Xuất phát từ thực tế này, học viên chọn đề tài: “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” nhằm làm rõ những khái niệm cơ bản về mạng xã
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
DƯƠNG NAM HOÀNG
TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN VIỆC XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
HIỆN NAY
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số : 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Trí Nhiệm
HÀ NỘI - 2013
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Trí Nhiệm, Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình
Học viên
Dương Nam Hoàng
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến TS Nguyễn Trí Nhiệm, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu, cũng như trình bày luận văn Từ khi lên ý tưởng đến khi triển khai đề tài, tôi đã nhận được nhiều
sự góp ý của thầy để bổ sung, sửa chữa và hoàn thành luận văn
Tôi xin cảm ơn các thầy cô là giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đặc biệt là các thầy cô ở Khoa Báo chí và Khoa Phát thanh – Truyền hình đã truyền cho tôi những bài giảng quý báu trong quá trình theo học chương trình Thạc sĩ tại Học viện suốt 2 năm qua Những kiến thức mà các thầy cô truyền dạy đã được tôi đúc kết vào trong luận văn, cũng là hành trang theo suốt con đường làm báo của tôi sau này
Tôi xin cảm ơn PV Nguyễn Hoài (báo Tiền phong), em Dương Trường (SV ĐH Kiến trúc), các bạn bè và các anh chị đồng nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ
và động viên tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu cho luận văn này
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MẠNG XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ XỬ LÝ THÔNG TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 10
1.1 Một số khái niệm cơ bản 10
1.2 Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội 18
1.3 Xử lí thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay 28
Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN VIỆC XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY.34 2.1 Giới thiệu mạng xã hội Facebook và Zing Me; báo mạng điện tử VnExpress, Vietnamnet và Baotintuc.vn 34
2.2 Khảo sát việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử trước tác động của mạng xã hội 41
2.3 Đánh giá sự tác động của mạng xã hội với việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử 82
Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ TỪ MẠNG XÃ HỘI 87
3.1 Những vấn đề đặt ra với báo mạng điện tử trước sự phát triển của mạng xã hội 87
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lí thông tin của báo mạng điện tử trước tác động của mạng xã hội 91
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 110 TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, BẢNG
1 Danh mục hình vẽ, biểu đồ
1.1 Người sử dụng Facebook loan tin về vụ cháy tại cây xăng
Trần Hưng Đạo, Hà Nội ngay khi vụ cháy vừa xảy ra
25
1.2 Khoảng nửa tiếng sau khi vụ cháy xảy ra, VnExpress vẫn
chưa có tin bài, hình ảnh mà chỉ đưa tin vắn và đề “Tiếp tục
cập nhật” Trong khi đó, hình ảnh vụ cháy đã được chia sẻ
rất nhiều trên mạng xã hội
25
1.3 Thông tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được
lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các mạng xã hội
26
2.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người sử dụng Facebook ở Việt Nam
phân theo giới
thi hóm hỉnh” được dẫn từ nguồn Facebook của nhân vật
chính trong bài báo
46
2.5 Bài báo không chỉ dẫn lại nội dung chính của bức thư mà
còn có đường link để độc giả đọc trọn vẹn bức thư được
chia sẻ trên Facebook
47
2.6 Phản ánh của khán giả trên mạng xã hội về bộ phim “Pee
Mak” được phóng viên khai thác và trở thành một phần nội
dung bài báo
49
2.7 Bài báo “Choáng với lời chửi bố tục tĩu của nữ sinh” trên
Vietnamnet được khai thác thông tin từ Facebook
50
Trang 62.8 Câu chuyện về chàng trai Tây lái xe ôm - Bài học cho những người làm báo mạng cần phải kiểm chứng thông tin
2.10 Thông tin trên báo mạng điện tử được một độc giả nhấn
“Like”, lập tức nó được chia sẻ lên mạng xã hội, sau đó thông tin này tiếp tục được những người sử dụng mạng xã hội “thích” hoặc chia sẻ lên trang của mình
58
2.11 Các hãng truyền thông lớn trên thế giới như CNN và BBC
đều có tài khoản Facebook riêng với hàng triệu lượt fan Họ thường xuyên chia sẻ thông tin mới nhất của mình lên đây
59
2.12 Thông tin chia sẻ trên mạng xã hội của VnExpress nhận
được nhiều sự quan tâm của độc giả, thể hiện qua số lượt like, comment và share
59
2.13 Các bài viết của báo mạng điện tử VnExpress được chia sẻ
trên trang fanpage Facebook của báo ở địa chỉ:
2.16 Chỉ sau 2 tiếng kể từ khi được chia sẻ, thông tin này đã nhận
được 2.351 lượt like, 412 lượt comment và 173 lượt share
Trang 7mạng chụp lại và “bêu tên” lên trên mạng xã hội
2.20 Phản hồi của độc giả dưới một bài viết về ca sĩ Mỹ Tâm của
báo điện tử VnExpress
73
2.21 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người sử dụng Facebook ở Việt Nam
phân theo độ tuổi
74
2.22 Bài báo “Bụt chùa nhà không thiêng” của VnExpress đưa
lên Facebook nhận được nhiều ý kiến phản hồi của cộng
đồng mạng
78
2.23 Số lượt tương tác của cộng đồng Facebook trên fanpage
VnExpress có xu hướng giảm trong 3 tháng từ tháng 8 –
tháng 11/2013
80
2.24 Nhiều thông tin trên mạng xã hội chỉ là thông tin giật gân,
gây sốc và độ chính xác không cao
85
2 Danh mục bảng
2.1 Bảng thống kê các quốc gia có số người dùng Facebook
nhiều nhất trên thế giới và thứ hạng của trang Facebook tại
quốc gia đó (tính theo lượng truy cập) Nguồn: Alexa (tính
đến ngày 6/11/2013)
35
2.2 Thống kê tin bài của VnExpress chia sẻ trên Facebook và
tổng số lượt like, share
66
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Internet ra đời là một bước ngoặt lớn của thế giới nói chung và ngành báo chí – truyền thông nói riêng Nó không chỉ là công cụ đắc lực phục vụ cho quá trình tác nghiệp của nhà báo, mà nó còn trở thành môi trường hoạt động của các nhà báo, cầu nối trung gian giữa cơ quan báo chí – truyền thông với công chúng
“Toàn bộ những cuốn bách khoa thư xuất hiện chỉ với một động tác bấm nút, hàng nghìn trang văn bản có thể được tải về chỉ trong một phút và có thể tiếp cận những nguồn thông tin ở bên kia bán cầu trong một phần nghìn giây” [15,tr.7]
Báo mạng điện tử ra đời trên cơ sở nền tảng của Internet, đã tận dụng những thế mạnh sẵn có của Internet để trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng có sức mạnh to lớn, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trở thành diễn đàn trao đổi thông tin giữa tổ chức và các cá nhân Bên cạnh báo mạng điện tử, cũng dựa trên nền tảng của Internet, các mạng xã hội ra đời thời gian qua cũng đã trở thành nguồn thông tin quan trọng, là nơi tập hợp đông đảo công chúng với khả năng tương tác rất lớn Thông qua các mạng xã hội, quá trình công chúng bộc lộ quan điểm cá nhân trở nên dễ dàng, đa chiều và rộng mở hơn Mạng xã hội đang ngày càng phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ về số người sử dụng với các báo mạng điện tử
Nhờ sự thay đổi không ngừng của công nghệ hiện đại, mạng xã hội trở thành một phương tiện truyền thông đa phương tiện và có những ưu thế riêng
mà báo mạng điện tử chưa thể theo kịp Trong quá trình tham gia và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, mỗi cá nhân đóng vai trò là một nguồn tin, đồng thời là đích đến Thông tin được lan tỏa với tốc độ chóng mặt, cho phép các thành viên của mạng xã hội có thể tiếp nhận thông tin nhanh chóng, gần như ngay lập tức tại thời điểm sự kiện xảy ra
