HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN KHOA CHU NGHIA XA HOI KHOA HOC
Rea
TH.S DANG THANH PHUONG
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC
LY LUAN DAN TOC TRONG
CACH MANG XA HOI CHU NGHIA
DE CUONG BAI GIANG
NGA) CHES TUYEN TRUYEN | AAS — 2003
Trang 3MỤC LỤC
Chương 1: NHẬP MÔN LÝ LUẬN DẪN TỘC TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1 Một số khái niệm cơ bản - Q0 11H HH ST kg g xH n c rky 4
2 _ Con đường hình thành dân tộc .-. -< < << << <2 25
3.Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của môn học lý luận dân tộc trong
cách mạng xã hội chủ nghĩa -.- -.-.- cccc 2 SH SH SH nh, 27 4.Cấu trúc của môn học lý luận dân tộc trong cách mạng
xã hội chủ nghĩa ——— sex 2U
Chương 2 : QUAND DIEM CUA CHU NGHIA MAC LENIN, ‘TU TƯỞNG G HO CHÍ MINH VÈ DÂN TỘC TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin - L cc cv Sa 30
2 Tư tưởng của Hồ Chí Minh vn Và vn eseeesseeessereeeeeO Ô Chương 3: DÂN TỘC VÀ GIAI CÁP TRONG CÁCH MẠNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 57 2 Chu nghia yéu nude va chi nghia quéc té V6 San ec cece ss seeeeeesaeeeeeeeees 63
Chương 4:CHÍNH SÁCH DÂN TOC Ở VIỆT NAM
1.Căn cứ lý luận và thực tiễn của chính sách dân tộc - cccc c2 80
2.Nội dung chính sách dân tộc của Đảng qua các thời kỳ cách mạng 83 3.Quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới - 92 4.Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc
Ở 010 000: QC kh kh kg ¬——— 102
Chương 5:XÂY DỰNG KHÔI ĐẠI DOAN KET DAN TOC TRONG TIEN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1.Cơ sở lý luận va thực tiễn của vấn đề Q ca 107 2 Nội dung đoàn kết dân tộc trong các giai đoạn cách mạng 16
3.Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay - - 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - + c2 23x sssseesxs 132
Trang 5LÝ LUẬN DÂN TỘC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Số đơn vị học trình: 3; số tiết 45
1 Mục đích môn học
-Trang bị một cách cơ bản cho người học lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học về
dân tộc, chính sách dân tộc ( cụ thể là hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác Lênin về dân tộc, mối quan hệ dân tộc và giai cấp, quan điểm của Hồ Chí Minh về dân tộc, chính sách dân tộc ở Việt Nam )
- Hình thành kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm trong phát hiện, nghiên cứu các
vấn đề, các sự kiện mâu thuẫn dân tộc, lợi ích dân tộc .có liên quan đên quá trình
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 2.VêucẦu -
- Về tri thức: Nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhất về lý luận dân tộc và
chính sách dân tộc và khả năng vận dụng lý luận dân tộc vào thực tiễn
- Về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm nghiên cứu, phát hiện các vẫn đề
liên quan đến dân tộc và chính sách dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Về thái độ: Giúp người học có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng
của vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, từ đó có trách
nhiệm đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy sau này 3 Phân bồ thời gian:
- Lý thuyết 25 tiết
- Thảo luận và làm bài tập trên lớp — 20 tiết
Trang 6Sinh viên đã hoàn thành các môn học thuộc khối kiến thức chung, kiến thức cơ sở ngành và các môn tác phẩm kinh điển thuộc khối kiến thức chuyên ngành bắt buộc
6 Phương pháp giảng dạy và học tập:
người học, có sử dụng phương tiện dạy học hiện đại _ 7, Tài liệu tham khảo
*Tài liệu bắt buộc: Khoa CNXHKH, HVBC&TT, Đề cương bài giảng Lý luận dân tộc
và chính sách dân tộc (Tài liệu lưu hành nội bộ)
*Tài liệu tham khảo:
*C Mac- Ph Angghen:
-Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (Toàn tập, t 4, tr 5ó - 646)
- Nội chiến ở Pháp (Toàn tập, t 17, tr 417 - 487)
*VI Lénin
Đề cương về vấn đề dân tộc (Toàn tập, t 23, tr 395 — 406) Ý kiến phê phán vấn đề dân tộc (Toàn tập, t 24, tr 277 — 285)
Về cương lĩnh dân tộc của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga (Toàn tập, t 24)
Về vấn đề chính sách dân tộc (Toàn tập, t 25, tr 77 — 86) Quyền bình đẳng dân tộc (Toàn tập, t 25, tr 99 — 101)
Làm đồi truy công nhân bằng CNDT tỉnh vi (Toàn tập, t 25, tr 166 — 169) Về quyền dân tộc tự quyết (Toàn tập, t 25, tr 299 — 376)
Về lòng tự hào dân tộc của người đại Nga (Toàn tập, t 26, tr 127 — 132)
Giai cấp vô sản cách mạng và quyền dân tộc tự quyết (Toàn tập, t 27, tr 77 — 87) Cách mạng XHCN và quyền dân tộc tự quyết (Toàn tập, t 27, tr 323 — 342)
Về quyền dân tộc tự quyết, Nxb Tiến bộ, Matxcơva 1980, Toàn tập, tập 25
Trang 7Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIL, IX, X Đảng Cộng sản Việt Nam Nghị quyết 07, BCH TW khoá IX
* Một số tác giả khác:
Nguyễn Quốc Phẩm: Công bằng bình đẳng dân tộc trong quan hệ tộc nguoi Phan Xuân Sơn — Lưu Văn Quảng: Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay |
Hoàng Chí Bảo: Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay
Phan Văn Rân - Nguyễn Hoàng Giáp: Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế
tồn câu hố
Trang 8CHUONG 1
NHAP MON LY LUAN DAN TOC
TRONG CACH MANG XA HOI CHU NGHIA _1._M6t s6 khai niém co ban
1.1 Khái niệm dân tộc |
Môn học trước hết làm rõ khái niệm dân tộc Có rất nhiều cách tiếp cận khái
niệm dân tộc khác nhau dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau Trong một thời gian
đài trước đây Việt Nam và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp cận khái
niệm dân tộc của Xtalin năm 1913 Trong giai đoạn hiện nay, khái niệm ấy có nhiều nội dung mà lịch sử đã vượt qua, vì vậy nghiên cứu khái niệm dân tộc trên cơ sở tiếp thu những giá trị của các công trình nghiên cứu khoa học được hiểu với hai cấp độ là dan tộc — cộng đồng chính trị -xã hội (quốc gia); dân tộc (tộc người)
Thuật ngữ “Dân rộc” bắt nguồn từ chữ la tinh là “Natio, có gốc từ chữ Nasci” có nghĩa là sinh ra
- Cuối của thời trung cỗ thuật ngữ này được dùng phố biến ở châu Âu
(Bá tước Đờmaixtre -Pháp ) dùng khái niệm dân tộc chỉ cộng đồng người hẹp gồm vua và quý tộc
Các nhà tư tưởng cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu dùng khái niệm “Dán rộc ” chỉ cộng đồng nhân dân trong quốc gia không có vua và quý tộc (dân tộc gồm những thị dân và đẳng cấp thứ 3) |
Như vậy, trong giai đoạn này thuật ngữ dân tộc mang nội dung giai cấp, đẳng cấp, chưa phải khái niệm mang tính học thuật
- Thời kỳ khai sáng (TK XVII-XYVIII): các nhà tư tưởng tư sản là những học giá dau
tiên đưa ra các định nghĩa học thuật về dân tộc Theo Đi đơ rô: Dân tộc là một tập hợp
dân chúng có một quốc gia, tuân theo sự cai trị của một chính phủ (Dân tộc gan voi quốc gia, nhắn mạnh quan hệ chính trị (nhà nước) không đề cập đến quan hệ kinh tế.)
- Cuối XIX đầu XX
Các nhà lý luận tư sản phủ nhận quan hệ kinh tế - chính trị, xã hội nhắn mạnh yếu
tố tỉnh thần và yếu tế chủng tộc khi đề cập đến vấn đề dân tộc So với trước, xem van
Trang 9tộc là hình thức cộng đồng người mang tính lịch sử, chưa thấy rõ cơ sở kinh tế - xã hội
của sự hình thành và sự tồn tại của các dân tộc
Năm 1913 trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác về vấn đề dân tộc” Xtalin cho rằng:
“Dân tộc là một khối cộng dong người ổn định, thành lập trong lịch sử dựa trên cơ sở
cộng đông về tiếng nói, lãnh thổ, sinh hoạt kinh tế và tâm lý biểu hiện trong cộng dong vé van hod.”
