1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất lượng chuyên mục thực tiễn kinh nghiệm của tạp chí cộng sản thực trạng và giải pháp phát triển

119 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.2. Các khái niệm công cụ ..28

    • 2.3. Kết quả khảo sát các nhóm đối tượng ..54

    • 2.4. Nguyên nhân của thực trạng ..68

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Những quan điểm cơ bản

  • 1.2. Các khái niệm công cụ

    • 2.3. Kết quả khảo sát các nhóm đối tượng về chất lượng Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm

    • Như kết quả trên bảng có thể thấy Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm không được chọn là mục ưa thích nhất của bất cứ đối tượng khảo sát nào. Hai Chuyên mục được ưa thích hơn cả là Sinh hoạt tư tưởng và Nghiên cứu – Trao đổi, với số người chọn đều là 31 – chiếm 31,96%, Chuyên mục Đưa nghị quyết vào cuộc sống được 22 người chọn – 22,68%, Chuyên mục Thế giới: Vấn đề - Sự kiện được 13 người chọn – 13,40%.

    • Rõ ràng, đây là điều bất thường, vì mỗi chuyên mục báo chí nói chung, và với Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm của Tạp chí Cộng sản nói riêng, được hình thành trên cơ sở những chức năng, nhiệm vụ xác định, dựa trên nhu cầu bạn đọc. Việc không được ưa thích đặt ra 2 vấn đề: - có thể chuyên mục chưa hấp dẫn; - có thể tự nó không còn được xem như là một chuyên mục cần tồn tại.

    • 2.3.2.2. Sức hấp dẫn của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm

    • 

    • Có tới 42 người – 43,30% đánh giá Chuyên mục đạt chất lượng trung bình, tùy từng bài có thể đạt sự hấp dẫn; 19 người – 19,59% cho rằng toàn bộ các bài trên Chuyên mục chỉ đạt mức bình thường; 16 người – 16,49% cho rằng nội dung còn kém hấp dẫn. Như vậy có tổng cộng 77 người, chiếm 79,38% đánh giá không cao Chuyên mục này; chỉ có 2 người – 2,06% cho là khá hấp dẫn. Đáng lưu ý có 18 phiếu – 18,56% không đưa ra đánh giá. Lý do được đưa ra là: Không đánh giá được là 7 – 38,89%, Không đọc: 6 – 33,33%, Lý do khác: 5 - 27,78%.

    • Kết quả này phần nào đã trả lời cho khảo sát mục 2.2.2.1, lý giải tại sao không có độc giả khảo sát nào coi Chuyên mục là ưa thích của mình khi đọc Tạp chí Cộng sản.

    • 2.3.2.3. Về số lượng bài viết trên các Chuyên mục

    • 

    • Xem trên biểu đồ, có thể nhận thấy 2 Chuyên mục mà bạn đọc cho rằng vẫn chưa đủ số lượng như mong muốn là Nghiên cứu – Trao đổi (35 người – 36,08%) và Sinh hoạt tư tưởng (51 người – 52,58%). Với Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm, chỉ có 5,15% (5 phiếu) cho rằng cần tăng và 78,35% (76 phiếu) cho rằng không cần tăng hay giảm.

    • Trong khi đó, vào thời điểm khảo sát, số lượng bài trên Chuyên mục này đã giảm đáng kể do với các năm trước đây. Dường như bạn đọc không hề để ý tới việc thực tế hầu như hiện nay Chuyên mục chỉ có khoảng 3 bài, cá biệt có số chỉ 2 bài; ít hơn cả Chuyên mục Thế giới: Vấn đề - Sự kiện vốn được coi là mục tham khảo.

    • 2.3.3.4. Về giá trị của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm

    • 

    • Về mức độ hữu ích – giá trị sử dụng của các bài viết trong Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm đối với công việc của bạn đọc, rất nhiều bạn đọc cho rằng các bài mới chỉ dừng ở mức độ để tham khảo (51 phiếu – 52,58%). Một bộ phận không nhỏ (34 phiếu – 35,05%) thì hy vọng trong tương lai sẽ có lúc có giá trị (hiện tại thì không).

    • Giá trị của tác phẩm báo chí là một tiêu chí quan trọng đánh giá sự hấp dẫn của nó. Bên cạnh đó, xét theo chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích của Tạp chí Cộng sản, của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm thì giá trị sử dụng là vô cùng quan trọng, nếu không nói là mang tính quyết định. Các chuyên mục khác có thể để mang tính nghiên cứu, tham khảo, bàn luận, nhưng riêng chuyên mục này, đó là sự áp dụng của lý luận vào thực tiễn, là sự hướng dẫn, nêu mô hình học tập và làm theo…

    • 2.3.3.5. Về lượng thông tin của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm

    • 

    • 63,92% (61 người) đánh giá, khi đề cập tới một địa phương, đơn vị cụ thể, lượng thông tin do bài viết đem lại chưa đầy đủ, toàn diện. Chỉ có 2 người – 2,06% cho là đã đầy đủ. Đáng lưu ý là có tới 15 ý kiến (15,46%) lại cho rằng thông tin còn thiếu nhiều.

