ASG
HQC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
HOA TƯ TƯỞNG HỖ CHÍ MINH 5th _Ò- 342 LA¿ ĐÈ TÀI TRỌNG ĐIỂM CẤÁP CƠ SỞ NĂM 2013
GIAO DUC LOI SONG CHO SINH VIET NAM
HIEN NAY THEO TU TUONG VA TAM GUONG
DAO DUC HO CHi MINH | |
(Qua khảo sát một số trường Đại học tại Hà Nội) HỌ0 VIÊN BẢO CHÍã TUYỂN IRUfEx } | _ JAS — L0A4 Chủ nhiệm để tài: TS Doãn Thị Chin
Thu ky dé tai: Ths Lê Thị Thảo _
Cơ quan chủ trì: Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hà Nội - 2013
Trang 2
TAP THE TAC GIA
1 TS Doãn Thị Chín(Chủ nhiệm đề tài) 2 ThS Lê Thị Thảo (Thư ký)
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TƯ TƯỞNG, TÁM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HÒ CHÍ MINH VÀ SỰ CÀN THIET PHAI GIAO DUC LOI SONG CHO SINH VIEN VIET NAM THEO TU
TUONG VA TAM GƯƠNG DAO DUC HO CHI MINH
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng - SE vs crke 7
1.2 Tắm gương đạo đức Hề Chí Minh C21 th TT TT Tá Hà TH TH ng giờ 46
1.3 Tầm quan trọng của việc giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam theo tư
tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh 2 22-©2svcvES22vEEE22E2EecEevErrere 57
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC LỒI SÓNG CHO SINH VIÊN
VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG VÀ TÂM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỖ
CHÍ MINH |
2.1 Đặc điểm của sinh viên Việt Nam và những yếu tố tác động đến việc giáo dục lối sống sinh viên hiện nay theo tư tưởng và tam gương đạo đức Hồ Chí Minh 68 2.2 Giáo dục lối sống của-sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tắm gương
đạo đức Hồ Chí Minh - Ưu điểm và hạn chế TT ren : 93
2.3 Một số vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện
nay theo tư tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh -s-cs+zccsccccsec 105
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP GIAO DUC LOI SONG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG VÀ TÂM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HÒ CHÍ MINH -
3.1 Phương hướng -c-c St t1 TH 21 1 11H Hà HT HH HT sưu 109
3.2 Một số giải pháp cơ bản s2: 6c tt 112112111111221122112211122EEEEEEEEEEre 113
Trang 4MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của nhân dân Việt
Nam, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, cả cuộc đời chiến đấu,
hy sinh không mệt mỏi vì độc lập, tự do của dân tộc và hạnh phúc của nhân
dân Người đã để lại cho chúng ra một di sản quý báu về tư tưởng và tấm
gương đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực và cao đẹp - đó là sự kết tỉnh
những giá trị tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam và sự kế thừa tỉnh hoa văn
hóa của nhân loại
Sinh thời Hồ Chí Minh luôn giành sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ trẻ
cũng như thấy rõ vị trí vai trò to lớn của sinh viên, thanh niên đối với su nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Người khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên” Trong Di chúc Người
viết: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng
và rất cần thiết”!
Nhận thức rõ vai trò của thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ
nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đảng ta luôn đặt thanh niên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng và phát huy nhân tổ và nguồn lực con người Trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng hiện nay, Đảng ta chủ trương tiếp tục xây dựng thế hệ
thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, có ý thức chấp hành pháp luật, có văn hóa Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên nhiều lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng
và dân tộc Để làm được điều đó thì cần làm tốt công tác giáo dục cho thanh
Trang 5Đại hội XI (2011) của Đảng cũng khẳng định: “Làm tốt công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều
kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ
Khuyến khích, cổ vũ thanh niên ni dưỡng ước mơ, hồi bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại Hình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của
Đảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đây mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức đo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách”"
Trên thực tế hiện nay, đại bộ phận sinh viên luôn khẳng định bản lĩnh, sự năng động, sáng tạo, có ý thức tự chủ, tự lực, ý chí vượt qua khó khăn vươn lên lập thân, lập nghiệp, có những hoài bão ước mơ, có lẽ sống đạo
đức ra sức phan đấu, rèn luyện và đóng góp sức mình vào công cuộc xây
dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Song, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận sinh viên dao động về lý tưởng, lệch lạc về nhận thức, về giá trị cuộc sống,
sống thực dụng, sống gấp, không chịu học tập, thiếu ý thức rèn luyện vươn lên, suy thoái về đạo đức lối sống
Công tác giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các nhà trường thời gian gần đây đã được quan tâm chú ý Công tác giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh và trong các hình thức khác là góp phần làm rõ và truyền thụ nội dung hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, công tác này nhằm giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách mạng, biết sống ở đời và làm người hợp đạo lý, yêu cái tốt,
cái thiện, ghét cái ác, cái xấu, tự nguyện “Sống, chiến đấu, lao động, học tập
theo gương Bác Hồ vĩ đại” Tuy nhiên, trước thực trạng lỗi sống của một bộ
Trang 6
phận không nhỏ sinh viên như trên, thiết nghĩ cần nghiên cứu và làm rõ thực trạng công tác giáo dục lối sống cho sinh viên theo tư tưởng và tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
chất lượng việc giáo dục cho sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tắm
gương đạo đức sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một việc làm hết sức
cấp thiết |
Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Giáo dục lối sống
đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh (Qua khảo sát một số trường Dai hoc tai Ha Noi) lam đề tài
nghiên cứu của minh |
2 Tình hình nghiên cứu
Tư tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Trên thực tế, nhiều bài viết,
công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức Hồ Chí -
Minh đã được xuất bản thành sách và công bố trên các báo, tạp chí trong và
ngoài nước Chẳng hạn, về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có: "Hô Chí Minh - về đạo đức cách mạng" (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976); "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng" (Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986); "Hô Chí
Minh về đạo đức" (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993); "7 trởng đạo đúc Hà Chí Minh - Tì uyên thống dân tộc và nhân loại" (GS Vũ Khiêu (chủ biên),
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993); “Đạo đức, phong cách, lẻ lỗi làm việc của
can bộ, công chức theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh" (PTS Thang Văn Phúc (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998) v.v Ngoài ra, còn
có đề tài cấp nhà nước: KX02-08 mang tên: "7⁄ đưởng Hồ Chí Minh về đạo
duc" (Do PGS.PTS Neuyén Van Truy, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia làm chủ nhiệm đề tài); Đề tài cấp nhà nước: KX02-05 mang tên: "7
Trang 7nên kinh tế thị trường với xây dựng đạo đức mới cho cắn bộ quản lý ở nước ta _ hiện nay" (Do PGS.PTS Nguyễn Chí Mỳ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh làm chủ nhiệm để tài); Đề tài cấp cơ sở: "Vấn đề nâng cao phẩm
chất đạo đức cán bộ trong tình hình hiện nay" (Do PTS Đàm Văn Thọ, Viện
Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề
tài) v.v _ | |
Bên cạnh đó, cuộc vận động "Học zập và làm theo tắm gương đạo đức Hỗ Chí Minh" đã được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia hướng ứng, trong đó có thanh niên, sinh viên Bàn về cuộc vận động này trong thanh niên, sinh viên đã có một số công trình khoa học nghiên cứu như: "Hồ Chí Minh về giáo dục, bồi
dưỡng thanh niên, thiếu niên nhỉ động — Học tap va lam theo tam guong dao
đức Hồ Chí Minh" do Trung ương Đoàn kết hợp với Viện Hồ Chí Minh và các
lãnh tụ của Đảng biên soạn (Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2007) đã nêu lên
những quan niệm cơ bản của Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ và tập hợp những bài
viết của các nhà nghiên cứu, các đồng chí cán bộ đoàn chủ chết về việc giáo dục
tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ và thế hệ trẻ Việt Nam học tập và hành
động theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh |
Như vậy, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp
cách mạng Việt Nam, cũng như nghiên cứu về việc học tập và làm theo tam