Trang 9Tại Việt Nam hiện nay, mạng xã hội ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống, trở thành một “thế lực” to lớn trên Internet Chỉ tính riêng mạng Facebook đã thu hút được rất nhiều người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ
Có thể nói, đây là dạng truyền thông mới nhất trong xã hội hiện đại, giúp đơn giản hoá các phương thức tương tác và kết nối giữa con người với nhau
Nếu báo mạng điện tử ở Việt Nam là phương tiện truyền thông đại chúng theo hình thức từ một nguồn truyền tới đông đảo công chúng thì mạng
xã hội là mạng lưới liên kết các cá thể nắm giữ thông tin và tạo ra kênh thông tin đa chiều (nhiều nguồn phát - nhiều người nhận) Trong quá trình phát triển, mạng xã hội và báo mạng điện tử không tránh khỏi sự cạnh tranh cũng như bổ sung cho nhau, hướng tới một nền thông tin dân chủ và cởi mở Thông tin được các cá nhân chia sẻ trên mạng xã hội chủ yếu nhằm vào thị hiếu của
đa phần công chúng, cùng với những thông tin khách quan, phong phú của báo mạng điện tử đang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của công chúng trong xã hội hiện đại
Sự phát triển bùng nổ của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến việc
xử lý thông tin của báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, tác động đến hầu hết các khâu của quá trình xử lý thông tin báo mạng điện tử Theo đó, các thông tin trên mạng xã hội trở thành nguồn tin cho nhiều nhà báo Từ các nguồn tin này, các phóng viên sẽ kiểm chứng và chọn lọc thông tin Trong một số hoàn cảnh đặc biệt như bão lụt, thiên tai, chiến tranh thì các thông tin được chia sẻ trên các mạng xã hội có thể trở thành thông tin “quý hiếm” của báo chí Mặt khác, nếu như trước đây, công chúng muốn đọc báo mạng phải vào chính trang chủ để đọc, thì nay, các báo mạng điện tử đã lợi dụng mạng
xã hội để tối ưu hóa khả năng truyền thông tin đến công chúng, nhằm đạt đến hiệu quả thông tin cao nhất Không chỉ có vậy, mạng xã hội còn trở thành diễn đàn công khai, dân chủ để công chúng có thể bình luận về các thông tin
Trang 10báo chí Thông qua đó, cơ quan báo mạng điện tử nhanh chóng ghi nhận được
dư luận xã hội để kịp thời điều chỉnh
Tuy nhiên, thời gian qua, việc xử lý thông tin từ mạng xã hội của một
số báo mạng điện tử vẫn còn những hạn chế như khai thác quá mức những thông tin giật gân, câu khách, hay sử dụng thông tin sai từ mạng xã hội Điều này đặt ra yêu cầu cần phải có sự nghiên cứu kĩ càng về việc nâng cao hiệu quả xử lý thông tin trên mạng xã hội của các báo mạng điện tử
Xuất phát từ thực tế này, học viên chọn đề tài: “Tác động của mạng xã
hội đến việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”
nhằm làm rõ những khái niệm cơ bản về mạng xã hội, sự phát triển bùng nổ của nó trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những tác động của nó đến việc xử
lí thông tin của báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả xử lí thông tin của báo mạng điện tử
2 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, khái niệm “mạng xã hội” đã trở nên quen thuộc với công chúng, nhưng những bài viết về mạng xã hội, cũng như những bài nghiên cứu sâu thì vẫn còn ít ỏi Đây là vấn đề khá mới, lại liên tục thay đổi nên chưa có những tổng kết, đánh giá, đúc kết Những sách xuất bản về vấn đề này chưa nhiều Những bài báo chủ yếu chỉ nhắc đến xu hướng sử dụng mạng xã hội Thông tin và chất lượng thông tin trên các trang mạng xã hội chưa được đề cập một cách trực tiếp và cụ thể Mạng xã hội mới chỉ được khai thác với tư cách là diễn đàn để công chúng bộc lộ quan điểm, chứ chưa được nghiên cứu theo chiều hướng trở thành công cụ đắc lực cho sự phát triển của báo mạng điện tử khi vừa là nguồn tin, vừa là kênh phát thông tin giúp báo mạng điện tử đến gần với công chúng
Theo tìm hiểu của học viên, tại Học viện Báo chí - Tuyên truyền, hiện
có một số luận văn về đề tài mạng xã hội như: Luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Trang 11Thị Anh Ngọc (2012): “Một số kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội trong các chiến dịch truyền thông tích hợp của doanh nghiệp”, Luận văn thạc sĩ của Lê
Sỹ Dũng (2013): “Truyền thông xã hội và thủ đoạn của thế lực thù địch sử dụng truyền thông xã hội để chống phá Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2011): “Tác động của mạng xã hội đối với báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay” Trong Luận văn của mình, tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung phân tích tác động của mạng xã hội đối với báo mạng điện tử
ở nước ta hiện nay trên bốn khía cạnh:
- Tác động đến cách thức thu thập thông tin của báo mạng điện tử
- Tác động đến nội dung thông tin của báo mạng điện tử
- Tác động tạo sức ép đối với báo mạng điện tử
- Tác động đến xu hướng tương tác của mạng xã hội với báo mạng điện tử
Có thể thấy, luận văn của Nguyễn Thị Cẩm Nhung mới chỉ dừng lại ở việc phân tích những tác động của mạng xã hội đến báo mạng điện tử nói chung, một số khía cạnh có sự trùng lặp Vì thế, luận văn này sẽ phân tích sâu hơn, tập trung hơn vào tác động của mạng xã hội đối với việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử
Ngoài các luận văn nghiên cứu về mạng xã hội như trên, có một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Báo mạng điện tử của Học viện Báo chí - Tuyên truyền cũng đề cập đến chủ đề mạng xã hội như: khóa luận tốt nghiệp năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Thương – lớp Báo mạng điện tử K27: “Chia sẻ thông tin trên mạng xã hội Việt Nam và ảnh hưởng của
nó với sự phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay”; khóa luận tốt nghiệp năm 2012 của tác giả Chu Vân Anh – lớp Báo mạng điện tử K28: “Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện
nay” Trong đó, khóa luận của tác giả Chu Vân Anh tiến hành công phu, lên
tới 82 trang với phạm vi khảo sát rộng Tuy nhiên, do khóa luận bàn về
Trang 12“truyền thông xã hội” là một phạm trù rất rộng, trong đó mạng xã hội chỉ là một yếu tố, nên hiệu quả luận văn cũng chưa được cao
Nghiên cứu về chủ đề báo mạng điện tử, trước đây đã có một số luận văn bàn về các vấn đề khác nhau của báo mạng điện tử ở nước ta như: Luận văn của Nguyễn Hoàng Quỳnh Hương (2012): “Tương tác giữa tòa soạn và công chúng báo mạng điện tử”; Luận văn của Vũ Thị Huệ (2004): “Quản lý báo mạng điện tử ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”; Luận văn của Nguyễn Thị Trường Giang (2004): “Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử
ở Việt Nam hiện nay (khảo sát VnExpress, Vietnamnet, Vov.vn, Vtv.vn)”; Luận văn của Trần Quang Huy (2006): “Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử”; Luận văn của Hà Thu Hương (2002): “Đặc điểm công chúng độc giả báo Internet Việt Nam”… Riêng về vấn đề xử lý thông tin của báo mạng điện
tử trước những tác động của mạng xã hội thì chưa được đề cập tới Chỉ có Luận văn thạc sĩ của Trần Hồng Vân (2004): “Thực trạng và giải pháp xử lý thông tin trong tòa soạn báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” là có đề cập đến vấn đề xử lý thông tin của báo mạng điện tử
Luận văn này khai thác sâu vào tác động của mạng xã hội với việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam Đây là hướng nghiên cứu tập trung hơn và có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với người làm báo mạng điện tử và các cơ quan báo mạng điện tử hiện nay Kế thừa và phát huy những kết quả mà các tác
giả nghiên cứu trước đã đạt được, tôi chọn đề tài: “Tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” nhằm có
một cái nhìn sâu sắc hơn về sự phát triển của các mạng xã hội ở Việt Nam, đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của nó tới việc xử lý thông tin của các báo mạng điện
tử ở nước ta