    • Trong khi đó, bài viết về địa phương, đơn vị có tới 83% là do người lãnh đạo, quản lý trực tiếp – những người có khả năng tiếp cận đầy đủ thông tin trên các mặt do mình phụ trách - viết. Vậy, vấn đề đặt ra khi các thông tin báo cáo chính thống lại bị xem là chưa đầy đủ, đó chính là tính khách quan, chân thực, tính nhiều chiều khi cung cấp thông tin về một sự vật, hiện tượng. Nguyên nhân khác có thể do bệnh báo cáo, tô hồng thành tích, tập trung nói về ưu điểm, mặt làm được, né tránh khuyết điểm, nhiệm vụ làm sai, chưa đạt yêu cầu.

    • 2.3.3.6. Tính đúng, trúng của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm:

    • 

    • Nhìn biểu đồ có thể thấy, không thể nói Chuyên mục đã đúng và trúng với yêu cầu, nhiệm vụ. Phần lớn các tiêu chí để có thể đúng và trúng đều chỉ đạt ở mức bình thường. Có 2 mục tương đối tốt đó là: làm sáng tỏ lý luận trong thực tiễn (29,90% - 29 người đánh giá tốt), cách thức vận dụng lý luận vào thực tiễn (32,99% - 32 người). Có 2 kết quả đáng lưu tâm là số người đánh giá tốt/không đạt ở việc mô tả thực tiễn ở cơ sở, nghiên cứu sâu thực tiễn ở cơ sở lại chênh lệch không nhiều, lần lượt là 27/14 và 16/16.

    • Đây là câu trả lời cho tính hấp dẫn của Chuyên mục ở mức thấp. Phần lớn các bài viết ở Chuyên mục, theo đánh giá bạn đọc, chỉ ở mức trung bình – tròn vai. Chưa đúng, chưa trúng, dĩ nhiên không đem lại sự hấp dẫn, đồng thời dẫn tới việc không được quan tâm, ưa thích là điều hiển nhiên. Mặt khác, cũng có thể thấy sự khác biệt, đối lập của một số bạn đọc khi được khảo sát về việc đúng, trúng của Chuyên mục. Điều này sẽ được giải đáp phần nào qua phỏng vấn sâu phía sau của Luận văn.

    • 2.3.3.7. Tính “hay”của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm:

    • 

    • Đa số người được khảo sát đánh giá về hình thức thể hiện bài viết (loại bài, bố cục bài, hành văn) chỉ ở mức bình thường: 63 người, chiếm 64, 95%. 56 người – 57,73% cho rằng cần cải tiến cách viết Chuyên mục này.

    • Về hình thức trình bày, có tới 77,32% (75 người) đánh giá chỉ đạt mức bình thường; 63,91% (62 người) cho rằng cần cải tiến.

    • Kết quả này phản ánh 2 vấn đề:

    • - Đa số người khảo sát không cho rằng Chuyên mục đã hay về cách thức thể hiện bài viết và hình thức trình bày. Có vẻ như Chuyên mục đã có sự lạc hậu nhất định trong tương quan với truyền thông hiện đại.

    • - Dù bạn đọc thuộc nhóm đánh giá nào, thì số nhiều đều mong muốn Chuyên mục được đổi mới về hình thức thể hiện.

    • 2.3.3.8. Xét về tiêu chí một bài nghiên cứu khoa học

    • 

    • Có tới 92/97 (94, 85%) cho rằng các bài viết trên Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm chưa thể coi là 1 bài viết nghiên cứu khoa học. Phần lớn (62,89% - 61 người) đánh giá là còn thiếu, chưa đầy đủ; nhưng đáng lưu ý là 31,96% (31 người) đánh giá thẳng là không đạt.

    • Trước hết, Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm là một chuyên mục trên tạp chí, nên yêu cầu đầu tiên đó là phải có tính khoa học – khác biệt với báo. Thứ hai, là chuyên mục của một tạp chí lý luận chính trị thì hàm lượng khoa học phải cao. Thứ ba, xét về tầm vóc của Tạp chí Cộng sản – đầu đàn của hệ thống tạp chí nói riêng, báo chí nói chung, thì hàm lượng khoa học phải càng được yêu cầu khắt khe. Bởi vậy, kết quả khảo sát này là khá quan ngại, nhưng nói cũng phù hợp với các phần khảo sát bên trên, đặt ra thực trạng đáng báo động cho Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm.