gương đạo đức Hồ Chí Minh hiện nay đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ
khác nhau Song, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay một cách chuyên sâu và có hệ thống Tuy nhiên, những công trình, tài liệu nêu trên sẽ là sơ sở, nguồn tư liệu quý phục vụ cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Muc dich
Trang 8tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đề tài đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh
3.2 Nhiệm vụ
- Phân tích những nội dung cơ bản tư tưởng và tắm gương đạo đức Hồ
Chí Minh Chú trọng đặc biệt đến những quy phạm đạo đức tác động đến sinh
viên,
- Phân tích thực trạng công tác giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam theo tư tưởng va tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh và những vấn đề
đang đặt ra hiện nay |
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao việc giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tắm gương đạo
đức Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng và tam gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giáo dục lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
- Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tư tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực trạng việc giáo dục lối sống đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cáo việc giáo dục lẽ sống
đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
- Đề tài chủ yếu khảo sát số liệu thực tế từ ( 2010 — 2013) qua một số
trường Đại học tại Hà Nội (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Giao
thông vận tái, Đại học sư Phạm Hà Nội, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện
Chính sách và Phát triển) |
Trang 9- Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng ta về vấn đề đạo đức, giáo dục lỗi sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay |
- Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp, như: lịch sử - lô gic, phan tích - tổng hợp, qui nạp - diễn dịch, điều tra xã hội học
6 Đóng góp mới của đề tài
Đề tài góp phần vào việc nâng cao hiệu quả việc giáo dục lối sống đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường Đại học hiện nay, và cho những ai quan tâm đến tư tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh cũng
như việc giáo dục lẽ sống đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay theo tư
tưởng và tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, dé tài có kết
Trang 10Chương 1
TƯ TƯỞNG, TẮM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HÒ CHÍ MINH VA SU CAN THIET PHAI GIAO DUC LOI SONG CHO SINH VIEN VIET NAM THEO TU TUONG VA TAM GUONG
ĐẠO DUC HO CHi MINH
1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1.1.1 Khai niệm, vị trí và vai trò của đạo đức cách rụng 1.1.1.1 Khai niém
Theo quan điểm của đạo đức học Mác — Lénin: đạo đức là một hình thái
ý thức xã hội, bao gồm một tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi con người trong quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, chúng được thực hiện
bởi niềm tin, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Đạo đức cách mạng - đạo đức mới không phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người Nói tóm tắt thì đạo đức cách mạng là đặt lợi ích của Đảng và
của nhân dân lao động lên trên hết, lên trước lợi ích riêng cá nhân mình; hết
lòng hết sức phục vụ nhân dân; vì Đảng, vì nhân dân mà đấu tranh quên mình,
gương mẫu trong mọi việc “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì loi-ich chung cia Dang, cua dân tộc, của loài người”!
Như vậy, đạo đức cách mạng ra đời xuất phát từ chính nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân Đó là đạo đức vì con người Hồ Chí Minh đã
thực sự làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức, đạo đức mới, đạo đức
cách mạng
Trang 11đức phong kiến vẫn luôn luôn trói buộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp phong kiến Đạo đức mới hoàn toàn trái ngược với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ cực đoan của giai cấp tư sản Nó cũng xa lạ với đạo đức của giai cấp tiểu tư sản, kìm hãm con người trong những lợi ích tiêng, cục bộ, hẹp hòi Nó càng xa lạ với đạo đức tôn giáo luôn khuyên con người khắc ký, cam chịu, chấp nhận số phận trong chốn trần tục để hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn trên thiên đàng hay cõi niết bản Điều
nay đã được Hồ Chí Minh khẳng định: “Có người cho đạo đức cũ và đạo đức
mới không có gì khác nhau Nói như vậy là lầm to Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chỗng lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngứng lên trời”!,
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự phản ánh hoàn cảnh kinh tế — xã hội Việt Nam gắn với cuộc đấu tranh của con người của thời đại và sự tổng kết khái quát lại thành những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức thông
qua các bài nói bài viết và bằng chính hoạt động thực tiễn đạo đức của Chủ
tịch Hồ Chi Minh |
Hồ Chí Minh bàn rất nhiều về vấn đề đạo đức Tư tưởng đạo đức của Người đã được thể hiện rất rõ nét trong những bài viết, bài nói ngắn gọn,
được diễn đạt rất cô đọng, hàm súc theo phong cách riêng của mình Tuy
nhiên, những điều Người nói, viết về đạo đức lại không nhiều bằng những
điều Người thực hiện Đây cũng chính là điểm đặc sắc, sảng tạo trong tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
11.12 VỊ trí vai trò của đạo đức cách mạng
Xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho
cán bộ, đảng viên và nhân dân ta Bởi, theo Người, đạo đức là góc, là nễn
tảng của người cách mạng Cuỗn sách Đường cách mệnh viết năm 1927 mặc
Trang 12
dù không phải là một chuyên luận viết về đạo đức cách mạng nhưng ngay ở trang đầu của cuốn sách, Người đã viết về tư cách của một người cách mạng
trong ba mối quan hệ: với mình, với người, với việc Những năm sau đó,
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đều có những bài viết
ngăn gọn, súc tích về đạo đức cách mạng
Từ sự nhận thức tầm quan trọng của đạo đức, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã không ngừng chăm lo, giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho chiến sĩ, cán bộ, đảng viên Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dan”
Kế thừa truyền thống coi trọng đạo đức của dân tộc, đồng thời từ yêu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng đạo đức của người cách mạng Cuộc đấu tranh mà chúng ta phải chống lại một đội
quân xâm lược nhà nghề, thiện chiến mạnh hơn ta rất nhiều lần về vũ khí,
quân số, phương tiện chiến tranh, vậy chúng ta phải lấy gì để đánh thắng đội quân xâm lược đó? Người nhận thấy rằng, trong cuộc đối đầu không cân sức đó, để giành thắng lợi chúng ta phải dựa vào sức mạnh lý tưởng, sức mạnh
của tỉnh thần, sức mạnh của đạo đức
Sức mạnh của đạo đức là vô cùng to lớn Nó là “một bộ phận năng
động nhất của thế giới quan, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng, có tác dụng chỉ đạo hành vi ứng xử của con người trong mọi tình huống”” Trong cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ, phức tạp và lâu dài, người cách mạng cần phải
có đạo đức làm nền tảng thì mới có thể vượt qua được những khó khăn thử
thách vững bước trên con đường mà mình đã chọn Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rât to lớn, khó khăn và nặng nê; con
Trang 13
đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không
phải là một đại lộ thắng tắp Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi
người, của mỗi thê hệ, hơn nữa còn của nhiêu thê hệ nỗi tiêp nhau
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng phải “là đạo đức, là văn
minh”, thì mới hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình Người
cũng thường nhắc lại ý của Lênin: Đảng cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và của thời đại Nếu xét đến cùng thì văn minh tức là trí tuệ, trong đó chủ yêu là sự hiểu biết đúng đắn về chủ nghĩa Mác-Lênin, những tri thức của nhân loại, thực tiễn Việt Nam và thế giới, những quy luật phat triển của cách mạng Việt Nam, những hiểu biết để đưa cách mạng đến thắng lợi Còn đạo đức chính là những phẩm chất đòi hỏi con người cần phải có để tham gia vào cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cống hiến được nhiều cho cuộc đấu tranh đó Đạo đức là nguồn gốc, là nền tảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao
động, với cả dân tộc mình Cái tâm, cái đức ay lại phải được thể hiện trong
các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, với đồng
nghiệp, với mọi người xung quanh Phải có tâm, có đức mới giữ vững được chủ nghĩa Mác-Lênin và đưa chủ nghĩa Mác-Lênin vào cuộc sống Chính cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đó đã góp phần quan trọng vào việc làm nên sự nghiệp cách mạng phi thường của Người Ngược lại, nếu con người không có được cái tâm trong sáng, suy thoái về đạo đức thì sự suy thoái đó sẽ là