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận văn nhằm làm rõ những tác động của mạng xã hội đến
việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (tích cực và tiêu
Trang 13cực) Từ đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc xử lý thông tin trên mạng xã hội của báo mạng điện tử
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn phải thực
hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài như: những khái niệm liên quan đến mạng xã hội, báo mạng điện tử, xử lý thông tin; sự ra đời và phát triển của mạng xã hội; công tác xử lý thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam…
+ Khảo sát, phân tích thực trạng tác động của mạng xã hội đến việc xử
lý thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Đưa ra những đánh giá
về sự tác động đó thông qua việc khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh một số báo mạng điện tử ở Việt Nam như VnExpress, Vietnamnet, Baotintuc.vn Từ
đó, chỉ ra mặt tích cực và tiêu cực của sự tác động này
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lí thông tin của báo mạng điện tử trước những tác động của mạng xã hội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những tác động của mạng xã hội đến việc xử lý
thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Hai mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam là
Facebook, Zing Me Ba báo mạng điện tử là VnExpress, Vietnamnet, Baotintuc.vn Thời gian khảo sát: 6 tháng đầu năm 2013
Theo cách phân biệt tương đối, hiện có hai dạng báo mạng điện tử đang hoạt động ở Việt Nam Một dạng là báo mạng điện tử hoạt động độc lập (chỉ
có báo mạng) và một dạng báo mạng điện tử là phiên bản của một cơ quan báo chí như báo in, phát thanh, truyền hình Trong luận văn này, học viên lựa chọn khảo sát hai báo mạng điện tử hoạt động độc lập (VnExpress và Vietnamnet) và một báo mạng điện tử là phiên bản của một tờ báo in (Baotintuc.vn – phiên bản điện tử của báo in Tin tức – TTXVN)
Trang 145 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lí luận:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở nhận thức luận của triết học duy vật biện chứng, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về báo chí truyền thông và công tác tư tưởng
Lý thuyết về báo chí, báo mạng điện tử, xã hội học báo chí…
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tài liệu: Sách (tiếng Việt và tiếng Anh), luận văn, các bài báo, bài viết trên một số website nghiên cứu báo chí, thông tin trên các trang báo mạng điện tử nhằm làm rõ những vấn đề lí luận, nghiên cứu các khái niệm liên quan đến luận văn, nắm được thực trạng phát triển của mạng xã hội hiện nay
+ Thống kê, phân tích, tổng hợp các số liệu, tin bài trên mạng xã hội và báo mạng điện tử
+ Điều tra xã hội học thông qua các bảng hỏi để thu thập ý kiến về mối quan tâm của người dùng Internet đối với mạng xã hội; ý kiến của các phóng viên, biên tập viên báo mạng điện tử về tác động của mạng xã hội với quá trình xử lí thông tin
Trong đó, tác giả phát 100 bảng hỏi để thu thập ý kiến của người dùng Internet về mối quan tâm của họ đối với mạng xã hội Đối tượng khảo sát là sinh viên các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội, nhân viên văn phòng… Đây là những người có trình độ tri thức cao, có cơ hội tiếp cận nhiều với mạng xã hội
và báo mạng điện tử Kết quả thu về: 93 phiếu
Để điều tra ý kiến của các phóng viên, biên tập viên báo mạng điện tử
về tác động của mạng xã hội với quá trình xử lí thông tin của họ, tác giả phát
40 phiếu điều tra tại báo VnExpress (thu về 30 phiếu), 40 phiếu điều tra tại báo Vietnamnet (thu về 37 phiếu)
Trang 15+ Phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ quan báo chí, người quản lí – điều hành mạng xã hội của cơ quan báo chí, phóng viên, nhà báo… về vấn đề mà luận văn nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Qua việc phân tích và làm rõ sự tác động của mạng xã
hội đến việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, đề tài mong muốn góp phần bổ sung vào lí luận chung về mạng xã hội và báo mạng điện tử, góp phần hoàn thiện kiến thức về sự tác động của mạng xã hội đối với
sự phát triển của báo mạng điện tử Khẳng định mối quan hệ, sự tác động qua lại của mạng xã hội và báo mạng điện tử; vấn đề xử lý thông tin của báo mạng điện tử từ mạng xã hội
Về mặt thực tiễn: Thông qua những nghiên cứu, khảo sát cụ thể các
trang mạng xã hội và báo mạng điện tử, đề tài mong muốn đem đến góc nhìn thực tế hơn về những tác động của mạng xã hội đối với việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử Từ việc chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của những tác động này, tác giả đề xuất phương hướng xử lí thông tin một cách tối ưu, nâng cao chất lượng thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam trước những tác động của mạng xã hội, giúp cho mạng xã hội thực sự trở thành trợ thủ đắc lực của báo mạng điện tử trong nhiệm vụ đưa thông tin nhanh chóng, chất lượng đến với công chúng Đề tài có ý nghĩa thực tiễn với những phóng viên, nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo mạng điện tử, bổ sung kinh nghiệm cho
họ trong hoạt động thực tiễn, cũng như có ý nghĩa đối với các sinh viên đang theo học ngành báo chí – truyền thông
Thực tế, xã hội không ngừng thay đổi nên mạng xã hội cũng sẽ thay đổi không ngừng Luận văn nghiên cứu về mạng xã hội sẽ có ý nghĩa thực tiễn và không bao giờ lạc hậu nếu như bám sát được sự phát triển, thay đổi của mạng xã hội
7 Kết cấu luận văn
Trang 16Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Mạng xã hội và vấn đề xử lý thông tin từ mạng xã hội của báo mạng điện tử
Chương 2: Thực trạng tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
Chương 3: Nâng cao hiệu quả xử lý thông tin của báo mạng điện tử từ mạng xã hội
Trang 17Chương 1 MẠNG XÃ HỘI VÀ VẤN ĐỀ XỬ LÝ THÔNG TIN TỪ MẠNG XÃ HỘI
CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Mạng xã hội
1.1.1.1 Truyền thông xã hội
Với sự phát triển như vũ bão của ngành truyền thông, khái niệm
“truyền thông xã hội” đã xuất hiện Truyền thông giờ đây không còn là công việc của riêng giới truyền thông mà mọi người trong xã hội cùng tham gia làm truyền thông, mỗi người đều có thể trở thành một “phóng viên bất đắc dĩ” Truyền thông xã hội vì thế có sức mạnh thông tin rất to lớn, sức lan tỏa rộng rãi Một số người gọi đây là “truyền thông mới” Gọi là “mới” để đặt nó trong thế so sánh với các phương tiện “truyền thông cũ”, “truyền thông cổ truyền” như các loại hình báo chí (báo in, báo hình, báo nói, báo mạng điện
tử, báo ảnh), băng rôn, tờ rơi, đĩa, phim ảnh… Gọi là “mới” cũng bởi nó ra đời muộn nhất cho đến nay
Trong bản tham luận của đại diện Học viện Báo chí – Tuyên truyền tham dự Tọa đàm khoa học “Sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông mới vào Việt Nam và ứng xử của các nhà báo trẻ” tổ chức tại Hà Nội tháng 6/2013: “Truyền thông mới” là một thuật ngữ tổng hợp của thế kỉ XXI, được dùng để định nghĩa tất cả những gì liên quan đến Internet cũng như sự tương tác giữa công nghệ, hình ảnh và âm thanh [14,tr.207]
Còn theo định nghĩa của Từ điển bách khoa mở Wikipedia, truyền thông mới là một thuật ngữ rộng trong nghiên cứu truyền thông, xuất hiện vào nửa sau thế kỉ XX Một ví dụ là truyền thông mới cho phép người dùng truy cập nội dung vào bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, hay trên bất kì thiết bị số nào,