    • 2.3.3.9. Đánh giá Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm:

    • 

    • Khi được đề nghị chấm điểm theo thang 10 đối với Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm, có 16 người chấm điểm 5 (16,49%), 36 người chấm điểm 6 (37,11%) và 45 người chấm điểm 7 (46,39%); không có điểm số khác. Trung bình Chuyên mục đạt 6,3 điểm.

    • Với câu hỏi này, có thể định tính mức độ thành công, giá trị của Chuyên mục đối với bạn đọc. Thực tế, qua những khảo sát phía trên, thì số điểm như vậy là đã có thể đoán định trước. Tuy nhiên, kết quả này, theo chúng tôi cũng chỉ dừng ở mức tham khảo, vì với mỗi nhóm đối tượng, họ sẽ chia thang điểm theo những khung khác nhau. Trong khi đó, bảng hỏi chưa định hình được khung điểm, đạt những tiêu chí gì thì đạt điểm số cụ thể nào.

    • 2.3.3. Kết quả khảo sát phỏng vấn sâu

    • Luận văn dự kiến thực hiện 15 phỏng vấn sâu với các nhóm đối tượng: nhà lãnh đạo quản lý, cán bộ công tác tuyên giáo dân vận, nhà khoa học, biên tập viên, thông tin viên. Do có thuận lợi là trong cuộc làm việc của Đoàn cán bộ Trung ương do Tổng Bí thư dẫn đầu đến làm việc với Tạp chí Cộng sản ngày 16/6/2011 đã có đủ các thành phần như: nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học,… thuộc các lĩnh vực lý luận, tuyên giáo, dân vận, báo chí… nên nội dung cuộc làm việc này được Luận văn sử dụng như những luận cứ, một số phát biểu cũng có thể coi là các cuộc phỏng vấn sâu.

    • Luận văn giới hạn lại 10 phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo, quản lý cấp địa phương, nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực báo chí, các biên tập viên, thông tin viên.

    • 2.3.3.1. Một số nội dung trong buổi cuộc làm việc của Đoàn cán bộ Trung ương với Tạp chí Cộng sản

    • - Các đại biểu cho rằng, Tạp chí Cộng sản đang có dấu hiệu đi sai tôn chỉ mục đích, vai trò, vị trí. Điều này thể hiện qua nội dung một số bài viết, chuyên mục, ấn phẩm. Với mục đích mở rộng vai trò, phạm vi hoạt động, nâng cao đời sống, Tạp chí đã bỏ “sở trường” để theo “sở đoản”. Điều đó được khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh báo chí khốc liệt, Tạp chí Cộng sản sẽ thất bại. Trong khi đó lĩnh vực thế mạnh của Tạp chí, đồng thời là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của Tạp chí được Đảng giao cho, hiện nay báo chí cũng còn yếu, thậm chí hầu như không làm, đó là lý luận chính trị có dấu hiệu bị xao nhãng.

    • - Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận chính trị duy nhất của Trung ương Đảng, trong đó có chức năng nghiên cứu lý luận của Đảng, nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực nhằm xây dựng Đảng. Đồng thời lại là cơ quan báo chí, gần gũi với thực tiễn. Tạp chí cần thực hiện tốt chức năng là người diễn giải lời nói của Đảng để cho các cấp ủy, chính quyền, nhân dân tháu triệt.

    • - Trên Tạp chí có sự trao đi đổi lại với mục tiêu làm sáng tỏ lý luận; chứ không phải là diễn đàn đăng tải cả những tiếng nói trái chiều. Bạn đọc của Tạp chí Cộng sản là đội ngũ cán bộ, nhà nghiên cứu,… có trình độ lý luận trung cấp trở lên chứ không phải là toàn dân. Bởi thế cấn phải làm rõ các vấn đề: bài viết là cẩm nang thực hiện lý luận trong thực tiễn, các bài viết phải thực sự là những bài nghiên cứu khoa học với mục tiêu lý giải sự vận động của thực tiễn bằng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    • - Đồng chí Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ việc giảm bớt số ra/tháng và tăng trang chính là để tăng hàm lượng khoa học. Đồng chí Đinh Thế Huynh cho rằng đang xảy ra tình trạng tạp chí hóa báo cáo, trong khi báo cáo thực tiễn của địa phương khác xa với tôn chỉ của một bài nghiên cứu khoa học chính trị. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định nguyên tắc cơ bản nhất cần nằm lòng là “đúng vai, thuộc bài”; làm đúng với chức năng nhiệm vụ thì mới phát huy được vai trò vị trí và quan trọng hơn cả là hoàn thành sứ mệnh cách mạng đã được Trung ương Đảng giao phó.