“khởi điểm của mọi sự suy thoái” và sự suy thoái về đạo đức sẽ dẫn đến sự
suy thoái về chính trị Chính vì vậy, ta hiểu vì sao trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến việc giáo dục đạo đức cho quần
chúng nhân dân và đặc biệt là đối với cán bộ, dang viên trong điều kiện Đảng
Trang 14Mặt trái của quyền lực có thể làm tha hoá con người, tha hóa cả một Đảng Do đó, khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền Hồ Chí Minh đã đặt lên
hàng đầu việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên Người đã kiên trì đấu
tranh chống lại nguy cơ xa rời quần chúng nhân dân, rơi vào thoái hoá biến chất của một Dang cam quyén Người nói “quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức”! “Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho lồi
người là một cơng việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản,
tự mình hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì”,
Với trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng, Hồ Chí Minh đã sớm tiên đoán về những căn bệnh của những người có chức, có quyền và đã từng cảnh
báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có
sức hấp dẫn lớn, không nhất định ngày hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”” Người cũng đã chỉ ra những biện pháp cần đề phòng, khắc phục những căn bệnh này đó là việc thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên để trở thành những tam gương sáng cho quần chúng noi theo
Coi đạo đức là nền tảng để cho cái tài nảy nở và phát triển, nhưng
Người cũng không xem nhẹ việc giáo dục tri thức khoa học cho thanh niên
Vì theo Người: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng
với nhiệm vụ của mình Tức là thanh niên phải có đức, có tài Có tài mà
không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến
thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn làm hại
' Hồ Chí Minh, sđd, tập 6, tr 16
Trang 15cho xã hội nữa Nêu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người”'
Tóm lại, có thể nhận thấy rằng, từ bài giảng đầu tiên đến lời dạy cuối cùng, trong gần nửa thế kỷ, Hồ Chí Minh đã thường xuyên giành cho việc xây
dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, thanh niên vị trí ưu
tiên hàng đầu trong toàn bộ sự nghiệp của mình Tùy theo từng thời kỳ cách _ mạng, Người đưa ra những yêu cầu đạo đức sát hợp để mọi người phấn đấu rèn
luyện nhằm hoàn thành nhiệm vụ ngày càng nặng nề, khó khăn phức tạp hơn, từ đó giành thắng lợi ngày càng to lớn hơn trong sự nghiệp cách mạng
1.1.2 Những chuẩn mực cơ bản trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh |
Tùy theo yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng nhất định, tùy theo lứa tuổi và nghề nghiệp, Hồ Chí Minh nêu lên những chuẩn mực khác nhau phủ hợp với từng đối tượng, hơn nữa, tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng
trong từng thời kỳ nhất định mà Người nhắn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác Từ đó, Người đã khái quát thành những phẩm chất chung cơ bản
nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới Chung quy lại, có bốn phẩm chất chung, cơ bản nhất: |
1.1.2.1 Trung với nước, hiếu với dân
Đây là phẩm chất đạo đức chung nhất, bao trùm, quan trọng nhất và chỉ phối các phẩm chất khác Mặt khác, về quan hệ đạo đức thì mỗi quan hệ của
mỗi người với đất nước mình, với nhân dân, dân tộc mình là mối quan hệ lớn
nhất
Trung, hiểu là những khái niệm đạo đức cũ với nội dung hạn hẹp: trung
với vua, hiểu với cha mẹ Nội dung này phản ánh bổn phận, trách nhiệm của
thần dân đối với vua, con cái đối với cha mẹ Hồ Chí Minh đã không gạt bỏ
khái niệm trung và hiêu đã ăn sâu bám rễ trong con người Việt Nam với ý
Trang 16
nghĩa trách nhiệm, bốn phận của người dân, người con mà đưa vào khái niệm:
cũ nội dung mới mang tính cách mạng: trung với nước, hiếu với đân Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa hàng đầu Từ chỗ trung với vua, hiểu với cha
mẹ đến trung với nước, hiếu với dân là một cuộc cách mạng trong quan niệm
đạo đức Hồ Chí Minh đã gạt bỏ điều cốt lõi nhất trong quan niệm Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân bị áp bức với chế độ phong kiến mà ông vua là đại diện Nho giáo coi dân là để sai khiến, dân như cỏ, đạo đức người quân tử như gió, gió lướt đến đâu, cỏ rạp đến đấy Vua là người có quyền hành tuyệt đối, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” Còn đối với
Hồ Chí Minh, nước là nước của dân, do dân làm chủ, bao nhiêu quyền hành
và lực lượng đều ở nơi dân; cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải là quan
cách mạng đè đầu cưỡi cổ dân như trước Nhân dân từ chỗ là kẻ nghèo hèn, —
phải được chăn dắt, sai khiến trở thành lực lượng làm nên lịch sử, sáng tạo ra
lịch sử Nước là của dân nên trung với nước phải đi liền hiếu với dân Trung với nước thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cộng động, xã hội, thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước
Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân của Hồ Chí Minh đã vượt qua những hạn chế của chủ nghĩa yêu nước truyền thống dân tộc “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” Đây không chỉ là lời kêu gọi mà còn là sự định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong
cuộc đấu tranh cách mạng trước kia và hiện nay, mà còn lâu dài về sau
Yêu nước, trung với nước xưa nay vẫn đứng đầu bảng giá trị tỉnh thần truyền thống của dân tộc Ngày nay trung với nước là: Tuyệt đối trung thành
Trang 17mạng Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đối với cán bộ, đảng viên, Người còn đòi hỏi phải “tân trung với nước, tận hiễu với dân” mới xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân
Hồ Chí Minh đã nói: Nước là nước của dân, do dân làm chủ, bao nhiều
quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân; cán bộ là đầy tớ của nhân dân chứ không phải là quan cách mạng, đè đầu cưỡi cỗ nhân dân Do đó trung với
nước phải đi liền với hiếu với nhân dân Hiếu với dân không chỉ dừng lại ở
chỗ thương dân mà còn phải phục vụ dân Chính điều này đã làm cho tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức hoàn toàn khác về bản chất so với đạo đức cũ Vì
vậy, ngày nay hiếu với dân là: Yêu dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc Đề
cao tinh than phục vụ nhân dân, có trách nhiệm trước nhân dân Người nêu lên 3 loại trách nhiệm của người cán bộ: trước hết là trách nhiệm với nhân dân, rồi
với công việc, sau cùng mới là trách nhiệm với cấp trên Luôn quan tâm chăm
lo cho đời sống vật chất, tỉnh thần của nhân dân, chăm lo cải thiện đời sống
cho dân; khi dân còn thiếu thì mình không có quyên đòi hỏi sung sướng cho riêng mình Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của dân, nâng cao dân trí để
dân biết và sử dụng quyền làm chủ của mình Có được cái đức ấy thì người
cách mạng, người lãnh đạo sẽ được dân tin yêu, quý trọng, nhất định sẽ tạo
được sức mạnh to lớn cho cách mạng
1.1.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chỉ công vô fw
Phẩm chất này gắn liền và là một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiểu với dân”, là những khái niệm cũ của đạo đức phương Đông, được Hồ Chí Minh vận dụng và đem vào nó một ý nghĩa mới Người đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, vì đây là phẩm chất đạo đức mà mỗi người phải coi mình là đối tượng rèn luyện |
Trang 18sinh hoạt cũng như trong công việc người đó làm, những cương vị người đó
đảm nhiệm Trong cuộc sống, nếu sự dối trá vẫn còn tìm được nhiều chỗ ấn
náu, thì những thói lười biếng, xa hoa lãng phí, bất liêm, bất chính, hủ bại, sa
đọa, thu vén lợi ích riêng tư, làm hại lợi ích chung lại khó che giấu được con mắt của những người bình thường
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư được Hồ Chí Minh giải thích rất
rõ, rất cụ thể, rất dễ hiểu đối với mọi người Nếu phẩm chất này đã cần thiết
đối với con người Việt Nam khi đất nước còn phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược do chủ nghĩa để quốc, chủ nghĩa thực dân gây ra, thì lại càng cần thiết khi đất nước phát triển trong xây dựng hòa bình
- Cần: tức là siêng năng, chăm chỉ, có gắng đẻo dai Lao động có kế
hoạch, có năng suất cao; lao động với tỉnh thần tự lực cánh sinh, không lười
biếng, không ÿ lại, không dựa dẫm
Hồ Chí Minh là một mẫu mực của đức tính cần cù, siêng năng Sau này đã trở thành chủ tịch nước, Bác vẫn giữ nếp cần cù siêng năng chăm chỉ như: sau giờ làm việc Bác cuốc đất, trồng cây, bắt sâu nhỗ cỏ vun trồng chăm sóc cây cối
- Kiệm: là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí Tiết kiệm sức lao
động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân
mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to;