Trang 18cũng như cho phép người dùng tương tác và tham gia vào quá trình xây dựng nội dung truyền thông Quá trình này cũng hứa hẹn sẽ mang đến sự “dân chủ hoá” hơn trong việc sáng tạo, xuất bản, phân phối và sử dụng nội dung truyền thông Điều khiến truyền thông mới khác biệt so với truyền thông truyền thống là nội dung được chuyển hoá thành dạng dữ liệu số Bản thân trang Wikipedia cũng là một ví dụ của truyền thông mới, kết hợp chữ viết, hình ảnh, video trên mạng Internet với các đường dẫn Nội dung của trang này được hình thành từ sự tham gia đóng góp ý kiến của nhiều người dùng, cũng như một cộng đồng biên tập
Trên thực tế, cách hiểu “truyền thông mới” thay đổi hàng ngày, hàng giờ và sẽ còn vận động không ngừng Các loại hình truyền thông mới luôn phát triển và biến đổi Chúng ta gần như không thể đoán biết trước tương lai của truyền thông mới, nhưng có một điều chắc chắn rằng nó sẽ tiếp tục chuyển mình nhanh chóng và mạnh mẽ
Truyền thông mới – truyền thông xã hội cho phép mọi người cùng tham gia vào quá trình truyền thông, xóa nhòa ranh giới giữa nguồn phát và đối tượng tiếp nhận thông tin (hai chủ thể này luôn luôn tương tác và hoán đổi cho nhau) Đây là khái niệm rộng lớn, bao hàm cả khái niệm “mạng xã hội”, gồm rất nhiều phương thức truyền thông của công nghệ hiện đại như mạng xã hội, blog, diễn đàn trực tuyến, các trang chia sẻ (video, hình ảnh) trực tuyến, ứng dụng trò chuyện – nhắn tin, thư điện tử, trò chơi trực tuyến…
Có thể hiểu truyền thông xã hội (social media) hàm chỉ một nhóm các ứng dụng trên Internet, cho phép người dùng tạo ra, chia sẻ, trao đổi, thảo luận và thay đổi các loại nội dung trong các cộng đồng hoặc các mạng lưới trên mạng Internet Điểm khác biệt cơ bản giữa truyền thông xã hội với các hình thức truyền thông truyền thống ở chỗ các loại nội dung được lưu
Trang 19chuyển trong các cộng đồng hoặc mạng lưới này là do người dùng khởi tạo/khởi xướng và được lưu chuyển trực tiếp giữa những người dùng với nhau mà không thông qua các loại hình truyền thông đại chúng truyền thống (báo in, phát thanh và truyền hình) [12,tr.103]
Còn theo tác giả Lê Sỹ Dũng, “truyền thông xã hội là hệ thống các phương tiện truyền thông được phát triển chủ yếu trên nền Internet và nền tảng di động, có khả năng tích hợp các chức năng, dịch vụ để thực hiện tất cả các loại hình truyền thông gồm: truyền thông nội cá nhân, truyền thông liên cá nhân, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng Xét về mặt kĩ thuật, các phương tiện truyền thông xã hội là những ứng dụng phần mềm máy tính có các chức năng cho phép người sử dụng thực hiện hoạt động truyền thông tương tác một cách thuận lợi, hiệu quả với chi phí thấp hoặc miễn phí [8,tr.21-22]
PGS.TS Phạm Văn Chúc, Phó Tổng biên tập báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đưa ra ý kiến về khái niệm truyền thông xã hội mà ông dùng từ là “truyền thông mạng” Theo ông, truyền thông mạng là:
- Lĩnh vực bao gồm các trang thông tin điện tử, nhật kí điện tử công khai hóa, hộp thư điện tử để ngỏ, cổng thông tin điện tử, tờ báo điện tử
- Thuộc về các tổ chức, hoặc kể cả các cá nhân
- Có chức năng truyền bá, tiếp nhận thông tin một cách chính thức hoặc không chính thức
- Được tổ chức thực hiện, thể hiện trên nền kĩ thuật – công nghệ là mạng Internet toàn cầu [21,tr.74]
Như vậy, qua các quan niệm trên, ta hiểu mạng xã hội là một dạng tiêu biểu của truyền thông mạng/truyền thông xã hội
Trang 201.1.1.2 Mạng xã hội
Có lẽ ngày nay, khái niệm mạng xã hội không còn xa lạ với mỗi chúng
ta Hiện nay, hầu như mỗi người, đặc biệt là giới trẻ đều có một hoặc một vài mạng xã hội cá nhân để tâm sự, trò chuyện, giữ mối liên lạc với bạn bè, để chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về những câu chuyện trong đời sống xã hội; dùng mạng xã hội để cập nhật thông tin, tin tức từ bạn bè, người thân và cả những thông tin của đời sống xã hội Gần như có một sự đồng nhất rằng: ai sử dụng Internet đều sử dụng mạng xã hội, như trước đây ai ai cũng từng có tài khoản Yahoo Messenger vậy Theo thống kê gần đây, riêng số
người dùng mạng xã hội Facebook trên thế giới đã lên đến con số hơn 1 tỷ
Theo Từ điển Tiếng Việt [36], “mạng” được hiểu là hệ thống các máy tính được kết nối với nhau qua đường truyền tin để có thể trao đổi và dùng chung chương trình dữ liệu “Xã hội” là hình thức sinh hoạt chung có tổ chức của loài người ở một trình độ phát triển nhất định, được hình thành trong quá
trình lịch sử; hoặc đông đảo những người cùng sống một thời
Như vậy, ở đây, “mạng xã hội” được hiểu là một mạng lưới kết nối người với người, thông qua phương tiện máy tính có nối mạng Internet toàn
cầu, qua đó người ta có thể chia sẻ thông tin với nhau
Còn theo trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “mạng xã hội” hay còn gọi là “mạng xã hội ảo” (tiếng Anh: social network) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau, không phân biệt không gian và thời gian Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng
Trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng có đề cập đến vấn đề này Theo khoản 4, điều 3 của Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet:
“Mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi người sử
Trang 21dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum), trò truyện trực tuyến (chat) và các hình thức tương tự khác” [29]
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng thay thế Nghị định số 97 ban hành năm 2008, định nghĩa: "Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện
tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp" [30] Trang thông tin điện tử cá nhân ở đây được hiểu bao hàm cả mạng xã hội
Mạng xã hội có những tính năng như chat, gửi hình ảnh, video, chia sẻ cảm xúc, ghi chú, kết nối bạn bè, bình luận những vấn đề quan tâm, đọc báo, nghe nhạc… Mạng xã hội ra đời đã đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết vớí nhau và trở thành một phần tất yếu mỗi ngày của hàng tỷ người dùng Internet khắp thế giới Nếu như trước đây, để thực hiện các tính năng trên, người ta phải sử dụng nhiều các dịch vụ như Yahoo Messenger, Email, Blog… thì nay tất cả được tích hợp vào mạng xã hội Cũng qua mạng xã hội
mà các thành viên dễ dàng tìm kiếm bạn bè, đối tác, những người cùng chung
sở thích, mối quan tâm với mình, kết nối họ lại thành một mạng lưới các thành viên rất đông đảo và bền chặt
Bàn đến khái niệm này, PGS.TS Mai Quỳnh Nam nhìn nhận: Không nên hiểu mạng xã hội chỉ ở khía cạnh thông tin điện tử Mạng xã hội có thể hình dung như là khái niệm chỉ mối quan hệ liên đới giữa con người với nhau về một vấn đề nào đó trong xã hội” Quan điểm này trùng với ý kiến của tác giả Peter K.Ryan trong cuốn sách “Social networking” Tác giả Peter K.Ryan cũng cho rằng: “Mạng xã hội là một nhóm người kết nối vì một lí do
Trang 22cụ thể nào đấy Với việc phát minh ra radio, tivi và đặc biệt là Internet, con người có thể thiết lập và duy trì sự liên kết vượt qua những giới hạn về không gian trong lịch sử trước đây [33,tr.13]
sự vận hành Đó là hoạt động chính sách thông tin; quan hệ với các tổ chức xã hội; nghiên cứu khoa học, đào tạo; là hoạt động thu thập và xử lí thông tin, sáng tạo tác phẩm đơn lẻ và sản phẩm hoàn chỉnh [24,tr.24]
Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, các loại hình báo chí lần lượt ra đời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng Từ báo
in, phát thanh đến truyền hình, và gần đây nhất là sự ra đời và phát triển mạnh
mẽ của báo mạng điện tử Sự ra đời của loại hình báo chí này được dựa trên nền tảng là sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI Do vậy, khi nói về các điều kiện để báo mạng điện tử xuất hiện, tất yếu phải nhắc đến mạng Internet toàn cầu
Các nhà báo bước vào kỉ nguyên máy vi tính từ năm 1952, khi các phóng viên thời sự truyền hình thử nghiệm với máy vi tính (hãng Columbia Broadcasting System sử dụng máy UNIVAC to bằng cả gian phòng để đưa tin