    • - Các đồng chí như Hà Đăng, Vũ Văn Hiền, một số đồng chí hoạt động lĩnh vực báo chí đều chỉ ra việc Tạp chí chưa thực sự là “sản phẩm quý” của bạn đọc do còn kinh viện, xa rời thực tế, cách thức viết bài cũng chưa đạt các chuẩn mực khoa học, lý luận; tính hấp dẫn kém.

    • - Ý kiến lãnh đạo đều cho rằng, Tạp chí không thể lấy lý do cần nâng cao đời sống để hạ thấp hoặc xa rời tôn chỉ, mục đích. Tạp chí là cơ quan sự nghiệp, chỉ cần làm tốt nhiệm vụ của mình thì kinh phí đòi hỏi ra sao sẽ được Trung ương hỗ trợ tối đa. Nhưng điều quan trọng số một đó là phải hoạt động hiệu quả, chất lượng.

    • 2.3.3.2. Phỏng vấn sâu với lãnh đạo, quản lý ở địa phương, đơn vị

    • Chúng tôi tiến hành 3 cuộc phỏng vấn sâu, đồng thời dựa trên trao đổi của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty điện lực miền Bắc.

    • Về nhu cầu đăng bài trên Chuyên mục Thực tiễn - Kinh nghiệm, các ý kiến đều cho rằng là hết sức cần thiết. Sự xuất hiện của địa phương, đơn vị trên ấn phẩm được coi là số một của Việt Nam đồng nghĩa khẳng định một cách tốt nhất đơn vị, địa phương mình. Quan điểm về bài viết thực tiễn - kinh nghiệm, các ý kiến cho rằng đây là các bài phản ánh thực tiễn sinh động phong phú ở cơ sở, qua đó nêu kinh nghiệm phát triển với các địa phương đơn vị. Nhưng do tính chất đặc thù mỗi địa phương, đơn vị khác nhau nên vừa có cách làm chung, vừa có cách làm riêng, khó áp dụng kinh nghiệm của nơi này vào nơi khác, nên phần lớn các bài viết chỉ mang tính chất đưa tham khảo.

    • Về khó khăn, thuận lợi khi viết bài cho Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm, các đồng chí đều chia sẻ khó khăn lớn nhất là về thời gian. Do ở cơ sở rất bận việc, trong khi yêu cầu của Tạp chí là những bài viết sâu dài khoảng 3.500 - 4.000 từ (tương đương 5 trang Tạp chí), nên rất khó dành thời gian, công sức nghiên cứu, viết bài. Trong khi đó dù lãnh đạo thìai cũng đã qua lý luận cao cấp nhưng không phải ai cũng xuất phát từ khối nghiên cứu lý luận. Đối với cán bộ trưởng thành từ thực tiễn thì chỉ quen cách diễn đạt bằng các ví dụ sinh động của thực tiễn. Còn thuận lợi là tin tưởng bài viết khi được gửi cho Tạp chí Cộng sản, sẽ được đội ngũ cán bộ có trình độ lý luận, báo chí thẩm định và biên tập.

    • Các ý kiến đề xuất, để bài viết hay hơn, đề nghị Tạp chí Cộng sản đi theo hướng thực hiện là đưa biên tập viên về làm việc, lấy tài liệu, tác nghiệp rồi chấp bút. Bài có thể đứng tên biên tập viên hoặc lãnh đạo, tùy tính chất và yêu cầu.

    • 2.3.3.3. Phỏng vấn sâu với các biên tập viên

    • Chúng tôi phỏng vấn sâu với 4 biên tập viên Tạp chí Cộng sản. Trong đó có 1 người là Thư ký Chi hội Nhà báo cơ quan.

    • Về quan điểm đối với Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm, các biên tập viên đều nhận thức rằng đây là chuyên mục có mục tiêu tổng kết kinh nghiệm, thực tiễn ở các đơn vị, địa phương nhằm làm sáng tỏ lý luận như chủ nghĩa Mác – Lê-nin, chủ trương, đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng.

    • Về thuận lợi, sự hợp tác của địa phương, đơn vị khá tốt, không quá khó khăn khi đi đặt bài hoặc trực tiếp đi cơ sở. Các bài viết chủ yếu do lãnh đạo đứng đầu cấp ủy, chính quyền đứng tên nên độ tin cậy cao, có uy tín, dễ được đăng. Khó khăn là bởi thực tiễn có rất nhiều lĩnh vực mà mình không thể chuyên sâu hết, điều kiện đi thực tế dài ngày là khó khăn. Trong các chuyến đi thì theo đường của ban tuyên giáo hoặc tỉnh ủy nên chủ yếu là nghe báo cáo nên khó có được hơi thở thực tiễn.

