta sẽ có tính quyết định”

Tháng 1-1989, Tổng thống Mỹ Bush (cha) sau khi xem xét lại chính sách

“ngăn chặn” đối với Liên Xô và Đông Âu đã cho răng chiến lược lớn của phương

Tây nhằm ngăn chặn những mục tiêu bành trướng của Liên Xô đã thành công và

tự nhận là “nhân chứng của sự kết thúc chương cuối cùng cuộc thử nghiệm của chủ nghĩa cộng sản” Căn cứ vào tình hình quốc tế đã thay đổi, ông ta đẻ ra chiến

lược toàn cầu “vượt trên ngăn chặn”, trong đó nội dung cốt lõi là thực hiện

DBHB

Sau khi thực hiện các thủ đoạn, hoạt động nham hiểm và bân thỉu nhất làm

Trang 16

quốc tế bắt đầu chuyển hướng tiễn công phá hoại các nước XHCN còn lại Tháng 10-1993, tại Hội nghị cái gọi là “Dân chủ hóa các nước cộng sản”, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố công khai rằng, cần phải thông qua tuyên truyền gây dư luận mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền, sử dụng nhiều tổ chức xã hội để “Chi viện cho sự xuất

hiện các thế lực dân chủ ở các nước cộng sản, ủng hộ họ trong cuộc đầu tranh

giành tự do, nhăm mục tiêu cuối cùng là phát triển phương hướng tự do của chính

quyền cộng sản và XHCN”

Như vậy, đến cuối những năm 80 chiến lược DBHB đã được đây mạnh, là phương tiện cơ bản, tổng lực, kết hợp với răn đe về quân sự, để chống phá các

nước XHCN từ bên trong, tạo ra sự chuyển hóa nội tại để xoá bỏ CNXH

e_ Giai đoạn từ đầu những năm 90 đến nay: _

Mỹ và các thế lực phản động quốc tế xác định sự sụp đỗ của CNXH ở Liên

Xô và Đông Âu là “cơ hội ngàn vàng” dé tiép tục thực hiện mục tiêu xoá bỏ

CNXH Tổng thống Mỹ Bill Clinton công khai tuyên bố chuyển hướng chiến lược, từ “kiềm chế” sang “mở rộng” nhằm thiết lập “trật tự thế giới mới” do Mỹ

điều khiến Hai nội dung cơ bản của chiến lược “mở rộng” là “dân chủ hóa” về chính trị và “tự do hóa” về kinh tế Theo quan niệm của các thé luc dé quốc, “dân

chủ, thị trường”, tạo tiền đề cho DBHB, làm phát sinh ngay trong lòng các nước XHCN, nhất là từ trong nội bộ và cấp cao của đảng các khuynh hướng và lực lượng chống đối, phản động nhằm lật đỗ chế độ Đầu năm 1998, trong “Chiến lược an ninh quốc gia bước sang thế kỷ XXI”, Mỹ công khai tuyên bố chiến lược “Triệt tiêu kẻ thù cũ”, trong đó trọng tâm chống phá của Mỹ là các nước XHCN còn lại và tiếp tục thúc đây cái gọi là “dân chủ và tự do” ở Nga, ở các nước thuộc

Liên Xô và Đông Âu trước đây Đặc biệt, trong “Chiến lược an ninh quốc gia

mới” của Mỹ do Tổng thống Bush công bố ngày 17-9-2002 đã thê hiện trọng tâm

Trang 17

triét dé loi dụng con bài viện trợ thông qua các tô chức tài chính quốc tế để yêu cầu các nước nhận viện trợ phải cải cách thể chế chính trị nhằm mở rộng những

giá trị theo mô hình Mỹ :

1.1.3 Mục tiêu của “diễn biến hòa bình”

Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 và sự ra đời của xã hội XHCN ở nước Nga đã mở ra con đường phát triển mới cho nhân loại Đó là con đường giải phóng các dân tộc, giải phóng con người khỏi ách thống trị của chủ

nghĩa để quốc và các giai cấp bóc lột Con đường này hoàn toàn đối lập với con

đường tư bản chủ nghĩa dựa trên việc duy trì quan hệ áp bức và bóc lột giữa các

giai cấp trong một nước và giữa các dân tộc trên thế giới Cho nên việc mở ra con đường mới này đồng nghĩa với sự bắt đầu của một thời đại lịch sử mới mà trong đó địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản bị thách thức

Ngay lập tức, chủ nghĩa tư bản thế giới và các thế lực phản động đã xúm lại tìm mọi cách hòng bóp chết CNXH ngay khi còn trong trứng nước Nhìn từ bên

ngoài, người ta thấy sự sup đồ của Liên Xô và Đông Âu biểu hiện ra như là sự tự

sụp đô Cụ thê là chính quyền ở Cộng hòa dân chủ Đức và Tiệp sụp đỗ thông qua

bạo loạn Ở Ba Lan, phái đối lập giành thắng lợi qua cuộc bầu cử ngày 19-8-

1989 Ở Liên Xô (cũ), chính những người vốn là lãnh đạo của Đảng cộng sản lại đứng lên phá Đảng và phá vỡ Liên Xô Quả thật là sự sụp đỗ ấy có nguyên nhân

sâu xa từ bên trong: công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu đã

đạt những thành tựu to lớn, nhưng cũng đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng và

tích lại trong nhiều năm dẫn tới cuộc khủng hoảng trầm trọng Những người lãnh đạo ở các nước đó cũng mắc nhiều sai lầm ngay trong quá trình “cải tổ”, xa rời

chủ nghĩa Mác — Lênin, từ bỏ những nguyên tắc cơ bản của CNXH Song, rõ ràng

ở đây có sự “ném đá giấu tay” của chủ nghĩa để quốc và các thế lực thù địch

Thực ra, các thế lực thù địch từ lâu đã kiên trì theo đuôi chiến lược DBHB

đối với Liên Xô (cũ) và Đông Âu Ngay từ chiến tranh thế giới thứ II, các thế lực

Trang 18

dân chủ lưu vong Chúng tiếp tay cho các cuộc nỗi dậy ở Hungary (1956), ở Tiệp

Khắc (1968) và ở Ba Lan (1956, 1968, 1981) Ở Liên Xô (cũ), các thé lực thù địch kiên trì khuyến khích chủ nghĩa dân tộc, nuôi dưỡng nhiều nhân vật ly khai,

phản bội Khi phát hiện những nhân tố biến chất trong ban lãnh đạo Đảng cộng

sản Liên Xô, chúng ra sức đề cao, mời mọc, thiết lập các mối quan hệ cá nhân

thân thiết Khi các nhân tố bên trong đó đã có khả năng giành chính quyền, nó liền được chủ nghĩa đề quốc tiếp tay bằng cả sức mạnh vật chat va tinh than

Từ khi Liên Xô và Đông Au sup dé cho dén nay, muc tiéu x6a b6 CNXH của chủ nghĩa đế quốc vẫn khơng hề thay đối Ngồi ra, chúng còn ngăn chặn, đây lùi các nhà nước dân tộc tiến bộ có xu hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa, kể cả các nước không chia sẻ quan niệm giá trị của Mỹ và phương Tây hiện nay

