1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của làng nghề truyền thống gốm sứ trên địa bàn huyện gia lâm thành phố hà nội

60 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 6,26 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN KHOA KINH TE KoA DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC vì ` DE TAI: | | | | TAC DONG CUA HOI NHAP KINH TE QUOC TE DOI VOI | |

| | SỰ PHAT TRIEN CUA LANG NGHE TRUYEN THONG GOM SU; |

| | TREN DIA BAN HUYEN GIA LAM - THÀNH PHÓ HÀ NỘI Ì |

226 - s2, |

ị Giáo viên hướng dẫn: TS.T ran Thi Ngoc N ga !

| Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thi Mai Phương (Chú nhiệm) ị |

Trang 2

MUC LUC

CAC TU VIET TAT vecccccccccccsecececscscsssssescsssessscevecsvsvevessisscevevssassesatsvevevevevevees 1 PHAN MO) DAU oonoeecececcccccosscscssscscssssessscsssessseccavscssevsasesessevevevevecevevevevevesecees 2

PHAN NỘI DUNG 6 SG 1111111 7122117121171 2110111121 yee 6

CHUONG I: LANG NGHE TRUYEN THONG VA VAI TRO CUA LNTT

TRONG QUA TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUÖC TẼ 5G se r2 c+2 6

1.1 Làng nghề và các nhân tô ảnh hưởng đến sự phát triển của lang nghé 6 1.1.1 Lang nghé va dic diém ctia lang nghé eececccessesseseeseeseeseseeese 6

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát trién lang nghé we 13

1.2 Vai trò của việc phát triển làng nghề trong quá trình hội nhập kinh

tế quốc 19

1.2.1 Hội nhập kinh tế quốc tẾ 2s: + tEsvE2EE2EE2E2E2E2EEtEE2Ezcsee 19

1.2.2 Vai trò của việc phat trién lang nghé oo ecseeeeeeseeceeeeeeeeee 21

CHUONG II: THUC TRANG TAC DONG CUA HOI NHAP KINH TE

QUỐC TẾ ĐÉN SỰ PHÁT TRIEN CUA CAC LANG NGHE TRUYEN THONG

TREN DIA BAN HUYEN GIA LAM cececcecceseccecceccescscescscessecescssessseseseateaes 26

2 1 Khái quát các làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội 26

2.2 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm -5¿ 28

Trang 3

-_ CHƯƠNG II: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIAI PHAP DAY MANH SU PHAT TRIEN LANG NGHE TRUYEN THONG HA NOI TRONG XU THE HOI NHẬP KINH TE QUOC TE HIEN NAY oo ccccccccccceccececcescsssseseesesesecseesccsseessees 42 3.1 Phương hướng các 42

3.2 Một số giải pháp cơ bản -5s-Sct 22 2E121112112112212121221 511cc 42

3.2.1 Giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ -¿ -: 45

3.2.2 Giải pháp đảm bảo về nguyên liệu cho các làng nghề

truyền thống -. s- sex SEtEEEE112111152112112112112212EEEEEEcyee 48

3.2.3 Giải pháp đây mạnh công tác tạo nguồn nhân lực (tổ chức

đào tạo, truyền, nhân cây nghề, nghệ nhân) 48 3.2.4 Huy động nguồn vốn và chính sách đầu tư -cc¿ 50

3.2.5 Đảm bảo về môi trường để phát triển bền vững 51 3.2.6 Tăng cường áp dụng kỹ thuật công nghệ mới - 52 3.2.7 Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hoá,

quy hoạch địa bàn sản xuẤt -cccecscEgEEEsrkcrverres 52

PHẢN KẾT LUẬN .- 5c 2n St 2212212215221 2 12 EEeeerereerreee 55

TÀI LIỆU THAM KHÁO 2552 22s 215 22112211221521EE02E12EEEEEEEeree 56

Trang 4

CAC TU VIET TAT

CNH-HDH: Céng nghiép hoa, hién dai hoa

CN-TTCN: Cong nghiệp, tiêu thủ công nghiệp

KTTT: Kinh tế thị trường

LNTT: Lang nghé truyén théng

WTO: Tổ chức Thương Mại thế giới

UBND: Uỷ ban nhân dân

Trang 5

PHAN MO DAU

1 Ly do chon dé tai

1.1 Vềphương diện lý luận

Lịch sử phát triển nền văn hoá cũng như lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề Bởi sản phẩm của nó không chỉ là vật phẩm văn hóa hay kinh tế thuần tuy cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, mà nó còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng cho

nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển dân trí, đặc điểm nhân văn sâu sắc

Làng nghề được xem là bộ phận kinh tế cơ bản trong định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH — HDH) nông thôn, đóng vai trò quan

trọng trong nên kinh tế quốc dân, đồng thời thu hút một nguồn ngoại tệ lớn

làm giàu cho đất nước Trong quá trình CNH — HĐH đất nước nhằm mục tiêu đến năm 2020 nước ta về cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc phát triển ngành nghề ở nông thôn trong đó có làng nghề là một bộ phận quan trọng, góp phần thúc đây kinh tế xã hội nông thôn phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn Điều này cũng được khẳng định trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: “phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề äa dạng, chú trong cong nghiép ché bién, co khi phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiễu

việc làm mới ”

Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh hiện nay, vị thế ấy của làng nghề nói chung và làng nghề truyền thống nói riêng càng phải được nâng lên bằng chính sách và cơ chế phù hợp và sự năng động của chủ nhân trong các làng nghề

Trang 6

1.2 Về phương diện thực tiễn

Làng nghề thủ công Việt Nam có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, đến đầu thế kỷ XI sản phẩm thủ công nước ta bắt đầu xuất khẩu, đạt được sự phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIII Cả nước hiện nay có hơn 2790 làng nghề trong đó có hơn 240 làng nghề truyền thống đang hoạt động thường xuyên, nhât là ở vùng nông thôn

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là dưới tác động,

ảnh hướng tiêu cực của cuộc suy thối kinh tế tồn cầu đến Việt Nam nên một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có hệ thống

làng nghề cũng chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ Nhiều làng nghề do không cạnh tranh và không theo kịp thị trường đã lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, một số cơ sở nhỏ phải chuyền nghề sang sản xuất đồ thủ công, đỗ gia

công đề cầm cự Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phải

tìm ra hướng đi mới cho sản xuất và kinh doanh để khôi phục sức sản xuất, thu hút lao động và hơn cả là giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc đang dần bị mai một do tác động của suy thoái kinh tế

Trước đòi hỏi như vậy, nhóm sinh viên chúng em chon dé tai: “Tac động của hội nhập kinh tế quốc tế tới sự phát triển của làng nghệ truyền

thông gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm- Thành phố Hà Nội” làm đề

tài nghiên cứu

2 Lịch sử nghiên cứu vẫn đề

Phát triển làng nghề truyền thống đã được nhiều tác giả nói toi Trước hết là trong văn kiện của Đảng: Quyết định 132/2000/QĐ-Ttg ngày

24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích

phát triển làng nghề nông thôn; |

Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/06/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;

Nghị quyết số 30 về hỗ trợ và phát triển làng nghẻ, Đại hội LX, X của Đảng:

Trang 7

Một số bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đăng trên tạp chí Cộng sản cùng nhiều bài viết xung quanh vấn đề phát triển làng nghề truyền thống trong sự nghiệp CNH - HĐH giai đoạn hiện nay ở nhiều góc độ như:

- Phát triển làng nghề giải quyết việc làm ở nông thôn - Đoàn Tất Thắng:

- Phát triển làng nghè, giải quyết việc làm ở nông thôn - Nông thôn

đổi mới;

- Phát huy vai trò của du lịch làng nghề Việt Nam, phát triển ngành

nghề nông thôn - Nguyễn Mạnh Dũng, 2004, NXB Hà Nội;

- Hội thảo quốc tế: “Bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền

thong” T8 / 1996 tại Hà Nội;

- “Diễn đàn làng nghệ năm 2007”, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ

chức, ngày 17-11, tại Trung tâm Tiếp thị triển lãm Nông nghiệp và PTNT,

số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội;

- Luận văn thạc sỹ: “Khôi phục và phát triển làng nghệ truyền thống ở Việt Nam”, Vũ Thị Thu, Hà Nội, 1998;

Cuốn sách “Nghề cổ đất Việt”, Vũ Từ Trang, 2007, NXB Văn hóa

thông tin, trình bày hơn 100 làng nghề cổ ở Việt Nam, đặc điểm phát triển và nét đặc sắc trong văn hóa làng nghề

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục dích nghiên cứu

Làm rõ tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện

nay, thực trạng sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vị thế của làng nghề trong xu thế phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Trang 8

3.2 Nhiém vụ nghiÊn cứu

Nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung và trên phạm vi

địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng:

Phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống Hà Nội và quá trình làng nghề tham gia hội nhập kinh tế quốc tế những năm vừa qua;

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh và tiếp tục hội nhập kinh tế của làng nghề truyền thống hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được xây đựng trên cơ sở lý luận và phương pháp duy vật biện

chứng của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các

quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về sự phát triển của các làng nghề truyền thống Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng một số phương pháp như phương pháp quan sát, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp thông kê, tổng hợp, logic, lịch sử