về cuộc tranh cử tổng thống giữa Eisenhower và Stevenson) Mặc dù vậy, phải mất thêm một thập kỉ nữa (khoảng đầu những năm 1960), các nhà báo mới bước vào kỉ nguyên trực tuyến Khi đó, hãng thông tấn AP lắp đặt những
Trang 23chiếc máy vi tính đầu tiên của mình – IBM 1620 để xử lí tin tài chính và báo cáo về thị trường chứng khoán
Đến năm 1986, cả nước Mỹ, trong đó có nhiều phòng biên tập tin, sử dụng 30 triệu máy vi tính Tuy nhiên, các nhà báo hầu như chỉ sử dụng máy vi tính để viết bài Phải đến năm 1988, các phóng viên mới bắt đầu sử dụng máy
vi tính để nghiên cứu trực tuyến… Mặc dù vậy, việc nghiên cứu trực tuyến tại các phòng tin lại phải đối mặt với vấn đề chi phí “Một phóng viên muốn tìm kiếm một vụ án cụ thể hay hồ sơ về ủy ban chứng khoán và hối đoái mới nhất
có thể phải chi ra hàng trăm đôla Nghiên cứu trực tuyến trở nên thịnh hành, nhưng thế không có nghĩa là dễ xơi, đặc biệt với ngân sách của nhiều phòng biên tập tin” [15,tr.10]
Đến đầu thế kỉ XXI, mạng Internet trở nên phổ biến khắp thế giới Các
cơ quan báo chí sử dụng nó như một công cụ khai thác thông tin hữu hiệu Và
từ đó, báo mạng điện tử cũng trở nên ngày càng phổ biến “Nó có khả năng xuất bản trên phạm vi toàn cầu, công chúng có thể tiếp cận ở bất cứ nơi nào trên thế giới” [50,tr.10]
Trong số các loại hình báo chí, báo mạng điện tử là loại hình ra đời muộn nhất Tuy nhiên, nó lại tích hợp được những thế mạnh của công nghệ nên đã trở thành phương tiện truyền thông hội tụ đầy đủ sức mạnh của các loại hình báo chí trước đó Báo điện tử độc lập đầu tiên của Việt Nam là VnExpress (tháng 11-2002), kế tiếp là báo Vietnamnet (tháng 1-2003) và VnMedia (tháng 8-2003) Có thể nói, sự ra đời và hoạt động của các báo điện
tử độc lập này đã nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam
Về tên gọi, hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam, có nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này như: báo điện tử, báo trực tuyến, báo mạng, báo Internet và báo mạng điện tử “Báo mạng điện tử” là khái niệm
Trang 24mới được sử dụng gần đây Theo TS Nguyễn Thị Trường Giang, “báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet” [43,tr.17]
Còn theo Từ điển Tiếng Việt, báo điện tử là loại hình báo chí mà tin tức, tranh ảnh được hiển thị qua màn hình máy tính thông qua kết nối trực
tuyến với mạng Internet; phân biệt với báo ảnh, báo hình, báo nói, báo viết
1.1.3 Xử lí thông tin
Theo Từ điển Tiếng Việt của GS Hoàng Phê [36], “xử lí” là áp dụng những thao tác nhất định để nghiên cứu, sử dụng “Thông tin” là điều hoặc tin được truyền đi cho biết; hoặc sự truyền đạt, sự phản ánh tri thức dưới các hình thức khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và những quá trình xảy ra trong nó
Còn theo khái niệm trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2000): “Xử lí thông tin là áp dụng vào thông tin đó những thao tác nhất định
để sử dụng” [49,tr.1163]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu “xử lí thông tin” là một quá trình phân tích, đối chiếu, so sánh, chế biến, cải tạo những thông tin thô, thông tin nền ban đầu trở thành thông tin mang một giá trị nào đó
Trong lĩnh vực báo chí, cụ thể là báo mạng điện tử, việc xử lí thông tin
là “chế biến”, cải tạo những thông tin về các sự vật, hiện tượng, con người xảy ra hàng ngày, hàng giờ trong tự nhiên và đời sống xã hội thành những sản phẩm thông tin báo chí để cung cấp đến độc giả của báo bằng phương thức đặc trưng của báo mạng điện tử Phương thức đặc trưng này thể hiện rõ sự khác biệt của báo mạng điện tử với các loại hình báo chí khác
Nói về vấn đề này, theo tác giả Trần Hồng Vân, “một tòa soạn báo mạng điện tử tiếp nhận hàng trăm thông tin mỗi ngày Lựa chọn và xử lí các
Trang 25thông tin ấy ra sao đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ và phân công công việc
cụ thể, quy trách nhiệm rõ ràng ở từng khâu, từng bộ phận” [50,tr.22]
Cũng theo từ điển Tiếng Việt [36], “tác động” là làm cho một đối tượng
nào đó có những biến đổi nhất định Trong phạm vi của luận văn này, tác
động của mạng xã hội sẽ gây những biến đổi đối với việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử Đó cũng là nội dung mà tôi sẽ khảo sát, nghiên cứu trong
chương 2
1.2 Sự ra đời và phát triển của mạng xã hội
1.2.1 Tiền đề ra đời mạng xã hội
Mạng xã hội là một sản phẩm của Internet Tuy nhiên, nó không tự nhiên sinh ra Mạng xã hội có được sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay phải
có những điều kiện nhất định Cụ thể là sự phát triển vượt bậc của khoa học, công nghệ và nhu cầu dân chủ hóa trong đời sống xã hội Mạng xã hội phát triển đến độ nó đã trở thành một phương tiện truyền thông có sức mạnh vô cùng to lớn mà báo chí (phương tiện truyền thông vốn được coi là mạnh mẽ, tác động sâu rộng nhất) cũng phải “e ngại”
* Sự phát triển của khoa học - công nghệ
Như chúng ta đã biết, đến thập niên 80 của thế kỉ XX, truyền thông về
cơ bản vẫn ở dạng in ấn, truyền thanh, truyền hình Nhưng trong khoảng 20 năm cuối của thế kỉ trước đã chứng kiến sự chuyển mình nhanh chóng trong lĩnh vực truyền thông Sự chuyển mình ấy là nhờ vào việc ứng dụng công nghệ số vào truyền thông, đặc biệt là Internet Máy vi tính được đưa vào sử dụng phổ biến đã góp phần biến đổi nền truyền thông truyền thống bằng việc cho ra đời truyền hình số và những ấn phẩm trực tuyến Thậm chí, ngay chính những dạng truyền thông truyền thống như báo in cũng có bước chuyển mình đáng kể thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới như phần mềm xử lí ảnh Adobe Photoshop và phần mềm xuất bản trên máy tính
Trang 26Internet ra đời đã tạo ra một mạng lưới kết nối toàn cầu Sự kết nối này làm mờ đi ranh giới giữa giao tiếp cá nhân và giao tiếp đại chúng, giữa giao tiếp mang tính cộng đồng và giao tiếp mang tính riêng tư, xoá nhoà khoảng cách địa lí, cho phép các kênh giao tiếp được mở rộng mạnh mẽ, đẩy nhanh tốc độ giao tiếp, tạo điều kiện cho sự tương tác trong giao tiếp…
Đồng thời, Internet tạo tiền đề hình thành một thế giới dân chủ dành cho tất cả mọi người, nơi mà tất cả công dân có thể tham gia vào những cuộc tranh luận liên quan tới chính bản thân họ một cách bình đẳng, không thiên vị
* Nhu cầu dân chủ hóa trong đời sống xã hội
Với bất kì một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra, người dân cũng muốn bày
tỏ chính kiến của mình Nhu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội ngày càng trở nên mạnh mẽ trong xã hội mà con người được tiếp cận với nhiều luồng thông tin Nó trở thành điều kiện đủ để mạng xã hội ra đời Mạng xã hội cho phép công chúng
có thể dễ dàng bày tỏ ý kiến của mình và nhận được vô số phản hồi từ mọi người “Bất cứ ai cũng có thể tự tạo hoặc sử dụng các dịch vụ miễn phí có sẵn để công bố những ý tưởng và nhận xét của bản thân về muôn mặt của đời sống” [31,tr.9] Về phần mình, mạng xã hội lại quay lại thúc đẩy sự dân chủ trong đời sống xã hội
Các trang mạng xã hội hình thành và phát triển hết sức rầm rộ đã trở thành một “thế lực” mới mà người ta thường gọi là “báo chí công dân” Các toà soạn, các nhà báo không còn giữ vị trí độc tôn trong việc cung cấp thông tin cho xã hội Bằng cách kết nối với bạn bè thông qua mạng xã hội, độc giả
có thể nhận được rất nhiều thông tin Qua mạng xã hội, người ta gửi cho nhau những thông tin từ các bài báo mà họ thấy có một giá trị nào đó và cho rằng đáng tin cậy, trích dẫn chúng lên trên mạng xã hội của mình để nhiều người cùng đọc
Trang 27Từ đó, mạng xã hội tạo nên một sức ép rất lớn đối với những người làm báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng Thông tin thời sự trên báo mạng điện tử rất nhanh nhạy nhưng đôi khi vẫn chậm hơn so với thông tin của mạng
