1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các tôn giáo lớn trên thế giới đề tài khoa học cấp cơ sở

141 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

\Q@MC

DE TAI KHOA HOC

CAP CO SO NAM 2014

CAC TON GIAO LON TREN THE GIOI

Trang 2

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ PHẦN MỞ ĐẦU

Tên học phần: Các tôn giáo lớn trên thế giới Mã số môn học: Phân loại môn học: Số đơn vị học trình: 3 đvht (45 tiết) ro S&S MY

Mục đích môn học: Giúp cho sinh viên hiểu biết kiến thức cơ bản về tôn giáo và các tôn giáo lớn trên thế giới Trên cơ sở đó có thêm vốn tri thức và sự nhìn nhận ứng xử đúng đắn về lĩnh vực này

6 Yêu cầu:

- Về tri thức: Giúp cho sinh viên nắm được sự ra đời, phát triển, giáo lý, nghỉ lễ, ảnh hưởng hiện nay của những tôn giáo lớn trên thế giới (gồm một số tôn giáo dân tộc và các tôn giáo thế giới)

- Về kỹ năng: Sau khi học xong môn học này học viên có thể:

+ Nâng cao kỹ năng nghiên cứu sự ra đời, phát triển, giáo lý, nghi lễ, ảnh

hưởng hiện nay của những tôn giáo lớn trên thế giới (gồm một số tôn giáo dân tộc và các tôn giáo thế giới)

+ Thấy được sự ra đời, phát triển, giáo lý, nghi lễ, ảnh hưởng hiện nay của những tôn giáo lớn trên thế giới (gồm một số tôn giáo dân tộc và các tôn

giáo thế giới)

+ Vận dụng những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường 161 cht trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước

vào giải quyết những vấn đề tôn giáo hiện nay

- Về thái độ: Tạo niềm tin sâu sắc vào chủ nghĩa Mác - Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trang 3

1 TS Bùi Thị Thanh Hương | Học viện Báo chí và TT CN DVBC&CNDVLS 2 | TS Nguyén Đình Cấp Dai hoc Kinh doanh va CN DVBC&CNDVLS

công nghệ Hà Nội |

TS Vii Cong Thuong Hoc vién Bao chi va TT CN DVBC&CNDVLS 4_ | TS Nguyễn Đức Luận Học viện Báo chí và TT CN DVBC&CNDVLS

9 Điều kiện tiên quyết: Học viên đã học xong phần Triết học Mác — Lênin, Lich sử triết học, Cơ sở lịch sử Việt Nam và thế giới

10 Nội dung môn học

- Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: - Nội dung chỉ tiết TT Nội Tổng Trong đó dung | sốtiết | Lýthuyết | Thảo luận, bài tập | Tiểu luận, kiểm tra 1 Cac ton 45 30 15 10 giáo lớn trên thế giới 11 Phương pháp giảng dạy và học tập: 12 Tổ chức, đánh giá môn học: TT | Cách thức đánh giá Trọng số 1 | Kiểm tra điều kiện 0,10 2 | Tiểu luận 0,40 3 | Thi hết môn 0,50 DMH= KTDK x 0,10 + TL x 0,40 + THM x 0,50

13 Phương tiện vật chất đảm bảo: Máy chiếu, bảng, phấn 14 Tài liệu tham khảo:

- Tài liệu bắt buộc:

1 Giáo trình các tôn giáo lớn trên thế giới

2 Hoàng Tâm Xuyên (Chủ biên) (2012), 70 zôn giáo lớn trên thế giới, Nxb

Trang 4

4 Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Triết học (2009), 7ôn giáo học (Tài liệu phục vụ học tập), Hà Nội

5 Bùi Thanh Quất (Chủ biên) (2001), Lịch sử triết học (Giáo trình dùng cho các trường đại học và cao dang - tái bản lần thứ haI), Nxb Giáo duc

- Tài liệu tham khảo:

1 Ph.Angghen (1976), Lớt vích phoi ơ Bắc và sự cáo chung của triết học cổ

điển Đúc, Nxb, Sự thật, Hà Nội

2 Huỳnh Công Bá (2007), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Thuận Hóa

3 Đoàn Trung Còn (1995), Phát học từ điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 4 Will Durant (1996), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nxb Văn hóa Thành phố Hồ

Chí Minh

5 Trần Trọng Kim (2007), Phật giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội

6 V.I.Lênin (2004), 7oàn fập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 7 V.I.Lênin (2004), 7oàn fập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 8 C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội 9 C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toan rập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 10 C.Mác và Ph.Angghen (2004), Toan tap, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội | 11 Tinh Van Dai Su (1999), Thich ca Mau Ni Phat, Nxb Van hoa - Thong tin, Hà Nội

12 Kim Cương Tử (1999), Những bài viết của Hòa thượng Kim Cương Tử, Nxb Tôn giáo, Hà Nội

13 Phân viện nghiên cứu Phật học - Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2004), Tir

điền Phật học Hán Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.957

Ghi chú:

Trang 5

Trang MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO 7

1.1 NGUON GOC VA BAN CHAT CỦA TÔN GIÁO 7

Ni 7

II: ai 7a 13

1.2 CHUC NANG VA TINH CHAT CUA TON GIAO 15 1.2.1 Chite ning cia t6n £140 wwsennnnnennnennnnnnennnnnnnnnnnnunennneaened’s In co 18

Chương 2: PHẬT GIÁO 21 2.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIÊN CỦA PHẬT GIÁO 21 "Nho na 21

2.1.2 Quá trình phát triển, sự hình thành các giáo phái trong Phật giáo (Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa) 212212121.21.1 111111 1 1.1 10 30

2.2 GIÁO LÝ VÀ LỄ NGHI , 36 2.2.1 G80 1a .Ỏ 36 ;””„”5 91 48

2.3 PHẬT GIÁO NGÀY NAY 53 2.3.1 Tình hình phát triển của Phật giáo thế giới ngày nay -2ciccrrieccce 53 2.3.2 Những đặc điểm nghién ctu Phat gido ngay May essssscsssssssssessssssssessssunssesesseseeee 55 Chương 3: ĐẠO CÔNG GIÁO 58 3.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIÊN CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO 58

Trang 6

3.2.3 Các ngày lễ của đạo Công giáo -222222222422222727171 422712210 E02, S0

3.2.4 TỔ chức giáo hội +-.2t 1 1 it rrtrirrrrirrrrrrrirrrrrrrer 81

3.3 SU PHAN HOA VA TINH HINH DAO CONG GIAO HIỆN NAY 91 3.3.1 Sur phan hoa ctia dao COng gidO.sssssssssssscsssssssesesenssvnssssssesssssesessssnseseuensssenese 91

3.3.2 Dao COng gid0 Hin NAY .sssssccosssssssssscsssssccsssccscsossccssusecssssuseessansessussessusesssseeseasessenses 103

Chuong 4: IXLAM GIAO 109

4.1.SU RA DOLCUA IXLAM GIAO 109

4.1.1 Hoàn cảnh lịch stp ccscsssssssssssssssssssssssssssssssssssesnssssenssesessssnsevnsessnansessensesnesseeeeese 109 4.1.2 Người sáng lập Ixlam giáo - -22222222.2-2E727.EEE EEE.ivEttrirrrrrre 111 4.2 GIÁO LÝ VÀ CÁC NGHI LỄ CHÍNH CỦA IXLAM GIÁO 115

vxànc ma _ 115

4.2.2 Giáo luật và Nghi lễ chính của IxÏam giáo -2+.ecztrrerrrrrxrrrrve 120

4.3 CÁC GIÁO PHÁI XLAM GIÁO NGÀY NAY 128

Trang 7

1 Tính cấp thiết của dé tài

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay, và sẽ tồn tại cùng với loài người trong một thời gian khó mà có thể đoán định được Trong quá trình ton tai, phat triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối

sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia

Lĩnh vực tôn giáo đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Mỗi tổ chức xã hội, cá nhân, trường phái học thuật đều đưa ra nhiều định nghĩa về tôn

giáo Trong giới học thuật phương Tây có một số tác giả tiêu biểu nghiên cứu như J.G.Frech, ông đã cho rằng, tôn giáo “như mọi người nhận thức, là một thứ quyền lực cao hơn con người để mưu cầu điều thiện, quyền lực đó được tôn sùng là lực lượng chỉ phối tự nhiên và đời sống con người”, còn Plêkhanốp cho rằng, tôn giáo là “hệ thống nghiêm ngặt, hoặc ít nhiều, của mọi quan niệm, tình cảm, hành động”!

Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử - xã hội, có quá trình ra đời, phát triển và tiêu vong của nó Bản thân tôn giáo chứa đựng nhiều nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa, chính trị Đối với từng tôn giáo, thậm chí từng nội đung cụ thê về lịch sử ra đời, giáo lý, luật lệ đã là một vấn

đề vô cùng rộng lớn để nghiên cứu Thời gian gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, đã và đang đặt ra nhiều vấn

đề cần được lý giải trên cơ sở khoa học Đối với nước ta, nhận thức được tầm

quan trọng của vấn đề tôn giáo, trong quá trình vận động cách mạng cũng như trong quản lý xã hội, điều hành đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến tôn giáo và có những chính sách đúng đắn, phù hợp với tôn giáo trên căn bản tôn trọng đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân Đặc biệt, từ khi đât nước bước vào thời kỳ đôi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có

Trang 8

thị số 37 (1998) của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng VIII, Nghị

quyết số 25 (2003) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (2004) của Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 22 (2005) của

Chính phủ và Chỉ thị số 01 (2005) của Thủ tướng Chính phủ đối với đạo Tin

Lành Chính vì từ những lý do nói trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Các đôn giáo

lớn trên thế gió?”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn đề tôn giáo ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu, được đăng tải dưới các hình thức đề tài khoa học, luận án, luận văn, sách, tạp chí, báo Trong đó có một số công trình tiêu biểu như:

- Tập bài giảng: “Lý luận khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo (hệ cử nhân chính trị)”, của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo, Hà Nội, năm 2001 Tập bài giảng trình bày các nội dung như: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu của tôn giáo học Mác-xít và các hình thức tôn giáo trong lịch sử; Chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề tôn giáo; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo; Sự biến động của tôn giáo trên thế giới và đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Hệ thống tín ngưỡng ở Việt Nam và một số tôn giáo ở Việt Nam như Phật giáo, Công giáo, Đạo tin lành và Đạo Hồi, Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo; Chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Trang 9

của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2002 Nội dung cuốn sách gồm 4 chuyên đề: Tôn giáo trong đời sống xã hội; Tình hình tôn giáo ở Việt Nam; Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; Đảng viên với tín ngưỡng tơn giáo Ngồi ra, cuốn sách đã cung cấp cho người đọc một số tư liệu quan trọng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về các tôn giáo, hướng dẫn thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và một số tư liệu về các tôn giáo ở nước ta hiện nay

- Cuốn sách: “Tồn giáo và đời sống hiện đại”, của Viện Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Thông tin khoa học xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, năm 2004, đã trình bày khái quát những đặc trưng lịch sử, quá trình hình thành, du nhập, truyền bá và phát triển của các tôn giáo lớn ở Trung Quốc, thực trạng tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc Trong đó, có một số bài viết của các nhà nghiên cứu Trung Quốc và nước ngoài phân tích và giới thiệu sâu hơn về từng vấn đề hay từng tôn giáo cụ thể ở nước này Lập trường, cách nhìn nhận của các tác giả các bài viết về vấn đề đặt ra ở đây có thể khác nhau hay khác với quan điểm chính thống của Trung Quốc Song, đây là thông tin đa chiều quan trọng để người đọc nghiên cứu và suy ngẫm

Trang 10

về tôn giáo trên thế giới và ở Việt Nam

- Cuốn sách: “Tôn giáo học” (Tài liệu phục vụ học tập), của Học viện Báo chí và Tuyên truyền - khoa Triết, Hà Nội, năm 2009, đã trình bày về: Đối tượng, nguyên tắc và phương pháp của tôn giáo học Mác-Lênin; Nguồn gốc, bản chất và tính chất, chức năng của tôn giáo; Các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy và tôn giáo dân tộc; Kitôgiáo; Phật giáo; Hồi giáo; Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam; Đường lối chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tôn giáo

- Cuốn sách: “Tập bài giảng chủ nghĩa xã hội khoa học”, của tác giả Lê

Quang Trung (Chủ biên), Hà Nội, năm 2010 Cuốn sách có một chương trình

bày Chủ nghĩa xã hội với vấn đề tôn giáo dưới góc độ chính trị - xã hội Trên

cơ sở phương pháp triết học Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo như một trong những nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân trong chủ nghĩa xã hội, có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác, trước hết là lĩnh vực chính trị, tư tưởng và đời sống văn hóa, tỉnh thần

- Bài viết: “Ph.Ănghen về tôn giáo - Nhìn lại và suy ngẫm”, của tác giả

Nguyễn Đức Lữ, Tạp chí Công tác tôn giáo, Số 12, năm 2010, đã trình bày và phân tích chỉ rõ những luận điểm của Ph.Ăngghen về tôn giáo như: mối quan hệ giữa phong trào xã hội chủ nghĩa và phong trào Ki-tô giáo; về nguồn gốc, bản chất của tôn giáo; dự báo tương lai của tôn giáo; tôn giáo là việc tư nhân; phương pháp ứng xử với tôn giáo

- Cuỗn sách: “Một số vấn đề về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay” (Sách tham khảo), của tác giả Cao Văn Thanh, Đậu Tuấn Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2011, đã trình bày một số vấn đề lý luận về tôn giáo; Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; Chủ

Trang 11

ngưỡng ở Việt Nam; Một số tổ chức tôn giáo khác ở Việt Nam

- Cuốn sách: “10 ứôn giáo lớn trên thế giới”, của tác giả Hoàng Tâm Xuyên (Chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2012, đã trình bày 10 tôn giáo lớn trên thế giới với quá trình lịch sử hình thành, nguồn gốc và đặc trưng của các tôn giáo này như: tôn giáo Ai Cập cô đại, tôn giáo BaBiLon cổ đại, đạo Zoroastre, đạo Mani, đạo Bà la môn, đạo Ấn Độ

- Bài viết: “Một số vấn đề dân tộc tôn giáo bat 6n của Tì rung Quốc trong những năm gân đây”, của tác giả Nguyễn Thanh Giang, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 12(136), năm 2012 Bài viết đã trình bày những mâu thuẫn và bất ôn dân tộc, tôn giáo của Trung Quốc trong những năm gần đây, biểu hiện cu thé thông qua các cuộc biểu tình, các hoạt động đòi ly khai “Tây tạng độc lập” và căng thẳng sắc tộc, tôn giáo tín ngưỡng ở khu tự trị Làn sóng bạo loạn, ly khai, gây rối trong các cộng đồng sắc tộc thiểu số tại vùng biên cương Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông Cổ ngày càng gia tăng Nguyên nhân của những bất ôn đó là do chính sách kinh tế của Trung Quốc nghiêng lệch, mắt cân bằng, tạo nên khoảng cách về trình độ phát triển, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền trong nước, khiến cho người dân khu vực khó khăn, kém phát triển, bất mãn Vì vậy, dé hạn chế và khắc phục những bất ỗn đó, theo tác giả cần có những biện pháp tích cực để giải quyết

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài $.I Mục đích nghiên cứu

Trình bày một số tôn giáo lớn trên thế giới Giới thiệu về sự ra đời,

phát triển, giáo lý, nghi lễ, ảnh hưởng hiện nay của những tôn giáo lớn trên

thế giới (gồm một số tôn giáo dân tộc và các tôn giáo thế giới)

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

hoản cảnh lịch của sự ra đời và phát triển, giáo lý, lễ nghi của các tôn giáo đó 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối trợng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số tôn giáo lớn trên thế giới 4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu một số tôn giáo lớn trên thế giới (Lịch sử hình thành, phát

triển, giáo lý, lễ nghỉ của các tôn giáo đó)

- Vấn đề tôn giáo rất rộng, nên ở đề tài này tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu tập trung vào một số tôn giáo như: Phật giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo

5, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênh, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo Đồng thời, có kế thừa các kết quả nghiên cứu, các công trình

khoa học của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, kết hợp các phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát, so sánh, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát

hóa, lôgíc - lịch sử, phân tích và tông hợp đề làm rõ các nội dung mà đề tài đề cập 6 Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài

- Đề tài đã góp phần nghiên cứu cơ sở lý luận về tôn giáo

- Làm rõ lịch sử hình thành, phát triển, giáo lý, lễ nghi của một số tôn

giáo lớn trên thế giới

7 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài

Trang 13

- MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VẺ TÔN GIÁO

1.1 NGUON GOC VA BAN CHAT CUA TON GIAO

1.1.1 Nguồn gốc của tôn giáo

1.1.1.1 Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của tôn giáo * Khải niệm

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường và hư ảo hiện thực khách quan Qua sự phản ánh của tôn giáo mọi sức mạnh và tự phát

của tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí

Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen viết: “Tất cả mọi tôn giao chăng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chỉ phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”

Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan niệm dựa trên cơ sở tin tưởng và sùng bái những lực lượng tự nhiên, thần thánh, cho răng những lực lượng này quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một thành tố văn hóa, nó chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa, chính trị Tôn giáo là một bộ phận của đời sống tinh thần của con người, là chất kết dính tập hợp con người trong một cộng đồng nhất định và phân rẽ với các cộng đồng khác Trong quá trình tổn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc

* Những đặc trưng cơ bản của tôn giáo

- Xét về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tiêu cực, ra đời và tồn tại trong một điều kiện lịch sử nhất định, vì:

Trang 14

+ Tôn giáo đã giải thích không đúng bản chất các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, cũng như nguyên nhân nỗi khổ của người lao động

+ Tôn giáo hướng con người tới hạnh phúc hư ảo, niềm hy vọng hão huyền, làm tiêu tan nghị lực, nhụt ý chí đấu tranh, hạn chế quá trình vươn lên làm chủ của con người

- Ở một mức độ nhất định tôn giáo có vai trò tích cực trong văn hoá, đạo đức xã hội như: đoàn kết, hướng thiện, quan tâm đến con người, tôn giáo

là niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần của quần chúng lao động

C.Mác viết: “Tôn giáo là tiếng thở đài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tỉnh thần của những trật tự không có tỉnh thần Tôn giáo là z»„ốc phiện của nhân dân”Š

1.1.1.2 Nguôn gốc của tôn giáo

Xuất phát từ đối tượng và mục đích của các lĩnh vực khoa học mà

người ta tìm hiểu nguồn gốc của tôn giáo dưới những góc độ khác nhau (như dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, sử học, văn hóa học )

Xã hội học, tâm lý học nghiên cứu tôn giáo qua hành vi của cá nhân, của nhóm cũng như những đặc điểm da dạng của đời sống tâm lý có ảnh hưởng đến việc tiếp nhận, thay đổi niềm tin biểu hiện qua hành vi của một đức tin cá nhân hay của nhóm, cộng đồng

Thần học nghiên cứu tôn giáo nhằm khẳng định sự tồn tại của thần linh, thượng đế, vai trò quyết định của các lực lượng siêu nhiên đến số phận con người và xã hội cùng những hậu quả khi con người không thực hành các điều răn dạy, cắm ky của các lực lượng siêu nhiên

Khoa học về lịch sử hay dân tộc học đã đề cập tới tôn giáo với tính cách là một hiện tượng xã hội mà tư tưởng tôn giáo được biểu hiện qua hành

Trang 15

Nghiên cứu nguồn gốc của tôn giáo C.Mác đã đồng tình với Phoiơbắc, khi ông cho rằng: con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người Nhưng theo C.Mác, không phải là con người trừu tượng mà chính là thế giới những con người, là nhà nước, là xã hội Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo Vì vậy, tìm hiểu nguồn gốc ra đời và điều kiện tồn tại của tôn giáo cũng cần phải nghiên cứu từ hiện thực đời sống của con người và từ các mối quan hệ xã hội

Trong các nguồn gốc của tôn giáo, cần lưu ý đến nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý

* Nguồn gốc kinh tế - xã hội

Là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách quan của đời sống

xã hội tất yêu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo Irong đó một số nguyên nhân và điều kiện thì gắn với mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, một số khác thì gắn với mối quan hệ giữa con người và con người

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí an, vi vậy, họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hoá những sức mạnh đó Thế giới bao quanh con người nguyên thủy đã

trở thành như một cái gì thù địch, bí hiểm và hùng hậu Đó là hình thức tồn tại

đầu tiên của tôn giáo

Như vậy, không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo mà là mỗi quan hệ đặc thù của con người với giới tự nhiên, do trình độ lực lượng sản xuất quyết định Đây chính là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo

Trang 16

được nguồn gốc kinh tế - xã hội - một trong những nguồn gốc quan trọng của tôn giáo

Nguồn gốc xã hội của tôn giáo còn bao gồm cả phạm vi các mối quan hệ giữa con người với nhau, nghĩa là bao gồm các mối quan hệ xã hội, trong

đó có hai yếu tố giữ vai trò quyết định là tính tự phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp và chế độ người bóc lột người

Khi xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp hình _ thành, đối kháng giai cấp nảy sinh, hiện tượng tiêu cực xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh cảm giác yếu đuối trước sức mạnh của tự nhiên, con người lại cảm thay bất lực trước những sức mạnh tự phát hoặc của thế lực nào đó của xã hội Không giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức bóc lột, tội ác và của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, con người thường

hướng niềm tỉn ảo tưởng vào thế giới bên kia dưới hình thức các tôn giáo Khi

nêu lên đặc trưng của những nguồn gốc xã hội của tôn giáo trong xã hội tư bản, V.I.Lênin đã viết: “Sự sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản - mù quáng vì quần chúng nhân dân không thể đoán trước được nó, - là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và người tiểu chủ, cũng đe dọa đem lại cho họ và đang đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói, đó là nguồn gốc sâu xa

của tôn giáo hiện đại mà người duy vật phải chú ý đến trước hết và trên hết

nếu người ấy không muốn cứ mãi mãi là một người duy vật sơ đăng”

Người nô lệ, người nông nô, người vô sản mất tự do không phải chỉ là sự tác động của những lực lượng xã hội mù quáng mà họ không thể kiểm soát

được, mà còn bị bần cùng về kinh tế, bị áp bức về chính trị, bị tước đoạt

những phương tiện và khả năng phát triển tỉnh thần Quần chúng bị áp bức không chỉ tìm ra lối thoát hiện thực khỏi sự kìm kẹp của ách bóc lột trên trái

Trang 17

đất, đã tìm lối thoát đó ở trên trời V.I.Lênin đã viết: “Tôn giáo - là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn và bất cứ ở đâu cũng đè nặng

lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao động suốt đời cho người khác

hưởng, vì phải chịu cảnh bần cùng và cô độc Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép màu ””

Chỉ ra nguồn gốc xã hội của tôn giáo, học thuyết duy vật của C.Mác đã vượt qua quan niệm của những nhà duy vật đương thời để trở thành một học thuyết khoa học về tôn giáo

Su ban cung về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện của những bat công xã hội, cùng với nỗi thất vọng trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp bị trị, đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại

Như vậy, bên cạnh những lực lượng thiên nhiên, còn có cả những lực lượng xã hội tác động - những lực lượng này đối lập với con người, thống trị họ

* Nguôn gốc nhận thức

Sự xuất hiện và tồn tại của tôn giáo còn gan liền với đặc điểm nhận thức của con người Trình độ nhận thức của con người quá thấp kém hoặc không khái quát, trừu tượng hoá dẫn đến thần bí hoá đối tượng nhận thức

cũng đưa đến hình thành tôn giáo Như Ph.Ăngghen đã nhận xét: “Tôn giáo sinh ra từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thủy của con người về tự nhiên bên ngoài xung quanh họ”

Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình là có giới hạn Trước tiên, họ nhân cách hóa các lực lượng tự nhiên, sau đó, họ tin rằng có thần thánh ở khắp mọi nơi và chỉ huy các lực lượng tự nhiên Khoa học có nhiệm vụ từng bước khám phá những

5 V.LLénin (2004), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.169-170

Trang 18

điều chưa biết Song, khoảng cách giữa những điều biết và chưa biết luôn luôn tồn tại, điều øì mà khoa học chưa giải thích được thi điều đó dễ bị tôn giáo thay thế

Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thế giới khách

quan, khái quát hoá thành các khái niệm, phạm trù, quy luật Nhưng càng khái quát hoá, trừu tượng hoá đến mức hư ảo thì sự vật, hiện tượng được con người nhận thức càng có khả năng xa rời hiện thực và dễ phản ánh sai lệch hiện thực Sự nhận thức bị tuyệt đối hoá, cường điệu hoá của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu khách quan, mất đần cơ sở hiện thực, dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hoá đối tượng

* Nguôn gốc tâm lý, tình cảm

Các nhà duy vật cỗ đại thường đưa ra luận điểm “Sự sợ hãi sinh ra thần thánh” Quan điểm này đã được các nhà duy vật của thời đại mới đã tiếp tục

phát triển Chẳng hạn, Phoi-ơ-bắc đã có công lớn trong việc nghiên cứu nguồn gốc tâm lý của tôn giáo Theo ông, nguồn gốc đó không chỉ bao gồm những tình cảm tiêu cực (sự lệ thuộc, sợ hãi, không thoả mãn, đau khổ cô đơn mà cả những tình cảm tích cực (niềm vui, sự thoả mãn, tình yêu, sự kính trọng), không chỉ những tình cảm, mà cả những điều mong muốn, ước vọng, nhu cầu muốn khắc phục những tình cảm tiêu cực, muốn được đền bù hư ảo V.I.Lênin đã nhắn mạnh: “Sự sợ hãi đã tạo ra thần linh trong xã hội có giai cấp”7,

Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tỉnh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần bù đắp những hãng hụt trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận hay khi bệnh tật hiểm nghèo, tình duyên oan trái Vì thế, đù chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng nhiều người cần đến nó, vẫn tin, vẫn bám víu vào, vẫn cảm thay hanh

phúc chừng nào chưa có hạnh phúc thực sự

Trang 19

Tâm lý tin tưởng, ngưỡng mộ, thờ phụng để tỏ lòng biết ơn những người có công (ông, bà, cha, mẹ, thành hoàng) đưa đến sự thần thánh hoá cũng là nguyên nhân làm cho tôn giáo ra đời

1.1.2 Bản chất của tơn giáo

1.1.2.1 Quan điểm ngồi mác - xÍt về tơn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, xã hội Đến nay có hàng trăm khái niệm

về tôn giáo tùy cách tiếp cận và mục tiêu nghiên cứu khác nhau người ta đưa ra những khái niệm khác nhau về tôn giáo

Trong xã hội, trước khi xuất hiện đạo Kitô bên cạnh những hình thức tôn giáo sơ khai, các nhà nước độc lập rat sung bai cac vi than rat phé bién, với những nghi thức và niềm tin có quan hệ đến cái thiêng liêng Con người vừa kính trọng, vừa sợ hãi những lực lượng siêu nhiên nên họ đã thực hiện những nghỉ lễ hiến tế nhằm tỏ lòng tôn kính cầu xin sự giúp đỡ, sự che chở của đắng siêu nhiên tối cao, để làm tăng sức mạnh của bản thân và cộng đồng, vượt qua một cách thắng lợi những thách thức khó khăn, hy vọng các thần

linh giúp đỡ để tránh những tai họa đang hoặc sẽ dẫn đến

Khi tư tưởng nhà thờ thống trị những đêm trường trung cổ, ở Châu âu đã

buộc con người tìm kiếm chỗ dựa tỉnh thần ở niềm tin tôn giáo đó là sự phụ thuộc vào các bậc tiên tri và các đẳng siêu phàm Trong tơn giáo con người thốt

khỏi trần gian, vì tôn giáo là lĩnh vực tri thức giải đáp mọi điều bí ẩn của thế giới

quan, gạt bỏ mọi mâu thuẫn thẦm kín trong tư tưởng con người, do vậy tôn giáo

là lĩnh vực của chân lí vĩnh cửu Hêghen đã cho rằng tôn giáo là tri thức thần thánh, là tri thức của con người về thần thánh, vì vậy ông đã kết luận: trong tôn

giáo con người tự do trước thần thánh, vì ý chí của con người hòa đồng với ý chí của Thượng Dé

Trang 20

người suy nghĩ ra sao, tâm tư thế nào thì Thượng để của họ đúng như vậy, con người có bao nhiêu giá trị thì Thượng để cũng có bấy nhiêu Từ thượng để có thể suy ra con người và ngược lại Thượng để là cái tự thân được biểu hiện ở con người, tôn giáo là sự vén mở trang trọng những kho tàng ấn giấu của con

người, là sự thừa nhận ý nghĩ thầm kín nhất, là sự thú nhận công khai những

bí mật tình yêu của con người “Tư tưởng và dụng ý của con người như thế nào thì Chúa của con người như thế Giá trị của Chúa không vượt quá giá trị của con nguoi Ý thức của Chúa là tự ý thức của con người, nhận thức của Chúa là tu nhận thức của con người",

1.1.2.2 Quan điểm mác - xit về tôn giáo

Tôn giáo là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, sùng bái một hay

nhiều vị thần linh và những hình thức lễ nghỉ thể hiện sự sùng bái ấy Có

nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về tôn giáo Các nhà kinh điển của

chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, về bản chất, tôn giáo chỉ là hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội Với tư cách là hình thái ý thức xã hội tôn giáo phản ánh một cách hư ảo hiện thực khách quan Điều này, đã được Ph.Ăngghen định nghĩa: “Nhưng tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc con người - của những lực lượng bên ngoài chỉ phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế””

Định nghĩa này không những đã chỉ ra được bản chất của tôn giáo mà còn chỉ ra con đường hình thành ý thức hay niềm tin tôn giáo Qua định nghĩa trên chúng ta thấy rằng, Ph.Ănghen đã tiếp tục luận điểm cho rằng, con người sáng tạo ra tôn giáo (tất nhiên con người ở đây là con người của hiện thực lịch sử ) Sự sáng tạo ra tôn giáo của con người được thực hiện thông qua con đường nhận thức Chủ thể tạo ra tôn giáo là con người, đối tượng của sự phản ánh mà con người sáng tạo ra tôn giáo là sức mạnh ở bên ngoài thông trỊ cuộc

* Dan theo Bui Thanh Quất (Chủ biên) (2001), Lịch sử triết học (Giáo trình dung cho các trường đại học và

cao đăng - tái bản lân thứ ha1), Nxb Giáo dục, tr.300 „

Trang 21

sống hàng ngày của con người ,còn phương thức nhận thức để tạo ra tôn giáo

là phương thức hư ảo Với chủ thể, đối tượng và phương thức của nhận thức

như trên thì kết quả là con người tạo ra cái siêu nhiên thần thánh trong đầu óc của mình thuộc lĩnh vực ý thức, niềm tin

Định nghĩa của Ph.Ănghen về tôn giáo có tính chất bao quát về hiện tượng tôn giáo, là định nghĩa rộng, song cũng đã chỉ rõ cái đặc trưng, cái bản chất của

tôn giáo đó là niềm tin hay thế giới quan hoang đường hư ảo của con người Sự

ra đời hiện tượng tôn giáo với bản chất như trên là tất yêu khách quan, vì khi con

người bị bất lực trước sức mạnh của thế giới bên ngoài, thì con người cần đến

tôn giáo nhằm bù đắp cho sự bất lực ấy Điều đó, cũng có nghĩa là bản chất của tôn giáo được thê hiện rõ nhất thông qua chức năng đền bù hư ảo của nó

Triết học mác-xít nghiên cứu tôn giáo chủ yếu với tư cách là một hình thái ý thức xã hội nhằm chỉ ra sự phụ thuộc của tôn giáo vào tồn tại xã hội cũng như những tác động trở lại của tôn giáo đối với tồn tại xã hội Từ đó khăng định

rằng, khi những cơ sở cho sự ra đời, tồn tại của tôn giáo mất đi, tôn giáo sẽ tiêu vong: mặt khác, mặc dù bị quy định bởi tồn tại xã hội, song tôn giáo cũng tác động trở lại tồn tại xã hội và tạo ra những ảnh hưởng xã hội khác

1.2 CHỨC NĂNG VÀ TÍNH CHÁT CỦA TƠN GIÁO

1.2.1 Chức năng của tôn giáo

1.2.1.1 Chức năng đền bù hư ảo

Đền bù hư ảo là chức năng xã hội chủ yếu và đặc thù của tôn giáo Tôn giáo là sản phẩm tất yếu của những quan hệ hạn chế giữa con người với con người, do vậy nó cũng là sự đền bù cho sự hạn chế của những quan hệ đó Nói khác, tôn giáo vừa là sản phẩm trong sự bất lực vừa là biểu hiện của sự bứt khỏi sự bất lực đó của con người, do vậy tôn giáo có chức năng đề bù, mặc dù sự đền bù chỉ là hư ảo (tưởng tượng) cho tình trạng bất lực, tuyệt vọng của những con người đó

Trang 22

hoá, sự hạn chế và vươn tới những giá trị cao đẹp như chân, thiện, mỹ của con người Tuy nhiên, con đường, biện pháp để thực hiện những nguyện vọng đó lại là trừu tượng và hư ảo Chính vì lẽ đó, C.Mác một mặt thông cảm với con người khi bị tôn giáo lôi cuốn và cho tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, nhưng mặt khác, C.Mác luôn giải phóng con người ra khỏi tôn giáo

1.2.1.2 Chức năng thế giới quan

Tạo ra một thế giới quan và truyền bá thế giới quan đó là chức năng của bất cứ tôn giáo nào Dù muốn hay không, giáo lý tôn giáo nào cũng chứa đựng hệ thống những quan điểm, quan niệm có tính chất thế giới quan nhằm

trả lời các câu hỏi: Thế giới do đâu mà có? Cái gì quyết định thế giới này? Con người là gì? Và con người có vai trò gì trong thế giới?

Khi phản ánh một cách hư ảo hiện thực, tôn giáo có tham vọng tạo ra một bức tranh của mình về thế giới nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của con người dưới một hình thức phi hiện thực Bức tranh tôn giáo ấy bao gồm hai

bộ phận: thế giới thần thánh và thế giới trần tục và trên cơ sở đó mà tôn giáo

giải thích các vấn đề của tự nhiên cũng như xã hội Sự lý giải của tôn giáo về

thế giới nhằm hướng con người tới cái siêu nhiên, thần thánh, do đó nó xem nhẹ đời sống hiện thực Quan niệm này có thể có tác động tiêu cực đến ý thức giáo dân, đến thái độ của học đối với thế giới xung quanh

Xuất phát từ đặc điểm này, để giải phóng nhân loại thì không chỉ giải

phóng trong lĩnh vực đời sống vật chất, mà phải cả đời sống tỉnh thần, tư tưởng, nên chủ nghĩa Mác - Lênin tuyên bố cần khắc phục thế giới quan tôn giáo Tuy nhiên, việc tiễn hành nhiệm vụ đó phải được diễn ra một cách khoa học và kiên trì và chỉ có thé được tiến hành thuận lợi trên cơ sở xây đựng đời sống ngày càng tốt hơn cho nhân dân và tích cực truyền bá thế giới quan cho họ

1.2.1.3 Chức năng điều chỉnh hành ví _

Trang 23

Các chuẩn mực được quy định đó bắt buộc những tín đồ phải thực hiện Quá trình thực hiện các điều răn cũng là quá trình diễn ra sự điều chỉnh hành

vi đối với các tín đồ

Chẳng hạn, Phật giáo quy định "ngũ giới" (năm điều cấm ky đối với người tu hành), hay Thiên chúa giáo có mười điều răn, Hồi giáo có 5 điều cốt đạo Mặc dù, là tôn giáo khác nhau nhưng các tôn giáo này đều có chung những đặc điểm như: cấm tín đồ uống rượu mất tỉnh táo, cắm trộm CƯỚP, cấm nói sai trái và cấm tà dâm Những điều ngăn cắm này có tác dụng như chuẩn mực đạo

đức xã hội, nhằm điều chỉnh hành vi của các tín đồ của mình Cũng chính vì lẽ

đó, ít nhiều tôn giáo có vai trò giáo dục đạo đức cho tin dé Tuy nhiên, không nên đồng nhất các chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo với đạo đức xã hội

Chuẩn mực đạo đức tôn giáo thường gắn với các điều răn, nó thường được đề ra từ khi ra đời của mỗi tôn giáo đó, vì vậy trong các chuẩn mực đó có cái hợp với xã hội đương thời, song cũng có cái đã lạc hậu Trong khi đó đạo đức xã hội bao giờ cũng được quy định phù hợp với đương đại Có một số chuẩn mực đạo đức tôn giáo gần phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, tuy nhiên về cơ bản đại đa số là không phù hợp

Đối với những quy định còn phù hợp, chúng ta cần phải sửa đổi, bổ sung và có thê sử dụng nó ít nhiều để kéo tôn giáo vào quá trình giáo dục đạo đức xã hội Với những quy định đã lỗi thời, chúng ta nên có sự phê phán và hạn chế sự ảnh hưởng của nó Ví dụ: trong thực tế chúng ta có thể sử đụng nhiều điều ran còn phù hợp của Phật giáo như cắm trộm Cướp, cấm tà dâm, cắm nói điều sai trái, tuy nhiên cần phê phán những quan điểm diệt duc và tiêu cực của nó

1.2.1.4 Chức năng liên kết

Trang 24

quan niệm một cách sai lầm rằng tôn giáo bao giờ cũng là nhân tế liên kết xã

hội chủ yếu, bảo đảm sự thống nhất của xã hội Sự thống nhất của xã hội, trước hết được bảo đảm bởi hệ thống sản xuất vật chát xã hội chứ không phải

bằng cộng đồng tín ngưỡng Hơn nữa, trong những điều kiện xã hội nhất định, tôn giáo có thê biểu hiện như là ngọn cờ tư tưởng của sự chống đối lại xã hội,

chống lại chế độ phản tiến bộ đương thời

1.2.2 Tính chất của tôn giáo

1.2.2.1 Tính chất lịch sử

Con người sáng tạo ra tôn giáo Dù tôn giáo đã, đang và sẽ tồn tại lâu đài, nhưng tôn giáo là một phạm trù lịch sử, ra đời và tồn tại trong một giai

đoạn lịch sử nhất định Tôn giáo biến đổi cùng với quá trình biến đổi của lịch sử nhân loại Tôn giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người Tôn giáo chỉ xuất hiện khi tư duy trừu tượng và trình độ sản xuất của

con người đạt đến một mức độ nhất định Đến một giai đoạn lịch sử nào đó,

khi mà “con người không chỉ mưu sự, mà làm cho thành sự nữa, thì chỉ khi đó, cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đang phản ánh vào tôn

giáo mới sé mất đi, và cùng với nó bản thân sự phản ánh có tính chất tôn giáo cũng sẽ mất đi, vì khi đó sẽ không còn gì để phản ánh nữa”!9,

Tôn giáo ra đời vào giai đoạn cuối của công xã nguyên thuỷ Tôn giáo tồn tại và phát triển trong tất cả các xã hội có giai cấp cho đến ngày nay Khi

xã hội đạt đến trình độ cao cả về sinh hoạt vật chất lẫn tỉnh thần, đặc biệt

trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, sẽ tạo những điều kiện kinh tế - xã hội làm cho tôn giáo nhạt dần và mắt đi

1.2.2.2 Tính chất nhân dân

Tính chất nhân dân của tôn giáo thể hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo

chiếm tỷ lệ cao trong dân số thế giới Nếu chỉ tính các tôn giáo lớn, đã có tới

từ 1⁄3 đến 1/2 dan số thé giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo

Trang 25

Cho dén nay, su phat triển của khoa học, sản xuất và xã hội chưa loại bỏ được những nguồn gốc nảy sinh tôn giáo; mặt khác, tôn giáo phản ánh nhu cầu giải phóng và khát vọng hạnh phúc của con người, do đó nó thâm nhập vào quần chúng lao động với các mức độ khác nhau, biến thành đức tin, lối

sông và sinh hoạt tinh thần của một bộ phận nhân dân

Tôn giáo có ý thức giáo dục nhân văn, nhân đạo, nó trở thành nhu cầu tỉnh thần và tình cảm của một bộ phận dân cư, có khi là của cả một dân tộc, gắn bó với dân tộc và trở thành một yếu tố tâm lý dân tộc

1.1.4.3 Tính chính trị của tôn giáo

Tôn giáo nào cũng có mặt tích cực và mặt hạn chế Mặt tích cực thể hiện ở chỗ tơn giáo nào ngồi sự phản ánh hoàn cảnh xã hội nó còn là sự phản

kháng lại sự hạn chế của hoàn cảnh xã hội đó Các tôn giáo xuất hiện một

mặt, thể hiện sự bất lực của con người, song mặt khác, lại thể hiện những nguyện vọng, ước mơ đến một tương lai tốt đẹp, đến những chuẩn mực tuyệt

đối chân, thiện, mỹ Mặc dù hạn chế ở chỗ hoang đường, thậm chí có chỗ

nhảm nhí, nhưng ít nhiều các giáo lý của các tôn giáo cũng nhắc nhở con

người rằng việc trả lời các câu hỏi có tính chất thế giới quan như: Thế giới do

đâu mà có? Cái gì quyết định thế giới? Con người là gì? Con người có vai trò gì trong thế giới đó?

Vì vậy, trong xã hội, tôn giáo có vai trò tích cực hay tiêu cực phần lớn là do sự chỉ phối của các giai cấp cầm quyền, giai cấp lãnh đạo xã hội Lịch sử cho thấy, không một giai cấp thống trị xã hội nào không lợi dụng tôn giáo, không chỉ phối tôn giáo, biến các tôn giáo thành công cụ để chúng thống trị

về mặt đời sống tinh thần xã hội Khi biến tôn giáo thành công cụ thì các giai

Trang 26

những ý đồ của những thế lực khác nhau trong xã hội, lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình Trong nội bộ các tôn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dòng, hệ, phái nhiều khi cũng mang tính chính trị Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và tầng lớp thị dân mới hình thành với chính quyền

phong kiến kết hợp với nhà thờ được phản ánh trong cải cách tôn giáo ở châu

Âu thế kỷ XVI

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn tồn tại Tuy nhiên, Đảng Cộng sản và nhà nước XHCN, luôn tôn trọng quyên tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân Khi tôn giáo còn là nhu cầu của một bộ phận

nhân dân thì tạo điều kiện cho mọi người để họ vừa làm tròn bổn phận là một

Trang 27

Chuong 2 PHAT GIAO

2.1 SU RA DOI VA PHAT TRIEN CUA PHAT GIAO 2.1.1 Sự ra đời của Phật giáo

Phật giáo ra đời ở Nepal, một vương quốc cô ở phía Nam An Độ (nay là Cộng hòa dân chủ liên bang Nepal) vào khoảng giữa thiên niên ký I Tr.CN Ấn Độ là một nước lớn, đất rộng, người Đông ở miền Nam châu Á, là nước có lịch sử lâu đời - một trong những nơi có nền văn minh sớm nhất và rực rỡ nhất thế giới Niên đại của nền văn minh Ấn Độ muộn hơn một chút so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, tức là vào khoảng thiên niên kỷ II đến thiên niên kỷ I Tr.CN An Độ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là quê hương của một trong

những nền văn minh lâu đời nhất của thế giới Văn hóa, triết học và nghệ thuật của Ân Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người Trong Lịch sử văn minh Ấn Độ, Will Durant viết: “Không có một xứ nào mà tôn giáo có thế lực và đóng một vai trò quan trọng bằng ở Ấn Độ; người Ấn Độ sở dĩ dễ chấp nhận sự thống trị của ngoại nhân một phân vì họ không cần biết những kẻ thống trị họ thuộc giống người nào; họ cho tôn giao

mới là cốt yếu, chứ không phải chính trị; linh hồn mới là chính, chứ không phải thể xác; các kiếp sau mới là vô tận, chứ kiếp này chỉ là phù du”1,

Thời cỗ đại, phạm vi địa lý của Ân Độ chủ yếu gồm các nước Ấn Độ, Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay Ấn Độ chia làm hai miền Nam - Bắc với dãy núi Viađia làm ranh giới Ở Ân Độ có hai con sông lớn chảy qua là sông Ấn, sông Hằng Sông Ấn có 5 nhánh nên vùng đồng bằng lưu vực sông Ấn gọi là Penjap (năm nhánh sông)

Theo tài liệu khảo cỗ học, vào khoảng giữa thiên nhiên ký thứ II đến

đầu thiên nhiên kỷ thứ II Tr.CN đã nảy nở nền văn minh sông Ấn, còn gọi là nên văn minh Ha-ráp-pa Chủ nhân của nên văn minh này là người Đờ-ra-vi-da

Trang 28

(Dravida) Day 1a thời kỳ xã hội Ấn Độ chuyền biến từ chế độ cộng sản nguyên thủy sang giai đoạn đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ Trong nền văn minh ay, nhà nước đã xuất hiện, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt đến một trình độ nhất định, thành phố đã được xây dựng theo một quy hoạch thống nhất, có đường phố, có cửa hiệu, chợ búa, hệ thống tưới tiêu Nhưng vào khoảng thế kỷ XVII Tr.CN, do sự tàn phái của thiên tai, đặc biệt là sự

hoành hành dữ dội và liên tiếp của lũ lụt vùng hạ lưu sống Ấn, làm cho nền văn minh này sụp đỗ Đến thế kỷ XV Tr.CN, từ Trung Á, các bộ lạc du mục A-ry-a từ phía Bac tran xuống xâm nhập vào Ấn Độ Họ nô dịch, đồng hoá và hỗn chủng với người bản địa Đờ-ra-vi-da (Dravida) và trở thành một yếu tố chủ thể,

đặt nền móng cho nền văn minh Ấn Độ truyền thống - Veda Thời kỳ này được

mệnh danh là nền văn hóa Vệ-đà (Veda) Sở dĩ gọi như thế, bởi vì người ta biết về thời kỳ này qua các bộ kinh Vệ-đà của người A-ry-a

Các nhà sử học chia lịch sử Ấn Độ cô đại thành hai thời kỳ:

- Thời kỳ văn hoá Ha-ra-pa, gọi là nền văn minh sông Ấn;

- Thời kỳ văn hoá Veda, còn gọi là nền văn minh sông Hằng, với sự hình thành đạo Bà-la-môn và đạo Phật

Trang 29

phát triển Quan hệ gia đình và thân tộc được coi là quan hệ cơ bản Nền kinh

tế tiêu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp rất được coi trọng

Sự phát triển của phân công lao động trong xã hội, của quan hệ tư hữu đã dẫn đến tình trạng phân cách giữa người giàu và người nghèo, người có quyền thế và người phụ thuộc Bên cạnh đó, sự phân biệt màu da, chủng tộc giữa người A-ry-a với người Đờ-ra-vi-da cũng làm cho tình trạng trên thêm sâu sắc Điều đáng chú ý là trong thời kỳ Vệ-đa cùng với quá trình phân hoá

giai cấp và hình thành nhà nước, ở Ấn Độ xuất hiện đạo Bàlamôn và hình thành chế độ phân chia đăng cấp, còn gọi là chế độ Vácna (màu sắc, thực

chất) hết sức nghiệt ngã Nội dung của chế độ đẳng cấp là sự phân chia các thành viên trong xã hội thành những nhóm người khác nhau, căn cứ vào chủng tộc, dòng dõi xuất thân, tôn giáo và nghề nghiệp Theo sử sách thì có

đến hơn 300 nhóm người khác nhau, nhưng có bốn đẳng cấp chính là:

Brahman (tăng lữ Bà-la-môn): gồm những người chuyên cúng tế thần và năm giữ phần tư tưởng, chiếm địa vị cao nhất trong xã hội Ấn Độ

Ksatrya - Sat-dé-ly (vương công, quý tộc, võ sĩ), được tôn kính giống như Bà-la-môn

Vaisya - Vệ-xá (thương nhân, nông dân, thợ thủ công) Họ bị áp bức bởi thế lực quyền uy của Bà-la-môn và Sát-đế-ly

Sudra - Thủ-đà-la (nô lệ, tôi tớ, người làm thuê) Họ là những người bị chỉnh phục, bị liệt vào loại tay sai nô lệ, được sinh ra trên thế giới này đề hầu hạ tầng lớp quý tộc Ở bộ luật Ma-nô (bộ luật của Bàlamôn) có ghi rõ: “Kẻ sơ sinh chính là Thủ-đà-la Nếu chúng đám dùng lời tục tăn để chửi rủa làm nhục những người tái sinh thì phải cắt lưỡi chúng đi Nếu chúng dám mang tên

Trang 30

, 2

chúng”! (Những người nô lệ hèn hạ được gọi là người sơ sinh Những người Bà-la-môn và Sát-đế-ly được gọi là người tái sinh)

Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có hạng người mà một số sách nói là đẳng

cấp thứ năm, đó là đẳng cấp Ba-lj-xá gồm những người cùng khổ dưới đáy xã hội, không được đến gần ai và không ai thèm đến gần vì họ sợ ô uế

Sự phân chia đẳng cấp thể hiện ở nhiều mặt, không chỉ về quyền lợi, địa vị chính trị, kinh tế, xã hội, mà cả trong quan hệ giao tiếp, đi lại, ăn mặc, sinh hoạt tôn giáo, thậm chí cả trong những việc nhỏ nhặt như: đặt tên cho con, sử dụng màu sắc trong sinh hoạt Ba đẳng cấp trên là lực lượng bóc lột và thống trị xã hội, trong đó nỗi bật là đẳng cấp Bàlamôn

Sự phân chia đẳng cấp đó đã làm phức tạp thêm các quan hệ xã hội, tạo ra những mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân, thợ thủ công, nô lệ với các đẳng cấp khác trong xã hội Làn sóng chống lại sự thống trị của đẳng cấp Bà-la- môn đã dấy lên mạnh mẽ ở cả nông thôn và thành thị của Ấn Độ cô đại Trên lĩnh vực tư tưởng, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vơ thần, chủ nghĩa

hồi nghi chống lại uy thế của thánh kinh Vêda và các tín điều tôn giáo

Bàlamôn diễn ra quyết liệt

Đầu thế kỷ VI Tr.CN Bắc Ấn Độ có nhiều quốc gia (đế chế hay Cộng hòa) nhỏ, độc lập hay phụ thuộc Đấu tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ, sức sản xuất cũng phát triển mạnh ở vùng đọc sông Hằng Thủ công và thương nghiệp

phát triển Thời kỳ này, Ba Tư sau đó là Hy Lạp đã nối liền Ấn Độ cỗ với Địa

Trung Hải Bọn quý tộc Ân Độ cần hàng hóa để trao đổi, chúng càng ra sức bóc lột Thợ thủ công và thương nhân tập trung quanh các vương quốc mạnh,

thành thị phát triển Cuối thế kỷ thứ IV Tr.CN hình thành đế quốc Mau-ri-a

với vương triều Chan-dra-gup-ta Đây là thời kỳ tri thức khoa học Ấn Độ phát triển mạnh mẽ: đã biết quả đất tròn vả tự quay xung quanh trục của nó, biết

làm lịch chính xác, biết đến chữ số về hệ thống đếm thập phân, đại số, lượng

giác, tính căn, đường tròn, y học và hóa học phát triển Đó là thời kỳ phát

Trang 31

triển của tư duy trừu tượng, thời kỳ tạo nên các hệ thống tôn giáo - triết học của Ấn Độ Các hệ thống đó đấu tranh gay gắt với nhau, thử đưa ra các cách giải thích thế giới, đưa ra những con đường “giải thoát” khác nhau

Tuy nhiên, chế độ xã hội Ân Độ vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của tô chức công xã nông thôn, cùng với sự thống trị của nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền và sự khắc nghiệt của chế độ phân biệt đẳng cấp Trong lĩnh vực tỉnh thần, thế giới quan thần thoại, tín ngưỡng, tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm trong thánh kinh Veda, kinh Upanishad và đạo Bà-la-môn được suy tôn là hệ tư tưởng chính thống, ngự trị ở Ấn Độ cổ đại Với vị trí độc tôn, đạo Bà-la-môn dùng giáo lý thần quyền để bảo vệ và bênh vực cho chế độ đẳng cấp, nhất là đẳng cấp Bà-la-môn Đạo Bà-la-môn cho rằng sự phân chia đẳng cấp trong xã hội là ý chí của đắng Phạm Thiên (đắng sáng thế Brahma)

Theo kinh Vêda, các đẳng cấp được sinh ra từ các bộ phận khác nhau của Phạm Thiên, nên các đăng cấp có số phận khác nhau Bà-la-môn được sinh ra từ mồm, được cho là con chính thống của Phạm Thiên, Sat-dé-ly duoc sinh ra từ cánh tay, là giai cấp hoàng tộc, Vệ xá được sinh ra từ đùi, là giai cấp thương gia, nông phu và thợ thuyền phụ trách về kinh tế, còn Thủ-đà-la được sinh ra từ bàn chân, là hạng bần cùng hạ tiện và chỉ làm nô lệ suốt đời cho các giai cấp trên Đạo Bà-la-môn còn lập luận răng trong các loài sinh vật, ưu tú nhất là loài động vật có trí khơn, trong các lồi động vật có trí khôn, thì ưu tú nhất là con người, trong con người, ưu tú nhất là Bà-la-môn

Tình hình trên đã làm cho tầng lớp đa số trong xã hội những người

Trang 32

sắc tôn giáo, được trình bày dưới hình thức kinh sách Sự thống trị khắc

nghiệt về mặt kinh tế, chính trị, tư tưởng trên đã làm nảy sinh những mâu thuẫn sâu sắc trong đời sống xã hội và tất yếu dẫn đến sự phản kháng của quần chúng lao động đòi hỏi sự tự do, công bằng xã hội Đây chính là những nhu cầu của hiện thực lịch sử, làm xuất hiện các trường phái tư tưởng mới ở Ấn Độ trong thời kỳ này Phật giáo xuất hiện như là sự đáp ứng nhu cầu tỉnh thần phản kháng của xã hội; một mặt, nó phản ánh nỗi bất hạnh, đau khổ thực tế của nhân dân Ấn Độ, mặt khác, nó phản kháng chế độ đắng cấp nghiệt ngã, chống lại sự áp bức, bất bình đẳng giữa con người Nó công khai chống lại giáo lý truyền thống của kinh Veda và đạo Bàlamôn, bác bỏ uy quyền thần thánh, xây dựng niềm tin vào chính con người

Là một trào lưu triết học tôn giáo xuất hiện khoảng cuối thế kỷ VỊ Tr.CN ở miền Bắc Ấn Độ, phía Nam dãy Hymalaya vùng biên giới giữa Ấn Độ và Nêpan bây giờ Ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo

Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt, đạo Phật giáo với

triết lý đạo đức nhân sinh sâu sắc đã trở thành một trong những ngọn cờ của

phong trào đòi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội ở Ân Độ đương thời

Có thể nói, đạo Phật ra đời trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại bắt nguồn từ

những nguyên nhân chính trị, xã hội sâu xa, là trào lưu xã hội chống lại chế độ đẳng cấp và đạo Bàlamôn

Đạo Phật ra đời, xét về mặt tư tưởng còn là sự kế thừa tiếp nỗi các học thuyết tư tưởng triết học đương thời Án Độ thời cổ đại có nền tư tưởng triết

học rất phát triển, các trường phái triết học của thời kỳ này được chia thành

hai hệ thông đối lập là chính thống và không chính thống

Hệ thống triết học chính thống là hệ thống triết học thừa nhận uy thế tối cao

của kinh Vêda và đạo Bà-la-môn Hệ thống này bao gồm 6 trường phái triết học điển hình là trường phái Samkhya, Nyaya, Vaisesika, Yoga, Mimamsa, Vedanta

Trang 33

Hệ thống này bao gồm ba trường phái chính là trường phái triết học Lokyata, Phật giáo và dao Jaina

Các giáo thuyết của Phật giáo sau này được hình thành ít nhiều đều chịu

ảnh hưởng của các trào lưu triết học nói trên

Người sáng lập ra đạo Phật giáo là Thích Ca Mu Ni (còn nhỏ gọi là Tất Đạt Đa) VỀ ngày tháng năm sinh và mất của Phật có nhiều tài liệu viết khác nhau, song đa số thừa nhận là ông sinh năm 524 Tr.CN, mất năm 464 Tr.CN Ông là con vua Tịnh Phạn, người đứng đầu một thành nhỏ ở miền Bắc Ấn Độ Mẹ của Tất Đạt Đa là Mada, nguyên là Công chúa vua Thiện Giác trị vì vương quốc Câu ly (Koli) Theo truyền thuyết, bà Mada đến 45 tuổi mới mang thai Tat Dat Da sau một giấc mơ kỳ lạ thấy con voi trắng sáu ngà chui vào trong người Sắp đến ngày mãn nguyệt khai hoa, theo tập quán, bà Mada trở về quê hương để sinh nở Bà Mada đã sinh Tất Đạt Đa vào đêm trăng tròn tháng tư dưới gốc cây Vô ưu của vườn Lâm-tỳ-ni trong một buổi đạo chơi Tương truyền khi sinh ra, Tất Đạt Đa được chín con rồng phun nước để tắm Tắm xong ông bước đi bảy bước, mỗi bước là một đài sen một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất nói: “Thiên thượng, thiên hạ, đuy ngã độc tôn)”

Bà Mada sinh Tất Đạt Đa được 7 ngày thì qua đời Em hoàng hậu là Bà Đề Xoa nuôi Tất Đạt Đa thay chị cho đến khi trưởng thành Ngay từ nhỏ Tất Đạt Đa đã sống trong môi trường nhung lụa và được mọi người tránh cho những nỗi ưu lo phiền não Tuổi trẻ của Tất Đạt Đa không bao giờ rời khỏi hoàng cung, chỉ sử dụng thời gian vào việc cung kiếm, học hành, vào việc lễ bái tế tự và yến tiệc, giải trí Tất Đạt Đa không hè thấy và biết những gì là đen tối, cực nhọc, xấu xa, bất hạnh đang xảy ra xung quanh mình, thậm chí cũng không ngờ rằng, cuộc đời lại có cảnh bệnh tật, già yếu và chết chóc theo quy luật của tự nhiên

Trang 34

gỡ bắt ngờ tại bốn cửa ra vào hoàng cung “Năm 19 tuổi, một hôm Ngài đi xe ra ngoài thành về cửa phía Đông, thấy một người đầu bạc lưng còm, chống gậy đi ra vẻ mệt nhọc Ngài hỏi các quan đi theo hầu rằng: “Người ấy là người thế nào?” Các quan thưa là người già “Thế nào là già?” Thưa rằng: “Người ấy xưa kia đã từng qua thơ đại, sau thành đồng tử, thành thiếu niên, rồi cứ biến đổi mãi, dần dần đến khi hình biến sắc suy, ăn uống không tiêu, khí lực kém hèn, đứng ngồi là rất khổ sở, sống chẳng được bao lâu, cho nên

gọi là già” Lại hỏi: “Có một người như thế, hay là hết thảy ai cũng thế?”

Thưa rằng: “Làm người ai cũng thế cả” Ngài nghe lời ấy, trong lòng khổ não, tự nghĩ rằng: “Năm qua tháng lại, cái già đến nhanh như chớp Ta đù phú quý cũng không khỏi được” Bản tính Ngài đã không thích cảnh thế tục, nay lại trông thấy sự khổ của loài người, càng thêm buồn bã, bảo xe qua về hoàng cung, nghĩ ngợi không vui

Cách ít lâu Ngài đi xe ra chơi ngoài cửa Nam, thấy một người có bệnh, bung beo vàng vọt, đứng ngồi không được, phải có người dìu dắt Ngài hỏi, thì

các quan hầu kế cái khô về bệnh tật của loài người Ngài lại buồn bã mà trở về

Được mấy hôm, Ngài đi xe ra chơi ngoài cửa Tây, thấy cái xác người chết, có bốn người khiêng, theo sau là những người bù đầu xõa tóc, kêu gào khóc lóc

Ngài hỏi, thì các quan hầu lại kế cái khổ về sự chết Ngài lại buồn bã mà trở vẻ

Lần sau cùng Ngài đi ra ngoài cửa Bắc, gặp một người tu hành, tóc râu cạo sạch, mặc áo nhà tu, cầm bát, tay cầm gậy xích trượng, dáng bộ nghiêm trang, Ngài đến gần hỏi là ai Người ấy dap rang: “Ta la ty -kheo” Hoi: “Thé nao

gọi là ø)-kheo?” Đáp: '“T)-kheo là người lìa bỏ cảnh sống thế tục, sống cuộc sống không nhà cầu tìm đạo giải thoát” Ngài nghe nói cái công đức của người tu hành như thế, liền nói to lên răng: “Hay lắm, hay lắm! Ta quyết theo cuộc sống như thế” Lần ấy Ngài vui vẻ mà trở về, và quyết chí xuất gia tìm đạo”,

Năm 29 tuổi, vào một đêm trăng tròn tháng 2, Tất Đạt Đa rời bỏ gia đình, cung điện, từ chôi giàu sang và quyên lực mà ông gọi đó là ngục vàng

Trang 35

để trở thành một người 4n tu khé hanh tai Khé hanh 1am (rimg khé hanh) Sau

hơn sáu năm ròng sống khô hạnh, tu thiền, luyện pháp ở rừng, nhưng Tất Dat Đa vẫn không đạt được sự yên tĩnh trong tâm hồn và cũng không nhận thức được chân lý Tuy nhiên, từ thực tế tu hành, Tất Đạt Đa hiểu ra rằng cuộc sống no đủ tràn tré vat chất, thỏa mãn dục vọng, lẫn cuộc sống khô hạnh ép xác đều đi chệch khỏi con đường chân lý Cuộc sống thứ nhất là cuộc sống lạc thú tầm thường vô tích sự, nó chỉ đưa con người đến chỗ tham ái Cuộc sống thứ hai cũng tối tăm, không xứng đáng và vô nghĩa như cuộc sống thứ nhất, nó chăng đem lại kết quả gì ngoài thân thể gay mòn tiều tuy, tâm thần tán loạn Con đường đúng đắn phải là trung đạo, con đường ở giữa, khắc phục hai trạng huống cực đoan kia, con đường tự mình đào sâu suy nghĩ để nhận thức chân lý, con đường dẫn tới sự yên tĩnh và sự bừng sáng của tâm hồn, trí tuệ

Từ đó, Tất Đạt Đa từ bỏ tu khổ hạnh đi vào tư duy trí tuệ Tin vào con đường

trung đạo, tin vào năng lực bản thân, sau 49 ngày thiền định dưới gốc cây Bồ đề, chìm đắm trong những tư duy sâu thắm, cuối cùng Tất Đạt Đa tuyên bố đã

chứng được đạo, đến được với chân lý, đã hiểu được bản chất của tồn tại (của

thế giới và con người), nguồn gốc của khổ đau phiền não và con đường cứu

vớt khỏi sự khổ đau phiền não đó (khi đó vừa 35 tuổi) Từ đó, Tất Đạt Đa có biệt hiệu là Thích ca Mâu mi - bậc thánh của dòng họ Thích ca và được gọi là Bút đa (Buddha), phiên âm qua chữ Hán là Phật đà, ta quen gọi là Phật (hay Bụt), tức là người đã giác ngộ, đã hiểu được chân lý Trong các kinh sách

thường gọi là đức Thế Tôn hay đức Như Lai

Sau khi giác ngộ Phật Thích ca thực hiện chương trình giáo hoá chúng

sinh, sách Phật gọi là chuyển pháp luận Người đầu tiên mà Phật Thích ca

Trang 36

theo, Phật Thích ca đã giác ngộ được nhiều hạng người từ tướng cướp Vô Não đến các hoàng thân quốc thích trong hoàng cung tin theo giáo thuyết của ông Trong quá trình giáo hoá, Phật Thích ca đã chọn được 1.250 đệ tử tiêu biểu, trong đó có 10 vị ưu tú nhất (Tôn giả Đại Ca Diếp: Đầu Đà Đề Nhất;Tôn

gia XA Loi Phat: Tri Tuệ Đệ Nhất; Tôn giả Mục Kiền Liên: Thần Thông Dé Nhất; Tôn giả Ca Chiên Diên: Luận Nghị Đệ Nhất; Tôn giả A Nan Đà: Đa Văn Đệ Nhất; Tôn giả A Na Luật: Thiên Nhãn Đệ Nhất; Tôn giả La Hầu La: Mật Hạnh Đệ Nhất; Tôn giả Tu Bồ ĐẼ: Giải Không Đệ Nhất; Tôn giả Phú Lâu Na: Thuyết Pháp Đệ Nhất; Tôn giả Ưu Bà Ly: Trì Giới Đệ Nhất), sách Phật gọi là Thập đại Thánh chúng Phật Thích ca hoạt động giáo hoá chúng sinh liên tục cho đến năm 483 Tr.CN, ông tạ thế lúc 80 tuổi Những lý thuyết Phật Thích ca truyền bá thu hút được đông đảo người tin theo và sau này phát

triển trở thành một tôn giáo mới: Phật giáo

Tư tưởng triết lý Phật giáo ban đầu chỉ truyền miệng, sau đó viết thành văn,

thê hiện trong một khối lượng kinh điển rất lớn gọi là “tam tạng” gồm 3 bộ phận: Tạng kinh: lời Phật dạy

Tạng luật: các giới luật của đạo Phật

Tạng luận: gồm các bài kinh, các tác phẩm luận giải, bình chú về giáo

pháp của các cao tăng, học giả về sau

Xét dưới góc độ triết học Phật giáo là một hệ thống gồm ba bộ phận liên quan chặt chế với nhau: bản thể luận, nhận thức luận, giải thoát luận

2.1.2 Quá trình phát triển, sự hình thành các giáo phái trong Phật giáo (Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa)

2.1.2.1 Sự phát triển của đạo Phật

Sau một năm ngày Phật tịch, Đại hội tăng đoàn lan I được triệu tập với 500 tì kheo (Đại đức, sư ông), kéo dài 7 tháng Chủ toạ đại hội là Ma-ha-Ca

Diếp A-nan-đa đọc (kể) lại lời Phật nói về giáo lý Ưu-bà-ly đọc (kể) về những

Trang 37

của Phật về giáo lý và giới luật tu hành Ba tạng: Kinh, Luật, Luận của dao Phật được khởi soạn từ đây, nhưng tất cả đều không được phi thành văn tự

Đại hội tăng đoàn lần IÏ được triệu tập vào khoảng thế kỷ IV Tr.CN

(100 năm sau cuộc kết tập lần thứ I) với 700 tỳ kheo, kéo dài 8 tháng Nội dung chủ yếu là giải quyết những bất đồng vẻ thực hành giới luật và luận giải kinh điển Hình thành hai phái Trưởng lão bộ (Tiểu thừa) gồm các tỳ kheo cao tuôi chiếm thiểu số và Đại chúng bộ (Đại thừa), gồm những người trẻ tuổi

chiếm đa số

Đại hội tăng đoàn lần TII tiễn hành vào giữa thê ky II Tr.CN do vua A

Dục (A-Sô-ka) triệu tập với 1000 tỳ kheo, kéo dài 9 tháng Kết quả được ghi thành văn bản về Kinh, Luật, Luận Nhà vua bảo hộ Phật giáo, các tăng đoàn phát triển mạnh, bắt đầu truyền bá Phật giáo ra nước ngoài

Đại hội tăng đoàn lần IV tiễn hành vào đầu thế kỷ II sau CN, đưới

triều vua Ca-nhị-sắc-ca (Kaniska), có 500 tỳ kheo đến dự Kết qua két tap lần

này là hoàn chỉnh kinh điển Phật giáo, gồm Kinh, Luật, Luận (gọi là Tam tạng

kinh điển) Và cũng từ đây, Phật giáo chính thức chia làm hai phái lớn: Phat giáo Tiểu thừa và Phật giáo đại thừa

Phật giáo ra đời tuy không tuyên bố tiêu diệt chế độ đẳng cấp và đạo Bàlamôn nhưng trên thực tế là phủ nhận chế độ đó Hơn nữa, giáo lý của Phật giáo sâu sắc, hấp dẫn, lễ nghỉ đơn giản không rườm rà tốn kém như các tôn giáo khác nên được đông đảo quần chúng, nhất là những người có địa vị xã

hội thấp kém tin theo Nội dung chủ yếu là phân tích nỗi khổ của chúng sinh và con đường giải thoát, nêu lên khả năng chế ngự dục vọng, vai trò tự giải thoát của con người, sự bình đẳng giữa con người với con người (ít nhất về

phương diện tôn giáo) Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ VI đến thế kỷ IV Tr.CN, Ấn

Trang 38

đặc biệt đưới vương triều ADục Vua ADục (273-236) sau khi lên ngôi đã tiến hành công cuộc trinh phục các nước nhỏ để thống nhất Ân Độ thành một quốc gia rộng lớn Đặc biệt, ông đã nâng đỡ và hỗ trợ cho Phật giáo phát triển mở rộng ra toàn bộ Ấn Độ và trở thành quốc đạo Ông còn cho xây dung 84.000 ngôi chùa và cho tổ chức, bảo trợ nhiều giáo đoàn đi truyền giáo ở nước ngoài Sau khi ADục qua đời một thời gian, Ân Độ chỉa làm nhiều nước nhỏ và bị Hy Lạp xâm lược, Phật giáo theo đó cũng bị sa sút Đến cuối thế kỷ I S.CN, một bộ tộc ở vùng Trung A là Nhục Chi tấn công Ấn Độ lập ra triều Ca-san (Kusara) Vào khoảng đầu thế kỷ II S.CN, đời vua thứ ba của vương

triều Ca-san là Ca-nhị-sắc-ca (125-150) đã chấn hưng Phật giáo ở Ấn độ Tuy

không được hưng thịnh như thời vua ADục nhưng lẫy lại được uy tín và ảnh

hưởng trong nhân dân Thế kỷ II S.CN vương triều Ca-san bị lật đỗ, Ấn Độ bị Ba Tư xâm lược, đất nước lại bị chia cắt làm cho Phật giáo rơi vào tình trạng sa sút kéo dài Đến thời vua Gúpta, Phật giáo phải nhường chỗ cho một

tôn giáo mới: Ân Độ giáo - một tôn giáo kết hợp đạo Bà-la-môn với một số tín ngưỡng dân gian, trong đó có một số yếu tố của Phật giáo Đặc biệt, từ cuối thế kỷ VII trở về sau, đạo Ixlam thâm nhập vào Ấn Độ Khi có cuộc tấn công của người Hồi giáo vào năm 1193, đạo Phật ở Ân Độ lâm vào tình trạng suy tàn Từ đó trở đi, Phật giáo chỉ chiếm vị trí thứ yếu trong đời sống tín ngưỡng văn hoá của xã hội Ân Độ

Tuy nhiên, đạo Phật đã kịp lan nhanh ra các nước Bắc Á, Nam Á và sau đó, ra nhiều nước khác trên thế giới, với số lượng tín đồ đông đảo và chịu ảnh

hưởng vô cùng to lớn Phật giáo truyền đến Sri-lan-ca, Miễn Điện, Tây Tạng, Trung Quốc Tuy nhiên, khi truyền giáo ra bên ngoài, Phật giáo đã có sự phân rẽ thành nhiều bộ phái khác nhau Có hai bộ phải lớn là Đại thừa (Phật giáo Bắc tông) và Tiểu thừa (Phật giáo Nam tông)

Trang 39

các nước phía Bắc Do đó, dẫn đến việc các nước theo Phật giáo Nam tông chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, các nước theo Phật giáo Bắc tông chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc

Lịch sử truyền bá Phật giáo cụ thể ở từng quốc gia, khu vực dù trong những thời gian khác nhau, hoàn cảnh chính trị, xã hội khác nhau và kết quả khác nhau, nhưng nhìn chung đều có những nét chung, có thê coi đó là đặc điểm của quá trình truyền bá Phật giáo Cụ thể:

Thứ nhất, quá trình truyền bá Phật giáo nhìn chung không tạo ra những xung đột về quân sự cũng như về văn hoá, kết hợp giữa hình thức truyền bá đạo trực tiếp qua các giáo đoàn với hình thức nhân dân một cách đa dạng, rộng rãi Đến nay, hầu như không thấy Phật giáo truyền đạo gắn với chiến tranh hoặc bằng chiến tranh như một số tôn giáo khác

Thứ hai, với chủ trương “Tuỳ duyên phương tiện” của chúng sinh mà hành hoá, Phật giáo đã tạo khả năng chấp nhận chung sống với các tín ngưỡng, tôn giáo nơi nó truyền đến, tiếp thu, dung nạp các phong tục tập quán tín ngưỡng, tôn giáo bản địa hình thành nên nhiều pháp môn tu hành mang

tính chất địa phương Dần dần, Phật giáo đã trở thành một nhân tố tham gia

sáng tạo văn hoá và đồng hành văn hoá với nhiều dân tộc

Thứ ba, trong quá trình phát triển, Phật giáo có vị trí quan trọng trong việc xây dựng bảo vệ độc lập dân tộc, góp phần hình thành văn hoá, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia ở châu Á

Phật giáo phát triển chủ yếu ở các nước châu Á Tuy nhiên, trong mấy thập niên gần đây, Phật giáo vượt khỏi châu Á truyền sang các nước châu Âu, châu Mỹ Việc Phật giáo có mặt trong xã hội Âu Mỹ do những người châu Á sang Âu Mỹ định cư hình thành những cộng động Phật giáo Mặt khác, trong nhịp sống dồn dập của xã hội công nghiệp, một số người châu Âu đã tìm đến với Phật giáo không chỉ để nghiên cứu mà coi đó là chỗ dựa tỉnh thần, tâm

Trang 40

2.1.2.2 Phật giáo Đại thừa va Tiễu thừa

Phật giáo là một tôn giáo có nhiều tông phái Sự phân chia thành các

tông phái của Phật giáo không phải do mâu thuẫn về tổ chức hay sự tranh giành về quyền lợi địa vị trong tăng chúng, mà do những sự khác nhau ít nhiều về kinh điển, giáo thuyết Mặt khác, Phật giáo chủ trương “Tuỳ duyên phương tiện” của chúng sinh mà hành hoá nên quá trình phát triển, tuỳ theo hoàn cảnh điều kiện của chúng sinh mà có những pháp môn tu hành phù hợp Lúc đầu Phật giáo có hai hệ phát lớn (gọi là hai dòng): Phật giáo Đại thừa, Phật giáo Tiểu thừa Từ hai phái lớn, sau này lại chia thành nhiều tông môn, các phái khác nhau

* Phật giáo Đại thừa

Phật giáo Đại thừa (Mahayana) còn có tên gọi là Phật giáo Bắc tông Phật giáo Đại thừa thành công ở các nước phía Bắc như: Tây Tạng, Trung

Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, nên Phật giáo ở các nước này gọi là Phật giáo Bắc tông

Đại thừa (cỗ xe lớn chở được nhiều người), chủ trương “không luận”,

cho rằng thế giới vật chất luôn hiện hữu đấy nhưng không thật, cái gốc của nó

vẫn là không mỗi người tự giác ngộ cho mình và tất cả mọi người (vấn đề cơ bản chưa được giải quyết)

Cho rằng, luân hồi sinh tử với Niết bàn không phải là hai cái khác biệt

Ngay trong quá trình tồn tại, con người vẫn có thể chứng ngộ được cảnh giới Niết bàn, nếu như tu luyện tốt

Chủ trương “tự độ, tự tha, tự giác giác tha”, nghĩa là người theo Phật giáo Đại thừa không chỉ giác ngộ, giải thoát cho mình, mà còn giác ngộ, giải thoát cho chúng sinh

Ngày đăng: 24/11/2021, 15:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

13. Phương tiện vật chất đảm bảo: Máy chiếu, bảng, phấn - Các tôn giáo lớn trên thế giới đề tài khoa học cấp cơ sở
13. Phương tiện vật chất đảm bảo: Máy chiếu, bảng, phấn (Trang 3)
3.3. SỰ PHẦN HOÁ VÀ TÌNH HÌNH ĐẠO CÔNG GIÁO HIỆN NAY............. 91 3.3.1.  Sự  phân hóa  của đạo  Công  giáo.............................-.--s2 - Các tôn giáo lớn trên thế giới đề tài khoa học cấp cơ sở
3.3. SỰ PHẦN HOÁ VÀ TÌNH HÌNH ĐẠO CÔNG GIÁO HIỆN NAY............. 91 3.3.1. Sự phân hóa của đạo Công giáo.............................-.--s2 (Trang 6)
và chuẩn mực chung mà nó hình thành. Tôn giáo đã có đóng góp quan trọng đối  với  các  di  sản  văn  hóa  của  nhân  loại  như  các  công  trình  kiến  trúc,  các  tác  phẩm  âm  nhạc,  điêu  khắc,  hội  họa.. - Các tôn giáo lớn trên thế giới đề tài khoa học cấp cơ sở
v à chuẩn mực chung mà nó hình thành. Tôn giáo đã có đóng góp quan trọng đối với các di sản văn hóa của nhân loại như các công trình kiến trúc, các tác phẩm âm nhạc, điêu khắc, hội họa (Trang 141)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w