không xa xi, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất tiết kiệm: Những ngày ở chiến khu
Việt Bắc xà phòng giặt xong Người luôn kê cao cho ráo nước để đỡ hao tốn, sau này đã là Chủ tịch nước, áo bông của Người rách Người không đồng ý thay áo mới mà bảo vá lại là được vì theo Bác, lúc đó đất nước còn khó khăn,
do vậy từ chỉ tiêu, ăn, mặc của Hồ Chí Minh đều rất tiết kiệm: áo quân chỉ
Trang 19đóng định (chuyện đôi dép cao su của Bác); bữa ăn của Bác chỉ có vài ba món đơn giản, lúc ăn Bác bảo ăn món nào không hết để bữa sau ăn tiếp, khi ăn tránh rơi vãi
-Liêm: là trong sạch, không tham lam Không tham tiền của, địa vị,
danh tiếng, ăn ngon Liêm tức là “luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của
dân”; “Không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”
Phải “trong sạch, không tham lam”, “không tham địa vị Không tham tiền tài
Không tham sung sướng Không ham người tang bốc mình Vì vậy mà quang
mỉnh chính đại, không bao giờ hủ hóa Chỉ có một thứ ham là ham học, ham
lam,hamtiénbd
Duy nhất có một lần sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh có khách nước
ngoài Người đành phải mở tiệc tiếp khách Cán bộ mua cho Bác chiếc chổi lông gà, Nguơïf trừ tiền lương của mình Khi đi thăm một đơn vị pháo binh Bác thấy các chú vất vả đưới nắng Bác đã rút tiết kiệm của mình để mua nước
ngọt cho bộ đội pháo binh uống |
- Chính: nghĩa là không tà, thắng thắn, đứng đắn
Chính là đối với mình — không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều đở của bản _
than minh
Đối với người — không nịnh hót người trên, không xem khinh người
dưới; luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà; không dối trá,
lừa lọc
Đối với việc — để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà Đã phụ
trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó
khăn; việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dủ nhỏ may cting tranh Mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nước, cho dân Bác là một tắm gương
Trang 20- Chí công vô ru: về thực chất là nối tiếp Cần, Kiệm, Liêm, Chính Tức là
yêu cầu phải rất mực công minh, chính trực, công bằng, công tâm, không thiên tư thiên vị, không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì tổ quốc, vì đồng
bào, đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, trước hết Những yếu
tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau: “Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của
chính Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa, quả mới là hoàn
toàn Một người phải cần, kiệm, liêm, chính mới là người hoàn toàn”
Phẩm chất đạo đức này lấy chính bản thân mỗi người làm đối tượng điều chỉnh Nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong công tác, sinh hoạt Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những khái niệm đạo đức phương Đông,
đạo đức truyền thống Việt Nam, được Hồ Chí Minh cải biến nội dung, đưa
vào yêu cầu và nội dung mới Người nói: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra
cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải
tuân theo dé phụng sự quyền lợi cho chúng Ngày nay ta đề ra cần, kiệm,
liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho
nước cho dân”
Cần kiệm liêm chính cần thiết đối với tất cả mọi người nó là thước đo:
bản chất người của một con người Người ví những đức tính đó như mùa của trời, phương của đất, đức của con người:
Trời có bỗn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bón đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người
Trang 21Người nói: Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính, là một dân tộc giàu
về vật chất, mạnh về tỉnh thần, một dân tộc văn minh tiễn bộ
Thực hiện Cần Kiệm Liêm Chính, Chí công vô tư phải đi liền với chống
chủ nghĩa cá nhân Tuy nhiên, cẦn phải phân biệt đúng đắn giữa chủ nghĩa cá nhân và lợi ích cá nhân, cần thấy rõ sự thống nhất giữa lợi ích chung và lợi ich riêng Chủ nghĩa cá nhân là việc gì, trước hết cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình, không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình” Người nói: Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt, nó khéo dỗ
dành người ta đi xuống dốc Nó là một thứ vi trùng rất độc, đẻ ra hàng trăm
thứ bệnh: tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị
quyền hành, tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, độc quyền, quan liêu, mệnh lệnh chủ nghĩa cá nhân không chỉ nguy hại
cho cá nhân mà cho cả một Đảng và dân tộc v.v Như thế là phải tiêu diệt,
quét sạch, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân Nhưng đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì không phải là
xấu”, Hồ Chí Minh khẳng định rằng, chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì
mỗi người mới có điều kiện cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình
1.1.2.3 Yêu thương con người, sống có tình nghĩa
| Người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp
nhận mọi gian khổ hy sinh để đem lại cơm no áo ấm, độc lập tự do cho con
người Hồ Chí Minh yêu thương những người cùng khổ, những người đồng bào, đồng chí, những người có sai lầm khuyết điểm nhưng đã nhận rõ khuyết
Trang 22
điểm, sai lầm và cố gắng sửa chữa Tình yêu thương đó không chỉ thể hiện
bằng lời nói mà phải được biến thành hành động cụ thẻ
Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, cùng với những thể nghiệm của chính bản thân qua hoạt động cách mạng thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất
Tình yêu thương đó là tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột Tình yêu thương đó đã được thể hiện ở Hồ Chí Minh bằng ham muốn tột bậc là làm cho nước
được độc lập, dân được tự do, mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành Nếu không có tình yêu thương con người như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
Tình yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, đồng chí, với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày Nó đòi hỏi
mọi người phải luôn luôn chặt chẽ, nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng
với người khác Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết cách nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, càng không phải vùi đập con người Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người ở cương vị lãnh đạo, bất cứ ở cấp nào
Tình yêu thương con người, theo Hồ Chí Minh, còn được thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm, nhưng đã nhận rõ sai lầm và cô
gắng sửa chữa, những người lầm đường lạc lối đã hồi cải, những kẻ thù đã bị
thương, bị bắt hoặc đã chịu quy hàng Chính tình yêu thương đó đã đánh thức những gì tốt đẹp mà Hồ Chí Minh tin rằng trong mỗi con người đều có, tuy
Trang 23Hd Chí Minh đòi hỏi tình yêu thương con người phải được thể hiện bằng hành động cụ thể và chính Hồ Chí Minh cũng là Người đã thực hiện
những việc làm xuất phát từ tình thương yêu con người mà không hề nói
nhiều
Tình thương yêu của Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện bằng lời nói mà
còn thể hiện ở sự trăn trở, suy nghĩ và tìm cách làm thế nào để giúp cho những công nhân quét đường đỡ vất vả Việc một Chủ tịch nước suy nghĩ đến chế độ cấp phát quần áo lao động cho công nhân quét đường, đi xin giống cây xanh để giúp cho việc quét đường của những người công nhân đỡ cực nhọc là một việc tưởng như bé nhỏ nhưng thực ra lại nói lên tình thương yêu lớn mà vị Chủ tịch nước đó dành cho những người lao động
1.1.2.4 Tĩnh thân quốc tỄ trong sáng
Nội dung cua tinh than quéc tế trong sáng là sự tôn trọng và thương yêu
tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hẳn thù, bất bình đẳng dân tộc
và sự phân biệt chủng tộc Đoàn kết quốc tế vì mục tiêu hòa bình, dân chủ và
tiến bộ |
Yêu nước, nhân ái, cộng đồng là truyền thống vốn có của nhân dân ta Nhưng yêu nhân dân mình đồng thời lại biết yêu nhân dân các dân tộc bị áp bức; giải phóng cho dân tộc mình còn phải giải phóng cho các dân tộc khác nữa, giúp bạn cũng là tự giúp mình, thì chỉ đến thời đại Hồ Chí Minh mới
được đề ra và giáo dục đầy đủ Lênin đưa ra khẩu hiệu: “Vô sản các nước và |
các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”, đồng thời nhắc nhở giai cấp vô sản ở các
nước chính quốc đã giành được chính quyền phải có trách nhiệm giúp đỡ các - dân tộc thuộc địa giải phóng mình Hồ Chí Minh đưa ra khẩu hiệu: giúp bạn
là tự giúp mình Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa chủ nghĩa yêu
Trang 24nghĩa Hồ Chí Minh nói: “Quan san muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản | đều là anh em”, Hoặc: “Rằng đây bốn bể một nhà Vàng, đen, trắng, đỏ đều là
anh em” Tỉnh thần quốc tế đòi hỏi phải chống lại thói vị kỷ dân tộc, sôvanh,
hẹp hòi, biệt lập hướng tới mục tiêu hòa bình, hữu nghị, dân chủ, tiến bộ xã
hội
1.2.3 Những nguyên tắc xây dựng đạo đức