Nếu giai đoạn trước, khi CNXH mới xuất hiện ở Nga, chủ nghĩa dé quéc dat muc

tiêu đánh đỗ nước Nga, thì sau này khi CNXH đã trở thành hệ thống thế giới, chủ

nghĩa đế quốc đặt mục tiêu cho chiến lược DBHB là xoá bỏ CNXH với tư cách là một xu thế, một con đường phát triển của xã hội loài người, một hệ tư tưởng, một

hệ thống giá trị và lý tưởng xã hội chứ không giới hạn ở việc xóa bỏ CNXH ở

một vài nước nào đó

Do vậy, kết hợp với gáy bạo loạn, lật đồ từ bên trong và can thiệp vũ trang khi cần thiết, mục tiêu của chiến lược “DBHB” là xóa bỏ CNXH trên phạm vi toàn thế giới, làm thay đổi chế độ chính trị của các nước XHCN và các nước có

khuynh hướng phát triển phi tư bản chủ nghĩa, đưa các nước này vào quỹ đạo tư

bản chủ nghĩa

1.1.4 Âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” e© Âm mưu của DBHB:

Âm mưu nhất quán của DBHB là phá hoại và lật đỗ chế độ XHƠCN, xóa bỏ CNXH từ bên trong các nước XHCN, nhăm thực hiện mưu đồ đặt ách thống trị, ách bóc lột, áp bức và nô dịch của chủ nghĩa tư bản đối với tất cả các dân tộc trên

Trang 19

Mục tiêu chống phá của chiến lược này bao gồm tất cả các nước XHCN, các Đảng cộng sản cầm quyên, trong đó chúng xác định trọng điểm phá hoại và

lật đỗ trước hết là Liên Xô, các nước XHCN ở Đông Âu Sau khi Liên Xô và

Đông Au sup dé, chúng triển khai chiến lược này dồn dập và với những hình thức tỉnh vi, xảo quyệt hơn đối với các nước XHCN còn lại

Từ năm 1998, Mỹ đưa ra chiến lược “Triệt tiêu kẻ thù cũ” - một mắt xích

quan trọng trong chiến lược an ninh quốc gia - nhằm áp dụng các biện pháp tiếp

cận kẻ thù, lôi kéo đối phương từ đối đầu sang đối thoại, “hợp tác”, cùng “hòa

nhập”, khống chế theo sự chỉ huy và chi phối của Mỹ, để rồi cuối cùng là “triệt

tiêu kẻ thù” Chiến lược này được triển khai với các mũi nhọn là: phá vỡ niềm tin,

ngoại giao thân thiện, chỉ phối đầu tư, chia rẽ nội bộ, xâm nhập vào sâu để đánh

từ trong nội bộ ra, làm cho “cộng sản tự diệt cộng sản”, “cộng sản lớp sau diệt

cộng sản lớp trước”

Những năm cuối thế kỷ XX, lợi dụng sự suy yếu tương đối của các đối trọng trên thế giới, Mỹ công bố “Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ XXT,

trong đó khẳng định lại mục tiêu nhất quán, lâu dài và không thay đổi của Mỹ là

“lãnh đạo”, “bá chủ” thế giới, trắng trợn tuyên bố không cho phép các lực lượng

có “thái độ thù địch” tồn tại ở bat kỳ khu vực nào có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

đối với lợi ích của Mỹ, “sẵn sàng sử dụng tất cả các phương tiện của sức mạnh

quốc gia”, “sẵn sàng hành động đơn phương” Mục tiêu của chiến lược này không chỉ là các nước XHCN còn lại mà cả các nước bị coi là “cứng đầu”, không tuân

theo sự chỉ huy của Mỹ Bằng chứng rất rõ ràng về âm mưu này là việc Mỹ và NA TO tấn công Liên bang Nam Tư, một đất nước có chủ quyền, bất chấp cả Liên

hiệp quốc và công pháp quốc tế; là vấn đề Đông Timor Sau sự kiện 11/9, nhân danh “Cuộc chiến chống khủng bố” Mỹ đã tắn công Afghanistan với âm mưu “vẽ

Trang 20

quốc gia mới” của Mỹ công bố ngày 17/9/2002, trong đó trọng tâm là “đánh đòn phủ đầu”

e 7U đoạn DBHB:

Thủ đoạn của DBHB là tổng hợp các phương thức, biện pháp được tiến

hành trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm: tư tưởng, văn hóa, kinh tẾ, ngoại giao,

quân sự , ong đó chúng xác định phá hoại về ft tưởng - văn hóa được coi là “mũi đột phá”, hong lam tan ra niềm tin, gây hôn loạn về lý luận và tư tưởng, tạo ra khoảng trồng tỉnh thân đề dân dân đưa hệ tư tưởng tư sản vào, rồi cuối cùng xoá bỏ hệ tư tưởng XHCN Chính Tổng thống Mỹ Nixon đã nhiều lần nhắc lại trong cuốn sách “Năm 1999 - chiến thắng không cần chiến tranh” rằng: “Mặt trận

tư tưởng là mặt trận quyết định nhất Toàn bộ vũ khí của chúng ta, các hoạt động mậu dịch, viện trợ, quan hệ kinh tế sẽ không đi đến đâu nếu chúng ta thất bại trên

mặt trận tư tưởng” Các thủ đoạn và phương thức chủ yếu của DBHB trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nỗi lên là:

- Sử dụng các công cụ tuyên truyền như đài, báo, mạng internet vơi phương châm: “Tác dụng của đài phát thanh còn quan trọng hơn việc bố trí các dàn tên lửa”, “Một đôla chỉ cho tuyên truyền có tác dụng ngang ngửa với năm đôla chỉ cho quốc phòng” để tạo dư luận phản cách mạng, tiến hành xâm nhập tư tưởng, tăng cường chiến tranh tâm lý, tung tin bịa đặt, đồn nhảm, bóp méo sự thật làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với chế độ XHCN; công kích và phủ nhận bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin khi cho rằng đây là “chủ nghĩa lý tưởng”, là sai lầm lớn nhất, là nguồn gốc mọi sai lầm của Liên Xô và các

nước XHCN ở Đông Âu _

- Kích động vấn đề dân chủ, nhân quyên, dân tộc, tôn giáo là bốn đòn đột

phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị

+ Về vấn đề dân chủ, nhân quyền:

Mỹ và các nước phương Tây ra sức lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân

Trang 21

nước không ổi theo sự chỉ huy của Mỹ Hàng năm Mỹ và các nước phương Tây trực tiếp hoặc lôi kéo một số nước trình dự thảo Nghị quyết lên án một số nước vi

phạm nhân quyền ra Hội nghị thường niên của Liên hiệp quốc về vấn đề nhân quyền Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm công bố báo cáo về tình hình nhân quyền

của các nước trên thế giới Quốc hội Mỹ và Nghị viện Châu Âu ban hành một số

đạo luật liên quan đến nhân quyền để có cớ can thiệp vào công việc nội bộ của

Các nước

+ Về vấn đề tôn giáo:

Mỹ và các nước phương Tây nhìn nhận tôn giáo như một lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản ở các nước XHCN, sử dụng vấn đề "tự do tôn giáo" như một công cụ pháp lí quốc tế để can thiệp, gây sức ép các quốc gia độc lập, kết hợp các thủ đoạn ngoại giao, kinh tế , thông qua hoạt động của các tôn giáo, nhất là qua việc truyền đạo trái phép để tập hợp quần chúng Những năm gần đây, Mỹ đã lập Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế và một cơ cấu tương tự trong Bộ Ngoại giao để xây dựng các đạo luật nhân quyền, các đánh giá tình hình tự do tôn giáo quốc tế (hằng năm) để phân loại các quốc gia và quyết định (một phần) chính sách đối ngoại của Mỹ

+ Về vấn đề dân tộc:

Mỹ và các nước phương Tây đánh giá: “Chủ nghĩa dân tộc là một lực

- lượng hùng hậu nhất cuối thế kỷ XX có thể sử dụng để làm sụp đỗ hệ thống XHCN” Thực hiện ý đồ trên, các thế lực thù địch đã đưa ra luận thuyết mới: “Một dân tộc - một quốc gia” để tác động vào vấn đề dân tộc ở các nước XHCN

- Chi phối đầu tư và chiếm lĩnh thị trường là thủ đoạn nhăm đạt thắng lợi

trong lĩnh vực kinh tế, chiếm các vị trí then chốt trong nền kinh tế, từ đó chỉ phối

các quan hệ kinh tế, biến nền kinh tế thành “con tin” của các thế lực để quốc bên ngoài

- Ra sức tạo dựng và thúc đây những nhân tố phản động, chống đối từ bên

Trang 22

lâm vào khủng hoảng toàn diện, từng bước chuyển hóa chế độ chính tri theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hoặc bị chính các thế lực chống đối từ bên trong gây bạo loạn lật đỗ Điểm đáng chú ý là khi xây dựng lực lượng đối lập bên trong thì trọng tâm mà các thế lực thù địch quan tâm là các thành phần dễ bị kích

động, lợi dụng để gây mắt ôn định về chính trị

- Thông qua văn hóa, văn nghệ, du lịch, hội thảo , nhất là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng phát tán bất hợp pháp các sản phẩm văn hóa độc hại, đồi truy để truyền bá văn hóa tư sản, kích thích phát triển chủ nghĩa cá nhân

cực đoan, lỗi sống thực dụng, ích kỷ, vụ lợi, hưởng lạc nhằm tha hóa cán bộ,

đảng viên, đầu độc quan chúng và thế hệ thanh niên ở các nước XHCN, hong

biến thế hệ này thành công cụ và lực lượng xã hội chủ yếu cua DBHB

1.2 Quan điểm của Đáng, Nhà nước Việt Nam về vai trò của hoạt động

thông tin đối ngoại trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Tuyên truyền để làm cho

những người đã yêu quý thì yêu quý chúng ta hơn, những người chưa hiểu thì hiểu đúng và đi đến yêu quý chúng ta, thậm chí làm cho những người chống đối chúng ta thì bớt hung hăng đi” Trong bối cảnh hiện nay, khi quá trình toàn cầu

hóa và cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, tác động mọi mặt đến đời sống: hòa bình, hợp tác vẫn là xu thế lớn nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đồ, khủng bố vẫn

diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp; các thế lực thù địch vẫn tăng

cường chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta, thì lời

dạy đó lại càng trở nên đúng đắn hơn bao giờ hết

Từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã xác định TTĐN là một bộ phận rất quan

Trang 23

Trong Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13-6-1992 của Ban Bi thu Trung ương

Đảng (Khóa VII) về đổi mới và tăng cường công tác TTĐÐN nhằm định hướng chỉ đạo hoạt động TTĐN của ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã chỉ ra vai trò của hoạt động TTĐN trong đấu tranh chống DBHB đó là “giới thiệu nước Việt Nam đổi mới ra nước ngoài, góp phần phân hóa những lực lượng đối địch, từng bước phá thế bao vây, cắm vận và mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình và hợp tác của nhiều nước, nhiều lực lượng trên thế giới”

Sau khi chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đồ, tình hình

thế giới diễn biến hết sức nhanh chóng và phức tạp, phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng

Các lực lượng thù địch với CNXH và chế độ ta đầy mạnh các hoạt động thông tin xuyên tạc, lừa bịp nhằm chống lại nhân dân ta Mặt khác, rất nhiều người, nhiều

nước trên thế giới muốn tìm hiểu về đường lối, kết quả đổi mới của đất nước ta và tìm hiểu về đất nước, con người của ta Nội dung TTĐÐN nhằm đấu tranh chống DBHB mà Đảng và Nhà nước ta đề ra lúc này là “kịp thời phê phán, bác bỏ những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hóa phản động, đồi trụy, kích động bạo lực”.”

Chỉ thị số 10/2000 CT-TTg ra ngày 26-4-2000 của Thủ tướng Chính phủ về

tăng cường quản lý và đây mạnh công tác TTĐÐN cũng đề cập đến nội dung chủ

yếu cia TTDN trong đấu tranh chống DBHB là “phổ biến rộng rãi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, những chủ trương quan trọng trên mọi lĩnh

' Chi thị số 11-CT/TW ngày 13-6-1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa VII) về đổi

mới và tăng cường công tác TTĐN

Trang 24

vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an nỉnh, quốc phòng ; bác bỏ những thông tin sai lệch, xuyên tạc về Việt Nam”

Sau khi Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam (2001) nhắn mạnh nhiệm vụ

tăng cường công tác TIĐN, ngày 27-12-2001, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã

ban hành Quyết định số 16-QĐ/TW về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác

TTĐN nhằm giúp Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ theo đối, đánh giá tình hình, chỉ đạo, phối hợp công tác TTĐN, đề xuất chủ trương và

trình Bộ Chính trị, Ban bí thư, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ra quyết định

Đối với hoạt động TTĐN trong đấu tranh chống DBHB của các thế lực thù

địch, điều 3 trong “Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động TTĐN” được ban hành

kèm theo Quyết dinh sé 16-QD/TW đã nêu rõ:

“Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp diễn biến của cuộc đấu tranh dư luận trên thế giới cũng như âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch

chống phá nước ta, đề xuất chủ trương, biện pháp ứng phó, đấu tranh; xây dựng

kế hoạch, chương trình hoạt động TTĐÐN trên địa bàn ngoài nước, quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam; thực hiện chức năng phát ngôn

chính thức của Nhà nước trên các vấn đề dư luận nước ngoài quan tâm

Bộ Công an cùng Bộ Ngoại giao theo đối âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá nước ta; đề xuất chủ trương, biện pháp ứng phó, đấu tranh; tham mưu phương cách thông tin - tuyên truyền đối ngoại về các vấn đề có

liên quan tới an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; đề xuất các biện pháp bảo

đảm an ninh thông tin trên địa bàn trong nước và ngoài nước”."