xã hội vì phải trải qua quy trình biên tập và xuất bản của toà soạn
1.2.2 Sự phát triển của mạng xã hội
“Trong điều kiện toàn cầu hóa, truyền thông đại chúng đang phát triển mạnh, biên giới giữa các quốc gia bị phá vỡ, không thể có cách nào ngăn chặn giao lưu thông tin với bên ngoài” [38,tr.7] Mạng xã hội ra đời đã tiếp thêm sức mạnh cho truyền thông đại chúng và khiến cho quá trình toàn cầu hóa trở nên mạnh mẽ hơn
Hiện nay, thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau, nổi tiếng nhất
ở thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu là MySpace và Facebook, ở Nam Mỹ có Orkut và Hi5, nước Anh có Bebo, Hàn Quốc có CyWorld, Nhật có Mixi… Việt Nam cũng có các mạng xã hội thuần Việt như Zing Me, Go.vn, Yume, Tamtay… Tuy nhiên, Facebook là mạng xã hội được nhiều người tham gia nhất Trung bình cứ 3 người sử dụng Internet ở Việt Nam thì 1 người có tài khoản Facebook Chỉ trong 6 tháng cuối năm 2012, trung bình mỗi ngày có thêm khoảng 30.000 người Việt Nam tham gia Facebook, một con số quá sức
ấn tượng Năm 2010, danh hiệu uy tín “Nhân vật của năm” do tạp chí Time bình chọn được trao cho Mark Zuckerberg, người sáng lập trang mạng xã hội Facebook nổi tiếng Tạp chí này còn đánh giá Facebook giờ đây là thế giới thứ ba trên trái đất
Nhìn lại lịch sử phát triển của mạng xã hội, nó xuất hiện lần đầu tiên năm 1995, đánh dấu bằng sự ra đời của trang Classmate với mục đích kết nối bạn học Tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn, dựa theo sở thích Năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Mỹ với hàng triệu thành viên ghi danh Năm 2004, MySpace
Trang 28ra đời và nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lần lượt chuyển qua MySpace Trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được Tập đoàn News Corporation mua lại với giá 580 triệu USD
Năm 2006, sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình “Facebook Platform” và nhanh chóng gặt hái được thành công vượt bậc Theo thống kê, trên thế giới, hiện tại Facebook là mạng xã hội giữ vị trí thống trị, đứng thứ hai là Window Live Spaces và thứ ba là Friendster Ở Việt Nam, theo báo cáo của Netcityzens Việt Nam 2011, lượng thành viên tham gia Facebook chiếm 67%, Zing Me là 19%, Yahoo 360 plus là 12%, MySpace là 2%, Hi5 là 2%
“Tính đến hết tháng 9/2011, ở nước ta đã có 130 mạng xã hội được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận cung cấp dịch vụ, trong đó có một số mạng nổi hơn cả như: Zing Me, Go.vn, Yume, Tamtay, CyberWorld… Riêng mạng Zing Me, số liệu thống kê trong một ngày vào tháng 8 năm 2011 là: 2,2 triệu người dùng đăng nhập, 88.000 status cập nhật, 735.000 nhận xét, 232.000 lời nhắn trên tường, 6 triệu câu chat, 450.000 bức ảnh được tải lên và 11.000 bài blog” [47]
Trước khi mạng xã hội thế hệ mới như hiện nay ra đời, ở nước ta đã từng tồn tại những cộng đồng trực tuyến lớn, những forum có lượng thành viên rất đông như ttvnol, webtretho, lamchame… Và một thời, blog Yahoo
360 được rất nhiều người ưa chuộng Tuy nhiên, khi mạng xã hội thế hệ mới
ra đời, với tính tương tác và khả năng kết nối rất cao, nó đã “đánh bật” những forum trực tuyến kiểu cũ Thậm chí hiện nay, các forum ấy còn phải mở thêm tài khoản mạng xã hội để tiếp tục duy trì hoạt động
Ở Việt Nam, số lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng Đến nay, khoảng 1/3 dân số đã sử dụng Internet, đứng đầu các nước ASEAN Cùng với
Trang 29đó, tỉ lệ người dùng điện thoại di động thông minh (smartphone) cũng không ngừng tăng trưởng, đặc biệt là giới trẻ Do vậy, số người truy cập mạng xã hội bằng điện thoại di động sẽ ngày càng tăng cao và các mạng xã hội sẽ ngày càng phát triển ở Việt Nam
1.2.3 Mạng xã hội trở thành một kênh truyền thông mới
Với sự phát triển mạnh mẽ, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, mạng xã hội đã trở thành một phương tiện truyền thông của xã hội hiện đại, bên cạnh những phương tiện truyền thông truyền thống như sách, báo chí, tờ rơi, băng rôn, điện ảnh… Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng, truyền thông xã hội nói chung và mạng xã hội nói riêng sẽ phát triển và cạnh tranh khốc liệt với báo chí trong tương lai
Theo tác giả Trần Nguyễn Thảo Sang [14,tr.120], mạng xã hội có vai trò rất to lớn đối với xã hội, trong đó có cả lợi ích và hạn chế Trên thực tế, rất khó để xác định rõ ràng đâu là cái lợi và đâu là cái hại của mạng xã hội, vì lợi hay hại còn phụ thuộc rất nhiều vào các khía cạnh khác nhau như mục đích
mà nó hướng tới, đối tượng mà nó phục vụ, các tính năng của nó…
Mạng xã hội trước hết là kênh chuyển tải thông tin, bày tỏ chính kiến của người dùng Mạng xã hội không còn là nhật kí riêng tư của mỗi cá nhân
mà nó là nơi chủ nhân dốc bầu tâm sự về thời cuộc, về các vấn đề kinh tế - chính trị - xã hội để nhiều người được biết Đồng thời, sự xuất hiện của mạng
xã hội đã thay đổi cách thức giao tiếp của hàng tỉ người trên thế giới Nó cho phép người dùng chia sẻ thông tin không giới hạn với cộng đồng mạng, các người dùng khác lại có thể comment (phản hồi, bình luận) về các thông tin đó Mạng xã hội trở thành môi trường lí tưởng để cộng đồng mạng có thể kết nối
và giao lưu với nhau Thông qua mạng xã hội, một người, một nhóm người có thể chia sẻ thông tin của mình đến hàng triệu người trên thế giới, chỉ cần điều kiện duy nhất là người dùng sử dụng máy tính kết nối Internet
Trang 30Khi một thông tin được phát lên trên mạng xã hội, tất cả các thành viên của cộng đồng mạng đều có thể tiếp nhận thông tin ấy Tốc độ lan truyền của thông tin trên mạng xã hội theo cấp số nhân, nhanh hơn rất nhiều so với báo chí Mạng xã hội vì thế trở thành một phương tiện truyền thông quan trọng trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại
Thực tế, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đang thách thức sự thống trị lâu nay về tốc độ thông tin và khả năng tương tác của báo mạng điện
tử Trước đây, báo mạng điện tử với tính đa phương tiện, tính tương tác, tốc
độ cập nhật tin tức nhanh nhạy đã khiến các loại hình báo chí truyền thống
“lao đao” trong việc giữ chân công chúng, bị ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc nhất là báo in Theo tác giả Phạm Ngọc Huệ (Tạp chí Cộng sản):
Một trong những ưu thế quan trọng nhất của báo mạng điện tử là tính đa phương tiện, tích hợp - hội tụ những thế mạnh của các loại hình báo chí khác Người ta có thể gặp báo in, phát thanh, truyền hình trên báo mạng Chúng bổ trợ cho nhau khiến tin, bài trên báo mạng vừa có độ sâu của báo in, cảm giác chân thật của báo hình, báo nói Xu hướng hội tụ truyền thông trên báo mạng
là tất yếu và người ta đề cao sức mạnh này – ưu thế số một của báo mạng điện tử Có thể coi báo mạng điện tử là sản phẩm tổng hợp của công nghệ, Internet và những ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống [14,tr.46]
Nhưng nay, báo mạng lại bị mạng xã hội “soán ngôi” bởi chính các yếu
tố đó Tuyên bố chung của Tổng thư kí Liên hợp quốc Ban Ki-moon và Chủ tịch UNESCO Irina Bokova về sự xuất hiện của truyền thông trên các mạng
xã hội có đoạn: “Chúng ta đang có những cơ hội chưa từng có nhờ các công nghệ và phương tiện truyền thông mới Ngày càng nhiều người có thể chia sẻ thông tin và trao đổi quan điểm, không chỉ trong quốc gia mà còn vượt ra
Trang 31ngoài khuôn khổ các biên giới”, “Đây là điều tuyệt vời tạo điều kiện cho sự sáng tạo, cho những xã hội tốt đẹp và cho tất cả mọi người” [28]