Định nghĩa dân tộc của Xtalin khắc phục được thiếu sót cơ bản của các nhà tư
tưởng tư sản về dân tộc, đó là coi dân tộc là một phạm trù lịch sử, là sản phẩm của quá
trình phát triển lâu đài mang tính thống nhất, ổn định và bền vững Là sự kết hợp của
nhân tổ kinh tế, lãnh thể, ngỗn ngữ, tầm lý Lần đầu tiền nhãn tố kính tế được khẳng
định trong khái niệm dân tộc của Xtalin |
Tuy nhiên, định nghĩa này sai lầm và đã lỗi thời ở những năm 70 của thế kỷ XX
vì những hạn chế của nó Định nghĩa dân tộc của Xtalin lẫn lộn giữa dân tộc và tộc
người, không đề cập tới những quan hệ chính trị, luật pháp, nhà nước, lợi ích Định nghĩa chỉ chú ý đến các cộng đồng người chủ thể trong một quốc gia, nhắn mạnh vào cộng đồng dân tộc hay tộc người nào đủ sức tự bản thân hay liên minh với một hoặc
hai cộng đồng khác kéo theo những nhóm dân tộc thiểu số yếu ớt, kém phát triển xây
dựng một dân tộc TBCN (gạt những cộng đồng người “không đủ sức” Coi quốc gia nào gồm nhiều cộng đồng người là thấp kém, chủ trương xây dựng quốc gia dân tộc
TBCN hoặc dân tộc XHCN chỉ dựa vào một tộc người Xtalin có tư tưởng đại dân tộc
(thực hiện ở chính sách đồng hoá tự nhiên) Khi Xtalin cằm quyền, muốn Nga hoá
những dân tộc phi Nga dưới danh nghĩa là CNXH và CNCS Xtalin đề nghị thống
nhất các nước cộng hồ Xơ viết bằng cách đưa các nước Ucraina, Bêlôruxia, Adecbairan, Grudia, Ácmeni vào liên bang Nga và biến các nước này thành các nước cộng hoà tự trị Lênin phản đối (vì sự hợp nhất phải dựa trên cơ sở tự nguyện) sai lầm
của Xtalin là Phú nhận các hình thức dân tộc tiền tư bản chủ nghĩa cho rằng trước khi xuất hiện CNTB không có dân tộc, các quốc gia tiền TBCN chỉ là bộ lạc, bộ tộc tương ứng với xã hội nguyên thuỷ và xã hội có giai cấp thời kỳ nông nghiệp Điều này chỉ
đúng với đa sô các quôc gia châu Âu Trên thực tê, một thê chê chính trị được điêu khiển bởi một nhà nước trên một lãnh thổ nhất định đã là một quốc gia hay một quốc
Trang 10gia đa tộc người Xtalin không coi cộng đồng về văn hoá là một trong những cơ sở của quan hệ cộng đồng dân tộc mà chỉ nói đến cộng đồng tâm lý biểu hiện trong cộng
đồng về văn hoá Trên thực tế tâm lý dân tộc được biểu hiện trong văn hoá, kinh tế, xã hội .chứ không chỉ biểu hiện trong văn hoá _
Thoi ky C.Mac, Ph.Ang ghen, V.I.Lénin ban nhiéu về dân tộc nhưng chưa đưa ra
một định nghĩa đầy đủ Các nước XHCN trước đây dùng định nghĩa của Xtalin
Ở Việt Nam có nhiều học giả nghiên cứu từ đân tộc từ năm1945 đến nay như Đào
Duy Anh, Hoàng Xuân Nhị, Phan Hữu Dật
- Theo Từ điển Tiếng Việt:
Dân tộc 1: Cộng đồng người ôn định, được hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý: Đoàn kết dân tộc
2 Dân tộc thiểu số |
3 Cộng động người n định làm thành nhân dân một nước, một quốc gia gắn với nhau trong truyền thống nghĩa vụ và quyền lợi
- Giáo trình triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Dân tộc (hông thường dùng để chỉ hẳu như tắt cả các hình thức cộng đồng người
(bộ lạc, bộ tộc, dân tộc) Cần phan biệt dân tộc theo nghĩa rộng với dân tộc theo nghĩa
khoa học đó là cộng đồng người cao hơn các hình thức cộng đồng trước đó, kế cả bộ tộc Cũng như bộ tộc, dân tộc là hình thức cộng động người gắn liền với xã hội có giai
cấp, có Nhò nước, và các thê chế chính trị Dân tộc có thể từ một bộ tộc phái triển lên
song äa số trường hợp được hình thành trên cơ sở nhiều bộ tộc và tộc người hợp nhất lại (Đặc trưng dân tộc: ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hoá, tâm lý, tính cách)
- Giáo trình CNXHKH- HV CT-HCQG HCM
Khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa, trong đó có 2 nghĩa được dùng phố
biến nhất:
Nghĩa hẹp dân tộc - tộc người: chí cộng đồng người có mỗi liên hệ chặt chẽ và bên vững, có chung sinh hoạt kinh tê, ngôn ngữ riêng, văn hoá có những đặc thù, xuất
Trang 11
gyi OP SHO ` ee of
hiện sau bộ lạc, bộ tộc, kê thừa phát triên cao hơn những nhân t6 toc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ÿ thức tự giác tộc người của dân cu cong dong do
Nghĩa rộng dân tộc - quéec gia (quéc téc) Chi céng déng ngudi 6n định, làm thành nhân dân một nước, có lãnh thô quốc gia, nên kinh tế thống nhất, quốc ngữ chưng và có ý thức về sự thông nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyên lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước
Như vậy, dân tộc có thể được hiểu như sau:
*Đân tộc (Nation): /à một cộng đồng chính trị - xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà
nước thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ hành chỉnh
(rừ trường hợp cá biệt, một sinh hoạt kinh tế chung, với những biếu tượng văn hoá
chung, tạo nên mỘt tính cách dân lộc
Theo nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc Dân tộc thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau:
- Cộng đồng chính trị - xã hội ôn định được thành lập trong lịch sử đưới sự chỉ
đạo bởi một nhà nước
- Có chưng một phương thức sinh hoạt kinh tế: Mác - Ăngghen đã chứng minh rằng: động lực gắn kết các dân tộc thành một nhà nước, một quốc gia thống nhất chính là yếu tố kinh tế Trong một quốc gia dân tộc tồn tại nhiều giai cấp có những lợi ích khác nhau nhưng phải có sự tương đồng về lợi ích, sự tương đồng càng lớn thì tính thống nhất dân tộc càng cao Tính thống nhất, tương đồng về kinh tế luôn luôn là nhân tố đảm bảo cho | su théng nhat quốc gia dân tộc Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên
kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng
đồng dân tộc
- Có lãnh thổ chung: Lãnh thô là biểu hiện chủ quyền của dân tộc trong mối quan hệ với quốc gia dân tộc khác, bao gồm chủ quyền vùng đất, vùng trời, thềm lục địa và hải đảo, là kết quả của quá trình lao động kiến tạo của cả dân tộc trong quá trình hình
thành dân tộc được thể chế thành pháp luật quốc gia và quốc tế, là chủ quyền không
thé chia cắt, nền tảng thiêng liêng hình thành nên tổ quốc
Trang 12
- Có một ngôn ngữ (tiếng nói) giao tiếp chung: Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất trong giao tiếp của mỗi dân tộc Ngôn ngữ là sản phẩm của quá trình phát triển
lâu dài về kinh tế - xã hội của dân tộc, là công cụ bảo lưu, giữ gìn những giá trị văn
hoá lâu đời của dân tộc và là một biêu tượng cho thây sự trường tôn của mỗi dân tộc
"Trong quốc gia nhiều dân tộc bao giờ cũng có một ngôn ngữ chung thống nhất làm công cụ giao tiếp
- Có một nên văn hoá chung: văn hoá là yêu tố đặc biệt gắn kết cộng đồng thành
một khối thống nhất, được chắt lọc trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Văn hoá là
động lực của sự phát triển, là công cụ để bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc gia, văn
hoá là đặc trưng cơ bản bản nhất dé phân biệt sự khác nhau giữa các dân tộc
* Dân tộc (ethnie): là một cộng động mang tính tộc người, có chung 1 tên gọi, 1 ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt) được liên kết với nhau bằng những giá trị sinh hoạt văn hoá tạo thành một tính cách tộc người, có chung l ÿ thức tự giác tộc người, tức là có chưng một khát vọng cùng chung sống, chung số phận lịch sử thể hiện ở
những kỷ ức lịch sử (truyền thống, lịch sử, huyền thoại, kiêng cữ ) (một tộc người không nhất thiết phải có cùng một lãnh thổ, một cộng đồng sinh hoạt kinh tế, có thé
sống ở các quốc gia dân tộc khác nhau)
- Cộng đồng về ngôn ngữ: Ngôn ngữ là tiêu chí cơ bản để phân biệt các tộc người khác nhau (bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, hoặc chỉ riêng ngôn ngữ nói) Như là một nguyên tắc, ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và gan két tất cả các thành viên trong một cộng đồng tộc người thống nhất, nhờ có ngôn ngữ mà văn hoá tộc người được bảo tồn và phát triển Nhưng điều đó không có nghĩa trên thế giới có bao nhiêu ngôn ngữ thì có bấy nhiêu tộc người Trên thực tế cho thấy, nhiều tộc người tự coi mình là những tộc người riêng biệt, lại nói cùng một ngôn ngữ với những tộc người khác Vấn đề xem xét tiêu chí ngôn ngữ của mỗi dân tộc cần phải được cụ thể: có dân tộc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp chung, cũng có dân tộc dùng ngôn ngữ của các dân tộc khác như tiếng mẹ đẻ hoặc sử dụng nhiều ngôn ngữ cùng một lúc bên cạnh
ngôn ngữ mẹ đẻ Như vậy là, trên thế giới tồn tại nhiều ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ không
Trang 13trùng hợp Vì vậy, dù ngôn ngữ là tiêu chí rất quan trọng để xác định một tộc người, nhưng không thê cho răng nó là dấu hiệu đặc trưng duy nhất
- Các đặc điểm chung thuộc bản sắc văn hoá: trong số những dấu hiệu quan trọng phân định các tộc người có đặc trưng văn hoá đã được các cư dân sáng tạo nên trong
quá trình phát triển lịch sử của mình và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Những biểu hiện cụ thê của văn hoá vật chất và văn hoá tỉnh thần (hay văn hoá vật thé
và văn hoá phi vật thể) ở mỗi dân tộc phản ánh những giá trị truyền thống, lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc đó Lịch sử phát triển của các tộc người găn liên với lịch sử văn hố, truyền thơng văn hoá của họ Rât nhiêu dân tộc trải
hoá dân tộc Ngày nay, cùng với xu thế giao lưu văn hoá vẫn song song tôn tại xu thế
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc như là xu thế tất yếu đối với sự _ phát triển dân tộc tộc người Như vậy, chính đặc thù văn hoá cần được xem xét như là
một dấu hiệu cơ bản của một tộc người bất kỳ, không có ngoại lệ, phân định họ với
các tộc người khác Văn hoá có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ và ngôn ngữ được coi
là thuộc tính cơ bản, có liên hệ chặt chẽ với văn hoá của tộc người nói thứ tiếng đó, |
đặc biệt là với văn hoá tỉnh than
- Ý thức tự giác tộc người: đây là tiêu chi quan trọng nhất trong các tiêu chí xem
xét, phân định một dân tộc Đặc trưng nổi bật ở các dân tộc - tộc người là luôn tự ý
thức về dân tộc mình từ nguồn gốc đến tên gọi Đó cũng là ý thức tự khẳng định sự hiện tồn và phát triển của mỗi dân tộc dù có nhiều tác động hoặc thay đổi về địa bàn
cư trú, lãnh thé hay tac dong anh hưởng của giao lưu kinh tế, văn hoá Sự hình thành | va phat triển của ý thức tự giác tộc người liên quan trực tiếp đến các yếu tố của ý thức