    • Đánh giá chất lượng Chuyên mục, các ý kiến đều cho là “tròn trịa”, không quá đặc sắc nhưng cũng không kém. Tính lý luận chưa cao vì thực tế rất khó lòng ghép lý luận vào thực tiễn, rất mất thời gian nghiên cứu cũng như do năng lực còn hạn chế.

    • Một số biên tập viên đề nghị cơ quan có chế độ tốt hơn cho cán bộ đi thực tế địa phương, thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cách viết các bài Thực tiễn Kinh nghiệm nói riêng, các bài viết trên các ấn phẩm nói chung.

    • Theo đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Thư ký Chi hội Nhà báo Tạp chí Cộng sản, việc Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm không có các giải báo chí là do: Đây không phải là mục có tính chính luận – thế mạnh của Tạp chí nên rất khó “đem chuông đi đánh xứ người”; mặt khác, chất lượng bài viết không cao. Các chuyên mục thế mạnh là Đưa nghị quyết vào cuộc sống và Nghiên cứu – Trao đổi, còn mục Sinh hoạt tư tưởng vẫn được xem là đặc sản của Tạp chí Cộng sản.

    • 2.3.3.4. Phỏng vấn sâu với các đối tượng khác

    • Với đối tượng là thông tin viên của Tạp chí Cộng sản, đồng chí này đánh giá, nếu Chuyên mục này để dành cho đối tượng là địa phương thì công chúng nói chung không quen đọc những bài dài, cũng không đủ trình độ thẩm định hết nội dung. Ngay cả khi là bài viết về địa phương đồng chí thông tin viên do Bí thư Tỉnh ủy viết thì ở địa phương cũng không đón nhận một cách phấn khởi. Nhưng nếu coi đó là các bài viết lý luận, với đối tượng bạn đọc có trình độ, thì các bài trong chuyên mục lại chưa đủ đạt tầm là bài nghiên cứu khoa học. Cũng theo ý kiến của đồng chí, nhiều người thích đọc các bài thực tiễn kinh nghiệm ở Chuyên đề cơ sở, là những bài do người nơi khác (biên tập viên, nhà khoa học) viết về địa phương, đơn vị.

    • Với đối tượng là nhà khoa học, là tổng biên tập một tạp chí nghiên cứu kinh tế của Bộ Kế hoạch đầu tư, đồng chí cho rằng các bài viết ở chuyên mục này có nhiều bài nêu vấn đề rất tốt nhưng giải quyết lại chưa rốt ráo. Để giải quyết vấn đề này, cần thay đổi hình thức trình bày, trong đó chú ý kỹ thuật nghiệp vụ báo chí, và trình bày theo thể thức một bài nghiên cứu khoa học. Hàm lượng khoa học là điều nhiều bài viết chưa có trong khi đó mới là tiêu chí đánh giá các bài viết khoa học.

    • Với đối tượng là trưởng phòng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo, đồng chí cho biết thường xuyên phải đọc, sử dụng các bài viết trên báo chí của Đảng, nhất là Tạp chí Cộng sản, để thực hiện công tác tuyên giáo. Nhưng kiến thức sử dụng chủ yếu đồng chí lấy ở các chuyên mục khác. Còn giá trị của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm được sử dụng khi cần làm những bản báo cáo. Nội dung của Chuyên mục cũng giúp đồng chí mở mang kiến thức bề rộng nhưng tính cụ thể không cao, cũng không tìm được cách làm hay, độc đáo để có thể học theo.

    • 2.4. Nguyên nhân của thực trạng

    • 2.4.1. Chưa bám sát tôn chỉ, mục đích

    • Đây có thể xem là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn tới thực trạng bài viết của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm trong những năm qua không đáp ứng yêu cầu, có nguy cơ trở thành một mục duy trì “để cho có”. Minh chứng rõ ràng là việc trong khi các Chuyên mục khác được duy trì tốt cả về số lượng, chất lượng, được coi là thế mạnh đặc trưng của Tạp chí Cộng sản, thì với việc xuất hiện nhiều thêm những mục không định kỳ, như hội thảo, ngày kỷ niệm,… số lượng bài viết của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm suy giảm đáng kể.

    • Theo chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí Cộng sản, thì các bài viết phải thể hiện được tiếng nói của Trung ương Đảng, là cơ quan lý luận và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mục Thực tiễn – Kinh nghiệm, vì thế, không phải là sự mô tả thực tiễn sinh động hàng ngày. Cũng không chỉ dừng ở việc nêu những kinh nghiệm chung chung; nó phải nhằm mục đích là làm rõ, nhấn mạnh lý luận và quan trọng hơn cả là tìm được những cái mới cái hay, góp phần mở đường lý luận.