1.2.3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
| Đạo đức là một bộ phận của thế giới quan con người, nó chỉ phối toàn bộ nhận thức và hành động của con người Đạo đức cách mạng đòi hỏi sự
thống nhất giữa động cơ và hiệu quả, giữa lời nói và việc làm Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi sự thống nhất trong toản bộ đời sống và hoạt động của con người: đạo đức với chính trị, đạo đức với pháp luật, đạo đức cách mạng với đạo đức đời thường
Nói đi đôi với làm là vẫn đề đã được đặt ra trong đạo đức truyền thống của dân tộc Trong khi đề cao các chuẩn mực đạo đức cần phải có đối với mỗi người trong xã hội, nhân dân ta cũng đòi hỏi những chuẩn mực đó phải được thể hiện trong hành vi hàng ngày, tức là trong thực hành đạo đức Thông qua những câu ca dao, tục ngữ nhân dân ta đã phê phán thói đạo đức giả: nói
không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, nói hay làm đở, nói một đẳng làm một
nẻo: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa; Nói chín, thời
nên làm mười Nói mười làm chín, kẻ cười người chê
| Cac hoc thuyét đạo đức và tôn giáo xưa nay cũng đều coi trọng nguyên
tắc đạo đức “nói đi đôi với làm”, song trong thực tế không thực hiện được bao nhiêu Một số học thuyết đạo đức thường chỉ chú trọng trau dồi động cơ đạo đức, đã dẫn đến tách rời động cơ với hiệu quả, nên không thực hiện được sự
nhất quán lời nói với việc làm Kinh thánh dạy: “Khởi thuỷ là lời nói”, đại thi
hào Gớt thì lại viết: “Khởi thuỷ là hành động” Trong học thuyết về đạo đức
Trang 25tạ
Nho giáo cơ bản cũng chỉ là đạo đạo đức “tu thân”, nên kết quả cũng như mọi
đạo đức duy tâm khác, đều thể hiện sự bất lực trong việc thực hiện sự thống
nhất giữa lời nói với việc làm
Giai cấp tư sản phương Tây trong cuộc đấu tranh chống lại thứ đạo đức giả đối, hà khắc của phong kiến và nhà thờ trung cỗ đã biết giương cao ngọn
cờ nhân văn, nhân quyền, đề cao giá trị nhân đạo, dân chủ, tự do, các khát
vọng của con người, Nhưng thực trạng đầy dãy những áp bức, bóc lột bat
công của xã hội tư bản tự nó đã vạch trần thứ đạo đức giả dối, chỉ nói không
làm mà giai cấp tư sản vẫn rêu rao |
Trên cơ sở phê phan, kế thừa và tiếp thu có chọn lọc các giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức nhân loại về sự thống nhất giữa nói với làm, Hồ Chí
Minh đòi hỏi lời nói phải đi đôi với việc làm, lý luận phải gắn liền với thực tiễn Đạo đức Hồ Chí Minh không phải là đạo đức tu thân ma 1a dao dite dan thân, tức là đạo đức gắn liền với hành động, nói để làm, nhất là nói về đạo
đức phải đi đôi với việc thực hành đạo đức
Nói đi đôi với làm là một đòi hỏi, yêu cầu của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Lời nói thể hiện lương tâm, bản lĩnh, lý trí và tình cảm ở trong, mỗi con người Việc làm là hành vi đạo đức cụ thê của mỗi con người
Hồ Chí Minh cho rằng, đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc
làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân mình và có tác
dung đối với người khác Nếu nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một
đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại những hậu quả phản tác dụng “Hãy làm theo những gì tôi nói, đừng làm theo tôi làm”, đó là thói đạo đức giả của giai |
cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử xã hội loài người, hoàn toàn xa lạ với
đạo đức cách mạng, với đạo đức mà Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng trong
xã hội mới Việt Nam
Ngay từ những năm 1925-1927, khi giáo dục 7 cách một người cách
Trang 26Chí Minh đã khẳng định một điều: “Nới 0hì phải làm”' Đối với người cán bộ,
đảng viên, lời nói đi đôi với việc làm là điều rất cần thiết và quan trọng
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, sau khi lãnh đạo nhân dân
giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã đặt lên hàng đầu việc giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên Người kiên trì đấu tranh chống lại nguy cơ xa rời
Cuộc sống, xa roi quan chúng, rơi vào thoái hoá biến chất của một Đảng cầm
quyền
Cán bộ, đảng viên là những người từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà
chiến đấu Cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật
trung thành của nhân dân, là công bộc của nhân dân, là những người góp phần làm ra những chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, đưa
chủ trương, đường lối chính sách đến với nhân dân, đồng thời phản ánh những
nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân đến Đảng và Nhà nước Để thực hiện tốt
vai trò cầu nối, thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, mỗi cán bộ đảng viên cần luôn luôn thực hiện nói đi đôi với làm, gan lời nói với hoạt động thực tiễn của
mình thì mới có tác dụng thuyết phục nhân dân, có lợi cho cách mạng, trở
thành người cách mạng chân chính |
Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ, đáng viên nói ít làm nhiều, chủ
yếu là hành động Khi đất nước đang trong hoàn cảnh khó khăn ngàn cân treo sợi tóc, đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam nói chung, cán bộ, đảng viên nói
riêng phải luôn hết lòng vì dân tộc, phải làm nhiều hơn nói, phải bằng những công việc thiết thực mới đưa đất nước vượt qua khỏi khó khăn đó Người
khăng định: “Lúc này, chúng ta không cần nói nhiều, mà phải làm cho thật nhiều”” Nhấn mạnh cán bộ, đảng viên trong công tác của mình thì việc làm phải nhiều hơn lời nói, nhưng Người cũng quán triệt, nhắc nhở cán bộ phải “làm” cho có hiệu quả Vì theo Hồ Chí Minh, một người nếu làm việc gi cting không có hiệu quả thì không thể coi là một người có đạo đức Người nói:
Trang 27
“Phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông,
thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản
xuất”, |
Cách mạng muốn thành công phải lấy dân làm gốc, coi trọng nhân dân, lắng nghe nhân dân, gần dân Do vậy, Người rất coi trọng công tác dân vận, vì dân vận tốt thì là việc gì cũng thành công Và để thực hiện tốt công tác này góp phần đưa cách mạng Việt Nam tiến lên, Người yêu cầu các cán bộ làm công tác dân vận: “Những người phụ trách dân vận cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh Họ phải thật thà nhúng tay vào việc””
Đối với cán bộ, đảng viên Người yêu cầu chỉ nói và viết khi cần thiết, nói và viết phải sao cho ngắn gọn, giản di để cho quần chúng dễ hiểu, Người yêu cầu “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ao ước của quần chúng”? Đồng thời, Người căn dặn: “Chúng ta phải ghi
tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt Lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn
mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ Nhưng trước hết cần
phải chịu khó tìm đủ cách giải thích cho họ hiểu rằng: những việc đó là vì lợi
ích của họ mà phải làm”' |
Như vậy, việc nói, viết của cán bộ, đảng viên phải phản ánh đúng tâm
tư, nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân, đúng với thực tế khách
quan, phải ngắn gọn, rõ ràng, rõ mục đích
Đối với việc làm, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên việc gì có lợi
Trang 28dương những cán bộ, đảng viên dám nói, dám làm Theo Người: “Cách tổ chức và cách làm nào không hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại Cách nào hợp với quần chúng, quan chúng
cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị cấp trên mà đặt ra Nếu cần thì cứ đặt
ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc”,
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, mục đích xuyên suốt chỉ phối lời nói và việc làm của cán bộ, đảng viên là tất cả vì dân Đây là tiêu chí cơ bản để đánh giá tư cách, đạo đức, tác phong công tác của người cách mạng Chính vì vậy, trong xem xét đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Chẳng những xem xét
cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với
lời nói, bài viết của họ hay không” |
Trong công tác tuyên truyền, Người căn dặn, để cho quần chúng noi theo, làm theo thì mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu làm trước, đã nói thì phải làm, lời nói đi đôi với việc làm: “Cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói tay làm để làm gương cho nhân dân”” Quần chúng nhân dân không chỉ nghe những gì cán bộ, đảng viên nói mà họ nhìn vào những việc làm cụ thể hàng ngày, vì: “Nói miệng, ai cũng nói được Ta cần phải thực hành Kháng chiến, kiến quốc, ta cần phải tiết kiệm Nhưng
tự mình phải cần và kiệm trước đã Trước hết, mình phải làm gương, gắng
làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắng làm gương cho nhân dân"
Hồ Chí Minh đặc biệt phê phán kiểu nói suông, chỉ nói mà không làm, Người khẳng định: “Nói hay mà không làm thì vô ích Đó là một tật xấu”
Người giải thích thêm: “Trong kháng chiến, nếu có cán bộ chỉ huy du kích
miệng hô “tiến lên” mà bản thân mình lại thụt lùi, thì các chú thấy thé nào?