Sau hơn l6 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng khoá VII, công tác TTĐÐN đã góp phần quan trọng để bạn bè quốc tế và

đông bào ta ở nước ngoài hiệu rõ hơn về đường lôi, chính sách của Đảng, Nhà

3 Chỉ thị số 10/2000 CT-TTg ngày 26-4-2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý

và đây mạnh công tác TTĐÐN

* Quy chế phối hợp chỉ đạo hoạt động TTĐN (ban hành kèm theo Quyết định số 16-QĐ/TW

Trang 25

nước ta, thành tựu đổi mới của đất nước, văn hóa và con người Việt Nam, dau tranh chống lại các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá của các thé luc

thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, đóng góp tích cực vào thành tựu đối ngoại và công cuộc đối mới của đất nước Tuy nhiên, hoạt động

TTĐN vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong công tác dau tranh chống DBHB

do thông tin còn thiếu chủ động, nội dung thông tin chưa kịp thời, nhạy bén, năng

lực phản bác các thông tin sai trái còn hạn chế, chậm ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động thông tin Trong khi đó, tình hình

quốc tế lại diễn biến mau lẹ, phức tạp, khó lường, công cuộc xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc đan xen cả thời cơ và thách thức lớn

Trước tình hình trên, Ban bí thư Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Chỉ

thị 26-CT/TW ngày 10-9-2008 về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác TTĐÐN

trong tình hình mới Chỉ thị xác định rõ nội dung và biện pháp chủ yếu của công

tác TTĐN trong đấu tranh chống DBHB của các thế lực thù địch trong tình hình mới là:

- Tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng

hóa, đa phương hóa Thường xuyên giới thiệu các thành tựu của công cuộc đổi

mới, mở rộng việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới

- Tăng cường cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của

các phần tử cơ hội, phản động: nâng cao tính chiến chiến đấu, tính thuyết phục

của các bài viết, ấn phẩm văn hóa, làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước

ngoài và bạn bè quốc tế hiểu đúng thực trạng và xu thế đi lên của đất nước ta

Trang 26

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo công tác TTĐN cũng đang tiến hành xây dựng Đề án “Chiến lược phát triển TTĐN trong thời kỳ mới” nhằm mục tiêu đổi mới và đây mạnh công tác TTĐN của Việt Nam trong thời kỳ mới, tạo bước chuyển biến căn bản trong tổ chức và hoạt động TTĐN Trong đó, một trong những nội dung TTĐÐN được nhấn mạnh là đấu tranh phản bác lại những thông tin sai sự

thật, những luận điệu xuyên tạc, vu cáo đi ngược lại lợi ích của dân tộc

Như vậy, có thé thấy rằng công tác TTĐN đối ngoại nói chung và TTĐÐN

chống DBHB nói riêng trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm sâu

sắc, sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước Với vai trò là một mũi tiến công

chủ chốt trong cuộc đấu tranh chính trị, tư tưởng của nước ta trên phạm vi thế giới, TTĐÐN đã góp phần không nhỏ làm suy yếu âm mưu của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam

Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế với những thuận lợi, thời cơ và cũng không ít thách thức, cuộc đấu tranh chống DBHB cũng ngày càng gay gắt và phức tạp hơn Để đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong tình hình mới, công tác TTĐN cần phải được tiếp tục đổi mới và tăng cường mạnh mẽ trên mọi lĩnh

vực, cần phải được triển khai một cách đồng bộ, thiết thực và hiệu quả với sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương và sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành và các

địa phương

1.3 Những nhân tổ ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động thông tin đối ngoại trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”

1.3.1 Những nhân tổ ảnh hưởng thuận lợi

Trong những năm vừa qua, Việt Nam tiếp tục giữ vững ổn định tình hình

chính trị - xã hội, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Thực hiện nhất

quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chúng ta đã giữ vững môi trường hòa bình và tạo các điều

Trang 27

phat triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia, g6p phan tích cực vào cuộc đầu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ

và tiễn bộ xã hội

Có thể kế ra một số thành tựu lớn Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua

như sau:

Thứ nhất là sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO Bằng

thiện chí và những cố găng không mệt mỏi, Việt Nam đã vượt qua những trở ngại

của một quá trình thương thuyết kéo dài hơn 11 năm với 15 vòng đàm phán để chính thức bước vào ngôi nhà chung của Tổ chức Thương mại thế giới với tư cách là thành viên thứ 150 vào ngày 7-11-2006 tại Geneva (Thụy Sĩ) Đây là một

bước tiến quan trọng đưa quá trình hội nhập của Việt Nam từ cấp độ khu vực

(ASEAN nam 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996 và APEC năm 1998) lên

đến cấp độ toàn cầu, đem lại những thời cơ và thách thức không nhỏ cho Việt

Nam trong quá trình hội nhập với thế giới

Thứ hai là việc Việt Nam trở thành ủy viên không thường trực của Hội

đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và đảm nhiệm thành công

chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc vào tháng 7-2008, góp phần không nhỏ trong việc tham gia xử lý các vấn đề quan trọng, có độ nhạy cảm cao như vấn đề hạt nhân của Iran, vấn đề Zimbabwe, vấn đề Myanmar cũng như vấn đề tranh chấp gữa Campuchia và Thái Lan

Ngoài ra, Việt Nam cũng đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện văn

hóa, thể thao, chính trị, tôn giáo lớn của khu vực và thế giới Tiêu biểu là Đại hội Thể thao Đông Nam Á Seagame 22 năm 2003, các sự kiện của năm APEC - Việt Nam - 2006 trong đó có Tuần lễ Cấp cao APEC tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2006, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, lễ

Trang 28

hút sự tham dự của 5000 đại biểu đến từ 90 quốc gia trên thế giới, qua đó giới thiệu và khăng định với bạn bè thế giới quan điểm chỉ đạo, đường lối phát triển tôn giáo nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đánh bại những âm mưu của các thế lực thù địch muốn dùng tôn giáo để xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh của Việt

Nam

Đặc biệt ngày 19-4-2008 Việt Nam đã phóng thành công vệ tính VINASAT - 1 Đây là một bước tiến quan trọng tăng cường hạ tầng viễn thông, nâng cao chất lượng, đa đạng hóa các loại hình truyền thông, kể cả các dịch vụ truyền thông công nghệ cao, góp phần quan trọng thúc đây công tác TTĐN nói chung va TTDN trong đấu tranh chống DBHB nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nỗ thông tin như hiện nay và các thế lực thù địch luôn sử dụng những

công nghệ thông tin hiện đại, tiên tiến nhất Chúng ta sẽ có điều kiện tiếp cận tới

ngày càng nhiều đối tượng thông tin, với bạn bè quốc tế, với hơn 3,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài bằng những phương thức chuyên tải thông tin phong phú, đa dạng và hiệu quả

Những thành tựu mà Việt Nam đạt được sau hơn 20 năm đổi mới đã nâng sức mạnh tổng hop va vi thế của đất nước lên một tầm cao mới Đây chính là cơ sở hết sức thuận lợi đối với cong tac TTDN chéng DBHB, 1a diéu kién thuan loi

để mở rộng việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách đổi mới và hội nhập

của Đảng và Nhà nước ta, quảng bá hình ảnh một nước Việt Nam năng động,

thân thiện và hòa bình đến nhiều nước trên thế giới, góp phần đánh tan các luận

điệu xuyên tạc của kẻ thù

1.3.2 Những nhân tổ gây cản trớ, khó khăn

Bên cạnh các nhân tố ảnh hưởng thuận lợi nêu trên, những năm qua chúng ta cũng phải đối phó với không ít những nhân tố gây cản trở, khó khăn, đặt ra

không ít thách thức Lợi dụng sự diễn biến mau lẹ và phức tạp của tình hình khu

vực và quốc tế có lợi cho chủ nghĩa đế quốc, các thế lực cơ hội, thù địch những

Trang 29

tư tưởng văn hóa, nhằm làm lung lay ý thức hệ tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta Các lực lượng cực hữu của Mỹ và Tây Âu tiếp tục duy trì “chính sách hai mặt”, lợi dụng việc tham gia WTO của Việt Nam để dùng kinh tế gây

sức ép thông qua các nghị quyết, đạo luật, hướng lái Việt Nam theo quỹ đạo

phương Tây Trên khu vực Biển Đông, tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp

Sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời

sống xã hội đem lại cho chúng ta nhiều mặt thuận lợi nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức gay gắt hơn, phức tạp hơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nhiều trào lưu, khuynh hướng tư tưởng sai trái dễ dàng xâm nhập vào nước ta, tác động nhanh và mạnh vào tư tưởng, tâm lý tình cảm, lối sống của con người Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng đã tác động đến kinh

tế nước ta và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người dân; nhiều vấn đề xã hội nảy sinh tâm trạng lo lắng, bức xúc trong một bộ phận cán bộ, nhân dân trong khi sự chống phá của các thế lực cơ hội, thù địch trong và ngoài nước cũng ngày càng

quyết liệt, tỉnh vi hơn, sử đụng nhiều hình thức và thủ đoạn liên quan đến các vấn

đề nhạy cảm như biên giới, lãnh thổ, dân chủ, tôn giáo, nhân quyên, lợi dụng các vấn đề tham nhũng, khiếu kiện tập thể để kích động , gây chia rẽ nội bộ Điển

hình có thể kế đến các vụ: 42 Nhà Chung, Giáo xứ Thái Hà, vụ bắt và xét xử một

số cựu quan chức công an, nhà báo; vụ nhận hồi lộ của một quan chức Thành phố

Hồ Chí Minh liên quan đến công ty PCI của Nhật Bản

Các thế lực thù địch trong và ngoài nước lợi dụng sự phát triển của cách

mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là Internet như một công cụ lợi hại để đây

mạnh DBHB Chúng lập ra rất nhiều trang web, blog bằng tiếng Việt và tiếng

Anh với các địa chỉ khác nhau ở nước ngoài dưới sự hỗ trợ của các thế lực phản

động ở nước ngồi, nhằm đưa nhiều thơng tin công khai lên mạng, phổ biến rộng

Trang 30

interner dé tập hợp lực lượng, tổ chức kế hoạch, phối hợp hành động chống phá ta, đòi hỏi chúng ta phải luôn cảnh giác đấu tranh

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thơng tin tồn cầu cũng đặt ra thách thức đối với công tác đào tao, phát triển lực lượng làm công tác TTĐN của chúng ta với trình độ về ngoại ngữ, về nghiệp vụ TTĐN, đồng thời phải có giải pháp ưu tiên tập trung đầu tư cơ sơ vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại để nắm bắt tình hình và xử lý kịp thời các van dé quốc tế liên quan đến Việt Nam,

Trang 31

CHUONG 2

Thực trạng hoạt động thông tin đối ngoại chống “diễn biến hòa bình”

ở Việt Nam hiện nay

2.1 Hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống

phá Việt Nam trong thời gian qua

e_ Âm mưu nhất quán của các thế lực thù địch là xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt

Nam, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam, đưa nước ta theo chế độ tư bản chủ nghĩa

Đề thực hiện âm mưu này, thời gian qua các thế lực thù địch đã tiến hành

đây mạnh các hoạt động chống phá ta Cụ thể là:

- Thứ nhất, chúng gắn DBHB chặt chẽ với bạo loạn lật đỗ ở các địa bàn

chiến lược như Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ Trong thời gian vừa qua các thế lực thù địch đây mạnh truyền đạo Tin lành trái phép ở Tây Nguyên và Tây Bắc để tập hợp, lôi kéo Chúng phát triển các tổ chức phản động Tin lanh Déga, tô chức cuộc bạo loạn lần thứ hai ở Tây Nguyên vào tháng 4-2004 Còn ở Tây Nam Bộ chúng đang lợi dụng vấn đề lịch sử biên giới để tuyên truyền tư tưởng

hận thù dân tộc, lợi dụng các vụ tranh chấp khiếu kiện để kích động biểu tình và

trốn sang Campuchia theo kịch bản ở Tây Nguyên Để thực hiện mục đích này,

chỉ riêng trong năm 2005, Mỹ tổ chức 91 đoàn đi các địa phương, trong đó có 57

đoàn đi Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây Bắc; EU tổ chức 16 đoàn đi Tây Nguyên,

2 đoàn đi Tây Bắc nắm tình hình và tiếp xúc trên 30 đối tượng cực đoan trong dân

tộc thiểu số, số cơ hội chính trị, tù phản cách mạng được tha nhằm khẳng định sự

ủng hộ đối với số này |

- Thứ hai, chúng tiến công ta mạnh mẽ về tư tưởng - văn hóa với nhiều thủ đoạn để tác động làm thay đổi Cương lĩnh, đường lối, pháp luật, nhân sự với mục

Trang 32

tưởng, tạo ra “khoảng trống” tỉnh thần để đưa hệ tư tưởng tư sản vào, đi tới xóa

bỏ hệ tư tưởng XHCN

Để gia tăng sự chống phá ta về tư tưởng văn hóa, các thế lực thù địch đã

tập trung vào những thủ đoạn mới sau đây:

* Chúng tăng cường các mỗi liên kết đề chống phá ta:

- Tăng cường liên kết giữa các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở các nước với nhau Trong những năm qua, chúng mở nhiều chiến dịch chỗng pha

Việt Nam như chiến dịch “Lời hiệu triệu”, “Tối hậu thư” đòi giải tán Đảng cộng

sản Việt Nam; chiến dịch “Vận động trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam”; chiến dịch tuyên truyền, xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ

Chí Minh

- Tăng cường liên kết giữa các tổ chức phán động người Việt lưu vong ở bên ngoài với các thế lực cực hữu ở các nước phương Tây để chống phá ta Các tổ chức phản động người Việt lưu vong tại Mỹ và một số nước phương Tây mở đợt

vận động chính giới và một số nhân vật cực hữu đây vẫn đề dân chủ, nhân quyền

lên, gắn tự do tôn giáo với vấn đề dân tộc để chống phá Việt Nam, trong đó có vẫn đề ngăn chặn Việt Nam gia nhập WTO sớm Đáng chú ý, năm 2005 các tổ chức quốc tế - tay chân đắc lực của các thế lực cực hữu phương Tây đã phối hợp với Cơng đồn Đồn kết tổ chức hội thảo “Những bài học từ cuộc chiến đấu cho

tự do của Cơng đồn Đoàn kết” Tổ chức phản động lưu vong “Tân Việt” tại Mỹ đã cử đại điện tham dự hội thảo để kêu gọi các thế lực thù địch chống cộng quốc

tế ủng hộ lực lượng đối lập ở Việt Nam tiến hành thay đổi thể chế chính trị hiện

nay

- Tăng cường liên kết giữa các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở bên ngoài với số đối tượng cơ hội chính trị, chống đối ở trong nước để dựng

“ngọn cờ” tập hợp lực lượng, hình thành phe phái đối lập với Đảng cộng sản Việt

Trang 33

Bên cạnh việc móc nối ngày càng chặt chẽ với số phản động lưu vong, số cơ hội chính trị còn đây mạnh móc nối với số cực đoan trong các tôn giáo để tập

hợp lực lượng, thành lập “mặt trận” đấu tranh chung dé “đây nhanh tiến trình dân

chủ ở Việt Nam” Số này đã viết, chuyển ra bên ngoài và phát tán trong nước hàng ngàn tài liệu có nội dung xấu như: tuyên truyền khoét sâu những sai lầm, khuyết điểm của Đảng, Nhà nước ta, thổi phồng những khó khăn, hạn chế trong nước thành những van dé, bản chất của chế độ; tuyên truyền, giải thích sự sụp đỗ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu như là quy luật tất yếu, con đường

không thể khác được của các nước XHCN còn lại, nhất là Việt Nam; phê phán

cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, gieo rắc tâm lý bi quan, bài bác con đường đi lên CNXH, đả kích chủ nghĩa Mác — Lênin, ca ngợi chủ nghĩa tư bản

Đáng chủ ý, trong thời điểm Đảng ta tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ X, các thế lực phản động càng phối hợp trong ngoài chặt chế, có toan tính, có

bước đi để thực hiện mục tiêu “dân chủ” Sau khi Hoàng Minh Chính ở Mỹ về,

chúng đã cho ra mắt tờ báo điện tử “Tiếng nói dân chủ” - cơ quan ngôn luận của “Phong trào dân chủ thống nhất” với hai địa chỉ truy cập ở nước ngoài do Trần Khuê làm chủ bút Trong số đầu tiên ra mắt, ngoài những bài vu cáo, đả kích Đảng và Nhà nước ta, chúng đăng bài hướng dẫn cách thức vượt “bức tường lửa”;

phát động và tập hợp nhân dân đấu tranh để tạo sức ép mạnh mẽ buộc Đảng Cộng

sản Việt Nam phải đối thoại với cái gọi là “Phong trào dân chủ” | * Quốc tế hóa các tô chức phản động để chống phá Việt Nam:

Nổi lên là các tổ chức “Chính phủ Việt Nam tự do”, “Tân Việt”, “Liên

minh Việt Nam tự do” ở địa bàn Mỹ, Úc, Pháp, Canada, Đức tăng cường liên kết

chống phá ta Ngoài ra, “Đảng dân tộc” của Nguyễn Hữu Chánh, “Đảng nhân dân

hành động” của Nguyễn Sỹ Bình và “Đảng tự do dân chủ Việt Nam” của Lê Trần

Tỉnh tại Đức đã thống nhất lập “Ủy ban lâm thời lãnh đạo” của “Hội đồng cách mạng cứu quốc của khu vực Đức và châu Âu” với mưu đồ “hợp tác với lực lượng

Trang 34

đã tạo điều kiện, hoặc công khai đến dự một số hoạt động của các tổ chức phản động này

* Mỹ và các nước phương Tây phối hợp liên kết với nhau chặt chẽ hơn để sử dụng chính sách hai mặt theo phương châm vừa hợp tác vừa chống phá Mở

rộng hợp tác còn để tạo điều kiện tác động chuyên hóa bên trong

Trong những năm qua, Chính phủ Mỹ tiếp tục mở rộng các hoạt động thúc

đây quan hệ, hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, quân sự, văn hóa,

khoa học, giáo dục đánh dấu bằng việc mời Thủ tướng ta thăm My Song thực

chất, Mỹ chuyên đổi phương thức, áp dụng “chính sách hai mặt” để lái ta theo

quỹ đạo của Mỹ Trong “Tuyên bố chung” của chuyến thăm, Mỹ cam kết “Tôn trọng an ninh và toàn vẹn lãnh thô của Việt Nam” (hàm ý Mỹ không ủng hộ ly khai tự trị ở Tây Nguyên, không ủng hộ Ksor Kok) nhưng trong “Dự luật chuẩn chi ngân sách ngoại giao năm tài khóa 2006” Mỹ chỉ 2 triệu USD cho các dự án “Hỗ trợ Tây Nguyên của Việt Nam”, trong đó chỉ 1 triệu USD cho “Dự án phát triển người Thượng” EU cũng chú trọng ưu tiên với vùng dân tộc thiểu số Tây

Bắc, Tây Nguyên nhằm tăng cường hiện diện, tạo cớ có mặt ở các địa bàn này để

kích động nhân tố gây bạo loạn Đồng thời thông qua quan hệ hợp tác, đầu tư và lợi dụng Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, cả Mỹ, EU, Úc luôn tìm cách gắn

viện trợ, đầu tư, phát triển với những vấn đề đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân

quyền Một minh chứng là đoàn Hạ nghị sĩ Christopher Smith - Phó Chủ tịch Tiểu ban Châu Á - Thái Bình Dương của Hạ viện Mỹ, vào Việt Nam từ ngày 1

đến 4-12-2005 để nắm những thông tin liên quan đến “Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo”, khi về Mỹ phát biểu đã xuyên tạc, vu khống tình hình Việt Nam và cho

rằng việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ gắn với tự do, tôn giáo và nhân quyển

Mỹ và các nước phương Tây mở rộng hợp tác giáo dục với Việt Nam, lợi dụng hợp tác giáo dục này để hình thành lực lượng trí thức thân phương Tây Nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) đây mạnh hợp tác với Việt Nam trong đó có

Trang 35

lực lượng chống đối tại các địa bàn chiến lược Một số tổ chức của Mỹ và phương

Tây còn tăng cường hoạt động tô chức mời nhiều đoàn trí thức, văn nghệ sỹ Việt Nam sang thăm quan Mỹ Trong số này họ mời đích danh nhiều nhân vật cấp

z A+¬A?3

tiến Họ còn tổ chức trao giải thưởng cho một số văn nghệ sỹ “cấp tiến” sáng tác

những tác phẩm có nội dung phản động của Việt Nam

* Cac thé lực thù địch gắn DBHB với bạo loạn lật đổ, điều đáng chú ÿ là

chúng công khai kích động tập hợp lực lượng để bạo loạn ở một số nơi vào một

số thời điểm nhạy cảm, để ta tập trung lực lượng đối phó mà sao nhãng các hoạt động DBHB theo chiều sâu làm cho ta “tự diễn biến”

Để thực hiện ý đồ này, thông qua các tổ chức phi chinh phu (NGO), qua

các hình thức hợp tác về văn hóa, khoa học, giáo dục để thâm nhập sâu vào nội bộ, tác động vào những cơ quan quan trọng và những cán bộ tham gia hoạch định

đường lối chính sách Đặc biệt, Mỹ và phương Tây đang đây mạnh “Chiến lược giáo dục cho Việt Nam” để tạo ra một lớp người “thân Mỹ”, “thân phương Tây” Phòng Thông tin - Văn hóa (PAS) thuộc Sứ quán Mỹ đang có nhiều hoạt động can thiệp sâu vào công việc nội bộ của ta như gửi “Phiếu cung cấp thông tin” (Alert), triển khai các dự án “Góc nước Mỹ” và đang có ý đồ triển khai bộ môn

“Hoa Kỳ học” tại các trường đại học Việt Nam

Các thế lực thù địch đây mạnh việc đòi Nhà nước ta cho ra báo tư nhân,

nhà xuất bản tư nhân; khuyến khích các khuynh hướng văn nghệ độc lập với chính trị, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa - văn nghệ Đồng thời

chúng tăng cường phát triển các nhân tố chống CNXH trong lòng xã hội ta như ép

ta phát triển mạng lưới kinh tế tư nhân, thúc đây sự hình thành xã hội tiêu thụ

dưới tác động của hàng hóa, nguồn vốn của Mỹ và các nước phương Tây Đáng

chú ý, một luận điệu được đề cập nhiều trong mấy năm gần đây là chúng cho rằng

Trang 36

* Các thể lực cực hữu ở Mỹ và các nước phương Tây gia tăng sức ép với ta

thông qua việc thể chế hóa các vấn đề dân chủ, nhân quyên, tôn giáo, dân tộc

thành các loại nghị quyết, dự luật, bảo cáo, khuyến nghị dé can thiệp sâu vào nội

bộ ta, để ép, chống phá ta

Chúng tìm mọi cơ hội có thể và triệt để lợi dụng các sự kiện ở trong nước

và quốc tế, nhất là những vấn đề phức tạp, nhạy cảm liên quân đến dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để đưa ra các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, kích

động nhằm chống phá chế độ ta, với những nội dung chủ yếu sau: > Xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyên:

- Thứ nhát, cac thé luc thù địch tố cáo thể chế chính trị ở VN là độc tài toàn

trị, độc đảng lãnh đạo, hoạt động theo cơ chế "Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, Mặt trận vỗ tay, Chính phủ ra tay, Doanh nghiệp nhà nước ngửa tay, Công ty hữu hạn ngoặc tay, Công an còng tay, Tội phạm bat tay, Bao chi chim tay, Tri

thức phẩy tay, Đông đội cụt tay, Quan chức đây tay, Dân trắng tay” Đặc biệt là chúng lợi dụng vấn đề chống tham nhũng, tung tin xuyên tạc về các hành vi tham

nhũng của lãnh đạo cấp bộ, ngành, tỉnh, thành Sử dụng các sự việc nhạy cảm, khai thác các cứ liệu về sự suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ,

đảng viên để quy kết Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng tham nhũng; khai thác những bất cập trong xử lý các vụ án tham những để tố cáo ta bao che tham nhũng: qui kết nguyên nhân mọi yếu kém, tiêu cực đều do cơ chế độc đảng lãnh

đạo và việc lựa chọn định hướng XHCN là sai lầm Qua đó, gieo rắc tư tưởng

hoài nghi, làm suy giảm, thậm chí mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự

quản lý điều hành của Nhà nước, gây tâm lý lo ngại, bất bình âm ỉ trong xã hội để

nhen nhóm quá trình “tự diễn biến”, dẫn đến đấu tranh thay đổi thể chế chính trị

- Thứ bai, các thé lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu lãnh tụ, lãnh đạo: chúng tung ra cái gọi là “những tư liệu chưa biết về Hồ Chí Minh” và hàng trăm

Trang 37

bài viết nhằm mục đích hạ bệ thần tượng, phủ định tư tưởng Hồ Chi Minh va

công kích vào Cuộc vận động “Học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hỗ Chí Minh” do Đảng cộng sản Việt Nam phát động Gần đây chúng tung lên mạng những hình ảnh “Tết thăm nhà bác Lê Khả Phiêu” và “Nhà thờ họ của Thủ tướng

Nguyễn Tấn Dũng” với ý dé xấu

- Thứ ba, các thế lực thù địch tố cáo ta vi phạm nhân quyền, quyền cơ bản của người dân bị chà đạp, quyền yêu nước bị cắm đoán, đặc biệt không có quyền

tự do ngôn luận, không được có ý kiến khác biệt, đặc biệt là về chính trị Chúng gửi nhiều thư ngỏ tới các tổ chức thế giới tố cáo ta đi ngược lại văn minh, tiến bộ

thế giới, sử dụng các thủ đoạn để đàn áp, hành hung, bỏ tù những nhà “bất đồng chính kiến”, “bất đồng chính trị”, “tù nhân lương tâm”, những người có tiếng nói khác biệt, có tư tưởng “dân chủ” nhằm kích động thái độ thiếu thiện cảm của thế giới với chế độ ta, làm suy giảm uy tín của các lực lượng giữ gìn và bảo vệ trật tự an ninh với người dân ; đòi hỏi đa nguyên đa đảng, đòi thiết lập quyền tự do

dân chủ vô hạn độ, tự do hội họp, phát ngôn, ra báo tư nhân, nhà xuất bản tư

nhân, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử, cho rằng nếu không đa nguyên đa đảng thì người dân sẽ bị bưng bít thông tin, bóp nghẹt dân chủ, vi phạm nhân quyền

So sánh Việt Nam với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singgapo,

Malaixia, Hàn Quốc với lập luận các nước này không theo CNXH, không có Đảng cộng sản lãnh đạo, có thê chế đa nguyên đa đảng và đều phát triển hơn Việt

Nam, từ đó cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam phải chấp nhận một thế hệ dân chủ

phù hợp với thông lệ dân chủ của thế giới

- Thứ tư, các thế lực thù địch tổ cáo Việt Nam không có tự do báo chí; khai thác những vụ xử lý nội bộ, đề bạt nhân sự các báo, đài để xuyên tạc, vu khống Việt Nam quản lý, bịt miệng báo chí, triệt tiêu, vô hiệu hóa tự do ngôn luận, tao

ra những chứng cớ về việc chính quyền bưng bít thông tin qua những sự kiện thời sự trong nước, quốc tế nhạy cảm Một ví dụ cụ thể là trong bản phúc trình năm

Trang 38

Kỳ), Tổ chức này cho rằng năm qua tình trạng đàn áp ký giả diễn ra khắp nơi trên

thế giới, trong đó có Việt Nam Hơn thế nữa, Tổ chức này còn đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc về tình hình báo chí, đặc biệt là hoạt động internet, blog ở Việt

Nam Trong bản phúc trình này, CPJ xếp Việt Nam vào nhóm các nước mà họ gọi là “tấn công, đàn áp báo giới” CPJ cho răng, cơ sở của nhận định đó là trong năm qua, Việt Nam đã “đàn áp nhiều ký giả, những người viết nhật ký trên mạng (tức

342 66

blogger)”, “vô cơ bắt giam và thu hồi thẻ nhà báo của một số phóng viên”; răng

“Việt Nam ngăn chặn mọi trang web và những tài liệu trên mạng”

- Thứ năm, các thế lực thù địch khai thác triệt để các bài viết, đơn thư tố

cáo nội bộ, hồi ký (hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh), thư góp ý để kích động, xuyên tac, cho rằng trong Đảng mắt dân chủ nghiêm trọng: cán bộ, đảng viên bất mãn với chế độ nhưng không dám nói ra sự thật, nếu có nói thì bị gây khó khăn, trù

dập Chúng bịa đặt ra phe “cải cách”, “bảo thủ” - phe “thân Mỹ”, “thân Trung

Quốc” trong Đảng đánh nhau tranh giành quyền lực để gây mất lòng tin trong

nhân dân, chia rẽ nội bộ, từng bước tập hợp lực lượng, tạo dựng ngọn cờ tìm cách hình thành tổ chức chính trị đối lập, tạo thế đối trọng với Đảng cộng sản Việt Nam

- Thứ sáu, các thê lực thù địch tuyên truyền, quảng bá các giá trị dân chủ, nhân quyền phương Tây, đề cao quan điểm “dân chủ tư sản”, “nhà nước pháp

quyền tư sản”, cô súy cho một xã hội có nền kinh tế thị trường tự do, tự do phổ

biến các tư tưởng không cộng sản, chấp nhận quyền lập đáng không cộng sản Đặc biệt nhân sự kiện Obama đắc cử tổng thống Mỹ, chúng viết rất nhiều bài ca ngợi dân chủ, nhân quyền và bầu cử Mỹ, hướng thanh niên vào sùng bái giá trị My

- Thứ bảy, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng những vấn đề nhạy cảm,

tồn đọng trong giải quyết tranh chấp biên giới, biển, đảo giữa ta với Trung Quốc, một mặt chúng cho rằng nước Trung Quốc XHCN anh em đã chiếm đất, cướp

Trang 39

đảo của Việt Nam với sự tiếp tay đồng lõa của Đảng cộng sản Việt Nam tay sai;

mặt khác chúng ra sức tuyên truyền cổ động cho đường lối thân Mỹ, dựa Mỹ, chúng cho rằng ta phải nhờ Mỹ hậu thuẫn để chống lại Trung Quốc, lấy lại đất, biển, đảo Lợi dụng sự thiếu hiểu biết, lòng yêu nước mù quáng và sự non kém

chính trị của thanh niên, đặc biệt là lưu học sinh, chúng xuyên tạc nhà nước Việt Nam là tay sai của “tàu cộng”, dâng đất, bán biển cho tàu cộng, bưng bít thông

tin, thông tin một chiều, đàn áp, cắm không cho người dân biểu tình bày tỏ thái độ

phản đối Trung Quốc để lôi kéo, tập hợp lực lượng cố tình tạo ra những mâu thuẫn giữa ta với Trung Quốc, gây sức ép với Chính phủ phải nghiêng hẳn về phía Mỹ, cuối cùng từ bỏ CNXH

- Thứ tám, các thé luc tha dich loi dụng các vụ khiếu kiện, đình công để

kích bác chính quyền chỉ đứng về giới chủ, bảo vệ lợi ích kẻ có tiền, không quan tâm bảo vệ quyền lợi cho người lao động, không giải quyết nguyện vọng chính

đáng của “dân oan” Xuyên tạc đối sách của Nhà nước, hành xử của lực lượng

công an, khoét sâu mẫu thuẫn về đất đai giữa người dân và chính quyền, dựng

chuyện đàn áp “dân oan”, người khiếu kiện không được tôn trọng, người dân

không được quyên tự do biểu tình, mít tỉnh

- Thứ chín, trong văn học nghệ thuật, việc xử lý các sai phạm của văn nghệ sĩ, trí thức; việc thu, hủy xuất bản phẩm cũng bị các thế lực thù địch lợi dụng xuyên tạc Với chiêu thức mưa dầm thấm sâu, chúng liên tục viết bài xuyên tạc

nhà văn không có quyền tự do sáng tác, quyền tự do lập hội nhằm lôi kéo chuyển hóa tư tưởng giới trí thức, văn nghệ sĩ, kích động đòi tự do sáng tác, tự do công

bố các tác phẩm, phản đối sự kiểm duyệt của nhà nước, từng bước đòi thoát ly sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn học nghệ thuật Đặc biệt, kích động lôi kéo

các phần tử văn nghệ sĩ có biểu hiện dao động chính trị, có những tác phẩm bị cắm xuất bản hoặc thu hôi viết bài chống đối chế độ; xoáy sâu vào những bất bình âm ỉ trong giới trí thức về những tệ nạn xã hội, tham nhũng Đòi “lật án” để bào

Trang 40

hội từng có sai lầm trong quá khứ, đòi đánh giá và để cao “công lao” của một số

nhân vật lịch sử đối với đấtnước -

- Thứ mười, các thế lực thù địch khai thác vấn đề tâm linh, mê tín dị đoan

để dựng chuyện điềm báo, dự báo về sự sụp đồ của Đảng cộng sản Việt Nam,

nhân sự lãnh đạo cấp cao, tình hình xã hội, sự phát triển của “lực lượng dân chủ

đối lập” gây sự lo lắng, bất an trong nhân dân

> Kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc:

- Thứ nhất, lợi dụng các chuyến thăm và làm việc tại nước ngoài, nhất là ở Mỹ và Tây Âu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, chúng tổ chức

biểu tình, tây chay; tuyên truyền xuyên tạc tình hình trong nước và ra sức chống đối, phá hoại chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc Như cho rằng “Đảng “nói một đường, làm một nẻo”, nói “hòa hợp dân tộc”, nhưng lại không chịu “hòa giải dân tộc”, vẫn cứ khăng khăng “đổi mới nhưng không đổi màu” và cứ mải mê húc đầu xuống cát theo chủ trương “hội nhập mà không hòa tan” để kiên định với cái Chủ

nghĩa phá sản Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” (bài “Theo voi ăn bã gì?”

của Phạm Trần)

Hay xuyên tạc Nghị quyết 36, kiểu như: Ngày đi đảng gọi Việt gian

Ngày về thì đảng chuyển sang Việt kiều Chưa đi phản động trăm chiều

Đa lô (đô la) thì được, ẩa nguyên thì đừng”

- Thứ hai, chúng đây mạnh tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, như vấn để lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, lịch sử vương quốc Chăm pa để kích động tư tưởng hận thù dân tộc, đòi ly khai, tự trị; cổ xúy và hậu thuẫn cho số phản động ở các khu vực trọng điểm gia tăng hoạt động chống phá, thực hiện ý đồ thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập” ở Tây Nguyên, “Nhà nước Khmer Krom” ở Tây Nam

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w