AHS
HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHI MINH HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
Va
uy
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO (T G DIEM)
MA SO: 24-2017/CSHT
TAC DONG CUA CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA DEN LOL ICH KINH TE CUA NONG DAN VIET NAM HIEN NAY
CHU NHIEM DE TAI: TS TRAN THANH GIANG
CO QUAN CHU TRI: HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
CAC THANH VIEN THAM GIA DE TAI:
1 PGS, TS Doan Thi Minh Oanh, Hoc viện Báo chí và Tuyên truyén
2 ThS Dau Van Diing, Truong Dai hoc Y Ha Néi
3 Ths Nguyễn Trọng Long, Trường ĐT, BDCB Lê Hồng Phong 4 Ths Nguyén Thị Tú, Học viện Bao chí và Tuyên truyền
5, CN Đồng Thị Kim Khuyến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
HÀ NỘI - 2017
Trang 2MỤC LỤC
MO DAU
Chuong 1 MOT SO VAN DE LY LUAN VE CONG NGHIEP HOA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NƠNG DÂN VIỆT NAM
HIỆN NAY ¬ 10
1.1 Thực chất công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 10
1.2 Quan niệm về lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước hiện nay s 25c 22 2212222122111 0811 1n 23
Chương 2 TÁC ĐỘNG CÚỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA DEN LOI [CH KINH TE CUA NONG DAN VIỆT NAM HIỆN NAY -
THỤC TRẠNG VÀ NHỮNG VÁN ĐÈ ĐẶT RA 5s nen nen 42
2.1 Thực trạng những tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến lợi ích
kinh tế của nông dân Việt Nam hiện nay 6c nH vn SH St E c ngnevsenrreg 42
2.2 Những vấn đề đặt ra về lợi ích kinh tế của nông dân do tác động của công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay c ST H vn ng SH ng ng nai 58
_ Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ CÚA NÔNG DÂN TRƯỚC NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .sộ 72
3.1 Quan điểm giải quyết lợi ích kinh tế cho nông dân trước những tác động
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay c5 2StStcrrrerrrrrtrrirk 72
3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân trước những tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa -.cccccecevccs sec 76
Trang 3BANG QUY UOC CHU VIET TAT CMVS: CNXH: CNXHKH: CNH, HDH: GCCN: GCND: GDDH: GDDT: NXB: TLTT: TLSX: Cách mạng vô sản Chủ nghĩa xã hội
Chủ nghĩa xã hội khoa học Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Giai cấp công nhân
Trang 4| MO DAU 1, Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chủ trương đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong giai
đoạn hiện nay, trên khắp các địa phương ở nước ta nhiều khu công nghiệp với những quy mô khác nhau được hình thành và đi vào hoạt động Cùng với đó, quả trình đơ thị hố, xây dựng các khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cũng phát triển rất nhanh chóng Đó là xu thế tất yếu của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, tạo động lực mới để day nhanh tốc độ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá Mức độ mở rộng đô thị hoá, hình thành các khu
công nghiệp và phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cũng là một tiêu chí
để đánh giá trình độ phát triển của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Tuy nhiên, tốc độ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá càng nhanh, đồng nghĩa với việc xã hội nông
thôn ngảy cảng bị thu hẹp Đất đai vốn là tư liệu sản xuất chủ yếu của người
nông dân, bao đời găn bó với họ thì nay bị thu hỏi, chuyển đổi mục đích sử dụng
cho phát triển công nghiệp và đô thị Không có đất thì không có sản xuất nông
nghiệp, điều kiện sinh sống của người nông dân bị thay đổi, ảnh hưởng trực tiếp
đến thu nhập, đời sống và việc làm người nông dân, gây xáo trộn đời sống nông thôn và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc ở nhiều địa phương trong cả nước
| Nông dân Việt Nam hiện nay là một trong những giai cấp cơ bản và có số
lượng đông đảo nhất Trong suốt tiễn trình cách mạng của dân tộc, GCND luôn tâm nguyện một lòng đi theo Đảng, nêu cao tỉnh thần yêu nước và truyền thong
cần củ, không ngại khó khăn và gian khổ, góp phần to lớn cùng toàn dân thực
hiện thắng lợi sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và
thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước bước sang thời kỳ mới Mặc dù đã có nhiều thay đổi về cơ cấu giai cấp, giai tầng xã hội trong suốt thời kỳ đổi mới vừa qua nhưng nhìn chung hiện nay, nông dân nước ta vẫn còn là giai cấp chiếm số đông (họ chiếm khoảng 70% dân số); họ vừa là đối tượng chịu sự tác động của quá
trình ẨNH, HĐH, vừa là một chủ thể tích cực tham gia thực hiện quá trình ấy
Trong bối cảnh như vậy, việc đảm bảo lợi ích kinh tế của người nông dân là yếu tố quyết định nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người nông dân trong quá trình CNH, HĐH đất nước
| Trong hơn 30 năm thực hiện đường lỗi đổi mới đất nước vừa qua, đặc biệt
Trang 5“nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn” Đời sống của người nông dân đã có những đổi thay tích cực Thu nhập và việc làm của nông dân đã từng bước được cải thiện và nâng cao
hơn nhiều so với trước Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nông dân và các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội về cơ bản đã có sự kết hợp, thống nhất, tạo nền cuộc
sông nhiều đổi thay với chất lượng sống tốt đẹp hơn về nhiều mặt cho các vùng miền trên cả nước, mọi giai tầng trong xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đạt được, trong những năm gần đây các vấn đề nay sinh từ quá trình CNH,
HH đã tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích kinh tế của nông dân nước ta Đất đai vốn là TLSX chủ yếu của người nông dân, bao đời gắn bó với họ thì nay khá nhiều nông dân bị thu hỏi, chuyển đổi mục đích sử dụng cho phát triển công nghiệp và đô thị Thu nhập, đời sống và việc làm của người nông dân không đảm bảo; ô nhiễm môi trường sinh thái, tệ nạn xã hội gia tăng nhanh chóng Thực tế đó đã trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực đến sự đồng thuận xã hội, làm
cản trở việc phát huy động lực chung của quá trình CNH, HĐH đất nước
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Túe động của
công nghiệp hóa, liện đại hóa đến lợi ích kinh tế của nông dân Việt Nam
hiện nay” với mong muốn tìm ra những giải pháp góp phân tháo gỡ những vẫn đề bất cập nêu trên
2 Tình hình nghiên cứu
Từ khi Việt Nam bước vào giai đoạn day mạnh CNH, HĐH, đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý đề cập đến những van dé liên quan về những tác động của CNH, HĐH đến lợi ích kinh tế của nông dân và được biểu hiện ở những khía cạnh khác nhau Tiêu biểu có những công trình sau:
Cuốn “Biển đổi cơ cẩu ruộng đất và kinh tẾ nông nghiệp ở vùng châu thổ
sông Hong trong thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số làng xã)” của tác giả
Trang 6Cuốn “Vẻ chính sách đất nông nghiệp? ở nước ta hiện nay” (Nxb CTQG,
H 2007) cua tac gia Tran Thi Minh Chau (Chủ biên), đã luận chứng khá sâu sắc - một số vẫn đề lý luận và thực tiễn về các yêu tô cơ bản của kinh tế thị trường tác
động trực tiếp đến chính sách đất nông nghiệp; từ đó, rút ra những bài học bồ ích
cho việc định ra các giải pháp để hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam, nhằm hạn chế những rủi ro khó tránh cho nông dân trong qua trinh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn để góp phần nâng cao lợi ích kinh tế cho nông dân
Cuén “Thu nhdp, doi sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xáy dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia" (Nxb CTQG, H 2007) của tác giả Lê
Du Phong (chủ biên), đã làm rõ một số vẫn đề lý luận, thực trạng vẻ thu nhập,
đời sống và việc làm của những người dân có đất bị thu hồi trên địa bản cả nước, trong đó chỉ rõ những khó khăn của người nông dân Theo tác giả cuốn sách, nông dân hiện nay là những người đang chịu nhiều thiệt thòi nhất, ít được thụ hưởng những thành quả của quá trình đổi mới, họ đang thiếu các điều kiện và
phương tiện cần thiết để phát triển sản xuất và đảm bảo cuộc sống bình thường
Đồng thời, tác giá cũng đã đưa ra những quan điểm, giải pháp và kiến nghị
nhằm giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống cho những người dân
có đất bị thu hồi do mở rộng phát triển công nghiệp, đô thị hóa và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng
Cuốn “Công nghiệp nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phái trién” (Nxb CTQG, H 2004) của Nguyễn Văn Phúc và cuỗn “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Trung Bộ (qua khảo sát các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh) " (Nxb CTQG, H 2004) của tác giả Mai Thị Thanh Xuân, là những công trình có chung đối tượng nghiên cứu - thực trạng qua trinh CNH, HDH néng nghiép, nông thôn Nội dung cuốn sách của tác giả Nguyễn Văn Phúc
không chỉ nêu lên những nhận thức của tác giả về bản chất công nghiệp nông thôn
ở nước ta và kinh nghiệm phát triển lĩnh vực này ở một số nước, mà còn phân tích
thực trạng, nhân tố ảnh hưởng, những vẫn đề được đặt ra, xu hướng và giải pháp
để thúc đây công nghiệp nông thôn ở Việt Nam Cuốn sách của tác giả Mai Thị Thanh Xuân đã trình bày những lợi thế và hạn chế của quá trình thực hiện CNH,
Trang 7đồng thời đưa ra những giải pháp chủ yếu thúc day CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở bám sát thực trạng ở các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh
¬ Cuốn sách “Một số giải pháp nhằm phát triển bên vững nông thôn vùng động bằng Bắc Bộ trong quá trình xáy dựng, phát triển các khu công nghiệp
(qua khảo sát các tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Đương, Ninh Bình)” (Nxb CTQG, H
2007) do tác giả Đỗ Đức Quân (chủ biên), đã chỉ ra thực trạng phát triển bên vững nông thôn trong quá trình phát triển khu công nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc bộ, Trong các giải pháp nhằm phát triển bền vững nông thôn, theo tác giả, không thể thiếu việc đảm bảo và nâng cao đời sống cho nông dân
Năm 2001, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội cho ấn hành cuốn sách Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận, thục tiễn và triển vong áp đụng ở Việt Nam
của tác giả Đặng Kim Sơn và năm 2008, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, xuất
bản hai cuốn sách; Kinh nghiệm quốc tế vẻ nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quả trình cơng nghiệp hố và Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - hom nay va mai sau cha cing tac gid Dang Kim Sơn Cuốn sách trước (2001)
là cơ sở để hình thành đề tài, hai cuốn sách sau (2008) là kết quả của đề tai
KX.01.09/06-10, Một số vấn để về nông thôn Việt Nam trong điểu kiện mới của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn do tác giả
làm Chú nhiệm tế tài Đây là tể tài thuộc Chương trình KH & CN trọng điểm cấp nhà nước Đề tài là một trong những công trình đồ sộ và có nhiều tư liệu
đáng quý cho những ai tham khảo về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt
Nam Đề tài gôm một Chủ nhiệm, 2 Thư kí khoa học và 12 thành viên khác cùng
tham gia Đề tải được triển khai năm 2006 và nghiệm thu năm 2009 Tóm tắt đề tài gồm 345 trang từ gần 2000 trang tham luận, chuyên luận, được tổ chức thành 5 chương, với 5 sơ đồ, 78 bảng biểu và 23 hình minh hoạ dưới dạng biểu đồ Công trình này lấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu; lấy kinh nghiệm CNH nông nghiệp, nông thôn ở các nước công
nghiệp phát triển, đặc biệt là ở những nước thực hiện thành công và không thành
công giữa công nghiệp và nông nghiệp trong lịch sử CNH trên thế giới để luận chứng cho giải pháp xây dung và thực hiện Nghi quyết 26NQ-TƯ ngày 05
tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành trung tong khố X vẻ nơng nghiệp, nông
Trang 8CNH năm 1960 của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tư tưởng này) đã làm cho nông nghiệp khá khốn đốn Đến thế ki XVIII-XIX, họ điều chỉnh dần cho CNH xích lại gần nông nghiệp, vừa thúc đây nông nghiệp, vừa lấy nông nghiệp để phát triển CNH Đến thế kỉ XX - XXI người ta để cao vai trò của nông nghiệp, mặc dù lực lượng lao động cũng như tỉ trọng thu nhập GDP thấp hơn so với các
ngành kinh tế khác Kinh nghiệm của các nước CNH thành công chính là coi
trọng phát triển nông nghiệp, coi trọng nông dân Do mục tiêu và nhiệm vụ của dé tài là nhằm luận chứng cho CNH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam ở tầm vĩ mô là chủ yếu nên các tác giả đề tài này chỉ tham khảo để có cái nhìn toàn diện theo hướng phát triển nhằm đưa lại lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH Đề tài này không trực tiếp đề cập đến lợi ích kinh tế của
nông dân
Cuốn sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay và mai sau ` (Nxb CTQG, H 2008) của tác giả Đặng Kim Sơn, đã mô tả những nét
cơ bản về bức tranh hiện trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới, Trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát, phân tích và so sánh Việt Nam với các mô hình phát triển của các nước CNH, HDH đi trước, tác giả
cuốn sách đề xuất định hướng và chính sách phát triển đối với cả 3 đối tượng: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Cuốn sách “Lợi ích kinh tế của nông dân trong thoi ky công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” (Nxb CTQG-ST, H.2017) của Trần Thanh
Giang (chủ nhiệm Đề tài) Trên cơ sở phân tích làm rõ ƠNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tác giả đã phân tích làm rõ những biến đổi tiêu cực về lợi ích kinh tế của nông dân trên một số phương diện; đồng thời đề xuất một số giải pháp giải quyết lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam Cuốn sách này chủ yếu khai thác
"sâu về những biến đổi lợi ích kinh tế của nông dân (chủ yếu là đời sống, thu
nhập, việc làm), những phân tích từ khía những tác động của CNH, HĐH đến lợi ích kinh tế nông dân thì được đi sâu nghiên cứu
Trang 9vẫn đề nghiên cứu này thì cần xem xét tác động của CNH, HĐH đến lợi ích kinh
tế của nông dân Việt Nam
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Ÿ.l Mục đích nghiên cứu
“Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về CNH, HĐH và lợi ích kinh tế
của nông dân trong thời kỳ CNH, HĐH, tác giả đề tài đánh giá thực trạng những tác động của CNH, HĐH đến lợi ích kinh tế nông dân; đồng thời, đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam
trước những tác động của CNH, HĐH hiện nay
$.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Dé dat được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài như sau:
- Làm rõ một số vẫn đề lý luận về CNH, HĐH và lợi ích kinh tế của nông
dan trong thoi ky CNH, HDH
- Phân tích, đánh giá thực trạng những tác động của CNH, HĐH đến lợi ích kinh tế của nông dân và những vấn đề đặt ra từ những tác động đó
- Để xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam trước những tác động của CNH, HĐH hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu của để tài
Nghiên cứu những tác động của CNH, HĐH đến lợi ích kinh tế của nồng dân Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vì nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về nông dân là những vấn đề rất rộng, phức tạp và có tầm bao quát lớn, dé tai giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những nội dung Sau:
- Đối tượng chủ yếu là nông dân - nông nghiệp; địa bàn khảo sát chính là khu vực đồng bằng sông Hồng
- Tác động của CNH, HĐH đến lợi ích kinh tế của nông dân, trong đó chủ yếu là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,
- Lợi ích kinh tế của nông dân trên những phương diện: Thu nhập, đời
Trang 10- Chủ yếu nghiên cứu vấn đề trong khoảng thời gian đất nước tiễn hành
CNH, HĐH đến nay
—§,Cơsở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Co sở lÿ luận
Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách và phát luật của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam về về vấn đề lợi ích, lợi ích kinh tế của nông dân và các chế độ chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; ngoài ra, tác giả đề tài cũng tham khảo, kế thừa thành tựu của các công trình khoa học đã công bồ có liên quan đến đẻ tải
3.2, Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, khái quát hóa, thống kê, đối chiếu, so sánh
6 Đóng góp mới của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về CNH, HĐH và lợi ích
kinh tế nông dân, tác giả đề tài làm rõ những tác động của CNH, HĐH đến lợi ích kinh tế của nông dân và những vấn đề đặt ra; đề xuất quan điểm, các giải
pháp chủ yếu nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của nông dân trước những tác động cua CNH, HDH hién nay
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương, 6 tiết
- Chương 1: Một số vấn để lý luận về CNH, HĐH và lợi ích kinh tế của
nông dân Việt Nam hiện nay
- Chương 2: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến lợi ích kinh tế của nông dân Việt Nam hiện nay — Thực trạng và những vẫn đề đặt ra
Trang 11Chương ]
MỘT SỐ VĂN ĐÈ LÝ LUẬN VẺ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA NÔNG DÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Thực chất công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay - 1.1.1 Quan niệm về cơng nghiệp hố, hiện đại hố
- Khải niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Trên cả phương diện khoa học lẫn thực tiễn, đến nay “cơng nghiệp hố” khơng cịn là vấn đề xa lạ và mới mẻ, song cũng không phải vì thế mà người ta ít hoặc không quan tâm nghiên cứu đến vấn đẻ này Trái lại, công nghiệp hóa đang la van đề thời sự và nó sẽ vẫn tiếp tục được quan tâm trong nhiều năm tới Bởi lẽ, khi quá trình CNH ngày càng được triển khai mạnh mẽ thì nó luôn nảy sinh
những vấn để mới Thực tiễn của sự phát triển CNH đặt ra những yêu cầu cân giải quyết các vẫn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Điều đó thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học ở nhiều bình diện và trên những góc độ tiếp cận
khác nhau
Những nghiên cứu về CNH trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rat quan trọng, song cũng còn nhiêu vấn để chưa được đi sâu nghiên cứu, làm rõ
Chắng hạn, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa có quan niệm thong nhat vé CNH Hiện tại, có đến hàng chục định nghĩa khác nhau về CNH Có nguoi col
CNH là quá trình nâng cao tỷ trọng của cơng nghiệp trong tồn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế, đó là quá trình chuyền biến kinh tế - xã hội ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé
(xã hội tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp, và xác định nó là một
phân của quá trình HĐH Có người lại quan niệm CNH là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cầu kinh tế đa ngành với trình độ KH&CN ngày càng hiện đại Cũng có ý kiến giải thích CNH theo một nghĩa chung, khái
quát hơn, đó là quá trình chuyển đôi một đất nước có nền kinh tế lạc hậu chủ yếu
dựa vào sản xuất nông nghiệp trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển, công
Trang 12ánh được bản chất của CNH, song không thể hiện được hết nội dung căn bản của
nó Sở dĩ có nhiều quan niệm khác nhau về CNH là do có sự khác nhau về
phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu, cũng như do sự hạn chế về nhận thức và
nhiều khi còn là sự chỉ phối của yếu tô chính trị đối với chủ thể khi nghiên cứu về CNH
Dựa vào điều kiện lịch sử - cụ thể của đất nước và bối cảnh quốc tế, đồng thời với việc nhận thức rõ sự tác động mạnh mẽ của KH&CN đối với quá trình
CNH ở nước ta, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa VII của
Dảng đã xác định CNH của Việt Nam phải được đặt trong quan hệ với HĐH, coi “CNH la quá trình chuyén đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiễn bộ của KH&CN, tạo ra năng suất lao động xã hội cao” [44, tr 30] Việc xác
định CNH theo quan điểm như Vậy, về cơ bản, đã bao quát được các nội dung
chủ yếu của CNH, gắn CNH với HĐH, đồng thời xác định được Vai trò của công
nghiệp và KH&CN trong quá trình CNH,
Tuy nhiên, khi xác định mô hình CNH ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt
Nam chủ trương không lặp lại những mô hình cơng nghiệp hố cơ điển, mà tự
tìm lấy một mô hình phù hợp với hoàn cảnh đất nước và điều kiện thế giới
Trong lịch sử thế giới đã từng diễn ra các mô hình CNH chủ yếu, như CNH cổ
điển, CNH thay thé nhap khau (trước năm 70 của thế kỷ XIX), CNH hướng về
xuất khẩu, CNH hén hợp hướng theo hội nhập quốc tế Các mô hình CNH đó của thế giới đã tỏ ra không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay, khi mà cách mạng KH&CN đã phát triển rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, xu thế quốc tế hoá ngày càng sâu rộng, đồng thời “tri thức” đang ngày cảng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới Trong
bối cảnh như vậy, để quá trình CNH đạt được hiệu quả cao, Việt Nam phải xác định cho mình một mô hình CNH phù hợp với đặc điểm của đất nước cũng như phù hợp với xu hướng phát triển chung của nhân loại Với tính thần đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiém năng, lợi thế của nước
Trang 13tế và CNH, HĐH Phát triên mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức ” [50, tr 87-88] Chủ trương của Đảng là “đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [50, tr 186] Trong đó, “kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của
con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại” [50, tr 88]
Việc gắn kết CNH với HĐH không có nghĩa là đồng nhất hai quá trình này với nhau Thực tế cho thấy, muốn phát triển LLSX thì cần phải có một
khoảng thời gian khá dài để thực hiện CNH Việc triển khai thực hiện CNH là điều kiện để đi vào HĐH Có thể hiểu HĐH là một quá trình chống lại tụt hậu
trước sự bùng nỗ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; do đó, nó mang tính thời sự Về mặt lịch sử thì quá trình CNH thường phải diễn ra trước quá trình HDĐH Tuy vậy, sự phân định giữa ƠNH và HĐH chỉ mang ý nghĩa tương đối; bởi lẽ, trên thực tế, CNH và HĐH là hai quá trình có sự gắn kết, đan xen và tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau Nếu tách rời hai quá trình này thì khó có thé đạt hiệu quả tốt được
Công cuộc đây mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trên các vẫn đề cơ bản sau: Đây mạnh hơn nữa CNH, HH nông nghiệp, nông thôn và giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; phát triển nhanh công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và phát triển kinh tế vùng, kinh tế biển; chuyên dịch cơ cấu lao động, cơ câu
công nghệ; phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy
_Vọt của cách mạng khoa học và công nghệ; bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên
Như vậy, xét một cách tổng thê, CNH, HĐH là quá trình trong đó CNH luôn gắn liền với HĐH dựa trên sự phát triển của công nghiệp và KH&CN; đó là
quá trình chuyển từ sử dụng lao động thủ công và lạc hậu sang sử dụng một cách
phô biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên
tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiễn bộ của KH&CN, tạo
ra năng suất lao động xã hội cao,
- Tinh tat yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Nhìn lại bức tranh toàn cảnh của các nước công nghiệp phát triển trên thế
giới, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vai trò to lớn của CNH Chỉ tính riêng ở
Trang 1480 của thế kỷ trước) cũng khơng năm ngồi kết quả của quá trình thực hiện CNH Sự trỗi dậy ngoạn mục của Nhật Bản và Hàn Quốc đã được Pierre Judet - tác giả cuốn sách “Những nước công nghiệp hóa mới”, nhận xét: “Nếu năm 1964 thế vận hội ở Tôkyô đánh dấu việc Nhật Bản gia nhập vào dàn hợp xướng của các nước công nghiệp tiên tiền, thì thế vận hội ở Xơ Ủn năm 1988, thông qua tính năng động của Hàn Quốc, lại xác nhận tính hiện thực và trọng lượng của các nước công nghiệp mới Đông Á mà từ nay không thé xếp chúng vào loại kém phát triển hay chưa CNH” [74, tr 35] Như vậy, có thể khẳng định rằng, CNH là phương thức hữu hiệu mà tất cả các quốc gia phát triển trên thế giới đều
đã thực hiện ở một mức độ nào đó để chuyên nền kinh tế từ trạng thái kém phát
triển, trình độ nông nghiệp sang trình độ kinh tế công nghiệp và tiễn tới trình độ hậu công nghiệp Thực tế cho thấy, chưa có một quốc gia phát triển nào mà lại
không tiến hành CNH
Việt Nam trước khi tiến hành CNH là một quốc gia có nền kinh tế kém
phát triển, chủ yếu dựa vào nên nông nghiệp lạc hậu và lấy sản xuất lúa gạo là mũi nhọn; sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé Cũng như nhiều quốc gia khác, đối với Việt Nam, sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực rất quan trọng, nó đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đem lại giá trị
xuất khẩu Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có liên quan mật thiết đến đời sống
của nhân dân nói chung và quyết định trực tiếp đến lợi ích kinh tế của nông dân nói riêng Tuy sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng, song trên thực tế, chưa một quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển được mà chỉ dựa vào sản xuất nông nghiệp Hơn nữa, đối với Việt Nam, sản xuất nông nghiệp lại ở trình
độ rất lạc hậu, manh mún Nếu vẫn tiến hành sản xuất nông nghiệp theo lỗi cũ thì lợi ích kinh tế của nông dân cũng không thể được đảm bảo, đời sống của họ không thể cải thiện và nâng cao Một thực tế không thể phủ nhận là, trong nhiều
năm nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến nông nghiệp, nông dân, nông
thôn; đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư và hỗ trợ cho nông
nghiệp, nông thôn và nông dân Nhờ đó, nền sản xuất nông nghiệp của nước ta
đã có những bước tiễn vượt bậc, đời sống nông dân được cải thiện đáng kể, bộ
mặt nông thôn ngày một thêm đổi mới Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện đang gặp phải hàng loạt những vấn đề nan giải, bất cập: Sản xuất
còn nhỏ lẻ, manh mún, chia cắt, nhất là các tỉnh miền Bắc, khu vực miễn Trung
Trang 15nông thôn dư thừa, thời gian lao động ít; sản phẩm nông nghiệp quá rẻ, khó tiêu thụ; nông dân sản xuất một cách tự phát, chạy theo giá cả thị trường Chính vì thế, thu nhập của nông dân còn bắp bênh và rất thấp Thực tế cho thấy, thu nhập của nông dân thấp nhất trong các ngành nghề Rõ ràng, chỉ có tiến hành CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn mới giải quyết được những vẫn đề nan giải trên; từ đó, người nông dân mới có điều kiện nâng cao thu nhập, đảm bảo lợi ích kinh
tế của mình
Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII, tháng l năm
1994, Dang Cộng sản Việt Nam đã xác định là phải “đưa đất nước chuyển dẫn
sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đây tới một bước CNH, HĐH đất nước”
[10, tr 22] Tại Đại hội lần thứ VIII, tháng 9 năm 1996, Dang Cộng sản Việt Nam tiếp tục khang dinh: “Day mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoa”, đồng thời
xác định: “Từ nay đến năm 2020, ra sức phần đấu đưa nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp” [4, tr 80]
Việc thực hiện quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam cũng như những thành
tựu mà nó mang lại sẽ có tác động tích cực trên nhiều phương diện Trước hết,
quá trình CNH, HĐH thúc đây LLSX phát triển, tình trạng công nghệ lạc hậu
được giải quyết một cách căn bản sẽ làm năng suất lao động tăng lên và khi đó,
tổng sản phẩm xã hội cũng gia tăng, thu nhập vả mức sống của nhân dân có điều
kiện được nâng cao Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của LLSX sẽ thúc dây quá trình phân công lao động xã hội; trong xã hội sẽ xuất hiện nhiều ngành nghề mới
và do đó, làm giảm bớt áp lực về việc làm - một trong những vấn đề gay gắt hiện
nay Quá trình CNH, HDH được đây mạnh sẽ làm cho nền kinh tế được cơ cấu
lại theo hướng hợp lý, các nguôn lực và những thế mạnh của quốc gia được phát
huy tối đa thúc đây nên sản xuất xã hội phát triển và đạt hiệu quả cao Thêm nữa, việc đây mạnh CNH, HH sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc đảm bảo sự ổn định chính trị Đến lượt nó, sự ôn định chính trị sẽ tác động trở lại kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tiếp tục phát triển hơn nữa Có thể nói, mối quan
hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong sự phát triển xã hội thể hiện rất rõ nét
Như vậy, kết quả của quá trình CNH, HĐH sẽ có tác dụng to lớn trên
Trang 16phòng và an ninh vững chắc, nghĩa là chuyển xã hội từ trình độ văn minh nông
nghiệp lên văn minh công nghiệp, tiễn tới thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Tuy nhiên, cũng như bao sự vật và hiện
tượng khác, quá trình CẢNH cũng vẫn có tính hai mặt của nó Một mặt, quá trình
này có những tác động tích cực, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ;
mặt khác, nó cũng có những ảnh hướng tiêu cực nhất định, làm nảy sinh những
van dé kinh tế - xã hội bức xúc
1.12 Những nét đặc trưng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam hiện nay
Ngoài những nét chung như các nước đã tiễn hành CNH ở thời kỳ trước,
quá trình CNH, HDH ở Việt Nam hiện nay còn có những nét đặc trưng riêng;
bởi lẽ, nước ta tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh thế giới đã có nhiều thay
đối Những điều kiện khách quan dé Việt Nam tiễn hành CNH, HĐH không còn
giống như khi các nước trên thế giới thực hiện ẨNH Đặc trưng của quá trình CNH, HDH ở Việt Nam hiện nay thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, CNH, HDH gan với phat triển kinh tế trì thúc
Trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn déu cho thay rang, CNH, HDH
là một quá trình lịch sử tất yếu để cải biến nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, có cơ cầu kinh tế hợp lý, QHSX tiễn bộ; trang bị và tái trang bị công nghệ mới nhất cho tất cả các ngành kinh tế quốc
dân, chuyển từ lao động thủ công, lạc hậu sang sử dụng lao động một cách phổ biến với công nghệ (phương tiện, phương pháp) tiên tiễn, hiện đại, có hàm lượng trí tuệ cao; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, bảo vệ nên độc lập, tự chủ và đưa đất nước đi lên CNXH một cách vững chắc
Tù những thập niên cuối của thế kỷ trước cho tới nay, KH&CN đã có những bước phát triển kỳ diệu Khi các ngành công nghệ cao (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nanô ) phát triển
Trang 17quan hệ xã hội của con người LLSX biến đổi và phát triển mạnh mẽ dẫn đến bước chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức; đồng thời, kéo theo đó là quá trình toàn cầu hóa Tất cả các quốc gia đều cuốn vào xu hướng phát triển chung đó Tham gia vào quá trình phát triển chung ấy, mỗi quốc gia đều tìm thấy những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của mình Thực tế cho thấy, trên thế giới hiện nay đã có một số quốc gia phát triển đang tiệm cận sự hoàn thành
bước chuyển hắn từ kinh tế công nghiệp sang phát triển kinh tế tri thức
Sự thay đổi nhanh chóng các điều kiện phát triển (ở cả trong nước và
ngoài nước), xu thế toàn cầu hóa kinh tế và sự phát triển kinh tế tri thức trên thé giới đặt ra cho Việt Nam phải có những nhận thức mới về nội dung và phương thức thực hiện CNH, HDH CNH không còn vì mục tiêu cũ và việc thực hiện
CNH cũng không thể dựa vào những giải pháp có “tính chất truyền thống”; trái
lại, nó phải đạt tới mục tiêu hiện đại và dựa trên các công cụ, giải pháp hiện đại Dang Cong sản Việt Nam xác định: CNH, HĐH ở nước ta phải dựa vảo tri thức, theo con đường đi tắt, rút ngắn Yêu cầu đặt ra đối với qua trinh CNH, HDH cua
nước ta là phải đồng thời thực hiện hai quá trình: Một là, xây dựng nền công
nghiệp theo hướng hiện đại; hai là, phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế Đây là hai nội dung của một quá trình và phải được thực hiện đồng thời nhằm chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức Nền kinh tế Việt Nam phải phát triển theo mô hình “lỗng phép” Theo đó, một mặt, chúng ta phải dây mạnh phát triển nông nghiệp và các ngành công nghiệp cơ bản; mặt khác, phải đây mạnh phát triển những ngành kinh tế dựa vào tri thức và công nghệ cao Chỉ có mạnh dạn đi ngay vào phát triển kinh tế tri thức thì Việt Nam mới có khả năng thay đôi phương thức, đồng thời đây nhanh tốc độ CNH, HĐH của mình Gắn liền CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức là con đường và biện
pháp hiệu quả nhất để Việt Nam có được sự phát triển bền vững Bởi lẽ, việc
phát triển kinh tế tri thức không dựa chủ yếu vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, mà chủ yêu do sức sáng tạo của nguồn nhân lực tạo Ta
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII của Đảng đã xác định rõ: “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và
Trang 18của khoa học vả công nghệ tiếp tục được nhân mạnh: “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tỉnh thần của người Việt Nam, coI sự phát triển của giáo duc va dao
tao, khoa hoc va céng nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa” Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), lần đầu tiên
Đảng ta đã đưa ra luận điểm quan trọng về phát triển kinh tế tri thức: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ” Đường lối đó tiếp tục
được Đại hội XI (2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam khăng định và quán triệt Đại hội XII (2016), Đảng nhân mạnh cần “Xác định hệ tiêu chí nước công
nghiệp theo hướng hiện đại Chú trọng những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế (GDP bình quân đầu người, tỷ trọng gia tri gia tăng công nghiệp chế tạo, tỷ trọng nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa, điện bình quân đầu
người, ); những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội (chỉ số phát
triển con người, tuổi thọ bình quân, chỉ số bất bình đăng trong phân phối thu
nhập, số bác sĩ trên | van dan, ty lé lao động qua đảo tạo, ); và những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về môi trường (tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, độ
che phủ rừng, tỷ lệ giảm mức phát thải khí nhà kính ) So với hệ tiêu chí của nước công nghiệp theo hướng hiện đại, những kết quả mà quá trình CNH, HĐH nước ta đạt được còn tương đối thấp và chưa đạt chuẩn Do đó, để nâng cao chất
luong CNH, HDH, hướng tới mục tiêu “phần dau sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đạt”
Những quan điểm trên cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rất nhạy
bén trong việc nhìn nhận xu hướng phát triển của thời đại mới, sớm nhận thức
tầm quan trọng của kinh tế tri thức đối với quá trình đây mạnh CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay Việc Đảng Cộng sản Việt Nam xác định day
mạnh CNH, HDH gắn với phát triển kinh tế trị thức không chỉ là sự tiếp nối
đường lỗi và chiến lược CNH, HĐH được vạch ra ở các kỳ đại hội trước, mà còn thể hiện sự vận dụng sáng tạo học thuyết kinh tế của Mác-Lênin vào điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam
Thứ hai, quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô lón
ĐTH và phát triển các khu công nghiệp là vấn đề có tính quy luật phổ biến đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong quá trình thực hiện CNH,
Trang 19quy mô, tốc độ thực hiện ĐTH và phát triển các khu công nghiệp thường có sự
khác nhau
_ Trên một ý nghĩa nhất định, ĐTH và việc phát triển các khu công nghiệp là sự biêu hiện về mặt xã hội của quá trình CNH, HĐH ĐTH là quá trình biến đổi
và phân bổ lại LLSX trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị ở những vùng vốn không
phải là đô thị Đồng thời, ĐTH cũng là quá trình phát triển của các thành phố lớn
và phô biến rộng rãi lỗi song thanh thi trong dan cu
ĐTH là một quá trình lịch sử, trong đó nỗi lên một vấn đề kinh tế - xã hội là nâng cao vai trò của đô thị trong sự phát triển mọi mặt của xã hội “Về thực chất, CNH, HĐH và ĐTH là quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát
triển mạnh khu vực công nghiệp, dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu CNH, tăng nhanh lao động làm công nghiệp và dịch vụ, giảm mạnh lao động làm nông nghiệp” [117, tr 24] Những tiên để cơ bản của ĐTH là sự
phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ , thu hút nhiều nhân lực từ nơi
khác đến sinh sông, làm việc
Ở Việt Nam, việc đây mạnh quá trình CNH, HĐH đã làm cho quá trình ĐTH và phát triển các khu công nghiệp diễn ra với quy mô khá lớn' và tốc độ
nhanh Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, hiện nay Việt Nam là quốc gia
có tốc độ DTH nhanh nhất Đông Nam Á Năm 1986, tỷ lệ dân cư sống ở đô thị
của Việt Nam là 19% (khoảng 11,8 triệu người), đến năm 2010 đã tăng lên 30,5% (khoảng 26,3 triệu người) [189]
— ĐTH và sự hình thành các đô thị hiện đại với tốc độ nhanh là một trong
những nét nỗi bật của quá trinh CNH, HDH ở nước ta Cùng với sự hình thành
mới các khu đô thị, quá trình CNH, HĐH cũng kéo theo sự phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế mở, khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, các trung tâm dịch vụ và sản xuất (sau đây gọi chung là các khu công nghiệp) Chúng ta biết rằng, một quốc gia - đề trở thành một nước công nghiệp - đòi hỏi phải có một nền công nghiệp phát triển ở trình độ cao cả về năng lực sản xuất,
trình độ kỹ thuật và công nghệ, hình thức tổ chức sản xuất Kinh nghiệm phát triển của nhiều nước và từ thực tiễn phát triển của Việt Nam cho thấy, tổ chức
Trang 20chiều hướng tích cực toàn bộ nền kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đối với
các nước đang phát triển
Như vậy, việc gia tăng nhanh tốc độ và mở rộng quy mé DTH, phat trién các khu công nghiệp ở Việt Nam là kết quả tất yêu của quá trình đây mạnh
CNH, HĐH Điều đó, ở một mức độ nhất định, cũng phản ánh và thê hiện trình độ CNH, HĐH của đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu ứng tích cực mà
quá trình ĐTH và phát triển nhanh các khu công nghiệp tạo ra, hiện cũng đang có nhiều vấn đề phức tạp mới nảy sinh, đòi hỏi phải được giải quyết một cách hiệu quá nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững
Thu ba, CNH, HDH ở Việt Nam được thực hiện trong điểu kiện có sự tác động mạnh mẽ của hội nhập kinh tế thể giới
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thé tất yếu, biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của LLSX do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới cũng như do tác động mạnh mẽ của cách mạng KH&CN và sự tích tụ và tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất Đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của cả thế giới nói chung và của mỗi quốc gia nói - riêng đã, đang và sẽ tiếp tục chịu sự chi phối bởi quá trình hợp nhất kinh tế toàn cau
Đứng trước xu thế phát triển chung của thời đại, Việt Nam đã chủ động
nắm bắt thời cơ, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Bởi lẽ, chúng
ta nhận thức rõ rằng, nếu đi ngược lại xu thé phat triển chung của nhân loại sẽ bị cô lập và có nguy cơ ngày càng tụt bậu xa hơn so với thể giới Hơn nữa, đặc điểm mang tính đặc thù của nước ta là vừa phải trái qua một thời kỳ chiến tranh ác liệt kéo dài suốt 30 năm và đang vươn lên trở thành một quốc gia đang phát
triển Do đó, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là yêu cầu cấp thiết
để Việt Nam có thẻ tranh thủ thời cơ, nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển của
mình Cùng với những nguồn nội lực nội sinh dỗi dào sẵn có, khi tham gia vào nên kinh tế toàn cầu, Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu
hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được những thành tựu KH&CN tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước có nền kinh tế phát triển cao; đồng thời, tạo được môi trường thuận lợi để phát triển nền kinh tế của đất nước Bởi vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yêu khách quan đối với nước ta
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam không chỉ nhằm mục tiêu giải
Trang 21phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong cả giai đoạn tới Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, điều kiện thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra, qua trình này cũng đặt Việt Nam trước không ít những thách thức, khó khăn đòi hỏi phải được giải quyết, vượt qua
Cho đến nay, xung quanh vấn đề quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế còn có nhiều ý kiến khác nhau Nhìn chung, các quan niệm thống nhất ở điểm cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự
do hóa thương mại và mở cửa Nội dung và hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế rất đa dang Vé co ban, nội dung quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bao gom việc ký kết hoặc tham gia các định chế kinh tế - thương mại song phương, đa
phương cấp độ khu vực và thế giới; các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư
với các đối tác nước ngoài ở các cấp độ khác nhau; việc cải cách, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật dé nang cao nang luc canh tranh quéc gia va phu hop với thông lệ quốc tế Hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cũng rất phong phú Đó có thể là những thỏa thuận, cam kết song phương có tính chất khu vực, cũng có thể là những cam kết, thỏa thuận đa phương có tính toàn cầu, cũng có thể mở cửa từng lĩnh vực, cũng có thể mở cửa nhiều hoặc tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tẾ, V.V
'Việc đánh giá mức độ hội nhập quốc tế của một quốc gla có thê dựa trên
nhiều căn cứ, tiêu chí Ngoài chủ trương, luật pháp của nhà nước phù hợp với thông lệ quốc tế hoặc phù hợp với những cam kết song phương, khu vực, cần
xem xét các chỉ tiêu khác, như tổng kim ngạch xuất khẩu so với GDP, quy mô
xuất khẩu bình quân đầu người, tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số vốn
đầu tư, v.v
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào 7/2006,
đánh dấu việc chúng ta chính thức tham gia vào hoạt động của nên kinh tế toàn
cầu Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam đứng trước những thách thức lớn nhưng cũng có nhiều cơ hội Nếu không tham gia vào tiến trình ay, trở
thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường, Việt
Nam sẽ rất khó khăn trong việc chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
Trang 22đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại lẫn cải cách nền hành chính quốc gia Dé bao đảm cho quá trình đổi mới thành công, cùng với việc gắn kết các nội dung đổi mới, chúng ta đã chủ động xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý, từng bước hình thành và phát triển đồng bộ các yếu tổ của kinh tế thị trường Điều đó không những đảm bảo phát huy được nội lực của đất nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, mà còn tạo ra tiền đề quan trọng bên trong
cho su nghiép CNH, HDH đất nước
Toàn cầu hóa kinh tế có tác động đặc biệt mạnh mẽ đến lĩnh vực nông
nghiệp, nông dân, nông thôn của Việt Nam Bởi lẽ, nông nghiệp vốn là lĩnh vực
nhạy cảm, dễ bị tốn thương Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải cam kết thực hiện lộ trình cắt giảm thuế, hỗ trợ ưu đãi đối với các mặt hàng
nông sản, Nông nghiệp đứng trước sức ép lớn về cạnh tranh, trong khi đó quy
mô, trình độ sản xuất nông nghiệp lại manh mún và lạc hậu, năng suất thấp, chất
lượng sản phẩm không cao, bình quân đất nông nghiệp trên một lao động thấp
Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế đã thực sự đặt ra nhiều thách thức lớn đối
với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng
1.1.3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vu trong yéu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hién nay
C.Mác và Ph.Ăngghen, khi nghiên cứu về quá trình CNH ở nước Ảnh - quốc gia đã thực hiện CNH từ rất sớm, đã đưa ra dự báo rang GCND sẽ chuyển hóa thành GCCN do sự phát triển mau chóng của quá trình CNH trong nông nghiệp Tuy nhiên, quá trình này chưa diễn ra do nông nghiệp hàng hóa chưa đủ điều kiện để tổ chức thành nền đại sản xuất như trong công nghiệp Kiểu tổ chức sản xuất nông nghiệp theo lối công nghiệp chưa phủ hợp và các hình thức tổ
chức sản xuất, như kinh tế hộ, kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại vẫn đang phát huy hiệu quả tốt Thực tế đó đã khẳng định một lợi thế cơ bản của nông
nghiệp so với công nghiệp xét về mặt điều kiện, tiền đề để chúng phát triển Đó là chỉ dựa vào đất đai và sức lao động của con người thì nông nghiệp cũng đã có
thé tiễn hành sản xuất được, thậm chí còn có thể phát triển tương đối khá trong một thời điểm nhất định Đối với lĩnh vực công nghiệp thì khác, dé phát triển thì
Trang 23chính xác vị trí và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn đối với sự phát
_ triển kinh tế - xã hội nước Anh thời điểm đó
Lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề nông nghiệp, nông thôn đã được V.LLênin kế thừa và vận dụng vào thực tiễn khi ông trực tiếp lãnh đạo
công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga xôviết V.I.Lênin đã sớm nhận thay
việc đưa nền nông nghiệp nước Nga vốn còn ở trình độ hết sức thấp kém chuyền sang mô hình sản xuất lớn cộng sản chủ nghĩa là chưa phù hợp Khi “Chính sách kinh tế mới” được áp dụng vào thực tiễn, nền nông nghiệp được thay đổi cách thức sản xuất phù hợp với tâm lý, nguyện vọng của nông dân, lập tức nó đã phát huy tác dụng Chỉ trong vòng vải năm sau khi áp dụng chính sách mới, sản xuất nông nghiệp của của nước Nga đạt năng suất kỷ lục, tương đương mức trước chiến tranh, góp phần quan trọng vào quá trình phục hồi kinh tế Tuy nhiên, do những sai lầm khách quan và chủ quan nên sau khi V.I.Lênin qua đời, những chính sách CNH của Đảng Cộng sản Liên Xô thiếu đi sự coi trọng đúng mức đối với nông nghiệp và nông thôn, vai trò động lực của nông dân không được phát
huy Tất cả những điều đó đã làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng kém hiệu
quả Sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, lương thực và thực phẩm không đủ tiêu dùng Điều đó cũng góp phần làm cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng Những nước XNCN khác vận dụng mô hình CNH đó cũng đã gặp phải muôn vàn khó khăn khi Liên Xơ khủng hống, đỗ vỡ
Nhận thức sâu sắc lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như kinh nghiệm thực tiễn CNH của nhiều nước thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết suc col trong vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam nói chung và khôi phục kinh tế - xã hội, tiễn hành CNH nói riêng
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, chúng ta “phải cải tạo và phát triển nông
nghiệp để tạo điều kiện cho việc công nghiệp hóa nước nhà Phải có một nền
nông nghiệp phát triển thì công nghiệp hóa mới có thể phát triển mạnh” [106, tr
7] Trong điều kiện lương thực, nguyên liệu cung ứng cho tiêu dùng của xã hội
và cho sản xuất công nghiệp còn thiểu, Hỗ Chí Minh chỉ rõ: “Hiện nay, chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính Vì muốn mở mang công nghiệp thì phải có
đủ lương thực, nguyên liệu” [106, tr 40] Khi khăng định tầm quan trọng của
Trang 24| gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông dân ta giầu thì nước ta giảu
Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [104, tr 43]
Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam tiến hành CNH, HĐH trong điều
kiện vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân chiếm gần 70% dân SỐ, thu nhập và đời sống của họ rất thấp [134] Bởi vậy, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là vấn đề chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội bền vững Trên
cơ sở quán triệt, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông
dân và nông thôn, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhân mạnh tầm quan trọng của
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; coi đó là một trong những nội dung quan
trọng nhát của toàn bộ quá trình CNH, HĐH đất nước, đồng thời là bộ phận hữu
cơ của quá trình này
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng đã để ra chủ
trương và những giải pháp đồng bộ về van để nông dân, nông nghiệp và nông thôn Trong đó, xác định rõ: “Đối với GCND, ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò GƠND trong sự nghiệp đối mới, tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết cho CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển nông thôn; thực
hiện tốt các chính sách về ruộng đất, phát triển nơng nghiệp tồn diện, tiêu thụ
nông sản hàng hóa, bảo hiểm sản xuất và bảo hiểm xã hội; phát huy lợi thể từng
ving, giúp đỡ vùng khó khăn; phan bồ dân cư theo quy hoạch, phát triển ngành nghề, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sông, nâng cao dân trí, xây dựng nông thôn mdi ” [46, tr 125]
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, khóa X (2008), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khăng định: “Nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược
trong sự nghiệp CNH, HDH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng
quan trong dé phat triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ôn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng, đầu trong quá trình CNH, HDH đất nước” [50, tr
72 —
Với đường lối đó, quan điểm chỉ đạo của Đảng coi “giải quyết vẫn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội;
trước hét, phải khơi dậy tỉnh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của
Trang 25văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông _ nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân” [6] Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là ba vấn để khác nhau, nhưng nếu không được
giải quyết một cách đồng bộ thì không thé dam bảo thực hiện CNH, HĐH một
cách vững chắc Kinh nghiệm thực tiễn từ quá trình CNH của các nước trên thế - giới cho thấy, khi nông nghiệp, nông dân và nông thôn được đặt đúng vị trí và xác
định đúng vai trò; đồng thời, những tiềm năng, nguồn lực và thé manh cua chung duoc phat huy sé tao nén su phat triển ôn định của nên kinh tế Hơn nữa, đối với
một nền kinh tế còn chịu nhiều ảnh hưởng từ nông nghiệp thì việc tận dụng, phát huy vai trò và lợi thế của lĩnh vực sản xuất này là một tất yếu để phát triển công
nghiệp, thực hiện CNH, HDH đất nước Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là
những vấn đề cơ bản có ý nghĩa quyết định trong việc đưa nền kinh tế từ lạc hậu
trở thành nền kinh tế tiên tiễn hiện đại Đối với Việt Nam, thực hiện CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn là bước đi cụ thể, trước mắt; đồng thời, là nhiệm vụ trọng yêu quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp CNH, HDH đất nước
Hiện nay, nước ta trong giai đoạn đây mạnh CNH, HĐH đất nước Vì vậy, có thê khắng định rằng, việc tiễn hành thăng lợi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn có vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy cho sự phát triển, đóng góp một phần lớn vào tổng thu nhập của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xã hội, tạo cơ sở cho sự phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt
là công nghiệp và các hoạt động dịch vụ Theo đó, tập trung đầu tư vốn, nguồn
nhân lực, KH&CN, quản lý nhằm tạo ra sự chuyên biến lớn cho nông nghiệp 'và kinh tế nông thôn là những vấn để có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà
nước ta trong giai đoạn hiện nay
1.2 Quan niệm về lợi ích kinh tế của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
1.21 Lợi ích kinh té va lợi ích kinh tẾ của nông dân
* Lợi ích kinh tế:
Lợi ích kinh tế là một bộ phận lợi ích của con người được bộc lộ ra trong các hoạt động về kinh tế Lợi ích kinh tế là một sự vật hay hiện tượng kinh tế
khách quan biểu hiện những quan hệ tất yếu của con người trong hoạt động kinh
tế thỏa mãn những nhu cầu tôn tại và phát triển của họ Lợi ích kinh tế là những
Trang 26của minh, lợi ích kinh tế còn là phương tiện, công cụ và phương thức phô biến
để con người thực hiện các nhu cầu phong phú và đa dạng của mình Lợi ích
kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, là hình thức biểu hiện hiện thực của các QHSX, nó xuất hiện và tồn tại trong những điều kiện nhất định của đời sống
xã hội và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người
Với tư cách là biểu hiện của các QHSX, lợi ích kinh tế được qui định một |
cách khách quan bởi PTSX, hệ thống QHSX; trong đó, quan trọng nhất là quan hệ sở hữu các TLSX Bởi lẽ, người nào là chủ sở hữu các TLSX thì người đó sẽ quyết định quá trình sản xuất và dĩ nhiên, cũng sẽ quyết định sự phân phối sản phẩm, phân chia lợi nhuận Điều này cũng có nghĩa họ chính là người đóng vai
trò quyết định các quan hệ lợi ích kinh tế Với tư cách hình thức biểu hiện của các quan hệ kinh tế, lợi ích kinh tế có mặt ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội Trong đời sông xã hội, ở đâu có hoạt động sản xuat, kinh doanh thì ở đó có quan hệ lợi ích kinh tế và chủ thể sản xuất, kinh doanh
cũng chính là chủ thẻ lợi ích kinh tế Rõ ràng, lợi ích kinh tế là sự biểu hiện cụ
thể nhất của các quan hệ kinh tế Và như C.Mác, Ph.Ăngghen khăng định: “Lợi
ích là thuộc tính tất yếu của con người và nó gắn kết các thành viên xã hội dân sự lại với nhau” [102, tr 309] Mỗi cá nhân, giai cấp và tầng lớp xã hội đều có
những lợi ích riêng và các hoạt động theo đuôi lợi ích riêng nên trong xã hội ton
tại những mối quan hệ lợi ích rất phong phú và đa dạng Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau của mỗi quốc gia - dân tộc, yêu cầu và mục tiêu của việc giải
quyết các mỗi quan hệ lợi ích được đặt ra khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm cụ thể của xã hội đặt ra Việc giải quyết các mối quan hệ lợi ích đều
trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng và tác động đến các cá nhân, cộng đồng, giai cấp trong xã hội Các mối quan hệ lợi ích, nếu được giải quyết đúng đắn và kịp
thời thì sẽ tạo động lực thúc đây xã hội phát triển Ngược lại, quan hệ lợi ích
không được giải quyết phù hợp sẽ kìm hãm, phá vỡ sự ổn định, thậm chí đây lùi
tốc độ phát triển của xã hội Vì thế, lợi ích được ví như “điểm huyệt” nhạy cảm
nhất mà khi tác động vào đó, cơ thê xã hội sẽ có những thay đổi nhanh chóng theo mục đích của chủ thể tác động [102, tr 321]
Tuy nhiên, để đóng vai trò quyết định thúc đây sự hoạt động kinh tế của
con người thì lợi ích kinh tế phải được phản ánh vào trong đầu óc con người và hiện diện với tư cách những động cơ tư tưởng, những động lực bên trong thôi
Trang 27nhận thức thì khi đó lợi ích kinh tế mới trở thành động lực thôi thúc chủ thể hoạt động Thực ra, trong đời song kinh tế, cái mà người ta nhận thức được trước hết
về các quan hệ kinh tế là khi tham gia vào các hoạt động kinh tế người ta sẽ được gì, lợi nhuận như thể nào Con người ta không làm gì cả nếu cái đó không gắn liền với lợi ích của họ Sẽ không có bắt cứ hoạt động kinh tế nào nếu con người ta không theo đuổi những lợi ích kinh tế nhất định
* Lợi ích kinh tẾ của nông dan:
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “farmer” có nghĩa là “người tá điền”, “người nông dân”, “người chủ trang trại” Gần đây, trên một số trang web bằng tiếng Anh đã giải thích thuật ngữ nông dân (farmer) như sau: “Người sống bằng nghề
trồng trọt trên đất
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã đưa ra quan niệm về nông dân dựa trên việc xem xét chế độ sở hữu của họ C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng nông dân vừa là người sở hữu, tư hữu nhỏ, vừa là người lao động bị áp bức trong các xã hội có áp bức giai cấp Do địa vị trong phương thức sản xuất quy định nên GCND không phải là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, không có hệ tư tưởng Tuy nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, ở họ vẫn chứa đựng một khả năng cách mạng to lớn Trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản, việc giai cấp nào giành được sự đồng tình, ủng hộ của nông dân là yếu tổ cơ bản quyết định sự thắng lợi
Quan điểm về nông dân của C.Mác và Ph.Ăngghen được V.I.Lênin kế thừa và phát triển trong điều kiện mới V.I.Lênin cũng chỉ rõ GCND có nhiều đặc điểm tâm lý, tính cách riêng so với các giai tầng khác trong xã hội Họ là
những người có tâm lý, cách sông bảo thủ, cục bộ, phân tán, biệt lập do phương
thức sản xuất quy định V.ILLênin viết: “những điều kiện sinh hoạt kinh tế và
chính trị của họ đã không làm cho họ gan nhau, ma lai con lam cho ho xa nhau, rời nhau, biến họ thành hang triệu người tiểu sở hữu riêng lẻ” [72, tr.161] Như
vậy, theo V,I.Lênin nông dân vừa là những người tư hữu nhỏ, vừa là người lao động Họ không có tư tưởng độc lập, tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng
của giai cấp thống trị, sự dao động, sự tính toán mang đầy tính thực tế có thể
xem là đặc điểm quan trọng của nông dân trong bất kỳ giai đoạn nào V.I Lênin
cũng nhân mạnh rằng, nông dân là lực lượng cơ bản của cách mạng dân chủ và
Trang 28Trong hoạt động hàng ngày của mình, người nông dân quan tâm đến
nhiều lợi ích khác nhau nhưng trước hết và chủ yếu vẫn là lợi ích kinh tế Lợi
Ích kinh tế của nông dân trên thực tế được biểu hiện rất đa dạng nhưng chủ yếu
vẫn thể hiện ở ba nhóm lợi ích chủ yếu, gồm:
- Lợi Ích trong mỗi quan hệ sở hữu hoặc sử dụng đối với các TLSX mà mình có được hoặc được giao;
- Lợi ích trong việc quản lý, tổ chức sản xuất canh tác trên các TLSX mà mình eó quyền chiếm hữu hoặc có quyền sử dụng
- Lợi ích đối với việc tô chức phan phối và sử dụng các sản phẩm do mình
sản xuất ra hoặc do sự tham gia đóng góp các TLSX mà mình có quyên chiếm
hữu hoặc quyền sử dụng mà có, v.V |
Trong diéu kién cu thé & Viét Nam hién nay, việc đám bảo lợi ích kinh tế
của người nông dân dưới tác động của mặt trái quá trình CNH, HDH trong phát triển nông nghiệp nông thôn thực chất là bảo đảm về quyền có được các TLSX
chủ yếu, như đất đai, rừng, biển nhằm thực hiện quá trình sản xuất tạo ra gia tri
để nuôi sống bản thân và hộ gia đình; quyền có được thu nhập và việc làm ồn định, quyền có được một môi trường kinh tế - xã hội ổn định và bền vững, quyền được chia sẻ và hưởng thụ các giá trị gia tăng trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, v.v Cố nhiên, tại mỗi địa phương khác nhau với những tác động của quá trình CNH, HĐH đến sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những thời điểm khác nhau thì lợi ích kinh tế của người nông dân bộc lộ
dưới các dạng khác nhau
Lợi ích kinh tế của nông dân nước ta hiện nay là những sự vật, hiện tượng
kinh tế nhất định, là kết quả của quá trình hoạt động kinh tế mà chủ thể đạt được
dùng để thỏa mãn những nhu cầu cấp bách của mình Những nhu cầu này không chỉ là những nhu cầu kinh tế, nhu cầu vật chất, mà còn bao gồm cả nhu cầu văn
hóa, tỉnh thần của họ Bởi lẽ, những lợi ích kinh tế mà người nông dân đạt được
sẽ trở thành đối tượng, phương tiện hay điều kiện dé họ thỏa mãn không chỉ nhu cầu kinh tế, mà có thể cả hệ thông nhu cầu của họ
Công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua đã tạo ra sự biến đổi
và phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sông xã hội, trong đó, có
sự biến đổi về cơ cấu xã hội - giai cấp Như chúng ta đã biết, cùng với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và đô thị hóa, nông thôn nước ta đã có
Trang 29kể; đời song vat chất và tỉnh thần của nông dân đã được cải thiện đáng kể, có
mặt được nâng cao Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả; đảm bảo vững chặc an ninh lương thực; nhiều mặt hàng nông sản có vị trí xuất khẩu cao trên thế giới; cơ cấu kinh tế - nông nghiệp, nông thôn thay đổi khá toàn diện; kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khả quan; an ninh, chính trị - xã hội nông thôn được giữ vững; vị thé chinh tri
của GCND trong cơ cầu giai cấp - xã hội nước ta ngày cảng được nâng cao rõ
rét
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nông thôn trong thời gian qua, bên
cạnh việc đây mạnh khai thác các tiểm năng, nguồn lực tại chỗ để phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh truyền thống một cách vững chắc, còn diễn ra theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghẻ Đó là sự thu hút đầu tư vốn từ bên ngoài, phát triển các khu công nghiệp mới, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp gia đình, tổ hợp sản xuất, quy hoạch phát triển các làng nghề tập trung, tạo điều kiện phát triển
kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình Thực tế đó cho thấy, kinh tế nông thôn
đang tùng bước có sự chuyển dịch cơ cầu theo hướng tích cực, tiễn bộ, phù hợp với yêu cầu của quá trình CẢNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng nhằm thúc đây nông thơn phát triỀn tồn diện và bên vững
Nông dân vừa là chủ thể của các quá trình phát triển kinh tế nông thôn, vừa là người hưởng lợi từ thành quả của sự phát triển đó Nói cách khác, nông
dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay Nông dân chính là lực lượng lao động chủ đạo ở nông thôn Sau gần 30 năm đổi mới toản diện đất nước, cơ cấu xã hội - giai cấp của
nước ta đã có sự biến đổi mạnh mẽ Sự biến đổi cơ cấu giai cấp cũng từng bước
tạo ra sự biến đổi về lực lượng, qui mô, vị trí và vai trò của nông dân trong đời sống xã hội Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta, nông dân vẫn là giai cấp đông
đảo nhất trong xã hội và hiện chiếm tỷ lệ hơn 70% dân số cả nước
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, cũng như sự giao
lưu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nông thôn Việt Nam trong những
năm qua đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội to lớn, tạo nên một diện
mạo mới về mọi phương diện Tuy nhiên, trong đời sống xã hội nông thôn cũng
Trang 30lớp xã hội mới ở nông thôn, như tầng lớp doanh nhân, thương nhân, chủ trang
trại, người hoạt động trong các nghề dịch vụ, lao động tự do cũng đã bắt đầu
xuất hiện những đội quân thất nghiệp, bán thất nghiệp - những người mà mới
day van CÓ ruộng đất trong tay làm kế sinh nhai Sự biến đổi này, một mặt, làm mất dần tính thuần nhất của xã hội nông thôn và GCND; mặt khác, làm cho các
quan hệ xã hội ở nông thôn trở nên ngày càng phức tạp, khó kiểm soát
Sự phân tầng xã hội, phân hóa giầu nghèo cũng ngày càng trở nên gay gắt trong xã hội nông thôn, trong bản thân GCND Đó là sự phân tầng xã hội giữa các tầng lớp đân cư khác nhau trong nông thôn, như sự khác biệt về sự giầu có và nghèo khổ giữa doanh nhân, thương nhân, những người buôn bản, dịch vụ
với nông dân, người lao động tự do, người thất nghiệp Đó là khoảng cách giầu
nghèo quá cách biệt một cách khó chấp nhận giữa nhóm người giầu với người nghèo ở nông thôn Sự giầu có của một số người ở nông thôn khó có thể đạt
được bằng con đường chính đáng, mà nhiều khi có được do sự chiếm đoạt, sự tham nhũng những lợi ích kinh tế của các cá nhân khác, hay của cộng đồng Vì
lẽ đó, sự phân tầng xã hội, sự phân hóa giầu nghèo ngày cảng trở nên gay gắt ở nông thôn đang là một nguy cơ gây bất ôn xã hội ở các vùng nông thôn Đây thực chất là vấn đề phân chia các lợi ích kinh tế trong quá trình phát triển của xã
hội nông thôn hiện nay |
Chính từ những vẫn để nêu trên đã làm nảy sinh những mâu thuẫn ngày càng gay gắt trong đời sông xã hội nông thôn, trong CƠ cầu xã hội - giai cấp nông thôn và trong bản thân GCND Những mâu thuẫn này rất phức tạp, đa dạng và trong nhiễu trường hợp, nó bị “khúc xạ” sang nhiều quan hệ xã hội khác nhau
Song, xét đến cùng thực trạng đó là sự phản ánh thực chất sự tranh chấp, chiếm
đoạt những nguồn lợi, những lợi ích kinh tế căn bản của nhau giữa các tầng lớp,
các nhóm dân cư ở nông thôn hoặc giữa GCND với các tầng lớp, giai cấp khác
đang diễn ra trong quá trình đây mạnh CNH, HĐH ở nông thôn hiện nay
* Những biểu hiện lợi ích kinh tẾ của nông dán trong thời kỳ CNH,
HDH hién nay:
Một là, lợi ích kinh tế của nóng dán từ các hoạt động sản xuất và kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Hoạt động kinh tê chính của người nông dân nước ta hiện nay là sản xuất và kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (sau đây gọi chung là nông
Trang 31KH&CN mới, mở rộng thị trường trong và ngoài nước , sản xuất nông nghiệp
của nước ta trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và đạt được
những thành tựu chưa từng có trong lịch sử nông nghiệp nước nhà Những sản
phẩm nông nghiệp không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng
một cách khá đầy đủ nhu câu thiết yếu về nông phẩm của thị trường nội địa, mà
.còn tham gia xuất khẩu Hiện nay, Việt Nam trở thành quốc gia đứng vị trí hàng
đầu thế giới trong việc xuất khâu một số mặt hàng nông sản, như lúa gạo, cả phê, tiêu, điều, cá, tôm, trái cây
Sự tăng trưởng liên tục của nông nghiệp nước ta thời gian qua cũng đồng
nghĩa với việc lợi ích kinh tế của nông dân trong sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm nông nghiệp được đảm bảo một cách ngày càng tốt hơn Chính vì lợi ích
kinh tế của nông dân được đảm bảo, nên nó lại cảng trở thành động lực mạnh
mẽ thôi thúc nông dân tích cực và năng động trong sản xuất kinh doanh các lĩnh
vực như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Nói cách khác, chính lợi ích kinh tế đã thúc đây nông dân tích cực đây
mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong thời gian qua, đến lượt nó, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành nghề này đã mang lại cho nông dân những lợi ích kinh tế ngày cảng to lớn, giúp họ có điều kiện để không chỉ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình, mà còn tăng tích lũy, tái đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh Điều này góp phần tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ mới trong nông nghiệp
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay Sự hội nhập nhanh chóng và khá tự tin của nông dân đối với kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế thời gian qua đã khăng định trình độ nhận thức cao của họ về các
lợi ích kinh tế thiết thân của mình Điều này đã góp phần giúp họ thành công
trong quan hệ kinh tế với các đối tác (rong và ngoài nước
Tuy nhiên, xét về mặt lợi ích kinh tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong sản xuất, kinh doanh, cũng như trong phân chia lợi nhuận và phân phối lợi
ích giữa các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế ở nông thôn, nông dân nước ta
còn chịu nhiều thiệt thòi Có thể nói, trong các quan hệ hợp tác kinh tế cả trong sản xuất và kinh doanh lẫn trong phân phối sản phẩm, người nông dân với tư cách người trực tiếp sản xuất luôn phải gánh chịu phần thua thiệt Chính sự không công bằng, sự bắt công trong phân bổ lợi nhuận, phân chia cơ cấu lợi ích
Trang 32qua là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hóa giầu nghèo trong xã hội và làm nảy sinh những mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc ở nông thôn
Hai là, lợi ích kinh tế của nông dân trong mua, bán, cho thuê, chuyển nhượng quyên sử dụng đất Cùng với qua trinh CNH, HDH nông nghiệp, nông thôn, quá trình ĐTH cũng diễn ra hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ ở mọi miền nông thôn trong cả nước Sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tuyến đường giao thông, các bến cảng, sân ga, khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, các khu vui chơi giải trí, các sân gôn cũng đồng nghĩa với việc thu hồi đất của người nông dân một cách ạt Nói cách khác, một bộ phận nông dân không còn ruộng đất - TLSX chủ yếu của người làm nông nghiệp
Nhìn một cách khách quan, đây là quá trình phát triển mang tính tất yếu của mọi xã hội đang trong quá trình chuyên đổi từ sản xuất nông nghiệp là chính sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ, chuyên từ xã hội nông thôn sang xã hội đô thị, từ việc sử dụng đất theo phương thức của nông nghiệp, nông thôn sang sử dụng đất theo phương thức của công nghiệp, đô thị Trong ý nghĩa tổng thể
của sự phát triển, có thể khẳng định, đây là bước tiến mang tính đột phá làm
thay đổi một cách toàn diện đời sống kinh tế - xã hội nước ta nói chung, ở nông
thôn nói riêng trong giai đoạn hiện nay
Trong tiến trình chuyền đổi nảy, bao giờ cũng diễn ra quá trình mua, bán,
cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với sự thay đổi mục đích sử dụng
đất và dĩ nhiên, người nông dân sẽ có được một nguồn thu nhập kinh tế, được hưởng lợi từ sự chuyển đổi này một cách đáng kể Nghĩa là họ sẽ đạt được
những lợi ích kinh tế nhất định Khi qua trinh CNH, DTH dién ra thì ở nhiều địa phương cũng đồng thời diễn ra sự thay đổi mục đích sử dụng đất Đất đai (bao
gồm cả bến bãi, mặt nước đầm, hỏ, sông ngòi ) ở nông thôn vốn được sử dụng để sản xuất nông nghiệp và nhà ở của nông dân thì trong bối cảnh mới, nó được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau theo yêu cầu của qua trinh CNH, DTH
Dong thoi, với quả trình chuyền đôi mục đích sử dụng đất, cũng diễn ra sự thay
dỗi chủ sở hữu, chủ sử dụng đất ở nông thôn Bởi vì, đất đai ở nông thôn hầu
Trang 33Nếu đất nông nghiệp đã được giao cho nông dân mà bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng khu đô thị mới, hoặc các công trình công
cộng thì người nông dân sẽ được đến bi một khoản tiền theo qui định Nếu
đất thô cư, nhà ở nằm trong diện qui hoạch mở đường, xây dựng các công trình
công cộng thì chủ sở hữu cũng sẽ được đền bù Mặt khác, do quá trình ĐTH,
giá đất tăng cao, nhiễu gia đình nông dân đã chuyển nhượng một phân đất thổ
cư, thô canh của mình và thu được một khoản tiền lớn Hoặc, do nhu cầu cần mặt băng lớn để sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải thuê mướn đất
của nông dân nên họ cũng có một nguồn thu không nhỏ và thường xuyên từ việc cho thuê đất
Bên cạnh đó, những đất công, bến bãi, mặt nước của địa phương khi bị
Nhà nước thu hồi, hoặc chuyên nhượng cho các doanh nghiệp, hay cho thuê
thì địa phương cũng thu được một số lượng tiền lớn Về cơ bản, số tiền nảy được
các địa phương sử dụng để tái đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây dựng hệ thông điện, đường, trường, trạm, các khu vui chơi giải trí và
đầu tư mở mang phát triển trung tâm dịch vụ, ngành nghề tại chỗ Có thể khăng định, người hưởng lợi từ các công trình công cộng này của các địa phương chính là nông dân Rõ ràng, đây cũng là những lợi ích kinh tế mà người
nông dân có được trong quá trình CNH, HĐH
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, cung v6i CNH, HDH va DTH, qua
trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nông thôn đã mang lại cho nông dân những lợi ích kinh tế thiết thực và đáng kể Thực tế cho thấy, nông dân được hưởng lợi nhuận không nhỏ từ việc mua, bán, cho thuê, chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, cũng như từ sự phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, y tế, giáo dục ở nông thôn do nguồn tài chính công mà quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng
đất mang lại, |
Tuy nhiên, do chính sách đất đai lạc hậu, do việc định giá đền bù đất
không phủ hợp với thị trường, do sự thiếu minh bạch trong việc định giá đất cũng như tình trạng thiếu dân chủ trong triển khai dự án, các khoản đền bù, hễ
trợ trong quá trình thu hồi và đền bù đất, nên trên thực tế, đang diễn ra “sự cưỡng đoạt” đất của nồng dân một cách phổ biến, những lợi ích kinh tế mà họ có được hầu như hồn tồn khơng tương xứng với giá trị thực tế của đất đai
Trang 34kinh tế đối với nông dân; lợi ích kinh tế của nông dân nhỏ bé, thậm chí không
đáng kể trong cơ cấu lợi ích kinh tế mà quá trình này mang lại cho các chủ thể
khác Với một số tiền nhỏ bé được đền bù, người nông dân từ chỗ là người chủ
sở hữu TLSX trở thành người vô sản, từ chỗ là người sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trở thành người thất nghiệp Đây chính là vẫn đề vô cùng bức xúc ở nông thôn hiện nay Những vụ khiếu kiện đông người kéo dài, những mâu thuẫn xã hội gay gắt ở nông thôn trong thời gian vừa qua trước hết và chủ yếu bắt nguồn từ nguyên nhân lợi ích kinh tế của nông dân trong quá trình chuyên đổi mục đích sử dụng đất, chuyên đổi quyền sở hữu ruộng đất bị xâm hại nghiêm trọng
Ba là, lợi ích kinh tế của nông dân khi tham gia lao động, sản xuất các ngành nghề công nghiệp, xây dựng Có thể khăng định rằng, chính quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và ĐTH đang tạo ra một sự phát triển hết sức sôi động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nông thôn Việc triển khai xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất, các dự án giao
thông, trung tâm dịch vụ, phát triển hạ tầng cơ sở, các khu đô thị mới, nhà
xưởng, nhà ở đã tạo ra ở nông thôn nhiều ngành nghề mới với nhiều việc làm, thu hút nhiều lao động nông thôn trực tiếp tham gia lao động, sản xuất, kinh
doanh
Do các công trình, dự án, khu công nghiệp, khu đô thị mới được triển khai ngày càng nhiều ở nông thôn nên nhu câu lao động tăng lên một cách nhanh chóng Một lực lượng lớn lao động vốn là lao động nông nghiệp đã từng bước tích
cực tham gia thị trường lao động tại chỗ với các ngành nghề đa dạng, như san lắp
mặt bằng, bến bãi; xây dựng, vận chuyển vật tư, máy móc; lao động làm đường, xây dựng cầu cống, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí Quá trình này, một mặt, tận dụng, khai thác được một lực lượng lớn lao động nông thôn tại chỗ đang trong
tình trạng thất nghiệp, bán thất nghiệp khi đất canh tác đã bị thu hồi; mặt khác, tạo
việc làm mới, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề và lao động góp phân thiết thực
trong việc tăng thu nhập cho các gia đình nông thôn |
Trang 35kinh doanh các ngành nghề nông nghiệp Như vậy, có thể khăng định, sự chuyền đổi cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động và việc làm ở nông thôn hiện nay, nhất là từ láo động nông nghiệp sang tham gia lao động, sản xuất công nghiệp, xây dựng đã mang lại cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể, lợi ích kinh tế của họ được tăng cường và đảm bảo
Có thể nói, việc chuyển sang làm ở những ngành nghề mới ở nông thôn, như sản xuất công nghiệp, xây dựng, người lao động ở nông thôn đã có được
một nguồn thu nhập mới dn định và cao hơn nhiều so với khi họ sản xuất nồng
nghiệp, lâm nghiệp hay thủy sản Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, khi tham gia vào công việc sản xuất công nghiệp, xây dựng, do lao động của nông dân là lao động giản đơn, họ chưa được đảo tạo và không có tay nghề, chất lượng lao động thấp, kỹ năng lao động yếu và kỷ luật lao động kém , nên họ thường phải làm những công việc giản đơn, cần nhiều sức lực và được trả công rất thấp
Hơn nữa, do đang trong tình trạng thiếu việc làm và kinh tế gia đình thấp kém, nên đối với nông dân vấn đề việc làm trở thành nhu cầu cap bach Nam được tình trạng đó, một mặt, các chủ thuê lao động ép buộc họ phải chấp nhận các hợp đồng lao động trả lương thấp; mặt khác, bản thân người lao động cũng không có cách nào khác hơn là buộc phải chấp nhận thực hiện các công việc lao
động nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại mặc dù tiền công nhận được rất rẻ mạt, không tương xứng với sức lao động mà họ đã bỏ ra Ngoài ra, những công việc
mà người nông dân tham gia lão động, sản xuất hâu hết là công việc mang tính
tạm thời, mùa vụ, không ôn định và lâu dài Vì vậy, ngoài số tiền công ít di va
thất thường mà những người lao động nông thôn nhận được theo hợp đồng vụ
việc, họ không được hưởng bất cứ sự đảm bảo hoặc hỗ trợ nào về phúc lợi xã
hội, bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội
Đó chính là những vấn đề khá bức xúc liên quan đến sự bất bình đăng trong quan hệ lợi ích kinh tế giữa lao động nông thôn và người chủ thuê mướn lao động khi lao động nông thôn tham gia vào thị trường lao động mang tính
chất công nghiệp tại chỗ Dường như sự thua thiệt về lợi ích kinh tế của nông
dân là khó tránh khỏi, bởi họ luôn là người yếu thế trong các tranh chấp lợi ích
kinh tế
Bốn là, lợi ích kinh tế của người nông đán trong các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ Sự phát trién cia CNH, HDH, DTH da làm thay đối toàn diện
Trang 36hiện nhiều ngành nghề mới tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, họ cũng có những nguồn thu nhập mới rất lớn từ việc mua, bán, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, cho thuê đất, cũng như giá cả thuê, mướn lao động tăng cao Trong điều kiện mới, với nhiều nguồn thu khác nhau, kinh tế của các gia đình nông dân có sự tăng lên rõ rệt Chính việc kinh tế được nâng cao đã kích thích nhu cầu của
người nông dân cũng ngày cảng tăng lên, chất lượng sống được người nông dân quan tâm nhiều hơn Hộ gia đình nông dân với tư cách hộ sản xuất nông phẩm đã từng bước chuyển sang hộ gia đình kinh doanh và tiêu dùng không chỉ sản phâm nông nghiệp, mà cả các sản phẩm công nghiệp
Trong bối cảnh đó, để kịp thời đáp ứng những nhu cầu mới và ngày càng đa dạng của nông thôn về sản xuất và đời sống, nhiều ngành nghề kinh doanh, dịch vụ mới xuất hiện ở nông thôn thu hút nhiều lao động nông thôn tham gia
hoạt động trong lĩnh vực này Chang hạn, để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu
thụ hàng hóa sản xuất từ nông nghiệp và nông thôn, các trung tâm thương mại, chợ, các của hàng buôn bán, dịch vụ đã xuất hiện nhằm cung ứng vật liệu xây dựng, cơ khí máy móc, vật tư nông nghiệp, các nguyên liệu cho sản xuất gia công, thu gom buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm từ các nghề truyền thống hoặc các nghề thủ công mới Điều này tạo ra nhiều việc làm mới và
các nguồn thu mới rất đáng kế đối với các gia đình nông dân
Cùng với sự nở rộ của các ngành nghề sản xuất, kinh doanh nêu trên, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng phong phú, đa dạng của người dân nông thôn, hệ thông dịch vụ xã hội cũng từng bước hình thành và phát triển mạnh mẽ Đó là dịch vụ cung cấp các tư liệu cho sinh hoạt gia đình, trang thiết bị gia đình, y tế, giáo dục, văn hóa phẩm, hệ thống dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, làm đẹp, bảo dưỡng máy móc, công cụ sản xuất, kinh doanh, các phương tiện giao thông,
điện, nước,
Chính sự xuất hiện các ngành nghề kinh doanh, dịch vụ này đã góp phần giải quyết một lực lượng lớn lao động nông thôn đang dư thừa trong quá trình chuyên đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn trong thời gian quá Nó tạo nên sự sôi động, năng động của đời sống kinh tế - xã hội nông thôn; thúc đây mạnh mẽ sự tăng trưởng của kinh tế nông thôn và là một trong những động lực quan trọng đưa các gia đình nông thôn thoát khỏi tình trạng nghèo đói, từng bước trở nên khá giả và giầu có Có thể khẳng định, thông qua sự phát triển mạnh mẽ của các
Trang 37nông dân đã đạt được những lợi ích kinh tế to lớn, xứng đáng với công sức, tiềm năng và sự đầu tư của bản thân họ Phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đa
dạng là xu hướng phát triển tích cực, đúng hướng và hoàn toàn phù hợp đối với nông thôn nước ta trong điều kiện kinh tế thị trường và đây mạnh CNH, HĐH
hiện nay,
Năm là, lợi ích kinh tế trong các hoạt động khác Trong quá trình CNH,
HĐH, ĐTH nông thôn, lợi ích kinh tế của nông dân không chỉ được tăng cường
và bảo đảm từ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, từ mua, bán, cho thuê, chuyển nhượng quyên sử dụng đất, từ lao động sản xuất, kinh
doanh công nghiệp, xây dựng, từ hoạt động buôn ban, dịch vụ mà còn có được từ nhiều nguồn khác
Chính sự chuyển đổi mạnh mẽ của cơ cầu kinh tế - xã hội, sự đa dạng hóa sản suất, kinh doanh và lao động việc làm, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường đã tạo cho nông dân rất nhiều cơ hội, nhiều điều kiện tham gia vào các
hoạt động kinh tế, cũng như các quan hệ kinh tế; đồng thời, cũng mang lại cho họ nhiều nguồn thu, nhiều lợi ích từ các hoạt động, các quan hệ kinh tế này Ngoài những hoạt động kinh tế mang lại nguồn thu nhập kinh tế cho nông dân nêu trên, ở nông thôn, người nông dân còn có các nguồn thu tại chỗ nhờ việc phục hồi phát triển ngành nghề truyền thống, công tác bảo tồn di sản, dịch vụ du
lịch, hoạt động lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng, hoạt động môi giới bất động sản, giới
thiệu việc làm, xuất khâu lao động, tư vấn pháp luật
Cùng với sự phát triển chung của xã hội, người nông dân còn được hưởng
lợi từ các dịch vụ công cộng và sự phát triển ngày cảng tốt hơn của hệ thống cơ
sở hạ tang, như đường giao thông, thủy lợi, điện, trường, trạm, nước sạch, khu vụi chơi giải trí, nhà văn hóa, hệ thống truyền thông, dịch vụ Internet và điện thoại Đồng thời, một bộ phận trong số họ cũng được thụ hưởng sự trợ cấp, cứu
trợ xã hội từ Nhà nước thông qua hệ thống chính sách xã hội, như chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách ưu đãi vay vốn ngân hàng, tín dụng, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ bảo tôn làng nghề truyền thống, chính
sách an sinh xã hội
Ngoài những lợi ích kinh tế đó, nhiều gia đình nông dân hiện nay còn có
Trang 38thu này có đóng góp rất lớn về mặt kinh tế đối với người nông dân Trong gial đoạn hiện nay, xuất khẩu lao động đang là giải pháp quan trọng, tạo nên sự thay đổi đáng kế về mặt đời sống kinh tế của nhiều gia đình ở nông thôn
Như vậy, có thể khăng định, trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay, đời sống vật chất và tỉnh thần của người nông dân đã được cải thiện một bước đáng kể, chất lượng sông của họ cũng ngày cảng được nâng
cao Mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề gây bức xúc trong xã hội nông thôn trong
bước chuyên đổi hiện nay, nhưng nhìn chung, người nông dân đã thực sự được
thụ hưởng một phần không nhỏ những thành tựu mà công cuộc đổi mới mang lại Đó chính là do những lợi ích kinh tế cơ bản của nông dân đã phần nào được
bảo đám Và, cũng chính lợi ích kinh tế đang trở thành động lực mạnh mẽ thôi thúc người nông dân ngày cảng tích cực và chủ động tham gia vào sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; thiết thực góp phần xây dựng thành công
nông thôn mới xã hội chủ nghĩa
1.2.2 Vai trò lợi ích kinh tế của nông dân hiện nay
Cũng như lợi ích kinh tế của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác, lợi ích kinh tế của nông dân xuất hiện, ton tại một cách khách quan và gắn bó mật thiết với GCND trong đời sống xã hội Nó luôn hướng tới sự thỏa mãn những nhu cầu tat yếu của người nông dân nói riêng và GCND nói chung Lợi ích kinh tế của nông dân có vai trò quan trọng không chỉ đổi với nông dân, GCND, mà còn
quan trọng với cả xã hội
Tủ nhất, lợi ích kinh tế đảm bảo cho nông dân tôn tại với tư cách là một
giai cấp bình đẳng với các giai cấp khác trong xã hội
Có thê khăng định trong xã hội ta hiện nay, GCND là giai cấp đông đảo
nhất và có truyền thống lâu đời nhất Tuy nhiên, do đặc trưng giai cấp, GCND
chưa bao giờ đóng vai trò là lực lượng lãnh đạo xã hội Do đặc thù của của phương thức sản xuất nông nghiệp, nên sự cô kết của GCND thường lỏng lẻo, dễ phân rã Với tính chất của mình, lợi ích kinh tế vừa là lực hút gắn kết các chủ thé hoạt động kinh tế với nhau, vừa là lực day chia ré, tao nén mau thuan giữa
các chủ thể hoạt động kinh tế với nhau tùy theo tính chất của các quan hệ kinh tế, quan hệ giai cấp Trong đời sống xã hội, các cá nhân cùng một giai cấp thường cùng có chung lợi ích kinh tế Điều này cũng có nghĩa, các cá nhân
thuộc các giai cấp khác nhau thường có lợi ích kinh tế khác nhau, nhiều khi đối
Trang 39Chính lợi ích kinh tế của nông dân với tính cách lợi ích kinh tế của nhóm, của một cộng đồng xã hội là “chất keo dính” cố kết các cá nhân nông dân lại với
nhau thành một giai cấp đông đảo và bền vững trong đời sống xã hội Nó là cơ
sở tạo nền sự gan bó, đoàn kết những người nông dân đơn lẻ, rời rạc lại thành
một giai cấp đông đảo, hùng mạnh của xã hội và tồn tại với tư cách một giai cấp
xã hội bình đẳng với mọi giai cấp khác trong đời sống xã hội hiện đại
Trong đời sống xã hội, cùng với lợi ích cá nhân, lợi ích xã hội còn có lợi
ích cộng đồng, giai cấp Lợi ích kinh tế của GCND chính là động lực mạnh mẽ
không chỉ thúc đây người nông dân tích cực lao động sản xuất, mà còn là động
lực căn bản thúc đây GCND phát triên và lớn mạnh Chính vì vậy, mặc dù trong
thời gian qua có những biến đổi lớn về cơ cấu xã hội - giai cấp, về qui mô và trình độ, song GCND vẫn tồn tại với tư cách một giai cấp cơ bản, đông đảo,
vững chắc và hùng mạnh của xã hội Việt Nam hiện đại GCND Việt Nam là lực
lượng đông đảo nhất trong đâu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước trong thời CNH, HĐH
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định rằng, cùng với giai cấp công nhân, GCND 1a lực lượng đông đảo và hùng mạnh nhất của cách mạng nước ta Xuật
phát từ vai trò to lớn và tầm quan trọng của van dé nông nghiệp, nông thôn và
nông dân, Đảng và Nhà nước ta luôn kịp thời ban hành những chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp nhằm củng cố, xây dựng và phát triển GCND ngày càng lớn mạnh Ngày nay, xã hội ta đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu xã hội - giai cấp Tuy nhiên, có thể khăng định rằng, trong thời kỳ đây
manh CNH, HDH đất nước, GCND vẫn là nguồn nhân lực chủ yếu, lực lượng xã
hội quan trọng góp phần tích cực và thúc đây mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của khu vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng
Thứ hai, lợi ích kinh té la dong luc truc tiếp thúc day nong dan hoat dong vì sự tiến bộ xã hội
Như chúng ta đã biết, trong đời sông xã hội, việc các cá nhân, các nhóm
xã hội, các gial cấp khác nhau hoạt động theo đuổi những lợi ích của mình, nhất
là lợi ích kinh tế đã tạo nên những động lực mạnh mẽ thúc đây xã hội phát triển
theo những xu hướng nhất định |
Trong thoi ky day mạnh CNH, HĐH hiện nay, xã hội ta có sự cùng ton tai
Trang 40lớp xã hội khác nhau, hay hoạt động của các thành phần kinh tế khác nhau chính là nhằm theo đuôi các lợi ích kinh tế nhóm, lợi ích kinh tế cộng đồng Thực tiễn
cho thấy, sự hoạt động theo đuôi các lợi ích nhóm, lợi ích cộng đồng chính đáng
đang thực sự góp phần tạo nên những động lực phát triển của xã hội ta hiện nay Dĩ nhiên, những giai cấp, tầng lớp, các thành phần kinh tế chủ yếu bao giờ cũng tạo nên những động lực mạnh mẽ, quan trọng thúc đây sự phát triển kinh tế - xã
hội đất nước
Nông dân là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội ta hiện nay Vì vậy, cùng
với sự hoạt động theo đuổi lợi ích của mình, họ cũng đồng thời tạo ra những động lực căn bản của sự phát triển xã hội Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp và mạnh mẽ thúc đây sự hoạt động lao động, sản xuất, kinh doanh của GCND Sự
hoạt động của GCND ngày nay không đơn thuần chỉ là làm ra những sản pham nông nghiệp thỏa mãn đây đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội, sản xuất ra những sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có chất lượng cao, mà còn trực tiếp tham gia thúc
day phat triển các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, hợp tác thương mại, tài chính
quốc tế,
Chính vì điều đó mà có thể khẳng định rằng, chưa bao giờ trong lịch sử
phát triển của mình, GCND nước ta lại trở thành lực lượng có vai trò quan trọng, trực tiếp thúc đấy sự phát triển và tiến bộ không chỉ ở trong nước mà ở chừng
mực nảo đó - cả trên thế giới Có được điều này là do chúng ta đã có cơ chế phù
hợp giải quyết hài hòa các mối quan hệ lợi ích trong đời sống xã hội Chính lợi
ích kinh tế của bản thân được bảo đảm đã trở thành động lực mạnh mẽ thôi thúc
nông dân chủ động và tích cực hoạt động sản xuất và kinh doanh Như vậy,
trong điều kiện hiện nay, sự hoạt động theo đuổi lợi ích kinh tế của người nông
dân không những mang lại cho họ đời sống ngày càng 4m no, hạnh phúc, mà còn trực tiếp góp phần thúc đẩy sự tiễn bộ và phát triển xã hội Điều này càng
củng cỗ vai trò và vị thé cla GCND trong điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế
và toàn cầu hóa
Thự ba, lợi ích kinh tế của nông dân là một trong những cơ sở căn bản dé dân tộc phái triển ổn đỉnh và bên vững
Là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam và được phân bố ở mọi
miền đất nước, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nên có thé