    • Đồng thời, Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm có mục đích là từ thực tiễn sinh động, qua các kinh nghiệm của cơ sở trong trong xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra, phản hồi, phản biện lại lý luận. Đây không phải là mục áp đặt lý luận, lãnh đạo, chỉ đạo từ trên xuống, mà là cách tiếp cận từ dưới lên, Chuyên mục là cầu nối từ cơ sở lên Trung ương Đảng. Đặc sắc của Chuyên mục phải bắt nguồn từ thực tiễn, điều mà Trung ương Đảng mong muốn ở Chuyên mục là những phản hồi từ thực tiễn, chứ không phải là sự lặp lại những điều mà Đảng đã nói, đã phân tích, làm rõ – mà bản thân Tạp chí cũng đã có 2 Chuyên mục lớn để giải quyết.

    • Tuy nhiên, đã diễn ra cách hiểu rằng, các bài viết trong mục này chỉ cần đạt các tiêu chí: mô tả lại thực tiễn địa phương, ngành, đơn vị, đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, nêu lên những bài học kinh nghiệm. Thiếu hẳn mất 1 vế quan trọng nhất: những bài học đó rút ra được điều gì đối với lý luận. Ngay cả trong mô tả thực tiễn cũng thiếu hẳn việc nâng tầm nghiên cứu thực tiễn bằng cách điển hình hóa hoặc đối chiếu với thực tiễn ở các địa phương, ngành, đơn vị khác. Những bài học kinh nghiệm cũng chưa nâng được tầm là có thể thành bài học kinh nghiệm cho các địa phương, ngành, đơn vị khác.

    • 2.4.2. Nội dung bài viết chưa tốt, “chạy theo thực tiễn”

    • Đây là hệ quả trực tiếp từ việc xa rời tôn chỉ, mục đích. Thiếu tính lý luận và chính trị, nói khác đi là hạ thấp tiêu chí của bài viết trên Tạp chí, là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chất lượng suy giảm. Và khi sức hấp dẫn không còn thì việc số lượng giảm theo cũng là tất yếu.

    • Theo yêu cầu của tôn chỉ, mục đích, và từ chính thực tế những việc đã làm được của Tạp chí Cộng sản trong những năm trước đây, có thể nhận thấy, thời gian qua, Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm đang chạy theo thực tiễn, mô tả thực tiễn, thiếu tính tổng kết và đặc biệt không dự báo được thực tiễn. Những câu dự báo thường thấy là: dự báo trong những năm tới, tình hình còn bất ổn, khó khăn; trước những diễn biến phức tạp; phát huy những kết quả đạt được,… Những câu dự báo này gần như là một sự copy lại từ các dự báo của Trung ương Đảng vào cấp ủy, chính quyền các cấp địa phương, đơn vị.

      • 3.3. Giải pháp phát triển

      • Căn cứ vào những kiến nghị nêu trên, vào những cơ sở lý luận đã nêu ở Chương I về báo chí cách mạng, tính đúng – trúng – hay của báo chí Đảng, về bài tạp chí lý luận chính trị, để Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm phát triển đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu trong bối cảnh cách mạng mới, phù hợp, theo kịp với trình độ phát triển của truyền thông thế giới, Luận văn xin đề xuất các nhóm giải pháp.

      • 3.3.1. Nhóm giải pháp mang tính chỉ đạo, định hướng

      • Đây là nhóm giải pháp gồm những giải pháp mang tính chỉ đạo, đường lối, tạo khung khổ nhằm phát triển Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm đúng theo tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ được giao. Trong đó, đặc biệt chú trọng vấn đề cốt lõi là tăng tính lý luận chính trị của Chuyên mục.

      • 3.3.1.1. Xác định rõ tôn chỉ, mục đích của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm, nâng cao hàm lượng lý luận chính trị

      • 3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá các bài viết

  • 3.3.2. Nhóm giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ

  • 3.3.2.1. Về quy trình tiếp cận thực tiễn, xây dựng bài

    • 3.3.3. Nhóm các giải pháp nâng cao trình độ nhân lực

      • 3.3.3.1. Nâng cao trình độ lý luận chính trị, kỹ năng nghiệp vụ báo chí của biên tập viên

      • 3.3.3.2. Phát triển đội ngũ cộng tác viên

    • Trên cơ sở đó, Luận văn đã cố gắng đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm trên Tạp chí Cộng sản. Việc phát triển Chuyên mục có ý nghĩa nâng cao vai trò, tiếng nói của Tạp chí Cộng sản trong thực tiễn, trong hệ thống báo chí cách mạng, phần nào đóng góp vào xây dựng sức mạnh mềm quốc gia trong bối cảnh hiện nay.

    • PHỤ LỤC

    • Câu hỏi 2. Anh/chị đánh giá mức độ hấp dẫn của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm như thế nào:

    • Rất hấp dẫn Khá hấp dẫn Bình thường, tùy từng bài

    • Hoàn toàn bình thường Nội dung kém

    •  Không đánh giá. Lý do là (xin đánh dấu tiếp ở dưới):

    •  Không đánh giá được Không đọc  Lý do khác

    • Câu hỏi 3. Theo anh/chị, cần điều chỉnh số lượng bài viết trên các Chuyên mục của Tạp chí Cộng sản như thế nào?

    • - Chuyên mục Đưa Nghị quyết vào cuộc sống:

    • Cần tăng Cần giảm Giữ nguyên Không quan tâm

    • - Chuyên mục Nghiên cứu – Trao đổi:

    • Cần tăng Cần giảm Giữ nguyên Không quan tâm

    • - Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm:

    • Cần tăng Cần giảm Giữ nguyên Không quan tâm

    • - Chuyên mục Sinh hoạt tư tưởng

    • Cần tăng Cần giảm Giữ nguyên Không quan tâm

    • - Chuyên mục Thế giới: Vấn đề - Sự kiện

    • Câu hỏi 4. Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm có hữu ích đối với công tác hiện nay của anh/chị không:

    • Rất hữu ích Tương đối hữu ích Chỉ để tham khảo

    • Không có giá trị gì Có thể có giá trị trong tương lai.

    • Câu hỏi 5. Theo anh/chị, các bài viết tổng kết thực tiễn địa phương, đơn vị đăng trên Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm có cung cấp đầy đủ thông tin về cơ sở đó không?

    • Đầy đủ, toàn diện Chưa đầy đủ, toàn diện Thiếu nhiều

    • Không quan tâm

    • Câu hỏi 6. Anh chị đánh giá thế nào về chất lượng các bài viết của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm trong các khía cạnh sau

    • - Mô tả thực tiễn ở cơ sở

    • Rất tốt Tốt Bình thường Không đạt

    • - Nghiên cứu sâu về thực tiễn ở cơ sở:

    • Rất tốt Tốt Bình thường Không đạt

    • - Các bài học kinh nghiệm hay:

    • Rất tốt Tốt Bình thường Không đạt

    • - Làm sáng tỏ lý luận trong thực tiễn:

    • Rất tốt Tốt Bình thường Không đạt

    • - Mô tả, hướng dẫn cách thức vận dụng vào thực tiễn:

    • Rất tốt Tốt Bình thường Không đạt

    • - Đặt ra vấn đề mới cho lý luận:

    • Rất tốt Tốt Bình thường Không đạt

    • Câu hỏi 7. Anh chị đánh giá thế nào về hình thức thể hiện của các bài viết trong Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm:

    • - Về cách thức viết bài, thể hiện ý tưởng, ý đồ bài viết:

    • Rất tốt Tốt Bình thường Không đạt

    • Anh/chị có ủng hộ việc cần cải tiến (nếu đồng ý xin đánh dấu) 

    • - Về hình thức trình bày:

    • Rất tốt Tốt Bình thường Không đạt

    • Anh/chị có ủng hộ việc cần cải tiến (nếu đồng ý xin đánh dấu) 

    • Câu hỏi 8. Anh/chị có cho rằng, bài viết trên Chuyên mục Thực tiễn- Kinh nghiệm đã tương xứng là một bài nghiên cứu khoa học không?

    • Đạt chuẩn mực Chưa đạt một cách đầy đủ Không đạt

    • Câu hỏi 9. Nếu đánh giá chất lượng theo thang điểm 10, anh/chị đánh giá Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm đạt điểm số nào:

    • Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5

    • Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

    • Hai Chuyên mục Sinh hoạt tư tưởng và Nghiên cứu – Trao đổi cùng có số người chọn là 31 – chiếm 31,96%, Chuyên mục Đưa nghị quyết vào cuộc sống được 22 người chọn – 22,68%, Chuyên mục Thế giới: Vấn đề - Sự kiện được 13 người chọn – 13,40%.

    • Câu hỏi 2. Anh/chị đánh giá mức độ hấp dẫn của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm như thế nào:

    • 42 người – 43,30% đánh giá Chuyên mục đạt chất lượng trung bình, tùy từng bài có thể đạt sự hấp dẫn; 19 người – 19,59% cho rằng toàn bộ các bài trên Chuyên mục chỉ đạt mức bình thường; 16 người – 16,49% cho rằng nội dung còn kém hấp dẫn. Tổng cộng 77 người, chiếm 79,38% đánh giá không cao Chuyên mục này; 2 người – 2,06% cho là khá hấp dẫn. 18 phiếu – 18,56% không đưa ra đánh giá. Lý do được đưa ra là: Không đánh giá được là 7 – 38,89%, Không đọc: 6 – 33,33%, Lý do khác: 5 - 27,78%.

