CẢI TIỀN MÔ HÌNH TỎ CHỨC TÒA SOẠN BAO IN THUA KY O VIET NAM HIEN NAY
DE TAI KHOA HQC CAP CO SO TRONG DIEM NAM 2011
CHU NHIEM DE TAI: TS HA HUY PHƯỢNG ĐƠN VỊ CHU TRI: KHOA BAO CHi
Trang 2Mỡ đầu
Chương 1: BẢO IN VÀ MƠ HÌNH TƠ CHỨC HOẠT DONG TOA SOAN BAO IN
1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản về báo in 12
1.2 Đặc điểm và phân loại báo in 22
1.3 Tổ chức hoạt động tòa soạn báo in 36
1.4 Quy trình xuất bản báo in 52
Chương 2: THỰC TRẠNG TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÒA SOẠN BÁO IN THƯA KỲ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng tô chức hoạt động tòa soạn của 10 tờ báo khảo sát 38
2.2 Việc áp dụng các mô hình tô chức hoạt động tòa soạn 60
2.3 Cơ cầu nhân sự tòa soạn 72
2.4 Xây dựng quy trình và tổ chức xuất bản báo “se 3
Chương 3:`GIÄPHÁP VÀ KIÊN NGHỊ CẢI TIÊN MƠHÌNH ˆ
TĨ CHỨC TÒA SOẠN BẢO INÑ THƯA KỲ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Về xây dựng mô hình hoạt động tòa soạn 79
3.2 Về tô chức bộ máy nhân lực và cơ chế tài chính 87
3.3 Một số khuyến nghị 94
Kết luận 101
Trang 3đã có một lịch sử ra đời, phát triển hàng trắm năm nay Trong bề dày phát triển đó, việc cải thiện một mô hình hoạt động tòa soạn nhằm giúp cho việc tổ chức xuất bản báo hiệu quả đã và đang được nhiều cơ quan báo in trong và ngoài nước quan tâm Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội với
việc phát triển của các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ làm báo, kỹ thuật ïn Ấn, phát hành cũng như trình độ tiếp nhận thông tin từ báo chí của
công chúng là động lực giúp cho các tòa soạn báo luôn luôn đặt ra vấn đề phải
cải tiến mô hình tổ chức tòa soạn để thích ứng với sự phát triển của xã hội Báo in là một loại hình báo chí hiện đại và là loại hình báo chí ra đời đầu
tiên, tiếp đó mới là sự ra đời của báo chí phát thanh, truyền hình và báo mạng
điện tử Báo in hiện đại được ghi nhận bởi đặc trưng cơ bản, rõ nét, đó là tính
định kỳ Việc định kỳ xuất bản khác nhau tạo ra các loại báo in đa dạng, sinh
động như: nhật báo (ra định kỳ hàng ngày), tuần báo (ra định kỳ tuần 1 số),
báo thưa kỳ (ra định kỳ nhiều số trong tuần hoặc tháng); các loại tạp chí; các loại ấn phẩm báo chí như: nguyệt san, bán nguyệt san, đặc san, phụ san, tuần
San, nội san, chuyên san, quý san, niên san
Thuật ngữ “Báo thưa kỳ” được báo giới ở Việt Nam sử dụng trong hoạt
động thực tiễn báo chí khoảng hơn chục năm gần đây Tuy nhiên, phải đến
năm 1999, thuật ngữ này mới chính thức được đưa vào Luật Báo chí sửa đổi
bổ sung “Báo thưa kỳ” đơn giản chỉ là một thuật ngữ dùng để quy ước hình thức xuất bản báo in, trong đỏ chỉ các sản phẩm được xuất bản nhiều kỳ trong
Trang 4Cho đù đó là loại báo nào thì việc xây dựng một mô hình tổ chức cơ quan
báo chí để hình thành bộ máy vận hành việc sản xuất các sản phẩm báo chí
phục vụ các nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của
công chúng xã hội là việc làm cần thiết Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà các loại hình truyền thông mới bùng nổ, đã cạnh tranh khốc liệt với loại
hình báo in truyền thống, Nếu các tòa soạn báo in nói chung, các tòa soạn báo
thưa kỳ nói riêng chưa đầu tư cải tiến, đổi mới việc xây dựng mô hình hoạt
động tòa soạn, thì cuộc cạnh tranh giữa các loại hình báo chí cũng như đối
tượng công chúng, chắc chắn phần thắng sẽ thuộc về các loại hình báo chí,
truyền thông mới
Từ những lý đo trên, tác giả đã chọn đề tài “Cải tiến mô hình tỗ chức
hoạt động tòa soạn bảo in thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay" đề nghiên cứu, với mong muốn hệ thống hóa các vấn để lý luận, lý thuyết cũng như kỹ năng về công tác tổ chức hoạt động cơ quan báo chí; chỉ ra thực trạng tổ chức hoạt động tòa soạn của các tờ báo in thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay; đồng thời, đưa
ra các giải pháp, kiến nghị nhăm cài thiện mô hình tổ chức tòa soạn báo in thưa kỳ ở Việt Nam
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1, Trên thế giới
Đến nay có rất ít công trình nghiên cứu công bố vẻ để tài mô hình tổ
chức tòa soạn báo in, trong đó có báo in thưa ky Tac gid Herbert Lee
Williams va Frank Warren Rucker trong gido trinh Newspaper Organisation
and Management (Tô chức và quản lý tờ báo), Nhà xuất ban lowa State
Trang 5triên của báo chí Trong đó có đề cập khái lược vai trò của các phòng ban chủ yếu trong một tòa soạn báo, như phòng biên tập, phòng kinh doanh, phòng hành chính - trị sự ; miêu tả những trang thiết bị hiện đại và hữu dụng nhất
có thể được sử dụng trong quá trình in ấn và xuất bản báo; phân tích về vị trí
và sự sắp đặt các thiết bị trong nhà in báo sao cho đạt hiệu quả cao nhất cho
dây chuyển sản xuất và in ấn tờ báo
Cuốn Nhà báo hiện đại của The Missouri Group (2007) đã dành một tiểu mục đề cập khái quát vẫn đề Tổ chức cơ quan bdo in Tuy nhiên, đề cập
đến vấn dé tổ chức cơ quan báo chí còn sơ lược, các tác giả viết sách đưa ra
nhận định “Do ngành công nghiệp báo chí quá lớn nên rất khó khái quát hóa
tổ chức nội bộ của các tờ báo”
Qua các công trình nghiên cứu trên thế giới mà chúng tôi có điều kiện
tiếp cận, cho thấy chưa có nhà nghiên cứu nào tiến hành nghiên cứu chuyên
sâu, đưa ra một mô hình tổ chức một tòa soạn báo in cụ thể, nhất là đối với các
tòa soạn báo in thưa kỳ Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng, việc nghiên cứu
vấn đề cải tiến mô hình tòa soạn báo in thưa kỳ là một đề tài mới, có ý nghĩa cả vẻ mặt lý luận và thực tiễn Nếu nghiên cứu thành công, sẽ là tài liệu tham khảo tốt đối với thực tiễn hoạt động của các tòa soạn báo in nói chung, báo in
thưa kỳ nói riêng ở nước ta hiện nay
2.2 Ở Việt Nam
Nghiên cứu về lao động báo chí nói chung, trong đó bàn về tổ chức hoạt
động tỏa soạn báo đã có một số công trình và tác giả tiêu biểu như:
Trang 6- Cuốn “Giáo trình nghiệp vụ bảo chỉ", tập 1 và tập II, Trưởng Tuyên huấn Trung ương (nhiều tác giả, 1977, 1978) cũng đã dành dung lượng nhất
định bàn về cơ quan báo chỉ, tổ chức hoạt động tòa soạn và xuất bản báo Tuy
nhiên, do đặc tính về thời điểm phát triển báo chí, các luận điểm về lý luận, lý thuyết cũng như kỹ năng nghiệp vụ bao chí liên quan đến công tác tòa soạn
mới chỉ phù hợp với điều kiện kỹ thuật làm báo thời kỳ công nghệ còn đơn
gian, lac hau (in typo, sắp chữ chì; máy ảnh cơ ) Do đó, những lý thuyết, kỹ
năng ít còn phù hợp trong điều kiện phát triển báo chí hiện đại như hiện nay
- Cuỗn “Tổ chức hoạt động tòa soạn báo” của tác già Đình Văn Hường
(NXB Đại học Quốc gia, H 2006) đã đưa ra những luận điểm lý luận chung
về tổ chức cơ quan báo chí trên cơ sở các quy định của Luật Báo chí hiện hành Trong tài liệu này, tác giả cũng đã đưa ra được mô hình tổ chức cơ quan
báo chí và các chức danh lao động báo chí trong tòa soạn; phẩm chất và những
yêu cầu đối với mỗi chức danh Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra được mô
hình cụ thể cho mỗi loại hình báo chí hoặc hình thức tổ chức hoạt động tòa soạn theo đặc trưng của việc xuất bản sản phẩm báo chí, nhất là đối với báo in
thưa kỳ
- Tác giả Nguyễn Quang Hòa trong cuén “Phóng viên và tòa soạn” (NXB
Lao động, H 2004) cũng đã đề cập đến hoạt động xuất bản báo in nói chung,
trong đó chủ yếu bàn đến các công việc tác nghiệp sản xuất sản phẩm, tác phẩm báo chí giữa ban Thư ký tòa soạn và Phóng viên Tác giả là người có
Trang 7- Luận án tiến sĩ ngành Truyền thông đại chúng, chuyên ngành Báo chí học với đề tài Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thư ký tòa soạn trong
cơ quan báo chí, tác giả Nguyễn Quang Hòa đã khảo sát, nghiên cứu tình
hình, hiệu quả hoạt động của một số ban thư ký tòa soạn, qua đó làm rõ sự tất
yếu phải đổi mới mô hình tổ chức, quy trình hoạt động của Ban thư ký tòa
soạn để đáp ứng được yêu cầu của báo chí cách mạng trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thông qua việc nghiên cứu hoạt động của
một số ban thư ký tòa soạn nhật báo của Trung ương và Hà Nội, tác giả trình bày tổng lược về thực trạng hoạt động của các ban thư ký tòa soạn, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt
động của Ban thư ký tòa soạn trong cơ quan báo chí
- Trong cuốn “80 năm báo chí cách mạng Việt Nam" (kỳ yêu Hội thảo
khoa học quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2005), một số tác giả
cũng đã bàn luận về vấn đề tô chức và quản lý cơ quan báo chí Trong tài liệu này, tác giả Hà Huy Phượng đã có bài viết bàn luận về xây dựng mô hình tổ
chức cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay Tác giả đã đưa ra được một số
luận điểm bàn về tổ chức cơ quan báo chí, trong đó có đưa ra một số mô hình
tổ chức cơ quan báo chí hiện nay; đồng thời, tác giả phân tích rõ những ưu
điểm và hạn chế của từng mô hình và đề xuất các phương án cần cải tiến mô
hình tổ chức hoạt động tòa soạn và quy trình xuất bản báo để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay
- Trong tập bài giảng “Nhập môn bdo in” va dé tai khoa học cấp cơ sở
trọng điểm của tác giả Hà Huy Phượng, Học viện Báo chi và Tuyên truyền (H
Trang 8giới và ở Việt Nam từ trước đến nay Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ dừng lại ở
việc nêu các mô hình tổ chức tòa soạn và quy trình xuất bản báo chứ chưa đi sâu phân tích, lý giải các ưu điểm, hạn chế của từng mô hình áp dụng đối với
xuất bản từng sản phẩm báo in cụ thể, nhất là trong xu thế xây dựng tòa soạn
hội tụ truyền thông đa phương tiện
- Nhiều tài liệu, giáo trình, sách tham khảo của các tác giả khác cũng đã
bàn luận về tổ chức và quản lý cơ quan báo chí Tuy nhiên, các tác giả cũng
chi ban luận ở tầm vĩ mô, còn cu thé hóa mang tính chất lý thuyết, kỹ năng tổ chức hoạt động cơ quan báo chí nói chung, hoạt động tòa soạn báo in nói riêng
thì rất ít tác bàn luận sâu
Do đó, có thể khăng định đề tài “Cải tiền mô hình tỗ chức hoạt động tòa
soạn báo in thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay” của tác giả là công trình mới, không trùng lặp với bắt kỳ công trình nào đã công bó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng tô
chức mô hình hoạt động các tòa soạn báo in thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các vấn để lý luận và lý thuyết liên quan đến tổ chức hoạt động cơ quan báo chí nói chung, hoạt động tòa soạn báo in thưa kỳ nói riêng để làm cơ sở nghiên cứu, khảo sát đề tài;
- Khảo sát các tòa soạn báo in thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay qua chọn
Trang 9- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức mô hình hoạt động tòa soạn báo in thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Mô hình tổ chức hoạt động tòa soạn báo in thưa kỳ ở nước ta hiện nay 4.2 Phạm vì nghiên cửu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã chọn lựa 20 tòa soạn báo xuất bản thưa kỳ theo hai nhóm, gồm:
+ 10 tòa soạn báo Đảng và đoàn thể địa phương xuất bản thưa kỳ (đại diện các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam):
1 Báo Hà Giang (Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang)
2 Báo Tuyên Quang (Tỉnh ủy tỉnh Tuyên Quang) 3 Báo Quảng Binh (Tinh wy tinh Quảng Bình)
4 Báo Lâm Đông (Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng)
5 Báo Tuổi trẻ Thủ đơ (Thành Đồn Hà Nội) 6 Báo Ninh Bình (Tỉnh ủy Ninh Bình)
7, Báo Cả Mau (Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau) 8 Bao Vinh Long (Tinh wy tinh Vinh Long)
9 Bao Kon Tum (Tinh uy tinh Kon Tum) 10 Bao Lang Son (Tinh ay tinh Lang Son)
+ 10 tờ báo của các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội ở Trung ương
xuất bản thưa kỳ tại Thủ đô Hà Nội, gồm:
1 Báo Bưu điện Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông)
Trang 103 Báo Bạn Đường (Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia)
4 Báo Đại đoàn kết (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)
4 Báo Phụ nữ Việt Nam (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam)
6 Báo Giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) 7 Báo Đời sống và Pháp Luật (Hội Luật gia Việt Nam)
8 Bao Nha báo và Công luận (Hội Nhà báo Việt Nam)
9 Báo Gia đình Việt Nam (Hội Kê hoạch hóa gia đình)
10 Báo Người Cao tuổi (Hội Người Cao tuổi Việt Nam)
Đây là những tờ báo thưa kỳ của các Bộ, ngành, đoàn thể và tổ chức xã
hội ở Trung ương và địa phương
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Co sé lp lun
Đề tài nghiên cửu dựa trên cơ sở nhận thức luận các vẫn đẻ lý luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng; quan điểm và tư tưởng chủ nghĩa Mác ~ Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các vấn dé liên quan đến lý luận báo chí - truyền
thông và các ngành khoa học khác 3.2 Phương phúp nghiên cứu
Tác giả đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp khảo sát, phân tích, thông kê, đánh giá, so sánh; - Phương pháp phỏng vấn sâu;
- Phương pháp thảo luận nhóm; - Phương pháp điều tra xã hội học
6 Đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, lý thuyết và kỹ năng cơ bản về tổ
Trang 11- Chỉ ra thực trạng mô hình hoạt động tòa soạn của các tờ báo được lựa chọn khảo sát;
- Đưa ra được các gia pháp và kiến nghị nhằm cải tiến mô hình hoạt
động tòa soạn báo in nói chung, các tòa soạn báo ¡in thưa kỳ trong diện khảo sat nói riêng
7 Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo về mặt lý luận cho các cơ sở dao tạo và cơ quan báo chí nói chung, báo in nói riêng, từ đó đề xuất một mô hình tổ
chức hoạt động tòa soạn báo ¡n thưa kỳ hiệu quả
7.2 Giá trị thực tiễn
Đề tài là một tài liệu tham khảo cho các tòa soạn báo nói chung, tòa
soạn báo in thưa kỳ nói riêng, từ đó xem xét đưa ra các giải pháp cải tiến nâng
cao chất lượng tổ chức hoạt động tòa soạn
8 Kết cầu của để tài
Trang 12Chương 1
BÁO IN VÀ MƠ HÌNH TỎ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÒA SOẠN BAO IN
1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản về báo in 1.1.1 Một số khái niệm
+ Báo in: Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, khái niệm
Báo in còn được sử dụng theo nghĩa đầu tiên là Báo chí Thuật ngữ báo chí
xuất phát từ hai từ là "báo" (thông báo) và "chí" (giấy) Nói một cách khái
quát, bảo chí là những xuất bản phẩm định kỳ Thuật ngữ báo chí cũng đùng để chỉ cả các loại hình báo chí khác như: Báo ảnh, Báo phát thanh, Báo truyền
hình, Bảo mạng điện tử
Từ điển Wikipedia còn sử dụng một thuật ngữ khác để chỉ Báo in, đó là thuật ngữ “Báo viết” Theo Wikipedia, Báo viết là các ấn phẩm xuất bản và phát hành định kỳ đưa thông tin đến với công chúng Báo viết cũng có thể hiểu
là một loại hình của báo chí bên cạnh báo ảnh, báo nói, báo hình và báo điện
tử So sánh với các loại hình đó, báo viết chính là hình thức truyền thống và lâu đời nhất của báo chí Ngoài ra, trong thực tế hoạt động báo chí, nhiều nhà
báo còn sử dụng thuật ngữ “Báo giấy” đề phân biệt với các báo điện tử như: phát thanh, truyền hình và báo mạng Tuy nhiên, thuật ngữ “Báo in” vẫn được sử dụng phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, cũng như trong các công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực báo chí
Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm chung về báo in như sau: Báo in là
một loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ chữ viết, hình ảnh chụp, hình ảnh đô
Trang 13thời sự, chân thực, khách quan thông qua kỹ thuật in ấn và được xuất bản dinh kp, phat hành phố biến trong đời sống xã hội
+ Tòa soạn báo in: Từ điền Bách khoa toàn thư mở Wikipedia giải thích, tòa soạn báo là nơi sản xuất và phát hành các sản phẩm báo chi Trong tòa
soạn báo có nhiều cấp bậc, chức vụ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau từ tổng biên tập, các phó tổng biên tập; tông thư ký tòa soạn, các phó tông thư
ký tòa soạn; thư ký tòa soạn và các phó thư ký tòa soạn; trưởng và phó các ban (phòng) chuyên môn khác như: phóng viên, bạn đọc, trị sự, dịch vụ thương mại, in ấn và phát hành ; các biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, nhân
viên hành chính
Khai niém “téa soạn” xuất phát từ tiếng Latinh: Redactús; tiếng Pháp:
Redaction, đều có hai ý nghĩa chính: (1) Biên tập, tu chỉnh, gọt đũa; (2) Sắp đặt, sắp xếp, nề nếp, trật tự quy củ Thông thường, ý nghĩa thứ nhất để chỉ công tác biên tập và ý nghĩa thứ hai chỉ các cơ quan thông tin đại chúng (báo
in, phát thanh, truyền hình, hãng thông tan )
Có những cách hiểu khác nhau về tòa soạn báo chí Ở nước ta, cách hiểu về tòa soạn cũng chưa thống nhất Trong Luật sửa đổi, bd sung một số
điều của Luật báo chí tháng 6/1999 không đề cập đến khái niệm ứỏa soạn báo
mà chỉ cho rằng: “Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một loại hình báo chí: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử ”
Tác giả Đinh Văn Hường, trong cuốn giáo trình Tổ chức và hoạt động của tòa soạn đã nêu định nghĩa về tòa soạn báo chí như sau: “Tòa soạn báo
chí là cơ quan đo Đảng, chính quyên, các tô chức và đoàn thê xã hội lập ra để
xuất bản báo chi theo quy định của pháp luật Đó là cơ quan ngôn luận của
Trang 14Bộ máy tòa soạn được thiết kế tùy theo quy mô, vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng tờ báo, tạp chí cấp Trung ương hay địa phương, thuộc các
bộ, ngành hay té chức xã hội, đoàn thể và phù hợp với điều kiện của cơ
quan chủ quản và các điều kiện riêng của chính tòa soạn đó
Cũng theo tác giả Đinh Văn Hường, bộ máy tòa soạn báo in phổ biến
thường bao gồm 4 nhóm bộ phận sau:
- Lãnh đạo và quản lý tòa soạn có Ban biên tập (gồm có Tổng biên tập, các phó tổng biên tập, Thư ký tòa soạn và các thành viên của Ban thư ký tòa soạn)
- Các Ban (phòng) chuyên môn với các phóng viên, biên tập viên và
nhân viên của các Ban (phòng) đó
- Bộ phận hành chính - dịch vụ
- Bộ phận bên ngoài tòa soạn: gồm các phân xã, các văn phòng đại diện,
các phóng viên thường trú tại các tỉnh, thành phố, các nước khác, các nhà in trong và ngoài nước
Như vậy, khái niệm “ỏa soạn báo in” được hiểu, đó là nơi sản xuất và phát hành các sản phẩm báo in Tòa soạn bảo in được cấu tạo bởi các bộ
phận chuyên môn với các chức danh quản lý và hoạt động chuyên môn khác nhau nhằm thực hiện sản xuất sản phẩm bảo chỉ đảm bảo đúng quy trình, tiễn
độ, mục đích và mục tiêu mà tòa soạn đặt ra
+ Mô hình tô chức hoạt động tòa soạn báo in: Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thuật ngữ “mó hình” được hiểu, đó là sự mồ tả về cầu trúc giả định của một tập các quan sát, có thé chi là các miêu tả chưa thật
chính xác bằng lời và thường là một diễn tả hình thức hóa dưới dạng toán học
của quá trình được giả định là đã sản sinh ra dữ liệu quan sát đó Mô hình
Trang 15đó của một hiện tượng hay quả trình vật lí, xã hội, kỹ thuật hay tự nhiên tạo
kha nang dua ra các dự đoán về tính chẩt/dáng vẻ của nó
Cũng theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thuật ngữ “zổ chức” (danh từ) được hiểu, đó là tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung Ví dụ: Tổ chức thanh niên; Tổ chức cơng
đồn Đây là các tổ chức chính trị xã hội với cơ cấu và kỉ luật chặt chẽ, có ý thức tô chức và mọi thành viên phải tuân theo sự phân công của tổ chức,
được tô chức tín nhiệm Về động từ, thuật ngữ “tổ chức” được hiểu, đó là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ phận theo một trình tự, có trật tự, nề nếp để cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung Ví dụ: tổ chức lại
các phòng trong cơ quan; tổ chức lại đội ngũ cán bộ; tổ chức đời sống gia đình;
tổ chức lại nề nếp sinh hoạt; tổ chức hội nghị; tổ chức hôn lễ
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thuật ngữ “hoạt động”
(động từ) được hiểu đó là làm những việc khác nhau với mục đích nhất
định trong đời sống xã hội Ví dụ như: hoạt động nghệ thuật; hoạt động quân sự;
máy móc hoạt động bình thường; hoạt động của cơn bão
Như vậy, khái niệm “Mô hình tô chức hoạt động tòa soạn báo in" được
hiểu, đó là sự mô tả về cấu trúc của tòa soạn bảo trên cơ sở sự sắp xếp, bỗ
trí các bộ phận chuyên môn trong tòa soạn theo mỘi trình tự, có trật tự, né nép
dé cùng thực hiện một nhiệm vụ chung, đỏ là xuất bản các sản phẩm báo chí
Bảo in thưa l@ là một thuật ngữ dùng dé chỉ các tờ báo được xuất ban
nhiều kỳ trong tuần hoặc trong một tháng Thuật ngữ này được sử dụng trong Luật Báo chỉ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi bố sung năm
1999), Mô hình tô chức hoạt động tòa soạn báo in thưa kỳ được hiểu, đó là sự
Trang 16để thực hiện nhiệm vụ xuất bản sản phẩm báo chí theo tính chất định kỳ thưa
kỳ trong từng tuần hoặc từng tháng
1.1.2 Một số thuật ngữ cơ bản
+ Cơ quan báo chỉ: Cơ quan báo chí là cơ quan thực hiện một loại hình
báo chí, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo
nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng
Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài
+ Cơ quan chủ quản bdo chi: Cơ quan chủ quản báo chí là tổ chức đứng tên xin cấp giấy phép hoạt động báo chí và trực tiếp quản lý cơ quan báo chi
Cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xác định, chỉ đạo việc thực biện tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và phạm vi phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng,
ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí được quy định trong giấy phép;
- Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, phương hướng và kế hoạch hoạt động, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí;
- Bé nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí trực thuộc sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;
- Tạo điều kiện cân thiết cho cơ quan báo chí hoạt động;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc
+ Cơ quan quản lý nhà nước về báo chỉ: Luật Báo chí Việt Nam năm 1999 bộ sung Điều 17a Luật Báo chí năm 1989, quy định cơ quan quản lý Nhà nước vẻ bảo chí bao gồm:
Trang 17- Bộ Văn hố - Thơng tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) chịu
trách
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về báo chí theo quy định của Chính phủ Chính phủ quy định cụ thê trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tỉn (nay là Bộ Thông tỉn và Truyền thông) để thực
hiện thông nhất quản lý Nhà nước về báo chí
~ Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về báo chí trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính
phủ
+ Người đứng đầu cơ quan bdo chỉ: Người đứng đầu cơ quan báo chí là
Tổng biên tập (báo in, báo điện tử) hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc (đài phát
thanh, đài truyền hình, cơ sở thực hiện nghe - nhìn thời sự) Người đứng đầu các cơ quan báo chí của Việt Nam phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp
vụ báo chí đo Nhà nước quy định Người đứng đầu cơ quan báo chí lãnh đạo
và quản lý cơ quan báo chí về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí
+ Nhà báo: Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nha bao,
còn gọi là ký giả, là người làm công tác báo chi chuyên nghiệp như: tổng biên tập, phó tổng biên tập, thư ký tòa soạn, biên tập viên, phóng viên
Trang 18đức nghề nghiệp báo chí do Nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo
Nhà báo Việt Nam có những quyền sau:
- Hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
~ Khai thác và được cung cấp thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật;
- Khước từ việc biên soạn hoặc tham gia biên soạn tác phẩm báo chí trái với quy định của pháp luật về báo chí;
- Được đào tạo, bồi đưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ báo chí; hưởng
một số chế độ ưu tiên cần thiết trong hoạt động báo chí theo quy định của
Chính phủ;
- Được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp Không ai được đe
doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phá huỷ,
thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật
Nhà báo Việt Nam có những nghĩa vụ sau:
- Thông tin trung thực về tình hình trong nước và thế giới phù hợp với lợi
ích của đất nước và của nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận
trên báo chí của công dân;
- Bảo vệ đường lỗi, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
Trang 19~ Thường xuyên học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất
đạo đức và nghiệp vụ báo chí; không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo đẻ
sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
- Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tô chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo
chí về nội dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vỉ vỉ phạm pháp
luật về báo chi
+ Chu but: Thuật ngữ này sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây có nên báo chí tư nhân và nó được hiểu là dùng để chỉ những người bỏ tiền ra để xuất bản báo (đầu tư tài chính, trụ sở, thành lập tờ báo, thuê nhân lực tổ chức xuất bản và kinh doanh sản phâm báo chí ) Ở Việt Nam, trong thời kỳ Pháp
thuộc cũng có chức danh chủ bút, nhưng chủ yếu tập trung ở các tờ báo tiếng
Pháp hoặc tiếng Việt phục vụ chế độ cai trị của thực dân Pháp
+ Tổng biên tập: Là người đứng đầu cơ quan báo chí, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí, trước pháp luật và công chúng về nội dung,
hình thức các sản phẩm báo chi; chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành phân
công nhiệm vụ các bộ phận chun mơn hồn thành nhiệm vụ được giao
Tổng biên tập cơ quan báo chí là một nghề chuyên nghiệp, tuy nhiên ở trên thế
giới cũng như ở Việt Nam chưa thấy có cơ sở nào đào tạo chức danh này
+ Phó tổng biên tập: Là những người dưới quyền của Tổng biên tập
trong bộ máy hoạt động tòa soạn Nhiệm vụ của các Phó tổng biên tập do Tổng biên tập giao theo từng linh vực chuyên môn liên quan đến sản xuất sản phẩm báo chí Thông thường ở một tòa soạn báo in có ít nhất hai Phó tổng biên tập, đó là Phỏ rồng biên tập phụ trách nội dung (phông viên, thư ký tòa
Trang 20sự, tài chính, hành chính, phát hành và quảng cáo ) Trên thế giới và ở Việt
Nam hiện cũng chưa có cơ sở nào đào tạo chức danh này
+ Thư ký tòa soạn (Thư ký biên tập): Thư ký tòa soạn (Thư ký biên tập) là người được Ban biên tập giao nhiệm vụ xây dựng ý tưởng nội dung, hình
thức từng số báo, trang báo, tác phẩm báo chí sẽ xuất bản Báo giới phương
Tây ví Thư ký tòa soạn là nhân vật “chế tạo tờ báo”, là “linh hồn” của tòa soạn báo Sản phẩm báo chí hay đở phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn và trình độ tri thức của Thư ký tòa soạn
+ Biên tập viên: Biên tập viên báo chí là viên chức chuyên môn nghiệp vụ
tại các cơ quan thông tân, báo chí, đài phát thanh, truyền hình, báo mạng điện
tử, làm nhiệm vụ biên tập nâng cao chất lượng, đảm bảo tính tư tưởng, nghệ
thuật, khoa học các tác phẩm, sản phẩm báo chí Biên tập viên thường có 3 cấp chức danh: biên tập viên, biên tập viên chính và biên tập viên cao cấp
+ Phóng viên: Là những người sáng tạo ra các tác phẩm báo chi Họ luôn
tác chiến trực tiếp tại đầu nguồn tin tức để có được những tác phẩm báo chí
nóng hỏi tính thời sự Phóng viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong
các cơ quan báo chí, thực hiện viết, chụp ảnh, quay phim các loại hình báo chí Phóng viên có các cấp chức danh như: phóng viên, phóng viên chính, phóng
viên cao cấp
+ Biên dịch viên: Là những người làm nhiệm vụ dịch viết những thê loại
thông thường như tin, bài; dịch phục vụ công tác đối ngoại theo yêu cầu của
cơ quan; đánh máy bản thảo, sửa bản in thử theo ngoại ngữ chính được đào
Trang 21chuyên môn nghiệp vụ biên dịch trong các cơ quan báo chí tổ chức và biên dịch các tác phẩm từ tiếng Việt Nam ra tiếng nước ngoài và ngược lại
+ Họa sĩ thiết kế, trình bày báo: Là một chức danh đảm nhiệm công việc thiết kế, trình bày các sản phẩm in
+ Bạn đọc - Cộng tác viên: Là thuật ngữ chỉ một bộ phận quan trọng trong tòa soạn, đó là nơi chịu trách nhiệm giải quyết các nghiệp vụ liên quan
đến công chúng báo chí như: tiếp thu ý kiến bạn đọc báo phản ánh các vẫn đề
liên quan; nắm bắt và kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý thông
tin theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của công chúng về các vấn đề xã hội bức xúc ; đồng thời tổ chức, xây đựng mạng lưới cộng tác viên viết tin, bài cho báo chí một cách thường xuyên, bài bản; chỉ trả nhuận bút cho cộng tác viên,
thông tin viên theo chế độ tài chính quy định
Những người làm công việc này đòi hỏi phải có đủ các phẩm chất, năng
lực của một người làm báo; đồng thời phải là những người nắm rất rõ các chủ trương, chính sách và quy định của pháp luật của Đảng và Nhà nước
+ Trị sự: Đây là bộ phận nghiệp vụ đảm trách các phần việc quan trọng
phục vụ xuất bản báo như: quản lý các vấn đề về tài chính (lương, công tác phí, nhuận bút, chỉ phí in ấn ), nhân sự; theo đõi in ấn, phát hành sản phẩm báo chí; lo các vẫn đề vẻ thủ tục hành chính dé ban lãnh đạo và cán bộ, phóng
viên hoạt động báo chí đúng pháp luật Những nhân viên biên chế thuộc bộ
phận này cũng phải có đủ các phẩm chất, năng lực của một người làm báo; đồng thời phải là những người nắm rất rõ các chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, về các van dé cy thể như: chính sách quản lý tải chính; chính sách cán bộ
+ Phát hành: Đây là thuật ngữ chỉ công việc đưa sản phẩm báo in đến với
Trang 22báo dạo, bán trên sạp Do việc phát hành báo in qua hình thức trao tay nên
sản phẩm báo in phát thán thường bị chậm, ảnh hưởng đến giá trị thông tin của các tác phẩm báo chí Ngày nay, các tòa soạn báo in trên thế giới và ở Việt Nam đã đưa ra các giải pháp về kỹ thuật để nhằm khắc phục sự phát tán thông
tin chậm trễ nay
1.2 Đặc điểm và phân loại báo in 1.2.1 Đặc điểm của báo in
1.2.1.1 Những tu điểm
+ Khả năng lưu giữ bền vững
Đây là đặc điểm cơ bản, nổi trội của báo in Điều này được so sánh với việc lưu giữ các sản phẩm truyền thông khác, trong đó có phát thanh, truyền
hình và báo mạng điện tử Việc lưu giữ thông tin mang tinh bền vững của báo
in thể hiện đưới hai góc độ, đó là khả năng lưu giữ các sản phẩm báo in đưới
dạng vật chất và lưu giữ thông tin được đăng tải trên các tờ báo thông qua trí não của con người
Nội dung thông tin của báo in được thể hiện qua những con chữ, hình ảnh chụp, hình vẽ và được nhân bản trên giấy và mực in Về khả năng lưu giữ sản
phẩm báo in ở dạng vật chất, cho dù những tiến bộ của khoa khọc và công nghệ lưu giữ ngày càng phát triển cao, nhưng khó có thể thay thế việc lưu trữ thông tin bằng chất liệu chuyên tải truyền thống là giấy, mực qua hình thức
nhân bản báo in Điều này được chứng minh, đó là những tờ báo và tạp chí in
đầu tiên ra đời trên thế giới từ đầu thế kỳ XV đến nay vẫn còn được cất giữ nguyên bản trong một số thư viện lớn ở nhiều nước
Do đặc tính của sản phẩm báo in là người đọc tiếp nhận bằng thị giác một
cách chủ động, do đó đòi hỏi độc giả phải tập trung cao độ, huy động sự làm
Trang 23báo in ấn tượng, có độ chính xác cao sẽ càng làm cho độc giả tăng khả năng ghi nhớ và cảm nhận về các sự kiện, van dé xảy ra trong hiện thực
Khả năng lưu trữ vật chất bền vững của báo in thông qua các chất liệu và mã chuyển tải còn mang lại những khả năng lưu trữ thông tin mang yếu tố tỉnh thần
to lớn Chúng ta có thể chứng minh những giá trị hữu ích của việc lưu trữ thông
tin từ báo in qua các lĩnh vực đời sống xã hội như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, giải trí, lịch sử, pháp luật, nhân đạo, giao lưu hợp tác quốc tế, quản lý xã hội Như vậy, sự kết hợp giữa giá trị thông tỉn và giá trị vật chất của những ấn phẩm báo chi cho dù đã trải qua năm tháng với những biến đổi về địa lý, môi
trường, lịch sử sẽ vẫn còn nguyên giá trị thời đại, trong đó tác giả bài báo và tờ
báo đóng vai trò như là một chứng nhân của lịch sử
Như vậy, khả năng lưu trữ bền vững của báo in về cơ học và trí não là
một trong những ưu điểm nổi bật Ưu điểm này làm cho loại hình báo in
khẳng định được vị thể của mình trong hệ thống các phương tiện truyền thông
đại chúng hiện đại Khả năng lưu giữ về vật chất và tỉnh thần của báo in còn là
điều kiện tiên quyết khăng định sự tồn vong của loại hình này trong sự cạnh
tranh khốc liệt của nó với các loại hình truyền thông mới + Phân tích, lý giải thông tin sâu, rộng
Những năm đầu thập ky 90 cua thé ky XX, truyền hình màu, internet và báo mạng điện tử phát triển với sự "bành trướng" quy mơ tồn cầu về các phương diện như: kỹ thuật công nghệ, nội dung thông tin, ngôn ngữ và hình thức biểu đạt, chuyển tải cũng như khả năng lôi kéo công chúng một cách ngẫu nhiên Các tòa soạn báo in đứng trước nguy cơ bị tiêu vong vì sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình truyền thông mới
Trang 24xã hội một cách tức thì thông qua những chương trình truyền hình trực tiếp hoặc đưa thông tin lên mạng liên tục theo đơn vị giây, phút Lợi thế này có
tính chất quyết định thu hút công chúng, nhưng lại bộc lộ một khiếm khuyết, đó là khi truyền tải thông tin trực tiếp, các loại hình báo chí này mới chỉ mô tả các sự kiện ở hiện tượng chứ chưa có điều kiện đi sâu đẻ phân tích, lý giải bản chất của nó Muốn phân tích, bình luận sâu sắc bản chất của sự kiện, vấn đề, các đài phát thanh, truyền hình hoặc báo mạng phải dành một quỹ thời gian nhất định đề tiếp cận khai thác tư liệu, sản xuất chương trình, phát sóng, đưa lên mạng đề chuyển tải thông tin, khi đó các tờ nhật báo đã chiếm lĩnh được “trận địa” bỏ trống của phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử để truyền đi những bài phân tích, bình luận sâu rộng
Hàng ngày, công chúng có thể xem truyền hình hoặc lướt web và biết khá nhiều sự kiện, vẫn đề xảy ra trên thế giới, trong nước một cách nhanh chóng, sinh
động, nhưng không thể không đọc các bài viết phân tích, lý giải chỉ tiết về những sự kiện được đăng tải trên các tờ báo in Điều đó khẳng định thế mạnh của báo in
trong sự cạnh tranh khóc liệt với các loại hình báo chí mới
+ Chỉ phí sản xuất sản phẩm thấp hơn các loại hình báo chí khác
Chỉ phí kinh tế đối với mỗi loại hình báo chí bao gồm hai khía cạnh, đó là
chỉ phí sản xuất sản phẩm và chỉ phí tiêu thụ sản phẩm Điều này chỉ áp dụng đổi với việc sản xuất sản phẩm báo chí thị trường thực sự
Về chỉ phí sản xuất sản phẩm, việc tính toán chỉ phí làm một sản phẩm báo chí cụ thể bao gồm các khoản như: chỉ trả tiền công tác phí của phóng viên (phụ cấp xăng xe, ăn nghỉ ); chỉ trả tiền lương (định ky theo tháng/nhân
viên); chỉ trả nhuận bút cho các tác giả (theo đơn vị tác phẩm); chỉ phí biên
tập, tổ chức xuất bản; chi phí cho kỹ thuật chế bản, in ấn hoặc dàn dựng
Trang 25phí trang bị phương tiện kỹ thuật (máy ảnh, máy vỉ tính, camera, thiết bị sản
xuất chương trình phát thanh, truyền hình ); chỉ phí phát hành sản phâm báo
in hoặc phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình; thuê đường truyền, hotsting, máy chủ (báo mạng điện tử)
Để xuất bản I số nhật báo, việc chỉ phí tất cả các khoản của đầu vào so với chi phí sản xuất một kênh của chương trình phát thanh, truyền hình cho một ngày phát sóng, nhất là sản xuất các chương trình phát trực tiếp thì chỉ phí
sẽ cao hơn rất nhiều Có thể chỉ mắt vài chục triệu chỉ phí cho một số báo xuất bản (tiền công tác phí, lương, thưởng, nhuận bút, kỹ thuật in ấn, phát hành ) và tòa soạn vẫn thu lại được một khoản lớn từ bán báo và quảng cáo Nhà đài có thể phải chỉ cả vài trăm triệu hoặc vài tỉ đồng để sản xuất, phát sóng một
chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp (chỉ phí xây dựng format chương trình, kịch bản chỉ tiết, đạo diễn, MC, cổ vấn chương trình, khách mời,
quay phim, dựng, xe màu, thuê vệ tỉnh phát sóng, lương và nhuận bút tác
phẩm, ê kíp tham sản xuất, chỉ phí tương tự cho các đầu cầu truyền trực
tiếp ) Tuy nhiên, nhà đài hoặc báo mạng điện tử, nhất là truyền hình có thể thu về bạc tỉ bởi đi kèm những chương trình phát trực tiếp, trực tuyến là doanh
thu từ quảng cáo và tài trợ qua hình thức đan xen quảng cáo trong chương, trình hoặc treo logo, slogan của các doanh nghiệp trên phông nền chính của trường quay (studio) hoặc sân khấu ngoài trời
Trang 26theo ê kíp, phóng viên, đạo diễn, biên tập viên, người dẫn chương trình, kỹ
thuật viên (ghi hình, dựng, âm thanh, đồ họa, ánh sáng )
Việc chỉ phí tiêu thụ sản phẩm báo in nếu được tính theo một đơn vị sản
phẩm cụ thể sẽ thấp hơn so với việc chỉ trả tài chính để xem một chương trình
truyền hình theo dịch vụ (truyền hình trả tiền - PayTV) Trong một nền truyền hình thương mại, khán giả phải đầu tư tài chính cho việc sử dụng các dịch vụ truyền hình nhiều hơn so với chỉ phí mua sản phẩm bao in (chi phi mua TV,
tiêu hao điện năng, trả tiền thuê dịch vụ thu tín hiệu truyền hình cáp hoặc
truyền hình vệ tinh hoặc xem các địch vụ đặc biệt như truyền hình theo yêu
cầu, dich vu Karaoke TV, Mobille TV, dich vụ tương tác )
Ngay cả những công chúng của báo mạng cũng phải thừa nhận là nếu ngày nào cũng liên tục lướt web (đọc, xem, nghe, tải các thông tin), thì chỉ phí thuê bao (không thuê trọn gói) có thể phải chỉ phí hàng triệu đồng mỗi tháng Hoặc nếu chủ thuê bao internet thuê theo dịch vụ gói, muốn đường
truyền nhanh cũng phải bỏ ra tiền triệu để thuê được các gói tiện ích
+ Da dang vé chủng loại
So với phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử, báo in là loại hình
báo chí có sự đa dạng về chủng loại Độc giả có thể nhận thấy sự đa dạng
chúng loại báo in như: các loại nhật báo; các loại tuân báo; các loại bảo thưa kỳ; các loại tạp chí; các loại ấn phẩm khác như: đặc san, phụ san, chuyên san,
tập san, nội san, nguyệt san, bán nguyệt san, quý san, niên san, chuyên đề, phụ trương Sự đa dạng các hình thức xuất bản đã làm cho thông tin được
truyền tải trên các loại báo ¡n đa dạng, sinh động và là những món ăn tỉnh thần
phong phú, hấp dẫn độc giả
Trang 27Với độc giả, việc sử dụng sản phẩm báo in trở nên khá đơn giản, nhất là khi một tờ báo, tạp chí được nhân bản và phát tán rộng rãi Độc giả có thé đọc một tờ
bao in dé đàng trên các phương tiện giao thông như trên xe taxi, xe buýt, tàu tốc hành, máy bay Độc giả cũng có thể đem tờ báo đi đến bất cứ nơi đâu mà không lo ngại sự cồng kềnh hay phải sử dụng bất kỳ một thứ thiết bị phụ trợ nào khác để đọc báo Là khán, thính giả của đài phát thanh, truyền hình, công chúng của
internet và báo mạng điện tử, nếu bạn đang ở một hẻo lánh, địa hình phức tạp, có
nhiều “vùng lõm” che chắn sóng điện từ hoặc không có dịch vụ phát tín hiệu
internet không dây, cho dù bạn mong muốn cũng khó có thể tiếp nhận được
thông tin như việc đọc báo in tại những nơi đó
+ Độc giả chủ động tiếp nhận thông tin
So sánh với phát thanh, truyền hình và báo mạng điện từ cho thấy, độc giả hoàn toàn chủ động khi tiếp nhận thông tin tir bao in Độc giả có thể chủ động đọc báo in từ việc lựa chọn thời gian, không gian, địa điểm đến lựa chọn
chủng loại báo in; các dạng thức và kiểu thông tin; các kiểu mã chuyền tải thông điệp Một công chúng của truyền hình, phát thanh hay báo mạng điện
tử, nếu muốn nghe, xem và truy cập thông tin, nhất thiết người đó phải tuân
thủ quy tắc tiếp nhận tuần tự theo tuyến tính về thời gian, không gian, góc
cảnh trên Radio, màn hình TV hoặc sự liên kết (link) thông tin trên giao diện
trang chủ của báo mạng tiện tử cũng như sự lệ thuộc vào không gian giao tiếp
qua màn hình máy tính một cách thụ động
Trang 28tích, suy luận, phán đoán và ghi nhớ thông tin Với những thông tin đặc biệt,
việc đọc đi đọc lại nhiều lần sẽ giúp cho trí não ghi nhớ thông tin lâu dài
Tuy nhiên, cả báo in và báo mạng điện tử đều có chung một hạn chế, đó là
độc giả khó có thể kết hợp giữa tiếp nhận thông tin với làm những công việc khác Điều này thì phát thanh và truyền hình chiếm ưu thế hơn, chẳng hạn, một
khán, thính giả có thể vừa nấu ăn, vừa nghe đài; vừa xem TV, vừa trò chuyện
1.2.1.2 Những hạn chế
+ Phát tán thông tin chậm
Phát thanh, truyền hình hoặc báo mạng điện tử có thể phát đi những chương trình trực tiếp về các sự kiện, vấn đề đang xảy ra trong thực tế Một
tờ báo in muốn chuyển tải thông tin về một sự kiện thời sự nào đó tới công
chúng phải trải qua rất nhiều khâu trong quy trình xuất bản báo và tính chất sử dụng văn tự, giấy in, kỹ thuật ấn loát Để làm ra được một sản phẩm báo in đòi hỏi phải tuân thủ logic trình tự thực hiện quy trình xuất bản, bao gồm các bước như: Lập kế hoạch xuất bản (xây dựng ý tưởng nội dung, hình thức thể hiện của số báo, trang báo, tin, bài, ảnh ); Sáng tao tac phẩm (thu thập, xử lý thông tin, thể hiện tác phẩm); Tổ chức sản xuất sản phẩm (tỗ chức, lựa chọn, biên tập tác phẩm, thiết kế, trinh bay); Jn sdn phẩm (chế bản, bình bản,
phơi bản, in, gia công thành phẩm); phát hành (trao tay) Do phải trải qua
nhiều khâu trong quy trình xuất bản, nhất là khâu phát hành qua hình thức
trao tay, sản phẩm báo in đến tay độc giả thường bị chậm
Hạn chế về sự phát tán thông tin của báo in không phải là yếu tổ quyết định
làm mắt đi loại hình bao chí này trong tương lai Các nhà làm báo in hiện nay đang tìm ra những cách làm mới nhằm phát huy những thế manh của báo in để cạnh tranh với các loại hình báo chí khác Đó là thế mạnh bình luận, phân tích
Trang 29Nhiều tòa soạn báo in đã và đang tích cực ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ
thuật và cải tiến quy trình xuất bản, giúp cho việc phát hành sản phẩm báo in đến
tay công chúng nhanh nhất (truyền, in và phát hành báo ở nhiều địa phương Hiện nay, nhiều tòa soạn báo in cũng đã áp dụng phương pháp "mạng hóa
báo in" bằng cách đưa số báo sắp phát hành lên mạng bằng việc làm thêm báo
mạng điện tử đăng tải các bài viết từ báo in hoặc xuất các trang báo sắp in, chưa phát hành thành dạng file ảnh (PDF) để đưa lên các mạng xã hội hoặc dịch vụ
đọc báo trên internet, điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử cầm tay
+ Đơn điệu về mã và khả năng giải mã thông tin
Mã chuyển tải thông tin chính là các yếu tố hình thức chứa đựng, biêu đạt
các giá trị nội dung thông tin Mã chuyên tải thông tìn trên báo chí nói chung
bao gồm: văn tự (texÐ; hình ảnh tĩnh (chụp); hình ảnh động (video); âm thanh
(audio); hình ảnh đồ họa (graphic)
Báo in chủ yếu sử dụng mã văn tự và hình ảnh chụp, hình anh dé hoa dé
chuyển tải thông tin Văn tự là mã chuyến tải thông tin chính của bao in Hình ảnh chụp và đồ họa chỉ là yếu tố hỗ trợ, minh họa cho văn bản Việc sử dụng mã văn tự là đặc trưng nỗi trội, làm nên thế mạnh đặc thù của loại hình báo in
Việc sử dụng văn tự để chuyển tải thông tin trên báo in có một rào cản rất lớn,
đó là khả năng giải mã thông tin của độc giả Chỉ có những độc giả biết chữ
(biết đọc và viết) mới có thẻ tiếp nhận được thông tin từ các sản phẩm báo in một cách dễ dàng Đa số công chúng thích xem điện ảnh, truyền hình, nhiếp ảnh
Trang 30hoạt thời công nghiệp hiện đại cũng làm cho công chúng thay đổi nhu cầu tiếp nhận thông tin từ hình thức đọc sang hình thức xem báo
Để khắc phục yếu điểm đơn điệu về mã chuyền tải thông tỉn, các tòa soạn
báo in ngày nay đã tăng cường sử dụng hình ảnh chụp và hình ảnh đề họa để
hỗ trợ thông tin cho văn tự Những bức ảnh báo chi và hình ảnh đồ họa tin tức
sống động sẽ là những chất liệu “lôi kéo” công chúng đang ngồi trước màn
hình TV, vi tính quay về đọc hết các bài viết đăng tải trên báo ¡n Việc thể hiện các bài báo ngắn gọn, dễ hiểu với các chọn lựa những sự kiện độc đáo, chỉ tiết “đắt” và cách thiết kế, trình bày mặt báo ân tượng, dễ xem, đẹp cũng sẽ
có tác dụng thu hút độc giả đọc báo in nhiều hơn
1.2.2 Phân loại báo in
Hầu hết các nước trên thế giới đều phân loại báo in theo các lĩnh vực như:
chức năng, nhiệm vụ thông tin; lĩnh vực thông tin; nhóm đối tượng công chúng; thời gian xuất bản
Dưới đây là các loại báo in thông dụng:
1.2.2.1 Các loại báo
+ Nhật báo: Là thuật ngữ chỉ những tờ báo định kỳ xuất bản hằng ngày
(một hoặc nhiều số trong ngày) Các tòa soạn nhật báo có thể ấn định giờ phát hành sản phẩm trong một ngày
Các tờ nhật báo phải bảo đảm việc thông tin nhanh nhạy, kịp thời những
sự kiện, vấn dé xảy ra hàng ngày trong đời sống xã hội để đáp ứng nhu cầu
của độc giả Điều này đòi hỏi đội ngũ những người làm nhật báo luôn phải
nhạy bén chính trị, thao tác sáng tạo tác phẩm và tô chức sản xuất sản phẩm
Trang 31Nhật báo thường được phân theo các lĩnh vực thông tin như: chính trị - xã hội, văn hoá - văn nghệ, giáo dục, khoa học - kinh té - kỹ thuật, giới tính, lứa
tuổi, đối ngoại, thể thao - giải trí
Yomiuri Shimbun (Nhat Ban) 1a tờ nhật báo lớn nhất thế giới hiện đại với số lượng phát hành lên tới hơn 14 triệu bản mỗi ngày Số lượng này
nhiều hơn tổng số lượng phát hành của cả 17 tờ báo ngày lớn nhất nước Mỹ cộng lai Yomiuri Shimbun hoat động rộng khắp thế giới với 436 phân xã,
văn phòng đại diện tại Nhật Bản và 28 phân xã tại nước ngoài; có hơn 3.100
phóng viên, nhiều gấp bốn lần tờ New York Times Tờ báo thông thường có
từ 24 đến 32 trang với số lượng in không lồ và in tại rất nhiều nhà in trên
nhiều vùng lãnh thô Hiện nay, Yomiuri Shimbun đang phát hành đến 38% trong tổng số 34 triệu hộ gia đình Nhật Bản và hầu hết các hợp đồng phát báo hàng ngày Hơn 60% số người mua bao dai hạn đặt mua ca 4n bản buổi sáng và ấn bản buổi chiều (với mức giá khoảng 11 USD/tháng)
Ngoài ra, ở Nhật Bản cũng 4 tờ khác có số lượng phát hành lớn như: tờ Asahi Shimbun phát hành hơn 12 triệu bản/ngày; tờ Mainichi Shimbun phát hành 5,6 triệu bản/ngày; tờ Nihon Keizai Shimbun phat hanh hon 4,6 triệu bản/ngày; tờ Cunichi phát hành 4,5 triệu bản/ngày
Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) cũng là tờ có số lượng phát hành lớn
Tòa soạn báo này đang xuất bản 21 ấn phẩm, trong đó có 11 nhật báo và 10
tạp chí, Biên chế của báo, chỉ riêng phóng viên, biên tập viên đã hơn 1.000 người Tòa soạn có hơn 70 văn phòng thường trú ở trong và ngoài nước
+ Tuần báo: Là thuật ngữ chỉ các tờ báo có định kỳ xuất bản mỗi tuần
một số Việc ấn định ngày nảo xuất bản trong tuần phụ thuộc vào sự quy
Trang 32Do xuất bản thưa kỳ nên tổ chức hoạt động xuất bản tuần báo không đòi
hỏi gấp gáp như xuất bản nhật báo Các tờ tuần báo thường chú trọng tổ chức
thông tin phân tích, tổng hợp, bình luận và đưa ra xu hướng, dự báo về các sự kiện, vấn dé thời sự Cơ cấu hoạt động tòa soạn của các tờ tuần báo thường
gọn nhẹ hơn các tòa soạn nhật báo Việc xây dựng bộ máy hoạt động tòa soạn
gọn nhẹ, đủ đáp ứng việc xuất bản mỗi tuần một kỳ
Tuần báo cũng được phân loại theo các lĩnh vực thông tin như: chính trị - xã hội, văn hoá - văn nghệ, giáo dục, khoa học - kinh tế - kỹ thuật, giới tính, lửa
tuổi, đối ngoại, thê thao - giải trí
+ Báo thưa kỳ: Là thuật ngữ chỉ những tờ báo xuất bàn nhiều kỳ trong tuần hoặc trong tháng Việc tổ chức thông tin trên các tờ báo thưa kỳ vừa mang tính chất của nhật báo là vừa mang tính chất của tuần báo Các tòa soạn xuất bản báo càng mau kỳ thì tính chất xử lý thông tin va quy trình xuất bản ấn phẩm không khác gì việc xuất bản nhật báo
Báo thưa kỳ cũng được phân loại theo các lĩnh vực thông tin như: chính trị - xã hội, văn hoá - văn nghệ, giáo dục, khoa học - kinh tế - kỹ thuật, giới
tính, lứa tuổi, đối ngoại, thể thao - giải trí
1.2.2.2 Các loại tạp chỉ
Tạp chí là diễn đàn lý luận, khoa học, nghiệp vụ chuyên biệt Trên thể giới và ở Việt Nam, tạp chí thường được phân loại theo 2 nhóm sau:
+ Nhóm tạp chí thông tin lộ luận khoa học chuyên ngành
Các tạp chí loại này thường do các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội
và các ngành khoa học tổ chức xuất bản Các tạp chí loại này chủ yếu đi sâu bàn bạc, trao đổi, phố biến các kiến thức lý luận và thực tiễn mang tính chất chuyên
Trang 33lĩnh vực đặc thù Đội ngũ sáng tạo tác phẩm của các tạp chí loại này cũng rất đa dạng, họ là những chính trị gia, nhà chuyên môn, nhà khoa học có kiến thức lý luận và thực tiễn, đo vậy viết bài thường có chiều sâu, đúng thuật ngữ, lý giải được các vấn đề xã hội đang đặt ra Các tác phẩm của họ thường được đánh giá là các công trình khoa học Các công trình công bố trên các tạp chí lý luận khoa
học chuyên ngành đều có giá trị pháp lý đề đánh giá thành tích hoạt động khoa
học của các nhà khoa học, chuyên môn Cũng chính vì lẽ đó mà các tạp chí khoa học thường được các tổ chức khoa học phân loại, đánh giá mức thang điểm cho một công trình khoa học được công bố trên tạp chi
+ Nhóm tạp chí thông tin giải trí và chỉ dẫn
Chức năng chính của nhóm tạp chí này là bàn luận, phô biến kiến thức về các vấn dé thuộc lĩnh vực giải trí và thông tin tiêu dùng Các quốc gia phát
triển ở trên thế giới thường chú trọng xuất bản loại tạp chí này, vì chúng thường được nhiều độc giả quan tâm Các tạp chí thuộc nhóm này thường xuất
bản mau kỳ hơn các tờ tạp chí thuộc nhóm tạp chí thông tin lý luận khoa học chuyên ngành Các tạp chí thuộc nhóm này thường sử dụng nhiều hình ảnh
minh hoa va được đầu tư in ấn đẹp 1.2.2.3 Các loại ấn phẩm báo chí
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm báo in vừa chứa đựng tính
chất của các loại báo lại vừa mang tính chất của các loại tạp chí Cụ thể gồm
các loại ấn phẩm báo chí cơ bản như:
- Nguyệt san: Đây là định danh ấn phẩm báo chí xuất bản theo chu kỳ
mỗi tháng một số
- Bán nguyệt san: Là ân phẩm báo chí được định danh theo chu kỳ xuất
Trang 34- Đặc san: Là những ấn phẩm báo chí được xuất bản định kỳ hoặc không
định kỳ và được xuất bản trong những điều kiện cụ thể như các dịp lễ tết, các sự
kiện chính trị trọng đại
- Phụ san: Là những ấn phẩm phụ của các tờ báo chính do các cơ quan báo chí xuất bản Nó có thể được xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ Nội
dung của các tờ đặc san là đi sâu vào những vấn đề bạn đọc quan tâm, những
sự kiện, vấn đề mà các tờ báo, tạp chí chính thức không có điều kiện đăng tải đầy đủ Ở nước ta có một số tờ phụ san do các tòa soạn báo xuất bản, chủ yếu
dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhỉ đồng Ví dụ, các phụ san như: Mi đông,
Aực tím, Rùa vàng (báo Khăn quàng đỏ, Thành đoàn Tp Hồ Chí Minh)
- Nội san: Là những ấn phẩm báo chí xuất bản lưu hành nội bộ tại địa
phương, cơ quan, tổ chức xã hội Nó có thể định kỳ hoặc không định kỳ phát hành và chủ yếu đo các cơ quan, viện nghiên cứu, trường học xuất bản
- Chuyên san: Là những ân phẩm báo chí có nội dung chuyên sâu về một
vấn đề, đề tài, lĩnh vực Nó có thể xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ,
thường nó là số phụ của các tờ báo, tạp chí
- Tập san: Loại này vừa mang tính chất của sách, tạp chí lại vừa mang tính chất của báo Nội dung thông tin thường được tổ chức sâu, rộng theo tính
chất của ấn phẩm Tập san thường được xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ
Nó có thể phát hành phô biến rộng rãi trong xã hội hoặc lưu hành nội bộ
- Tuân san: Không giống tuần báo, tuần san thường sử dụng khổ giấy nhỏ, nó có thể là ấn phẩm phụ hoặc chính của một đơn vị báo chí Loại này
vừa mang tính chất của báo lại vừa mang tính chất của tạp chí Các tờ tuần san
thường tô chức nội dung theo chuyên đề thông tin và kỹ năng xử lý thông tin
Trang 35- Quý san: Loại này thường do các cơ quan báo chí xuất bản mau kỳ hoặc
thưa kỳ ấn hành theo quý Nó có thể định kỳ hoặc không định kỳ xuất bản Nội dung thông tin thường mang tính chất tổng kết các chiến dịch truyền
thông của cơ quan báo chí Nó như một cuỗn tài liệu đánh giá kết quả truyền thông của cơ quan báo chí định kỳ theo từng quý
- Niên san: Loại này vừa mang tính chất của sách lại vừa mang tính chất của tạp chí Nó có thể định kỳ hoặc không định kỳ xuất bản Nội dung thông
tin thường mang tính chất tổng kết các chiến dịch truyền thông của cơ quan báo chí trong một năm Nó như một cuốn tài liệu đánh giá kết quả truyền
thông của cơ quan báo chí định kỳ theo từng năm
- Chuyên dé: Thường là những ấn phẩm phụ của các tờ báo, tạp chí chính
Nó để cập chuyên sâu vào một vấn đề cụ thể thuộc chức năng, nhiệm vụ mà tờ
báo, tạp chí chính thông tin Nó có thể xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ
- Phụ trương: Thường là những ấn phẩm phụ của các tờ báo, tạp chí chính Nó để cập chuyên sâu vào một vấn đề cụ thể nào đó thuộc chức năng,
nhiệm vu mà tờ báo, tạp chí chính thông tin Nội dung thông tin của các tờ phụ trương cũng có thể là các van dé về quảng cáo và dịch vụ xã hội Nó có
thể xuất bản định kỳ hoặc không định kỳ
- Ban tin: Là những tờ tin đăng tải các sự kiện thông qua thẻ loại tin bằng chữ viết hoặc hình ảnh chụp hoặc đồ hoạ Các cơ quan, tổ chức xã hội đều có
thể xuất bản bản tin lưu hành nội bộ hoặc phổ biến rộng rãi trong xã hội, tùy
theo tính chất và mục đích xuất bản
Trang 36Bản tin phố biến rộng rãi ở nước ta là các bản tin của TTXVN (có một số ban tin mat) TTXVN ra doi thang 9/1945 và được coi là ngân hàng tin tức
quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam Ngoài 20 tờ báo, tạp chí bằng
tiếng Việt và tiếng nước ngoài, TTXVN còn xuất bản hon 10 bản tin phổ biến
hoặc lưu hành nội bộ, định kỳ xuất bản hàng ngày, tuần, tháng với số lượng phát hành lớn, như các tờ: Tìn tức, Dân tộc và miễn múi, Tìn trong nước, Tìn
thể giới, Tìn Tham khảo đặc biệt, Tìn nhanh, Tìn Tham khảo thế giới, Bản tin
Khoa học và phát triển, Tìn đối ngoại (bằng tiếng Anh, Tiếng Pháp)
Thông tin trong những ấn phẩm báo chí cũng đề cập đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như: chính trị - xã hội, văn hoá - văn nghệ, giáo dục, khoa học
- kinh tế - kỹ thuật, giới tính, lứa tuổi, đối ngoại, thể thao - giải trí
Ở nước ta, còn nhiều quan niệm khác nhau về phân loại báo in, tuy nhiên, nhưng loại báo in truyền thống, phổ biến đang được phát triển và lưu hành rộng rãi trong đời sống xã hội
1.3 Tổ chức hoạt động tòa soạn báo in
1.3.1, Điều kiện pháp lý để thành lập tòa soạn và xuất bản báo in
Theo các Điều 18, 19, 20 của Luật Báo chí được Chủ tịch Quốc hội nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật Báo chí sửa đổi, bê sung thông qua năm 1999, việc thành lập các cơ
quan báo chí nói chung, tòa soạn báo in nói riêng đều phải dựa trên những
điều kiện sau:
- Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định tại
Điều 13 của Luật này;
~- Xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát
hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vỉ toả sóng và ngôn ngữ thể
Trang 37- Có trụ sở chính và có các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt
động của cơ quan báo chí
- Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý Nhà nước về báo
chí cấp mới được hoạt động Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin phép, cơ quan quản lý
Nhà nước về báo chí phải trả lời, nói rõ lý do Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ) Việc cấp giấy phép hoạt động báo chí phải căn cứ vào các điều kiện quy định của Luật báo chí và phải phù hợp với quy hoạch phát triển báo
chí Bộ Thông tin và Truyền thông là đơn vị cấp giấy phép hoạt động cho các cơ quan bảo chí Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định
Cơ quan báo chí phải có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về báo
chí cấp mới được hoạt động Trong trường hợp không cấp giấy phép thì chậm
nhất là ba mươi ngày, kê từ ngày nhận được hồ sơ xin phép hoạt động báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về bảo chí phải trả lời bằng văn bản, nói rõ lý do Tổ chức bị từ chối cấp giấy phép có quyền khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án
Cơ quan báo chí phải thực hiện đúng những điều ghi trong giấy phép; nếu muốn thay đổi tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện, phạm vi phát hành chủ yếu, kỳ hạn xuất bản thì phải xin phép lại Việc
xác định, thay đổi công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng phải được
phép của cơ quan quản lý Nhà nước về tần số vô tuyến điện Cơ quan báo chí đã được cấp phép không được chuyên nhượng giấy phép hoạt động báo chí
Trang 38Điều 19a, Luật Báo chí năm 1999 cũng quy định điều kiện thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của cơ quan báo chí như:
- “Cơ quan báo chí có nhu cầu thành lập cơ quan đại diện, cơ quan
thường trú ở trong nước phải có đủ điều kiện về nhân sự, trụ sở và phải được
sự đồng ý bằng văn bản của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương nơi cơ quan báo chí xin đặt cơ quan đại diện, cơ quan thường trú và phải
thông báo cho Bộ Văn hóa - Thông tin biết
- Chính phủ quy định cụ thể việc đặt cơ quan đại điện, cơ quan thường trú
của báo chí Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan đại diện, cơ quan thường trú
của báo chí nước ngoài tại Việt Nam” (Luật Báo chí, sửa đổi bỏ sung, 1999)
Giấy phép hoạt động báo chí in có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ
ngày ký Các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có đủ điều
kiện được đứng tên xin phép hoạt động báo chí Giấy phép hoạt động báo chí
in có hiệu lực trong thời hạn 10 năm kể từ ngày ký Sau 90 ngày kể từ ngày
giấy phép hoạt động báo chí in có hiệu lực, nếu cơ quan báo chí không xuất
bản ấn phẩm báo chí thì giấy phép không còn giá trị Với đặc san, số phụ, phụ trương, thời gian hiệu lực của giấy phép được cơ quan quản lý nhà nước về
báo chí quy định trong từng giấy phép Đến kỳ hạn xuất bản ghi trên giấy phép mà tổ chức không xuất bản đặc san thì giấy phép không còn giá trị
Việc cấp phép phải phù hợp với quy hoạch báo chí in đã được cơ quan
nhà nước có thấm quyền phê duyệt Về nhân sự, phải có người đủ các điều kiện để bổ nhiệm tông biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí theo quy
định; có đủ số lượng người làm biên tập viên, phóng viên tùy theo cơ cầu tổ
chức và bộ máy của cơ quan báo chí do cơ quan chủ quản quy định Về cơ sở
vật chất, tài chính, cần phải có trụ sở hoặc hợp đồng thuê trụ sở đảm bảo diện
Trang 39cơ quan báo chí; chứng minh đủ nguồn tài chính đảm bảo cho việc xuất bản ân phẩm báo chí (Thông tư quy định chỉ tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san
- Bộ Thông tin và Truyền thông)
1.3.2, Mô hình tô chức và cơ cầu nhân sự hoạt động tòa soạn bảo ïn
1.2.2.1 Mô hình tô chức tòa soạn bảo in
Từ khi báo chí ra đời trên thế giới và ở Việt Nam cho đến cuối thế kỷ
XX, hau hét các các cơ quan báo chí nói chung, các tòa soạn báo in nói riêng đều được tổ chức hoạt động theo mô hình truyền thông (mô hình tháp) Mô
hình này không chỉ áp dụng cho tổ chức hoạt động của tòa soạn báo chí mà từ
bộ máy quản lý Nhà nước (3 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện) và hầu hết các cơ
quan, đơn vị, tổ chức đoàn thê xã hội đều áp dung mô hình này trong quản lý
điều hành hoạt động công sở
Mô hình này có ưu điểm là phân cấp quản lý hoạt động cơ quan báo chí
Trang 40Tổng biên tập Các phó tổng biên tập (phụ trách nội dung, trị sự,
quảng cáo, thường trú )
Các trưởng, phó ban và nhân viên
các ban (phỏng) chuyên môn (thư ký tòa soạn, phóng viên, trị sự,
quảng cáo, bạn đọc )
Hình 1.1
Mô hình tổ chức hoạt động tòa soạn báo in truyền thông (mô hình tháp)
được áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam
(Xem thém phan Phy /uc mô hình một số tòa soạn báo in trên thế giới và ở Việt Nam)
1.2.2.2 Cơ cầu tổ chức nhân sự hoạt động tỏa soạn bảo in