Trang 29xuất, nhưng khi nhân dân tăng gia còn cán bộ thì ngủ, chơi; yêu cầu nhân dân nhịn ăn lập hũ gạo cứu đói, nhưng cán bộ cứ ngày hai bữa thì không thể thuyết phục được nhân dân, không thé lam gương cho nhân dân, công việc sẽ
không đem lại hiệu quả Hồ Chí Minh phê phán một số người “Chỉ biết nói là
nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được”', Nghĩa là họ chỉ quen đề xuất, quen chỉ thị, quen nói cao giọng mà không chú ý đến điều kiện thực tế, đến khả năng thực
hiện của mình Hình như họ nói chỉ là để cho người khác làm, còn mình thì
đứng ngoài chỉ tay năm ngón, chỉ đạo một cách chung chung, hời hợt cho qua chuyện Thành ra, có những chủ trương không đi vào cuộc sống, không đem
lại chuyển biến trong thực t
Do vậy, cán bộ, đảng viên phải miệng nói tay làm, tiên phong gương mẫu trong mọi hoàn cảnh, thực hiện phương châm: “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”Ẻ
Nêu gương đạo đức trước hết là một yêu cầu đối với cán bộ, đảng viên
và những người đứng đầu các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể
xã hội Theo Hồ Chí Minh, việc nêu gương đạo đức của cán bộ, đảng viên có
tác dụng giáo dục quần chúng rất cao và Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính”” Ngược lại, sự
thiếu rèn luyện, tu dưỡng, đặc biệt là sự thoái hoá, biến chất đạo đức của cán bộ, đảng viên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi vi phạm đạo đức, lối sống, kỷ -
luật, pháp luật của quần chúng Hồ Chí Minh nhận thấy rằng người Việt Nam cũng như các dân tộc phương Đông khác vốn “giàu tình cảm, và đối với họ một tắm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền””
Trang 30người cùng tiến bộ”, “nhất là đối với chữ CÂN, chữ KIỆM, chữ HY SINH,
chữ CÔNG BẰNG, thì các bạn phải thực hành trước, phải làm gương cho dân chúng noi theo”! Ngay đối với Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh cũng đặt vấn đề “đã hứa với dân thì phải làm” Đó là đạo đức cách mạng
Nêu gương là lẫy những tắm gương sống, những người có đạo đức sáng ngời làm những tắm gương để cho mọi người cùng học tập theo Theo Hồ Chí Minh, tất cả mọi người trong xã hội đều có thể là những tắm gương về _ đạo đức để cho mọi người khác học tập Đối với thanh niên, thì họ là người | chủ nhân tương lai của nước nhà, là mùa xuân của đất nước Do vậy, thanh niên phải không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng để trở thành những tắm gương sáng cho các em thiếu niên, nhỉ đồng noi theo Người căn dặn thanh niên phải: “luôn luôn chú ý dìu dắt và giáo dục thiếu niên và nhỉ đồng, làm gương tốt về mọi mặt cho đàn em noi theo”? Đoàn viên thanh niên phải là những người gương mẫu, phải giữ vững đạo đức cách mạng khiêm tốt, thật thà, dũng cảm, phải xung phong, gương mẫu trong mọi công việc, phải là “đầu tầu”để cuốn hút đông đảo mọi người làm theo
Đạo làm gương theo Hồ Chí Minh phải được quán triệt trong tất cả mọi
đối tượng, mọi lĩnh vực, từ Đảng, Nhà nước, nhà trường, gia đình, xã hội
Người yêu cầu trong gia đình thì ông bà, cha mẹ phải là những tắm gương về
đạo đức, về hành động về lời nói cho con cháu noi theo, anh chị cũng phải là tắm gương cho các em học theo; đối với nhà trường thì thầy cô giáo phải là tắm gương kiểu mẫu cho học sinh noi theo; ngoài xã hội thì thế hệ trước phải làm gương cho thế hệ sau, cán bộ đảng viên phải làm gương cho quan ching
về đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư |
Nhận thức được vai trò và sức mạnh của sự nêu guong, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc đến tấm gương đạo đức của Lênin để cho cán bộ, đảng viên học tập và noi theo: “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là
Trang 31
tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản di, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và khiến cho trái tìm của họ hướng về Người không gì ngăn cán nỗi”"
Đề nói và làm có hiệu quả trong cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã chỉ ra những biện pháp cần để phòng, khắc phục, trong đó Người đặt lên hàng
đầu việc thường xuyên giáo dục, rèn luyện đạo đức cho cán bộ đảng viên
Ngoài ra, theo Hồ Chí Minh, còn phải biết kết hợp giữa chủ trương, biện pháp đúng đắn và đầy đủ với ý chí phan đâu, không nên chỉ đọng ở lời nói, chủ trương Do đó, Người dạy: “Kế hoạch 10 phần thì biện pháp 20 phần và quyết tâm 30 phan” Kế hoạch, chủ trương đúng là rất quan trọng và cần thiết nhưng chưa đủ, phải có biện pháp cụ thể và cách tổ chức thực hiện để nói và làm có hiệu quả Vì từ lời nói đến việc làm bao giờ cũng trải qua những chặng đường dài và gian khổ, nếu không có quyết tâm cao và tổ chức thực hiện tốt
thì khó có thể biến từ chủ trương thành biện thực Để chỉ thị, chủ trương đi
vào thực tiễn cuộc sống “Đăng phải luôn luôn xem xét lại những nghị quyết
và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hố ra lời nói sng mà còn hại đến long tin cay của
nhân dân đối với Đảng”” |
Người luôn căn dặn cán bộ, đảng viên là lời nói và việc làm phải luôn
thống nhất với nhau, thậm chí làm phải nhiều hơn nói, nhưng Người cũng thấy rằng, trong thực tế, nói thì dễ, làm mới khó, khuyên người khác thì dễ,
nhưng làm theo lời nói đó còn khó hơn nhiều Điều này đã được người xưa
tổng kết một cách sâu sắc về sự nhất quán giữa lời nói với việc làm: “Hành nan, ngôn dị” Nhưng sẽ là sai lầm khi tuyệt đối hoá việc làm đến mức chỉ có
làm mà không biết nói, không biết tuyên truyền tổ chức, giáo dục những việc
tốt, những điển hình tiên tiến thì sẽ không phát huy hết hiệu quả của việc làm
Trang 32
Do đó, theo Hồ Chí Minh, sự thống nhất biện chứng giữa lời nói và việc làm
đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải vừa nói hay, vừa làm giỏi
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của sự thống nhất biện chứng giữa
lời nói với việc làm Người giáo dục mọi người và chính bản thân mình đã thực hiện tuyệt vời sự thống nhất giữa lời nói và việc làm Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở cương vị nào, Người cũng nói và làm những
điều ích nước lợi dân Sự thống nhất giỡa lời nói với việc làm, giữa tư tưởng
với hành động là nét đặc sắc tạo nên bề rộng, chiều sâu và tầm cao của nhân
cách vĩ đại Hồ Chí Minh Đây chính là sức thuyết phục mạnh mẽ nhất trong
tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Khi đất nước đang trong hoàn cảnh khó khăn, mặc dù với cương vị là chủ tịch nước, khi phát động phong trào nhường cơm, sẻ áo, Người nói: “Tôi
xin thực hành trước”" và chính Người đã thực hiện 10 ngày nhịn ăn một bữa,
mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa, đem gạo đó để cứu đồng bào bị đói Khi kinh tế của
đất nước còn khó khăn, đời sống nhân dân còn cực khổ, phải ăn cơm độn với
ngô, khoai Người đề nghị cán bộ, nhân dân ăn độn bao nhiêu phần thì cũng để cho Người ăn độn từng ấy, không có sự khác biệt giữa vị chủ tịch nước với
nhân dân
Khi Chính phủ phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm trong toàn quốc, Người cũng nhiệt tình tham gia Người kêu gọi nhân dân thực hiện “Tết trồng cây” để làm đẹp phong cảnh, cải thiện môi trường và lay
go lam nha, thì hàng năm, từ khi phát động (tháng 11-1959) cho đến tết cuối
cùng trước khi qua đời, Người đều tham gia đều đặn 10 tết trồng cây, không thiếu một lần nào Người hô hào nhân dân chống hạn hán, chống ing thì chinh © Người cũng trực tiếp xuống đồng tham gia cùng với bà con nông dân
Hồ Chí Minh khuyên cán bộ phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính thì
Trang 33được bố trí ở trong ngơi nhà của Tồn quyền Đông Dương trước mà lại ở trong ngôi nhà nhỏ của người thợ điện
Khi chuyển sang sống tại ngôi nhà sàn, thì tai san cua Nguoi chi ven
vẹn có một cái bàn, một cái nghế, một giá sách, một tủ quần áo với hai bộ
kaki, một đôi dép lốp, một máy thu thanh và một chiếc đồng hồ Đó là tất cả
tài sản của Người- một vị nguyên thủ quốc gia
Hồ Chí Minh không nhận bất kỳ một đặc ân nảo về đời sống thường nhật của vị Chủ tịch nước, mà chỉ coi mình như những “người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân”!, Làm việc nước, Hồ Chí Minh không bao giờ coi
mình là bậc vĩ nhân, không bao giờ đặt cái tôi của mình cao hơn dân tộc và sự
nghiệp của dân tộc Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm
sao cho nước ta được hồn tồn đơc lập, dân ta được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc
nhở: muốn thực sự làm người lãnh đạo, người chỉ huy, người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải hết sức giữ gìn nêu gương về mặt đạo đức Là những người
tiên phong, những người giữ vai trò lãnh đạo, cho nên lời nói, đặc biệt là việc làm của cán bộ, đảng viên luôn được nhân dân theo dõi, coi là khuôn mẫu
Mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự là tắm gương về đạo đức cho quần chúng noi theo
1.2.3.2 Xây đi đôi với chống
Hồ Chí Minh luôn nhắn mạnh, đối với con người, điều cốt yếu nhất là đạo đức Người cách mạng cần phái có đạo đức cách mạng làm nên tảng thì
mới có thể vượt qua được những khó khăn thử thách, và hoàn thành: được
nhiệm vụ cách mạng lớn lao |
Nhưng Người cũng nhận thấy rằng, đạo đức cách mạng không phải tự nhiên có sẵn trong mỗi con người, nó không từ trên trời sa xuống, dé có được những phẩm chất đạo đức cách mạng con người phải trải qua một quá trình rèn luyện công phu; một quá trình bôi dưỡng, vun dap cua xa hội; quá trình
Trang 34
gạt bỏ những thói hư tật xấu trái với đạo đức cách mạng của mỗi con người Đó là quá trình xdy và chống đễ có được những phẩm chất đạo đức của người cách mạng Theo Hồ Chí Minh, xây và chống trong rèn luyện đạo đức cách mạng là hai mặt không tách rời nhau, luôn xảy ra đồng thời; là quá trình loại
bỏ cái xấu, cái phi đạo đức, để bồi đắp làm giầu thêm những giá trị đạo đức
mới ở mỗi con người |
Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày cái tốt, cái xấu, đạo đức, phi đạo đức vẫn thường đan xen, đối chọi nhau, thông qua hành vi của những con người khác nhau, và ngay trong bản thân của mỗi con người Chính vì vậy, phải kiên quyết, đũng cảm đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, dau tranh giữa cái đúng với cái sai, đầu tranh giữa cái tốt và cái xấu Song, đây là công việc rất khó khăn, phức tạp
Xây theo Hồ Chí Minh trước hết là xây dựng, giáo dục những phẩm
chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới, đó là: Trung với nước, hiếu với dân; Cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư; Tình yêu thương con người; Có tỉnh thần quốc tế trong sáng:
Trung với nước, hiếu với dân: Từ xưa đến nay ở Việt Nam, trong quan hệ văn hoá - đạo đức thì mối quan hệ giữa dân và nước, giữa nhân dân với tổ
quốc là mối quan hệ lớn nhất, có vai trò chi phối mọi quan hệ khác Do đó,
trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức hàng đầu Trung — hiểu là những khái niệm đã có trong đạo đức truyền thống Trước kia đạo đức phong kiến dạy người ta phải “trung với vua, hiếu với cha mẹ” Đó là hai điều lớn trong đạo ngũ luân, mà điều lớn nhất là trung với vua Trên cơ sở kế thừa và phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, Hồ Chí Minh nói: trung với nước, hiếu với dân Ö Hồ Chi Minh không chỉ dùng từ “rung- hiếu” với ý nghĩa một trách nhiệm, bốn phận của con người, mà với khái
niệm mang tính truyền thống lịch sử, Người đã đưa vào đó một nội dung mới, mang tính cách mạng, phản ánh đạo đức cao rộng hơn Người nói: Đạo đức,
Trang 35đức cũng phải mới Phải trung với nước, phải hiểu với dân, với đồng bào
Như vậy, với Hồ Chí Minh Ørng là trung với nước, với Đảng, với lý tưởng
cách mạng, còn hiếu không chỉ là hiếu đối với cha mẹ mà còn bao hàm một
nội dung sâu rộng hơn là hiếu với dân, hiểu với đồng bào
Theo Hồ Chí Minh, “trung với nước” thể hiện mối quan hệ giữa cá
nhân với cộng đồng, xã hội; thể hiện trách nhiệm đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên của đất nước Ở đây, nước là của dân
và nhân dân là chủ của đất nước
Cũng theo Người, hiếu với dân có nghĩa là bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân; công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân; chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra; đoàn thể từ trung ương đến xã đo dân tô chức nên Nói tóm lại, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân,
Lực lượng của dân rất to”!
Mặt khác, ở Hồ Chí Minh hiếu với dân không chỉ thể hiện ở chỗ
thương dân, mà chủ yếu là ở chễ tin dân, dựa vào dân, giúp đỡ dân, lo cho
cuộc sống của nhân dân ngày càng tốt hơn Người khuyên cán bộ, đảng viên
phải gắn bó với dân, phải gần dân, thân dân, lay trí tuệ ở dân, học hỏi dân, bởi
“có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân”” Người xác định, cán
bộ các cấp đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân Cán bộ phải cùng nhau bàn tính kỹ càng, cùng nhau chia công việc rõ rệt, cùng
nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động dân, giúp dân đặt kế hoạch, tổ chức
phân công, giúp đỡ nhân dân giải quyết những việc khó khăn Cán bộ phải đi
sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gi hại đến dân, ta phải hết sức tránh”” Trong bài ó điểu không nên
và 6 điểu nên làm, Hồ Chí Minh đã việt: “Nước lây dân làm gôc Gôc có
` Hồ Chí Minh, sđd, tập 6, tr.232
Trang 36vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”!, Đó là một sự tổng kết mang tính chân lý về mối quan hệ giữa nước với dân
Trung với nước, hiếu với dân là hạt nhân cơ bản nhất của tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh, là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với người cán bộ, đẳng viên
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô fw: Đây cũng là khái niệm đạo đức
truyền thống được Hồ Chí Minh vận dụng, đưa vào những nội dung và yêu cầu mới Người viết: “Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng Ngày nay chúng ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”
Đến Hồ Chí Minh cần kiệm liêm chính, chí công vô tư trở thành phẩm
chất trung tâm của đạo đức cách mạng Tu đưỡng rèn luyện những phẩm chất này đối với người cán bộ, đảng viên phải là công việc hàng ngày, hàng giờ trong công tác, sinh hoạt gia đình xã hội, ở mọi không gian, thời gian, và nhìn
chung là lấy chính bản thân mình làm đối tượng
Theo Hồ Chí Minh, Cần, Kiệm, Liêm, Chính là những đức tính không thé thiếu và vô cùng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên Bởi vì: “cán bộ các cơ
quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay
nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp
“đĩ công vi tư” “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền
hành Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến
thành sâu mọt của dân”! |
Mặc dù mỗi đức tính đều có những nội dung riêng, nhưng chúng lại
liên quan mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể, là thước đo văn minh
tiến bộ của một dân tộc Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Một dân tộc
Trang 37
biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tỉnh thần, là
một dân tộc văn minh tiến bộ”!,
Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ giữ được Cần, Kiệm, Liêm, Chính là
người chí công vô tư, tức là chính tâm, thân dân Một người chính tâm, thân
dân là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của t6
quốc, của Đảng lên trên hết, Người khuyên cán bộ, đảng viên dù “ở bất kỳ
đâu, bất kỳ làm việc gì, bất kỳ địa vị nào và hoàn cảnh nào, cũng phải luôn
luôn: Đặt lợi ích của tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết Phải giữ
vững đạo đức cách mệnh là chí công vô tư”
Như vậy, có thể nói cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là cái cần để
“làm việc, làm người, làm cán bộ phụng sự đoàn thé, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”
Tình yêu thương con người, Hồ Chí Minh cho rằng, tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp Người đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải trở thành những tắm gương có sức cảm hoá, có tính gương mẫu trong mọi hoạt động và phải luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người, nhất là tình yêu thương đồng bào, đồng chí, luôn bao dung độ lượng,
- ngay cả đối với những người lầm lối nhằm đánh thức lương tri, đánh thức
phan thiện trong con người họ Người tin tưởng rằng: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn ngón dài Nhưng văn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay Trong may triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi tỔ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc Đối với đồng
Trang 38Có thể nói tình yêu thương con người, nhất là tình yêu thương đối với
đồng bào, đồng chí là một phẩm chất không thể thiếu của mỗi cán bộ, đảng vién trong khang chiến cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay
T inh than quéc té trong sáng, suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của
mình, Hồ Chí Minh không chỉ lo cho nhân dân Việt Nam, cho đất nước Việt
Nam mà tình cảm ấy Người còn chia sẻ với nhân dân các nước trên thế giới
Hiếm có một nhân vật lịch sử nào có sức cuốn hút mạnh mẽ như Người Từ
khắp năm châu, không phân biệt màu da, dân tộc, mọi người đều giành cho Hồ
Chí Minh sự kính trọng, niềm tin yêu và sự biết ơn sâu sắc |
Yêu nước, nhân ái là truyền thống vốn có của dân tộc ta Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu không chỉ biết yêu thương nhân dân mình mà còn phải biết yêu nhân dân các dân tộc bị áp bức; đấu tranh giải phóng dân tộc mình còn phải đấu tranh giải phóng các dân tộc khác, vì theo Người, giúp bạn cũng có nghĩa là giúp mình
Hồ Chí Minh yêu cầu, tinh thần quốc tế trong sáng đòi hỏi chúng ta phải
biết chống lại thói vị kỷ dân tộc, sôvanh, hẹp hòi, dân tộc ., phải biết hướng
vào mục tiêu hoà bình, hữu nghị, dân chủ, tiến bộ xã hội
Trong khi xây dựng, trau dồi phẩm chất đạo đức mới, đồng thời chúng ta cũng phải kiên quyết cbống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức, mà trước hết và quan trọng hàng đầu là phải chống chủ nghĩa cá nhân
Khi tô quốc giành được độc lập, Người cùng với Đảng lãnh đạo nhân
dân ta tiến hành một cuộc cách mạng mới - cách mạng xã hội chủ nghĩa Đây là một cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, gian khổ, lâu dài Do vậy, để giành thắng lợi cần phải có những con người mới - con người xã hội chủ nghĩa Người nói: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ
nghĩa”' Con người xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh nói đến là con người có
đạo đức cách mạng
Trang 39Hồ Chí Minh cho rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Theo Người chủ nghĩa cá nhân chính là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Do vậy, Hồ Chí
Minh cho rằng: “thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi
của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân” Vì thế mà cùng với việc xây dựng những phẩm chất đạo đức mới chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
Người nói, chủ nghĩa cá nhân trái với đạo đức cách mạng, nó cản trở chúng ta một lòng một đạ đấu tranh cho sự nghiêp cách mạng Chủ nghĩa cá nhân là khuyết điểm mẹ, là kẻ thù gian giảo, xảo quyệt Tác hại của chủ nghĩa
nhân là rất to lớn, nó làm cho con người ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham
ơ, hủ hố, kiêu ngạo, công thần, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành,
coi thường tập thể, xem kinh quần chúng, không có tỉnh thần cố gắng vươn lên, không chịu học hỏi cầu tiến bộ Ngoài ra, chủ nghĩa cá nhân còn gây ra sự
mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tỉnh thần trách nhiệm,
không chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại đến lợi ích cách mạng, lợi ích nhân dân
Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, sinh ra trăm thứ bệnh nguy hiểm như:
Bệnh tham lam: Theo Hồ Chí Minh những người mắc phải bệnh này thì
đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc, do đó mà chỉ “tự tư, tự lợi”; dùng của công làm việc tư; dựa vào thế lực của Đảng để theo đuôi mục đích riêng của mình; sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi
Bệnh lười biếng: người mắc phải bệnh này là tự cho mình cái gì cũng
giỏi, VIỆC gÌ cũng biết; làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ; việc dễ thì
tranh lấy cho mình; việc khó thì đùn cho người khác; gặp việc nguy hiểm thì
tìm cách trốn tránh |
Bệnh kiêu ngạo: tự cao tự đại, hay lên mặt; ưa người tâng bốc mình,
Trang 40thì khoe khoang vênh váo, cho ai cũng không bằng mình; không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình; việc gì cũng muốn làm thày người khác
Bệnh hiễu danh: tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại Vì tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm Đến khi bị công kích, bị phê bình thì tỉnh thần lung lay Những người đó chỉ biết lên mà không biết xuống: chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ; chỉ ham làm chủ tịch này, uý viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực
Bệnh hữu danh vô thực: làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc,
chỗ chính, không từ đưới làm lên; làm cho có chuyện; làm được it suyt ra
nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ thì lại rỗng tuếch
Bệnh cận thị: không trông xa thấy rộng Những van dé to tat thì không nghi dén ma chỉ chăm chú những việc tỉ mỉ Những người như vậy chỉ trông
thấy sự lợi, hại nhỏ mà không thấy sự lợi, hại to lớn
Bệnh tị nạnh: cái gì cũng muốn “bình dang”, sinh ra hiểu lầm hai chữ
“bình đăng” Không hiểu rằng, người khoẻ gánh nặng, người yếu gánh nhẹ
Người làm việc nặng phải ăn nhiều, người làm việc dễ thì ăn ít Thế là bình
dang
Bệnh xu nịnh, a dua: những người trước mat thì ai cũng tốt, sau lưng thì
ai cũng xấu Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi Theo gió bẻ buồm,
không có khí khái
Bệnh kéo bè, kéo cánh: ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách đìm người đó xuống Từ bè phái mà đi đến
chia rẽ |