dân tộc, tình cảm dân tộc, tâm lý dân tộc Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan khác nhau ở mỗi dân tộc mà ý thức tự giác tộc người được biểu hiện rất sinh
động và đa dạng Nhưng đây vẫn là tiêu chí quan trọng, có vị trí quyết định đối với sự
tồn tại và phát triển của mỗi tộc người
Ba tiêu chí vừa nêu trên đã tạo ra sự ôn định trong mỗi cộng đồng dân tộc trong quá trình phát triển tộc người Ngay cả khi có sự thay đổi về phương thức sinh hoạt kinh tế, cộng đồng dân tộc vẫn tồn tại trên thực tế Đây chính là căn cứ khoa học và
Trang 14thực tiễn giúp xem xét và phân định các dân tộc ở nước ta - một quốc gia đa dân tộc với sự xen kẽ cư dân các tộc người trên lãnh thổ đã hình thành từ lâu đời
Nghiên cứu khái niệm và các đặc trưng của dân tộc cần thấy rằng, khái niệm dân tộc
- tộc người và khái niệm dân tộc - quốc gia gan bó chặt chế với nhau Bởi vì, dân tộc ra
đời trong một quốc gia nhất định, thông thường thì những nhân tố chín muỗi hình thành tính tộc người không tách rời với sự chín muỗi của những nhân tố hình thành quốc gia - ching bé sung va thúc đây lẫn nhau |
* Nhóm địa phương: (local group): là một bộ phận chung một tộc người, có một tên gọi riêng phổ biến trong vùng do có ý thức tự giác về tộc người và về nhóm địa phương mà mình là thành viên
1.2 Khải niệm quan hệ dân tộc
Do thuật ngữ dân tộc là thuật ngữ đa nghĩa, đa cấp độ nên thuật ngữ quan hệ dân tộc cũng được diễn đạt hay nhận thức theo nhiều nghĩa, thông thường có ba cấp độ:
- Là quan hệ giữa các dân tộc quốc gia (Quốc tộc)
- Là quan hệ giữa các tộc người và từng nội bộ tộc người
- Là quan hệ giữa quốc tộc và các tộc người
1.2.1 Quan hệ dân tộc (quốc gia)
Xét về mặt kết cấu dân tộc, quan hệ dân tộc (quốc gia) là quan hệ giữa các quốc gia trên các tất cả các lĩnh vực (Theo quan hệ đối ngoại) Quan hệ này phù hợp hay không phù hợp, lành mạnh hay không lành mạnh là phụ thuộc vào giới cầm quyền Quan hệ dân tộc (tộc người) là mỗi quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia đa dân tộc, hoặc quan hệ giữa các tộc người của các quốc gia khác nhau trên tất cả các lĩnh vực Đây là mối quan hệ tổng hợp đan xen nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội “rong chừng mực mà các dân tộc khác nhau còn chung sống trong một quốc gia thì họ gắn bó với nhau bằng hàng ức, hàng triệu mối liên hệ về kinh tế, pháp luật và tập quán” (Lê nin)
Xét về mặt giai cấp, trong xã hội hiện đại có thể chia quan hệ dân tộc thành hai loại
quan hệ dân tộc tư sản và quan hệ dân tộc xã hội chủ nghĩa Irong quan hệ dân tộc xã
hội chủ nghĩa quan hệ dân tộc dựa trên lập trường giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa quốc tế vô sản, chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa và cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa
Trang 15Thứ nhất, quan hệ dân tộc trên lĩnh vực kinh tế
Là mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình sản xuất nhằm tăng cường sức
mạnh kinh tế của mỗi dân tộc tạo nền tảng cốt vật chất cho sức mạnh tong hop cua
quốc gia dân tộc Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, quan hệ kinh tế của các dân tộc thông qua cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trên lĩnh vực kinh tế để hướng tới xoá bỏ quan hệ kinh tế bất bình đẳng, bất công giữa các dân tộc trong các xã hội có chế độ người bóc lột người Giai cấp công nhân phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mỗi dân tộc trong xây dựng kinh tế vừa tăng cường hợp tác quốc tế tạo ra sức mạnh kinh tế trong hệ thống các THƯỚC, xã hội chủ nghĩa qua đó nâng cao đời sống vật
chất, tĩnh thần cho nhãn dãn lao động
Trong giai đoạn hiện nay, tạo mối quan hệ sâu rộng trên lĩnh vực kinh tế, các quốc
gia có điều kiện mở rộng thị trường, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại, str dung tri
thức nhân loại từ q trình tồn cầu hố góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền
vững, thân thiện VỚI thiên nhiên, tạo ra sự năng động trong cải cách mở cửa, trong xây dựng một cơ cấu kinh tế phù hợp, chuẩn bị tốt nội lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn nhanh khoảng cách phát triển Tuy nhiên trong mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, các quốc gia chậm phát triển, kém phát triển và đang phát triển phải chịu sức ép cạnh tranh
bat bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất hợp lý của các nước tư bản phát triển Ví dụ: Mỹ
và các nước trong nhóm G7 đang giữ quyền điều khiển các thể chế kinh tế thương mại toàn cầu thông qua IMF, WB, WTO Dẫn đến, quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong
lĩnh vực kinh tế trở nên bất bình đẳng và bất hợp lý cao độ dẫn đến khoảng cách chênh _ lệch về trình độ phát triển, về giàu nghèo đặt chủ quyền quốc gia dân tộc trên lĩnh vực
kinh tế đứng trước thách thức lớn đòi hỏi các dân tộc phải có phương án giải quyết
Thứ hai, quan hệ dân tộc trên lĩnh vực chính trị
Là mối quan hệ giữa các dân tộc nhằm bảo đảm độc lập chủ quyền về mặt chính trị của dân tộc mình và tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc khác Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nhằm tiến tới xố
bỏ sự thơng trị của giai câp tư sản, xác lập vị trí thông trị của giai câp công nhân dưới
sự lãnh đạo của Đảng trên nên tảng liên minh giữa các giai câp và tâng lớp trong xã hội
Trang 16Trong giai đoạn hiện nay, mối quan hệ giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị thể hiện sự tham gia của các dân tộc vào đời sống quan hệ quốc tế thông qua các tổ chức
diễn đàn quốc tế để bày tỏ chính kiến của mình, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, và
_— tham gia vào các quá trình liên kết khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược
như: tham gia vào diễn đàn tổ chức quốc tế Liên hiệp quốc, Tổ chức thương mại quốc tế WTO, phong trào không liên kết, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN), khối thị trường chung Nam
Mỹ (MERCOSUR), tổ chức thống nhất châu Phi (OAU, hiện là liên minh châu Phi
AU), Hiệp hội các nước khu vực Nam Á (SAARL) Bên cạnh đó, mối quan hệ quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá có nguy cơ đe doạ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ Sự phụ thuộc của các nước trên lĩnh vực kinh tế dẫn
đến phụ thuộc trên lĩnh vực chính trị, tăng cơ hội cho các dân tộc lớn can thiệp vào
công việc nội bộ của các dân tộc nhỏ, nghèo, đang phát triển, chậm phát triển (nạn tin tặc, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, nạn di cư bất hợp pháp ) Đây cũng là một vấn đề mà các dân tộc phải đối mặt trong giai đoạn hiện nay
Thứ ba, quan hệ dân tộc trên lĩnh vực văn hoá
Đó là mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập để xây dựng nền văn hoá của dân tộc mình, đưa văn hoá dân tộc đến với thế giới, góp phần làm phong phú văn hoá thế giới bằng bản sắc riêng của văn hoá dân tộc Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh để thiết lập hệ tư tưởng Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng trong đời sống tỉnh thần của dân tộc, đồng thời khắc phục tàn dư của của văn hoá tư sản, phong kiến, thực dân, tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại xây dựng nền văn hoá dân tộc giàu bản sắc
Trong giai đoạn hiện nay, các dân tộc mở rộng quan hệ giao lưu văn hoá và tri
thức, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc
Giao lưu văn hoá là quy luật tồn tại và phát triển của mọi nền văn hoá Qua giao lưu, tiếp xúc, lưu giữ, kế thừa và bố sung những giá trị của nền văn hoá dân tộc khác làm phong phú thêm nên văn hoá của dân tộc mình Đặc biệt trong xu thế tồn cầu hố, sự mở rộng quan hệ dân tộc trên lĩnh vực văn hố làm cho phương Đơng và phương Tây,
Trang 17sự trở ngại về không gian và thời gian, nâng trình độ văn minh của các quốc gia nhỏ yếu và tăng thêm tính nhân loại, tính phổ quát cho nền văn hoá các dân tộc Qua mối quan hệ ấy, tình hữu nghị, sự tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc được tăng cường, góp phần đây lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột của các quốc gia dân tộc, bảo
vệ được chủ quyền của dân tộc mình Mặt khác, quan hệ dân tộc trên lĩnh vực văn hoá
đặt các quốc gia dân tộc trước nguy cơ bị các giá trị văn hoá phương Tây, nhất là văn hoá Mỹ xâm nhập làm tốn hại bản sắc dân tộc thông qua các cuộc xâm lăng văn hoá, với nền văn hoá của các dân tộc nhỏ, các dân tộc đang đứng trước nguy cơ “#ghèo văn
m"
hoa”, mai mot sắc thái độc đáo của nên văn hoá dân tộc Mưu đô của các nước
phương Tây dùng văn hoá như một thủ đoạn “quyển lực mem” dé thong tri thé giới
(biểu hiện của chủ nghĩa đế quốc về văn hoá) đang là nguy cơ đe doạ sự sống còn và
phát triển của quốc gia dân tộc Đó là sự xa lạ với giá trị truyền thống, lối sống đồi
truy, nạn ma tuý, mại dâm, đe doạ sự tồn vong của quốc gia dân tộc Vì vậy giao lưu, hội nhập nhưng phải giữ bản sắc văn hoá dân tộc là chiến lược của các quốc gia dân
tộc hiện nay | | | :
Thứ tư, quan hệ dân tộc trên phương diện biên giới lãnh thổ
Là mỗi quan hệ giữa các dân tộc trong việc giành độc lập bảo vệ không gian sinh tồn, cư trú Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân phải kiên quyết bảo vệ vững chắc lãnh thổ của mình, chủ động tham gia giải quyết quan hệ lãnh thổ với các dân tộc khác nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho các dân tộc phát triển thông qua đường lối đối ngoại song phương và đa phương Chủ động tích cực đây mạnh hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ khai thác có hiệu quả lãnh thổ vùng, khu vực theo những quy tắc đặt ra trên cơ sở luật pháp quốc gia và quốc tế
Thứ 5, quan điểm của Đảng trong quan hệ dân tộc
Thực hiện quan hệ dân tộc trên tinh thần độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hoá
các quan hệ quốc tế Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong
cộng đồng quốc 6, phan đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển Mở rộng quan hệ dân
tộc quốc gia hướng tới việc gìn giữ mơi trường hồ bình, tạo điều kiện quốc tế thuận
lợi để phát triển kinh tế - xã hội, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
