Bằng việc nghiên cứu đề tài Báo chí với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay Nghiên cứu một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Khảo sát báo điện tử: Nhân dân điện tử, Tuổi Trẻ
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Trí Nhiệm
HÀ NỘI - 2017
Trang 3CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS Hà Huy Phƣợng
Trang 4dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực Những ý kiến và kết luận khoa học được đề cập trong luận văn chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Thắng
Trang 5Trong thời gian học tập và thực hiện Luận văn Cao học, tôi đã nhận được rất nhiều sự chỉ dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo khoa Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tôi
vô cùng quý trọng, biết ơn sự chỉ bảo đó và xin được chân thành gửi lời tri ân đến toàn thể các thầy, cô giáo
Đặc biệt, tôi xin ngỏ lời cám ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Trí Nhiệm -
người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn Và hơn hết, trong quá trình làm luận văn, tôi đã học tập ở thầy một tinh thần nghiên
cứu khoa học nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình Xin được gửi đến thầy sự biết ơn và lòng kính trọng chân thành nhất
Cảm ơn gia đình và những người thân yêu đã luôn tin tưởng, động viên
và ủng hộ Cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp những người luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn của mình
Hà Nội, tháng 08 năm 2017
Nguyễn Văn Thắng
Trang 6BVMT
BĐKH
Bảo vệ môi trường Biến đổi khí hậu CNH – HĐH
CHXHCN
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2:1 Số lượng tin bài về báo chí phản ánh mặt tích cực tích cực tham gia
BVMT của công ty có vốn đầu tư nước ngoài 50Bảng 2:2 Số lượng tin bài về báo chí phản ánh công ty có vốn đầu tư nước
ngoài gây ÔNMT 50Bảng 2:3 Nội dung phản ánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài gây ÔNMT 57Bảng 2:4 Các thể loại tác phẩm của vấn đề BVMT trên 3 báo:
nhandan.com.vn; tuoitre.vn; vietnamnet.vn 73
DANH MỤC HÌNH
Hình 2:1 Giao diện trang chủ của Báo Nhân Dân điện tử 45Hình 2:2 Giao diện trang chủ của Tuổi trẻ Online 46Hình 2:3 Giao diện trang chủ của Báo điện tử VietNamNet 48Hình 2:4 Phóng sự ảnh ÔNMT biển do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp
Formosa Hà Tĩnh trên báo điện tử Tuổi trẻ Online 82Hình 2:5 Phóng sự ảnh ÔNMT đất do Công ty TNHH Gang thép Hưng
Nghiệp Formosa Hà Tĩnh trên báo điện tử VietNamnet 82Hình 2:6 Video phản ánh tình trạng ÔNMT biển do Công ty TNHH Gang thép
Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh trên trang video của báo mạng Vietnamnet.vn 84
Trang 8MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BÁO CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 11
1.1 Các khái niệm 11
1.2 Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường 17
1.3 Vai trò của báo mạng điện tử đối với vấn đề bảo vệ môi trường 22
1.4 Nội dung, phương thức, hình thức, nguyên tắc của báo mạng điện tử với vấn đề bảo vệ môi trường 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA 4 DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 42
2.1 Giới thiệu chung về các công ty và các báo khảo sát 42
2.2 Khảo sát về vấn đề bảo vệ môi trường ở 4 công ty có vốn đầu tư đầu tư nước ngoài trên báo mạng điện tử 49
2.3 Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công hạn chế 85
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC BÀI VIẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 93
3.1 Những vấn đề đặt ra đối với vấn đề BVMT trên báo mạng điện tử 93 3.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng báo điện tử với vấn đề về môi trường của doanh nghiệp FDI 100
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 122
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc được thế giới ghi nhận với tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, đã đưa nước ta từ nhóm nước nghèo sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình Đạt được thành tựu to lớn này, có phần đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, doanh nghiệp có vốn khu vực FDI cũng đã và đang tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái với nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được phát hiện gây hậu quả nặng nề cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và làm giảm tính bền vững của tăng trưởng, phát triển kinh tế như: Vedan, Hào Dương, Tung Kuang, PangRim Neotex… Có thể thấy rằng, mặc dù đã từng xảy ra sự việc các dự án có vốn đầu tư FDI ảnh hưởng tác động trực tiếp đến môi trường, đặc biệt Công ty Vedan, tưởng rằng sau những sự cố về môi trường là bài học cho các cơ quan chức năng, quản lí kiểm tra, siết chặt hơn nữa trong lĩnh vực BVMT, nhất là những dự án có vốn FDI Tháng 4/2016 chúng ta lại phát hiện Công ty TNHH Meisheng Textiles( tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải trực tiếp ra môi trường ô nhiễm nguồn nước và gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh Miền Trung
Nhìn vào các sự việc trên cho thấy, mặc dù các nhà máy, xí nghiệp đã gây ÔNMT trong nhiều năm nhưng không bị phát hiện hoặc có phát hiện thì cũng được xử lí hết sức nhẹ nhàng rồi cho qua Chỉ đến khi cơ quan chức năng vào cuộc, báo chí đưa tin liên tiếp về những vụ việc gây ÔNMT nghiêm trọng thì vấn đề ô nhiễm mới được lực chức năng quan tâm kiểm tra, xử lý
Để có được điều này, cho thấy vai trò hết sức to lớn của báo chí trong việc hình thành dư luận trong việc bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, báo chí còn là
Trang 10kênh thông tin tham khảo hữu hiệu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ (Chỉ thị 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước)
Việc nghiên cứu, đánh giá tác động của báo chí cả mặt tích cực và tiêu cực của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong việc nâng cao nhận thức về công tác BVMT có ý nghĩa hết sức quan trọng Đây là dịp để nhìn nhận, đánh giá những việc làm được cũng như hạn chế của công tác tuyên truyền báo chí trong việc phát hiện và phản biện báo chí đối với mục tiêu phát triển kinh tế gắn với BVMT bền vững
Bằng việc nghiên cứu đề tài Báo chí với vấn đề bảo vệ môi trường hiện
nay (Nghiên cứu một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Khảo
sát báo điện tử: Nhân dân điện tử, Tuổi Trẻ Online, VietNamNet từ tháng 01/2015 đến tháng 09/2016), tác giả hy vọng sẽ đánh giá một cách khái quát
nhất đối với hoạt động báo chí trong quá trình tác nghiệp và nghiên cứu 4 dự
án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như: Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam, Công ty Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và Công ty TNHH Meisheng Textiles; từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về vấn đề BVMT trên báo điện tử
Trang 11báo, khóa luận tốt nghiệp, luận văn cao học, luận án tiến sĩ như: Phạm Thị
Ngọc Trâm (1997), Môi trường sinh thái ấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thế Thôn (2004), uy hoạ h môi trường và phát tri n ền v ng, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội; Mai Đình Yên (1997), Môi trường và on người, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Lưu Đức Khải (2005), s
ho h môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Thu Hương (2005), Nh ng quy đ nh về môi trường đô th , Nxb Lao động; á văn ản pháp u t i n qu n đến ảo vệ môi trường, Nxb Chính trị quốc gia; i n đàn
á nhà áo môi trường iệt N m, 2005, Nxb Hà Nội Tác phẩm s lý
lu n báo chí (2012) của PGS.TS Nguyễn Văn Dững Đây là cuốn sách cơ sở
lý luận có tính chất nền tảng, phân tích sâu sắc về các chức năng của báo chí, như chức năng cung cấp thông tin, chức năng giám sát và phản biện xã hội, chức năng giáo dục Đây là những chức năng của báo chí mang tính bao
quát, phổ biến, trong đó bao hàm cả nội dung về chức năng của báo chí trong lĩnh vực môi trường
Tác phẩm Báo chí truyền thông – Nh ng vấn đề đư ng đại (2016) của
TS Nguyễn Trí Nhiệm (chủ biên) Cuốn sách tập hợp những bài viết sâu sắc
về những vấn đề của báo chí truyền thông đương đại, như vai trò của báo chí trong việc cung cấp thông tin phục vụ công tác lãnh đạo quản lý, các kỹ năng quan trọng của nhà báo trong quá trình tác nghiệp, các vấn đề liên quan đến báo mạng điện tử, báo chí trong kỷ nguyên di động, những thay đổi trong phương thức sản xuất chương trình truyền hình hiện nay Nhiều nội dung trong số đó có thể được vận dụng để nâng cao chất lượng và hiệu lực của tác phẩm báo chí về vấn đề BVMT
TS Nguyễn Trường Giang, Báo mạng điện tử nh ng vấn đề ản,
Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2014: Tác giả đã đề cập những nét đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử
Trang 12Các công trình nghiên cứu cụ thể về báo chí và vấn đề môi trường, những công trình này hiện chưa có nhiều Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả luận văn tìm hiểu được một số công trình nghiên cứu chuyên ngành báo chí học bàn về vấn đề này
Luận văn Thạc sỹ Báo chí học “Báo in Thành phố Hồ Chí Minh với vấn
đề bảo vệ môi trường đô th ” của tác giả Nguyễn Thị Vân (2005) Luận văn
đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về báo chí truyền thông, về báo
in với vấn đề BVMT đô thị, các khái niệm công cụ về báo chí truyền thông, báo in và các thuật ngữ liên quan, kỹ năng và phương thức tác nghiệp báo in
về vấn đề BVMT, khảo sát, đánh giá thực trạng báo in ở Tp Hồ Chí Minh với vấn đề BVMT đô thị trên cơ sở những tiêu chí lí thuyết đặt ra, chỉ ra thực trạng của báo in ở Thành phố Hồ Chí Minh với vấn đề BVMT đô thị, tìm ra nguyên nhân và đưa ra hệ thống giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả của báo in trong công tác tuyên truyền về BVMT nói chung và môi trường đô thị tại Tp.Hồ Chí Minh nói riêng
Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng “Đánh giá tá động của báo
hí đối với vấn đề bảo vệ môi trường Quảng Ninh” của tác giả Trần Việt
Phương (2009) Luận văn đã nêu được những vấn đề lý luận về môi trường và thực hiện khảo sát, đánh giá tác động của báo chí đối với môi trường ở tỉnh Quảng Ninh Từ đó, đưa ra đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền BVMT
Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng “ ấn đề bảo vệ môi trường
tự nhiên trên báo in hiện n y” của tác giả Phạm Thị Minh Thắm (2014) Luận
văn hệ thống hóa những vấn đề lý luận về môi trường, vai trò của báo in trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên
Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng “Đài Phát th nh và truyền hình Đồng Nai với vấn đề môi trường” của tác giả Thái Hoàng Sơn (2014)
Trang 13Luận văn nghiên cứu, khảo sát thực trạng chất lượng thông tin của các tác phẩm báo chí về vấn đề môi trường đã được phát sóng trong các chương trình truyền hình của Đài PTTH Đồng Nai hiện nay; nghiên cứu nhu cầu và thực trạng tiếp nhận thông tin về vấn đề môi trường của khán giả Đài PTTH Đồng Nai, từ đó đáp ứng được những nhu cầu thực tế của công chúng
Luận văn Thạc sỹ báo chí học “Hệ thống hó s lý lu n và thực ti n của vấn đề thông tin về ĐKH tr n mạng điện tử” của tác giả Nguyễn Thị
Huyền Trang (2015) Luận văn bước đầu khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin, tuyên truyền về BĐKH trên báo mạng điện tử Vietnamplus.vn; VnExpress.net; Dantri.com Luận văn phân tích, đánh giá tần suất, mức độ quan tâm của độc giả, nội dung thông tin về BĐKH cũng như hình thức, phương thức thông tin về BĐKH trên những báo trên, từ đó đánh giá hoạt động thông tin về BĐKH trên báo mạng điện tử, đồng thời chỉ ra những thành công và nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thông tin về BĐKH trên báo mạng điện tử
Luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng “Thông tin, tuy n truyền về biến đổi khí h u trên sóng phát thanh củ Đài Phát th nh – Truyền hình Hà
Gi ng” (2015) của tác giả Lê Thế Biên Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc thông tin, tuyên truyền về BĐKH trên sóng phát thanh; khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin, tuyên truyền về BĐKH trên sóng phát thanh của Đài PTTH Hà Giang; phân tích, đánh giá về tần suất, mức độ xuất hiện, nội dung thông tin, tuyên truyền về BĐKH cũng như hình
thức, phương thức thông tin, tuyên truyền về BĐKH trên sóng phát thanh của Đài PTTH Hà Giang
Luận văn Thạc sỹ báo chí học “Truyền hình các tỉnh Đông ắc Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường hiện n y” của tác giả Nguyễn Ngọc Thái
(2016) Luận văn đã nghiên cứu vai trò của truyền hình trong việc thông tin
Trang 14về BVMT, khảo sát đánh giá thực trạng thông tin về vấn đề BVMT trên sóng truyền hình của một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam như: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn; đánh giá những thành công và hạn chế của thông tin về BVMT trên sóng truyền hình của một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam, chỉ ra những nguyên nhân của thành công và hạn chế đó, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề môi trường trên sóng truyền hình của một số Đài PTTH các tỉnh Đông Bắc Việt Nam
Luận văn Thạc sỹ báo chí học “Vấn đề bảo vệ môi trường trên sóng truyền hình củ đài phát th nh truyền hình Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Tú (2016) Luận văn đã nghiên cứu vai trò của truyền hình trong việc thông tin về BVMT, khảo sát đánh giá thực trạng thông tin về vấn đề BVMT trên sóng truyền hình Quảng Ninh; đánh giá những thành công và hạn chế của thông tin về BVMT trên sóng truyền hình Quảng Ninh, chỉ ra những nguyên nhân của thành công và hạn chế đó, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về vấn đề môi trường trên sóng truyền hình tỉnh Quảng Ninh
Nhìn chung, các các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến vấn đề môi trường, đặc biệt trên báo in Tuy nhiên, khi nghiên cứu và thực
hiện đề tài luận văn “Báo chí với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay (Nghiên cứu một số dự án có vốn đầu tư nướ ngoài)” Trong đó, tác giả luận văn
chọn 04 công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam, Công ty Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và Công ty TNHH Meisheng Textiles thì lại là chủ đề còn rất “nóng bỏng” bởi mới gần đây các cơ quan chức năng, báo chí liên tiếp phát hiện các doanh nghiệp trên trong quá trình hoạt động liên tiếp vi phạm các quy định pháp luật về BVMT Chính vì vậy, chưa có luận văn nào thực
hiện Do đó, bản thân tác giả lựa chọn đề tài “Báo chí với vấn đề bảo vệ môi
Trang 15trường hiện nay Nghiên cứu một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Khảo sát các báo: Nhân dân điện tử, Tuổi Trẻ Online, VietNamNet từ tháng 01/2015 đến tháng 09/2016)” làm luận văn Thạc sĩ của mình là phù
hợp, không trùng với các đề tài khác
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng báo mạng điện tử thông tin về vấn đề bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp FDI trên báo Nhân dân điện tử, Tuổi trẻ
online, VietNamNet Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận – thực tiễn của vấn
đề báo mạng điện tử thông tin về công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp FDI Qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin về công tác BVMT tại các doanh nghiệp FDI trên báo mạng điện tử Nhân dân điện tử, Tuổi trẻ online, VietNamNet
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, chúng tôi dự kiến sẽ thực hành một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các khái niệm về môi trường, vai trò và ưu thế của báo chí trong việc BVMT
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phản ánh trên báo điện tử với vấn đề BVMT ở 4 công ty có vốn đầu tư nước ngoài Làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của vấn đề này
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài viết về vấn đề BVMT đối với các dự án FDI đang gây ÔNMT ở nước ta hiện nay trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên báo mạng điện tử
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Báo mạng điện tử với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở 4 công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Trang 164.2 Phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm viết về vấn đề môi trường của 4 doanh nghiệp nước ngoài trên báo mạng điện tử: Nhân dân điện tử, Tuổi Trẻ Online, VietNamNet từ tháng 01/2015 đến tháng 09/2016
5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lí luận
- Dựa trên quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề phát triển kinh tế đi đối với BVMT và vai trò của báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng trong việc BVMT
- Lí luận về báo chí tuyên truyền, cơ sở lí luận về báo chí, lí luận báo chí điện tử, và một số bộ môn khoa học có liên quan như: Tâm lí báo chí, Kinh tế học, Môi trường học
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn thực hiện một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu như sách báo, tạp chí khoa học, văn bản pháp luật, các công trình nghiên cứu khoa học
về báo chí truyền thông, môi trường để nắm được các kiến thức về KHMT, báo chí truyền thông và quy định, pháp luật về môi trường
- Phương pháp phân tích nội dung: Thu thập, khảo sát, phân loại, phân tích nội dung và hình thức các tác phẩm báo mạng điện tử nhằm đánh giá thực trạng vấn đề BVMT trên báo mạng điện tử, rút ra những thành công và hạn chế trong thông tin BVMT của báo mạng điện tử, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng bài viết về vấn đề BVMT ở một số doanh nghiệp FDI trên báo mạng điện tử
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo
Bộ TN&MT (01 phỏng vấn trực tiếp), Thứ trưởng Bộ TN&MT (01 phỏng vấn
Trang 17trực tiếp), lãnh đạo MTTQ Hà Tĩnh (01phỏng vấn trực tiếp), nhà nghiên cứu (01phỏng vấn trực tiếp) Phương pháp này nhằm thu được những kết quả định tính, những đánh giá khách quan và có trọng lượng về sự cần thiết phải tăng cường BVMT ở các dự án FDI tại Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả còn sử dụng phương pháp logic lịch sử, phương pháp duy vật biện chiện chứng, phương pháp duy vật lịch sử
6 Ý nghĩa lí luận và giá trị thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lí luận
Luận văn khẳng định vai trò của báo mạng điện tử trong vấn đề BVMT
ở các doanh nghiệp FDI, đóng góp thêm vào lí luận báo chí, khẳng định vai trò của báo mạng điện tử trong việc BVMT và những nguyên tắc, yêu cầu của thông tin báo chí để thực hiện vai trò này
6.2 Giá trị thực tiễn
Kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền về BVMT trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng
Những giải pháp đưa ra trong luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo mạng điện tử nghiên cứu, áp dụng một cách linh hoạt nhằm đổi mới cách thức tổ chức thông tin, phát huy thế mạnh của báo mạng điện tử trong bối cảnh báo chí hiện nay
Là tài liệu bổ sung vào hệ thống tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của sinh viên chuyên ngành báo chí
Quá trình thực hiện nghiên cứu cũng là dịp để tác giả luận văn bổ sung kiến thức, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông tin vấn đề BVMT trên tạp chí - cở cơ quan mà mình làm việc
Trang 187 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn báo chí bảo vệ môi trường
- Chương 2: Thực trạng báo mạng điện tử với vấn đề bảo vệ môi trường qua 4 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
- Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng các
bài viết bảo vệ môi trường trên báo điện tử
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BÁO CHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm môi trường
Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường, các định nghĩa đều
đề cập tới môi trường tự nhiên, mối quan hệ và tác động ảnh hưởng của nó đối với con người
Năm 1981, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về môi trường như sau:
“Môi trường là toàn bộ các hệ thống do on người tạo ra xung quanh mình, trong đó, on người sống bằng sức o động củ mình, đã h i thá á tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người” [34, tr 7]
Theo Từ đi n Tiếng Việt định nghĩa: “Môi trường nói chung là toàn bộ
nh ng điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó on người hay sinh v t tồn tại, phát tri n trong quan hệ với on người, với sinh v t ấy” [27, tr 6]
Trong Lu t bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 định nghĩa: “Môi trường là tổng hợp các yếu
tố tự nhiên và yếu tố do con người tạo ra có ảnh hư ng tới đời sống, sản xuất,
sự tồn tại, phát tri n củ on người và thiên nhiên” [36, tr 7-8] Điều 3, Luật bảo vệ môi trường năm 2005 định nghĩa: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và v t chất nhân tạo o qu nh on người, có ảnh hư ng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát tri n củ on người và sinh v t” [36, tr 7-8]
Như vậy, có thể nêu ra một định nghĩa chung về môi trường như sau:
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và xã hội o qu nh on người và
có ảnh hư ng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát tri n củ on người và thiên nhiên” [87, tr 1]
Trang 20Hiện nay, khái niệm môi trường nói chung thường được mọi người sử dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau Ví dụ: Môi trường giáo dục, môi trường
sư phạm, môi trường sinh thái, môi trường công nghiệp Vì vậy, mỗi lĩnh vực người ta lại phân tích khái niệm môi trường ở một khía cạnh riêng Trong phạm vi luận văn này, học viên đề cập phân tích khái niệm môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, động vật, thực vật Như vậy, môi trường tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người Trong quá trình phát triển môi trường tự nhiên có sự thay đổi do những yếu tố cấu thành của
nó hoặc do hoạt động của con người gây nên Con người là nhân tố lớn nhất làm thay đổi môi trường tự nhiên
Trong cuốn Nhà áo môi trường thời toàn cầu hóa của một nhóm tác giả thuộc Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam định nghĩa: “ u n niệm môi trường theo nghĩ rộng bao gồm mối quan hệ tích cực của con người đối với hoạt động sống, các yếu tố môi trường, cùng các hoạt động
há o đó, viết báo về môi trường ũng ó nghĩ à viết về m i ĩnh vực của đời sống, nh ng quan hệ tư ng tá với các yếu tố môi trường nuôi sống và phục vụ on người, có khả năng àm th y đổi môi trường do sử dụng, phân phối hay lại phá vỡ các nguồn tài nguyên của nó Tất cả hợp lại thành một đề tài ho ĩnh vự môi trường [10, tr 15] Định nghĩa hẹp, viết báo về môi
trường là phản ánh những mối quan tâm về môi trường với cấp độ liên tục, từ cấp độ quốc tế tới cấp độ khu vực, quốc gia, cơ sở, cho đến cấp độ cá nhân, bao hàm cả những vấn đề cần giải quyết và những vấn đề tích cực khác mà xã hội quan tâm Nếu theo định nghĩa rộng thì đề tài môi trường có nhiều cấp độ khác nhau, cấp độ quốc tế, bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn có tính toàn cầu, khu vực như sự bùng nổ dân số, sự nghèo đói, nạn dịch và bệnh tật, nạn thiếu nước sạch, thực trạng ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng, nạn sa mạc hóa, thủng tầng ôzôn, động vật tuyệt chủng
Trang 21Ở cấp độ cấp quốc gia, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới các lĩnh vực
đô thị hóa, ô nhiễm do tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước và không khí, các dự án lồng ghép bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các loại hóa chất, quản lí đất đai, diệt trừ côn trùng có hại
Những cấp độ thấp hơn như giữ gìn môi trường khu dân cư, làng bản, thôn, xóm, phòng tránh dịch bệnh, ăn uống đúng cách hợp vệ sinh
Trong khuôn khổ luận văn này, học viên khảo sát báo chí viết về môi trường theo một định nghĩa hẹp, đó là những bài báo đề cập trực tiếp đến những vấn đề môi trường như: tuyên truyền vấn đề BVMT (Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam, Công ty Unilever Việt Nam) và đấu tranh phát hiện các hành vi sai phạm của công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và Công ty TNHH Meisheng Textiles)
1.1.2 Khái niệm bảo vệ môi trường
Hoạt động BVMT là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, phòng ngừa hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật
Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật
1.1.3 Khái niệm báo mạng điện tử
Thế kỷ 19 là thế kỷ thống trị của báo in, sang thế kỷ 20, phát thanh, truyền hình lại chiếm lĩnh ngôi vị thống trị cùng với đài radio và tivi Từ cuối
Trang 22thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, mạng Internet ra đời và tác động mạnh mẽ tới mọi
kết hợp giữa báo chí - Internet: báo mạng điện tử ra đời, đã và đang làm thay đổi không nhỏ bộ mặt của báo chí thế giới, trong đó có Việt Nam Trên thế giới và Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này như: báo điện tử (Electronic Juornal), báo mạng (Cyber Newspaper), báo (Internet Newspaper), báo trực tuyến, báo online…
áo điện tử là khái niệm thông dụng nhất ở nước ta Ở Việt Nam, thuật
ngữ “báo điện tử” đã được sử dụng trong Luật báo chí năm 1999 Theo định
nghĩa trong Luật báo chí: “ áo điện tử là loại hình áo hí được thực hiện
trên hệ thống máy tính” Theo Luật báo chí 2016, có hiệu lực 1/1/2017 cũng định nghĩa “ áo điện tử là loại hình báo chí thực hiện trên mạng Internet”
Nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo in phát hành trên mạng Internet Ví
dụ như: Nhân Dân điện tử, Lao Động điện tử, Thanh Niên điện tử Tuy nhiên, khái niệm này mang nghĩa chung chung, không giúp hiểu rõ đặc điểm của loại báo phát hành trên mạng Đồng thời đã có thời gian chúng ta sử dụng cách gọi này để chỉ phát thanh và truyền hình nên nếu dùng lại rất dễ gây nhầm lẫn
Báo mạng điện tử là khái niệm được sử dụng sau khi Học viện Báo chí
và Tuyên truyền tuyển sinh một chuyên ngành đào tạo mới - báo mạng điện
tử và thành lập tổ bộ môn báo mạng điện tử Từ năm 2007, trong đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, TS Nguyễn Thị Thoa đã đề cập đến khái niệm này Năm 2011, PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang đã hoàn thiện thêm khái niệm báo mạng điện tử và từ đó khái niệm này được dùng như một khái niệm chính thức trong công tác giảng dạy ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trong luận văn này, khái niệm báo mạng điện tử sẽ
được hiểu, như sau: “Báo mạng điện tử là một loại hình áo hí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet, có
ưu thế trong chuy n tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời đ phư ng tiện và tính tư ng tá o” [42, tr 67 ] Học viện Báo chí và Tuyên truyền lựa chọn tên gọi báo mạng điện tử bởi nhiều lý do:
Trang 23Thứ nhất, nó khẳng định loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự
phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động được nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, các máy tính nối mạng với các server, các phần mềm ứng dụng
Thứ hai, nó cho phép hiểu một cách chính xác về bản chất đặc trưng
của loại hình báo chí này: tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, với cách lưu trữ thông tin dưới dạng dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kết các trang báo được tổ chức thành từng lớp với cơ chế “nở” ra số trang không hạn chế Tên gọi này chỉ rõ người làm báo và đọc báo đều phải có trình độ kỹ thuật nhất định
Thứ ba, đây là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo
mạng điện tử Chính vì vậy, tên gọi này thỏa mãn được các yếu tố: Việt hóa, đặc trưng của loại hình báo chí mới, khắc phục được sự thiếu về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí mới, được tổ chức sản xuất, cập nhật thông tin qua môi trường Internet Do vậy, quy trình tác nghiệp cũng khác biệt so với các loại hình báo chí có trước như: Phát thanh, Truyền hình, Báo in …
Trong luận văn này chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “báo mạng điện tử”
vì nó thỏa mãn được các yếu tố Việt hóa, đặc trưng khu biệt của của các loại hình báo chí mới, khắc phục được sự thiếu về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai Bên cạnh đó đây là sự kết hợp hoàn hảo các tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo, mạng và điện tử
Vậy khác với báo giấy, báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện
và mang tính tương tác cao Báo điện tử được xuất bản bởi tòa soạn điện tử,
Trang 24còn người đọc báo điện tử dựa trên điện thoại di động, máy tính bảng có kết nối internet Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng vì nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian Sự phát triển của báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thông
1.1.4 Khái niệm doanh nghiêp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Khái niệm doanh nghiệp
Theo định nghĩa của Luật doanh nghiệp 2005 “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ s giao d ch ổn đ nh, đượ đăng
ý inh do nh theo quy đ nh của pháp lu t nhằm mụ đí h thực hiện các hoạt động kinh doanh” [74, tr.1]
Cũng theo Luật doanh nghiệp 2005 giải thích “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Như vậy, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế vi lợi, hoạt động hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng
Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp FDI hiểu theo định nghĩa tiếng anh là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Foreign Direct Investment) Tuy vậy, việc định danh những doanh nghiệp này trong pháp luật Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là hình thức đầu
tư mà ở đó các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn để lập ra pháp nhân mới tại Việt Nam theo quy định của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu chung của các nhà đầu tư
Theo khoản 6, Điều 3 của Luật đầu tư định nghĩa: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành l p
đ thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam
Trang 25do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nh p, mua lại” [76, tr.1] Pháp
luật hiện hành quy định, tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp Bên cạnh các quy định của pháp luật áp dụng chung, phù hợp với các cam kết Quốc tế mà Việt Nam là thành viên và
để thuận lợi cho công tác quản lý đầu tư và áp dụng riêng đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài về lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các quy định, thủ tục đầu tư, đăng ký doanh nghiệp trong việc thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài
1.2 Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã xây dựng những cơ sở pháp lý cho công tác quản lý môi trường tại Điều 43, Điều 50 và Điều 63 của Hiến
pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 và Lu t ảo vệ môi trường năm
2005 và năm 2014 Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định mục tiêu cụ thể là: Giảm về cơ bản các nguồn gây ÔNMT, khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái, cải thiện điều kiện sống của người dân; giảm nhẹ mức độ suy thoái; cạn kiệt TNTN; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học; tăng cường khả năng chủ động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính
Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991 –
2000 được Chính phủ đã thông qua tháng 6 năm 1991 Đây là văn bản có tính chiến lược đầu tiên đề cập đến tất cả các lĩnh vực môi trường và sử dụng các nguồn TNTN của đất nước một cách hiệu quả Kế hoạch này đã được các Bộ, Ngành Trung ương tới các địa phương triển khai thực hiện và đạt được những
Trang 26kết quả quan trọng Hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT từ Trung ương đến địa phương và các Bộ, Ngành ngày càng được tăng cường và đi vào hoạt động
nề nếp Ý thức, trách nhiệm về BVMT của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng ngày càng được nâng cao
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được về công tác BVMT vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định như: trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước và thanh kiểm tra các doanh nghiệp nước ngoài giữa các
Bộ, Ngành và địa phương chưa thống nhất trong việc quản lý, nhiều địa phương vẫn chưa hiểu rõ về trách nhiệm của mình trong việc quản lý doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh nên đã xảy ra tình trạng chồng chéo, hạn chế, chưa tương xứng với nhiệm vụ Ngoài ra, việc đầu tư kinh phí cho môi trường cũng còn dàn trài chưa thực sự phát huy được hiệu quả
Trước thực tế này, nhiều Nghị quyết, Luật, thông tư, nghị định về quản
lý môi trường đã được ban hành như: Lu t ảo vệ môi trường năm 1993, Nghị
định số 175/CP về “Hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường” Nghị định
số 179/CP về “xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường” Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg, ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW, Chỉ thị 29-CT/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong đó, tổ chức kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị; Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp Ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân về trách
Trang 27nhiệm ý thức BVMT Tăng cường nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí nhà nước trong lĩnh vực BVMT Đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT, có cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức cộng đồng tham gia BVMT Tăng đầu tư và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn chi thường xuyên từ ngân sách cho sự nghiệp môi trường, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước đầu tư BVMT
Ngày 15/11/2004, Bộ chính trị đã ra nghị quyết 41/NQ-TW Về bảo vệ môi trường trong thời ì đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng ta chỉ đạo riêng về công tác BVMT Nghị quyết nêu rõ: “Công tác BVMT nước ta trong thời gi n qu đã ó nh ng chuy n biến tích cực Hệ thống chính sách, th chế từng ướ được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác BVMT Nh n thức BVMT trong các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên; mứ độ gi tăng ô nhi m, suy thoái và sự cố môi trường đã từng ướ được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ
đ dạng sinh h đã đạt được nh ng tiến bộ rõ rệt [78, tr 2]
Xác định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế đi đôi với BVMT bền
vững Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: “từ n y đến năm 2020, đư nước ta
ản tr thành một nước công nghiệp theo đ nh hướng hiện đại” [59, tr 1]
Theo định hướng đó, thời gian tới, tăng trưởng kinh tế của nước ta phải cao hơn
so với hiện tại và phải duy trì, phát triển trong những thập kỉ tiếp theo
Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 về việc phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, trong
đó xác định: “Chiến ược BVMT là bộ ph n cấu thành không th tách rời của Chiến ược phát tri n kinh tế - xã hội, à s quan tr ng bảo đảm
Trang 28phát tri n bền v ng đất nước Phát tri n kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát tri n xã hội và BVMT Đầu tư BVMT à đầu tư ho phát tri n bền v ng” [67, tr.2]
Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) Đinh hướng chiến lược phát triển của Việt Nam là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm
cơ sở pháp lí để các Bộ, Ngành, địa phương và các tổ chức cá nhân có liên
quan triển khai thực hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết cuả Việt Nam với
quốc tế
Ngày 22/02/2005, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước với nhiệm vụ đẩy mạnh
xã hội hoá công tác BVMT gồm 4 nội dung chính: thể chế hoá các qui định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân
cư, cá nhân tham gia công tác BVMT; đa dạng hoá các loại hình hoạt động BVMT, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng thực hiện các dịch vụ BVMT; xây dựng phong trào toàn dân BVMT; xây dựng và thực hiện hương ước, qui định, cam kết BVMT và phát triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong hoạt động BVMT
Bên cạnh đó, chính phủ đã ra Quyết Định số 328/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch quốc gia kiểm soát ÔNMT đến năm 2010 với mục tiêu: Phấn đấu hoàn thành việc điều tra, thống kê, xử lí và quản lí được 70% các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải nói chung trên phạm vi toàn quốc; phấn đấu thu gom, vận chuyển và xử lí được 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị công nghiệp; xử lí được
Trang 29100% chất thải rắn y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng những công nghệ phù hợp Kiểm soát được cơ bản tình hình ÔNMT ở một số lĩnh vực thường xuyên xảy ra ô nhiễm như: công nghiệp hóa chất; công nghiệp dệt, nhuộm, dầy da, giấy, chế biến thực phẩm, khai thác và chế biến nguồn tài nguyên khoáng sản Kiểm soát được tình hình ÔNMT tại các điểm nóng, vùng nhạy cảm và ngăn chặn được sự lan tỏa của chúng Tăng cường mạnh mẽ năng lực kiểm soát ÔNMT và xử lí chất thải, đặc biệt là chất thải ở những vùng kinh tế trọng điểm, khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề và lưu vực sông Thể chế hóa và thực thi có
hiệu quả các điều ước quốc tế có liên quan đến kiểm soát ÔNMT mà Việt Nam đã kí kết
Điểm qua một số nét chính như trên, qua đó khẳng định sự cố gắng, quan tâm, nhất quán, đồng bộ của Đảng, Nhà nước trong việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về vấn đề BVMT và tầm quan trọng, tính cấp thiết của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Điều này, cho thấy công tác BVMT hiện nay là vấn
đề mang tinh cấp bách và lâu dài
Ngoài ra, ngày 05/09/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 1216/QĐ-TTg về phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Nội dung quyết định nêu rõ:
- Mục tiêu đến năm 2020, kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ÔNMT, suy thoái tài nguyên và suy giảm sự đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước
- Tầm nhìn đến năm 2030, ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ÔNMT, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Trang 301.3 Vai trò của báo mạng điện tử đối với vấn đề bảo vệ môi trường
1.3.1 Báo mạng điện tử có vai trò trong việc cung cấp kiến thức, pháp luật và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
Một trong những chức năng cơ bản của báo chí đó là nâng cao dân trí, giám sát và phản biện xã hội Hay nói cách khác, báo chí là chức năng khai sáng, chức năng văn hóa, thực hiện chức năng đó thông qua nhiều hình thức Trong đó có việc cung cấp tới công chúng thông tin, kiến thức về các lĩnh vực sâu rộng về đời sống xã hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định chức năng
văn hóa của báo chí là: “Việ nâng o trình độ hi u biết chung của nhân dân, khẳng đ nh và phát huy nh ng giá tr văn hó tốt đẹp, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội” [59, tr 140]
Nội dung quan trọng thứ nhất của chức năng báo chí là hoạt động nhằm nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt cho nhân dân Nó bao gồm từ việc trang bị những tri thức phổ thông có hệ thống, xã hội hóa các kinh nghiệm sống, truyền
bá những tri thức về các nền văn hóa đến việc phổ biến những kiến thức phổ thông về khoa học, về luật pháp, chính trị, xã hội
Vì thế, việc thông tin, kiến thức pháp luật về BVMT trên báo chí không chỉ là chức năng thông thường của báo chí, mà báo chí có trách nhiệm thông tin đến công chúng những kiến thức pháp luật về BVMT như là một nội dung quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền Nhất là trong giai đoạn hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ngày một phức
tạp trên cả nước, một phần do các doanh nghiệp gây nên, trên cơ sở đó Nhà nước và Quốc Hội cùng các Bộ, Ngành đang hoàn thiện và ban hành nhiều chế tài đủ mạnh nhằm kịp thời uốn nắn các doanh nghiệp đang có ý định sản xuất lấy tăng trưởng làm mục tiêu nhưng bỏ qua thực hiện trách nhiệm trong công tác BVMT
Trang 31Trên thực tế cho thấy, có nhiều vụ việc các tổ chức, doanh nghiệp gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường là do người dân phát hiện và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đã kịp thời vào cuộc, phản ánh để hình thành
dư luận xã hội một cách mạnh mẽ, qua đó yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và xử lý và yêu cầu doanh nghiệp dừng ngay những hành vi tàn phá môi trường phải có giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do mình gây
ra Tuy nhiên, để có thể phát hiện, tố giác đơn vị doanh nghiệp gây ÔNMT đòi hỏi người dân phải có kiến thức cơ bản và kiến thức pháp luật về BVMT Với phạm vi, tầm ảnh hưởng sâu rộng đến từng người dân trong xã hội, báo chí hiện nay là phương tiện hữu hiệu nhất để cung cấp kiến thức thông tin và dự báo cho người dân về vấn đề BVMT
Đời sống văn hóa, xã hội, khoa học, kinh tế vận động không ngừng, đòi hỏi con người phải thường xuyên bổ sung, hoàn thiện vốn hiểu biết của mình Truyền thông đại chúng nói chung, báo chí nói riêng là phương tiện rất hữu ích trong việc thực hiện công việc này thông qua những hình thức đa dạng, giàu sức hấp dẫn, dễ dàng tiếp cận Sự đa dạng về phương pháp, hình thức và cách truyền tải không chỉ tạo cho công chúng khả năng lựa chọn mà còn giúp cho bạn đọc có nhiều cơ hội hơn trong việc học tập, nâng cao hiểu biết cho mình
Đối với vấn đề BVMT, báo chí có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đấu tranh loại bỏ thói quen xấu và xây dựng một lối sống văn minh, lành mạnh
về môi trường, nhất là góp phần đấu tranh với những việc làm sai trái, các thế lực thù địch nhưng đồng thời cũng là kênh thông tin tuyên truyền, biểu dương
tấm gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, các công nghệ xử lý môi trường, các mô hình điểm trong việc ứng dụng và thực hiện về BVMT
Từ những vấn đề trên, báo chí đã chỉ ra những thiếu sót, tồn tại hay những
cá nhân, mô hình doanh nghiệp xanh cần tuyên dương trong những hoạt động vì môi trường Đôi khi trong cuộc sống chỉ một ý thức, sáng kiến nhỏ về BVMT
Trang 32chỉ phát sinh trong một khu vực nhỏ nhưng sau khi báo chí tuyên truyền nó đã trở thành mô hình điểm được nhiều người biết đến và nhân rộng trong cả nước, thậm chí trên toàn cầu Với việc bám sát, phản ánh hơi thở của cuộc sống, báo chí đã kịp thời phát hiện những hành động gây ô nhiễm môi trường Trên thực tế, thông qua các phát hiện, phản ánh của các cơ quan báo chí mà nhiều vụ việc tiêu cực gây ô nhiễm môi trường đã bị phanh phui, nhiều đơn vị
vi phạm bị xử lí Bên cạnh đó, với chức năng dự báo, định hướng dư luận, báo chí đã tạo tầm ảnh hưởng rõ nét tới các cơ quan chức năng về những vấn đề môi trường sẽ phát sinh
Báo chí là diễn đàn tin cậy của nhân dân trong việc phát huy vai trò làm chủ của người dân trong vấn đề BVMT Thông qua những kiến nghị của người dân được đăng tải trên các cơ quan báo chí, cơ quan quản lí nhà nước
sẽ có sự điều chỉnh và xử lý kịp thời những điểm nóng về ô nhiễm góp phần thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường
Trong những năm qua, với những lợi thế của mình, báo chí đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường và tuyên truyền những chính sách pháp luật của nhà nước trong công tác BVMT Điều nổi bật và có tác dụng rõ rệt là báo chí đã nêu nhiều vấn đề cụ thể và bức xúc có tính phản ánh thực tiễn, kể cả các trường hợp nghiêm trọng như: các vụ phá rừng, những vụ việc doanh nghiệp xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường, các hành vi bao che của những người có chức có quyền ở địa phương Những vấn đề ÔNMT như: vụ Quặng tặc ở Tuyên Quang (tháng 3/2016), vụ sự cố môi trường của công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa tại Hà Tĩnh gây cá chết tại
4 tỉnh Miền Trung, ngay sau đó không lâu vụ cá chết hàng loạt tại sông Bưởi (tháng 4/2016), 70 tấn cá chết tại Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ÔNMT nước
do Công ty TNHH Meisheng Textiles ( tháng 7/2016), phá rừng trái phép ở Yên Bái, chất thải chất thành núi ở KCN Đình Vũ - Hải Phòng (tháng
Trang 338/2016), nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ (tháng 10/2016) đã được các cơ quan báo chí phản ánh và đã tạo ra những tác động cụ thể đối với các cơ quan chức năng quản lí nhà nước trong việc triển khai các biện pháp ngăn chặn các hoạt động gây ÔNMT, những tổ chức, doanh nghiệp và người có trách nhiệm
để xảy ra ÔNMT đã phải chịu hình thức xử lí kỉ luật
Ngày nay, báo chí không chỉ phản ánh kịp thời những sự kiện, sự cố về môi trường, mà còn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh tới các tổ chức, doanh nghiệp, các nhân những con người đang còn thờ ơ với môi trường hãy cùng chung góp sức về bảo vệ, giữ gìn môi trường vì cuộc sống ngày mai Với chức năng cảnh báo, báo chí trở thành công cụ sắc bén trong việc tuyên truyền về môi trường Báo chí không chỉ dừng lại ở việc đưa tin mà còn chỉ ra những nguyên nhân, đề xuất biện pháp để phòng ngừa những hành vi tàn phá, hủy hoại môi trường
Cùng với việc tuyên truyền, cung cấp kiến thức, pháp luật về BVMT, báo chí còn tuyên truyền để người dân hiểu ra được vai trò, ý nghĩa của việc BVMT đối với sự sống của con người để từ đó bản thân mỗi người có trách nhiệm và hành động thiết thực bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi gây ÔNMT Đây là biện pháp hữu hiệu nhất, mang lại hiệu quả trong việc BVMT
1.3.2 Báo mạng điện tử có vai trò trong việc tham gia quản lí, giám sát và phản biện vấn đề môi trường
Một trong những chức năng cơ bản của báo chí đó là chức năng quản lí
và giám sát xã hội Quản lí xã hội là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lí vào khách thể quản lí nhằm bảo đảm cho hoạt động phát triển có hiệu quả, đạt được mục đích đề ra Để sự tác động đảm bảo là có ý thức, có nghĩa là dựa trên cơ sở am hiểu đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về đối tượng quản lí, những quy luật vận động và mối liên hệ tương tác giữa nó với sự vật, hiện tượng
Trang 34xung quanh đương nhiên phải cần thông tin, chỉ có với nguồn thông tin chính xác, toàn diện về đối tượng mới có thể xử lí, lựa chọn được phương hướng và cách thức tác động hợp lí, có hiệu quả Sự tác động ấy được thể hiện bằng quyết định quản lí và được truyền đến khách thể quản lí dưới dạng thông tin Như vậy, về bản chất thì quá trình quản lí là quá trình thông tin, bao gồm từ việc khai thác, thu thập, đánh giá, lựa chọn, phân tích và xử lí các thông tin đến việc đưa ra các quyết định và truyền đạt thông tin về quyết định đến khách thể quản lí
Như vậy, để đảm bảo cho sự quản lí có hiệu quả cần phải có cơ chế thông tin hai chiều thuận và ngược Chiều thông tin thuận từ chủ thể đến khách thể chuyển đi những quyết định quản lí cũng như các thông tin cần thiết
để hướng dẫn về cách thức, phương pháp, điều kiện thực hiện chúng Yêu cầu đặt ra đối với chiều thông tin này là chính xác, kịp thời, đầy đủ Đó cũng là điều kiện cần thiết cho khả năng tác động một cách có hiệu lực của chủ thể quản lí vào khách thể quản lí, làm cho khách thể quản lí vận động phát triển theo chiều hướng đã định
Thông tin ngược chiều là kênh thông tin từ khách thể quản lí đến chủ thể quản lí Kênh thông tin này đảm bảo mối liên hệ ngược cần có giữa khách thể và chủ thể quản lí Kênh thông tin ngược chiều kịp thời, đầy đủ, toàn diện
là điều kiện tiền đề cho việc đưa ra những sự điều chỉnh hay những quyết định quản lí mới một cách đúng đắn, hợp lí Báo chí thực hiện chức năng của mình bằng việc cung cấp thông tin cả hai chiều thuận và ngược
Với khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời trong phạm vi toàn xã hội, báo chí là phương tiện tối ưu để tuyên truyền đến những người dân những chỉ thị, nghị quyết, nghị định, thông tư về vấn đề môi trường, hướng dẫn về phương thức, tính chất hành động để BVMT Mặt khác, báo chí phản ánh đời sống hiện thực với những sự kiện, hiện tượng phong phú, đa
Trang 35dạng, thông tin kịp thời các vấn đề thời sự của cuộc sống Đây chính là vấn
đề thông tin đa chiều, có vai trò to lớn trong việc quản lí các hệ thống và
dư luận xã hội
Sự tuần hoàn liên tục, thông tin hai chiều đã giúp các yếu tố trong hệ thống xã hội có khả năng phối hợp những mối quan hệ lẫn nhau, mỗi hệ thống
có thể thực hiện sự tác động hợp lí với môi trường xung quanh và ngược lại, tạo ra khả năng định hướng các yếu tố cũng như toàn bộ hệ thống vào những mục tiêu đã định trước
Tính chất, quy mô hoạt động quản lí và giám sát xã hội của báo chí phụ thuộc trước hết vào tính chất và quy mô của cơ quan, tổ chức làm đại diện Những nhiệm vụ cần giải quyết của các cơ quan tổ chức, hệ thống kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu về thông tin để tạo ra mối liên hệ hai chiều mật thiết Ở phạm vi toàn xã hội, trong khi thực hiện các chức năng tư tưởng, báo chí cũng đồng thời thực hiện chức năng quản lí, giám sát xã hội Khi tác động vào đời sống tinh thần của quần chúng, báo chí hướng tới việc hình thành và củng cố
ý thức xã hội tích cực, hướng nhân dân lao động vào việc giải quyết các nhiệm vụ cách mạng Sự định hướng tư tưởng mà báo chí hướng tới chính nhằm tạo ra sự vận động, phát triển của xã hội trên cơ sở tác động tích cực vào mắt xích trọng yếu của nó
Ở Việt Nam báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước Báo chí mang một sức mạnh rất lớn, đó là sức mạnh của công luận Do vậy, hình thức giám sát của báo chí là thông qua hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình Song một cách khác, báo chí cũng tham gia trực tiếp bằng cách nêu
và truyền tải những yêu cầu của công luận đến cơ quan công quyền Cụ thể trong vấn đề BVMT, một mặt báo chí đưa ra công luận những vụ việc liên quan đến ÔNMT, mặt khác, phản ánh ý kiến nhiều chiều, đa dạng của người dân xung quanh vấn đề ÔNMT, qua đó gây sức ép tới các cơ quan chức năng
Trang 36vào cuộc và lật tẩy các hành xả nước thải, khí thải, chất thải nguy hại không qua xử lý nhằm hủy hoại môi trường
BVMT là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, cần sự chung tay của cả cộng đồng xã hội, cả nhân loại trên toàn thế giới Trong rất nhiều nhiệm vụ và thách thức đặt ra, báo chí với công tác BVMT vẫn giữ một vai trò quan trọng,
là mắt xích không thể thiếu trong việc bảo vệ, gìn giữ môi trường trở nên hiệu quả nhờ sự thống nhất chung tay của toàn xã hội
Báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng trong BVMT Tuy nhiên, khi thực hiện nhiệm vụ này, báo chí cần chú ý một số điểm sau đây:
- Thứ nhất, nhấn mạnh lợi ích và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Báo chí phải nhấn mạnh khía cạnh lợi ích Con người luôn quan tâm đến lợi ích của cá nhân mình, của tập thể, cộng đồng mình là đại diện
Cụ thể, đối với mỗi cá nhân phải sống có trách nhiệm với cộng đồng, với tương lai con cháu Đó là danh dự, là lẽ sống ở đời Là người Việt Nam, nếu không bảo vệ môi trường đất nước mình thì đó là điều xấu hổ, là sai lầm không thể sửa chữa, là lỗi lầm với muôn đời hậu thế Giữ gìn môi trường vì thế vừa trách nhiệm, vừa là đạo đức, vừa là văn hóa và trí tuệ con người trong thời đại văn minh
Với các doanh nhân, BVMT đi đôi với sự phát triển của doanh nghiệp Tăng chi phí cho BVMT nhưng bù lại doanh nghiệp có nhiều cơ hội hợp tác với những doanh nghiệp lớn bởi họ yêu cầu khắt khe về môi trường nếu thực hiện tốt công tác BVMT thì doanh nghiệp sẽ có nhiều đối tác tìm đến kí hợp đồng và bán được số lượng hàng hóa lớn hơn Người tiêu dùng trong xã hội văn minh không chỉ muốn có hàng hóa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, thời gian giao hàng nhanh chóng… mà hàng hóa đó còn phải thân thiện với môi trường Ngược lại, hàng hóa của những doanh nghiệp gây ÔNMT sẽ có nguy
cơ bị tẩy chay Ở các nước phát triển, nơi mà người tiêu dùng có ý thức cao
Trang 37trong việc BVMT, các doanh nghiệp có ý thức BVMT thường giành được cảm tình của khách hàng Sản phẩm của các công ty đạt chứng nhận môi trường ISO:14.000 được khách hàng ưa thích và lựa chọn, mặc dù những sản phẩm đó có thể có giá bán cao hơn sản phẩm cùng loại Nắm bắt được quy luật phát triển tất yếu của xã hội, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không thể không quan tâm đến tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng
Ngoài ra, hàng rào kỹ thuật với rất nhiều quy định về tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm, đo lường chất lượng, an toàn lao động, thân thiện môi trường … nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng người tiêu dùng Khách hàng sẽ ngày càng chú ý đến mức độ sạch của sản phẩm, trong đó có sạch về môi trường Việc BVMT sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật, thâm nhập vào thị trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm Nếu chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà xao nhãng, quay lưng hoặc phá hủy môi trường, các doanh nghiệp sẽ tự đào thải trên con đường phát triển hội nhập của đất nước
- Thứ hai, báo chí tập trung về khía cạnh pháp lý Các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm môi trường không chỉ bị xử phạt hành chính mà còn phải đối diện với các chế tài nghiêm khắc của pháp luật như:
+ Bồi thường nếu gây hại môi trường: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005, bên đòi bồi thường thiệt hại phải chứng minh thiệt hại của mình Tuy nhiên, do đây là giai đoạn thương lượng nên người dân có thể đưa ra một con số thiệt hại nào đó gần sát thực tế để thương lượng Nếu quá trình thương lượng không thành, người dân có thể trực tiếp hoặc thông qua ủy
quyền khởi kiện tại tòa án Lúc đó, toà án sẽ giúp đỡ xác định mức thiệt hại thông qua trưng cầu giám định thiệt hại
+ Nghị định 155/216/NĐ –CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Luật Bảo vệ môi trường cũng đã có quy định đóng cửa nhà máy, doanh nghiệp nếu vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng
Trang 38+ Trong trách nhiệm dân sự nếu xử lý hành chính cũng phải nâng cao mức xử phạt, mức phạt phải tương xứng với lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được Cần sửa đổi chương 17 Bộ luật Hình sự, phần về tội phạm môi trường theo hướng xử lý hình sự cả đối với pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật môi trường nghiêm trọng – thay vì chỉ xử lý hành chính như hiện nay Đương nhiên, hành vi nào thì áp dụng trách nhiệm hình sự, hành vi nào thì xử lý hành chính cũng cần phải phân định rất rõ
1.3.3 Báo mạng điện tử có vai trò trong việc phát hiện, đấu tranh với những hành động gây ô nhiễm môi trường
Báo chí đã có những phát hiện biểu dương các doanh nghiệp trong BVMT như:
- Nhiều cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến BVMT đã phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả Nhiều doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với lợi thế về vốn, khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý, đã áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi thải
ra môi trường được các Bộ, ban, ngành của Việt Nam và xã hội ghi nhận…
- Một số doanh nghiệp trong nước đã chủ động áp dụng các giải pháp
xử lý chất thải và đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước, xây dựng được một thương hiệu “sản phẩm xanh”… Sau khi thay đổi quy trình sản xuất, cải tiến đổi mới công nghệ, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch, sản phẩm của các công ty không những chiếm lĩnh thị phần trong nước mà còn tăng nhanh về sản lượng xuất khẩu, được bạn hàng quốc tế đánh giá cao, đồng thời đem lại niềm tin cho xã hội và người tiêu dùng
- Nhiều doanh nghiệp xử lý triệt để chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, nghiên cứu cải tiến công nghệ, tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên liệu sản xuất có lợi cho môi trường Giải thưởng “Doanh nghiệp
Trang 39xanh” đã được trao tặng cho 11 doanh nghiệp năm 2006, 15 doanh nghiệp năm 2008 Giải thưởng này sẽ làm cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế
an tâm khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp làm ra Uy tín của doanh nghiệp từ đó được nâng cao Các doanh nghiệp này đã giải quyết rất tốt bài toán: vừa BVMT, vừa tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
- BVMT trong hoạt động của các cá nhân, doanh nghiệp còn là một chặng đường dài, nhiều gian khổ Trong xu thế hội nhập, đặc biệt nước ta đã chính thức là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO, áp lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường ngày càng quyết liệt, điều đó đã đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều thách thức có ý nghĩa sống còn Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ
đó, những doanh nghiệp “xanh”, với những sản phẩm “xanh” sẽ là những doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường
- Bên cạnh những doanh nghiệp, doanh nhân làm tốt công tác BVMT thì sai phạm môi trường của doanh nghiệp cũng là điều đáng chú ý Hầu như không có ngày nào, báo chí không đưa tin về các hành vi xâm hại môi trường, trong đó phần nhiều là vi phạm của các doanh nghiệp: xả thải ra sông ngòi, gây ô nhiễm khói bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, sử dụng công nghệ quá cũ, lạc hậu, đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và cộng đồng… Ngoài ra, bạn đọc chỉ cần gõ chữ “lấp sông Đồng Nai” đã cho 588.000 kết quả trên Google Tương tự với cụm từ “doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường” đã cho 48.600 kết quả Sự lên án mạnh mẽ của dư luận một mặt cho thấy tác dụng của báo chí truyền thông trong đấu tranh trước các hành vi vi phạm môi trường, mặt khác cũng cảnh tỉnh ngăn ngừa hiệu quả những hành vi vi phạm tiếp theo có thể phát sinh Đối với vai trò của báo mạng điện tử - một loại hình báo chí rất được giới doanh nhân ưa chuộng Những hình ảnh trực quan sinh động có ý nghĩa mạnh mẽ tới suy nghĩ và hành động của những người điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp, làm thay đổi đáng kể thực trạng hành vi ứng xử với môi trường
Trang 40Tuy vậy, khi phê bình cũng cần quan tâm đến yếu tố tâm lý nhận thức của đối tượng: khen không tán dương, chê không vùi dập Tuyệt đối tránh có
bé xé ra to làm thay đổi bản chất vấn đề, khiến doanh nghiệp, tổ chức bức xúc, “dị ứng” với thông tin phê bình của báo chí Đặc biệt, những thông tin trên báo mạng điện tử, với tốc độ lan truyền rất nhanh có thể tạo nên đủ mọi thứ dư luận trái chiều, dễ khơi gợi những suy luận sai lệch, thật giả úp mở, không có ích cho nhận thức chung, và định hướng dư luận Một thông tin không sai nhưng đưa quá chi tiết, khắc sâu vào những mặt xấu theo “thiên kiến” người viết có thể tạo nên làn sóng dư luận phức tạp
Có thể nói rằng, hệ thống báo chí nước ta đang ngày càng phát huy sức mạnh là một trong những lực lượng tiên phong trong mặt trận tư tưởng, có vai trò rất quan trọng trong giám sát và phản biện mọi mặt trong đời sống hiện nay Báo chí không chỉ là kênh truyền dẫn thông tin đến đông đảo công chúng
xã hội, mà quan trọng hơn, qua đó khơi nguồn và phát triển dư luận xã hội để tập hợp, huy động và tổ chức nguồn lực sức mạnh đông đảo của nhân dân tham gia vào việc giải quyết vấn đề môi trường trong tiến trình phát triển hội nhập Quốc tế hiện nay
1.4 Nội dung, phương thức, hình thức, nguyên tắc của báo mạng điện tử với vấn đề bảo vệ môi trường
1.4.1 Nội dung thông tin về vấn đề bảo vệ môi trường trên báo mạng điện tử
Báo chí ở nước CHXHCNVN là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân. Báo chí có tác động mạnh mẽ đến hành vi và nhận thức của con người Để thông tin về BVMT trên báo điện tử có hiệu quả thì nội dung thông tin cần tập trung vào tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về môi trường, những tác động ảnh hưởng và nguyên nhân của