    • Câu hỏi 3. Theo anh/chị, cần điều chỉnh số lượng bài viết trên các Chuyên mục của Tạp chí Cộng sản như thế nào?

    • 2 Chuyên mục bạn đọc muốn tăng số lượng là Nghiên cứu – Trao đổi (35 người – 36,08%) và Sinh hoạt tư tưởng (51 người – 52,58%). Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm, đạt 5,15% (5 phiếu) cho rằng cần tăng và 78,35% (76 phiếu) cho rằng không cần tăng hay giảm.

    • Câu hỏi 4. Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm có hữu ích đối với công tác hiện nay của anh/chị không:

    • 0% đánh giá mức rất hữu ích.12,37% cho rằng khá hữu ích. 51 phiếu – 52,58% đánh giá chỉ ở mức tham khảo, 34 phiếu – 35,05% thì hy vọng trong tương lai sẽ có lúc có giá trị (hiện tại thì không).

    • Câu hỏi 5. Theo anh/chị, các bài viết tổng kết thực tiễn địa phương, đơn vị đăng trên Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm có cung cấp đầy đủ thông tin về cơ sở đó không?

    • 63,92% (61 người) đánh giá, khi đề cập tới một địa phương, đơn vị cụ thể, lượng thông tin do bài viết đem lại chưa đầy đủ, toàn diện. Chỉ có 2 người – 2,06% cho là đã đầy đủ. Có tới 15 ý kiến (15,46%) lại cho rằng thông tin còn thiếu nhiều. Số còn lại, 18,67% không quan tâm.

    • Câu hỏi 6. Anh chị đánh giá thế nào về chất lượng các bài viết của Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm trong các khía cạnh sau

    • - Mô tả thực tiễn ở cơ sở

    • 2: Rất tốt 25:Tốt 50:Bình thường 14:Không đạt

    • - Nghiên cứu sâu về thực tiễn ở cơ sở:

    • 2:Rất tốt 14:Tốt 65:Bình thường 16:Không đạt

    • - Các bài học kinh nghiệm hay:

    • 2:Rất tốt 17:Tốt 75:Bình thường 3:Không đạt

    • - Làm sáng tỏ lý luận trong thực tiễn:

    • 14:Rất tốt 29:Tốt 52:Bình thường 2:Không đạt

    • - Mô tả, hướng dẫn cách thức vận dụng vào thực tiễn:

    • 11:Rất tốt 32:Tốt 49:Bình thường 5:Không đạt

    • - Đặt ra vấn đề mới cho lý luận:

    • 2:Rất tốt 16:Tốt 76:Bình thường 3:Không đạt

    • Câu hỏi 7. Anh chị đánh giá thế nào về hình thức thể hiện của các bài viết trong Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm:

    • 63 người, chiếm 64, 95% cho rằng hình thức thể hiện chỉ đạt mức bình thường. 56 người – 57,73% cho rằng cần cải tiến cách viết Chuyên mục này. 18 người -18,56% đánh giá hình thức thể hiện tốt, 16 người – 16,50% thì lại cho là ngược lại – không đạt

    • Về hình thức trình bày, có tới 77,32% (75 người) đánh giá chỉ đạt mức bình thường; 63,91% (62 người) cho rằng cần cải tiến. Số người đánh giá hình thức trình bày tốt và không đạt lại bằng nhau: 11 người – 11.34%

    • Câu hỏi 8. Anh/chị có cho rằng, bài viết trên Chuyên mục Thực tiễn- Kinh nghiệm đã tương xứng là một bài nghiên cứu khoa học không?

    • 92/97 người (94, 85%) cho rằng các bài viết trên Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm chưa thể coi là 1 bài viết nghiên cứu. Trong đó, 62,89% (61 người) đánh giá là còn thiếu, chưa đầy đủ; 31,96% (31 người) đánh không đạt. Chỉ có 5,15% (5 người đánh giá đạt)

    • Câu hỏi 9. Nếu đánh giá chất lượng theo thang điểm 10, anh/chị đánh giá Chuyên mục Thực tiễn – Kinh nghiệm đạt điểm số nào:

    • Có 16 người chấm điểm 5 (16,49%), 36 người chấm điểm 6 (37,11%) và 45 người chấm điểm 7 (46,39%); không có điểm số khác. Trung bình Chuyên mục đạt 6,3 điểm.

Nội dung

Ngày đăng: 24/11/2021, 17:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w