SMjM +
———=HỌC-VIEN CHINH TRI - HANH CHINH QUOC GIA HO CHI MINH HỌC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
& & & OC pam s& TONG QUAN | oe
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO TRONG DIEM
KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
Cơ quan chủ trì: HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Chú nhiệm dé tai: PGS TS TRAN THI TRAM
Trang 2TỎNG QUAN
DE TAI KHOA HOC CAP CO SO TRONG DIEM
KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
Chi nhiém dé tai: PGS TS TRAN THI TRAM
Khoa Kiến thức Giáo dục đại Cương HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
HA NOI — 2008
Trang 3
DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN
1 TS Hoang Anh, |
Trưởng ban Quản lý khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2 TS Hà Thị Bình Hòa,
Giảng viên khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Ti uyên truyễn 3 TS Hoang Minh Luong,
Giang vién Khoa kién thitc gido duc dai cuong, Hoc vién Bdo chi va Tuyén truyén
Trang 4
PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
- Tuyên truyền là một lĩnh vực hết sức quan trọng trong đời sống xã hội Ở thời kỳ hiện đại để đạt hiệu quả mong muốn, hoạt động tuyên truyền tất yếu phải năng lên để trở thành một nghệ thuật
- Là một trung tâm đào tạo cán bộ tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, hiện nay việc trang bị kỹ năng và phương pháp để sinh viên sau này có thể tác nghiệp đạt hiệu quả chính là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Do đặc điểm văn hóa lịch sử mà ở Việt Nam việc vận dụng những ưu thế của các khoa học liên ngành, đặc biệt là khoa học văn học để góp phần năng
cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền trong thực tiễn rất phố biến và là một hướng có nhiều triển vọng Để trở thành một nhà tuyên truyền giỏi ngoài những hiểu biết chính trị sâu sắc và những kiến thức về lĩnh vực chuyên môn, mỗi nhà tuyên truyền cần có một cái phông văn hóa rộng, trong đó vốn văn chương là quan trọng và thiết thực nhất, bởi theo Khổng Tử: “Ngôn chi bất văn hành chỉ bất viễn” ; nghĩa là lời nói không có văn thì không đi xa được Vì vậy có thể nói
rằng: khai thác, vận dụng linh hoạt những tri thức văn học vào qúa trình tuyên
truyền chính là một trong những kỹ năng quan trọng làm nên thành công của hoạt động tuyên truyền
- Vai trò của văn học đối với hoạt động tuyên truyền là hết sức to lớn và điều
này đã được kiêm chứng, song trên thực tế việc vận dụng của các nhà tuyên truyền còn rất nhiều hạn chế Vấn đề đang rất cần phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, công phu, nhưng từ xưa nay vẫn chưa có công trình nào trực tiếp coi việc khai thác vận dụng tri thức văn hoc trong hoạt động tuyên truyền là đối tượng
Trang 5
KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HQC TRONG HOAT BONG TUYEN TRUYEN
nghiên cứu Đề đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, theo hướng văn dụng học, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề “Khai thác vận dụng trí thức văn học trong hoạt đông tuyên truyên” làm đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trọng điểm trong năm 2008
2 Tình hình nghiên cứu
Từ xưa đến nay hầu như chưa có công trình khoa học nào trực tiếp nghiên
cứu vấn đề này Sơ bộ, chúng tôi mới chỉ tập hợp được một số công trình, bài viết sau đây là ít nhiều có liên quan tới dé tai
- Đề tài: Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương thức giáo đục truyền thông trong công tác tư tưởng văn hóa của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội do
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ làm chủ nhiệm, bảo vệ 1999 tại Hà Nội
- Hồng Anh, Mơi số vấn đề sử dụng ngôn ngữ trên báo chí, NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2003
- Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), Giáo trình nghệ thuật phát biếu miéng, NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2006
- Hoàng Anh, Những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại
chúng, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008
- Nguyễn Thị Tuyết Thu, Sứ dụng văn học nước ngoài trên báo chí trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông số 9/2008
- Trần Thị Trâm, Một số thủ pháp ngôn ngữ trong tuyên truyên đường lỗi
chính sách của Đảng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2002
- Trần Thị Trâm, Nghệ thuật tuyên truyền trong thơ Tổ Hữu, báo Giáo dục & Thời đại, ngày 17/5/2002
- Trần Thị Trâm, Vận dụng ưu thể của văn học dân gian - bí quyết thành công của Chủ tịch Hè Chí Minh trên mặt trận tuyên truyền, Tạp chí Lý luận
chính trị, số 2 năm 2008
- Trần Thị Trâm (Chủ biên), Phát huy ưu thế của văn học trong sáng tạo
tác phẩm báo chí, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, năm 2008
Trang 6
KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYEN
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
- Tìm ra nguyên nhân thành công và những lý do đã tạo nên hạn chế khi sử dụng chất liệu văn học trong hoạt động tuyên truyền của các nhà tuyên truyền
đương đại Việt Nam
- Bước đầu tổng kết thành các kỹ năng cơ bản, rút ra bài học để giúp các nhà tuyên truyền có thể vận dụng một cách thuần thục và sáng tạo hơn các tri thức văn học nhằm năng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền trong thời kỳ hội nhập
- Qua khảo sát, để tài còn thiết thực góp phần vào việc định hướng cho
công tác đào tạo ở bậc đại học và sau đại học của các ngành Báo chí và Tuyên
truyền trong cả nước; đồng thời có thể điều chỉnh, hoàn thiện từng bước chương trình giảng dạy Ngữ văn cho học viên ngành Truyền thông theo hướng hướng
nghiệp và thiết thực
3.2 Nhiệm vụ
- Khảo sát nghệ thuật vận dụng tri thức văn học trong hoạt động tuyên
truyền của các nhà tuyên truyên xuât sắc trong lịch sử và một sô nhà tuyên truyền tiêu biểu hiện nay ở nước ta
- Chỉ ra hiệu quả thâm mĩ mà việc khai thác, sử dụng tri thức văn học đã
mang lại cho hoạt động tuyên truyền 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong điều kiện của một đề tài cấp cơ sở, chúng tôi đã xác định đối tượng, phạm vị nghiên cứu gôm:
- Các tác phẩm, tài liệu về lý luận truyền thông nói chung và đặc biệt chú trọng tới những tài liệu lý luận về nghệ thuật tuyên truyền miệng
- Những tác phâm văn học có chức năng chủ yêu là tuyên truyền như bài tho than, Hich tướng si, Quan trung từ mệnh, Thơ văn Phan Bội Châu, Thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, thơ Tổ Hữu và một số tác phẩm văn thơ có giá trị
Trang 7
KHAI THÁC, VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYÈN
tuyên truyền của các tác giả như: Sóng Hồng, Phạm Tiến Duật, Minh Chuyên, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhật ký Nguyễn Văn Thạc
- Những buôi tuyên truyén trực tiệp của các diễn giả đương đại được nhiều
người thừa nhận là có sức truyên cảm lớn: Vũ Khoan, Trương Vĩnh Trọng, Tô Huy Rứa, Lê Hữu nghĩa .và một số người khác như: Nguyễn Viết Thông, Nguyễn Chí Mỳ, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Hồng Mai, Phạm Xuân Mỹ
5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở áp dụng các phương pháp nghiên cứu của Triết học Mác xít và các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, đê tài chủ yêu sử dụng các Phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Khảo sát thống kê
- Chọn mẫu
- Phân tích tổng hợp
- So sánh; đồng đại và lịch đại
- Điều tra và phỏng vấn sâu
Đây là những phương pháp chính đã được chúng tôi sử dụng một cách
linh hoạt trong việc nghiên cứu đề tài
6 Cầu trúc của đề tài
Đề tài gồm 105 trang Ngoài phần mở dau, tư liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khải quát về vai trò của văn học trong hoạt động tuyên truyền Chuong II: Nghệ thuật khai thác, vận dụng tri thức văn học trong hoạt
động tuyên truyền
Chương III: Mộ số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tuyên truyền ở Việt Nam hiện Hay
Trang 8
PHẢN NỘI DUNG ——————ễˆ —_—_—_ễ_ _ CHƯƠNG I
KHÁI QUAT VE VAI TRO CUA VĂN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN
1.1 Một số vấn đề khái quát về tuyên truyền 1.1.1 Quan niệm về tuyên truyền
Tuyên truyền là một hoạt động xã hội mang tính tất yếu Sự phát triển của xã hội loài người qua các thể chế chính trị khác nhau sẽ gắn liền với những quan niệm, phương thức tuyên truyền khác nhau nhằm khuyến dương giá trị và tổ
chức lực lượng cho chính thê chế chính trị và lý tưởng xã hội của các giai cấp
Với chức năng đặc biệt quan trọng trong việc thiết lập cả về ý thức tư tưởng lẫn tổ chức hoạt động thực tiễn, tuyên truyền bao giờ cũng là vũ khí sắc bén được con người triệt để khai thác và vận dụng Qua quá trình lịch sử, tri thức của nhân loại đã từng bước nâng cao hoạt động tuyên truyền lên thành một lĩnh vực khoa
học thậm chí là nghệ thuật giàu tiềm năng tổng hợp tri thức đa diện
Nội hàm khái niệm tuyên truyền được giải thích bằng nhiều cách khác
nhau Quan niệm dưới dạng nguyên thuỷ về hoạt động tuyên truyền xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp Thuật ngữ Propagande (chữ La tinh) “được các nhà thờ La mã sử dụng để chỉ hoạt động của các nhà truyền giáo nhằm thuyết phục, lôi kéo những người khác phần đấu theo đức tin của đạo Kitô” '
Qua quá trình phát triển lịch sử xã hội sau này khái niệm tuyên truyền không chỉ còn bó hẹp trong khuôn khô hoạt động tôn giáo thuần tuý mà đã mở rộng sang các hình thái ý thức xã hội khác Đại zừ điển bách khoa Liên Xô đã
L Hoàng Quốc Bảo, Học tập phương pháp tư tưởng cách mạng Hề Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, H, 2006, tr13
Trang 9KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HỌC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
khái quát ý nghĩa của khái niệm tuyên truyền trên cả hai trường nghĩa rộng và hẹp Theo nghĩa rộng: tuyên truyền là truyền bá những quan điểm, những tư
tưởng về chính trị, về triết học, nghệ thuật mà mục đích là biến những quan
điểm, tư tưởng đó thành ÿ thức xã hội và nâng cao tính tích cực trong hoạt động thực tiễn của quần chúng Theo nghĩa hẹp, tuyên truyền là truyền bá những quan
điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định, phù hợp
với lợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt động thực tiễn phù hợp với thế giới quan ấy
Các Từ điển tiếng Việt, xuất bản bẫy lâu nay ở Việt Nam đều khái quát “tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” ' Từ điển Hán Việt giải thích khái niệm tuyên truyền cụ thể hơn,
“tuyên truyền là lẫy lời nói và văn tự mà truyền ra một đạo lý hoặc một chủ
~ ` A A 2
nghĩa gi cho sâu rộng” “
Dưới góc nhìn lý luận khái quát, các tác giả cuốn Nguyên lý céng tac tu tưởng đã đề xuất khái niệm tuyên truyền răng: “tuyên truyền là một hình thái của công tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lỗi chiến lược, sách lược của giai cấp trong quần chúng, xây dựng cho quân chúng thế giới quan phù
hợp với lợi ích của chủ thê hệ tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin và
tập hợp, cô vũ quần chúng hành động theo thế giới quan và niềm tin đó” Ì Trong một lỗi diễn đạt hàm súc, tác giả Hoàng Quốc Bảo đã khái quát bản chất khái niệm tuyên truyền rằng: “Tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng,
một học thuyết, một quan điểm nào đó nhằm hình thành hoặc củng cỗ ở đối
tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và tinh tích cực của con người
x wats 4
trong thực tiên xã hội”
' Viện Ngôn ngữ học, 7 điển tiếng Việt, H 1992, tr 1048
? Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt, Nxb KHXH, H 1992, tr 322
? Lương Khắc Hiếu (Chủ biên), Nguyên lý công tác tư tưởng, Nxb Chính trị Quốc gia, H 1998,
Tap I, tr.38-39
* Hoàng Quốc Bảo, Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hỗ Chi Minh, Sdd tr 15
Trang 10
KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
Dau có cách cắt nghĩa và lý giải hết sức đa dạng về khái niệm tuyên
truyền song tựu chung lại có thê thấy tuyên truyền là một hình thức hoạt động tư tưởng của những chủ thể nhất định nhằm truyền bá sâu rộng trong quần chúng những chủ trương, quan niệm của mình, thông qua đó củng cố, tạo dựng niềm tin, kích thích hành động của quần chúng theo hướng lý tưởng mà chủ thể tuyên
truyền đã đề ra
1.1.2 Các thuộc tính của hoạt động tuyên truyền 1.1.2.1 Tỉnh giai cấp của tuyên truyền
Tuyên truyền về bất kỳ nội dung nào thì chủ thể tuyên truyền bao giờ cũng đứng trên nền tảng của một nhãn quan giai cấp nhất định Hiếm có hoạt động tuyên truyền vô tư, phi giai cấp Tuyên truyền là nhằm tạo dựng hiệu ứng lan toả rộng lớn của một tư tưởng, một học thuyết hay một vấn đề cụ thể nào đó
tới quảng đại quần chúng nhân dân Tư tưởng đó càng có vị trí tồn tại sâu rộng
trong quần chúng, chủ thê tuyên truyền càng có cơ hội khuyến dương rộng rãi lý
tưởng xã hội hoặc nhãn quan chính trị mà mình tôn thờ và theo đuôi Mọi hình thức tuyên truyền dưới chế độ phong kiến thời trung cô đều nhằm đề cao trật tự
bất biến của chế độ vưa quan chuyên chế tập quyền Nội dung bao trùm trong thơ văn chính thống thời trung đại đều ra sức đề cao tư tưởng “trung quân ái quốc”, “Tam cương ngõ thường”, “tứ đức” những người dám cả gan “chống” lại những tư tưởng chính trị và lễ giáo của nhà nước phong kiến đều bị coi là
những kẻ phản nghịch, phi nghĩa Tuy nhiên, ý thức giai cấp phong kiến chỉ phối
sâu nặng mọi phạm vi quan hệ xã hội tưởng chừng như bất biến ấy vẫn thường
xuyên phải đối mặt với sức mạnh đối trọng từ một nguồn lực khác — nguồn lực
tuyên truyền âm ỉ suốt đêm trường trung cô của nhân dân với tư cách là lực lượng cách mạng đấu tranh vì quyền sống chính đáng của mình Tuyên truyền và phản tuyên truyền luôn là động thái song hành diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử xã hội phong kiến Bên cạnh tư tưởng phong kiến cô xuý cho chủ trương
Trang 11
KHAI THÁC, VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOẠT BONG TUYEN TRUYEN
tồn tại vĩnh hằng của chế độ quân chủ chuyên chê: “Con vua thì lại làm vua” đã luôn có sức mạnh kháng cự phản tuyên truyền từ phía nhân dân:
Bao giờ dân noi can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa
Hoặc chế độ phong kiến đề cao tư tưởng “Tam tòng” phụng thờ trinh tiết đến phi lý của người phụ nữ đã liền có khát vọng giải phóng phụ nữ gióng lên
tha thiết từ các tác phẩm văn học theo hướng dân chủ hoá Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ, Truyện Kiểu của Nguyễn Du và nhiều truyện thơ dân gian đặc sắc khác trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam thực sự là những minh chứng cho tính khuynh hướng về giai cấp ở phạm vi tuyên truyền quan niệm nhân sinh thông qua con đường văn học
Soi xét đặc trưng tuyên truyền dưới cá thể chế tư bản chủ nghĩa hay xã hội
chủ nghĩa tính chất giai cấp vẫn luôn là nét phổ quát bao trùm lên tất cả nội dung, phương thức tuyên truyền Có thể hình dung được diện mạo ý thức giai cấp của chủ thể tuyên truyền thông qua nội dung, ý nguyện hay cách thức tuyên truyền của nó Tính chất giai cấp là thuộc tính quan trong trong quá trình tuyên truyền vì vậy ứng với mỗi thê chế chính trị sẽ có một phong cách tuyên truyền thích hợp tạo nên dấu ấn đặc trưng riêng cho công tác tư tưởng của mỗi thể chế chính trị, mỗi giai cấp Trong thời đại cách mạng dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội, biểu hiện cao nhất của tính giai cấp trong công tác tuyên truyền là tính Đảng cộng sản Tính Đảng chỉ phối sâu sắc mọi nội dung, phương thức tuyên truyền theo hướng: cách mạng, khoa học và đại chúng Hoạt động tuyên truyền thấm nhuần tính Đảng là hoạt động tác động sâu rộng trong quần chúng khát vọng hướng tới xoá bỏ chế độ bất công, xây dựng cuộc sống hoà bình, âm no,
dân chủ, văn minh
1.1.2.2 Tính lịch sử cụ thê của tuyên truyền
Lich str phat triển của mỗi quốc gia dân tộc trong giới hạn phạm vi tu
tưởng là lịch sử phát triển của các hình thái tuyên truyền cô vũ cho các thể chế
chính trị, đạo đức, văn hoá khác nhau Có thê thâu tóm những nét đồng điệu
Trang 12
KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
về nội dung, phương thức tuyên truyền xuyên suốt chiều dài lịch sử song vé co bản nét khác biệt vẫn là sắc thái chủ yếu trong quá trình hoạt động tuyên truyền
giữa các thời đoạn lịch sử Mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có sự phát triển về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau ứng với nền tảng hiện thực ay sẽ có những
quan niệm, cách thức tuyên truyền khác nhau Thử hình dung cách thức, cổ vũ tuyên truyền bằng các phương tiện truyền thống tân tiễn hôm nay đã khác xa về tính chất và hiệu quả so với phương thức tuyên truyền bằng lối rao truyền miệng cô truyền trong những thời đoạn lịch sử chưa có sự phát triển của chữ viết và công nghệ in ấn cũng như các loại hình thông tin khác nhau
Tính lịch sử cụ thể của công tác tuyên truyền biểu hiện rõ nhất ở nội dung
tuyên truyền Mỗi thời đại, mỗi chặng đường lịch sử sẽ có sự chú mục đáng kể vào những nội dung tuyên truyền trọng yếu do nhiệm vụ chính trị của thời cuộc quy định Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, nội dung tuyên truyền cổ vũ ý chí quyết chiến quyết thăng sẽ là mỗi quan tâm hàng đầu Trong hoà bình dựng
xây và phát triển, nội dung tuyên truyền về chí hướng làm giàu, kinh doanh
trở thành khát vọng chung của cả dân tộc
Tính lịch sử cụ thể của công tác tuyên truyền cho thấy có những điều người ta tôn thờ, ca ngợi, đề cao hôm qua có thể hôm nay nó sẽ chuyển giao vị trí cho những điều hôm qua người ta có thể xem nhẹ, coi thường Dưới quan
niệm kinh tế theo cơ chế bao cấp, hình ảnh người cán bộ đảng viên nghèo đói là
hình tượng tạo sức ám ảnh tích cực về một cuộc đời phụng sự thuần tuý, chăng
may may vụ lợi cá nhân để có “của ăn của để” cho riêng mình Trái lại sức mạnh cô vũ biêu dương cho nhân thế của người cán bộ đảng viên trong cơ chế kinh tế thị trường lại thuộc về những tắm gương cán bộ đảng viên biết lo toan kinh tế,
biết tính toán làm giàu chính đáng Có thể nói, thời thế thay đổi sẽ kéo theo sự
hiệu chỉnh lại hệ thống nội dung, phương thức tuyên truyền mới sao cho phù
hợp với tinh thần của thời đại đã có sự thay đổi
Vẫn là phương thức tuyên truyền theo lỗi nêu gương “người tốt việc tốt” có bề dày trong lịch sử nhưng qua mỗi thời đại lại có những cách thức ấn định đối
Trang 13
KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYEN TRUYEN
tượng tuyên đương khác nhau phù hợp với quan niệm thẩm mỹ, đạo đức riêng của từng giai đoạn Trong bối cảnh xã hội phong kiến, nhân dân tay lắm chân bùn hiếm
có cơ hội trở thành nhân vật trung tâm trong các trước tác mang nội dung thông tin
tuyên đương cái đẹp, cái tốt Tầm vóc anh hùng của thời đại thường thuộc về các
nhân vật xuất thân từ các đẳng cấp cao trong xã hội thuộc dòng dõi “trâm anh thế phiệt” VỊ thê vốn bị coi thường của người phụ nữ trong các chế độ xã hội cũ
không có được cơ hội tồn tại ngang hàng với nam giới Tất cả những bắt bình, phi lý trên đây cơ bản đều đã được thay đổi trong bối cảnh tuyên truyền, cổ vũ dưới
ánh sáng lý tưởng chính trị, xã hội mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
1.1.2.3 Tính dân tộc của tuyên truyền
Tuyên truyền là hoạt động ý thức xã hội nhằm cổ vũ động viên cho những
giá trị tích cực của cộng đồng dân tộc nên trong nội dung cách thức tuyên truyền
có lưu đọng lại khá sắc nét phẩm chất dân tộc Cũng có thể tuyên tuyên là vì một
nhóm, một tổ chức nào đó không mang quy mô phổ quát trong phạm vi toàn dân tộc Nhưng xét về chủ thể tuyên truyền thì màu sắc tư duy, quan niệm đạo đức của dân tộc vẫn là mẫu số chung chỉ phối hành vi, quan niệm tuyên truyền của
mỗi chủ thể Hiếễm khi có chủ thê tuyên truyền tồn tại phi dân tộc Chủ thê tuyên
truyền dù muốn hay không về cơ bản vẫn mang theo dấu ấn cộng đồng dân tộc vào quá trình hoạt động tuyên truyền của mình Người Việt Nam trong lịch sử cổ, trung đại thiên về tạng thức tư duy hình tượng cảm tính, xa lạ với tư duy lý tính khái quát do vậy phần lớn những biện giải cô xuý cho các tư tưởng triết học, nhân học sơ khai của mình trong văn học dân gian đều được triển khai qua những lối
nói giàu hình tượng, hình ảnh, những câu văn lời thơ có hỗn Lối nói hình tượng,
hình ảnh giàu khả năng liên tưởng kỳ thú, rất thân ái, gần gũi vẫn thường xuyên xuất hiện trên các trang viết chính luận của Hồ Chí Minh Hình thức phổ cập tư
tưởng chính trị, đạo đức nhân sinh của các bậc hiền triết phương Đông nhìn chung rất khác với những lối nói khái quát giầu màu sắc tư biện, luận lý của phương
Tây Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng của các dân tộc phương Đông, đặc biệt ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn thiên về khai thác và
10
Trang 14KHAI THÁC, VẬN DỤNG TRI THUC VAN HỌC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
vận dụng khá phổ biến các thể loại truyền thông giàu phẩm chất văn học Người châu Âu tôn thờ chân lý phản ánh của báo chí theo hướng: “»ới trúng, nói đúng `, ngược lại người Á Đông đòi hỏi: báo chỉ không chỉ: nói rúng, nói dung ma con
phải nói hay Không phải ngẫu nhiên khi tâm sự về thị hiếu tiếp nhận của người đọc báo hiện đại, Bác Hỗ đã từng lưu ý các nhà báo — những chủ thể tuyên truyền
quan trọng rằng: “Ngày trước người đọc báo chí muốn biết những việc thật Còn
bây giờ khác, sinh hoạt đã cao hơn, người ta thấy hay, thấy lạ, thấy văn chương thì mới thích đọc” ' Hồ Chí Minh là người kết tỉnh sâu sắc truyền thống biểu đạt
của dân tộc theo hướng thiên về hình tượng hoá trong mọi vấn đề cần trao đổi, tuyên truyền, lý giải Một số nhà nghiên cứu phương Tây đã từng căn cứ giản đơn
vào hình thức biểu đạt tư tưởng dung dị của Bác mà vội quy kết Người “không bao giờ là một nhà tư tưởng hay nhà lý luận” ° là hoàn toàn phiến diện Không thể
chiếm lĩnh độ sâu tư tưởng Hồ Chí Minh nếu chưa thấu hiểu ý tứ của Người trong
các mỗi quan hệ văn hoá đa chiều của nó Tư cách văn hoá lỗi lạc của Hồ Chí
Minh được kết tinh từ bề dày truyền thống văn hoá Việt Nam và tầm rộng của văn hoá nhân loại (đặc biệt là văn hoá phương Đông) Khả năng thông tuệ về văn hoá
nhân loại cộng hưởng với tâm thức dân tộc sâu sắc chính là cội nguồn hình thành nên ở Người cốt cách biểu đạt các tư tưởng văn hoá, chính trị, đạo đức theo
hướng dung đị, phổ thơng hố, thân ái, dé hiểu, dễ tiếp nhận Điều này phù hợp
với tâm thức truyền thống của kiểu lý luận trực cảm - sinh động rất thịnh hành ở các dân tộc phương Đông xưa nay- một loại hình “lý luận thơ mộng” nhưng thật
tỉnh tế biết nhường nào Tóm lại, tính dân tộc trong tuyên truyền là một thuộc tính
quan trọng phản ánh mối quan hệ biện chứng tất yếu giữa tiềm năng dân tộc qua quá trình lịch sử với những phẩm chất xác định trong phong cách tuyên truyền của các chủ thê nhất định ý thức được bản chất dân tộc trong tuyên truyền sẽ góp phần xác định được các nguyên tắc và cách thức tuyên truyền sao cho phù hợp với tạng thức tư duy, tiếp nhận quen thuộc của cộng đồng, nhờ đó hy vọng có được hiệu ứng tác động tích cực của hoạt động tuyên truyền cách mạng
' Hồ Chí Minh, Về văn hoá văn nghệ, Nxb Sự thật, H 1976 tr.72
? Long Thành, Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận Chính trị Quốc gia, H 2005, tr 20
1]
Trang 15
KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
1.2 Cơ sở lý luận của việc vận dụng tri thức văn hoc trong hoạt động tuyên truyền
1.2.1 Tuyên truyền là một hoạt động mang tính tổng hợp năng động từ
nhiều hình thái ý thức xã hội khác nhau
Các hình thái ý thức xã hội của con người như: Triết học, tôn giáo, khoa
học, nghệ thuật là kết quả nhận thức của con người về thế giới hiện thực bằng
các hình thái khác nhau Mỗi hình thái ý thức xã hội khác nhau sẽ đảm trách phản ánh những nhu cầu khác nhau của con người về thế giới tồn tại của mình
Sự khác biệt giữa các hình thái ý thức là điều hiển nhiên, tất yếu song trên thực tế vận dụng mỗi hình thái đều có khả năng vận dụng linh hoạt phẩm chất đặc
trưng của các hình thái ý thức liên đới, nghĩa là mỗi hình thái ý thức đều có khả năng tổng hợp sức mạnh của các hình thái ý thức khác để làm giàu cho năng lực
phản ánh và tác động của mình Thực tế ấy chứng tỏ giữa các hình thái không hề
có sự “phân môn biệt loại” đến mức tuyệt đối Lịch sử văn hoá tư tưởng của nhân loại đã cho thấy: sự sáng tạo trong các trước tác vĩ đại của các vĩ nhân đều là sự cộng hưởng trí tuệ từ nhiều nguồn sáng của các hình thái ý thức xã hội khác nhau “Thi nghệ học” (poetique) của Aristote là sự am tường trác tuyệt
không chỉ về triết học, mỹ học mà cả về tôn giáo, chính trị, đạo đức Nhiều
kiệt tác văn học của các đại văn hào hiện thực phê phán cuối thế ky 18, dau thé
ký 19 ở Châu Âu nhu: “Tan tro doi” cha BanDac; “Chién tranh va hod binh”
của Lép tôn xtôi, “Tội ác và trừng phat? cha Đoxtôiépxky, “Những linh hôn chết” của Gô gôn; “Đỏ và đen” của Stăngđan đều là sự hợp lưu giữa vẻ đẹp
văn chương thấm mỹ với sự am tường sâu sắc các bình diện tri thức đa diện về
triết học, kinh tế chính trị học, đạo đức học
Hoạt động tuyên truyền với tư cách là một hình thái của công tác tư tưởng, phụng sự đắc lực cho tư tưởng chính trị của một giai cấp nhất định cũng khơng nằm ngồi thông lệ chung Đề tuyên truyền, vận động có hiệu quả trên cơ sở lý luận khoa học thuyết phục, các chủ thể tuyên truyền không thể không biết
chat lọc, tổng hợp sức mạnh của các hình thái ý thức xã hội khác Mỗi hình thái
12
Trang 16KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
ý thức sẽ bồi đắp cho tiềm năng của các chủ thể tuyên truyền một phân lượng tri thức cần thiết và hữu ích trong công tác Chẳng hạn sự am tường về các điều
kiện kinh tế, văn hoá, phong tục xã hội của các vùng cư dân đang có thực
trạng truyền đạo trái phép từ nước ngoài sẽ giúp cho những người làm công tác tư tưởng có được khả năng cắt nghĩa lý giải thực trạng chính xác để từ đó đề xuất được các giải pháp tác động đối tượng thích hợp Tiềm năng ngôn từ linh hoạt, tri thức mỹ học dây dặn cùng với sự mẫn cảm về các lĩnh vực tri thức khác nhau sẽ là nguồn năng lượng tin cậy cho người cổ động, tuyên truyền, diễn
thuyết bằng miệng chiếm được cảm tình của đông đảo người nghe Người cán bộ tuyên truyền khó có thể đạt được hiệu qủa công tác nếu chỉ xuất phát từ tiềm
năng tri thức nông cạn, hời hợt Họ sẽ rất lúng túng, vất vả khi phải tự xoay xở trên một tư thế tác nghiệp trống rỗng về tri thức đa ngành, đa diện
Tri thức đa diện về mọi lĩnh vực khác nhau của cuộc song can thiét cho
năng lực tác nghiệp của các chủ thể tuyên truyền trong mọi tình huống công tác, trong đó sự am tường về văn chương thâm mỹ sẽ có tác dụng bổ sung toàn diện cho chủ thể tuyên truyền cả về năng lực biểu đạt lẫn cơ hội giao thoa cộng cảm với đông đảo công chúng tiếp nhận nội dung thông tin
Chủ thể tuyên truyền một khi đã tỏ rõ tiềm năng tri thức đa diện lại có
thêm kỹ năng biểu đạt giầu hình tượng hình ảnh, biết đưa đây những câu văn có hồn, biết “tập cổ” hợp lý những điễn tích, điển cố văn chương cô kim Đông
Tây chắc chắn sẽ đề lại du vi dai lâu và tạo ấn tượng sâu đậm cho người nghe,
người tiếp nhận Sự trác tuyệt về tri thức cộng hưởng với kỹ năng biểu đạt tài hoa theo lối thâm mỹ văn chương nhiều khi là cơ hội hàng đầu dẫn đến sự thành công của người làm công tác tuyên truyền vận động cách mạng trong điều kiện mặt băng dân trí đã cao hơn
Tóm lại, tiền đề lý luận của việc vận dụng tri thức văn học vào công tác
tuyên truyền trước hết nằm ngay trong quy luật giao thoa, tác động và kế thừa lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội Trong mối tương quan đa chiều ấy, sự ảnh hưởng, tác động của tri thức văn học (hiện hữu qua kỹ năng biểu đạt và tiềm
13
Trang 17KHAI THAC, VAN DUNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYẾN TRUYÈN
năng tri thức thâm mỹ phong phú) tới hoạt động tuyên truyền là điều rất đáng chi nhận
1.2.2 Quy luật thụ hưởng cải đẹp cũng là một tiêu đích cần hướng tới của hoạt động tuyên truyền
Văn học nghệ thuật là lãnh địa của cái đẹp Hơn ở đâu hết, đến với văn
học nghệ thuật con người được thoả mãn các nhu cầu mỹ cảm toát ra từ các tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm Nhu cầu về cái đẹp là một trong những nhu cầu
có tính bản chất của con người Hướng tới nhu cầu thụ hưởng cái đẹp là hướng tới cái chân, thiện, mỹ Hoạt động tuyên truyền về cơ bản không đặt ra yêu cầu thông tin thâm mỹ làm trọng, song trong những phạm vi cụ thể với những hình thức nhất định, hoạt động tuyên truyền vẫn cần có sự trợ giúp đáng kế của ý
thức thấm mỹ nhằm tạo ra những hiệu quả tác động tư tưởng tình cảm đầy ám
ảnh cho người tiếp nhận Trong các hình thức tuyên truyền, cổ động, báo chí là
phạm vi có ý thức chắt chiu, khai thác thường xuyên các phẩm chất của văn chương nghệ thuật Các tác phẩm báo chí biết khai thác các thủ pháp nghệ thuật
của văn chương một cách khéo léo, hợp lý, phù hợp với đặc trưng thể loại sẽ
đem lại dư vị đặc biệt cho người tiếp nhận Trong các loại hình báo chí, từ báo in đến truyền hình, phát thanh, báo mạng ngoài một số thể loại đặc trưng gắn liền với yêu cầu thông tin sự thật nghiêm ngặt, chân xác thì cũng có rất nhiều
các thể loại “năm ở vùng trung gian với văn học” như phóng sự, ghi chép, tuỳ
bút, bút ký, bình luận sự kiện, tiểu phẩm Tiềm năng thâm mỹ ở các thể loại
nay duoc thé hiện trên mọi cấp độ hình thức của tác phẩm Có không ít những
tác phẩm báo chí đã vượt qua giới hạn thông tin thuần tuý của báo chí để trường tồn cùng các thế hệ người đọc như những áng văn bất hủ Nhu cầu thụ hưởng cái đẹp nhằm đáp ứng nhu cầu thâm mỹ, giải trí không phải là điều xa lạ đối với hoạt động báo chí Các thê loại báo chí nằm ở vùng giao thoa với văn học là
hiện sinh của mối quan hệ “lưỡng sinh” giữa văn học và báo chí Cấu trúc hình
thức thê hiện của các thê loại đó ở một chừng mực nhât định cũng có thê xem
14
Trang 18
KHAI THÁC, VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYEN TRUYEN
như sự kê thừa của báo chí đôi với văn chương hay sự hoá thân của văn chương
nghệ thuật vào trong báo chí
Bên cạnh hoạt động báo chí — một phạm vi quan trọng của công tác tuyên truyền, trong thực tế hoạt động tuyên truyền, từ hình thức cô động tuyên truyền miệng đến các hình thức cổ động trực quan (khẩu hiệu, áp phích, biểu ngữ, triển lãm, tranh cổ động ) các chủ thể hoạt động tuyên truyền cũng thường có ý thức tăng cường hiệu ứng tác động của tuyên truyền băng việc sử dụng hợp lý các thể loại hoặc một số yếu tố hình thức nghệ thuật văn chương thẩm mỹ Trong số các khẩu hiệu tuyên truyền cồ động có khả năng neo đậu dài lâu trong
tâm trí các thế hệ người Việt, có lẽ những khẩu hiệu kết tinh dưới hình thức thơ
ca hay văn vần đã để lại những ấn tượng khó phai nhoà hơn cả Tuyên truyền về
sinh đẻ có kế hoạch còn gì ấn tượng và dễ nhớ hơn khi biểu đạt bội trực, hàm
xúc dưới dạng chữ nghĩa van điệu hài hoà: “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ” Kích thích lòng yêu nước của thanh niên trong hoàn cảnh chiến tranh, dùng khẩu hiệu
dưới dạng thơ là thực sự ấn tượng: |
Đạp bằng sông núi mà di
Tuổi xuân chẳng tiếc, tiẾc gì mu xương
Câu thơ của Hồ Chủ tịch:
Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay
đã trở thành tiếng lòng non nước động viên khích lệ ý chí quyết chiến quyết thắng của cả dân tộc Việt Nam trong một thủa chiến tranh ác liệt
Thấm thía vai trò của hình thức cô động trực quan thông qua thơ ca nghệ
thuật, tác giả Hoàng Quốc Bảo đã khẳng định: “Vận dụng phương tiện tạo hình
Trang 19KHAI THAC, VAN DỤNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYỂN TRUYEN
Trong tuyén truyền, cỗ động miệng, nếu người dẫn thuyết biết khai thác ưu thế của văn chương trên các cấp độ phù hợp cũng sẽ đem lại hiệu ứng lan toả mạnh mẽ cho người nghe Những chất liệu văn học dân gian như: thành ngữ, tục
ngữ, cao dao, các điển cố, điển tính văn học vốn có trong kho tàng văn học nghệ thuật của dân tộc và nhân loại, nếu được khai thác đúng ngữ cảnh diễn
thuyết sẽ mang lại tình cảm hân hoan, sảng khoái cho người nghe, tạo tình cảm tri ngộ thân thiết giữa chủ thể và khách thể tuyên truyền Thực tế cho thấy, các chính khách lỗi lạc, các nhà hùng biện, những diễn giả tài hoa thường sử dụng
văn học như một phương tiện quan trọng trong việc tạo lập tâm thế lịch lãm khi
giao tiếp với các đối tượng tiếp nhận của mình (Về điều này chúng tôi sẽ có
những chứng giải cụ thể hơn ở các chương mục sau)
Tóm lại, khai thác chất liệu, tiềm năng, phẩm chất của văn học trong quá
trình hoạt động tuyên truyền cô động đã trở thành một thực tế tất yếu trong lịch
sử tuyên truyền Nhờ con đường này các chủ thể tuyên truyền sẽ góp phần tạo
được hiệu quả tác động thẩm mỹ đối với người nghe, người đọc, hạn chế tối da
sự nhàm chán, đơn điệu cho các nội dung tuyên truyền mang sắc thái trung tính, khô khan Rõ ràng qui luật thụ hưởng cái đẹp cũng là một trong những yêu cầu _ chi phối trực tiếp công tác tuyên truyền cô động một khi các chủ thể tuyên truyền còn dung nạp trong tâm thức khát vọng vương tới cải hồn thiện khi thơng tin tun truyền, cổ động trước công chúng
1.3 Vai trò của văn học đối với hoạt động tuyên truyền
1.3.1 Văn học tạo Ấn tượng trực cảm sinh động cho nội dung tuyên truyền
Khác với các hình thái ý thức xã hội khác vốn thiên về nhận thức thế giới
theo phương thức lý tính khái quát, văn học nghệ thuật không loại trừ sắc thái lý tính nhưng đặc biệt phát huy ưu thế của hình thức nhận thức thực tại thông qua hình tượng cảm tính Thể giới hình tượng trong tác phẩm văn học nghệ thuật là những thực thể tồn tại cụ thể sinh động mà người đọc có thể hình dung, tưởng tượng thấy một cách xác thực trong quá trình lĩnh hội tác phẩm Hoạt động tuyên
16
Trang 20
KHAI THÁC, VẬN DUNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOẠI ĐUwbm CS
truyền khai thắc và vận dụng tri thức văn học trước hết là khai thác và kế
thừa ưu
thế đặc trưng tạo dựng hình tượng theo lối trực cảm sinh động của văn học nhằm kích động tình cảm của người tiếp nhận về các nội dung tuyên truyền kbác nhau
Cuộc hành trình của trí tuệ con người khó có thể tiếp cận chân lý nêu bỏ qua “néo |
đường” khám phá thế giới bằng các hình thức nhận thức cảm tính sinh động Trong điều kiện tư duy hạn chế, mặt bằng dân trí chưa phát triển, cách thức tuyên truyền băng hình tượng hình ảnh giầu phẩm chất văn học là con đường tối ưu để
phố cập hoá những nội dung tuyên truyền trừu tượng, khái quát Đây là cách thức tuyên truyền sinh động, tác động trực quan vào cảm quan nhận thức của đối
tượng
tiếp nhận Văn học là hình thái ý thức có tiềm năng dồi dào về phương diện này
Không phải ngẫu nhiên, hầu hết dụng tâm tuyên truyền cổ động cách mạng của Hồ Chí Minh đều thông qua con đường văn học, nhờ văn học vén mở chân lý cần nhận thức cho quần chúng cách mạng Truyện viễn tưởng “Nhật ký chìm tàu”, “Giác ngủ mười năm” của Người chính là bức tranh lý tưởng, về cuộc sống mới xã
hội chủ nghĩa của nhân loại mà các dân tộc bị áp bức đang thiết tha
vươn tới hoi
đầu thế kỷ XX Dưới hình thức kể chuyện, thông qua các hình tượng nghệ thuật
sống động Hồ Chí Minh đã phác vẽ ra những thiên đường lý tưởng giữa trần gian
CƠ CỰC để khích lệ ý chí và nghị lực của nhân loại cần lao trong
cuộc đấu tranh
thoát khỏi chế độ người bóc lột người tàn khốc Tuyên truyền cổ vũ niềm
tự hào
dân tộc chân chính qua bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước
oanh liỆt,
Hồ Chí Minh không sử dụng hình thức biện giải theo lỗi chính luận khoa học
hoặc khái lược sự kiện theo tuyến tính thông thường của các sử gia, Người đã rất
linh hoạt khi vận dụng hình thức diễn ca lịch sử dân tộc dưới hình thức thể thơ lục bát quen thuộc để viết “Lịch sử nước ta” - mot tac pham tuyén truyén nổi tiếng bang thơ Nhiều tác pham tuyén truyén cach mang nổi tiếng khác của Người như: Việt Nam yêu cẩu ca (liên quan đến Yêu sách của nhân dân Việt Nam); Dia dv nước ta, Ca đội tự vệ đã vận dụng thuần thực thi pháp thơ ca dân gian truyền
thong, tro thành nơi “điệu ngộ” kỳ thú giữa tư tưởng cách mạng
hiện đại và tài
Trang 21KHAI THÁC, VAN DUNG TRI THUC VAN HQC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
công tuyên truyền thông qua con đường văn học Theo tác giả Lữ Huy Nguyên:
“Bài thơ để hát này toát lên một tinh thần cách mạng triệt để, không chỉ nhằm làm
cho các buổi huấn luyện quân sự thêm sinh động mà còn có tác dụng rất lớn về
mặt tư tửong, người chiến sĩ được nâng cao thêm tỉnh thần cách mạng tấn công và
vũ khí tự vệ trong tay họ cũng trở thành võ khí tư tưởng Nó toát lên niềm tin
tưởng không gì lay chuyển vào thắng lợi cuối cùng và tất yêu của cách mạng Việt Nam” ' Rõ ràng tuyên truyền bằng các hình thức biểu đạt theo lỗi văn học đã giúp cho chủ thể tuyên truyền cụ thể hoá các tư tưởng lý luận trừu tượng một cách sinh động, tác động trực tiếp vào lý trí và tình cảm của người tiếp nhận
Âu Châu vốn có truyền thông biểu đạt tư tưởng dưới hình thức lý luận khái quát giàu màu sắc lý tính, vậy mà trong lịch sử tư tưởng ở đây, các tư tưởng gia lỗi lạc như: Äông tê nhơ, Hai no, Lét sing, Didoro vẫn chủ động nắm lấy sức
mạnh văn học và sử dụng văn học đắc lực trong quá trình phổ cập các thành tựu nghiên cứu khoa học, triết học, mỹ học của mình Cuốn “Essai Môngtênhơ”
thực chất là một công trình nghiên cứu và phổ cập các vấn đề triết lý về nhân sinh thế sự song lại thẫm đấm phẩm chất văn chương ở lối nói, cách viết giàu hình
tượng, hình ảnh, giàu khả năng tác động mỹ cảm đối với người đọc
Khác với các nội dung tuyên truyền về văn hoá, văn nghệ, những nội dung tuyên truyền cổ động về các vấn đề chủ trương chính sách, đường lối chính trị, kinh tế, ngoại giao nhìn chung thường rất trừu tượng và khô khan Người tuyên truyền tải hoa về các lĩnh vực này, ở những chừng mực nhất định, nếu biết “mềm hố” các thơng tin cứng nhắc bằng các khả năng biểu đạt sinh động, họ
vẫn tạo dựng được ấn tượng lý thú cho khách thê tiếp nhận Sự xuất hiện đúng
Trang 22KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
ho đến Nội dung tuyên truyền sẽ trở nên ân tượng hơn một khi chúng được hình tượng hoá bởi các câu thơ, điệu hát, các trích đoạn chèo, tudng, tấu, múa Có
thể nói rằng: tuyên truyền sẽ thực sự có sức cuốn hút tình cảm người tiếp nhận
nếu nó biết phát huy sức mạnh đặc trưng của văn học nghệ thuật Với nhiều nội
dung tuyên truyền cụ thể, hiệu quả tuyên truyền sẽ hạn chế nếu chủ thể tuyên truyền chỉ đơn nhất dựa vào phương thức tuyên truyền lý trí khô khan theo lỗi áp
đặt cứng nhắc
1.3.2 Văn học góp phân ấa dạng hoá phương thức tuyên truyền
Trên bình diện đặc trưng tư duy sáng tạo, van học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù có thiên chức tác động mỹ cảm nổi bật Nhưng dưới góc nhìn hiệu ứng tác động nhận thức đối với xã hội thì văn học ít nhiều mang chức năng tuyên truyền giáo dục đối với con người Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, chức
năng tuyên truyền, giáo huấn của văn học, đặc biệt được dé cao Thời đại văn học nào cũng có một dòng chảy văn học giáo huấn mạnh mẽ Nhìn vào văn học có thê
hình dung được lý tưởng phụng thờ của cộng đồng dân tộc về một hình mẫu đạo
đức, tư tưởng chính trị, nhất định Thơ Thiền thời Lý, Trần đóng vai trò chủ âm
trong việc bày tỏ nhãn quan tôn giáo của các chủ thê sáng tạo Thơ ca cách mạng
tời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931 là dòng thơ tuyên truyền đắc lực cho xu thế phản đế bài phong dưới sự lãnh đạo của Đảng Thời kỳ đầu đổi mới đất nước
năm 1986, vin hoc di tiên phong trong việc tuyên truyền, cổ vũ các nhân tố mới, tạo đà cho sự chân hưng của công cuộc đổi mới đầy cam go Nhiều tác phẩm văn hoc thoi ky đầu đổi mới có ý nghĩa như nhừng trái phá đột khẩu để mở đường cho
sự nghiệp đổi mới đất nước toàn diện (Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia
Lộc; Người đàn bà quỳ của Trần Khắc; Người đàn ông ôm 7kg đơn của Xuân Ba; Cù lao tràm, Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn )
Nói văn học góp phần đa dạng hoá các phương thức tuyên truyền là nói đến sự đa dạng của chính các phương thức phản ánh đời sống, cách thức tổ chức
tác phâm và hình thức giao tiếp nghệ thuật của chính hệ thống các thể loại văn
học mang lại Dường như trong gia đình văn chương nghệ thuật, các thể loại, thể
19
Trang 23KHAI THÁC, VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYEN TRUYEN
tài văn học đa dạng đến đâu thì kéo theo hệ luy đa dạng đến chừng ay của các
phương thức tuyên truyền, cổ vũ Hệ thống văn học tư liệu, văn học tả chân mở ra sự đa dạng ở các hình thức tuyên truyền vỗ vũ người thật, việc thật những
điển hình tiên tiến Hệ thống văn chương thâm mỹ (hay mỹ văn - La belle
Lettre) mở ra chân trời vô tận cho sự tuyên truyền cỗ vũ các giá trị chân, thiện,
mỹ không chỉ trong thực tại mà cả trong các chiều quá khứ hay tương lai, không chỉ trong đời sống vật chất hữu hình mà cả trong không gian tâm tưởng vô hình, hôn mang
- Với đặc trưng tuyên truyền giáo dục thông qua hình tượng, văn học không
có được sức mạnh áp chế như pháp luật, chính xác như khoa học, ràng buộc như đạo đức song bù lại nhận thức chân lý có được từ hình tượng nghệ thuật là nhận thức được kết tỉnh từ tình cảm máu thịt, vô tư, phi vụ lợi nên có khả năng
lưu đọng bền chắc Những áng văn, những vần thơ mang sức mạnh thần kỳ có thể khiến người đời cùng cười, cùng khóc với số phận của các nhân vật hoặc chủ thể trừ tỉnh Vì vậy hiệu quả tuyên truyền bằng văn học cũng tựa như một thứ “thần dược” có sức mạnh khôn lường Hãy thử hình dung trong lịch sử tuyên
truyền của nhân loại: nếu thiểu đi sự tồn sinh của văn học thì hành trang các
phương tiện tuyên truyền của loài người sẽ thật giản đơn và chỉ bó hẹp trong một hệ thống các phương thức tuyên truyền lý trí, áp đặt hoặc khuyến dương, tán thưởng chung chung Sức mạnh tuyên truyền sẽ giảm thiêu nhường nào nếu
thiếu đi những lối nói, cách viết thật sự ám ảnh và ân tượng của văn chương, nêu
không còn những hình tượng nghệ thuật bất tử nhờ đã chạm, đã khảm vào cõi sâu thê phách tâm linh của con người
1.3.3 Van học giúp phân lan toả hiệu ứng tác động của tuyên truyền trên những trường diện không hạn định
Như đã nói, tuyên truyền dưới thể chế chính trị hay bối cảnh lịch sử nào
cũng thắm nhuần tính giai cấp Dưới trường nhìn giai cấp chính thống, tuyên truyền khó có cơ hội tạo dựng được hiệu quả tuyên truyền lý tưởng của mình đến các quốc gia dân tộc khác trong điêu kiện các quốc gia dân tộc đó có những thê
20
Trang 24KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HQC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
chế chính trị, tư tưởng triết lý nhân sinh hay quan niệm đạo đức trải ngược nhau
Văn học không chỉ mang tính chất giai cấp, sinh mệnh của một nền văn học chân
chính còn mang tính nhân loại phổ quát Nhân loại tìm thấy các giá trị đồng điệu
từ tiếng nói chân, thiện, mỹ của văn chương Không thể phủ nhận khả năng nỗi kết tình thân ái đồng loại của văn chương chân chính Cổ kim Đông Tây Vì vậy
tác phẩm văn chương kiệt xuất của dân tộc này cũng chính là tài sản trí tuệ chung
của các dân tộc khác trên hoàn vũ Lý do đơn giản là nhân loại có thê khác nhau
về sắc tộc, màu da nhưng có chung một khát vọng đam mê thụ hưởng cái đẹp và
sáng tạo các giá trị “tuân theo quy luật của cái đẹp” (C Mác) Khám phá giá trị văn chương của một dân tộc, người đọc có thể tiếp nhận cùng lúc nhiều kênh
thông tin đa diện về dân tộc đó trên mọi mặt kinh tế, văn hoá, chính trị Cũng như vậy, những dụng tâm ký thác các tư tưởng cụ thể của dân tộc này tới một dân tộc khác qua văn học sẽ dễ có cơ hội được lan toả mạnh mẽ, sâu rộng tới tận hang
cùng ngõ hẻm của quốc gia Truyền bá, cô xuý cho một điệu múa, một bản nhạc
hay một tư tưởng học thuật hoặc tôn giáo nào đó chắc chắn sẽ không thuận lợi
như truyền bá một tác phẩm văn nghệ dưới dạng văn bản in ân hoặc ngày nay thường truyền tải qua mạng internet Vì vậy hiệu quả tuyên truyền nhờ con đường
văn học và bằng hình tượng nghệ thuật sẽ thực sự toả rộng đến vô cùng Chỉ cần
bước qua rào cản ngôn ngữ, tác phẩm văn học sẽ chuyên chở nguyên vẹn mọi ý đồ tư tưởng — nghệ thuật cần tuyên truyền cổ vũ từ dân tộc này đến dân tộc khác
một cách nhanh chóng và giản tiện Có thể sẽ có chuyện thanh lọc các nội dung tư
tưởng mang nhãn quan đối ky song những giá trị mang tính nhân loại phổ quát ít
nhiều sẽ được người đọc ưu thời mẫn thế chia sẻ, cộng cảm Có thể trong lịch sử
ngoai giao quốc tế, trước khi có sự quan hệ mang tính chất quan phương chính thức về mặt nhà nước, từ rất sớm, các dân tộc, các quốc gia đã tìm đến với nhau, thậm chí sống trong nhau qua những trường đoạn cảm xúc chân thành do con
đường giao lưu văn hoá nghệ thuật đem lại (Người Việt biết đến văn hoá nghệ
thuật Hy Lạp, các nước Ả Rập, Ấn Độ từ rất sớm trước khi có sự thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với các nước này) Rõ ràng sự tuyên truyền về văn hoá
đã diễn ra một cách tự nhiên, vô tư trong lịch sử giữa các dân tộc mặc dù giữa các
21
Trang 25KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
quốc gia chưa hề có những quan hệ ngoại giao chính thức nào Do vậy lấy văn học để tuyên truyền cỗ vũ những giá trị nhân văn nhân bản của một dân tộc tới các quốc gia dân tộc khác trên thế giới là một cách mở rộng trường diện tuyên truyền đắc địa Ý thức rõ khả năng lan toả về sức mạnh phổ cập rộng rãi của văn học bấy lâu nay các thế lực thù địch ở hải ngoại vẫn thường ráo riết sử dụng văn
học như một phương tiện lợi hại để tiến hành chiến dịch “diễn biến hoà bình”
chống phá cách mạng trong nước Nếu không có sách lược và chiến thuật phản
tuyên truyền hiệu quả, các loại văn hoá phẩm độc hại ấy sẽ có thể là những liều
“độc dược” giết dần từng tế bào sống trên cơ thể cộng đồng quốc gia dân tộc chúng ta về mặt tỉnh thần Có thể nói công năng tác động của tuyên truyền qua văn học không chỉ toả rộng trên trường diện vô hạn về địa lý mà còn có thé sim sới tới mọi ngõ ngách tâm linh trong cõi vi mô thắm sâu của mỗi con người trong mỗi quốc gia dân tộc nữa
1.4 Các nhân tổ chi phối sự vận dụng tri thức văn học trong hoạt động tuyên truyền
1.4.1 Mục đích tính chất của nội dung tuyên truyền
Trong cuộc sống cộng đồng mỗi dân tộc, hàng ngày có biết bao những nội dung thông tin tuyên truyền cùng diễn biến muôn hình vạn trạng Chỉ tính riêng trên kênh báo chí đã có cơ man nào những thông tin muôn mặt trên mọi nẻo thời sự chủ lưu lẫn phụ lưu, trong đó có rất nhiều nội dung thông tin cần được định hướng tiếp nhận Như vậy báo chí vừa thực hiện chức nang thông tin vừa tuyên truyền định hướng thông tin Thông tin cái gì? Nhằm mục đích gì? là những câu hỏi quan trọng không chỉ giải mã thông tin mà còn định hướng thông tin theo một
chủ ý chính trị, xã hội tiên tiến
Văn học có vị trí và vai trò to lớn trong thông tín tuyên truyền nhưng không phải ở phạm vi nào của hiện thực cuộc sống, các chủ thể tuyên truyền
cũng có thể khai thác vận dụng tri thức văn học, coi văn học như một thuộc tính
tất yếu tuyên truyền Văn học như chất muối mặn mà đem lại dư vị cho các bữa ăn nhưng có những món ăn không cân muôi hoặc cân với dung lượng nào thì
22
Trang 26KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT ĐỌNG TUYEN TRUYEN
thích hợp, nêm quá tay sẽ thành mặn chát Sử dụng văn học trong công tác tuyên truyền là cả một nghệ thuật đã có thông lệ nhưng không có những điều lệ thành văn Người làm công tác tuyên truyền vận động có nghề thường ý thức rất rõ sự
chỉ phối của mục đích và tính chất thông tin đối với việc khai thác sử dụng các phẩm chất văn học Một nhà báo giỏi viết phóng sự báo chí sẽ biết định liệu loại
phóng sự nào thì cần nhiều văn, loại nào không cần hoặc cần ít hơn Thực tế cho
thấy khi viết phóng sự về các sự kiện thuộc dòng thời sự chủ lưu với các biến cố
quan trọng tạo nhu cầu nhận thức nhanh nhạy, cập nhật, chân xác thì người viết
chỉ khai thác chất văn như một sự “gia giảm” ở các cấp độ hình thức cục bộ
(chẳng hạn viết về các vụ án nghiêm trọng, các sự kiện chính trị, kinh tế nỗi
bật) Các loại phóng sự chân dung, phóng sự toàn cảnh, phóng sự văn hoá, xã
hội, du lịch, phong tục tập quán, thường chú trọng các thông tin thâm mỹ dé phụ trợ cho các thông tin sự thật Tóm lại trong hệ thông các thể loại báo chí, mức độ khai thác vận dụng tri thức văn học giữa các thể loại cũng có sự khác
nhau căn bản Sự khác nhau ấy trước hết và căn bản là ở sự chỉ phối trực tiếp
của mục dich va tinh chất thông tin Tình hình khai thác vận dụng văn học trong
các loại hình tuyên truyền miệng, cô động trực quan, cũng năm trong quy luật chung với các loại hình tuyên truyền băng văn bản Người tuyên truyền viên sẽ
Ít có cơ hội hơn trong việc sử dung tri thức văn học nếu nội dung báo cáo, thông
tin là những vấn đề thời sự chính trị chủ lưu (các văn bản nghị quyết trung ương, các tài liệu luật pháp, các quy ước tải chính ngân hàng ) Các nội dung thông tin liên quan đến văn hoá văn nghệ, phong tục tập quán, tôn giáo, du lịch sẽ có hành lang thông tin thẳm mỹ rộng mở hơn cho các chủ thể tuyên truyền Có thê nói rằng: trong tuyên truyền có các loại thông tin “vui vẻ” và thông tin nghiêm
cần, ứng với mỗi sắc thái thông tin là mức độ hiện diện nhiều hay ít của các thủ
pháp văn học cho quá trình biểu đạt của các chủ thể tuyên truyền 1.4.2 Phong cách của chủ thể tuyên truyền
Nói đến phong cách của chủ thê tuyên truyên là nói đên “tạng người” nói,
người viết đã định hình những phẩm chất cá nhân nào đó trong quá trình tác
23
Trang 27KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
nghiệp Phong cách chỉ xuất hiện ở những chủ thê đã có những trải nghiệm nghề nghiệp tương đối dài lâu Kỹ năng tác nghiệp của chủ thê tuyên truyền đã định vị
thành những “đường mòn kỹ xảo” quen thuộc để thể hiện tương đối nhất quán trên các sản phâm sáng tạo của anh ta
Vấn đề khai thác, sử dụng các phẩm chất văn học trong tuyên truyền hoàn toàn có sự chi phối của phong cách chủ thê tuyên truyền Điều này biểu hiện rõ nhất trong lĩnh vực tác nghiệp báo chí (trong văn học nghệ thuật điều này đã là
một sự thực hiển nhiên không cần phải tranh luận bình bàn) Trong báo chí, quả
có tồn tại khái niệm phong cách báo chí của một số ký giả có tên tuổi Khảo sát
các phong cách báo chí nỗi bật trong lịch sử báo chí Việt Nam có thể nhận thấy
những phong cách báo chí thiên về lối biểu đạt giầu chất văn như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Thạch Lam; và gần đây có các nhà báo Nguyễn Quang Vinh, Xuân Ba, Vũ Hữu Sự, Hoàng Minh Tường, Hữu Ước, Quang Lợi Lại có những phong cách báo chí có tầm cỡ trong làng báo song điểm qua các trước tác của họ thấy nỗi rõ phong cách thông tấn nghiêm cân, mực thước, Có thê kế loại hình phong cách này gồm các tên tuổi: Hữu Thọ, Đỗ Quảng, Vũ Tuất Việt, Trần Huy Quang Tuy nhiên cũng cần phải nói rõ rằng: sự phân định phong cách theo các thiên hướng sáng tạo như trên chỉ là một cách phân định tương đối Bởi vì trong thực tiễn sáng tạo của mỗi nhà báo có tầm, sự gia giảm
gitta cac phẩm chất văn học và báo chí vẫn diễn ra hết sức linh hoạt tuỳ theo sự
chi phối của mục đích và tính chất thông tin như trên đã nói
Trong các hình thái tuyên truyền khác, mức độ vận dụng văn học cũng có sự phụ thuộc vào các chủ thê tuyên truyền Có những báo cáo viên lịch lãm,
hùng biện, giàu năng lực biểu đạt, kiến văn phong phú, khi diễn thuyết, dẫu là
nói về những vấn đề thời sự nghiêm cần liên quan đến thời sự chính trị quốc gia,
quốc tế, hay những vấn đề văn hoá, xã hội nỗi cộm họ vẫn tỏ rõ bản lĩnh hùng biện của một báo cáo viên lịch lãm ở tài biểu đạt hình tượng hình ảnh, lời
lẽ có hồn, biết vận dụng các thông tin thâm mỹ hợp lý, đắc địa Bí quyết tạo sức hap dan đặc biệt trong thông tin tuyên truyện của các báo cáo viên có tâm là ở
24
Trang 28
KHAI THÁC, VẬN DỤNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
chễ họ biết phối hợp hài hồ giữa thơng tin sự kiện, vẫn đề, nội dung chính yếu với sự gia giảm hợp lý, tài tình, khéo léo các phẩm chat tham mỹ văn chương Tạo được phẩm chất này, người tuyên truyền viên không thể không có sự phong phú của tri thức tổng hợp làm nền mà còn có tắm kiến văn dày dặn nhờ trải nghiệm qua thực tiễn sống và tác nghiệp
1.4.3 Đối tượng tiếp nhận thông tin tuyên truyền
Đối tượng tiếp nhận thông tin tuyên truyền là đông đảo công chúng, công luận Số lượng đối tượng tiếp nhận có thể xác định nếu quy mô hoạt động tuyên
truyền là một buổi báo cáo thời sự chính trị, phổ biến chính sách Khi đó khán
giả là một cơ quan, một phòng ban hay một bộ phận xác định Nhìn chung đối tượng tiếp nhận tuyên truyền thường rất khó xác định dung lượng nếu nội dung thông tin tuyên truyền là một bài báo, một khẩu hiệu, áp phích hay một phòng
triển lãm, Cũng có thể đối tượng tiếp nhận là một cá nhân, một nhóm nhỏ vài
người có nhu cầu tự giác hay bắt buộc cần được tuyên truyền, cổ động về những
nội dung cụ thê nào đó
Với người làm công tác tuyên truyền, cổ động, việc xác định chính xác đối tượng tiếp nhận trên các phương diện: thành phân chính trị, trình độ văn hoá
nghiệp vụ, tâm lý tính cách là rất cần thiết Những thông tin này góp phần
trực tiếp để chủ thể tuyên truyền định lượng nội dung, phương pháp tuyên truyền phù hợp Đối tượng tiếp nhận cụ thể cũng là điều kiện mách bảo cho chủ thể tuyên truyền biết để có thể vận dụng những kỹ năng biểu đạt nào? Văn
chương hào hoa hay mộc mạc, dung dị, nghiêm cần, mực thước hoặc có thể vui
vẻ trào lộng dân dã
Không chú trọng đúng mức tới đối tượng tiếp nhận thông tỉn tuyên truyền, tuyên truyền viên có thể sẽ độc diễn một màn tuyên truyền cỗ động lạc lõng, không tìm được tiếng nói tri âm, giao cảm từ phía người tiếp nhận Thậm chí do sự thao túng, giật dây của cảm hứng cá nhân, tuyên truyền viên còn có thể đem đến cho cử toạ những thông điệp vô nghĩa có thê lệch kênh hoặc làm tổn thương đến người tiếp nhận Kinh nghiệm tuyên truyền, cổ động sao cho phù hợp với
Trang 29
KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VĂN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYEN TRUYEN
đối tượng tiếp nhận thông qua các giá trị văn hoá nghệ thuật của Hồ Chí Minh là
rất đáng ghi nhận khi Người cho rằng: cần xác định các câu hỏi trước khi cầm
bút viết: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào?” “Với đồng bào
không biết chữ, vũ khí của tôi không phải là ngòi bút mà là cây bút vẽ” "
Thường trực một quan niệm sáng tạo và tuyên truyền như vậy cho nên tuỳ
theo từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp nhất định mà Người có thể kiếm tìm
những phong cách biểu đạt thích ứng để đạt hiệu quả tuyên truyền tối đa Trong suốt cuộc đời sáng tạo và hoạt động tuyên truyền cách mạng của mình, Người luôn luôn quan tâm đến thế giới đối tượng tiếp nhận tuyên truyền cách mạng
Mỗi đối tượng tiếp nhận cụ thê đều được Người quan tâm thiết lập một “kênh
giao tiếp” riêng với những thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu biểu đạt riêng Đây là một bài học hữu ích cho các thế hệ những người làm công tác tuyên truyền, cô động hôm nay: Hãy quan tâm toàn diện đến đối tượng tuyên truyền cách mạng, đừng quá bận tâm đến “cõi riêng” của mình mà chăm chút cho những cách tan,
gọt tỉa câu chữ, thiết lập các ý tưởng cầu kỹ, xa lạ với thị hiểu cộng đồng người
Trang 30MEAL TAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOẠT DONG TUYEN TRUYEN
CHƯƠNG II
NGHỆ THUẬT KHAI THÁC, VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
2.1 Khái quát về việc vận dụng tri thức văn học trong hoạt động Tuyên truyền
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, suốt may ngan nam qua, hoạt động tuyên truyền đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng Bắt kỳ một hoạt động xã hội nào muốn thắng lợi đều cần phải được tuyên truyền, Tuyên truyền càng sâu, càng rộng, càng nghệ thuật thì khả năng thắng lợi càng lớn
Ngay trong cuộc đời một con người thì sự thành công hay thất bại cơ bản cũng là do khả năng thuyết phục, thu phục mọi người, tức là do năng lực hùng
biện, tài sử dụng ngôn từ của người đó quyết định
Trước đây, ở Việt Nam hoạt động tuyên truyền chủ yếu là thông qua hình
thức văn học nghệ thuật Và nhiều khi tác phẩm văn học đã tạo nên những kỳ
tích cho hoạt động tuyên truyền, có thể giúp con người chuyển bại thành thắng: Con sắt đập ngã ong Dung
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay
Vi vay, dé dam bao cho cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi,
ngày 22/12/1944 Đảng Lao đông Việt Nam đã quyết định thành lập đội Viér Nam tuyên truyền giải phóng quân.Trong chỉ thị thành lập đội đã ghi r6:
“Tén đội là Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự Nó là đội tuyên truyễn Tuy lúc này quy mô của nó còn nhỏ nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang Nó là khởi điểm của giải phóng quân Nó có
thể ấi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam.”
Nhờ những hạt giống đỏ ấy mà Đảng ta đã tuyên truyền, tập hợp kêu gọi được một lực lượng quần chúng đông đảo sẵn sàng “xông lên như nước vỡ bờ” (Nguyễn Đình Thị) vì thế cách mạng đã thành công, nước nhà giành được độc
27
Trang 31KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HỌC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
lập Rồi Pháp thua, Mỹ thất bại cũng đâu phải chỉ do quân đội ta anh hùng mà điều quan trọng là vì chúng ta đã làm tốt công tác tuyên truyền nên đã nhân
được sức mạnh của dân tộc lên gâp bội
Dĩ nhiên, nội dung và các hình thức tuyên truyền rất phong phú Ngồi truyền thơng đại chúng, theo nghĩa rộng có thể coi dạy học, ngoại giao, quảng cáo cũng thuộc lĩnh vực tuyên truyền Nhưng để quá trình nghiên cứu được
thuận lợi, chúng tôi tạm chia thành 2 lĩnh vực: tuyên truyền về chính trị tư tưởng
và tuyên truyện vê văn hóa đạo đức
Dù ở lĩnh vực nảo của tuyên truyền thì ở Việt Nam văn học nghệ thuật
cũng có vai trò hết sức to lớn Vì vậy, trong quá trình tác nghiệp, các nhà tuyên truyền luôn có ý thức triệt để khai thác những ưu thế của văn học để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động tuyên truyền
Nhưng mỗi thời đại con người lại giải quyết những vẫn để của thời đại
mình theo một cách riêng cho phù hợp Trong xu thế hội nhập, do sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, dân trí nước ta đã phát triển vượt bậc,
điều này đòi hỏi tuyên truyền phải đổi mới, phải thực sự trở thành một nghệ
thuật thì mới có thé đáp ứng yêu cầu của thời đại Muốn văn hóa hóa hình thức và nội dung tuyên truyền, tất yếu phải tập trung khai thác, vận dụng những ưu
thế của văn học bởi là thành tố hàng đầu của văn hóa văn học có rất nhiều tính ưu việt Trước hết văn học là nhân học, một bộ môn khoa học siêu tâm lý Trong cuộc sống, không một bộ môn khoa học nào lại quan tâm khám phá và giúp cho
công chúng hiểu biết về con người một cách sâu sắc, toàn diện như văn học Thứ
hai, là nghệ thuật ngôn từ, văn học có khả năng trình bầy van dé một cách hấp
dẫn , dân chủ nhất và đại chúng nhất, vì thế những nội dung cần tuyên truyền có thể dễ dàng đến với đông đảo công chúng Thứ ba, là một ngành khoa học ra đời sớm, đến nay văn học đã có một bề dày lịch sử, với rất nhiều thành tựu và kinh
nghiệm, nên tác động của nó tới xã hội và các ngành nghệ thuật khác, đặc biệt là
những ngành cùng sử dụng ngôn từ làm chất liệu như tuyên truyền là hết sức to
lớn, tích cực và thuận chiêu
Trang 32
KHAITHAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HỌC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
Trên thực tế, văn học đã có đóng góp quan trọng trong việc bỗi đắp tâm hỗn,
tư tưởng, xây dựng nhân cách đạo, đức tình cảm cho con người Dĩ nhiên vẫn dé
không phải là văn học nghệ thuật trực tiếp giáo dục tư tưởng, đạo đức luân lý mà
thông qua cái đẹp nó chuẩn bị tâm hồn cho việc tiếp thu tư tưởng, đạo đức Nói như
An đéc xen đây là hình thức giáo dục cao cấp, in cái đẹp vào tâm hồn con người để con người không làm điều xấu nữa Văn học còn giúp mỗi con người tự biết mình,
biết những cái hay để học tập và phát huy, biết cái dở để tránh
Thông qua giáo dục văn học đã gánh vác nhiệm vụ tuyên truyền để những tư tưởng, những quan niệm đẹp đẽ của cộng đồng thấm sâu vào từng cá thể rồi
làm nên bản sắc ngàn đời của một dân tộc
Chang hạn qua bài ca dao Mười thương mà mỗi người dân đất Việt đã
hình thành trong tâm thức của mình mẫu hình phụ nữ Việt Nam ““dịu dàng là dịu dàng ơi” với đủ cả công, dưng, n ôn, hạnh: & /
Một thương tóc vấn đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà dễ thương
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyện kénm thúa Năm thương cô yếm đeo bùa
Sau thương nón thượng quai tua dịu dàng Bay thương nết ở khôn ngoan
Tám thương lời nói lại càng thêm xinh Chín thương cô ở một mình Mười thương con mắt có tình với ai
Chính những tác phẩm văn học như Thạch Sanh, Thánh Gióng Sơn Tỉnh Thủy Tình, Mai An Tiêm, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngo, Van té nghĩa sĩ Cần Giuộc, Tây tiễn, Đẳng chí, Đất nước, Dáng đứng Việt Nam,
Mảnh trăng cuối rừng, Ông cố vấn, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mỗi mỗi tuổi hai
mươi, đã tạc vào lịch sử dân tộc mô hình con người Việt Nam ưu tú yêu nước
29
Trang 33KHAI THÁC, VẬN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
đánh giặc, đồng thời còn tích cực tuyên truyền, quảng bá tới bè bạn năm châu,
hình ảnh đẹp đẽ của một dân tộc thân thiện, nhân nghĩa, thủy chung, yêu lao động, yêu hòa bình, nhân ái, khoan hòa
Nhờ những hiểu biết văn học, con người có thể nhận ra được những gì là
phản văn hóa, từ đó có khả năng lựa chọn, chọn lọc văn hóa, đặc biệt trong quá
trình giao lưu hội nhập Thông qua vai trò sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tiếng nói dân tộc, văn học đã có tác động không nhỏ tới các ngành khoa học và nghệ thuật cũng như đời sông xã hội nói chung Đó là những tác động không chỉ
mang tính quyết định mà còn sâu sắc, bền lâu Một nhà lãnh đạo, một nhà ngoại
giao, một nhà giáo hay một MC giỏi .tức là tất cả những nhà hoạt động xã hội đều phải cần có một kiến thức ngữ văn tốt và một khả năng vận dụng tỉnh tế những kiến thức đó Nhưng việc giỏi ngôn ngữ mới chỉ cho phép nhà tuyên truyền trình bầy vấn đề chuẩn xác, khoa học, còn giỏi văn chương sẽ giúp diễn giả trình bay van dé hay hon, hap dẫn và khúc triết, bởi văn tức là đẹp còn chương tức là sáng Vì thế, có thê nói, nghệ thuật sử dụng ngồn từ chính là yêu
cầu đầu tiên đối với các nhà hùng biện Dĩ nhiên, “muốn tuyên truyền đạt hiệu
quả cần phái có được đôi cánh tư tưởng và luồng gió thời đại” Văn học giup cho ngôn ngữ của nhà tuyên truyền có được đôi cánh và luồng gió để những tư tưởng của họ có được vẻ đẹp lấp lánh và sức hấp dẫn đặc biệt Vẻ đẹp của văn chương góp phần làm cho những tư tưởng ấy được minh triết và làm cho nhà tuyên truyền trở nên thông tuệ trước con mắt công chúng Hiểu biết văn hóa sẽ mang lại đẳng cấp cho nhà tuyên truyền Khi tác nghiệp nếu những kiến thức văn hóa đó được thể hiện bằng nghệ thuật ngôn từ thì tu tưởng và tâm huyết của
nhà tuyên truyền mới biến thành hiện thực Mặt khác, trí tuệ và tư tưởng về cơ
Trang 34KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
“Trong tim, trong óc con người có những chỗ chỗ bất cập đối với hình ảnh nghe nhìn, chỉ có thơ (tức là nghệ thuật cao cấp) mới len vào được và chỉ có thể len vào được bằng thơ” `
Ý thức rất rõ về vai trò to lớn của văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã nhẫn mạnh:
“Lịch sử văn hóa, văn học, nghệ thuật của moi dân tộc chính là lịch sử
tâm hôn của dân tộc ấy Vì thế việc sử dụng, khai thác các tác phẩm nghệ thuật để bôi dưỡng lòng yêu nước, tỉnh thần nhân đạo, khơi dậy tỉnh thần dân tộc là
con đường hết sức hữu hiệu để xây dựng sức mạnh tỉnh than, tap hop su dong
A £ r z a a 2
tam nhấi trí cua nhan dan” “
Trên tinh thần ấy các cán bộ tuyên truyền của chúng ta càng cố gắng phát huy hơn nữa sức mạnh của văn hóa văn nghệ nói chung, đặc biệt là những ưu thế của văn học để phục vụ cho sự nghiệp tuyên truyền cách mạng của Đảng
Mặt khác, khuynh hướng vận động tất yếu của thời hiện đại là luôn có sự hội nhập giữa các khoa học, giữa các ngành nghệ thuật, giữa các thể loại, giữa
các quốc gia, châu lục Nên quá trình giao thoa giữa văn học và tuyên truyền
theo hướng triết xuất những tỉnh hoa một cách tinh tế và ích dụng đang là một
quy luật hiển nhiên và chắc chắn sẽ làm cho hoạt động tuyên truyền không bị khô cứng mà trở nên sống động đây hiệu quả
Tuyên truyền có 4 hình thức:
- Tuyên truyền miệng
- Tuyên truyền băng văn bản
- Tuyên truyền bằng các hình thức cỗ động quảng cáo - Tuyên truyền bằng các phương tiện truyền thơng
! Hồng Ngọc Hiến, Văn học và tác động chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người, Tạp chí Văn học, 6/1998, tr.20
Trang 35KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HOC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
Dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp thì các yếu tố văn chương cũng sẽ mang đến cho hoạt động tuyên truyền hiệu quả cao hơn Lịch sử tuyên truyền của dân tộc hàng ngàn năm qua đã minh chứng điêu này
2.2 Một số kỹ năng khai thác, vận dụng tri thức văn học trong hoạt động tuyên truyền
Việc khai thác vận dụng những tri thức văn học trong tuyên truyền rất phong phú, sinh động nhưng có thể quy thành hai cấp độ:
- Một là sử dụng tác phẩm văn học để tuyên truyền Điều này đòi hỏi nhà tuyên truyền phải có năng khiếu văn chương, có khả năng sáng tác để có thể kịp thời văn nghệ hóa được những nội dung cần tuyên truyền Trong lịch sử, phương thức này thường xuyên được sử dụng và đã mang lại hiệu quả rất lớn
- Hai là khai thác, vận dụng những chất liệu, những yếu tổ văn học như một chất xúc tác để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động tuyên truyền
Tất nhiên có thể sử dụng trọn vẹn một đơn vị tác phẩm văn học nhưng cũng có thể cải biên một cách sảng tạo một tri thức văn học nào đó sao cho đắc địa Hiện
nay, phương thức này đang được các nhà tuyên truyền vận dụng một cách khá
phổ biến
2.2.1 Kỹ năng sử dụng tác phẩm văn học để chuyển tải nội dung tuyên truyền
Là một dân tộc yêu thơ ca, gắn bó với thơ ca, từ xa xưa ông cha ta đã biết
triệt để khai thác sức mạnh của văn chương để làm cho nội dung tuyên truyền dễ dàng đến với quần chúng và trở thành những câu thơ trong trí nhớ con người
2.2.1.1 Tuyên truyền bằng tác phẩm văn học của cha ông trong lịch sử Hình thức tuyên truyền ra đời sớm nhất là tuyên truyền bằng những tác phẩm văn học dân gian Với đương thời, không có hình thức nào lại sinh động,
phổ quát, sâu sắc, nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi và đại chúng bằng con đường
truyền miệng qua nghệ thuật ngôn từ Phần nhiều những triết lý nhân sinh sâu sắc, các kinh nghiệm ứng nhân xử thê cân phải khắc côt ghi xương, cân bàn giao
Trang 36
KHAI THAC, VAN DUNG TRI THUC VAN HQC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
lai cho thế hệ nối tiếp đều được ông cha ta gửi gắm vào những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện cổ mộc mạc mà hàm súc, dù dung lượng mỗi tác pham
không lớn nhưng “quy hồ tỉnh bất quý hồ đa” Qua sự chọn lọc của thời gian,
dường như khối tác phẩm văn học này đã hội tụ tồn bộ sự khơn ngoan sáng suốt của cộng đồng rồi trở thành những cốt, những mã bền vững làm nên gương mặt văn hóa của một quốc gia dân tộc
Trong mĩ học dân gian, cái đẹp luôn được hình thành từ sự gặp gỡ giữa hai đối cực: giản dị mà hàm súc Dù những điều trừu tượng như vấn đề cơ bản của triết học, theo cách gọi của các triết gia thì người bình dân cũng chỉ cần phô
diễn bằng một lối nói nôm na, đễ hiểu:
- Không ăn thì mẻ cũng chết
- Tốt lễ dé kêu
- Tê Thiên Đại Thánh không mạnh bằng cơm - Ghen vợ ghen chỗng không nông bằng ghen ăn
Ngay cả phép biện chứng hết sức uyên bác, bí ân, rắc rối trong triết học
bác học nhưng với dân gian vẫn đề lại được thể hiện tự nhiên, mộc mạc song
vẫn đủ thắp lên trong tim những con người bé nhỏ niềm lạc quan trước quy luật vận động tất yếu của cuộc sống:
- Ai nắm tay thâu ngày đến tối - Sông có khúc người có lúc - Ai giàu ba họ ai khó ba đờ
Để những người mù chữ hiểu được trách nhiệm thiêng liêng của mình đối
Trang 37KHAI THÁC, VẬN DUNG TRI THUC VAN HQC TRONG HOAT DONG TUYEN TRUYEN
Ý tưởng sâu xa về sức mạnh to lớn của văn hóa văn nghệ, đã được dân
gian đã gửi øăm vào hình tượng tiếng đàn, tiếng hát, tiếng sáo thần kỳ Tiếng đàn huyền diệu của chàng Thạch Sanh lúc thì như thứ thần dược đã giúp Quỳnh Nga công chúa thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo; lúc thì cứu chàng thoát khỏi chốn tử tù rồi đưa chàng đến tuyệt đỉnh vinh quang- lên ngôi báu trị vì thiên hạ; lúc thì thức tỉnh lương tâm quan quân mười tám nước chư hâu, giúp họ sáng mắt sáng lòng- từ tâm, hồi tâm tự nguyện rút về nước, làm nên chiến thắng lớn lao mà không tốn một chút máu xương của 19 quốc gia dân tộc
Như thế, văn hóa văn nghệ không chỉ là một mặt trận mà thậm chí còn là
mặt trận tối ưu và hữu hiệu nhất, giúp con người có thể giải quyết những xung
đột căng thẳng bằng phương pháp hòa bình
Qua ca dao, tục ngữ, dân gian cũng đã tuyên truyền cho các thế hệ hiểu _ được đạo đức, lối sống đẹp đế đầy chất nhân văn của dân tộc Nhẹ nhàng, êm ái,
lắng đọng, mỗi khúc hát ru dịu ngọt đã trở thành một bài học khai tâm khai sáng
đầu đời nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, để các em khôn lớn nên người: - Công cha nhu nui Thai Son
Nghĩa mẹ như nước rong nguôn chảy ra - Hai tay em câm bốn quả dua
Quả ăn quả dé qua dua moi chang
Từ trong thực tiễn, những người dân nghèo khổ, thất học đã sớm ngộ ra sức mạnh to lớn của tuyên truyền:
- Miệng thế gian như làn sóng bê
- Chúng khẩu động từ ông sư cũng chết
Và còn sớm nhận thấy vai trò không thể thiếu được của ( PA) quảng cáo:
- Rượu nhạt khéo nói thì ngon
Cha mẹ khéo nói thì con dat chong
34
Trang 38KHAI THÁC, VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYEN TRUYEN
Để đạt hiệu quả, khi tuyên truyền những nội dung đạo đức xã hội người
xưa thường sử dụng những tác phẩm văn học dân gian nhưng với những vân đề tư tưởng lớn ông cha ta lại hay dùng những tác phẩm văn học viết Vốn mang
tính nguyên hợp: văn, sử, triết, đạo đức, chính trị bất phân, văn học Trung đại
được gọi là văn chương chở đạo Đạo của thế sự thì hướng con người đến những
bài học đạo đức, ứng nhân xử thê :
Trai thời trung hiếu làm dau
Gái thời tiễt hạnh làm câu trau mình
(Lục Văn Tiên, Nguyễn Đình Chiêu)
Còn khi nước loạn thì đạo làm người chính là trừ bạo ngược là yêu nước,
đánh giặc:
Trừ độc, trừ gian, trừ bạo ngược
Có nhân có trí có anh hung
(Nguyễn Trãi) Ở Việt Nam, trong mọi cuộc chiến, văn chương không bao giờ đứng yên ngoài cuộc, mà như một động lục quan trọng, nó đã góp phần to lớn trong vai trò tuyên truyền để giúp công cuộc kháng chiến của dân tộc mau chóng đi
tới thắng lợi
Trong lịch sử tuyên truyền, Nam quốc sơn hà đã trở thành huyền thoại,
được thiêng hóa rồi được gọi là bài thơ Thần, bởi sức mạnh tuyên truyền lớn lao
mà tác phâm mang lại
Tiếng thơ ngâm sang sảng trong không gian thiêng liêng u tịch đã làm nức
lòng quân dân đất Việt nhưng lại khiến cho binh tướng nhà Tống khiếp đảm
kinh hồn, dẫm đạp lên nhau mà chạy tháo thân Nên có thể nói: chiến thắng trên phòng tuyến sông Cầu năm 1076 công đầu thuộc về tài tuyên truyền của nhà tâm lý học quân sự tài ba, người đã khéo léo tổng hợp được sức mạnh của văn nghê với sức mạnh của thân quyên
Trang 39
KHAI THÁC, VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOẠT DONG TUYEN TRUYEN
Hịch tướng sĩ của Quốc công tiết chế Trân Hưng Đạo là một tác phâm mẫu mực cho lỗi văn chương tuyên truyên, lại ra đời đúng thời điêm nước sôi lửa bỏng nên đã góp phân vô cùng quan trong làm nên chiên thăng giặc Nguyên
Mông lẫy lừng trong lịch sử nhân loại Lời hiệu triệu ứa lệ được viết ra từ gan óc
của vị tướng văn võ song toàn đã làm mọi binh sĩ bừng tỉnh Trước cảnh “nước mất nhà tan” họ đã khắc sâu hai chữ “sát Thát”, quyết đứng lên giết giặc, rửa
nhục cho xã tắc, báo đên ơn vua, nợ nước
“Quân trung từ mệnh” càng chứng tỏ tài năng kiệt xuất của nhà tuyên truyền Nguyễn Trãi Với bản “hùng văn có sức mạnh hơn mười vạn tinh binh” này, “Ức Trai đã lấy bút làm gươm, chiến đấu với giặc thù và áp đảo chúng bằng ưu thế tuyệt đối của chính nghĩa Người đọc vô cùng sảng khoái khi đọc những bức thư ông thay mặt Lê Lợi gửi cho tướng tá nhà Minh, bằng một bút pháp tài tình, lời lẽ vừa đanh thép, vừa uyên chuyên, vừa thuyết phục
vừa răn đe, khi dịu dàng khi phẫn nộ, khi dồn giặc đến chân tường, khi mở
ol
đường cho chúng thoát”
Với tầm nhìn vượt qua thời đại, Nguyễn Trãi đã làm sáng danh nước Việt
đại nghĩa Cuộc chiến tranh thực sự đã diễn ra trên mặt trận văn hóa ay mot lan
nữa lại chứng minh cho chân lý: chiến thắng trên mặt trận văn hóa là những
chiến công tối ưu nhất, không tốn máu xương mà lại giữ được tình hòa hiếu, bởi
đối thoại mà không đối đầu
Quân trung từ mệnh đã trở thành một mũi giáp công lợi hại chính là nhờ
thứ văn chính luận mẫu mực tài hoa, nhờ những luận điểm sắc nhọn và một thứ ngôn từ hết sức gọt rũa nên chính xác mà sinh động, hấp dẫn Điều đó chỉ có được ở một con người biết phát huy sức mạnh của môt cái đầu lạnh của một nhà
chính trị và một trái tim rất nóng của người nghệ sĩ
“Phan Bội Châu - bậc anh hùng, vị thiên sư, đẳng xả thân vì độc lập, được 20
triệu người con trong vòng nô lệ tôn sùng” (Hồ Chí Minh) trước hết là ở nghệ thuật tuyên truyền tài tình của nhà cách mạng Những tác phâm bốc lửa như: “Hải ngoại
Lời giới thiệu Thơ văn Nguyễn Trai, NXBVH, H, 1980, tr.13
36
Trang 40KHAI THÁC, VẬN DỤNG TRI THỨC VĂN HỌC TRONG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN
huyết thự”, “Việt Nam vong quốc sử”, “Bài ca chúc tết thanh niên” của ông đã làm
rung động lòng người “Những phong trào chính trị nổi lên trong khoảng từ 1905-
1925 đều bởi cái văn ấy gây nên cả” Với những câu thơ dậy sóng (Tố Hữu) trào ra
từ đầu ngọn “bút hào hùng nhả khí phong lôi” ông đã làm bao người căm hờn, suy ngâm, phân chân dám dũng cảm “Vạch trời xanh mà tuôt gươm ra.”
“Văn chương của ông là thứ văn chương tuyên truyền vận động chính trị nhưng nhờ nội dung yêu nước cao quý, nhờ thấm nhuần tình cảm, nhờ nghệ
thuật mà đã có tính chiến đấu mãnh liệt, tính giáo dục sâu sắc nên đầu thế kỷ
XX nó đã có ảnh hưởng rất lớn tới phong trảo cách nmạng, trở thành món ăn quý báu cho cả một thế hệ thanh niên”? Qua tài tuyên truyền ông đã đưa được tư tưởng dân chủ tư sản mới lạ đến với thanh niên, đã mang đến cho đất nước một luồng gió mới, đánh thức cả dân tộc bừng tỉnh
“Phan bội Châu đã đánh bằng bằng lưỡi, đámh bằng bút, đánh bằng óc, chính là đánh bằng vũ khí văn thơ” Ì và nhờ vũ khí thơ văn, Phan Sào Nam đã
trở thành một nhà tuyên truyền xuất sắc, một cây đại thụ của lịch sử Việt Nam
suốt những năm đầu thế kỳ XX
2.2.1.2 Nghệ thuật tuyên truyền bằng tác phẩm văn học ở các nhà tuyên truyền vô sản
Dùng thơ ca để tuyên truyền đường lối cách mạng là một sách lược rất quan trọng của Đảng ta mà thành công vang dội của phong trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931 là một minh chứng
Nhờ thơ ca mà mọi chủ trương của Đảng đã nhanh chóng đến với quan
chúng lao khổ:
Hỡi anh chị em lao khổ
Nông nồi này ai tỏ chăng đi
'- Phan Bội Châu và thơ văn Phan Bội Châu qua những lời bình, Phan Bội Châu toàn tập , tập 1, NXB Thuận Hoa, 2001,tr LXV
? Phan Bội Châu toàn tập , Sdd, tr LX XXIII ? Phan Bội Châu toàn tập , Sđd, tr LXXXVIH