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu tác động của quá trình hội nhập KTQT với sự phát triển của làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: nhóm làng nghề truyền thống gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm- Hà Nội

6 Kết cầu đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, kết cầu đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Lang nghệ truyền thống và vai trò của LNTT trong quad

trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Thực trạng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phái triển của làng nghệ truyền thống gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm

Chương 3: Phương hướng và giải pháp đây mạnh sự phát triển làng nghề truyền thông gốm sử trên địa bàn huyện Gia Lâm- Thành phố Hà Nội

trong xu thế hội nhập kinh té quốc tế hiện nay

Trang 9

PHAN NOI DUNG

CHUONG I: LANG NGHE TRUYEN THONG VA VAI TRO CUA

LNTT TRONG QUA TRINH HOI NHAP KINH TE QUOC TE

1.1 Làng nghề và các nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển của

làng nghề

1.1.1 Làng nghề và đặc điểm của làng nghệ 11.11 Khải niệm

Từ lịch sử phát triển lâu đời, Việt Nam vốn là đất nước của nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Khi mà điều kiện đất nước còn khó khăn,

người dân còn nghèo khổ, thì người nông dân đều phải tự làm hầu hết các

sản phẩm sử dụng hằng ngày với cách chế tác thủ công đơn giản như: dệt

vải, làm mộc, rèn đúc kim loại, làm đô gôm, đan mây tre,

Các ngành nghề thủ công phát triển rộng khắp, là việc làm lúc nông

nhàn của người dân và trở thành việc làm thường xuyên của một số hộ, dần dần trở thành nghề phụ gắn bó mật thiết với đời sống của người dân nghèo

Làng nghề xuất hiện và phát triển từ đó

Có rất nhiều quan điểm về làng nghề Trong cuốn “Phát triển làng nghề truyền thông trong quá trình CNH-HĐN”, TS Mai Thê Hởn có viết: Xung quanh vấn đề về cách quan điểm như thế nào là một làng nghề có rất

nhiều cách khác nhau Tuy nhiên tựu chung lại có 3 quan điểm như sau:

Quan điểm thứ nhất: Làng nghề là nơi hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy, và nó là nghề sống chủ yếu

Quan điểm thứ hai: Làng nghề là làng cỗ truyền làm nghề thủ cơng, nhưng khơng nhất thiết tồn bộ dân làng đều làm nghề thủ công Người thợ

Trang 10

thủ công nhiều khi cũng làm nghề nông nhưng do chuyên môn họ chuyển sang sản xuất thủ công ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác

Quan điểm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên môn làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thông doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng có tô nghề

Tuy nhiên, quan điểm như vậy xét trong điều kiện ngày nay là chưa đầy đủ tính chất của làng nghề, nó không chỉ tồn tại và phát triển như một

thực thể sản xuất kinh doanh một cách lâu đời trong lịch sử mà nó còn có

tác dụng to lớn đối với đời sống văn hoá tinh thần đối với người dân

Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCD đã đưa ra ý kiến đóng góp của mình vào bản Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 66/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn Trong bản đóng góp ý kiến VCCI đã đề cập và đưa ra khái niệm về làng nghề như sau: “Làng nghệ là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn,

áp, bản, làng, buôn, phun sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên một xã,

thị trấn (được gọi chung là làng), có hoạt động ngành nghề nông thôn, sản

xuát ra một hoặc nhiễu loại sản phám khác nhau ”

Nếu như xưa kia, các làng là nơi sản xuất nông nghiệp Sau đó do yêu cầu của cuộc sống đòi hỏi nhiều sản phẩm phục vụ đời sống sinh hoạt, hoặc các hộ tách hoàn toàn khỏi nông nghiệp chuyên môn làm nghề Dần dần phi nông nghiệp chiếm ưu thế, phần lớn các nghề thuộc tiểu thủ công nghiệp Ngày nay, do sự phát triển của kinh tế hàng hoá, nghề nghiệp được mở rộng đã xuât hiện các làng nghê buôn bán

Nếu xét ở góc độ rộng, làng nghề là những làng tạo ra thu nhập, tạo việc làm, có thao tác riêng biệt nói chung Xem xét ở góc độ này thì ở Việt

Nam có thẻ chia làm 4 loại như sau:

Trang 11

+ Làng nông nghiệp: Là làng thuần nông

+ Làng buôn: Là làng nông nghiệp có thêm nghề buôn

+ Làng chài: Là làng của vạn chài, kẻ chài ven sông, ven biển + Làng nghề: Là làng nông nghiệp có thêm nghề thủ công Như vậy, “nghê” nào cũng là nghé cả và làng nông nghiệp nào cũng

là làng nghề

Vậy từ cách tiếp cận đó ta có quan niệm về làng nghề như sau: “Lang nghề là cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng) có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập Thu nhập từ các ngành đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của toàn làng ”

Dựa vào thời gian hình thành các làng nghề mà người ta có thể phân thành làng nghề truyền thống và làng nghề mới

e Làng nghề truyền thống: Làng nghề truyền thống là những thôn (làng) có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm Những nghề thủ công được truyền từ đời này sang đời

khác, thường là nhiều thế hệ nối tiếp nhau Cùng với sự thử thách của thời

gian, các làng nghề thủ công này thường là noi trội, một nghề cổ truyền tinh xảo, một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất có quy trình sản xuất nhất định và sống chủ yếu

băng nghề đó Sản phẩm làm ra có tính nghệ thuật và giá trị hiện trường

(TS Mai Thế Hởn)

e Làng nghề mới: Làng nghề mới là làng nghề được hình thành cùng với sự phát triên của nên kinh tê, chủ yêu do sự lan toả của các nghê truyền thống, có những điều kiện và phát triển

Trang 12

1.1.1.2 Tiéu chí xác định làng nghề

Không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng được gọi là làng nghề, mặc dù làng nào, nghề nào cũng mang bản sắc, mang nét tinh tuý riêng, mà chỉ có những nghề có khả năng đem lại cuộc sống ấm no, thu hút được đông đảo người dân tham gia sản xuất, lâu dần tụ thành các làng cùng sản xuất, cùng kinh doanh mới được coi là các làng nghề Hiện nay, Chính phủ cũng như các địa phương đã quy định các tiêu chí công nhận làng nghề dé tiện cho việc quản lý và phát triển Các quy định này đã cụ thé hoá các tiêu chuẩn xây dựng, phát triển ngành nghè, làng nghề, nghề cổ truyền và nghề mới trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương: mặt khác góp

phần khuyến khích, động viên thợ thủ công có trình độ cao về kỹ thuật, tay

nghề và kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, sáng tác, tập trung trí tuệ sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, mang bản sác văn hoá dân

tộc, có tính nghệ thuật cao, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu

Theo Thông tư số 116 /2006/TT- BNN, ngày 18 tháng 12 năm 2006

Hướng dẫn thực hiện một số nội dụng của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP

ngày 07/7/2006 của Chính phú về phát triển ngành nghề nông thôn, có quy định cụ thể về tiêu chí công nhận làng nghề như sau:

1 Tiêu chí công nhận nghề truyền thống

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau: a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; _

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

Trang 13

2 Tiêu chí công nhận làng nghề

Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động

ngành nghề nông thôn;

b) Hoạt động sản xuất kinh đoanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến „

thời điểm đề nghị công nhận;

c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước 3 Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư

Về cơ bản tiêu chuẩn công nhận mà UBND Thành phố Hà Nội đưa

ra là giỗng so với Thông tư mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra, tuy nhiên tỉnh có đưa thêm quy định khác trong tiêu chí công nhận làng nghề như sau:

- Số hộ hoặc lao động làm nghề CN-TTCN ở làng đạt từ 50% trở lên

so với tổng số hộ hoặc lao động trong làng

- Giá trị sản xuất và thu nhập từ CN-TTCN ở làng chiếm tỷ trọng trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm Đảm

bảo vệ sinh môi trường theo quy định hiện hành

- Có hình thức tổ chức phù hợp chịu sự quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương, gắn với mục tiêu kinh tế- xã hội và làng văn hóa của địa phương

- Các tiêu chuẩn của làng được ồn định và đạt từ 3 năm trở lên

Trang 14

nghề của làng Nếu làng có nhiều nghề phát triển, sản phẩm nghề nào nổi tiếng nhất thì lây nghề đó đặt tên nghề của làng, hoặc trong làng có nhiều nghề không phải làng nghề truyền thống hay chưa có sản phâm nghề nào nổi tiếng thì tên nghề của làng nên dựa vào nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất đặt tên nghề của làng do nhân dân bàn bạc thống nhất và chính quyền địa phương xem xét dé nghị