Mạng xã hội ra đời xuất phát từ chính nhu cầu kết nối, giao tiếp của con người và nó quay trở lại phục vụ nhu cầu tất yếu ấy Theo Nicholas A Christakis và James H Fowler, dù thế nào lịch sử loài người là lịch sử của việc liên kết xã hội “Các mối liên kết của chúng ta ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống” [34] Vì vậy, mạng xã hội như một tất yếu của sự phát triển truyền thông thế giới
Trong cuốn sách “Báo chí thế giới và xu hướng phát triển”, PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng đã chỉ ra các xu thế phát triển của báo chí trên thế giới, bao gồm: Cuộc chạy đua của báo miễn phí; Phát triển truyền hình số; Thương mại hóa nội dung; Báo chí, truyền thông toàn cầu; Địa phương hóa thông tin phục vụ công chúng [19] Tuy vậy, theo suy nghĩ của tôi, có lẽ nên bổ sung thêm xu hướng báo chí công dân (biểu hiện qua sự phát triển bùng nổ của các mạng xã hội) là một trong những xu thế mới của báo chí thế giới hiện đại Thực tế hiện nay, một số nước trên thế giới đã đào tạo chuyên ngành báo chí công dân hay mạng xã hội để theo kịp sự biến chuyển từng ngày của truyền thông
Tôi xin đưa ra một ví dụ để thấy được sức mạnh truyền thông của mạng
xã hội Vụ cháy cây xăng đối diện Bệnh viện Quân y 108 xảy ra vào lúc 1h30 chiều ngày 3/6/2013 tại Hà Nội Ngay lập tức, các mạng xã hội đã chia sẻ rất nhiều hình ảnh tại hiện trường do chính họ chụp lại để loan tin cho cộng đồng biết Trong khi đó, báo mạng điện tử, do phải mất thời gian cắt cử phóng viên đến hiện trường, chụp hình rồi gửi về tòa soạn biên tập… nên chưa thể có tin bài ngay Nếu so về tốc độ thông tin, trong những trường hợp khẩn cấp như thế này, các báo mạng không thể “đua” nổi với mạng xã hội
Trang 32Hình 1.1 Người sử dụng Facebook loan tin về vụ cháy tại cây xăng Trần
Hưng Đạo, Hà Nội ngay khi vụ cháy vừa xảy ra
Thực tế, để đảm bảo thông tin đến độc giả một cách nhanh nhất, một số báo mạng đã khai thác trực tiếp thông tin do thành viên các mạng xã hội chia sẻ
để làm “breaking news”, cùng lúc đó cử phóng viên tới hiện trường để ghi nhận tình hình và bổ sung thông tin chính thức
Hình 1.2 Khoảng nửa tiếng sau khi vụ cháy xảy ra, VnExpress vẫn chưa có tin bài, hình ảnh mà chỉ đưa tin vắn và đề “Tiếp tục cập nhật” Trong khi đó,
hình ảnh vụ cháy đã được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội
Trang 33Một ví dụ khác, sự kiện gây chấn động nhất làng báo cũng như các mạng xã hội trong tháng 10 vừa qua và cả năm 2013 là sự ra đi của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp Kể từ khi có thông tin Đại tướng qua đời ngày 4/10 cho đến ngày đưa Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, đã có vô số tin bài về Đại tướng được chia sẻ trên mạng xã hội, tạo nên một sự xúc động sâu sắc chưa từng có trong cộng đồng sử dụng mạng Nhiều người đã chia sẻ cảm xúc của mình ngay lập tức trên các mạng xã hội với tấm lòng thành kính nhất dành cho vị anh hùng dân tộc Có thể nói, sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã làm thức tỉnh trong lòng hàng triệu người dân Việt Nam những giá trị và sức mạnh đoàn kết dân tộc Tình cảm của người dân Việt dành cho ông thể hiện rất rõ
và sâu sắc trên các mạng xã hội thời gian này
Hình 1.3 Thông tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lan
truyền với tốc độ chóng mặt trên các mạng xã hội
Nếu so sánh về tốc độ lan truyền thông tin cũng như sức tác động của thông tin, có lẽ khó có phương tiện truyền thông nào “vượt mặt” được mạng xã hội Bất kì ai chứng kiến một sự kiện, sự việc bất thường đều có thể trở thành một phóng viên, ghi nhận và chia sẻ thông tin ấy ngay lập tức tới đông đảo cộng đồng mạng Vì thế, báo mạng điện tử dù muốn hay không cũng phải tham gia vào quá trình chạy đua thông tin với mạng xã hội
Trang 34Như vậy, ta có thể rút ra các đặc điểm ưu việt của mạng xã hội khiến nó trở thành một kênh truyền thông mới - “đối thủ nặng kí” của tất cả các phương tiện truyền thông truyền thống như sau:
- Cung cấp thông tin gồm cả chữ viết, âm thanh và hình ảnh (động, tĩnh)
- Dung lượng thông tin chuyển tải lớn đến mức về lí thuyết gần như vô hạn (số “trang” vào sâu dưới trang chủ của một mạng xã hội có thể là vô cùng lớn)
- Tốc độ “phát hành” thông tin trên mạng vô cùng nhanh Với đường truyền đã được lắp đặt sẵn và các trang thiết bị kĩ thuật – công nghệ thông tin chuyên dụng hiện đại, quá trình chuyển – nhận thông tin gần như tức thời, thời gian thu – phát thông tin gần như bằng 0, bất kể cự li đường truyền lớn bao nhiêu và điều kiện địa hình phức tạp thế nào
- Thể hiện được sự “bình đẳng thông tin” thông qua phương thức truyền thông hai chiều, phản hồi thông tin, đối thoại trực tuyến một cách thuận lợi, kinh tế và hiệu quả Công chúng nếu muốn hoàn toàn có thể chuyển ngược trở lại “tòa soạn” ý kiến của mình về các thông tin mà mạng xã hội đó
đã chia sẻ
- Thông tin trên mạng xã hội mang tính liên thông rộng rãi đến mức tối
đa, nghĩa là trong hệ thống Internet, từ một mạng xã hội này người ta có thể tiếp cận được bất kì một mạng xã hội nào khác thông qua những đường dẫn
xa gần Mọi “rào chắn”, “bức tường” chỉ phát huy tác dụng một cách tương đối và tạm thời
- Sự phát triển không ngừng của công nghệ không dây, smartphone hiện đại và gọn nhẹ khiến mạng xã hội ngày càng được sử dụng rộng rãi
Theo khảo sát của tác giả đối với 93 người sử dụng Internet, có 91 người (97,8%) sử dụng mạng xã hội; trong đó, 100% sử dụng Facebook, 9,9%
sử dụng Zing Me, 7,7% dùng Twitter, 8,8% dùng Yahoo 360 và 4,4% sử dụng các mạng xã hội khác Không chỉ vậy, 58,2% sử dụng thường xuyên,
Trang 35liên tục trong ngày, chỉ có 23,1% là thỉnh thoảng mới sử dụng Như vậy, có thể nói, mạng xã hội đã và đang tác động rất mạnh mẽ đến những người sử dụng Internet hiện nay
1.3 Xử lí thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
1.3.1 Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí
Có nhiều cách để phân chia quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí của nhà báo Theo TS Lê Thị Nhã, làm ra mỗi tác phẩm báo chí, phóng viên thường trải qua một quy trình sáng tạo nhất định Quy trình đó gồm các khâu sau: (1) Phát hiện chủ đề, đề tài; (2) Dự kiến thể loại và thu thập tư liệu; (3) Hình thành đề cương tác phẩm; (4) Viết; (5) Biên tập [32,tr.135]
Tuy nhiên, phóng viên không nhất thiết phải tuân thủ một số bước trên theo trật tự nghiêm ngặt mà có thể linh hoạt thay đổi tùy theo tình hình thực tế hoặc theo ý muốn của mình
Theo TS Nguyễn Ngọc Oanh, “quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí là trình tự các bước tiến hành cần trải qua để có được một tác phẩm báo chí Nó bao gồm nhiều bước và nhà báo cần tuân thủ các bước trong quy trình ấy Người ta gọi các bước đó là quy trình tác nghiệp” [35] TS Nguyễn Ngọc Oanh phân chia quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí theo 6 bước: (1) tìm hiểu
và nghiên cứu thực tế; (2) xác định chủ đề - đề tài - tư tưởng chủ đề; (3) thu thập và khai thác thông tin; (4) thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức; (5) duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát sóng; (6) lắng nghe thông tin phản hồi Như vậy, về cơ bản thì cách phân chia này giống với cách phân chia của TS Lê Thị Nhã, tuy nhiên, có nhắc thêm bước đầu tiên là tìm hiểu – nghiên cứu thực tế và bước cuối là lắng nghe thông tin phản hồi
Việc sáng tạo các tác phẩm báo chí của báo mạng điện tử cũng không nằm ngoài những quy trình này Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đặc trưng loại hình đến quá trình tác nghiệp, tâm lý sáng tạo và sự tiếp nhận của công chúng
Trang 36nên ngoài quy trình chung, mỗi loại hình báo chí lại có những cách tổ chức sáng tạo tác phẩm theo các bước khác nhau, nhằm khai thác hết các thế mạnh đặc trưng của từng loại hình báo chí Nói về quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, TS Nguyễn Thị Trường Giang cho rằng: “Tuy mỗi tờ báo đều