góp phần vào cuộc đấu tranh chung cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
Trang 18
xã hội Quan hệ dân tộc trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ
dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hoà bình Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tỉnh thần
phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh bên ngoài tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước,
bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia
Chú trương sẵn sàng là đối tác tin cậy thể hiện mong muốn thật sự hội nhập của
Đảng ta, nhằm tạo thêm nguồn lực đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Tính đến cuối 2007 Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 172 nước, quan hệ kinh tế - thương mại với trên 224/255 quốc gia và vùng lãnh thổ, quan hệ đầu tư với hơn 70
nước và vùng lãnh thổ, quan hệ với 200 tổ chức Đảng và 650 tổ chức phi chính phủ
Đảng ta xác định hướng ưu tiên hàng đầu là coi trọng và ra sức phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng
- Nguyên tắc trong quan hệ dân tộc:
Giữ vững nguyên tắc vì độc lập thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí và hoàn cảnh của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng ta có thể quan
hệ Giữ vững mơi trường hồ bình ổn định để phát triển kinh tế - xã hội
- Phương châm: Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế Trong quan hệ dân tộc thúc đây hợp tác bình đẳng cùng có lợi, song không chấp nhận và kiên quyết đấu
tranh với những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyên, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích của dân tộc
Trang 19quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thé, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
- Hình thức quan hệ:
Ngày nay không chỉ quan hệ trên lĩnh vực chính trị mà các nội dung kinh tế, văn hoá và quốc phòng an ninh chiếm vị trí ngày càng quan trọng Các mối quan hệ này gắn bó tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ chính trị (bao gồm cả quốc phòng
và an ninh) là tiền đề; quan hệ kinh tế là cơ sở; quan hệ văn hoá là nhân tố góp phần
gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc - Chủ thể tham gia:
Nước ta vốn có truyền thống huy động s SứC mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng tham gia hoạt động đối ngoại Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được phát huy với nét mới là: bên cạnh các hoạt động của Đảng, chính phủ thì các đoàn thê chính trị
- xã hội, quốc hội, các hiệp hội ngành nghề, các cơ quan quốc phòng - an ninh, các địa
phương, các doanh nghiệp cùng tham gia |
-_ Trong quan hệ với Trung Quốc, chúng ta quán triệt tốt phương châm tăng cường hợp tác hữu nghị; kiên trì nguyên tắc độc lập tự chủ để bàn bạc, đàm phán giải quyết
những bắt đồng, chủ động thúc đẩy quan hệ toàn diện với Trung quốc trên nhiều lĩnh
vực, đồng thời giải quyết những vấn đề tồn tại Năm 2002 xác định khuôn khổ quan hệ hai nước bằng 16 chữ vàng: láng giêng hữu nghị, hợp tác toàn điện, ổn định lâu đài, hướng tới tương lai, năm 2004 bỗ sung thêm phương châm bốn tốt: láng giêng
tốt, bạn bè tốt, động chí tối, đối tác tot
Coi trong va cung cỗ mỗi quan hệ với ba nước Đông Dương, tích cực chủ động
tăng cường quan hệ toàn diện với Lào, lẫy quan hệ mật thiết giữa hai Đảng làm nòng
cốt, không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế,
Kiên trì chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, kịp thời
điều chỉnh và tăng cường sự tin cậy trong quan hệ với bạn theo phương châm 16 chữ: hợp tác láng giêng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyén thong, Ổn định lâu dai
Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng xây dựng
Đông Nam Á thành khu vực hồ bình, khơng có vũ khí hạt nhân, ổn định hợp tác và
phát triển
Trang 20Tiếp tục mở rộng quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước độc lập dân tộc, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ La Tỉnh, các nước trong phong trào không liên kết, ủng hộ lẫn nhau cùng phát triển, phối hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của nhau Với Nga, chủ động duy trì và thúc đây quan hệ hợp tác với Nga trên nhiều lĩnh vực, mặc dù gặp khó khăn nhưng Nga vẫn là nước lớn, là ; bạn hàng truyền thống nhiều tiềm năng Tiếp tục đề cao tầm quan trọng chiến lược trong quan hệ hợp tác với Ấn Độ Với Cu Ba: ra sức tăng cường mối quan hệ thuỷ ị ,chung gắn bó Thúc đây mối quan hệ với Hàn Quốc kế cả chính trị lẫn kinh tế Mở
rộng thị trường sang các nước châu Phi, Mỹ La Tĩnh
Thúc đây quan hệ đa dạng với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế, day | i mạnh hoạt động ở các diễn đàn đa phương Năm 2000 ky Hiệp định thương mại với | Mỹ, thúc đây quan hệ với Mỹ trên nhiều lĩnh vực, hợp tác với Mỹ trong giải quyết những bất đồng, đặc biệt vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo; thúc đây quan hệ |
nhiều mặt với Nhật Bản trên tỉnh thần đối ác tin cậy, ổn định lâu dài Hiện nay, Nhật
là bạn hàng lớn nhất, là nước cung cấp viện trợ phát triển nhiều nhất và đầu tư lớn ở
Việt Nam; tranh thủ thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh quan hệ thương mại, mở rộng thi | trường với các nước Tây - Bắc Âu, Ôtxtrâylia và Niu Dilân
Trong ngoại giao đa phương: phối hợp với nhiều nước đấu tranh bảo vệ hoà bình : và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hiệp quốc như
Phong trào không liên két, ASEAN, ASEM, ARF, Cộng đồng Pháp ngữ, APEC Tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế quan trọng, đảm nhiệm tốt nhiệm kỳ Chủ tịch | Uy ban thường trực ASEAN và ARE, Việt Nam được bầu vào Hội đồng chấp hành Tổ '
chức kinh tế - xã hội, uỷ viên đồng điều hành của nhiều tổ chức quan trọng thuộc Liên
hiép quéc nhu UNDP, UNFPA
Với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Đảng ta khẳng định là một bộ phận
không thể tách rời của dân tộc Việt Nam không phân biệt đối xử với họ cho đù họ rời
Tổ quốc ra đi vì bất cứ lý do nào |
Có thê nói, trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác dân tộc Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào việc giữ vững mơi trường hồ bình, phát triển kinh tế xã hội, đân
Trang 21lập dân nh, các lợp bảo hệ hợp lớn, là | ân lược | hệ thuỷ - tế Mở ¬- tê, đây, mại Với Ị ¡ quyết | quan hệ ty, Nhật ư lớn ở ˆ rong thi | | 10a binh | 16c nhu | EC T6 | “hủ tịch hành Tổ , lộc Liên bộ phận lù họ rời n đã góp hội, dân trên biên
giới với một sé quéc gia; chủ động và tham gia các diễn đàn thế giới, tô chức thành
công nhiều hội nghị quốc tế và khu vực Thành tựu ấy đã giúp dân tộc ta tiến nhanh hơn trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế |
1.2.2 Quan hệ dân tộc (tộc người)
Thứ nhất, quan hệ dân tộc trên phương diện ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của bất kỳ tộc người nào, là một đặc trưng chỉ có trong xã hội loài người Đối với các quốc gia đa tộc người thì việc lựa chọn ngôn ngữ của tộc người nào làm công cụ giao tiếp chung đều có những CƠ SỞ rat thực tiễn của nó Thường thì người ta chọn ngôn ngữ nào có lợi cho các nhu cầu kinh tế - xã hội làm công cụ giao tiếp chung (ngồi ngơn ngữ tộc người của mình) Đây được coi như là vẫn đề có tính nguyên tắc và đã được V.LLênin đề cập đến trong tác phẩm “Về quyên dân tộc tu quyết” từ năm 1913 Trong tác phẩm này Lênin đã nói đến _việc các dân tộc 6 nước Nga trước cách mạng tháng Mười coi tiếng Nga là công cụ giao tiếp chung bởi ngôn ngữ này mang lại lợi ích kinh tế - xã hội lớn nhất cho những
người sử dụng nó Ngược lại, nước Thuy Sĩ nhỏ bé đã không hề bị thiệt hại gì khi các
công dân của nước này nói đên ba thứ tiêng là Duc, Pháp, Y
Ngôn ngữ được coi là đặc trưng của dân tộc tộc người, (ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết hoặc chỉ thuần túy ngôn ngữ nói) là tiếng mẹ đẻ của cư dân tộc người, đó cũng là quá trình kết tỉnh trong văn hóa, thể hiện bản sắc văn hóa tộc người Quan hệ tộc người trên phương diện ngôn ngữ thê hiện vô cùng phong phú và phức tạp Quan hệ giữa tiếng nói và chữ viết, ngôn ngữ phổ thông với ngôn ngữ tộc người, quan hệ giữa
ngôn ngữ tộc người trong một ngữ hệ, quan hệ giữa ngôn ngữ tộc người với các nhóm
ngữ ở địa phương Hiện nay vẫn đề xác định chính xác ngôn ngữ tộc người đang là vấn đề bức xúc nhằm giải quyết phù hợp quan hệ tộc người về ngôn ngữ, thực hiện chính sách bình đẳng về ngôn ngữ trong việc khôi phục chữ cho một số tộc người trước đây đã có nhưng do không được sử dụng đã bị mai một Việc giáo dục đa ngữ hay song ngữ ở một số vùng dân tộc thiểu số cũng đang đặt ra bức xúc trong quá trình
Trang 22Ở Việt Nam hiện nay có các ngữ hệ cơ bản là: *Ngữ hệ Nam Á gồm các nhóm ngữ:
1 Việt- Mường (gồm Kinh, Mường, Chứt, Thổ)
2 Tày- Thái (gồm Tày, Nùng, Thái, Bế Y, Cao Lan, Sán Chí, Lào, Lu, Giáy,
Thủy) |
3 Hmông-Dao (gồm H mông, Dao, Pà Thẻn, Tống)
4 Môn- Khơ-me (Khơ-mú, Kháng, Ở đu, Xinh-mun, Hrê, Xơ-đăng, Ba-na, Cơ- ho, Ma, Ro Mam, Kho-me, Brau, Pa cé, Co tu, Gié Triéng, Ha lang, Co, Mo
| nong, Xtiéng, Cho ro, Mang, Bru)
5 Nhóm ngôn ngữ Ka đai (Hỗn hợp Nam Á) (gồm La Chí, La Ha, Pu Péo, Cờ lao)
*Ngữ hệ Hán — Tạng
6 Tạng- Miễn (gồm Hà Nhì, Lô Lô, La Hủ, Phù lá, Cống, Si la) 7 Hán (gồm Hoa, Sán Dìu, Ngái)
* Ngữ hệ Malayô- Poninêxia
8 Mã Lai- Đa Đảo (gồm Chăm, Gia-rai, Ê-đê, Ra-glai, Chu ru, Chăm Horoi)
Ở nước ta tiếng Việt được thừa nhận trên thực tế như là ngôn ngữ nhà nước và đi
- liền với nó là văn tự từ lâu đã được coi là quốc ngữ Ở khu vực đồng bằng và trung du, nơi cư trú chủ yếu của người Kinh ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu là Tiếng Việt Ở các khu vực Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, quan hệ tộc người được phản ánh thông qua thực trạng sử dụng ngôn ngữ: tiếng Tày — Nùng là ngôn ngữ khu vực của Đông Bắc, tiếng Thái là ngôn ngữ khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên duy trì ngôn ngữ tộc người khá bền vững
Về phương diện ngôn ngữ, con đường tiếp cận và tiếp nhận ngôn ngữ phố thông có quy luật chung gắn với sự phát triển kinh tế-xã hội Tiếng Việt đến với các vùng
dân tộc thiểu số trước tiên là ở môi trường đô thị Con đường thâm nhập của Tiếng
Việt vào các vùng miền núi và dân tộc thiếu số là như sau: Đô thi > Cac ving phu cận Các bản làng Với phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, với đối tượng sử dụng đông đảo Tiêng Việt sẽ giúp cho sự giao lưu tình cảm xuôi - ngược, đa số - thiểu số, Kinh -
Trang 23Thượng ngày càng gắn bó, góp phần thiết thực vào yêu cầu tuyên truyền, phổ biến và
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
Thứ hai, quan hệ dân tộc về phương diện văn hoá
Đặc điểm văn hóa là tiêu chí chung cho dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người Quan hệ tộc người về văn hóa được xem xét ở nhiều góc độ: quan hệ văn hóa giữa tộc đa số và tộc thiểu số; giữa các tộc thiểu số và quan hệ nội bộ trong văn hóa từng tộc người Thông thường, văn hóa của tộc đa số trở thành luồng văn hóa chủ thể trong một quốc gia đa dân tộc, có vai trò to lớn trong phát triển văn hóa dân tộc (quốc văn)
Quan hệ tộc người về văn hóa thể hiện đa dạng và phức tạp trong sự giao lưu tiếp
biến văn hóa, có tác động, ảnh hướng, chi phối đến văn lóa giữa các tộc người: Trong quá trình mở rộng giao lưu văn hóa, phải bảo tồn, làm giàu và phát huy giá trị văn hóa
của các tộc người thiểu số đồng thời tiếp thu có chọn lọc tỉnh hoa văn hóa nhân loại
Mỗi tộc người đều có văn hóa riêng tạo thành cốt cách bản lĩnh, truyền thống riêng, song văn hóa tộc người không thể cô lập mà phải xem xét trong mối quan hệ với văn hóa vùng, văn hóa quắc gia và văn hóa nhân loại ˆ - ; Trong giai đoạn hiện nay, văn hố khơng chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ hay thoả mãn đời sống tinh thần của con người mà còn trực tiếp tham gia vào quản lý xã hội, góp phan đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị, là nhân tố cực kỳ quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước
Thứ ba, quan hệ dân tộc trên phương diện lãnh thé tộc người
Lãnh tổ tộc người được xem là địa bàn cư trú, là một phạm trù lịch sử đầy rẫy
những biến động phức tạp Lãnh thổ có thể được mở rộng, bị thu hẹp, bị biến mất
hoặc được khôi phục lại Lãnh thổ đồng thời cũng là nơi cư trú lâu dài từ đó, trong
tình cảm của con người mới xuất hiện ý niệm về quê hương, về sự gan bó với quê
hương, đất nước Lãnh thổ là cơ sở cho hầu hết sự tồn tại cho các tổ chức xã hội, vì
vậy mà lãnh thổ tộc người cũng được thiết lập trên các địa bàn cư trú xác định Các
môi quan hệ tộc người — lãnh thô luôn luôn là vân dé vừa phức tạp, vừa tê nhị trong các môi quan hệ giữa các cư dân, các đơn vị hành chính, các quôc gia Những vụ va
Trang 24chạm mang tính cục bộ, những cuộc xung đột mang tính dân tộc và những cuộc nội
chiến giữa các thế lực hầu như đều nhằm vào mục tiêu lãnh thổ
Hiện nay lãnh thổ tộc người cần chú ý đến các quan hệ như: Lãnh thổ dân tộc (quôc gia) với địa bàn cư trú xen kẽ các tộc người; quan hệ lãnh thô - biên giới liên
giữa cư dân các tộc người (nếu có)
Phân bố dân tộc và cư dân của Việt Nam theo khuynh hướng của sự biến động lãnh thô tộc người là hình thái cư trú xen kẽ, đây là một đặc điểm có tính lịch sử.Do vị trí
địa lý của đất nước mà từ rất lâu đời mảnh đất Việt Nam đã năm trong khu vực hình thành con người hiện đại Homosapiens Muộn hơn, nó là địa bàn đón nhận nhiều
luéng di dân, từ núi xuống, từ biển vào, từ Nam lên, từ Tây và Bắc qua Mặt khác, các
cuộc bùng nỗ dân số trong lịch sử ở vùng Tây Nam Trung Quốc đã tạo ra các luồng di dân lớn Sau đó là sự dồn nén thường xuyên của các thế lực phong kiến phương Bắc
đã tạo nên các đợt di cư, khi thì lẻ tẻ, lúc thì ồ ạt Kết quả là khu vực Đông Dương,
trong đó có Việt Nam trở thành địa bàn tiếp nhận thường xuyên các nhóm di dân, làm cho bộ mặt phân bố cư dân ở đây vốn đã phức tạp càng phức tạp thêm Điều này góp phần lý giải tại sao với một diện tích cỡ trung bình (530.000km”) ma đất nước ta có
đến 54 dân tộc với hàng trăm nhóm địa phương thuộc nhiều hệ ngôn ngữ khác nhau
Cư trú xen kẽ dẫn đến sự đoàn kết gắn bó giữa các tộc người Cư trú xen kẽ khiến cho các tộc người không có lãnh thổ riêng mà chỉ có lãnh thổ quốc gia chung Trong
điều kiện như vậy thì tính ích kỷ tộc bị chỉ phối rất mạnh bởi tính thống nhất, không
thể chia cắt của lãnh thô quốc gia Ở nước ta bảo vệ Tổ quốc khỏi hoạ xâm lăng đã trở thành ý nghĩa thường trực của tất cả các thành viên, là chất keo gắn kết các tộc người anh em, dù ngôn ngữ và văn hoá khác nhau Như vậy, đoàn kết trở thành truyền thống, đặc điểm, và giá trị văn hoá tạo nên bản sắc riêng của dân tộc quốc gia cũng như dân tộc tộc người ở Việt Nam
Những do lịch sử để lại, vấn đề quan hệ Việt — Chăm, Việt - Chân Lạp, vấn đề
điều chỉnh dân cư là những vấn đề có thê bị lợi dụng tạo sự hiềm khích — xích mích
Trang 25quốc” Để cho những người dân biên giới trong bất kỳ tình huống nào cũng giữ vững
lập trường công dân của mình thì nhất quyết chúng ta phải hoàn toàn tin tưởng ở tình
cảm yêu quê hương, đất nước và ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia của họ Nhà nước cần phải có chính sách đầu tư thích đáng để xây dựng các địa bàn này thực sự trở thành các pháo đài bất khả xâm phạm, như vậy chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm,
ngay cả khi có những thế lực nào đó có ý đồ lợi dụng quan hệ dân tộc để xâm phạm
chủ quyền quốc gia của chúng ta
Thứ tư, quan hệ dân tộc và quan hệ xã hội
Nhân tô tộc người phản ánh rõ rệt và tập trung trong quan hệ xã hội giữa các tộc
người và trong nội bộ tộc người Đây là các quan hệ tổng hợp đa chiều các mối quan hệ xã hội: giữa thiết chế xã hội truyền thống (tô chức bản, làng, buôn vai trò cuả
dòng họ, già làng, trưởng thôn, trưởng bản, quan hệ giữa pháp luật và luật tục )
Quan hệ dân tộc có quan hệ trong nội bộ tộc người và quan hệ ngoài xã hội tộc
người, quan hệ giữa những người đồng tộc và những người khác tộc Các mối quan hệ
| nay duoc điều hoà bằng các mối quan hệ cư dan trên các địa bàn cư trú xác định, bằng các chính sách xã hội của nhà nước Trong nội bộ của một tộc người, quan hệ của
những người đồng tộc được điều hoà và điều chỉnh như thế nào phải gắn liền vấn đề này với hệ thống quản lý xã hội tộc người, nghĩa là phải gắn liền việc quản lý các quan hệ tộc người với việc quản lý các quan hệ xã hội
Do tính chất đặc thù của các xã hội truyền thống của các tộc người thiểu số ở miền núi nước ta là sự tồn tai dai dẳắng các quan hệ của công xã láng giềng - điển hình là ở các tộc người phía Bắc và của công xã thị tộc - điển hình là ở các tộc người Trường Sơn — Tây Nguyên nên việc quản lý các quan hệ dân tộc, quản lý xã hội xưa nay cũng
bị tính chất đặc thù này quy định và chỉ phối
Ở Tây Nguyên - buôn làng- hình thái tổ chức truyền thống mang tính “hành chính”
cao nhất, là “không gian chính trị - xã hội” Buôn làng của đồng bào Thượng là đơn vị tổ chức xã hội hoàn hảo, thực chất là những đơn vị tự quản ghi rất đậm dấu ấn của công
xã thị tộc
Miền núi phía Bắc, xã hội của phần lớn các tộc người ở đây đã ở vào thời kỳ của sự phân hoá giai cấp Sự hình thành các đơn vị hành chính đặc thù đã rõ ràng: đối với
21
Trang 26
người Tày — Nùng là chế độ Thổ ty (Quý tộc thế tập), người Mường là chế độ nhà
lang, (tầng lớp quí tộc cai trị) người Thái là chế độ phìa tạo (Quí tộc thế tập nắm quyền cai trị trước cách mạng tháng 8 ) Các thiết chế này có dáng dấp của một hình
_—_ thái mà C.Mác gọi là phương thức sản xuất chấu Á Phương thức này hàm chứa trong:
đó các cộng đồng nông thôn riêng biệt phục tùng một thiểu số con người đại diện cho
một cộng đồng cao hơn, trong đó cộng đồng cao hơn này biểu hiện sự thống nhất thực sự hay thống nhất tưởng tượng, giữa mọi cộng đồng riêng biệt Cùng với các thiết chế đó là sự phân chia toàn bộ cư dân thành hai đẳng cấp: quí tộc và thường dân Quí tộc là những người thuộc đẳng cấp Thổ ty, nhà lang, phìa tạo, nắm quyền cai trị các xã hội tộc người trong thiết chế hành chính theo kiểu bản - mường Thường dân là bộ phận đông đảo nhân dân còn lại Do đặc điểm của loại hình cư trú xen kẽ nên việc quản lý nhà nước các đơn vị hành chính từ xưa đến nay ở miền núi luôn luôn phải gắn liền với việc quản lý các khu vực đa tộc người Tùy tình hình cụ thể của từng địa phương và trên cơ sở của sự hiểu biết về các phương thức quản lý truyền thống của các tộc người mà có hình thức và phương pháp quản lý các mối quan hệ dân tộc sao cho đảm bảo sự
ổn định về mặt chính trị - xã hội dé phát triển kinh tế - văn hoá |
Chế độ già làng có vai trò rất lớn ở nhiều tộc người trong việc quản lý các mối
quan hệ thuộc phạm vi làng xã Vai trò của các già làng đặc biệt nỗi bật là ở các tộc người Trường Sơn — Tây Nguyên, với uy tín to lớn của họ, các già làng có vị trí không thé thay thế trong đời sống mọi mặt của cộng đồng Thực tế cho thấy già làng đã từng làm được các công việc mà với chức năng chính quyền nhiều khi lại rơi vào tình thế hết sức khó khăn và lúng túng như thực hiện chủ trương xây dựng cuộc sống định canh định cư, rời làng chuyên bản, duy tri cuộc sống yên ổn của bản làng, thuyết phục, cải tà quy chính những người lầm đường lạc lỗi Không ít tắm gương của các già làng có công trong việc dụ hàng thổ phỉ, gọi những người lầm đường lạc lối trở về với cuộc sống lương thiện
Trang 27việc đối nội, đối ngoại Đối với người HMông, những người cùng dòng họ phải là những người cùng chung tiên tô, do một gốc sinh ra mà người H.mông gọi là “cùng một gốc người” Đó là những người có chung các nghi thức làm ma cho người chết và giống nhau về cách thờ cúng Những ai “cùng một gốc người” thì có thể sống chết ở nhà nhau Như vậy, họ tộc của người H”mông rõ ràng là mang ý nghĩa thông tin trong các mối quan hệ xã hội của cộng đồng và nó thể hiện ý thức tông tộc rất bền vững Chính ý thức họ mạc kiểu này cũng khiến cho việc quản lý cư dân về mặt hành chính trở nên khó khăn và phức tạp khi các quan hệ dòng họ vượt ra ngoài biên giới quốc gia
Đối với các địa phương cùng biên giới, nơi “phén dau” cia to quéc, noi quan hé giữa các cư dân hai bên đường biên vẫn mang dấu ấn “đồng tộc” thì sự kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống đồn biên phòng và các địa phương là yêu cầu có tính nguyên tắc Các đồn biên phòng thường xuyên giúp chính quyền địa phương trong việc điều hành các hoạt động có tính chất nhà nước ở cơ sở, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Các chiến sĩ biên phòng làm cả nhiệm vụ chữa bệnh, vận động cai nghiện, xoá mù chữ, hướng dẫn đồng
bào cách thức làm ăn Như vậy, ngoài nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, các đồn biên
phòng đã có những hoạt động đem lại các kết quả rất cụ thể Chính những việc làm
thiết thực này đã góp phần nâng cao uy tín của các đồn, trở thành chỗ dựa tỉnh thần không thể thiếu của đồng bào các vùng biên giới Sự phối hợp và việc tham gia trực tiếp của các đồn biên phòng vào tất cả các mặt hoạt động của địa phương đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp nâng cao dân sinh, dan tri cho déng bao vung cao Day la bài học quý đối với yêu cầu xây dựng nông thôn ở các vùng biên cương của Tổ quốc Thứ năm, quan hệ kinh tẾ và giao lưu kinh tế giữa các tộc người
Những quan hệ phản ánh các nhân tố tộc người kế trên đều gắn bó mật thiết với
quan hệ kinh tế và giao lưu kinh tế giữa các tộc người Đây là quan hệ đan xen và tác động lớn đến các quan hệ khác Hiện nay ở Việt Nam sự chênh lệch giữa các các tộc
người về trình độ phát triển kinh tế thể hiện ở nhiều cấp độ:
- Trình độ phát triển kinh tế hàng hoá (ở một số ít tộc người)
- Kinh tế hàng hoá đã hình thành nhưng chưa bên vững (ở nhiều tộc người)
23
Trang 28
- _ Kinh tế tự cung tự cấp (còn ở một số không ít tộc người)
- _ Kinh tế bán tự cung tự cấp (ở một số tộc người vùng sâu vùng xa vùng căn cứ địa cách mạng )
Mở rộng giao lưu kinh tế, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các tộc người chính là nội dung quan hệ tộc người về kinh tế hiện nay Việc phát
triển kinh tế hàng hoá, đây mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số chính là những định hướng lớn nhằm giải quyết tốt quan hệ tộc người
về kinh tế
1.3 Khái niệm vẫn đề dân tộc
- Vấn đề dân tộc theo nghĩa rộng: Là vẫn đề chung của cả cộng đồng - dân tộc - quốc gia.Vẫn đề cấp bách cần giải quyết của cộng đồng dân tộc - quốc gia Quan hệ giữa các dân tộc - quốc gia
- Vấn đề dân tộc theo nghĩa hẹp: Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia
dân tộc trên các lĩnh vực: Quan hệ giữa các dân tộc đa số với thiểu số, thiểu số với thiểu số Quan hệ nội bộ các tộc người Quan hệ giữa một số tộc người đặc biệt (đồng
văn, đồng chủng) | | 1.4 Khai niém doan két toan dan toc
Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến từ NQTW 7 (khóa IX)
- Đoàn kết toàn dân tộc (thay thế cho đoàn kết toàn dân, hay đoàn kết dân tộc trước đây hay dùng)
- Đoàn kết toàn dân tộc bao gồm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các tộc người, các tơn giáo, đồn kết người Việt Nam trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài
- Đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là động lực chủ yếu và nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (NQTW 7 khóa IX)
Trang 29- Thực chất là đoàn kết các tộc người trong quốc gia dân tộc, là bộ phận của đại đoàn kết toàn dân tộc
- Đoàn kết chỉ được thực hiện đầy đủ trên thực tế khi gắn liền với thực hiện bình
đẳng, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển 1.5 Khái niệm chính sách dân tộc
Chính sách dân tộc (quốc gia) Thực chất là chính sách phát triển quốc gia - dân
tộc của từng thời kỳ lịch sử, nhằm lý giải tất cả những vấn đề kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng thuộc về một quốc gia - dân tộc
Chính sách dân tộc là chính sách quốc gia nhằm phát triển dân tộc, là tổng hợp
mọi chủ trương, đường lối, luật pháp và hệ thống các chính sách đối nội của Nhà
nước Nó tạo thành cơ sở và định hướng cho chính sách đối ngoại để mở rộng, tăng
cường các quan hệ hợp tác, bang giao, hội nhập quốc tế của Nhà nước dân tộc độc lập,
có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Chính sách dân tộc (quốc gia) là chính sách đối nội (tạo ra nội lực để phát triển dân tộc thông qua chính sách đối ngoại (khai thác và tận
dụng ngoại lực) góp phần thúc đây nội lực, tận dụng mọi thời CƠ, Vượt qua mọi thách
thức, đưa dân tộc tới sự phát triển
Chính sách dân tộc (Tộc người)
Là một hệ thống chính sách tác động đến các tộc người và quan hệ tộc người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (trực tiếp nhất là tác động vào các tộc thiểu số)
Giải quyết mối quan hệ tộc người trong vùng đa dân tộc nhất là miền núi nhằm đảm bảo công bằng, bình đẳng giữa các tộc người cùng phát triển nhằm tăng cường hợp tác giữa các dân tộc cùng phát triển kinh tế - văn hoá tại các vùng đa dân tộc, củng có khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự đồng thuận xã hội trong phát triển
Chính sách dân tộc theo hai nghĩa rộng và hẹp đều có mục tiêu phát triển dân tộc
và phát triển tộc người có quan hệ mật thiết tác động và điều chỉnh lẫn nhau
2 Con đường hình thành dân tộc
Để một cộng đồng người trở thành cộng đồng dân tộc phải phát triển đến mức có
sự liên hệ chặt chẽ trong cộng đồng về kinh tế, văn hóa và có sự thống nhất về mặt
chính trị, tức hình thành một hình thức nhà nước dân tộc Ở châu Âu, dân tộc ra đời gắn với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản; ở châu Á dân tộc ra đời gắn
Trang 30
liền với quá trình đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm; châu Phi dân tộc ra đời găn với sự phát triển của Hồi giáo và thực dân; châu Mỹ dân tộc ra đời do những cộng
đồng từ nơi khác đến chiếm đất, dồn dân, hình thành các quốc gia kéo theo buôn bán nô lệ suốt 300 năm Cho đến nay có thể khái quát sự hình thành dân tộc theo những
con đường sau: _
+ Quốc gia dân tộc được hình thành trong quá trình thống nhất quốc gia gắn chặt
với quá trình thống nhất dân tộc, (cộng đồng dân tộc được hình thành từ một tộc người nhất định) (ví dụ: Triều Tiên, Đức, Ý Gần đây mới có thêm một số nước quá nhỏ bé ở các đảo Thái Bình Dương và miền biển Caribê
+ Quốc gia nhiều dân tộc hình thành trong quá trình thống nhất dân tộc về chính trị
xã hội, tức sự ra đời của nhà nước dân tộc thống nhất Sự thống nhất về kinh tế, văn hóa
trong quốc gia lại hình thành theo từng vùng, từng khu vực Ở mỗi vùng, mỗi khu vực là một dân tộc cụ thể nằm trong quốc gia thống nhất (các cộng đồng dân tộc được hình thành từ nhiều tộc người.) Đây là con đường phổ biến trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nga, Úc v.v (chứ không phải chỉ ở Đông Âu),
+ Trong chế độ TBCN, dân tộc còn có thể hình thành bởi sự hội tụ nhiều chủng
tộc ở nhiều quốc gia trên thế giới vào một vùng đất Cộng đồng dân tộc được hình
thành bằng sự tập hợp nhiều bộ phận khác nhau, trong đó bộ phận chính là ở châu Âu
đã cơng nghiệp hố, ở các nước khác nhau (khác nhau về văn hoá, tiếng nói, thậm chí
chủng tộc đã cộng cư ở một nơi xa xứ của mình) Tại đó họ hoà trộn với cư dân bản địa, cùng tô chức lại thành dân tộc tư sản, đó là ở những nước như Mỹ, Canada, Nam
Phi, Úc Ở Mỹ người da trắng, da đen mới đến hoà huyết với người bản địa tạo nên giống người lai cùng gia nhập vào việc hình thành dân tộc
+ Cộng đồng dân tộc được hình thành dựa trên sự tập hợp nhiều bộ lạc, liên minh
bộ lạc, tộc người, được định hình trong một quốc gia mà biên giới được các nước để quốc hoạch định không trùng hợp với ranh giới cỗ truyền của các cộng đồng trước đây, đó là trường hợp các nước châu Phi
+ Dân tộc xã hội chủ nghĩa là loại hình dân tộc ra đời cùng với quá trình cách
Trang 31cho dân tộc, đây là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết, là tiền đề cơ bản để giải quyết triệt
để vẫn đề dân tộc Cải tạo phương thức sản xuất cũ, xây dựng phương thức sản xuất
mới XHCN dựa trên chế độ công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu và lực lượng sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến; xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội
chủ nghĩa, kế thừa những tiền đề về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, phong tục tập quán,
tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để xây dựng dân tộc xã hội chủ nghĩa
3 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của môn học lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
_ Cũng giống như các môn khoa học khác, lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa với tư cách là một môn thuộc chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học có đối
tượng và phương pháp nghiên cứu riêng 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Để xác định đối tượng nghiên cứu của môn học lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần phân biệt đối tượng và khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là nghiên
cứu mọi mặt của các dân tộc nói chung, từng dân tộc trong quốc gia đa dân tộc, đặc
điểm dân tộc tộc người mà vẫn đề cốt lõi nằm trong văn hóa tộc người, quá trình phát triển của các dân tộc trong lịch sử
Đối tượng nghiên cứu của môn học lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là những qui luật, tính qui luật chính trị - xã hội của quá trình hình thành, phát
triển dân tộc, dân tộc xã hội chủ nghĩa, nghiên cứu quan hệ dân tộc đồng thời của
quan hệ tộc người, mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, những nguyên tắc căn bản nhằm giải quyết đúng đắn các vẫn đề dân tộc, dự báo những xu hướng biến động của những quan hệ đó đồng thời nghiên cứu về chính sách dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHƠN
- Qui luật hình thành và phát triển dân tộc xã hội chủ nghĩa
- Qui luật ĐLDT và CNXH (dân tộc và giai cấp); qui luật về tăng cường đoàn
kết, phát huy sức mạnh ĐĐK dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa; Qui luật về giải quyêt vân đê dân tộc gắn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quôc tê của giai câp công nhân
Trang 32
Căn cứ vào đôi tượng nghiên cứu trên, môn học lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa có những nhiệm vụ chủ yêu sau
- Làm sáng tỏ quan điêm của chủ nghĩa Mác Lênin về dân tộc và môi quan hệ
giai cap va dân tộc
- Nghiên cứu làm sáng tỏ nguyên tắc giải quyết quan hệ dân tộc trên cơ sở cương
lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác lênin
- Nghiên cứu phong trào dân tộc và dự báo các xu hướng phát triển của quan hệ dân tộc, van dé dan tộc góp phần củng cố chủ nghĩa dân tộc chân chính, chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc tư sản, cũng như chủ nghĩa dân tộc cực đoan là nguyên nhân
dẫn đến những vấn đề ly khai và xung đột dân tộc đẫm máu hiện nay trên thế giới
- Nghiên cứu làm sáng tỏ quan hệ dân tộc (tộc người) ở Việt Nam
- Nghiên cứu làm sáng tỏ tính khoa học, tiên tiến của chính sách dân tộc trong cách mạng XHCN nói chung và về chính sách dân tộc thực hiện chính sách dân tộc ở
Việt Nam nói riêng
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Là một môn khoa học thuộc khoa học xã hội và nhân văn, Lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa dựa vào phương pháp luận triết học
mác xít là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận cho việc nghiên cứu lý luận dân tộc nói chung, ly luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa nói riêng
- Phương pháp chung:Môn học lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa lấy Phương pháp lịch sử - lôgich làm phương pháp chủ đạo ngoài ra còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh và các phương pháp điền đã, điều tra - Phương pháp riêng: Lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đặc biệt quan tâm tới phương pháp gắn lý luận với thực tiễn, phát hiện và tổng kết những vấn đề chính trị- thực tiễn góp phần phát triển lý luận dân tộc trong thời đại ngày nay,
phương pháp kế thừa một cách đúng đắn những giá trị của lý luận dân tộc của chủ
Trang 33tục bổ sung, hoàn thiện và phát triển lý luận Mac xít về dân tộc trong thời đại ngày nay
4 Cầu trúc của môn học lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Chương 1: Nhập môn lý luận dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Chương 2: Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Chương 3: Dân tộc và giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Chương 4: Chính sách dân tộc ở Việt Nam
Chương 5 : Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong tiến trình cách mạng ở Việt Nam
Trang 34
CHƯƠNG 2
QUAN DIEM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN, TƯ TƯỞNG HO CHI MINH VE DAN TỘC TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lên
1.1 CMác, Ph.Ăng ghen: Là người đặt nền móng cho 5 luận về dân tộc trong cach mang XHCN
Trước khi Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra doi, Mac Ăng ghen đã đặt cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng cho việc nghiên cứu CNXHKH nói chung và nghiên cứu vấn đề dân tộc trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nói riêng (ví
dụ trong các tác phẩm như Gia đình thần thánh, lời nói đầu góp phần phê phán triết
học pháp quyền Hêghen, Hệ tư tưởng Đức, Tình cảnh giai cấp công nhân Anh ) Mác, Ăng ghen chưa có địp nêu đầy đủ định nghĩa về dân tộc nhưng có nêu quá
trình phát triển của dân tộc với những đặc trưng cơ bản, đặc biệt các ông đã đưa ra
những quan điểm căn bản bước đầu nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Dưới góc độ chủ nghĩa cộng sản khoa học, C.Mác và Ph.Ăng ghen đã bàn về dân
tộc như sau:
Thứ nhất, /z„ật ngữ dân tộc được dùng dé chi cong dong nguoi dat trình độ có nhà nước dưới các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau như chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư sản, cộng sắn (xã hội chủ nghĩa) Như vậy, hình thái cộng đồng người dưới
chế độ chiếm hữu nô lệ là dân tộc chiếm hữu nô lệ, dưới chế độ phong kiến là dân tộc
phong kiến nói một cách khác, có dân tộc tư sản, có dân tộc tiền tư sản, có dân tộc hậu tư sản
- Trong tác phẩm Thời kỳ Phăngcơ, khi nói về công xã Máccơ, Ph.Ăng ghen đã
gắn liền sự hình thành dân tộc với sự ra đời của nhà nước Ông cho rằng nhà nước là
điều kiện tồn tại sau này của dân tộc
- Về quá trình hình thành nhà nước, trong tác phẩm Hệ te tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăng ghen viết: “Sự phân công lớn nhất giữa lao động vật chất và lao động tinh
thần là sự tách rời giữa thành thị và nông thôn Sự đối lập giữa thành thị và nông thôn
Trang 35
xuất hiện cùng với bước quá độ từ thời đại văn minh, từ chế độ bộ lạc lên nhà nước, từ
tính địa phương lên dân tộc và cứ tồn tại mãi suốt toàn bộ lịch sử văn minh cho tới
ngày nay”
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăng ghen cũng cho rằng: “ Cuối cùng nghệ thuật và khoa học ra đời bên cạnh thương nghiệp và thủ công nghiệp, các
bộ lạc biến thành những dân tộc và quốc gia”
- Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước,
Ph.Ăng ghen chủ trương cho rằng những liên minh bộ lạc là bước đầu tiên tiến lên
hình thức dân tộc
- Đọc Tuyen ngồn Cua Đảng cong san, ching fa thay C.Mac va Ph Ang ghen
không coi dân tộc là phạm trù duy nhất của thời đại tư bản chủ nghĩa, của xã hội có giai cấp và có nhà nước, các ông còn gọi các cộng đồng người chưa đạt đến hình thành nhà nước cũng bằng thuật ngữ dân tộc: “Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh" 3
Như chúng ta đã biết, sơ đồ phân kỳ xã hội nguyên thuỷ mà Ph.Ăngghen đã tiếp thu của nhà dân tộc học người Mỹ L H.Monrgan (trong tác phẩm xã hội cô đại) và nêu lên trong công trình Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước Theo cách phân kỳ này, xã hội nguyên thuỷ được chia thành hai thời kỳ: Mông muội và dã man Kết thúc thời kỳ dã man, loài người bước sang thời đại văn minh Nếu ở thời kỳ dã man, loài người sống dưới chế độ thị tộc — chưa có giai cấp, chưa có nhà nước, thì ở thời kỳ văn minh loài người sống trong xã hội có nhà nước Do đó, trong
một quốc gia đa dân tộc, cộng đồng người đa số gọi là dân tộc đa số, các cộng đồng
dân tộc thiểu số gọi là các dân tộc thiểu số
Thứ hai, dân độc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài
người, do sự phát triển của lực lượng sản xuất Trước khi tiến tới trình độ cộng đồng
dân tộc, loài người đã trải qua các hình thức cộng dong khác, từ thấp đến cao: thị tộc - bộ lạc - bộ tộc - dân tộc
1 Sđd, T3, tr72
2 Mác và Ph Ang ghen Tuyén tap,(Ang ghen), Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, H, 1983, tập 5, tr502 3 C.Mác và Ph Ăng ghen Toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995, tap 4, tr602
31
Trang 36
- Cộng đồng thị tộc: Trong “Nguôn gốc của gia đình, của chê độ tư hữu và của Nhà nước ” ÁẢng ghen cho răng, thị tộc là hình thức cộng đồng người đâu tiên, là tô
chức xã hội sớm nhât của loài người xuât hiện ở giai đoạn đâu của xã hội cộng sản
nguyên thuỷ, thị tộc được hình thành trên cơ sở những mối liên hệ huyết thống, gồm
những người cùng một tổ tiên Tôn tại trong điều kiện lực lượng sản xuất hết sức thấp kém con người sống chủ yếu bằng săn ban va hai luom, “thi téc la mét thiết chế chung
cho tất cả các dân đã man, cho đến tận khi họ bước vào thời đại văn mình, và thậm
chí còn sau hơn nữa.! Thị tộc đẩu tiên là thị tộc mẫu quyền, trong đó phụ nữ đóng vai
trò chỉ phối, huyết tộc chỉ kể về bên mẹ, con cái chỉ biết có mẹ, không biết có bố Phụ
nữ đi hái lượm, đảm bảo cuộc sống cho thị tộc vì thế họ có quyền hành uy tín hơn đàn
ông Đàn ông đi săn bắn với công cụ bằng đã rất thô sơ, kết quả thất thường do đó ở vị
trí thấp kém Khi nghề trồng trọt và chăn nuôi xuất hiện thì vai trò của đàn ông tăng lên trong đời sống kinh tế của thị tộc và thị tộc phụ quyền thay thế thị tộc mẫu quyền Đàn ông nắm quyền cai quản thị tộc, theo Ángghen, lúc đầu thị tộc chỉ gồm từ 30 đến 50 người, về sau số lượng người nhiều hơn
- Cộng đồng bộ lạc và liên mỉnh bộ lạc: xuất hiện vào cuối xã hội nguyên thuỷ; đã xuất hiện dưới dạng đầu tiên những thiết chế chính trị - xã hội, trong đó
những quan hệ tộc người đan xen với những quan hệ chính trị - xã hội Nhiều thị tộc
có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hợp thành bộ lạc Ăngghen nêu những đặc trưng của bộ lạc: có một lãnh thổ, một tên gọi riêng và đất đai là tài sản chung của
toàn thê bộ lạc; có ngôn ngữ riêng, có tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của bộ lạc; mỗi bộ
lạc có những quan niệm riêng về tôn giáo và có những nghi thức lễ bái riêng: có một hội đồng bộ lạc để thảo luận những công việc chung, hội đồng đó gồm tất cả các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của các thị tộc hợp thành bộ lạc, hội đồng này họp công khai trước công chúng và mọi người nếu muốn đều có thể tham gia thảo luận Thời kỳ
nay chế độ tư hữu, giai cấp và nhà nước chưa xuất hiện, chưa có quân đội, hiến binh, cảnh sát, chưa có quí tộc, vua chúa, tổng đốc, quan toà, chưa có nhà tù và những vụ
xử án thế nhưng mọi việc đều đã trôi chảy Tuyệt đại đa số các trường hợp, tập quán đã điều tiết mọi công việc “Ở đây không thể có nghèo khổ và thiếu thốn, nền kinh tê cộng sản và thị tộc biết rõ những nghĩa vụ của mình đôi với những người già
Trang 37
yếu ôm đau, và những người thương tật trong chiến tranh Tát cả đều bình đẳng và tự
do, kể cả phụ nữ Chưa có nô lệ và thường còn chưa có sự nô dịch của những bộ lạc
khác ”.`
- Cộng đồng bộ tộc: Khi nghiên cứu thị tộc người Kentơ và người Giécmanh, Ăng ghen chỉ ra quá trình hình thành những bộ tộc Giéc manh nói riêng và nói về con
đường hình thành bộ tộc nói chung như là hình thức cộng đồng xuất hiện vào thời kỳ xã hội xuất hiện tư hữu, có sự phân chia rõ rệt hơn về giai cấp và sau đó là sự xuất
hiện nhà nước - quốc gia Các bộ tộc hình thành từ sự liên kết của nhiều bộ lạc sống trên một lãnh thổ nhất định, lực lượng liên kết đó là nhà nước Cùng với sự phát triển
kinh tế, ngôn ngữ, phong tục tập quán, bộ tộc xuất hiện cùng với chế độ chiếm hữu nỗ
lệ, còn ở những xã hội bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ thì bộ tộc xuất hiện cùng với chế độ phong kiến
Sự xuất hiện bộ tộc vào thời kỳ tan rã của thị tộc, bộ lạc là một tất yếu khách
quan vì “dân cw ngày càng đông đúc thêm buộc người ta phải đoàn kết với nhau mật thiết hơn ở bên trong cũng như ở bên ngoài Khắp mọi nơi liên mình của những bộ lạc chung dòng họ trở thành một điều cân thiết, không bao lâu thì sự hợp nhất của những
bộ lạc đó, và do đó sự hợp nhất những lãnh thé riêng của những bộ lạc thành lãnh thổ
chung của toàn thể tộc người cũng trở thành một điều cân thiết ”?
Điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá mới làm cho sự liên minh thân thuộc dựa trên
huyết thống mờ nhạt dần, trở thành thứ yếu, trong khi mối liên hệ chung dựa trên lợi
ích kinh tế, truyền thống lịch sử, tiếng nói chung ngày càng nổi bật mặc dù chưa phải
là cộng đồng ổn định.Từ đây, sự cô kết bộ tộc là nhân tố quan trọng trong sự hình
thành và củng cố quốc gia; ngược lại, sự hình thành, củng cố quốc gia là điều kiện có ý nghĩa quyết định sự củng cố và phát triển của cộng đồng bộ tộc, là sự chuẩn bị quan trọng nhất để cộng đồng bộ tộc chuyển lên một hình thức cao hơn, đó là cộng đồng
dân tộc
- Cộng đồng dân tộc: Dân tộc là cộng đồng xuất hiện sau bộ tộc, thay thế bộ tộc, gắn liền với xã hội có giai cấp và Nhà nước Ang ghen viết trong Hệ tư fưởng Đức: “trong suốt toàn bộ thời kỳ Trung cỔ xu hướng thành lập những quốc gia dân
! Sđđ, 121 tr 148 * Sdd, 121 tr 243-244
Trang 38tộc ngày một rõ rệt, Ở mỗi quốc gia dân tộc đó, nhà vua là nhán vật tột đỉnh của toàn
bộ hệ thống thứ bậc phong kiến” Thậm chí ông còn cho rằng phần lớn châu Âu thời kỳ Trung cỗ đã xuất hiện hàng loạt dân tộc, trừ hai nước Italia và Đức, và vào cuối
thời kỳ Trung cỗ trong lĩnh vực kinh tế “qui tộc phong kiến đã bắt đâu trở thành thùa, thậm chí còn là sự cản trở trực tiếp”cho sự phát triên của các quôc gia dân tộc, lúc đó
vai trò xây dựng phát triển dân tộc quốc gia thuộc về giai cấp tư sản Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Mác Ăng ghen chỉ rõ quá trình xuất hiện dân tộc tư
sản gắn liền với sự ra đời chủ nghĩa tư bản, với sức mạnh có tính quy luật của lực
lượng sản xuất và yêu cầu trao đổi kinh tế, văn hoá đã phá vỡ hàng rào cát cứ phong
kiến, phá vỡ cộng đồng bộ tộc để hình thành nên dân tộc tư sản “Những địa phương
độc lập, liên hệ với nhau hấu như chỉ bởi những quan hệ liên minh và có những lợi
ích, luật lệ chính phủ, thuế quan khác nhau, thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc
thống nhất, có một chính phủ thong nhát, một luật pháp thống nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất mang tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhát” "Như vậy,
quá trình hình thành dân tộc tư sản là một quá trình thống nhất lãnh thổ, thông nhất thị
trường, đồng thời cũng là một quá trình đồng hoá các bộ tộc khác thành một dân tộc Ở phương Tây, dân tộc ra đời gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của CNTB Ở một số nước phương Đông, do sự tác động của hoàn cảnh mang tính đặc
thù, đặc biệt do sự thúc đây của quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc đã hình thành trước khi CNTB được xác lập Loại hình dân tộc tiền tư bản đó xuất hiện trên cơ sở một nền văn hoá, tâm lý dân tộc đã phát triển đến độ tương déi chin mudi, nhung lại dựa trên cơ sở một cộng đồng kinh tế nhìn chung còn kém phát triển Cuối năm
1884, Ph.Ănghen còn cho rằng ở châu Âu vào thế kỷ IX đã có quá trình “những bộ tộc
phát triển thành dân tộc"
Thur ba, Mac, Ang ghen dua ra quan niệm về môi quan hệ giữa dân tộc và giai
cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp
Quan hệ dân tộc có nội dung rất phong phú trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
loài người Đó là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh quốc phòng Các
khuynh hướng phát triển của quan hệ dân tộc, phương thúc giải quyết các quan hệ
Trang 39
liên quan đến dân tộc - quốc gia hay dân tộc - tộc người đêu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trên phạm vì thể giới nói chung và ở từng quốc gia, khu vực nói riêng Mỗi quan hệ giữa dân tộc và giai cấp là mối quan hệ nỗi bật trong xã
hội, có tác động chi phối đến nhiều lĩnh vực khác
Cộng đẳng dân tộc xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp Như vậy giai cấp có trước dân tộc Ngay từ khi xã hội phân chia thành giai cấp đã có đấu tranh giai cấp với quy mô và hình thức khác nhau Các giai cấp va các cuộc đấu tranh giai cấp tồn tại trong một không gian nhất định, trên một địa bàn nhất định, ở mỗi quốc gia dân tộc nhất định với các trình độ khác nhau trong sự phát triển của lịch sử Dong thời sự phát triển
của mỗi quốc gia - đân tộc hay quốc gia — đa dân tộc cũng gắn liền với vai trỏ, với lợi ï
ích của các giai cấp và bị chỉ phối bởi một giai cấp nhất định (giai cấp thống trị) Vấn đề dân tộc ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên lập trường và quan
điểm của một giai cấp nhất định Chỉ đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và cách
mạng vô sản mới giải quyết được triệt dé vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc
| Theo C.Mac va Ph Ăngghen, trong thời kỳ chế độ phong kiến thịnh vượng thì giai cấp địa chủ phong kiến với quyền lực tập trung cao độ trong tay nhà vua là đại
diện cho lợi ích dân tộc Bởi vì, nhà vua đại diện cho xu hướng tập trung, chống lại xu
hướng cát cứ, phân tán, biệt lập và khép kín ở các địa phương
Ở nhiều nước phương Tây, từ thời kỳ chủ nghĩa tư bản đang lên, giai cấp tư sản mang tính chất tiến bộ, cách mạng và là người đại diện cho lợi ích dân tộc Trong thời kỳ này chủ nghĩa tư bản ra đời dẫn tới hình thành dân tộc tư sản, ngược lại, sự hình thành dân tộc tư sản đáp ứng nhu cầu tô chức lại nền sản xuất, phân công lao động và trao đôi sản phẩm trên phạm vi rộng lớn của thị trường dân tộc, phù hợp với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Khi giai cấp tư sản lỗi thời và phản động thì quyền lợi của nó mâu thuẫn với
quyền lợi dân tộc Nó hoặc là bất lực trước sứ mệnh mà dân tộc giao cho như giai cấp
tư sản Phổ trong cuộc cách mạng tháng 3 năm 1848 Vì khi nó đứng đối lập một cách thù địch với chế độ quân chủ phong kiến, thì cũng là lúc nó phải đối phó với giai cấp vô sản và các tầng lớp dân cư thành thị mà nó luôn coi là thù địch Bị kẹt giữa hai thế
thực đó, giai cấp tư sản Phổ tỏ ra hèn nhát, thiếu tính chủ động và đánh mất vai trò
35
Trang 40
lịch sử của mình Nó hoặc là công khai phản bội lại lợi ích dân tộc như giai cấp tư sản
Pháp năm 1871 Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp tư sản Pháp đã hy sinh lợi ích
dân tộc, chúng cấu kết với kẻ thù dân tộc (giai cấp tư sản Phổ) để đàn áp công nhân
đang giương cao lá cờ bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lăng của nước Phổ có Như vậy, đôi với giai câp tư sản, trong vân đề dân tộc và giai cập, luôn dùng
chiêu bài dân tộc để che giấu lợi ích giai cấp Khi có mâu thuẫn giữa lợi ích giai cấp
và lợi ích dân tộc thì cách giải quyết của giai cấp tư sản là hi sinh lợi ích dân tộc để
bảo vệ lợi ích giai cấp “Trong khi phải chọn giữa hai điều: nghĩa vụ dân tộc và lợi ích
giai cấp, thì chính phủ phòng giữ nước đã không hề do đự một phút nào, mà biến ngay
thành một chính phủ bán nước”
Trong thời đại ngày nay chỉ có giai cấp vô sản mới là người đại diện cho lợi ích
chân chính của dân tộc, mới thống nhất được lợi ích giai cấp và dân tộc, giai cấp vô
sản với sứ mệnh lịch sử của mình thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng
cộng sản lãnh đạo thủ tiêu CNTB, xây dựng chế độ xã hội - XHCN mới giải quyết
triệt để vấn đề dân tộc Vì vậy, Mác Ăng ghen gắn sự phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa với giải quyết vẫn đề dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân Tho C.Mác và Ph.Ăngghen, lợi ích của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của các tâng lớp nhân dân lao động và do đó thống nhất với lợi ích dân tộc Giai cấp công
nhân có sứ mệnh lãnh đạo cuộc đấu tranh để giải phóng tất cả các dân tộc bị bóc lột,
đồng thời giải phóng tất cả các dân tộc bị áp bức Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội, theo quan niệm của các ông, là quá độ từ một xã hội có bóc lột giai cấp và áp bức dân tộc lên một xã hội hoàn toàn tự do, bình đẳng hữu nghị giữa người với người Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản các ông viết: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyên, phải xây đựng thành một giải cấp dân tộc, phải
tự mình trở thành dân tộc”! Để giải quyết van dé dân tộc một cách triệt dé theo lập
trường giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chủ trương phải tiến hành một cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa, thủ tiêu nhà nước tư sản, xây dựng một nhà nước kiểu _ mới, không còn đối kháng giai cấp nữa “Hãy xoá bỏ tình trạng bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ Khi mà đối kháng giữa các