1.1.1.3 Đặc điểm sản xuất - kinh doanh của làng nghề -Về sản phẩm làng nghề

Phan lớn sản phẩm đều mang tính đơn chiếc, chứa đựng tính nghệ thuật cao, được tạo ra băng công nghệ thủ công truyền thống, sử dụng nhiều sức lao động và tinh hoa của người thợ làng nghề Mặt hàng có tính

tương đối ốn định (bảo thủ) Về chủng loại và mẫu mã đo các quy định

của dòng họ, quy định của làng Chính điều này đã gây bất lợi lớn cho tuổi

thọ của làng nghề và sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt trong nền kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay Việc đưa máy móc, thiết bị khoa

học công nghệ vào sản xuất để thay thế cho lao động thủ công là điều cấp thiết mà các làng nghề cần đặc biệt chú ý hiện nay Ví dụ: Trong nghề thêu nên sử dụng máy vị tính để thiết kế mẫu và vẽ các họa tiết Trong nghề mộc nên sử dụng nên sử dụng máy cưa, máy bào, máy xẻ, máy phun sơn hiện đại để có thể tạo ra những sản phẩm bền đẹp, mẫu mã phong phú, bắt nhịp được với thị hiếu của người tiêu dùng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc thay đối mẫu mã, thậm

chí cả kiểu dáng của sản phâm để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng là công việc hết sức cần thiết, nhất là đối với những sản

phẩm làng nghề Các làng phải nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Sản phẩm của làng nghề trong điều kiện hiện

nay không thể bó hẹp thị trường làng xã mà tối thiểu phải vươn ra các thị

Trang 15

trường lân cận, và hơn nữa là xuât khâu ra nước ngoài Sản phâm nao không đáp ứng được thị hiêu của người tiêu dùng đêu không thê tôn tại trên thị trường

Như vậy, các làng nghê muôn tôn tại và phát triên thì việc đôi mới mâu mã, kiêu dáng và chât lượng sản phâm là yêu tô sông còn đê sản phâm

tồn tại trên thị trường

-Về hình thức sản xuất, kinh doanh:

Địa điểm sản xuất của làng nghề thường trong phạm vi làng xã và phần lớn tận dụng đất nhà để tổ chức sản xuất Việc bố trí như vậy có thuận lợi là không phải đầu tư nhà xưởng, kho tàng thuận tiện cho lao động làm việc Tuy vậy, ngày nay việc đưa máy móc vào sản xuất, quy mô ngày càng lớn, mang tính chất chun mơn hố, khơng gian gia đình không còn phù hợp nữa Bên cạnh đó còn là vấn đề môi trường, xử lý rác thải, ô nhiễm âm thanh Chính vì vậy, xu hướng ngày nay là di dời các xưởng sản xuất tới nơi có địa bàn rộng và tiện nghi hơn

Nếu như trước thời kỳ đôi mới, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung,

bao cấp ở nông thôn, đại bộ phận các gia đình đều vào hợp tác xã Lúc này, nghề thủ công được coi như là nghề phụ, bố sung cho sản xuất nông nghiệp Trong mỗi hợp tác xã nông nghiệp thường có một ngành nghề tập hợp mọi người dân làm nghề khác nhau, kể cả kiêm nhiệm cũng như chuyên nghiệp

Lao động trong các làng nghề thủ công được tình công điểm và hưởng theo chế độ công điểm trong hợp tác xã Ngoài ra, trong các làng nghề còn tổn tại các xí nghiệp quốc doanh Từ khi bước sang nên kinh tế thị trường, đa số các Hợp tác xã đều bộ lộ những yếu kém trong việc tổ chức sản xuât và quản lý, điêu đó dân đên tình trạng năng suât lao động thấp, năng lực sang tạo giỏi không được phát huy, sức cạnh tranh của sản

Trang 16

phẩm kém Trước tình hình ấy nhiều hợp tác xã, xí nghiệp quốc doanh đã

bị giải thé

Hiện nay, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh được đa dạng hoá, được phát triển tuỳ theo mức độ của lực lượng sản xuất Ngoài hình thức xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã còn lại ở một số nơi, ở các làng nghề còn phát triên các hình thức kiêu mới khác như:

+ Hộ gia đình: đây là hình thức phổ biến nhất biện nay, nó phù hợp

với quy mô sản xuât nhỏ

+ Hình thức tổ chức tiểu chủ: đây là hình thức đang được phát triển ở các làng nghề có trình độ tập trung sản xuất tương đối cao Ngoài nguồn lao động tập trung trong gia đình, họ còn thuê thêm lao động bên ngoài

+ Hình thức doanh nghiệp tư nhân: một số tư nhân cá thể có vốn, có

kinh nghiệm về tô chức sản xuất kinh doanh cũng như là chuyên môn, đứng lên thành lập doanh nghiệp do họ đảm nhiệm Doanh nghiệp này có thê

trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanh hoặc làm khâu cung ứng dịch vụ cho

làng nghề

1.1.2 Các nhân tô ảnh hưởng đến phát triển làng nghề 1.1.2.1 Cơ sở hạ tẳng

Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là những cơ sở vật chất - kỹ thuật và xã hội

duoc coi la nén tảng, là điều kiện chung cho mọi quá trình sản xuất, như: Giao thông vận tải, điện, nước, thông tin liên lạc, Quá trình sản xuất, lưu

thông hàng hoá có thuận lợi hay không là do yếu tố này quyết định Cơ sở hạ tầng ngày nay càng trở nên quan trọng khi Việt Nam ta đang trong thời kì mở cửa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế Việc tăng cường đầu tư vào

phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu vực kinh tế cần phải được chú trọng,

có như vậy năng lực sản xuất của các ngành mới được tăng lên, và là cơ sở

để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng đó.Thực tế cho thấy, bất

Trang 17

ké mét quéc gia nao, mot khu vuc nao khi có cơ sở hạ tang ky thuat tốt nơi đó có nền kinh tế - xã hội phát triển hơn Yêu cầu đặt ra là, việc giao hàng

phải đúng thời hạn, thông tin về thị trường phải được cập nhật hàng ngày,

vấn để quảng bá sản phẩm rất cần đến phương tiện thông tin hiện đại, có như vậy mới nâng cao được sức cạnh tranh sản phẩm của mình Vì thế muốn làng nghề phát triển mạnh, chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với nền sản xuất hàng hoá mang tính toàn cầu, cũng như phù hợp với phát triển của làng nghề

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng xã hội cũng cần phải được quan tâm

Ngoài những thành tích nói chung mà các ngành như y tế, giáo dục - đào

tạo đã đạt được, thì vẫn cần xây dựng một hệ thống giáo dục với đầy đủ các

cấp học, bậc học Mạng lưới trường lớp được phát triển nhiều hình thức

nhăm đáp ứng đủ nhu cầu lao động tại chỗ Đặc biệt là muốn làng nghề

phát triển mạnh cần phải có đội ngũ lao động lành nghề, bởi vậy việc mở rộng và phát triển thêm các trường đào tạo nghề là rất cần thiết Có như

vậy, mới tạo ra được một đội ngũ công nhân lành nghề, tạo ra được năng

suất cao chất lượng sản phẩm lại tốt Ngoài ra, hệ thống y tế cũng phải

được chú trọng và phát triển, việc có thêm nhiều bệnh viện, phòng khám đa

khoa, sẽ góp phần chăm lo sức khoẻ của người dân được tốt hơn, từ đó mới đảm bảo cho làng nghề sự phát triển bền vững

1.12.2 Đường lỗi chính sách

Trước năm 1986, Đảng và Nhà Nước ta chủ trương khuyến khích

Trang 18

đó không chỉ làm cho nền kinh tế của nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng mà điều này cũng làm cho các làng nghề không thể phát

triển được Phái đến năm 1986, khi mà chúng ta có nhận thức đầy đủ hơn

về sản xuất hàng hoá, về cơ chế thị trường lúc đó mới chủ trương phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN Lúc này,

các hộ gia đình sản xuất được công nhận là chủ thể kinh tế trong nông thôn,

có quyền độc lập về sản xuất kinh doanh thì bấy giờ làng nghề mới có điều kiện phát triển theo đúng nghĩa của nó

Đảng và Nhà Nước ta đã nhận thức và vận dụng đúng các quy luật

kinh tế, mà bước đột phá là sự vận dụng các quy luật “quan hệ sản xuất phù

hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất” và quy luật “phân phối theo lao động” Nhà nước đã từng bước trở lại làm đúng với chức năng của mình đối với nền kinh tế, đó là: Định hướng cho sự phát triển, cung cấp và

duy trì khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ kết cầu hạ

tầng kinh tế và xã hội; duy trì sự ỗn định kinh tế vĩ mô; thực hiện tái phân phối bảo đảm pắn tăng trưởng với công bằng xã hội; gắn phát triển kinh tế

với bảo vệ môi trường sinh thái; kiểm tra, kiểm soát đảm bảo việc tuân thủ

pháp luật và thúc đây thị trường phát triển lành mạnh Điều này có ý nghĩa

đối với sự tồn tại và phát triển của làng nghề, đó là việc cải thiện những _ chính sách về vồn đầu tư, khoa học công nghệ, lao động, thuế,

1.1.2.3 Thị trường

Trước đây trong nền kinh tế tự cung tự cấp thị trường không phải là vấn đề quan tâm trong chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước ta Phải

cho đến khi xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, thị trường lúc này lại trở thành

yếu tô quan trọng Mọi điều tiết từ sản xuất, trao đối, tiêu dùng đều do thị trường với những quy luật của nó quyết định Trong nền kinh tế hàng hoá thì hàng hoá sản xuât ra là đê trao đôi và mua bán dựa trên nguyên tắc là

15

Trang 19

trao đổi ngang giá Bởi vậy, người sản xuất không thể sản xuất ra những gi mình thích, hay sản xuất ra những gì mình có thê mà phải sản xuất theo

theo sự đòi hỏi, nhu cầu, thị hiểu của người tiêu dùng Nếu người sản xuất đáp ứng được những nhu cầu ay thi họ tổn tại trên thị trường, còn néu không họ sẽ bị đánh bật ra khỏi thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng

gay gắt như hiện nay

Ngày nay, vấn đề thị trường lại càng giữ cho mình một vai trò quan trọng khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Do đó làng nghề muốn phát triển, phát triển một cách bền vững thì cũng phải được đặt vào cơ chế đó Sản phẩm của làng nghề bên cạnh tính nghệ thuật ra thì phải có giá trị sử dụng cao, có cách thức quảng bá sản phẩm một cách chuyên nghiệp, có như vậy làng nghề mới tổn tại và phát triển Điều này thực tế đã được chứng minh, làng nghề nào có thương hiệu, mở rộng

được thị trường trong nước và quốc tế thì có sự phát triển mạnh mẽ

(chang han như làng gỗ mỹ nghệ ở Đồng Ky - Bắc Ninh, làng cơ kim khí Đa Sỹ- thành phố Hà Đông, làng lụa Vạn Phúc - Hà Đông, ), còn những làng không có thị trường tiêu thụ đều bị thu hẹp có nguy cơ mất dần (như làng nghề đan quạt giấy Đại Đồng huyện Thạch Thất, đan rô rá ở làng

Đồng Trúc huyện Thạch That, ) Tuy nhiên, cùng sản xuất một mặt hàng

nhưng làng nghề nào có thị trường tiêu thụ rộng hơn thì làng nghề đó có

khả năng phát triển hơn

Ví dụ như làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) do chiếm lĩnh được thi

trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài lớn nên họ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, cũng như cải tiến được công nghệ sản xuất gốm Ngược lại, làng nghề gốm Anh Hồng (Đông Triều - Quảng Ninh) do không có thị trường tiêu thụ, nên tình hình sản xuất trở nên khó khăn và ngày càng

sa sút và có nguy cơ mât nghê

16

Trang 20

1.124 Trình độ kỹ thuật công nghệ

Khi đời sống của người dân ngày càng tăng lên, kéo theo đó là những đòi hỏi về mẫu mã và chất lượng sản phẩm làng nghề cũng cao hơn Để đáp ứng nhu cầu đó bắt buộc người sản xuất phải luôn đổi mới mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm Có thê nói rằng trình độ máy móc sẽ tỷ lệ thuận với sức cạnh trạnh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đó có thiết bị máy móc tốt, thêm vào đó lại sở hữu một đội ngũ lao động công nhân lành nghề, thì sản phâm của doanh nghiệp sẽ trụ vững trên thị trường Tắt nhiên, ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác để sản phẩm trở nên nỗi tiếng, song chúng ta không thể phủ nhận vai trò của máy móc, thiết bị khoa học công nghệ trong bất cứ một quy trình sản xuất nào Đối với sản phẩm làng nghề chính yếu tố này sẽ tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đối với các sản phẩm cùng loại cũng như các sản phẩm làng nghề nói chung, cứ miễn là sản phẩm làm ra vừa đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng: vừa

dam bảo kiểu dáng đẹp, mẫu mã bắt mắt; và đồng thời chất lượng tốt, giá

thành hạ, cách thức quảng bá sản phẩm làng nghề một cách chuyên nghiệp, Tất cả những điều này sẽ tạo nên thành công cho doanh nghiệp Tuy nhiên, đối với những sản phẩm làng nghề thì ngoài yếu tố áp dụng những trang thiết bị khoa học công nghệ hiện đại ra thì yếu tố truyền thống cũng không thể thiếu được trong mỗi sản phẩm bởi chính điều đó sẽ tạo nên tính đặc sắc cho sản phẩm làng nghề

1.1.2.5 Vốn sản xuất

Vốn sản xuất là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế -_ Trước đây, sản xuất tự cung tự cấp thì yếu tố vốn không đóng vai trò quan

trong, moi van dé đều do Nhà Nước lập kế hoạch và giao cho thực hiện

_Thực tế, người sản xuất chỉ phải chú tâm vào sản xuất và hoàn thành sản xuất đến hạn là giao nộp số sản phẩm đã hoàn thành, và ngồi ra khơng cần quan tâm đên những yêu tô nào khác

17

Trang 21

Si

Nhung ngày nay, sức ép cạnh tranh về giá và chất lượng sản phâm, yêu cầu đặt ra cho mỗi hộ sản xuất là muốn tôn tại cần phải mở rộng sản

xuất, cai tién thiết bị khoa học công nghệ; có như vậy mới nâng cao được

năng suất lao động; hạ giá thành sản phẩm; từ đó nâng cao được năng lực

cạnh tranh Để có được điều này thì họ cần phải tìm kiếm nguồn von dau

tư Chỉ khi có vốn, mọi ý tưởng sản xuất kinh doanh mới có thể thực hiện được Ngày nay, với chính sách của Đảng và Nhà nước ta khuyến khích mọi hình thức hoạt động của ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng thì việc có nhu cầu vay vốn và đi vay vốn cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với những năm trước đây Điều quan trọng là các doanh nghiệp hay các

hộ sản xuất kinh doanh cần phải nhanh nhạy nắm bắt những thông tin mới nhất về thị trường mà mình định thâm nhập; nhập khẩu những máy móc thiết bị mới nhất, tốt nhất từ đó đem lại hiệu quả và năng suất cao; từ đó càng nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường

1.1.2.6 Yếu tô truyền thống

Như chúng ta đã biết đặc trưng của sản phâm làng nghề chính là tính thủ công Sự tham gia của máy móc chỉ ở một số khâu nào đó còn lại bắt buộc phải có sự tham gia của bàn tay người nghệ nhân Mỗi làng nghề tồn

tại được dựa vào tính đặc sắc của sản phẩm Đó chính là bí quyết nghề

nghiệp, các kỹ năng, kỹ xảo được lưu truyền từ đời nảy sang đời khác Để

có được những yếu tô đó các tô nghề phải sinh tử với nghề, phải thật sự

sống với nghề mới có thể rút ra được, mới có thể lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Chính điều này đã đem lại tính độc đáo cho sản phẩm của làng nghề, để có được nó không phải là dễ, bởi đây là cả một quá trình sáng tạo của COn người, trải qua nhiều thời gian và công sức mới có được nó Có

thể nói đó là cái hồn của sản phẩm, bên cạnh việc sử dụng các thiết bị khoa

học công nghệ mới thì các sản phâm làng nghề phải giữ được cái “tôi” trong sản phâm của mình nêu như muôn tôn tại và phát triên

Trang 22

1.1.2.7 Nguyên vật liệu sản xuất của làng nghề

Đây là một bộ phận của yếu tố đầu vào, nó tham gia vào quyết định chất lượng và giá thành của sản phẩm Nếu sản phẩm đó có nguồn nguyên

liệu ổn định, có chất lượng cao, thì sản phâm đó sẽ rất thuận lợi trong quá

trình sản xuất Còn ngược lại nguồn nguyên liệu khó khăn, giá cả không ổn định sẽ gây trở ngại lớn tới nền sản xuất Tuy nhiên, điều khó khăn cho các làng nghề là nguyên liệu chủ yếu của làng nghề là từ tự nhiên như: gỗ, mây,

tre, tơ tăm, Do vậy trong làng nghề việc tạo đủ nguồn nguyên liệu ôn

định về chất lượng không phải là đễ Nhưng nếu doanh nghiệp đó chuẩn bị tốt các yếu tố đầu vào này thì doanh nghiệp đó sẽ thành công về mặt chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm

1.2 Vai trò của việc phát triển làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1 Hội nhập kinh tẾ quốc tế

Tuy còn nhiều quan niệm khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế

nhưng có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế là “quá rình chủ động gắn kết

nên kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tễ khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa thương mại và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và ẩa phương ”

Mức độ, nội dung và hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế rất đa

dạng Về nội dung, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia bao

gồm hai vẫn đề cơ bản: zmội là, ký kết hoặc tham gia các định chế kinh tế -

thương mại song phương, đa phương, khu vực và thế giới, thực hiện các

hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư với các đối tác nước ngoài ở các cấp

độ khác nhau; bz/ /à, thực hiện những cải cách, đổi mới trong nước như

hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, điều chỉnh cơ cầu kinh tế, nâng

cao khả năng cạnh tranh nhằm phát huy được những thuận lợi, khai thác 19

Trang 23

được cơ hội và giảm thiểu khó khăn, vượt qua thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế Về hình thức và mức độ, hội nhập kinh tế quốc tế cũng rất

phong phú Đó có thể là những cam kết, thỏa thuận đa phương có tính toàn cầu, cũng có thể mở của từng lĩnh vực, cũng có thê mở cửa nhiều hoặc tat

cả các lĩnh vực của hoạt động kinh té

Về lý luận và thực tiễn, những nghiên cứu về toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thường xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực

tiễn như: |

Một là, xuất phát từ lý thuyết về lợi thế trong thương mại quốc tế Các nhà kinh tế học trước đây và hiện nay đã có nhiều nghiên cứu rất công phu về lợi thế trong thương mại quốc tế: Lợi thé tuyét đối thường được hiểu một cách chung nhất là chi phí bỏ ra để sản xuất một đơn vị sản phẩm cùng loại giữa các quốc gia, hay nói một cách khác, lợi thế tuyệt đối nói lên số lượng sản phẩm cùng loại được tạo ra khi sử dụng cùng một nguồn lực giữa

hai quốc gia; lợi thế trên cơ sở chỉ phí cơ hội được xem xét khi hai sản

phẩm có chi phí khác nhau của hai quốc gia thi chi phi cơ hội không giống nhau, do đó mỗi nước sẽ sản xuất ít hơn mặt hàng này, tăng thêm lượng

mặt hàng kia và trao đối cho nhau thì cả hai đều được lợi

Hai là, do sự phát triển mạnh mẽ của thông tin và giao thông vận tải giúp cho sự rút ngắn về không gian và thời gian, thúc đầy toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế

Ba là, sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học — công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của mọi quốc gia — kế cả các quốc gia đang phát triển

Bốn là, ngày nay, việc tham gia vào các liên kết kinh tế là hiện tượng phô biên của mọi quôc gia và dù nhiêu hay ít, mức đọ hưởng lợi là xu

Trang 24

Qua trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, như một bộ phận hữu cơ của công cuộc Đổi mới, kết hợp và hỗ trợ cho quá trình

giải phóng lực lượng sản xuất trong nước, đã đem lại những thành quả to lớn về kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua

1.2.2 Vai trò của việc phát triển làng nghề

Vẫn đề phát triển nghề và làng nghề đã được đề cập trong báo cáo tại

hội nghị BCH TW Đảng lần thứ VII (Khóa VIID: “Phát triển các ngành

nghề và làng nghề truyễn thống và các nghề mới bao gốm cả tiểu thủ công

nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp

khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phi nông nghiệp, các loại hình dich vụ sản xuất và đời sông nhân dán”

1.2.2.1 Giải quyết việc làm

Tại Hội chợ triển lãm làng nghề năm 2007 do Bộ NN và PTNT tổ

chức, các đại biểu đã đề cập nhiều van dé: “Hién nay các làng ngh nông thôn đang có tác dụng quan trọng trong việc tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người nông dân và dân cư nông thôn, hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo ở nông thôn, hạn chế được số lao động không có việc làm di dân ra

thành phố ”

Các làng nghè đã thu hút khoảng trên 1,3 triệu lao động chính, ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng triệu lao động phụ lúc nông nhàn Phát triển nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho nguồn

lao động nông thôn, đặc biệt là nông dân trong thời kỳ hiện nay Việc phát

Trang 25

thoi va day đủ Bên cạnh đó, do đặc điểm sản xuất sử dụng lao động thủ

công là chủ yếu, nơi sản xuất chính là nơi ở của người lao động nên bản thân

nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao động theo thời vụ

nông nhàn đến lao động trên tuổi lao động thậm chí cả đưới độ tuổi lao động Trẻ em vừa học vừa làm đưới nhiều hình thức học nghẻ hay giup VIỆC

Cùng với việc phát triển làng nghề đã hạn chế được tôi đa sự di dân tự do ở

nông thôn Quá trình này xét trên bình diện chung của nền kinh tế đã có tác động tích cực làm giảm sức ép việc làm ở khu vực nông thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn của thành phó

1.2.2.2 Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng Cơng nghiệp hố, Hiện đại hoá

Quá trình phát triển các làng nghề truyền thống đã có vai trò tích cực góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; chuyền lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp có thu nhập cao hơn Khi nghề thủ công phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần tuý, mà bên cạnh đó là các nghề thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng

tồn tại và phát triển Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu

nhập về giá trị sản lượng đạt cao hon han so với sản xuât nông nghiệp Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục đòi hỏi một sự thường xuyên dịch cung ứng vật liệu và

tiêu thụ sản phẩm Do đó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động

Xét ở góc độ phân công lao động thì nghề và làng nghề có tác dụng tích cực đới với sản xuất nông nghiệp Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp

22

Trang 26

Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyên dịch cơ câu kinh tê nông thôn theo yêu câu của quá trình công

_ nghiệp hoá, hiện đại hoa đất nước Sự phát triển rộng khắp của các làng nghề truyền thống đã thu hút được nhiều lao động nông nhàn Làng nghề là điểm thực hiện tố việc phân công lao động tại chỗ, bố trí lực lượng lao

động hợp lý theo hướng “ly nông bất ly hương” là rất hợp lý

1.2.2.3 Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc

Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các sản phẩm của làng nghề truyền thống (làng nghề truyền thống là làng nghề đã

hình thành lâu đời, có sản phẩm mang tính riêng biệt, đặc thù, có giá trị văn

hóa lịch sử của địa phương được nhiều người biết đến) là sự kết tinh, sự bảo lưu, phát triển các giá trị văn hóa,văn minh lâu đời của dân tộc Giá trị

văn hóa thể hiện trong từng sản phẩm của làng nghề đó là sự sáng tạo, óc

thâm mỹ, sự khéo léo, bền bỉ tỉnh tế, ước vọng trình độ của từng địa

phương Vì thế, các sản phẩm của làng nghề truyền thống ngoài việc nó có

giá trị về kinh tế, còn chứa đựng những giá trị vô giá kết tinh trong đó

Làng nghề không chỉ là nơi phát triển sản xuất kinh doanh mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, vật chất, tinh thần quý báu Nó vừa mang giá trị văn hóa đẹp đẽ của làng quê Việt Nam (tính cộng đồng đoàn kết, trọng

tình cảm, nhân văn), nó lại có giá trị độc đáo của văn hoá nghề: như việc

tôn kính tô nghề thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn cũng như tôn vĩnh nghề nghiệp; hay những lễ hội thi các sản phâm nghề thể hiện khát vọng vươn tới cái đẹp, hướng tới sự hoàn mỹ; đồng thời qua các lễ hội càng tăng thêm tính cộng đồng, tạo nguồn hứng khởi để tiếp tục một năm sản xuất

hiệu quả hơn

Khi khai quật di chỉ khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long cách đây

Trang 27

thành Từ những viên gạch, viên ngói, đầu rồng đến những vật dụng sinh hoạt gốm sứ bị chôn vùi dưới đất bao thời đại vẫn còn giữ nguyên nét tinh xảo, tài hoa của bàn tay khối óc người thợ thủ công Đặc biệt, những sản pham từ từng lớp di chỉ thể hiện rất rõ nét đặc trưng nghệ thuật của các triều đại khác nhau theo thứ tự thời gian từ thời Lý — Trần, lê - Nguyễn

phản ánh dòng chảy văn hóa Việt Nam một cách sinh động, cụ thể, hàm chứa tinh hoa văn hóa và trở thành di sản văn hóa dân tộc

1.2.2.4 Thúc day sự phát triển kinh tế - xã hội

Làng nghề có vai trò quan trọng trong việc chuyên địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lên kế hoạch thực hiện Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2015,

Việt Nam sẽ bảo tồn và phát triển 321 làng nghè truyền thống đang bị mai một, phát triển 114 làng nghề gắn với du lịch và phát triển 240 làng nghề mới Thời gian qua, nhiều địa phương đã khôi phục ngành nghề truyền thống, tạo việc làm ổn định cho một phần lao động trong thời gian nông nhàn, lao động dôi dư Sản phẩm ngành nghề nông thôn đã được gia tăng giá trị thông qua quá trình bảo quản, chế biến, và thu nhập của người lao động tham gia ngành nghề nông thôn do đó đã làm cho tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có làng nghề thường thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong cả nước

Trang 28

thời cùng với sản xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực ở nông thôn như: đất đai,

lao động, vốn, nguyên vật liệu, công nghệ, thị trường Vì vậy, một nên

kinh tế với đa dạng các loại sản phẩm sẽ được hình thành và phát triển mạnh mẽ Ở nông thôn có những vùng có nhiều ngành nghề phát triển thường hình thành trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đơi hàng hố Những trung tâm này ngày nay được phát triển, tạo nên sự đổi mới cho nông thôn; hơn nữa sự tích luỹ của người dân trong làng nghề sẽ cao

hơn; có điều kiện để xây dựng, đầu tư cơ sở hạ tang như đường xá, cầu

cống, nhà ở, các phương tiện đi lại và mua sắm các tiện nghỉ sinh hoạt Theo thống kê trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của các làng nghẻ đã lên tới hơn 600 triệu USD/năm

1.2.2.5 Nâng cao đời sống nhân dân

Tại Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam được tô chức đầu năm

2008 tại Hà Nội, ông Lưu Duy Dần, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội làng nghề

Việt Nam đã khẳng định: “Ở Việt Nam, nơi nào, làng nào có nghề thì ở đó

đời sống của dân khá giả” Sự phát triển của các làng nghề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn, với quy mô của làng nghề được phân bồ rộng khắp các vùng nông thôn Hàng năm các sản phẩm làng nghề đóng góp cho nền kinh tế quốc dân nói chung và từng địa - phương nói riêng một khối lượng hàng hoá đáng kể Với hơn 11 triệu lao động đang làm việc trong các làng nghè, việc thu hút từ làm nghề tại các làng nghề chiếm khoảng 80% tổng thu nhập Thực tế cho thấy, khi làng

nghề phát triển, đời sống của người dân được cải thiện hơn rất nhiều, nếu

chỉ đơn thuần sống bằng nghề nông Theo kết quả nghiên cứu, người dân ở làng nghề thu nhập trung bình cao gấp 3 — 4 lần so với làm nông nghiệp

Trang 29

CHUONG II: THUC TRANG TAC DONG CUA HOI NHAP KINH TE QUOC TE DEN SU PHAT TRIEN CUA CAC LANG NGHE

TRUYEN THONG TREN DIA BAN HUYEN GIA LAM 2 1 Khái quát các làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội Thăng Long với 13 trại, 61 phường thời Lý - Trần, 36 phố phường

thời Lê - Nguyễn là nơi tụ hội các làng nghè từ khắp mọi miền đất nước đổ

về Được mệnh danh là “đất trăm nghề”, hiện thành phố Hà Nội có 1.350

làng nghề, chiếm gần 59% tổng số làng, với 47 nghề trên tổng số 52 nghề

trên toàn quốc; kể từ khi mở rộng về phía Tây, Hà Nội có thêm 256 làng

nghè truyền thống và gần 1⁄4 là những làng nghề lâu đời trên 100 năm tuổi mang đậm các giá trị văn hóa - lịch sử Làng nghề hà Nội không chỉ nhiều vê sô lượng mà còn phong phú về loại hình

Các làng nghẻ Hà Nội cũng được hình thành và phát triển trong một quá trình lịch sử lâu đài, với những chặng đường phát triển khác nhau Cuối

thế ký XIX, một số người dân làng Nành (Nimh Hiệp, Gia Lâm), sang mở

hiệu đóng yên ngựa giây da, guốc dép, lập nên phố Hà Trung Hiện nay phố này vẫn làm và buôn bán hàng da và giả da khá nhộn nhịp Nghề làm tàn lọng và thêu ren do thợ từ làng Quất Động (Thường Tín, Hà Tây) ra lập nghiệp ở các phố Hàng Lọng (nay là đoạn đầu đường Lê Duẫn) và Hàng Thêu (nay ở đoạn giữa phố Hàng Trống) Người thợ làng Chăm (Tứ Lộc,

Hải Dương) đã đưa nghề làm đồ da, đóng giầy, dép đến Thăng Long lập nên thôn Hài Thượng (thợ giày) sau đổi là phố Hàng Giầy và ngõ Hài

Thượng Ơng tơ nghề giầy được thờ ở đình phả Trúc Lam nam trên phố Bảo Khánh

Nghề làm đồ vàng bạc, kim hoàn hiện đang tập trung ở phố Hàng Bạc chính là do thợ làng Định Công (Thanh Trì), thợ làng Đồng Sâm (Thái Bình)

kéo nhau ra lập nghiệp Cuối thế kỷ XV một số người làng Châu Khê (Hải

Trang 30

Duong) cũng kéo nhau ra mở xưởng đúc tiền, làm cho phường vàng bac càng trở nên nhộn nhịp Hàng Tiện là nơi buôn bán các hàng tiện gỗ như

mâm bồng, ống hương, đài rượu, khuôn oản, chân bàn do người làng Nhị Khê làm nay trở thành các phố Hàng Hành, Tô Tịch và một đoạn Hàng GaI,

và vẫn còn một vài nhà ở phố Tô Tịch làm nghề dũi gỗ Phố Hàng Khay bán các sản phẩm vẽ làng Nhót (Đông Mỹ, Thanh Trì), sản phâm khảm trai của

làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Tây), đồ gỗ Đồng Ky (Bắc Ninh)

Không chỉ nghề thủ công, Hà Nội còn là một trung tâm văn hoá âm thực nỗi tiếng, đồng thời là nơi sản xuất và chế biến các món ăn hấp dẫn

Chả cá Lã Vọng nỗi tiếng đến mức phố Hàng Sơn có quán chả cá của gia

đình họ Đoàn, trước cửa có tượng Lã Vọng ngồi câu cá nên dân quen gọi là

chả cá Lã Vọng Tên phố cũng bị đổi thành phố Chả Cá Phở Hà Nội, một

món ăn bình dân được tả rất thi vị trong văn Nguyễn Tuần, Thạch Lam, Vũ

Bằng Rồi bánh quấn Thanh Trì, bánh Tôm Hồ Tây, bún Tứ Kỳ, bún Phú

D6, cém Vong, gao tam Mễ Trì Qua thời gian, trên các phố phường xưa nay có phố mở thêm nghề sản xuất mới như: nghề khắc bia mộ ở phố Hàng Mam, nghề may ở phố Hàng Trống, phố Khâm Thiên Về âm thực thì các

phố Hàng Mành đã thành phố bún chả, Hàng Hành thành phố cà phê

Đa số những phô xưa đã mất đi nhiễu, trở thành các phố buôn bán dịch vụ, du lịch Nghề xưa cũng đã thay đổi, xuất hiện thêm những ngành nghề mới hiện đại Ngày trước sản phẩm được sản xuất từ các làng nghề, phố nghề, nay sản phâm được sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp có thiết bi công nghệ hiện đại Duy chỉ còn cái tỉnh thần "khéo tay hay nghề" là chẳng bao giờ mắt

Người Hà Nội phải gắng giữ nghề quý của cha ông để lại, hun đúc

thêm truyền thống, nâng thêm nghị lực và tài hoa cho lớp cháu con "Hà

nỘI - phố nghề" là sự hội tụ tại năng, bản sắc văn hoá và từ lâu đã trở thành niêm tự hào của cả nước Có thê, giá trị vật chât của mỗi sản phâm trong

Trang 31

phố nghề sẽ đần không thích hợp nữa nhưng giá trị văn hoá thì mãi mãi in đậm trong lòng những người yêu Hà Nội

2.2 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm

Gia Lâm là huyện cửa ngõ Dong Bac cua Ha Ni, nam trong vung giao thoa của văn hóa Thăng Long và văn hóa Kinh Bắc nên có nhiêu di tích lịch sử-văn hóa có giá trị Gia Lâm còn là quê hương của nhiêu danh nhân, nhân vật lịch sử nổi tiếng như Nguyên phi Ÿ Lan, Nguyễn Chế Nghĩa

Vi tri dia ly

Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội; phía Đông và

Đông Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai; phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Đông Anh |

Diện tích: 114,79 km2 Dân số khoảng 227.600 người (năm 2009)

Lịch sử hình thành

Đơn vị hành chính của huyện Gia Lâm hiện có 22 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 thi tran: Yén Viên và Trâu Quy va 20 xa: Lé Chi, Dinh Xuyên, Ninh Hiệp, Phù Đồng, Trung Màu, Dương Hà, Yên Thường, Yên

Viên, Kim Lan, Cổ Bi, Bát Tràng, Đa Tốn, Dương Xá, Kiêu Ky, Văn Đức,

Đông Dư, Dương Quang, Phú Thị, Đặng Xá, Kim Sơn Trụ sở ủy ban Nhân

dan huyén Gia Lam duoc dat tai thi trần Trâu Quy

Tình hình kinh tế- xã hội

Huyện Gia Lâm là khu vực phát triển đô thị ở phía Đông Bắc của

Thú đô Hà Nội, là nơi tập trung các công trình đầu mối giao thông và hạ tầng kỹ thuật quan trọng của quốc gia và của thành phố Bên cạnh đó, đây cũng là khu vực phát triên các cơ sở công nghiệp quy mô, các trung tâm

28

Trang 32

địch vụ, thương mại lớn Toàn huyện hiện có 3 siêu thị lớn, l7 chợ, trong

đó có 13 chợ quy mô bán kiên cố; có 890 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với số vốn hơn 3.300 tỷ đồng, thu hút 13.118 lao động (năm 2009)

Giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi quốc doanh năm 2008 đạt gần 603

triệu đồng Hết quý 1/2009, giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 10,96%

so với quý I năm 2008, trong đó thương mại dịch vụ 16,7%, công nghiệp xây dựng tăng 12,2%

Là khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, Gia Lâm có giá trị sản xuất nông, thủy sản năm sau cao hơn năm trước Trồng trọt tăng

bình quân 1,5%, chăn nuôi tăng 5,6%, thủy sản tăng 10,2%; diện tích rau

an toàn đạt 60% Một số cây trồng hiệu quả kinh tế thấp có xu hướng giảm

dần, được thay thế băng các diện tích cây ăn quả, rau hoa, cây cảnh có hiệu

quả kinh tế cao hơn Gia Lâm cũng đã hình thành các vùng sản xuất rau an

toàn (RAT) tập trung tại các xã Văn Đắc, Lệ Chi, Đặng Xá, Đông Dư

Huyện Gia Lâm phấn đấu đến năm 2010, 100% diện tích rau trên địa bàn

đều được sản xuất theo quy trình RAT Về làng nghề

Huyện Gia Lâm tập trung nhiều làng nghề truyền thống như Bat Trảng (sản xuất gốm sứ), Kiêu Ky (đát bạc, sơn son thếp vàng, đồ gỗ), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc) Hiện nay, thôn Đình Vỹ, xã Yên Thường đang nổi lên với một điểm đầu tư hấp dẫn của các doanh nhân

Về văn hoá-xã hội

Trong 3 năm trở lại đây, đời sống của người dân huyện Gia Lâm được nâng lên một cách rõ rệt Năm 2008 đã có hơn 10.000 lao động của huyện

được tạo việc làm và có thu nhập ôn định; số hộ nghèo giảm còn 2,3%; xóa xong nhà dột nat; 100% xã, thị tran có trạm y tế đạt chuẩn; 22 trường học

đạt chuẩn quốc gia; 100% các đường liên thôn, xã được bê tông hóa 29

Trang 33

Danh lam thắng cảnh

Trên địa bàn huyện G1a Lâm có 250 Di tích lịch sử văn hóa, trong đó

có 98 di tích văn hóa cấp quốc gia và thành phó, 8 di tích cách mạng được gắn biển cách mạng kháng chiến gồm đền Phù Đồng, đền Bà Tắm, chùa

Keo, chùa Kiến Sơ, miéu Công Đình, đình Xuân Dục, Khu tưởng niệm Cao bá Quát, Khu tưởng niệm danh nhân Lê Ngọc Hân /

2.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của

các làng nghề truyền thống gốm sứ trên địa bàn huyện Gia Lâm- Hà Nội

2.3.I Tác động tích cực

2.3.1.1 Quy mô làng nghề và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được mở rộng

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó có 244 làng nghề truyền thống, 272 làng nghề đã được công nhận là làng nghề theo tiêu

chí trên địa bàn thành phố Hà Nội |

Ngày 4/1, 16 làng nghề được UBND TP Hà Nội ra quyết định công nhận và trao danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội" Đây là đợt công nhận đầu tiên sau khi Quy chế xét công nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội" ban hành ngày 2/7/2009 Nghề gốm sứ có 3 làng nghề được

"tôn vinh”, là Bát Tràng, Giang Cao và Kim Lan, đều thuộc huyện Gia Lâm

Hiện nay, hai làng Bát Tràng và Kim Lan có hơn 800 hộ gia đình sản xuất kinh doanh Làng Giang Cao có 4l công ty, doanh nghiệp tư nhân và 774 hộ tham gia sản xuất gốm sứ Sản phẩm gốm sứ ước tính theo quy đổi

của làng luôn chiếm hơn 55% tổng sản phẩm của xã Bát Tràng Các làng nghề thu hút và giải quyết việc làm cho hơn 80% lao động tại chỗ, góp

phan han ché di dân tự do

Những năm 2006-2007, Bát Tràng như đang ở “thế rồng bay” Tính

Trang 34

năm, đó là chưa kể gốm sứ xây dựng và gia dụng bán ở thị trường trong

nước Nhiều doanh nghiệp làm ăn phát đạt, có giá trị sản xuất cao từ 15-

20 tỷ đồng/ năm như: doanh nghiệp Xuân Thủy, Minh Hải, công ty cổ phân gốm sứ Bát Tràng

Tính đến cuối năm 2009, các loại hình đơn vị sản xuất trong làng

nghề ngày càng phát triển, đã có 8 doanh nghiệp của huyện và Thành phố đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phần lớn các doanh nghiệp này đã và đang xây dựng xong cơ sở hạ tâng, ôn định sản xuât

2.3.1.2 Giải quyết được nhiễu việc làm và tăng thu nhập, đời sống cho

người lao động nông thôn được cải thiện

Ngày nay, nhờ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất làm cho công việc làm ra sản phẩm trở nên đơn giản rất nhiều Nhưng chính độ phức tạp của kỹ thuật đòi hỏi người lao động phải nắm bắt được các kỹ thuật mới để làm chủ công cụ tiến hành sản xuất Số nghệ nhân gốm sứ còn tồn tại ở đây cũng lớn nhất cả nước, trong đó có

nhiều nghệ nhân cao tuổi, có kinh nghiệm dày dặn, đã được Thành phố

công nhận danh hiệu “nghệ nhân Hà Nội” như nghệ nhân: Trần D6, Vương Mạnh Tuấn (làng Bát Tràng); nghệ nhân Đào Văn Cam, Nguyễn Ánh Dương (làng Giang Cao)

Số hộ và số lao động của làng nghề ngày càng tăng: trong năm 2005 chí với hơn 500 hộ gia đình tham gia san xuất kinh doanh thì đến năm 2009

đã lên tới 841 hộ với hơn 11.000 nhân khẩu Làng nghè đã thu hút từ 50%

- 70% sô hộ và từ 35% - 80% số lao động tham gia sản xuất ngành nghề

Ngoài ra, còn thu hút được nhiều lao động từ nơi khác đến làm thuê

Cơ chế thị trường làm cho người lao động chuyên biến tích cực, không ngừng vươn lên học hỏi, trao đôi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức

31

Trang 35

mới lạ Không chỉ có vậy, mức sông của người dân ngày càng được nâng

cao Nhận thức được vai trò của nguôn lực lao động, theo chủ trương của

xã và huyện Gia Lâm đã triên khai truyện nghê, mở các lớp dao tao nghé, nhân cây nghê với phương châm, tât cả các làng đêu có nghé

Chính sự phát triển của các làng nghề kéo theo dịch vụ khác phát triển

như dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, chuyên chở, kinh doanh hàng hoá,

ăn uống cho các làng nghề

2.3.1.3 Thiết bị sản xuất

Gốm Bát Trang san xuất từ loại đất sét đặc biệt Sau khi nhào đất đạt

độ dẻo, người thợ dùng bàn xoay để tạo hình sản phẩm, sau đó phơi sấy

khô để vẽ hoa, trắng men và đưa vào lò nung Nhiệt độ của lò nung ảnh

hưởng đến màu sắc của sản phâm Sản phẩm của gốm Bát Tràng rất phong phú, đa dạng như bát, đĩa, chén, lục bình, lư hương Bí quyết ở đây là chất

liệu men của sản phẩm có độ óng, sâu mịn và đều, cách trang trí, vẽ họa tiết

trên sản phẩm Bát Tràng cũng rất độc đáo Nhiều đoàn khách du lịch đến

tham quan, mua hàng lưu niệm Gốm, sứ Bát Trảng ngày nay nổi tiếng

không chỉ ở trong nước mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại cho làng nghề nhiều cơ hội phát

triển trong đó có cơ hộ đôi mới công nghệ , thiết bị sản xuất Trước đây,

trong làng có hơn 1000 lò nung gốm hoạt động suốt ngày đêm, cộng với

chủ trương ba cùng của các hộ kinh doanh “ ăn, ngủ, ở cùng” làm cho

nhiều người bệnh về hô hấp, ô nhiễm khói bụi nặng nề Nay nhờ nhập khẩu

thiết bị lò nung của nước ngoài nên đã giảm thiểu được bệnh tật cũng như ô

Trang 36

2.3.1.4 Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và quảng bá hình ảnh

Việt Nam trên trường quốc tế

Theo thông kê của UBND xã Bát Tràng, hiện nay sản phẩm gốm sứ

của các LNTT gốm sứ trong xã đã có mặt ở 136 quốc gia và khu vực trên

thế giới Sản phẩm gốm sứ đã được trưng bày ở hầu hết các hội chợ,

festival làng nghề truyền thống trong nước và các hội chợ quốc tế, được

nhiều người biết đến và đặc biệt yêu thích bởi nét cổ truyền độc đáo, hoa

văn tinh xảo trên các sản phẩm Mẫu mã, chủng loại hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khâu ngày càng phong phú đa dạng, chứng tỏ sự khéo léo, nhạy bén của đội ngũ người thợ nơi đây Nhiều ông chủ trẻ tìm kiếm thế mạnh riêng cho từng sản phẩm của mình, thổi hồn vào các bức tranh phù điêu, tranh gốm, món hang lưu niệm để nâng chúng lên thành các

tác phâm nghệ thuật Bên cạnh việc giữ những nét thô mộc, mau men đặc trung cua gốm sứ Bát Tràng, nay được cách điệu, hiện đại hơn từng bước

phủ hợp với nhu cầu thấm mỹ của khách hàng tại các thị trường khó tính

như Nhật Bản, Mỹ, Italia, Hàn Quốc bese và các nước châu Âu

Theo thống kê mỗi năm Bát Tràng xuất khâu từ 400 - 500 container, ước tính khoảng 4-5 triệu đô la Mỹ Hiện nay các nước Pháp, Mỹ, Đức đều có các Công ty mua hàng Bát Tràng Tuy cuối năm 2008 và đầu năm 2009 đo ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhung lượng khách du lịch tới với các làng nghề truyền thống gốm sứ vẫn rất khả quan Theo Ban quản lý chợ gốm sứ Bát Tràng, trung bình hàng tháng, chợ gốm Bát Tràng đón

25-30 nghìn lượt khách trong nước, 5-6 nghìn lượt khách quốc tế đặc biệt là khách du lịch Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc Xã Bát Tràng

hiện có 2 đơn vị làm du lịch là Công ty TNHH Minh Hai tai thon Giang Cao và Công ty Thương mại Dịch vụ Du lịch Bát Tràng tại thôn Bát Tràng

Khách du lịch có cơ hội tham quan các danh lam, thắng cảnh và có

Trang 37

Việc khách được tự nặn, tự vẽ, tự sáng tao ra san phâm gốm theo ý thích và

nhìn thấy sản phẩm hoàn chỉnh của mình từ lò ra khiến khách đặc biệt thích thú và cảm thấy thoả mãn với chuyến đi Hơn nữa, người Bát Tràng còn “thiết kế” cho khách phương tiện khi đi tham quan rất độc đáo, đó là xe trâu Khơng những khách nước ngồi thấy lạ mà khách du lịch nội địa cũng

rất thích thú khi được ngồi trên xe trâu đi thăm các lò gồm, sứ

Chợ Bát Tràng hiện đang có khoảng 100 gian hàng kinh doanh các mặt hàng gốm sứ, và đang có dự án quy hoạch phát triển thêm quy mô làng

nghề, chợ buôn bán rộng hơn nữa Tới chợ, không chỉ tự do xem hàng, du

khách còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà người thợ thủ công dày công nghiên cứu Anh Phùng Văn Hữu, một chủ hàng cho hay, các hộ gia đình đưa sản phâm ra chợ gồm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm truyễn thống tới

khách thập phương, không đặt yếu tố kinh doanh lên hàng đầu Do vậy, đây

là chợ gốm duy nhất mà du khách có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu

về sản phẩm theo ý thích Chợ gốm đã đưa khách du lịch gần hơn với sản

phâm gơm sứ và người thợ

Ơng Trần Quốc Việt, Trưởng ban quản lý chợ, cho rằng, mong muốn của người dân Bát Tràng là giữ gìn và lưu danh thương hiệu truyền thông,

tên hiệu tạo được chỗ đứng vững chắc trong kinh tế thị trường Do vậy, sản phâm của các hộ sản xuất, các doanh nghiệp đưa ra chợ gốm đều có chất

lượng cao, giá bán hợp lý Ngoài ra, chợ gốm xoá đi kiểu làm ăn "nhà nảo

biết nhà đấy", các hộ dân đã giao thương, học tập nhau những kiểu thiết kế

mới, màu men lạ, cùng đưa ra những ý tưởng cho sản phẩm độc đáo, mới lạ

bởi họ là người tự sản xuất, thiết kế Một số cơ sở lớn đã góp vốn thuê họa

sỹ thiệt kê hoặc ra nước ngoài tìm kiêm mâu mã mới, tìm đâu ra cho sản

Trang 38

2.3.2 Tac dong tiéu cực

2.3.2.1 Về nguồn vốn đấu tư cho sản xuất

Trên địa phận ba làng Bát Tràng, Giang Cao thuộc xã Bát Tràng và làng nghề Kim Lan hiện nay có đến vài chi nhánh ngân hàng thương mại như Techeombank, Ocean Bank Ngân hàng ở sát nách, chuyện vay vốn

kinh doanh tưởng thế sẽ dễ, thực sự không phải vậy

Chính sách kích cầu đến với Bát Tràng đúng lúc các doanh nghiệp ở vào hoàn cảnh khó khăn nhất Nhiều lò gốm trong tình trạng lao đao, thiếu cả vốn để trả lương công nhân, giữ chân họa sỹ nhưng khả năng tiếp xúc với vốn vay rất khó khăn Khó khăn nhất là việc hợp thức hóa giấy tờ cho đúng quy định thủ tục Trước đây việc mua bán giữa các hộ kinh doanh với nhau khá đơn giản, không có giấy tờ, nay phải đáp ứng nhiều loại giấy tờ nên chưa đầy 100 hộ tiếp cận được vốn vay kích cầu Số dư tổng cộng cũng chỉ khoảng 10 tỷ đồng, không đáng kể gì so với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp và hộ sản xuất Nhiều lò đã phải bán tài sản, vay mượn để

duy trì việc kinh doanh

Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, hàng loạt các vấn đề nảy

sinh như: chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tay nghề, tiền lương thì bản

thân các làng nghề cũng gặp khó khăn trong vẫn đề tiếp cận nguồn vay tín dụng, bởi cơ chế tín dụng đối với vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín

dụng khác chưa thật sự phù hợp với tính chất hoạt động của cơ chế làng

nghề Thời điểm suy giảm kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã có gói kích cầu

cho khu vực nông thôn thông qua việc hỗ trợ lãi suất Tuy nhiên đến thời

điểm này, các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi Các ngân hàng đã rất tạo điều kiện để nông dân vay vốn sản xuất, nhưng đây là cho vay theo hình thức tín dụng thông thường, do đó người dân muốn vay

Trang 39

Mặt khác, cũng do tác động của cạnh tranh nên nhóm làng nghề gốm

sứ chưa đựơc quan tâm đầu tư thích đáng, lợi nhuận ít, chị phí bỏ ra nhiều, thời gian thu hồi vốn chậm, sản phẩm bán ra phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, sở thích của khách Do đó, các nhà đầu tư ít “mặn mà” với ngành này

Việc huy động các nguồn vốn liên kết, liên doanh hoặc nguồn lực của chủ

doanh nghiệp còn nhiều hạn chế

2.3.2.2Vê thị trường tiêu thụ

Tính riêng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tông kim ngạch xuất khẩu của nhóm làng nghề gốm sứ giảm 6-7 triệu USD Trong khi xuất khẩu

giảm sút, việc tiêu thụ nội địa như là một cứu cánh duy nhất Các lò gốm

Bát Tràng, nhiều nơi chuyển mặt hàng đa dạng hơn để phục vụ dân nông thôn, cạnh tranh sát ván với hàng Trung Quốc về giá và chất lượng Thay vì sản xuất những chiếc chén chất lượng cao với giá 18-20 nghìn đồng/chiếc, nhiều hộ chuyển sang làm sản phâm cùng loại nhưng giá chỉ còn 3-5 nghìn đồng/chiếc Điều này vô hình làm giảm đi nhiều nét văn hóa truyền thống vôn có trên những sản phâm gôm sứ của làng nghê

Hội nhập kinh té quéc tế, mở cửa thị trường, sản phâm gốm sứ của

nước ta có thể bán ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngược lại, sản phẩm của họ cũng có thể nhập khẩu vào thị trường Việt Nam Nhìn chung, nhiều sản phâm gốm sứ của nước ngoài sẽ có ưu thế trên thị trường nhờ ưu thế về

chất lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng đẹp, lại đáp ứng tốt

các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, giá cả phù hợp, cộng thêm tâm lý của

người Việt Nam vẫn đang "sính" hàng ngoại Trong khi đó, sản phẩm của

chúng ta vẫn còn đơn điệu về kiểu đáng, độ tinh xảo trong các chi tiết mỹ

thuật chưa cao, giá thành tương đối cao Chính vì vậy, sản phẩm của chúng

ta phải đối diện với sự cạnh tranh quyết liệt ở cả thị trường trong nước và

quốc tế Đây là thách thức lớn nhất của các làng nghề gốm sứ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đưa tới nguy cơ thu hẹp thị trường thế giới và cả ở thị trường trong nước

Trang 40

Hon thế nữa, khi hội nhập KTQT, hàng rao phi thuế quan áp dụng đối với nhiều mặt hàng, trong đó có mặt hàng gém sứ Các làng nghề gốm của fa với quy mô nhỏ, phân tán, kỹ thuật và công nghệ còn lạc hậu, trình

độ quản lý và trình độ kỹ thuật thấp, khâu tiếp thị kém nên nhiều sản phẩm

không đạt chất lượng tiêu chuẩn trong nước chứ chưa nói đến tiêu chuẩn quốc tế, như sản phẩm gôm bị giòn vỡ, bong men, phai màu làm mat uy tín sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế Chính vì vậy, khả năng

chiếm lĩnh và mở rộng thị trường ra bên ngoài là rất khó thực hiện, thậm chí còn có nguy cơ bị thu hẹp và mất thị trường bởi sự cạnh tranh khốc liệt

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Để đây mạnh xuất khâu hàng hóa cần thấy rõ những hạn chế Trước

hết, mẫu mã sản phẩm của ta chậm được cải tiến do các hộ gia đình Ít có

địp được trao đổi trực tiếp với nhà nhập khâu, nhất là người tiêu dùng tại thị trường nhập khẩu Trong nhiều trường hợp, người làm hàng chỉ chào bán những gì mình làm “quen tay”, sẵn có mà chưa đầu tư thỏa đáng cho

hoạt động tiếp thị, thiếu thông tin thị trường, tìm hiểu những mặt hàng

người ta muốn dùng Đến nay, nhiều cơ sở sản xuất vẫn sản xuất những sản

pham có từ vài chục năm trước, mẫu mã ít thay đôi Đặc biệt do thiếu

nghiên cứu sâu về đặc điểm văn hóa của khu vực, quốc gia nên chúng ta

tạo ra được những cú đột phá, chưa tạo được dẫu ấn mạnh mẽ trong xuất

khẩu, càng chưa thể trở thành nhà cung cấp đủ sức cạnh tranh trên thế giới 2.3.2.3 Gia tăng sự phụ thuộc của sản phẩm gốm sứ vào sự biễn động - của kinh tế thế giới;làng nghề phát triển thiếu ồn định và có thể gặp nhiễu

rủi ro |

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, làng nghề nói chung, LNTT nói riêng và nhất là nhóm làng nghề gốm sứ kinh tế phải chịu tác

động mạnh từ mọi biến động của kinh tế thế giới Biểu hiện:

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w