có các quy tắc riêng trong quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin nhưng nhìn chung đều có quy trình sản xuất thông tin như sau:
- Lập đề cương nội dung tuyên truyền
Một là, Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế
Hai là, Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề cho tác phẩm
Ba là, Thu thập thông tin, tổng hợp tư liệu, liên hệ với những người
liên quan để phỏng vấn, ghi âm hoặc tiến hành quay phim tại thực địa, thẩm định thông tin liên quan (sử dụng các phương pháp khai thác và thu thập thông tin báo chí)
Bốn là, Xem lại và xử lý các dữ liệu đã thu thập được (lựa chọn)
Năm là, Chuẩn định dạng các file văn bản, âm thanh, hình ảnh
Sáu là, Lựa chọn hình thức thể hiện tác phẩm hiệu quả nhất có thể và
tiến hành thể hiện tác phẩm (thể loại)
Bảy là, Duyệt và xuất bản (bao gồm duyệt nội dung và kỹ thuật)
Tám là, Lắng nghe thông tin phản hồi qua các kênh khác nhau [35]
Từ những phân tích của các tác giả nêu trên, có thể rút ra, quy trình sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử bao gồm 2 khâu cơ bản: thu nhận thông tin
và xử lí thông tin Trong đó, khâu xử lí thông tin là một khâu vô cùng quan trọng
Trang 37sau khi phóng viên đã thu nhận được thông tin cần thiết, bao gồm nhiều bước như: xử lý dữ liệu, thể hiện tác phẩm, duyệt, xuất bản, ghi nhận phản hồi
1.3.2 Việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử hiện nay
“Một loại hình báo chí ra đời dựa trên thành tựu của công nghệ mới đòi hỏi quá trình xử lí thông tin phải có những yêu cầu riêng biệt, khác với các loại hình báo chí khác [50,tr.10] Đối với báo mạng điện tử, công tác xử lí thông tin có những đặc trưng riêng Mỗi phóng viên trong tòa soạn báo mạng điện tử đều có một tài khoản để “đẩy” bài viết đã hoàn chỉnh của mình lên mạng nội bộ Tại đây, các biên tập viên hoặc trưởng/phó ban phụ trách sẽ sửa
và duyệt bài Bài viết sau đó được chuyển lên cấp Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập đọc lại lần cuối và chỉ cần ấn nút “Xuất bản” là ngay lập tức bài viết
sẽ xuất hiện trên báo Tất cả được làm trên máy tính có kết nối mạng
Đó là công đoạn xử lí thông tin của cấp độ tòa soạn sau khi bài viết của phóng viên đã hoàn chỉnh và gửi về Còn để có được bài viết đó, bản thân phóng viên cũng đã phải lao động, sáng tạo, kiểm chứng, xử lí những thông tin mình có được để hoàn thành tác phẩm Vì thế, thuật ngữ “xử lí thông tin” đôi khi cũng được nhắc đến trong cụm từ “thu thập và xử lí thông tin” – một bước trong quá trình lao động sáng tạo của phóng viên, nhà báo, bao gồm các bước sau: Tìm kiếm đề tài; Thu thập và xử lí thông tin; Viết bài; Duyệt, xuất bản; Ghi nhận phản hồi
Tuy nhiên, nếu hiểu “xử lí thông tin” theo nghĩa hẹp này thì không thể bao quát được hết việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Cụ thể, việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử là cả một quy trình liên tục với nhiều công đoạn, có sự tham gia của nhiều người trong tòa soạn và phải đi đến tận cùng của chu trình truyền thông, tức là ghi nhận phản hồi của công chúng về thông tin đó (như vậy bao hàm cả việc xử lý thông tin của cá nhân mỗi phóng viên)
Trang 38Liên quan đến vấn đề này, theo tác giả Trần Hồng Vân, quy trình xử lí thông tin tại các tòa soạn báo mạng điện tử gồm:
- Lựa chọn nguồn để đưa thông tin lên mạng – khâu đầu tiên của quá trình xử lí thông tin
- Làm giàu thông tin bằng những thông tin liên quan
- Duyệt thông tin để đưa lên mạng
- Tổ chức bộ phận xử lí thông tin, bao gồm: phóng viên, trưởng ban chuyên môn, bộ phận sửa morras, ban biên tập, thư kí tòa soạn, tổng biên tập
- Vai trò của phần mềm công nghệ trong xử lí thông tin [50,tr.24]
Riêng đối với phóng viên báo mạng điện tử, người trực tiếp tạo ra các sản phẩm báo chí, một quy trình xử lí thông tin gồm các bước sau [50,tr.33]:
- Xác định nguồn tin và lựa chọn thông tin để phản ánh: Trong khâu này, một vấn đề rất quan trọng và mấu chốt là xác định đề tài, chủ đề
- Thu thập tài liệu, thông tin: Thông qua các nguồn khai thác tài liệu trực tiếp hoặc gián tiếp, phóng viên sẽ có những thông tin cần cho bài viết theo như chủ đề, đề tài đã xác định
- Xử lí thông tin, hình thành tác phẩm: Phóng viên sắp xếp lại các thông tin mà mình thu lượm được hoặc tòa soạn báo nhận được từ các nguồn khác nhau
Như vậy, chúng ta cần có sự phân biệt dù là tương đối, giữa việc xử lí thông tin của một phóng viên với việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử nói chung (ý nói cả tòa soạn) Thực tế, theo ghi nhận ý kiến của một số nhà báo hiện đang là quản lí của các báo mạng điện tử, việc xử lý thông tin của mỗi tòa soạn chính là cả một quá trình từ khi phóng viên kiểm chứng nguồn tin, viết bài, xuất bản thông tin lên mạng và ghi nhận phản hồi Việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử mang hàm ý rộng lớn hơn nhiều công việc xử
Trang 39lý thông tin của mỗi phóng viên và công việc này có ý nghĩa hết sức quan trọng, liên quan đến hầu hết các công việc của mỗi tòa soạn
Có thể phân chia việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay gồm các bước cơ bản sau:
- Kiểm chứng thông tin
- Hoàn thành tác phẩm
- Duyệt bài
- Xuất bản thông tin
- Theo dõi phản hồi
Trong đó, các bước hoàn thành tác phẩm và duyệt bài mang tính chuyên môn, kĩ thuật, nghiệp vụ của cá nhân nhà báo và biên tập viên duyệt bài, ít chịu tác động của các yếu tố bên ngoài Do vậy, tác động của mạng xã hội với việc xử lí thông tin của báo mạng điện tử sẽ tập trung vào các bước:
- Kiểm chứng thông tin
- Xuất bản thông tin
- Theo dõi phản hồi
Để làm sáng rõ những tác động này, học viên tiến hành khảo sát một số báo mạng điện tử và mạng xã hội tiêu biểu ở Việt Nam Đồng thời, điều tra bằng bảng hỏi với phóng viên báo mạng điện tử để thấy được sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến quá trình xử lí thông tin tại các tòa soạn báo mạng
Trang 40TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Sự ra đời và phát triển của các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Zing Me… với khả năng chia sẻ thông tin nhanh chóng, khả năng kết nối mọi người với nhau bất chấp khoảng cách địa lý đã có những tác động mạnh mẽ đối với báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của Internet, các trang mạng xã hội cũng trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết Tại Việt Nam, các trang mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng đang có số lượng người
sử dụng và truy cập đông đảo Vì thế, mạng xã hội được ví như một “gã khổng lồ” Từng phút giây trôi qua, một lượng lớn thông tin liên tục được chia sẻ và cập nhật trên các tài khoản mạng xã hội khắp thế giới
Việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử đang ngày ngày chịu tác động của mạng xã hội nên báo mạng điện tử không thể “làm ngơ” trước dòng chảy mới này Hiện nay, chúng ta thấy rằng nhiều báo mạng điện tử có sử dụng thông tin xuất phát từ Facebook, nhiều tin bài của báo mạng điện tử được cộng đồng mạng xã hội chia sẻ trên các trang cá nhân và không ít đề tài của báo chí được hình thành từ dư luận trên các mạng xã hội Đây là một thực
tế không thể phủ nhận, chứng tỏ sự tương tác giữa báo mạng điện tử - mạng
xã hội và sự tác động của mạng xã hội với việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử ngày càng lớn
Sự tác động của mạng xã hội đến việc xử lý thông tin của báo mạng điện tử thể hiện ở các khâu: kiểm chứng thông tin, xuất bản thông tin và theo dõi phản hồi Mạng xã hội sẽ tác động đến mỗi khâu xử lý thông tin này của
báo mạng theo những chiều hướng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực