1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tọco, tôn giáo ở tây nguyên hiện nay

116 8 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 12,82 MB

Nội dung

Trang 1

ON IOI OY PO ATO

HOC VIEN CHÍNH TRI QUOC GIA HO CH MINH

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

TONG QUAN KHOA HOC

Ỉ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ NĂM 2006

| ĐẤẨUTRANH CHŨNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH | | LOI DUNG VAN DE DAN TOC, TON GIAO

7 O TAY NGUYEN HIEN NAY

HOC VIEN BAO CHI & TUYEN TRUYEN

32# 40!/

Cơ quan chủ trì: Học viện Báo chí và Tuyên truyền Chủ nhiệm đề tài: GS TS Dương Xuân Ngọc

Hà Nội - 3/2006

Trang 2

DANH SACH CAC THANH VIEN CUA BE TAI

Dau tranh chống các thể lực thù địch lợi dụng

các vẫn dé dãn tộc, tõn giáo ở Tây Nguyên hiện nay STT HỌ VÀ TÊN CƠ QUAN CÔNG TÁC CHỨC DANH

1 |GS TS Dương Xuân Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Chủ

Ngọc Tuyên truyền nhiệm

2 | TSLưu Văn An Trưởng Khoa Chính trị học, Học viện | Thư ký

Báo chí và Tuyên truyền

3 |TSNguyễn Thị Thanh | Phó Trưởng Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

4 | PGS TS Nguyễn Tấn Trưởng Khoa Chính trị học, Học viện

sáng Chính trị khu vực III

5 | Ths Nguyễn Thi Tâm | G/V Học viện Chính trị khu vực II

6 | TS Nguyễn Văn Nam | Trưởng khoa Chủ nghĩa xã hội, Học

viện Chính trị khu vực HH

7 |TS Nguyễn Như Trúc | G/V Học viện Chính trị quân sự

8 | Ths Đỗ Đức Minh G/V Khoa Chính trị học, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền

9 | Ths Dương Thục Anh | G/V Khoa Chính trị học, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền

10 | Ths Nguyễn Xuân phong G/V Khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 3

MUC LUC

MO DAU eccccccccccccscecsecsescscsesevevevevsvevesesticevevevevievesevereeeess ro 1

Chương 1: Cơ sở lý luận của cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng van dé dan toc, ton gido 6 Tay NQuyéN cccccseccescecseccececce 12 1.1 Tổng quan về Tây NgHyÊH 5 S2 E222 He 12

1.2.Tình hình dân tộc, tôn giáo ở Tây NguyÊH - 5S SE neo 26

1.3 Sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá

cách mạng ở Tây NgUYÊN Ặ Ác TT HT TH HH Heo 35

Chuong 2:Thue trang cuéc dau tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng

vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng ở Tây Nguyên 43 2.1.Đặc điểm chủ yếu của đông bào có tôn giá ở Tây Nguyên 43

2.2 Quan niệm về đấu tranh và những khó khắn trong cuộc đấu tranh chống các

thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên 47

2.3.Nhiững thành tựu trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên ằ S52 2E EnnnnnnHneh se 49

2.4 Những hạn chế trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên 5 2n TEE ni 64

2.5 Một số bài học kinh nghiệm cà cà cọc vec ces cee cas seveee vee ecT2

Chương 3: Quan điểm, giải pháp đấu tranh thắng lợi chống các thế lực thù

địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên . -scs¿ 74

3.1 Mục tiêu đấu IraHh - Ác cSn TH HE HH HH HH t neo 74

3.2 Những quan điểm chỉ đạo cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi

dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây NgHYÊN .o-ccc+cSEScecesrereersterrsssrei 75

3.3 Giải pháp đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn

giáo ở Tây N gUYÊÌH do tt H1 1111111111111 csersey 81

KET LUAN Q ssssccecscssscssssssyeesssssssescesssssssssssesssstitistesivveeeeeeetstiseeeeeeeeseeeeeccc 103 DANH MUCTAI LIEU THAM KHAO ccsscccssecssssccsssecssecssvesstssseecsveceseeceee 105

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và nhiều tôn giáo Vì vậy, vấn đề dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta Nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của vấn đề dân tộc, tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiều chủ trương, chính sách, đặc biệt là các chính sách dân tộc và tôn giáo nhằm phát triển kinh tế - xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho

nhân dân, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào có đạo

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta vẫn còn những yếu kém, bất cập, như dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội X đã chỉ rõ: “Cho đến nay kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng kém phát triển và tụt hậu xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Lãnh đạo, quản lý còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mạnh, nhanh và bên vững Các lính vực văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, nhất là xây dựng Đảng và Nhà nước, chống quan liêu, tham những, lấng phí còn nhiều yếu kém mang tính bức xúc, nếu không được giải quyết tốt sẽ cản trở lớn đến quá trình phát triển ” Chính những hạn chế này đã gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn

giáo và nhân quyền của Đảng và Nhà nước, là kế hở cho các thế lực thù địch lợi

dụng chống phá cách mạng nước ta

Thuật ngữ Tây Nguyên, theo một số nhà nghiên cứu, được sử dụng lần

đầu vào những năm 1946 ~ 1947, là tên gọi vắn tắt của “Ban Vận động đồng bào thiểu số cao nguyên Tây Nam Trung bộ” trực thuộc Uỷ ban Kháng chiến hành

chính Nam Trung bộ

Là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước, Tây Nguyên gồm 5 tỉnh:

Kon Tum, Gia lai, ĐăkLăk, Đăk Nông và Lâm Đồng; dân số 4,5 triệu người với

46 dân tộc; 4 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành và Cao đài với trên 1,5 triệu tín đồ, chiếm khoảng 33,6% dân số toàn vùng

Trong lịch sử, Tây Nguyên luôn được coi là vùng đất nhạy cảm về chính trị, là

nơi tranh chấp, lôi kéo gây ảnh hưởng của nhiều thế lực khác nhau Ngày nay,

Tây Nguyên trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước,

1

Trang 5

tình hình chính trị- xã hội về cơ bản vẫn được ổn định, đồng bào các dân tộc vẫn tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, yên tâm sản xuất, hăng hái “xoá đói, giảm nghèo”, vươn lên làm giàu, đồng thời có điều

kiện giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

Tuy nhiên, cho đến nay, tốc độ phát triển Tây Nguyên chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng núi cao nguyên này Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của các dân tộc ít người còn 8ặp nhiều khó khăn, tụt hậu khá xa so với

vùng đồng bằng Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp hiện nay,

với chiến lược “diễn biến hoà bình”, lợi dụng chiêu bài "nhân quyền", "tự do dân tộc” và "tự do tôn giáo", các thế lực thù địch vẫn đang tiếp tục tìm mọi cách chống phá cách mạng nước (a, mà một trong những trọng điểm tấn công là Tây Nguyên Bằng nhiều biện pháp, thủ đoạn khác nhau, chúng tuyên truyền, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân: giữa dân tộc thiểu số với người Việt, giữa các dân tộc tại chỗ với các dân tộc mới đến, gây mất ổn định chính trị- xã hội Nghiêm trọng hơn, vào tháng 2-2001 và tháng 4-2004, bọn Eulrô lưu vong với chiêu bài “Qưĩ người Thượng” do Ksor Kok cầm đầu đã cấu kết với bọn phản động trong nước kích động, lừa gạt, cưỡng ép đồng bào Tây Nguyên gây bạo loạn chính trị, chống phá các cơ quan chính quyền địa phương, đòi thành lập “Nhà nước Đề ga độc lập” va “Tin Lành Đề ga”, sau đó lôi kéo người vượt biên trái phép, gây ra những “điểm nóng chính trị- xã hội” ở Tây Nguyên Hiện nay và trong tương lai, chắc chắn chúng chưa từ bỏ âm mưu phá hoại, sẽ tiếp tục dùng chiêu bài “tự do dân tộc, tôn giáo, nhân quyền” để tấn công Tây Nguyên Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện để đánh giá sát thực trạng, từ đó dự báo xu hướng

phát triển và đề xuất giải pháp nhằm chủ động đấu tranh chống các thế lực thù

địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị- xã hội ở Tây nguyên, tạo điều kiện cho Tây

Nguyên phát huy lợi thế của mình thực hiện đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi

mới theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

' Từ Đề ga là từ ghép của hai từ: YĐÊ: tổ phụ Núi và YGA: tổ phụ rừng Đề ga là tiếng nói tắt của từ: A NAK EDDEE GA tức là: Những đứa con của núi rừng

2

Trang 6

Đó chính là lý do để chúng tôi lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dung các vấn đề dân tộc, tôn giáo ở T, ay Nguyên hiện nay ”

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu về dân tộc, tôn _ giáo, nhân quyền nói chung, về vấn để dân tộc, tôn giáo, nhân quyền ở Tây

Nguyên nói riêng Có thể chia ra bốn nhóm tài liệu:

a Các văn kiện, tài liệu, văn bản của Đảng và Nhà nước

Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc, tôn giáo, nhân quyền (Hồ Chí Minh: Về các đán tộc trong đại gia đình dân tộc Việt

Nam, Nxb CTQG, H 2000), Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến vấn đề này và kịp thời ra các chủ trương, chính sách Theo đó, các cơ quan

chức năng như Hội đồng dân tộc, Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo

Chính phủ đã ban hành những văn bản, quyết định nhằm cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện nhằm giải quyết tốt những vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân

quyền Tiêu biểu là các tài liệu:

- Văn kiện của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc, Nxb Su that, H 1978 - Chính sách và chế độ pháp lý đối với vùng đồng bào dân tộc miền núi, Nxb

CTQG, H 1996

- Uy ban dan toc va mién nui: Hé thống các văn bản chính sách dân tộc và miền núi, Đxb Nơng nghiệp, H 1997,

- Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải

pháp cơ bản phát triển kinh tế“ xã hội vùng Tây Nguyên

- Quyết định số 32/2002/QĐ-TTg, ngày 8 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu Số tại chỗ ở Tây Nguyên

- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung

ương khóa IX, Nxb CTQG, H 2003

Trang 7

- Quốc hội khoá XI: Phá, lệnh tín nguong, ton gido”, Thong qua ngay 18-6-

2004

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 01/2005/CT -TTg, ngay 4/2/05: vé mot so

công tác đối với dao Tin Lanh

b Các đề tài khoa học, luận án, báo cáo tổng kết thực tiễn

* Liên quan đến vấn đề dan tộc, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách phát triển kinh tế- xã hội Tây Nguyên, có các tài liệu:

- Lưu Văn An: Các dân toc Mén- Khome T dy Nguyén (lich sit hinh thanh va đặc điểm văn hoá), luận án Phó tiến sỹ, ĐHTH Sant Petecbua, 1992 (tiếng Nga)

- TS Nguyễn Văn Tiêm: Dự án Điều tra đánh giá tác động của quá trình phát

triển kinh tế“ xã hội đến đời sống của các dân tộc bản địa Tây Nguyên trong

nhing năm đổi mới, H 1-1999

- Hội đồng dân tộc, Quốc hội khóa X: Báo cáo kết quả giám sát “thực trạng một số dân tộc Ở nước ta hiện nay", H 9/1999,

- Lê Nhân (Chủ nhiêm đề tài cấp bộ): 7hực trạng và định hướng công tác dân

lộc và miễn núi trên địa bàn T, ây Nguyên, Hà Nội, 2000

- Hội đồng Dân tộc, Quốc hội khoá X: Báo cáo thực trạng và những giải pháp

chủ yếu nhằm phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo đảm an ninh Chính trị và quốc phòng ở Tây Nguyên trong tình hình mới, H 7-2001

- Uy ban Dan toc và miền núi: Báo cáo thực hiện một số chính sách đối với đồng bào dân tộc vùng Táy Nguyên, H 7-2001

- Ủy ban Dân tộc và miền núi: Về vain dé dan lộc và công tác dân tộc ở nước ta, Tài liệu bồi đưỡng cán bộ và công tác cán bộ, Nxb CTQG, H 2001

- Tổng cục Địa chính: Báo cáo hiện trạng và hướng sử dụng đất đai vùng Tây

Nguyên đến 2010, H 2001

- Dương Xuân Ngọc (Chủ nhiệm đề tài cấp bộ): Cơ sở khoa học của các giải

pháp thực hiện có hiệu quả quyết định 168/2001 /QD- TT g ngày 30 - 10- 2001

của Thủ tướng chính phủ (về phát triển kinh tế- xã hội Tây Nguyên) đối với hệ thống cơ quan công tác dân tộc và miền nui, Uy ban Dân tộc, 2003

4

Trang 8

* Van dé tôn giáo nói chung, tôn giáo ở Tây Nguyên nói riêng được phản ánh trong các công trình:

- Ban Tôn giáo Chính phủ: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực

tôn giáo, Tài liệu lưu hành nội bộ, H 1995

- Trần Xuân Dung, Vũ Hải Vân: Sự phục hồi, phát triển đạo Tin Lành ở Gia Lai thời gian gân đây và tác động, ảnh hưởng của nó, Đề tài khoa học, Trường

Đại học an ninh, 1999,

- Trần Xuân Dung: MHoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch ở Tây Nguyên hiện nay- thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh; Luận án tiến

sỹ, H 2000

- Nguyễn Đức Lữ: 7ình hình tôn giáo ở Tây Nguyên, Chuyên đề Kỷ yếu đề tài cấp bộ “Cơ sở khoa học của các giải pháp thực hiện có hiệu quả quyết định

168/2001/QD- TTg ngày 30- 10- 2001 của Thủ tướng chính phủ (Đối với hệ thống cơ quan công tác dân tộc và miền núi)”, Uy ban Dân tộc, 2003

c Sách

Trước năm 1975, do điều kiện chiến tranh, có ít công trình nghiên cứu về Tây

Nguyên, tiêu biểu là:

- Cửu Long Giang- Toan Ánh: Cao nguyên miên thượng Sài Gòn 1974

Sau ngày giải phóng miền Nam, thực hiện nhiệm vụ xác định thành phần dân tộc trên cả nước, các nhà khoa học xã hội đã tap trung nghiên cứu về đặc điểm tộc người, về lịch sử, văn hóa, kinh tế — xã hội các dân tộc Tây Nguyên Kết quả là hàng loạt cuốn sách đã được xuất bản:

Trang 9

- Bế Viết Đẳng (chủ biên): Đại cương về các dân tộc Ê đê, Mnông ở Đắc Lắc,

Nxb KHXH, H 1982

- Mạc Đường (chủ biên): Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng, Nxb Lâm Đồng, 1983;

Bên cạnh những công trình mang tính tổng hợp trên, thời gian sau này, các nhà dân tộc học đã đi sâu nghiên cứu về từng vấn đề, lĩnh vực cụ thể của Tây Nguyên:

- Lưu Hùng: Văn hoá cổ truyền Tây Nguyên, Nxb VHDT, H 1996

- Bùi Minh Đạo: Trồng trọt cổ truyền của các dân tộc tại chỗ Táy Nguyên,

Nxb KHXH, H, 2000

- Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng: Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên, Nxb KHXH, H, 2000

Một số công trình đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị và thực tiễn thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, nhân quyền ở nước ta:

- Đặng Nghiêm Vạn: Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia dân lộc,

Nxb CTQG, H 1993

- Trịnh Quốc Tuấn (chủ biên): Bình đẳng dân tộc Ở nước ta hiện nay - vấn đề

và giải pháp, Nxb CTQG, H 1996,

- Trần Quang Nhiếp: Phái triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Nxb

Văn hóa dân tộc, H.1997,

- Nguyễn Thế Thắng: Chủ nghĩa Mác - Lénin và tư tưởng Hô Chí Minh về vấn

đề dân tộc, Nxb Lao động, H 1999

- Nguyễn Quốc Phẩm - Trịnh Quốc Tuấn: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về

dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam, Nxb CTQG, H 1999

- Uy ban Dân tộc và miền núi: 55 năm công tác dân lộc và miền núi (1946-

2007), Nxb CTQG, H 2001

- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc

của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H 2002

- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch, Lưu hành nội bộ, HN, 2005

Trang 10

- Viện Nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi: Vấn đề đân tộc và định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, Nxb CTQG, H 2002

- Lê Mậu Hãn: Sức mạnh dân tộc của cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng tư

tưởng Hồ Chí Minh, Ñxb CTQG, H 2003

- Đỗ Quang Hưng: Tự tưởng Hồ Chí Minh về quản lý nhà nước đối với tôn

giáo, Nxb Tôn giáo, H 2002

- Đào Duy Quát (Chủ biên): Phé phán các quan điểm sai trái ; Tạp chí Tư tưởng

văn hoá, H 2003 ở Các bài báo

Đã có khá nhiều bài báo khoa học nghiên cứu về kinh tế - xã hội, chính

trị và hệ thống chính trị Tây Nguyên, tiêu biểu là:

- Mạch Quang Thắng: Xây dựng đội ngũ cán bộ ở vòng núi theo tw tưởng Hồ

Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới, TỊC Lịch sử Đảng, số 6- 1996

- Hồng Cơng Dung: Kinh rếˆ xã hội ở Tây Nguyên sau 10 năm nhìn lại, T/C Cộng sản, số 17/2001

- Lê Hữu Nghĩa: XẬy dựng hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, T/C Sinh hoạt lý luận, số 4/2002

- Hồ Tấn Sáng: Một số giải pháp góp phần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Tây N guyên, T/C Sinh hoạt lý luận, số 1/2003

- Phan Tuấn Pha: Thực trạng hệ thống chính trị các cấp ở Đắk Lắk, trong “Một số vấn đề về xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên”, Nxb CTQG, H 2003

- Phạm Quốc Tuấn: Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả

Chính sách định canh, định cư ở các tỉnh Tây Nguyên, T/ C Sinh hoạt lý luận, số 4/2003, tr 63-68

- Dương Xuân Ngọc- Lưu Văn An: Vấn đề cấp phát báo chí ở Tây Nguyên- thực trạng và giải pháp, T/C Dân tộc và miễn núi, số 1/2003

Trang 11

- Nguyễn Phương Thảo: Đầu mư phát triển bền vững vùng dân tộc và miễn núi nhân tố cơ bản, quyết định làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, T/C Dân tộc, số 46-2004 - Dương Xuân Ngọc: Giải pháp phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên, T/C Giáo dục lý luận, số 3-2004 - Phạm Thế Duyệt: Vì sao xảy ra lộn xôn một số nơi ở Tây Nguyên, VietNamNEt, 17-4-2004

- Trần Mô: Nhận thức rõ hơn âm mưm, thủ đoạn “diễn biến hoà bình”

của các thế lực thù địch quan sự kiện ở Tây Nguyên moi day, T/C Thông tin công tác tư tưởng- lý luận, số 6/2004

- Trương Minh Tuấn: Một số giải pháp cơ bản góp phần ổn định và phát triển Tây Nguyên, T/C Thông tin cong tác tư tưởng số 1-2005

- Website ĐCS Việt Nam: Tây Nguyên với công tác dân vận, ngày 3-10-

2005

Nhiều bài báo phân tích sâu sắc về tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, tôn giáo và nhân quyền và việc

thực hiện đường lối, chính sách đó ở Tây Nguyên Tiêu biểu là:

- Dương Xuân Ngọc: 7w tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về

vấn đề dân tộc và Miền núi , TC Lý luận chính trị số 5/2002

- Nguyễn Thị Kim Dung: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân lộc và miễn núi vào việc thực hiện chính sách dân tộc hiện nay, Website

ĐCSVN, ngày 28/8/2003

- KSor - Phước: Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở nước ta hiện nay, Tạp Chí Cộng sản, số 10- 2004

- Nguyễn Hữu Hải: Việc thực hiện một số chính sách đối với đồng bào

các dân tộc Tây Nguyên, Web, ngày 7/6/2004

- Nguyễn Yên: Cơ sở pháp lý bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, Web DCSVN, 26/7/2004

- Nguyễn Quốc Phẩm: Thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo ở Tây Nguyên, Web ĐCSVN, ngày 2-7-2005

8

Trang 12

- Mai Văn Năm: Mội số kết quả và kinh nghiệm trong công tác tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên sau 3 năm thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung wơng Đảng (khoá IX), Website ĐCS VN, 28/8/2005

- Bùi Thế Đức: Sự :hát về nhân quyên và tự do tôn giáo ở Việt Nam, T/C Thông tin công tác tư tưởng, số 3/2005

- Trịnh Quốc Tuấn: Mộ: số suy nghĩ vê vấn đề con Hgười trong chiến

lược xây dựng Tây N, guyên, trong Thực trạng và xu thế phát triển cơ cấu xã hội

nước ta trong giai đoạn hiện nay, H, 1995

- Trần Mô: Bàn thêm về vấn đề nhân quyén, Web DCS VN: 13/9/2003

d Các hội thảo khoa học

Các cơ quan như Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Uỷ ban Dân tộc, Ban Tôn giáo chính phủ, các tỉnh Tây Nguyên tổ chức nhiều cuộc hội thảo bàn vẻ phát

triển kinh tế- xã hội, bảo tồn văn hoá truyền thống, thực hiện chính sách dân

tộc và biện pháp chống “diễn biến hoà bình” ở Tây Nguyên Điển hình là: - Hội thảo xóa đói, giảm nghèo ở Tây Nguyên (ngày 19-20/12/1995), Nxb Nông nghiệp, 1995,

- Cư Hòa Vần: Vai trò của các dân tộc thiểu số trong tiến trình cách mạng Việt

Nam, Hội thảo khoa học "Việt Nam trong thế kỷ XX", H 2000

- Nguyễn Thị Kim Cúc: Phát thanh dân lộc thiểu số trên Đài tiếng nói Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Báo chí toàn quốc ngày 1/4/2004

- Uỷ ban dân tộc: Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Vấn đề dân tộc và bộ máy làm

công tác dân tộc ở nước tq hiện nay ”H 10- 2005 (trong đó có nhiều bài viết

về Tây Nguyên)

Nói tóm lại, những công trình nêu trên là kết quả nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nghiên cứu về vấn đề dân tỘC, tôn giáo nói chung và về Tây Nguyên nói riêng, góp phần thúc đẩy Tây Nguyên phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh chính trị, cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiép CNH, HDH Đó là những tư liệu quý, phục vụ thiết thực cho việc nghiên cứu để gợi ý những giải pháp đấu tranh tháng lợi chống

Trang 13

các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây N guyên góp phần tạo sự bình yêu cho Tây Nguyên phát triển

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.I Mục tiêu

Trên cơ sở đánh gia đúng tình hình dân tộc, tôn giáo và thực trạng cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo gây mất ổn

định chính trị- xã hội ở Tây Nguyên, đề tài để xuất những quan điểm và giải

pháp nhằm đấu tranh thắng lợi chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên

3.2 Nhiệm vụ

- Làm rõ cơ sở lý luận của cuộc đấu tranh chống các thế lực lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên

- Làm rõ tình hình dân tộc, tôn giáo và sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá cách mạng ở Tây Nguyên

- Làm rõ thực trạng cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng ở Tây Nguyên

- Đề xuất quan điểm, giải pháp đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên

4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Dé tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân

quyền

- Kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và những công trình nghiên cứu có liên quan

- Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống, lôgic- lịch sử, giả định và đối chiếu, so sánh

5 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu

Đề tài chủ yếu nghiên cứu cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng trên các phương diện:Tuyên

truyền, xuyên tạc quan điểm của Đảng, Nhà nước ta vẻ vấn đề dân tộc, tôn

giáo; “tôn giáo hóa vấn để dân tộc”, “dân tộc hóa vấn đề tôn giáo”; lợi dụng

10

Trang 14

Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn Tây nguyên trong thời gian từ 2001 trở lại đây

6 Kết cấu của đề tài

Chương 1:Cơ sở lý luận của cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi

dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên 1.1 Tổng quan về Tây Nguyên

1.2.Tình hình dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên

1.3 Sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá cách

mạng Tây Nguyên

Chương 2: Thực trạng cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng ở Tây Nguyên

2.1.Đặc điểm chủ yếu của đồng bào có tôn giá ở Tảy Nguyên

2.2 Quan niệm về đấu tranh vò những khó khắn trong cuộc đấu tranh chống

các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên

2.3.Những thành tựu trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên

2.4 Những hạn chế trong việc đấu tranh chống các thế lực thà địch lợi dụng

vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên 2.5 Một số bài học kinh nghiệm

Chương 3: Quan điểm, giải pháp đấu tranh thắng lợi chống các thế lực thù

địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên 3.1 Mục tiêu đấu tranh

3.2 Những quan điểm đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân

tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên

3.3 Giải pháp đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn

giáo ở Tây Nguyên

11

Trang 15

Chuong I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA CUOC DAU TRANH CHONG CAC THE LUC THU DICH LOI DUNG VAN DE DAN TOC, TON GIAO CHONG PHA

CÁCH MẠNG Ở TÂY NGUYÊN 1.1 Tổng quan về Tây Nguyên

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng

có 3 thành phố, 3 thị xã , 47 huyện , 638 xã phường, thụi trấn với số dân khoảng 4.540.000 người, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế -

xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái của cả nước; là vùng

giầu tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội Đồng bào các dân tộc Tây

Nguyên có truyền thống đoàn kết đấu tranh cách mạng kiên cường; có văn hoá

dan toc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc thù Từ sau ngày miền

Nam giải phóng, nhất là từ khi Đảng ta tiến hành sự nghệp đổi mới, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết một lòng, năng động, sáng tạo xây dựng quê

hương giầu đẹp và bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc và cuộc sống hoà

_ bình

1.1.1 Về điều kiện địa lý - tự nhiên 1 1.1.1 Vi tri dia lý

Tây Nguyên là vùng lãnh thổ nằm ở phía tây- nam Việt Nam, được giới

hạn bởi tọa độ 11913 đến 15°15 vĩ độ bác, 10702 đến 109°05 kinh độ đông,

phía bắc giáp Quảng Nam, phía nam giáp Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, phía tây gián hai nước bạn Lào và Campuchia, phía đông giáp các tỉnh duyên hải nam Trung bộ Tây Nguyên có đường biên giới với Lào và Cămpuchia là 543 km (biên giới Việt Nam - Lào 135 km, Việt Nam -

Campuchia 408 km) Tổng diện tích Tây Nguyên là 56.120 km”, chiếm 16,76%

diện tích cả nước, trong đó 57,01% diện tích là rừng và đất rừng

Tây Nguyên còn là đầu mối của hầu hết các con sông ở miền Trung và

Trang 16

Tây Nguyên là miền sơn nguyên khá điển hình, bao gồm hệ thống cao nguyên - bình nguyên, hệ thống núi cao và vùng trũng xen giữa

Địa hình cao nguyên - bình nguyên chiếm diện tích trên 2 triệu ha nằm ở giữa Tây Nguyên, bao gồm các cao nguyên: Kon Plông, Kon Hà Nừng, Pleiku, Đắc

Lắc, Ma Drắc, Đắc Nông, Bảo lộc, Di Linh và hai bình nguyên Đà Lạt và

Easúp

Địa hình vùng núi chiếm khoảng 2 triệu ha, gồm hai sơn khối chính là N gọc Linh đồ sô ở phía bắc, kéo dài gần 200 km, với đỉnh cao nhất là 2598m và Chư Yang Sin phía nam với cao độ trên 1000m so với mặt nước biển

Địa hình vùng trũng giữa núi nằm tải rác từ bắc xuống nam Tây Nguyên, khoảng 240.000 ha, bao gồm 4 vùng chính: vùng An Khê với độ cao trung bình 400-500m, vùng Kon Tum với độ cao thấp hơn nằm quanh thị xã Kon Tum; vùng Cheo Reo - Phú Túc chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam với địa hình

bằng phẳng hơn; vùng Krông pắch-Lắc nằm ở phía nam cao nguyên Đắc Lắc, là vùng đặc biệt quan trọng bởi đây là vùng đất ba zan rất phù hợp với trồng

cây công nghiệp

1.1.1.3 Về khí hậu, thuỷ văn

Tây Nguyên nắm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa với hai mùa khô, mưa tương ứng với hai hướng gió tây nam - đông bắc điển hình Mùa mưa kéo dài từ

6 đến 8 tháng tuỳ theo từng tiểu vùng có thể dài hơn hoặc ngắn hơn, chẳng hạn

Đà Lạt thì dài hơn cả, bắt đầu từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 đến tháng 11, còn

Kon Tum chỉ kéo dài khoảng 6 đến 7 tháng Lượng mưa bình quân hàng năm

chung cả vùng là I.600- 1,700mm, nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian Lượng bốc hơi hàng năm là 1.100- 1.200mm Mùa khô Tây Nguyên kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, nhìn chung là khắc nghiệt Độ ẩm không khí chỉ còn 70%, cá nơi thấp hơn, nam thiếu nước trầm trọng ảnh hưởng lớn đến quá trình biến đổi của hệ sinh thái, đến canh tác và đời Sống con người

Tuy nhiên, Tây Nguyên ]à thượng nguồn của 4 hệ thống sông lớn: sông Sê

San, sông Ba, sông Xêrêpor và sông Đồng Nai, nên có tiềm năng thủy lợi và

thuỷ điện khá lớn Nước ngầm ở Tây Nguyên thường ở tầng chứa nước với độ

sâu khoảng 50m lại phân hố không đều

13

Trang 17

Nhìn chung, với địa hình, khí hậu, thuỷ văn như đã trình bày, nên hàng năm ở Tây Nguyên được phân thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô rất khắc nghiệt, đồng khô, cỏ cháy, gió bụi mù trời ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường sống

1.1.1.4 Về đất đai

Tây Nguyên là vùng có tài nguyên đất phong phú, xếp hàng thứ hai về điện tích trong 7 vùng kinh tế của đất nước Đất Tây Nguyên gồm 3 nhóm chính: - Đất đỏ vàng, là loại đất do kết quả của quá trình phong hoá đá, với điện tích trên 2 triệu ha, chiếm khoảng 36% diện tích toàn vùng Loại đất này xốp thích

hợp với trồng rừng

- Loại đất bazan trung tính đỏ nâu, nâu vàng, với diện tích trên 2 triệu ha,

chiếm gần 50% diện tích toàn vùng, phân bố chủ yếu ở cao nguyên Kon Hà

Nừng, Plâycu, Buôn Ma Thuột, Đắc Nông, Bảo Lộc, Di Linh Loại đất này màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây công nghiệp dài

ngày như: cao su, cà phê, dâu tầm

- Loại đất xám bạc màu khoảng 0, 4 triệu ha có thể trồng rừng

- Loại đất phù sa ở Tây Nguyên không nhiều, khoảng 200.000 ha phân bố chủ yếu ở các vùng trũng giữa núi, có độ phì cao, giữ ẩm, giữ nước tốt phù hợp với canh tác nông nghiệp và cây ăn quả

- Loại đất đen phân bố chủ yếu ở các vùng rìa cao nguyên

1.1.2 Về tài nguyên

Tây Nguyên là vùng được thiên nhiên ưu đãi, giàu tài nguyên cả về tài nguyên thực vật, động vật và khoáng sản

Với gần 2 triệu ha rừng và đất rừng, trong đó có tới 75% diện tích được tre phủ, ˆ hệ sinh thái rừng Tây Nguyên cùng với nam Lào, đông bắc Campuchia tạo thành vùng rừng núi liên hoàn lưu giữ nhiều thảm thực vật nhiệt đới nguyên

sinh, nhiều loài động vật hiếm quói có giá trị - Về tài nguyên thực vật

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam á, lại có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau nên chủng loại rừng ở Tây Nguyên rất phong phú với khoảng 3.600 loài thực vật khác nhau, trọng đó tiêu biểu là các nhóm: thứ nhất, nhóm cay tự nhiên, chia thành 6 ngành chiếm 1/2 lồi ở Đơng Dương và 70% loài cây cho

14

Trang 18

gỗ của Việt Nam, với nhiều loài gỗ quí: sao, dầu, đầu lông, sến chai, gụ gỗ đỏ,

giáng hương, cẩm lai, trắc (chiếm 45% trữ lượng gỗ của cả nước) Thứ hai, nhóm cây dược liệu với trên 1000 loài, đặc biệt là sâm Ngọc Linh chất lượng tốt

gần tương đương như sâm Triều Tiên Thứ ba, nhóm cây cảnh với 250 loài thuộc

họ phong lan, trong đó có nhiều loại phong lan nổi tiếng Ngoài ra còn hàng trăm loại cây cảnh, cây hoa quí như hoa layơn, hoa hồng Thứ tư, nhóm cây khác có giá trị như: tre, lô lô, song, mây, các loại dầu nhựa, nhất là nhựa thông cùng các loại nấm quí Thứ năm, nhóm cây trồng có tới hơn 300 loài, trong đó tới 3/4 là loài nhập nội, trong đó có các loài cây ăn quả quí, đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê

- Về tài nguyên động vật

Trong các thảm rừng Tây Nguyên có nhiều loài thú hiếm quí Có 5 nhóm động vật có xương sống với 718 loài, trong đó có 89 loài được ghi vào sách đỗ của Việt Nam và nhiều loài thuộc diện thế giới khuyến cáo bảo vệ và nghiêm cấm săn bắn như: bò rừng, trâu rừng, tê giác Ngoài ra, còn hàng ngàn lồi động vật khơng xương sống khác

- Về tài nguyên khoáng sản

Tây Nguyên không chỉ phong phú về tài nguyên sinh vật, mà còn giầu về

khoáng sản, với trữ lượng lớn, chất lượng tốt như: quặng bô xIi với trữ lượng khoảng 3,05 tỷ tấn, quặng vàng sa khoáng khoảng 8,82 tấn, thiếc khoảng 400.000 tấn, sắt khoảng 470 triệu tấn, đá xây dựng 3000 triệu m”, than khoảng 3000 triệu tấn

1.1.2 Đặc điểm về kinh tế- xã hội Tây Nguyên

1.1.2.1 Đặc điểm các dân tộc Tây Nguyên

Năm tỉnh Tây Nguyện với số dân trên 4,3 triệu người bao gồm 45 dân tộc

anh em, trong đó, người kinh chiếm 67,64%, các dân tộc thiểu số chiếm 32,36%

Tỉnh Kon Tum dân số trên 35 vạn người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 54%

dân số với 8 dân tộc tại chỗ; tỉnh Gia Lai dân với số dân trên l triệu người, dân tộc thiểu số chiếm 42,8% dân số; tỉnh Đắk Lak, dan s6 gan 1, 7 triệu người, dân tộc thiểu số chiếm 30,38%; tỉnh Đắc Nông với số dân treen400 nghìn người,

15

Trang 19

trong đó dân tộc thiểu số chiếm 30,30%; tỉnh Lâm Đồng, dan s6 trén 1,1 triệu người, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 20,49%%

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, dân số các dân tộc Tây Nguyên chỉ có trên 300 ngàn người Sau này dân số tăng nhanh là hệ quả của các đợt di cư lớn Năm 1954, người miền Bắc đến Tây Nguyên là 58.615 người; năm

- 1968, Mỹ- Nguy cưỡng bức dân từ miền Trung lên Tây Nguyên là 100 nghìn

người Sau ngày miền Nam giải phóng, bình quân mỗi năm dân di cư lên Tây

Nguyên khoảng 40 nghìn người Đặc biệt, từ năm1996 tới nay dòng người di cư từ ngoài vào Tây Nguyên tiếp tục gia tăng với tốc độ cao, mặt khác tỷ lệ tăng

dân số tự nhiên của dân tộc bản địa cũng cao, bởi thế dân số Tây Nguyên tăng

từng ngày Nhìn chung, dân số Tây Nguyên từ năm 1956 đến năm 1997 tăng 6,6 lần; từ năm 1976 đến nay tăng 2,85 lần

Dưới giác độ nhân chủng học, nguồn gốc của dân tộc bản địa Tây Nguyên gồm 3 dòng chính: Người Malanien từ Nam Thái Bình Dương đến; người Inđônêdien từ vùng Địa Trung Hải qua ấn Độ đến; người thổ dân Austroneien từ ngoài hải đảo Thái Bình Dương vào Xét từ góc độ bản địa và ngoại nhập, dân cư Tay Nguyên được phân thành 2 nhóm, nhóm dân cư tại chỗ và nhóm dân cư từ nơi khác đến Sự biến động về mặt dân cư ở Tây Nguyên những năm gần đây theo hướng tăng nhanh cơ học đã và đang nay sinh nhiều

vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng phức tạp

* Nhóm dân cư tại chỗ:

Thuộc nhóm cư dân này chủ yếu là các dân tộc thiểu số đã sinh sống Ở Tây Nguyên lâu đời, có khoảng trên l triệu người, gồm 12 dân tộc, trong đó

đông nhất là dân tộc Gia Rai: 332.519 người (chiếm khoảng 24,4%), Ê đê: 249.245 người (18,17%), Ba na: 154.236 người (11,24%), KHo: 112.837 người (8,22%), Xe Đăng: 84.789 (6,18%) và các dân tộc khác như Mnông, Giỏ

Triêng, Mạ, Chu Ru, Hrê, đặc biệt có 2 dân tộc có rất ít người ở Kon Tum: Brau: 313 ngudi, Ro Mam: 352 người

Các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên có những đặc điểm chủ yếu sau:

16

Trang 20

- Địa bàn cư trú tương đối biệt lập theo các buôn làng tập trung chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa thuộc các xã đặc biệt khó khăn Đời sống sinh hoạt dựa trên nền

tảng công xã nông thôn với nên kinh tế truyền thống là nông nghiệp nương rẫy và săn bắn hái lượm mang đậm nét tự cấp, tự túc

- Thiết chế xã hội dựa trên luật tục, lễ thức truyền thống Trong nội bộ tộc người chưa có sự phân hoá giai cấp rõ rệt, tính cộng đồng cao, tương đối độc lập và khép kín trong khu vực cư trú và canh tác Một số dân tộc như Gia rai, Ê đê, Mnông đang duy trì chế độ mẫu hệ Vai trò của già làng, trưởng buôn, trưởng dòng họ có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt của

cộng đồng

- Đời sống văn hóa của các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên nhìn chung

vẫn giữ được những nét độc đáo của dân tộc mình, ít bị pha tạp do tác động của cơ chế thị trường Nhiều đân tộc vẫn còn giữ được những nét đặc trưng riêng của cư dân vùng Nam Trường Sơn - Tây Nguyên

- Đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc tại chỗ nhìn chung còn rất nhiều

khó khăn, trình độ canh tác lạc hậu, đặc biệt còn có những bộ phận sống tương đối biệt lập, xa lánh với cộng đồng dân cư khác

Từ đặc điểm về đời sống kinh tế - văn hóa xã hội của đồng bào dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên đó, đòi hỏi việc hoạch định những chương trình phát

triển cần phải có những chính sách hết sức cụ thể, có bước đi phù hợp để những

bộ phận dân cư tiếp cận được với nên nông nghiệp sản xuất hàng hoá, biết tham canh, làm ruộng nước, biết buôn bán dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, biết sử dụng phương tiện gản xuất cơ giới và hoà nhập được với sự phát triển

của nền kinh tế thị trường

* Nhóm dân cư từ nợi khác đến Tây Nguyên:

Đây là cộng đồng dân cư "động" nhất ở Tây Nguyên Hiện nay, thuộc điện này gồm có: dân kinh tế mới, công nhân các nông lâm trường, dân di cư tự do, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc đến Tây Nguyên

trong những năm gần đây

Nếu như ở thời điểm năm 1976 dân số Tây Nguyên chỉ là 1,225 triệu

gồm 12 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm 70%, người Kinh

17

Trang 21

chiếm 30% thì đến nay đã có 45 dân tộc và tỷ lệ dân số đã bị đảo ngược (dân số Tây Nguyên 4,248 triệu, người Kinh 67,7%, đồng bào dân tộc 32,3%) Đáng lưu ý là dòng người từ nơi khác đến Tây Nguyên ngày một tăng và diễn biến rất phức tạp, nhất là tình trạng dân di cư tự do

Trong vòng 10 năm sau giải phóng (1976-1986) số người đến Tây Nguyên là 80,72% vạn thì có 46,75 vạn người di dân tự do, chiếm gần 60% Những năm tiếp theo trong số 70 vạn người đến Tây Nguyên thì có tới hơn 60 vạn người di dân tự do, chiếm tới 86% trong tổng số người đến Tây Nguyên

Những năm gần đây, một bộ phận khá đông đồng bào thuộc các dân tộc

thiểu số như Tày, Nùng, Hmông, Dao, Thái, Mường của các tỉnh phía Bắc

(Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ninh ) đi cư tự do vào Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ với số lượng ngày một tăng

Vào thời điểm năm 1979, Tay Nguyên có khoảng 2,27 van người thuộc các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc, chiếm tỷ lệ 1,53% dân số Đến nay, trong số hơn 850 ngàn người di cư tự do, đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh phía Bắc di cư đã lên tới hơn 30% Trong đó, dân tộc Nùng có hơn 100 ngàn, Tày hơn 80 ngàn, Dao 31 ngàn, Thái 26 ngàn và HMông 13 ngàn

Nhìn chung, nhóm cư dân từ nơi khác đến Tây Nguyên, trong đó có cả đồng bào các dân tộc thiểu số di cu tu do tir cdc tỉnh phía Bắc, tạo nên ở Tây Nguyên một cộng đồng dân cư không thuần nhất cả về trình độ sản xuất, đời sống kinh tế và trình độ văn hoá Đồng bào các dân tộc tại chỗ ngày càng đi sâu vào rừng, phá rừng làm rẫy, kể cả các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, khu bảo tồn thiên nhiên đã được khoanh nuôi bảo vệ

Chính điều đó đã làm nẩy sinh nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc cần được quan tâm giải quyết như: quyển lợi kinh tế, sở hữu, khai thác tài nguyên, vấn dê

tranh chấp đất đai, nhất là đất nông nghiệp, rừng và đất rừng, vấn để đoàn kết dân tộc, an ninh trật tự xã hội Tất cả những vấn đề này đã tạo nên "cơ hội" cho bọn xấu và kẻ địch lợi dụng, làm trầm trọng thêm vấn đề vốn đã phức tạp

1.1 2.2 Về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Tây Nguyên

18

Trang 22

Với những đặc điểm về điều kiện địa lý- tự nhiên và đặc điểm dân cư , Tây Nguyên là địa bàn thuận lợi cho nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nảy sinh và phát triển ở Tây Nguyên có hai loại hình tôn giáo: tôn giáo truyền thống bản địa và tôn giáo ngoại lai

- Tôn giáo truyền thống của các dân tộc thiểu số bản địa Tây Nguyên, gắn chặt

các loại hình tín ngưỡng, là thờ cúng đa thần Đồng bào bản địa Tây Nguyên cho rằng: vạn vật hữu linh, có linh hồn và tin vào các loại thần linh, ma quỷ Đặc biệt là các loại Giàng (thần) được họ tin nhất và tổ chức cúng quanh năm Ngoài ra, đồng bào dân tộc thiểu số còn duy trì việc cúng Boong bpao, Xa cà pô (lễ đâm trâu), cúng Bthi (bỏ mả), cúng nước máng (giọt nước), cúng năm mới, cúng ma Tôn giáo truyền thống hình thành và duy trì trở thành chỗ dựa về tỉnh thần của họ khi phải đối mặt với các thế lực thiên nhiên và xã hội Tín ngưỡng ấy có tác dụng liên kết cộng đồng, gắn bó cá nhân với gia đình, dòng họ, làng bản Nhưng tôn giáo truyền thống gần đây đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế của nó, thậm chí trở thành một gánh nặng cho đồng bào

Tôn giáo du nhập: Hiện nạy ở Tây Nguyên có mặt 4 tôn giáo lớn là Công giáo

(khoảng 660.000 tín đồ), Tin Lành (300.830 tín đồ), Phật giáo (khoảng385.438

tín đồ) và Cao Đài (khoảng 22.929 tín đồ), ngoài ra còn lượng cũng khá lớn tín đồ Hồi giáo Trong đó, Công giáo và Tin Lành đã có thời gian đứng chân lâu dài ở Tây Nguyên, số tín đồ là người dân tộc thiểu số khá đông

Đạo Công giáo truyền vào Tây Nguyên từ lâu, còn đạo Tin Lành phát triển mạnh vào những năm 1954-1975, gần đây lại phát trién 6 ạt ở Tây Nguyên, có tỉnh tăng gấp 10 lần so với năm 1975 Đến năm 2002, theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ thì số đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin Lành ở vùng Tây

Nguyên lên tới trên 300 830 người |

Tính chất phức tạp của vấn để tôn giáo ở địa bàn Tây Nguyên được thể hiện

qua sự mâu thuẫn, xung khắc giữa tôn giáo truyền thống với tôn giáo du nhập, nhất là Công giáo và Tin Lành Trong nhiều thôn, bản đang phân hoá thành 2 nhóm, nhóm theo tôn giá cổ truyền và nhóm theo Công giáo, Tin Lành và su xung đột giữa hai nhóm này đã từng xảy ra

19

Trang 23

Tính chất phức tạp của vấn để tôn giáo ở Tây Nguyên còn ở chỗ: Công giáo,

Tin Lành du nhập và đứng chân ở Tây Nguyên gắn với các âm mưu của đế quốc Pháp, Mỹ Chúng muốn biến hai tôn giáo này thành lực lượng đối trọng với chính quyền nhân dân trên địa bàn này

Gắn chặt vấn đề tôn giáo với vấn đề dân tộc, âm mưu "tơn giáo hố dân tộc” là một khâu quan trọng chiến lược của các thế lực thù địch đối với Tây Nguyên Vì thế, Tây Nguyên hiện nay đang được coi là một trong những "điểm nóng" về vấn đề dân tộc và tôn giáo, cần được đặc biệt quan tâm chú ý

Số người theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên vẫn tiếp tục gia tăng Theo số liệu báo cáo gần đây của 5 tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước, hiện có 500.000 người theo đạo Hiện tượng di dịch cư tự do có nguyên nhân từ tôn giáo vẫn thường

xuyên diễn ra, đặc biệt là 2 năm gần đây có bộ phận người HMông theo "Vàng

chứ” di cư ồ ạt vào các tỉnh Tây Nguyên làm cho tình hình tôn giáo và dân tộc

ở đây càng phức tạp

Tây Nguyên, hiện nay cũng như những năm tới, là trọng điểm của chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Phát hiện âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch và phản động đối với địa bàn Tây Nguyên thật sự có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ An ninh quốc gia, bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không chỉ cho vùng Tây Nguyên, mà còn cho cả mọi miền đất nước

Việt Nam Nhìn chung các tỉnh Tây Nguyên có vấn đề phức tạp về dân tộc và

tôn giáo

1.1.2.3 Về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

Do hoàn cảnh lịch sử, trước đây trong quá trình cai trị Tây Nguyên, cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã ra công đào tạo nuôi dưỡng một đội ngũ tay sai người dân tộc thiểu số, có lợi ích gắn bó với Pháp, Mỹ Trước năm 1975, lực lượng này phục vụ đắc lực cho gự thống trị và chính sách "chia để trị", chính sách "dùng người Thượng trị người Thượng" của chúng Năm 1975, số đông những người từng cộng tác với Mỹ di tản ra nước ngoài Gần đây, được sự giúp đỡ, khuyến khích của Mỹ, những người này đã lập ra các tổ chức phản động lưu vong như Hội người Thượng Đê Ga (MDA), Hội những người miền núi (MFD, Hội bảo vệ nhân quyên người Thượng Đê Ga (MHRO), và hình thành nên cái

20

Trang 24

gọi là "Nha nước Déga độc lập" lưu vong mà linh hồn của nó là "Tin Lành Đêga" Những tổ chức này được sự giúp đỡ nhiều mặt của Mỹ đang tích cực hướng hoạt động về trong nước, móc nối, gây dựng cơ sở ngầm ở Tây Nguyên, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kỳ thị dân tộc, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, gây nên sự phức tạp về an ninh quốc gia trên địa bàn này

Tới nay, theo báo cáo đánh giá của các địa phương và các cơ quan chức năng ‘thi tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên tương đối ổn định, song còn tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa về an ninh chính trị, lòng dân chưa thật yên Sau sự kiện tháng 02/2001, cấp uỷ và chính quyền địa phương các cấp đã chỉ đạo thành lập các đồn cơng tác, tăng cường cán bộ củng cố hệ thống chính trị cơ sở sớm ổn định đời sống và phát triển sản xuất của đồng bào các dân tộc Các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn không từ bỏ âm mưu gây mất ổn định tình hình chính trị, phá hoại sự đoàn kết dân tộc bằng mọi thủ đoạn và các hình thức hoạt động khá nham hiểm đặc biệt là vấn đề tôn

giáo diễn ra không bình thường

1.1 2.4 Về hệ thống chính trị và cán bộ Tây Nguyên

Trên thực tế hệ thống chính trị (HTCT) Tây Nguyên được hình thành và phát huy tác dụng từ sau ngày miền Nam giải phóng (30-4-1975) Nhìn chung, sau hơn 20 năm từ khi thành lập, HTCT Tây Nguyên trên tất cả các cấp, từ tỉnh, huyện, xã phường đã từng bước trưởng thành, vai trò của các tổ chức đảng đã phát huy được hạt nhân chính trị ở cơ sở, chính quyền các cấp cũng đã trưởng thành trong việc thể chế hoá và hiện thực hoá các chủ trương chính sách của Đảng, các tổ chính chính trị- xã hội khác, ở những mức độ khác nhau, cũng đã phát huy được vai trò của mình Tuy nhiên, trên thực tế HTCT Tay Nguyên cũng bộc lộ những hạn chế :

- Về mô hình, phương thức hoạt động còn khuôn mẫu, chưa gắn với điều kiện cụ thể của Tây Nguyên, trong tổ chức còn chồng chéo, đa phần các tổ chức

trong HTCT còn chưa rõ chức năng, nhiệm vụ, năng lực thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước của tổ chức đảng còn yếu, các cấp chính quyền còn thụ động trong việc chấp hành, quản lý sản xuất và quản lý xã hội,

21

Trang 25

các đoàn thể nhân dân hầu như còn nặng hình thức Bởi vậy, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thực tiễn còn kém

- Về đội ngũ cán bộ trong HTCT, nhất là đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, vừa thiếu vừa yếu Hiện tại, tổng số định biên theo Nghị định số 09/1998/ ND- CP của bốn tỉnh trong vùng là 11.882 người, trong đó cán bộ nữ là 1.099 người (chiếm 9,2%) Cán bộ dân tộc ít người là 8808 người (chiếm 32%) Tổng số thành viên UBND là 3.451 người, trong đó nữ 110 người chiếm 3,2%, dân tộc

thiểu số là 1089 người chiếm 31%

+ Cán bộ chủ chốt của Đảng- kiêm Chủ tịch HĐND là 1182.người

+ Cán bộ chủ chốt chính quyền là 1.186 người + Cán bộ khối đoàn thể là 2.980 người

+ Cán bộ 4 chức danh theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP là 2484 người

+ Cán bộ thuộc các chức dạnh khác: 2.901 người

Nhìn chung, số lượng có tặng nhưng chất lượng chưa mạnh Về cơ bản đội ngũ đó khó có khả năng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn Hạn chế nổi bật nhất- chìa khoá của mọi vấn đề là trình độ học vấn thấp Có tới 61% có trình độ (văn bằng chứ chưa hẳn là thực tế) cấp I và cấp II Thậm chí, có người mới chỉ biết viết mỗi tên mình (dùng để ký) Đăklăk là tỉnh có công tác đào tạo khá tốt (so với

các tỉnh trong vùng), song vẫn còn 55,3% số chủ tịch, phó chủ tịch HĐND &

UBND và 53,4% số bí thự, phó bí thư phường, xã chưa tốt nghiệp phổ thông trung học Về lý luận chính trị, mới có 14,5% có trình độ sơ cấp, 23,5% có trình độ trung cấp và cao cấp Nhưng có tới trên 70% cần được đào tạo theo chương trình trung cấp và cao cấp Cán bộ 4 chức danh chuyên môn còn tới 40% cần được đào tạo theo chương trình sơ cấp và trung cấp

- Riêng đối với đội ngũ cần bộ là người dân tộc thiểu số, đại đa số do trình độ học vấn thấp (so với mặt bằng cán bộ cơ sở tại chỗ), lại chịu ảnh hưởng khá nặng nề của phong tục, tập quán lạc hậu kể cả tâm lý vừa "tự tị, vừa "công thần" cho nên phần lớn chưa phát huy được vai trò Biểu hiện rõ nhất là khả

năng giải quyết công việc độc lập; khả năng nghiên cứu, tổng kết thực tiễn; khả năng quán triệt và truyền đạt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho quần chúng nhân dân đều rất bất cập

22

Trang 26

1.1.2.5 Kết cấu cơ sở hạ tầng

Tây Nguyên có hệ thống đường giao thông bộ khá phát triển với hơn 2.000km chiều dài Quốc lộ 14 với chiều đài 700 km là xương sống của Tây Nguyên, trong đó có tới trên 20 km chạy dọc theo biên giới Việt Nam- Campuchia và chạy qua cột mốc ngã ba Đông Dương tai km 251 Ngoài ra, phải kể đến các tuyến đường: Phan Rang- Đà Lạt- Dầu Tiếng; Kon Tum- Mộ Đức, Plâyku- Qui Nhơn; Buôn Ma Thuột- Nha Trang: Di Linh- Phan Thiết; Plâyku- Srungcheng (Campuchia) Bên cạnh các tuyến đường liên tỉnh còn hệ tuyến đường liên huyện, liên xã cũng khá phát triển kết thành mạng giao thông đường bộ khá dày Tuy nhiên, đến nay toàn vùng vẫn còn 37 xã chưa có đường

Ơ tơ vào mùa mưa, 11 xã chưa có đường ô tô vào mùa khô

Đường xe lửa, tới nay chỉ còn "dấu tích" một thời của tuyến đường duy nhất Tháp Chàm- Đà Lạt với chiều dài 78 km

Đường hàng không có các sân bay: Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Plâyku đang sử dụng và 5 sân bay dã chiến chưa khôi phục

Nhìn chung, hệ thống giao thông ở Tây Nguyên tương đối thuận lợi

Đường tới các xã cơ bản đã có đường ô tô, song chủ yếu là đường đất, bởi thế

vào mùa mưa đi lại còn rất khó khăn

1.1.2.6 Đời sống kinh tế" xã hội của đồng bào các dân tộc Táy Nguyên

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và

quốc phòng, an ninh của cả nước; là vùng giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết

đấu tranh cách mạng kiên cường; có văn hoá dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc thù Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm lãnh đạo và chăm lo đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên Vì vậy, kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng ở Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng Đặc biệt,

sau 15 năm đổi mới, kinh tế - xã hội Tây Nguyên đã có bước phát triển khá,

bước đầu phát huy có hiệu quả tiểm năng, lợi thế, mở rộng sản xuất hàng hoá, tạo được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng kinh tế, xã hội có nhiều thay đổi lớn; đời sống của đại bộ phận nhân dân có

23

Trang 27

bước cải thiện rõ rệt; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm

Những năm gần đây, Tây Nguyên là khu vực có tốc độ trưởng kinh tế cao so

với cả nước, bình quân GDP tăng khoảng 12,5%, đứng thứ hai so với cả nước

(chỉ sau vùng Đông - Nam Bộ), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Thu nhập bình quân đầu người tăng (năm 2000 khoảng 211 USD/người), đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số (Như số liệu đánh giá của các bộ và báo cáo của các tỉnh Tây Nguyên) Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã bộc lộ một số vấn đề cần phải được nghiên cứu giải quyết đó là sự phân hoá giàu nghèo ở Tây Nguyên đang diễn ra

hết sức sâu sắc

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 1999, ở Tây Nguyên tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước - 24,9%, trong khi cả nước là 13,3% Đặc biệt, số hộ nghèo đói ở nông thôn còn rất cao - 26,57%

Đến năm 2000, tỷ lệ đói nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên còn rất cao: tỉnh Đăk

Lak 8,63%, Lâm Đồng 8,53%, Gia Lai 16,8%, Kon Tum 13,23%, chênh lệch

hộ giàu với hộ nghèo là 12,9 lần (so với các tỉnh phía Bắc là 6,8 lần)

Sự chênh lệch về mức sống kinh tế của đồng bào dân tộc tại chỗ với người Kinh còn rất lớn và có xu thế ngày càng gia tăng

Theo báo cáo của các địa phương, so sánh thu nhập bình quân đầu người/năm của toàn tỉnh với thu nhận của đồng bào các dân tộc thiểu số cho thấy: ở Gia

Lai gấp 4,29 lần (2760/644), Kon Tum 1,95 lần (2550/131O), Đăk Lăk 1,56

lần (2760/2410) và Lâm Đồng 1,6614n (3037/1825)

Nếu so sánh với đồng bào dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn thì sự chênh lệch còn lớn hơn rất nhiều (ví dụ, ở Gia Lai đến 10,6 lần)

Theo kết quả giám sát của Hội đồng Dân tộc Quốc hội (1999), tỷ lệ đói nghèo ở một số dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên còn cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chung

của địa phương: Ví dụ, dân tộc M'nông ở Đăk Lăk tỷ lệ đói nghèo là 67,1% so

với bình quân chung của toàn tính là 15% (theo tiêu chí cũ), còn người Bana ở

xa Lo Ku, huyện Bang, Giạ Lai (thuộc xã khu vực III) có tỷ lệ đói nghèo 80,7%

so với bình quân chung của tỉnh là 30,83%

24

Trang 28

Tình trạng đói nghèo và sự phân hoá giàu nghèo đang diễn ra hết sức gay gắt ở khu vực Tây Nguyên, đối tượng đói nghèo chủ yếu vẫn là đồng bào các dân lộc thiểu số địa phương, các gia đình chính sách, khu vực đói nghèo tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, cơ sở kháng chiến cũ Đây cũng là những đối tượng chính của các giải pháp chính sách cần được quan tâm đúng mức

Mặc dù Tây Nguyên có sự tăng trưởng khá, đời sống của đồng bào các dân tộc anh em có bước cải thiện, hộ đói nghèo có xu hướng giảm, song trong quá trình xây dựng và phát triển Tây Nguyên còn một số vấn đề đáng chú ý sau:

- Thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng: phát

triển kinh tế còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch kế hoạch nên chưa ồn định, vững chắc

- Phát triển kinh tế chưa kết hợp tốt với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng xã hội và đoàn kết các dân tộc, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh; để xảy ra tình trạng phân hoá giàu nghèo nhanh giữa đồng bào nơi khác

đến định cư, chủ yếu là người Kinh với đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ,

đời sống của số đông đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ vẫn còn nhiều khó

khăn Tình trạng nông dân thiếu đất hoặc không có đất canh tác do mua bán, sang nhượng trái phép còn nhiều Tỷ lệ đói nghèo và trẻ em suy dinh dưỡng

cao, trình độ dân trí thấp và chậm được cải thiện Tình hình này không chỉ là

vấn đề kinh tế mà đã trở thành vấn đề chính trị - xã hội bức xúc, tiềm ẩn sự mất ổn định về chính trị và càng trở nên phức tạp vì các thế lực thù địch đang triệt

để lợi dụng để kích động chống phá ta rất thâm độc, quyết liệt

- Mặc dù sau vụ bạo loạn chính trị tháng 02 năm 2001, chúng ta đã tập trung giải quyết được một bước, nhưng tình hình vẫn chưa thực sự ổn định và còn nhiều diễn biến rất phức tạp Các thế lực thù địch vẫn đang ra sức phát triển đạo trái phép, đặc biệt là "Tin Lành Đề-ga" trong đồng bào dân tộc thiểu số; tuyên

truyền chia rẽ đồng bào các dân tộc thiểu số và người Kinh, ráo riết kích động đả kích Đảng và Nhà nước ta Chúng nhen nhóm phát triển trở lại lực lượng

Fulrô, kích động lôi kéo người trốn sang Campuchia nhằm gây mất ổn định chính trị ở Tây Nguyên, tạo cớ để Mỹ thông qua UNHCR can thiệp vào công

25

Trang 29

việc nội bộ nước ta và để có điểu kiện tuyển chọn, huấn luyện người Tây

Nguyên đưa trở về Việt Nam, về Tay Nguyên chống phá ta Chúng xúi giục

đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đòi lập "nhà nước Đẻ-ga" độc lập,

tách khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam và nhà nước Việt Nam thống nhất - Vụ bạo loạn chính trị đầu năm 2001 đã bộc lộ rõ tình trạng nhiều tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở của ta ở Tây Nguyên yếu kém, không gắn bó

với dân, không được dân tín nhiệm Lực lượng chuyên trách chưa nắm chắc các

hoạt động của địch Đội ngũ cán bộ cốt cán các cấp chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ; một số người yếu kém cả về năng lực và phẩm chất, không sát nhân dân, nhất là không sát đồng bào các dân tộc thiểu số Việc đào tạo bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là ở cơ sở chưa được quan tâm đúng mức và thiếu chính sách, giải pháp phù hợp

Nguyên nhân của những khuyết điểm nói trên chủ yếu là do việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể nhân dân các cấp từ Trung ương đến cơ sở đã có một thời gian dài chủ quan, mất cảnh giác, quan

liêu, xa dân; chưa thấy hết những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng này, nhất là những vấn đề liên quan đến đất đai; chưa

quan tâm giải quyết kịp thời chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Khi phát hiện thấy tình hình có dấu hiệu bất ổn thì hành động quá chậm, hiệu

quả thấp, để tình hình mất ổn định kéo dài

1.2.Tình hình dân tộc, tôn giáo ở Tây Nguyên

1.2.1 Tình hình dân tộc ở Tây Nguyên

Hiện nay ở Tây Nguyên cá đến 45 tộc người (dân tộc) đang sinh sống, trong đó: cư dân các tộc người thiểu số chiếm khoảng 32,36% dân số cả vùng (khoảng

1,47 triệu người) Về nguồn gốc, có thể chia cư dân Tây Nguyên thành ba nhóm chính Nhóm các tộc người thiểu số tại chỗ gồm 12 tộc người đã sinh sống từ lâu trên vùng đất này Trong đó, tộc người có dân số đông nhất là GiaRai (332.519 người), tiếp đến là Êđê (249.245 người), Bana (154.237 người), Kho (112.837 người), Xơ đăng (84.789 người), và các tộc người Minông, Giẻ Triéng, Ma, H’ré, Chu ru, B râu, R?măm Nhóm các tộc người thiểu số di cư từ nhiều nơi khác đến như: Nùng (hơn 100.000 người), Tày (hơn

26

Trang 30

80.000 người) Thái, Dao, Mông, Mường Nhóm tộc Việt (Kinh), lên Tây Nguyên qua nhiều nguồn di cư khác nhau, phần lớn sống tập trung ở các thành phố, thị xã, thị trấn

Có thể nói rằng: dưới tác động của công cuộc đổi mới, cộng đồng các

dân tộc Tây Nguyên đã có những biển đổi sâu sắc : Thứ nhất, về cơ cấu, thành phần dân tộc

Tỷ trọng các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên ngày càng giảm Trong vòng 10 năm trở lại đây, dân số các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên chỉ tang 274.000 người bằng 24,4%, trong khi đó dân số người Kinh tăng 79%, dân số

các dân tộc thiểu số không phải bản địa tăng 186% Cụ thể, năm 1976, dân số

Tây Nguyên là 1.225.000 người, gồm 18 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ là 853.820 người, chiếm 69,7% dân số Đến năm 2004, dân số Tây Nguyên là 4.668.142 người, gồm 46 dân tộc anh em, trong đó đồng

bào các dân tộc thiểu số tại chỗ là 1.181.337 người, chiếm 25,3% dân số

Thứ hai, về thành phần dan toc

Toàn vùng có 45 dân tộc anh em đang sinh sống, ngoài ra còn có một số người không xác định được họ thuộc dân tộc nào Trong đó, đồng bào Kinh: 3.098.439 người (chiếm 66, 37 % dân số); đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ: 1.181.337 người (chiếm 25,3% dân số); đồng bào các dân tộc thiểu số mới đến: 348.680 người (chiếm 8,33% dân số) Trong các dân tộc thiểu số, không

có sự đồng đều về dân số cũng như các chỉ số phát triển Dân tộc thiểu số tại

chỗ đông nhất là dân tộc Gia-rai: 332.519 người, chiếm 24,4%; ít nhất là các dân tộc Bơrâu (313 người), Xtiêng (302 người), chưa đến 1% Dân tộc thiểu số' nơi khác đến cũng có sự khác biệt tương tự

Thứ ba, tình hình dân di cư tự do

Một trong những vấn đề bức xúc về dân số của Tây Nguyên là tỷ lệ tăng tự nhiên và tăng cơ học rất cao do dân di cư tự do từ nơi khác đến đem theo hậu

quả là nạn phá rừng, mua bán đất đai và nhiều vấn đề bức xúc khác về môi

trường Việc dân di cư tự do đến Tây Nguyên với số lượng lớn cũng đã phá vỡ các kế hoạch, quy hoạch nhát triển kinh tế xã hội của các tỉnh Đặc biệt là vấn đề ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận dân cư này rất phức tạp Theo

27

Trang 31

thống kê chưa đầy đủ, trong số 170.000 hộ di cư tự đo vào Tây Nguyên cho đến nay, 26% số hộ đã được ổn định cuộc sống theo các dự án của địa phương, 30% số hộ đã tự ổn định, 44% còn lại chưa ổn định cả về kinh tế lẫn quản lý hành chính Đặc biệt trong đó có hàng nghìn hộ hiện đang sống trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cân phải gấp rút đưa ra khỏi rừng

Việc di dân tự do là nguyên nhân chủ yếu làm cho cơ cấu dân tộc biến động nhanh, rất khó kiểm soát Nó cũng góp phần làm tăng số lượng thôn buôn đặc biệt khó khăn lên, gây phức tạp trong công tác quản lý hành chính và trật tự xã hội, kéo theo các tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, tỷ lệ mù chữ, tảo hôn, sinh đẻ tự nhiên, đói nghèo gia tăng; hiên tượng tranh chấp đất đai giữa dân di cư với đồng bào dân tộc tại chỗ cũng gây mất trat tu tri an

Trong số các dân tộc thiểu số nơi khác đến, gần đây, làn sóng người Mông ồ ạt đi cư tự do vào Tây nguyên đã trở thành một vấn dé thực sự phức tạp Người Mông với 24.682 nhân khẩu, cư trú rải rác ở khoảng 60 xã của 24

huyện thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên Vì phải kiếm đất tốt để canh tác nên người

Mông là bộ phận dân cư tham gia tích cực nhất vào làn sóng di cư nội địa tự do từ huyện này sang huyện khác, gây nhiều phức tạp cho công tác quản lý Với bản tính cần cù, chăm chi Jam ăn, nhưng theo tập quán cũ, họ lại xâm phạm tài nguyên rừng trầm trọng: chặt phá rừng lấy đất canh tác, khai thác gỗ làm nhà, săn bắn thú rừng bừa bãi Tài nguyên rừng ở vùng người Mông khó bảo vệ nên hầu như bị xâm hại Họ chủ yếu di cư vào các địa bàn vùng sâu, vùng xa hiểm trở, sống biệt lập khép kín, trong lúc đó chính quyền chưa coi trọng tuyên truyền, giáo dục, vận động, quản lý, chưa thực sự tạo điều kiện cho đồng bào : hoà nhập vào đời sống xã hội nên nhận thức chính trị, xã hội rất hạn chế, dễ bị

bọn phản động đội lốt tôn giáo lôi kéo

Thứ ru, tính cộng đồng tự quản với việc để cao vai trò của già làng, trưởng bản bị tác động mạnh mẽ

Buôn làng Tây Nguyên trước đây với hình thái tập cư theo kiểu đại gia

đình, tính tự quản và tính cộng đồng bền vững, vai trò của già làng được đề cao

Ngày nay, buôn làng của các dân tộc đã xen kẽ nhau nên những nét đặc thù đó suy giảm tự nhiên trong khi nếp sống mới chưa kịp định hình, vai trò của pháp

28

Trang 32

luật chưa được thể hiện đúng mức Đồng thời, sự phân hoá giàu nghèo cũng diễn ra nhanh chóng trong cộng đồng Tỷ lệ đồng bào các dân tộc thiểu số trong diện đặc biệt khó khăn khá cao: 244/2362 xã, chiếm 10,3% của cả nước Tổng số dân sinh sống trong khu vực xã đặc biệt khó khăn của Tây Nguyên là

995.375 người, chiếm 43,3% số nhân khẩu dân tộc thiểu số toàn vùng Đây cũng là vấn đề xã hội phức tạp khó giải quyết

Thứ năm, đã từ lâu các thế lực thù địch luôn có mưu đồ tách Tây Nguyên

ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, chỉ rẽ các cộng đồng dân tộc Tây Nguyên với dân tộc Việt Nam

Thực dân Pháp với chính sách “dùng người Thượng trị người Thượng”,

không để các sắc tộc Tây Nguyên liên kết với nhau nhằm dé bé cai trị; chủ

trương ngăn cấm người Kịnh lên Tây Nguyên với chiêu bài “đất Tây Nguyên của người Tây Nguyên”; khoét sâu các mặt lạc hậu, ngăn chặn ảnh hưởng tiến bộ để kìm hãm đồng bào, tuyên bố các sắc tộc Tây Nguyên không thuộc nòi

giống Việt Nam, buộc Bảo Đại ký thoả ước với ý đồ chia cắt vĩnh viễn Tây Nguyên khỏi lãnh thổ Việt Nam Quy chế “Hoàng triều cương thổ” (Dụ số 6

ngày l5- 4- 1950 của Bảo Đại) là thực hiện mưu đồ đó của Pháp Đến năm

1955, Ngô Đình Diệm lên nắm quyền đã bãi bỏ quy chế đó của Bảo Đại Sau

đại thắng mùa xuân 1975, đế quốc Mỹ đã phải chấp nhận thực tế về một Việt

Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, và chủ nghĩa xã hội nhưng chúng vẫn chưa

từ bỏ âm mưu thôn tính Việt Nam Chúng chọn Tây Nguyên làm địa bàn hoạt động chiến lược để thực hiện mưu đồ “diễn biến hoà bình”, kích động vấn đề dân tộc, nhân quyền; vu khống ta đàn áp người dân tộc thiểu số; đưa ra khẩu hiệu đấu tranh “đất Tây Nguyên trả cho người Tây Nguyên”; kích động tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Trước rất nhiều sự tác động phức tạp đó, vấn đề dân tộc ở Tây N guyên hiện đang là vấn để nóng của cách mạng Việt Nam Đảng và Nhà nước ta đã tập trung nghiên cứu, triển khai hàng loạt những chính sách, chương trình, dự án đối với các dân tộc thiểu số nói chung và đặc biệt là đối với các dân tộc

thiểu số Tây nguyên

1.2.2 Tình hình tôn giáo ở Táy Nguyên

29

Trang 33

Ở Tây Nguyên hiện có khoảng gần 1, 4 triệu tín đồ các tôn giáo lớn, chiếm khoảng 33,6% số dân toàn vùng Trong các tôn giáo lớn ở Tây Nguyên thì Phật giáo phát triển chủ yếu trong người Kinh, Công giáo và Tin Lành được

truyền bá chủ yếu trong đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với các thời kỳ thực dân

cũ và mới Công giáo có lịch sử lâu đời và cơ sở xã hội vững chắc hơn Tin

` Lành vào Tây Nguyên muộn hơn nhưng có tốc độ phát triển nhanh Hiện nay,

đời sống và sinh hoạt tôn giáo của đồng bào rất phong phú, đa dạng nhưng cũng khá phức tạp, thể hiện sự đan xen, pha trộn, thậm chí xung đột giữa truyền thống và hiện đại, nội sinh và ngoại nhập, văn hoá và chính trị Hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, hoạt động trái

pháp luật còn diễn ra ở nhiều nơi, nhất là ở vùng sâu, vùng xa

Thống kê vào cuối năm 2004, Tây Nguyên có 4 tôn giáo chính là: Thiên chúa giáo (Công giáo), Phật giáo, Tin Lành và Cao đài; với tổng số1.368.226 tín đồ, chiếm khoảng 30,13% số dân toàn vùng

-Thiên chúa giáo (Công giáo):659.029 tín đồ; dân tộc thiểu số: 141.000

-Phật giáo : 385.438 tín đồ; dân tộc thiểu số: 1.900 -Tin Lành: 300.830 tín đồ; dân tộc thiểu số: 285.832 -Cao đài: 22.929 tín đồ

a Những năm qua, số lượng tín đồ các tôn giáo tăng khá nhanh, trong đó

đáng chú ý tín đồ là người dân tộc thiểu số tăng cao trong cộng đồng Thiên chúa giáo, và chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong đạo Tin Lành

Ngoài bốn tôn giáo chính, Tây Nguyên còn Hồi giáo với lượng tín đồ hàng ngàn người và có xu hướng cũng phát triển khá nhanh Tín đồ Hồi giáo

cũng chủ yếu phát triển trang đồng bào dân tộc thiểu số

SỐ LIỆU CÁC TÔN GIÁO LỚN Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

Trang 34

3 Dak Lak 117.085 162.889 | 102.724 | 4.548 387.246 23,23 4 Dak Nong =| 21.048 83.242 38.701 972 143.963 35,97 5 Lam Déng | 139.350 | 222.350 | 708.548 | 13.735 445.983 40,10 6 Tay Nguyén | 385.438 =| 659.029 | 300.830 | 22.929 1.368.226 | 30,13 2 Phat gido trén dia ban Tay Nguyên hiện nay - , chức sắc| c/Sở thờ tự; Tong số Tỷ lệ (%} số tín đổ

TT | Địa bàn ; „ chức việc | sinh hoại ghi chú

(người) dân số (người)

(người) đào tạo

1 Kon Tum 26.038 7,43 26.000 38 18 - Số chức sắc

2 Gia Lai 81.917 8,10 81.699 218 65 chức việc bao 3 Dak Lak 117085 | 7,02 117.006 | 79 104 gồm Hòa 4 Đăk Nông 21.048 5,26 21.008 40 13 thượng toa 5 Lâm Đồng 139350 | 12,53 139.198 |152 180 Đại đức 6 Tây Nguyên | 385.438 | 8,49 300.830 | 527 380 Tăng, Ni

3 Công giáo trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay

, chức sắc| c/sở thờ tự;

Tong sổ Ty lệ (%} số tín dd

TT | Địa bàn ; : chức việd sinh hoại ghi chú (người) dân số (người)

(ngudi)} dao tao 1 Kon Tum 110.026 | 31,40 110.000 | 26 58 „ , - $6 chitc sac 2 Gia Lai 80.522 7,96 80.421 101 29 chúc việc bad 3 Đăk Lăk 162889 |9,77 162.637 | 252 52 ; gom Linh 4 Đăk Nông 83.242 20,80 83.224 18 29 x mục, — Œiám 5 Lâm Đồng 222.350 | 20,00 221.678 | 672 142 mục, Tu sĩ 6 Tây Nguyên | 659.020 | 14,51 657.960 | 1.069 310 4 Đạo Tin Lành trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay , - |chức sắc] c/sở thờ tựi ; Tổng số Tỷ lệ (%} số tín đổ | ; TT | Địa ban chức việd sinh hoạt ghi chú

(người) | dân số (người)

Trang 35

dao (cả số tụ phong va 6 Tay Nguyén | 300.830 | 6,62 300.830 | 61 28 duoc Nha nước — công nhận) 53 Đạo Cao Đài trên địa bàn Tây Nguyên hiện nay , : chức sắc) c/sở thờ tựi ; Tong sd Ty lé (%) s6 tin dé

TT | Địa bàn „ ; chức việc sinh hoại ghi chú (người) | dân số (người) ;

(ngudi) | dao tao 1 Kon Tum 435 0,12 434 1 2 Gia Lai 3.239 0,32 3.223 16 5 3 Dak Lak 4.548 0,27 4.484 64 7 4 Đăk Nông 972 0,24 970 2 1 5 Lâm Đồng 13.735 1,23 13.670 | 65 16 6 Tay Nguyén | 22.929 40,5 22.781 148 29

oo Nguồn : Ban Tôn giáo Chinh phu - 6.2006

(Cá đối chiếu với số liệu của Ban Tôn giáo Tỉnh và báo cáo của Bộ Chỉ huy quân sự các - tỉnh Tây Nguyên)

Có thể nêu lên một gố đặc trưng về tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên như

sau:

Thứ nhất, các tôn giáo đêu chú trọng đến việc đề cao vai trò thần quyền , gắn thân quyền và giáo quyền với tính chất thiêng liêng của các tôn giáo để chiếm lĩnh đời sống tâm linh của tín đồ, củng cố niềm tin tôn giáo trong các tín

đồ bằng việc chú trọng giáo dục giáo lý, tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên Tăng cường hoạt động của các chức sắc trong đời sống tỉnh thần của giáo dân kết hợp với việc tổ chức giúp đỡ vật chất Phát triển những hoạt động văn

hoá - xã hội để để cao vai trò của giáo hội Khuyến khích, nâng đỡ, tạo điều

“ kiện để có nhiều người đi tu và hợp pháp việc tu học của học sinh ở các tu viện,

các cơ sở đào tạo của tôn giáo nhằm đào tạo thế hệ kế cận

32

Trang 36

Thứ hai, cùng cố, mở rộng các cơ sở tôn giáo ở những nơi đã có và phát triển đến những vùng mới, chú ý những vùng kinh tế mới, vùng đồng bào dân

tộc thiểu số để tập hợp thêm tín đồ mở rộng địa bàn hoạt động và phạm vi ảnh hưởng của tôn giáo

Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền, thu nhận tín đồ bằng nhiều biện pháp, kết hợp giáo dục đức tin với sự hỗ trợ, thu hút bằng vật chất như giúp đỡ vốn,

kỹ thuật để phát triển kinh tế; các hoạt động từ thiện xã hội giúp đỡ đồng bào

thiếu đói, gặp nạn

Thứ tư, khai thác những yếu tố thuận lợi trong chính sách tôn giáo và luật pháp của Nhà nước để củng cố địa vị giáo hội, đồng thời nâng cao uy tín của giáo hội và đức tin tôn giáo trong xã hội hiện đại — thông qua việc công nhận chức sắc, thuyên chuyển vị trí, mở mang cơ sở vật chất, quan hệ với nước ngoài Đối với từng tôn giáo, có thể thấy những nét đặc thù sau:

Đối với Thiên chúa giáo:

Hoạt động của Thiên chúa giáo bước đầu đã đi vào ồn định, có xu hướng giảm dần các sinh hoạt bệ nổi, phô trương rầm rộ như trước đây Tình trạng dùng giáo quyền để huy động tràn lan sức người, sức của của giáo dân phục vụ

cho việc trùng tu cơ sở thờ tự và làm sâm uất xứ đạo đã giảm nhiều so với

những năm trước đây Nhưng, điều đáng chú ý của Thiên chúa giáo là hoạt

động truyền đạo, phát triển đạo chuyển hướng đi vào chiều sâu, đáp ứng yêu

cầu của “Công cuộc truyền giáo sắc tộc” Theo hướng này, giáo hội kêu gọi các chức sắc và tín đồ không phô trương hình thức, tập trung vào việc canh tân, sám hối, củng cố giáo lý, đức tin Đồng thời, khuyến khích các linh mục học - tiếng dân tộc để phục vụ việc truyền đạo vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, kèm cap tu si, tu sinh, giáo phu và thừa tác viên

Ở cơ sở; tranh thủ học bổng tài trợ của tổ chức nước ngoài để cho linh mục đi

học nhằm “trí thức hoá” đội ngũ giáo sĩ, phân chia địa bàn giáo xứ, hướng trọng tâm xuống cơ sở, tìm mọi cách để thâm nhập vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn kinh tế mới, vùng sâu, biên giới với nhiều phương thức, thủ đoạn tỉnh vi Cùng với quá trình ổn định dân cư, Thiên chúa giáo tìm mọi cách nắm và đồn ngặ hố tín đồ, thúc đẩy quần chúng liên tục yêu sách,

33

Trang 37

kiến nghị với Nhà nước xin phép được sinh hoạt tôn giáo, xin linh mục về làm lễ, xin xây dựng cơ sở thờ tự

Tình hình xây dựng, sử dụng các nhà nguyện trái phép, mua đất, hiến

nhượng nhà, đất của cá nhân làm nơi thờ tự diễn ra dưới nhiều hình thức; nhiều cơ sở thờ tự hoạt động trái phép, chính quyền nhiều lần yêu cầu đình chỉ, tháo

đỡ nhưng chưa giải quyết dứt điểm được Đáng lưu ý là đầu năm 2005, giám mục giáo phận Buôn Mê Thuột đơn phương thành lập 13 giáo xứ trên địa bàn tỉnh Đăk nông Đây là các giáo xứ chưa hợp pháp và chưa được công nhận về mặt pháp lý

Đạo Phật

Từ năm 2001 đến nạy, hoạt động của Phật giáo cũng đã đi vào xu hướng ổn định Được sự giúp đỡ thường xuyên của chính quyền các cấp, Ban Tri su tiếp tục kiện toàn, và thực hiện tốt vai trò chỉ đạo, điều hành các hoạt động Phật sự Tuy nhiên, trong Phật giáo vẫn còn một số vấn để đáng quan tâm như: Lợi

dụng vấn đề từ thiện để haat dong truyền đạo đến những vùng chưa có đạo; lập

nên Phật đường, Ban đại diện ở một số cơ sở trái phép; một số huynh trưởng có tư tưởng cực đoan tuy bị đựa ra khỏi Ban Hướng dẫn đã tìm cách khôi phục lại Tổ chức Gia đình Phật tử, tự lập ra ban hướng dẫn trai phép, hoạt động chia rẽ nội bộ gia đình Phật tử, ra sức lôi kéo hàng ngũ huynh trưởng và tổ chức sinh hoạt phong cấp, thi nâng bậc lén lút rất phức tạp

Đạo Tin Lành

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác đối với đạo Tin Lành trong tình hình mới, các địa phương đã cho phép chọn và mời các đại biểu Tin Lành tham dự Đại hội đồng Tổng liên hội hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) lần thứ nhất (lần thứ 43 theo lịch sử Giáo hội), tổ chức ra mắt Ban đại diện Hội thánh Tịn Lành các tỉnh, và các ban đại diện đã có tâm thư

kêu gọÏ tín hữu Tin Lành đoàn kết, tuân thủ pháp luật, đi theo đường hướng của

Hôi thánh và kiên quyết bác bỏ cái gọi là “Tin Lành Đề ga” Đại diện mục sư, đôn đốc nhắc nhở tín hữu chấp hành quy định của Nhà nước, không ngheo theo luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của kẻ xấu, bước đầu tạo được sự ổn định trong sinh hoạt tôn giáo

34

Trang 38

Tuy nhiên, vấn đề phức tạp nổi lên hiện nay là van dé “Tin Lanh Dé ga”

Sau các vụ bạo loạn 2001 và 2004, một số phần tử do bọn phản động lưu vong ở nước ngồi móc nối, lơi kéo, xúi dục, tiếp tục lén lút tuyên truyền về cái gol là “Hội thánh Tin Lành Đềga” đã làm cho một bộ phận đồng bào dân tộc theo Tin Lành hiện nay vẫn còn ngộ nhận, tin theo “Tin Lành Déga” và một bộ phận

đã tìm cách rời bỏ buôn làng, chạy sang Campuchia, làm ảnh hưởng đến sự ổn

định chính trị, xã hội ở một số địa phương Cái gọi là “Tin Lành Déga” khong phal 14 mot t6 chitc Ton gido, ma thực chất là Tổ chức Chính trị đội lốt tôn giáo Chúng tuyên truyền rằng “vào Tin Lành không phải vì Chúa mà là để lật đổ chính quyền người Kinh, lấy lại đất đai, nhà cữa chia cho người dân tộc Gia đình nào có nhiều người theo đạo Tin Lành sẽ được chia nhiều đất và sẽ được nhà đẹp

Cùng với “Tin Lành Đêga”, thì tình hình nói chung của đạo Tin Lành

vẫn còn tiềm ẩn những vấn để phức tạp Hiện nay, có hàng trăm điểm nhóm lễ,

sinh hoạt cố định và không cố định Các điểm Tin Lành tự hình thành nên hàng trăm chi hội và Ban Chấp sự trái phép để tự quản các hoạt động tôn giáo của tín

đồ ở các thôn, buôn; một số Ban Chấp sự Tin Lành thu khoản đóng góp của tín

đồ phục vụ cho lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo khá công khai Gần đây, một số mục sư vừa chú ý đến tình hình, vừa cử người đi đào tạo, bồi lĩnh nhằm chuẩn bị nhân sự sau này

Cao Đài

Thời gian gần đây, các phái Cao đài tiếp tục đi vào ổn định và duy trì các sinh hoạt tôn giáo bình thường, nhiều đề nghị của các phái Cao đài được giải - quyết, nên hàng ngũ chức gắc, chức việc cũng như tuyệt đại bộ phận tín đồ đều phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cũng như

sự quản lý của chính quyền các địa phương

1.3 Sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thà địch chống phá cách mạng ở Táy Nguyên

1.3.1 Lợi dụng các hoạt động tuyên truyền phát triển tín đồ, đào tạo chức sắc để chuẩn bị lực lượng chống phá cách mạng trong Công giáo và Tin Lành

35

Trang 39

Thời gian qua hoạt động truyền đạo, phát triển tín đồ, đào tạo chức sắc, xây dựng cơ sở thờ tự ở Tây Nguyên được các tổ chức tôn giáo đặc biệt quan tâm, nhất là Công giáo và Tin Lành, thu hút sự tài trợ, giúp đỡ khá nhiều của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài Bên cạnh những hoạt động thuần túy tôn giáo, hợp pháp, có cả các hoạt động bất hợp pháp, gắn với mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch nhất là việc truyền bá “Tin Lành Đề Ga” Hiện nay ở Tây

Nguyên có nhiều điểm nhóm lễ và người truyền đạo Tin Lành trái phép, trong

đó có cả cái gọi là “Hội thánh (cơ sở) Tin Lành Đề Ga” Có nhiều chỉ hội, Ban Chấp sự và hàng loạt mục sư, truyền đạo, truyền đạo tình nguyện trái phép Trong đó có cả những người tham gia tổ chức phản động “Nhà nước Đề Ga”, những chỉ hội “Tin Lành Đề Ga” và chi hội Tin Lành của người Mông di cư tự do vào Tây Nguyên Lợi dụng việc tự phong, tự lập trái phép, các mục sư, truyền đạo đã đẩy nhanh các hoạt động truyền đạo, lôi kéo, ép buộc người theo đạo từ những hoạt động đơn lẻ, lén lút chuyển sang hoạt động tập trung đông người, khá rầm rộ ở các thôn, buôn Thực chất đây là hoạt động tranh giành ảnh hưởng trong đồng bào tín đồ, tập hợp, lôi kéo đồng bào các dân tộc thiểu số vào hoạt động phản cách mạng

Những năm tới các tên giáo ở Tây Nguyên đều có sự phát triển cả về số lượng tín đồ, quy mô tổ chức, tính chất hoạt động Trong đó, đạo Tin Lành

ngày càng có khả năng thích nghỉ với đặc điểm đồng bào dân tộc thiểu số, đây

sẽ là tôn giáo phát triển mạnh nhất, với những hoạt động chủ yếu là: tập trung tuyên truyền củng cố đức tin, phát triển tín đồ, củng cố tổ chức và hợp pháp hoá các Hội thánh cơ sở Tích cực tuyển dụng những người có trình độ vào Ban chấp sự, đưa người đi đào tạo ở các trung tâm Tin Lành như Đà Nắng, Khánh Hoa, Thanh phố Hồ Chí Minh, kể cả ở nước ngoài Các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng hoạt động này để lôi kéo quần chúng và xây dựng lực lượng phản cách

mạng

1.3.2 Kích động ly khai dân tộc, xúi dục đồng bào đòi yêu sách, công khai đấu tranh chống chính quyền nhân dân, móc nối, tổ chức vượt biên trái phép

Thông qua hoạt động truyền đạo, các hoạt động xã hội - từ thiện, các đoàn đến thăm và tặng quà cho đồng bào cùng với sử dụng các phương tiện thông tin

36

Trang 40

đại chúng, các thế lực thù địch ra sức tuyên truyền nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, làm lung lạc lòng tin trong nhân dân, kích động chia rẽ đoàn kết đồng bào giáo với đồng bào lương, đồng bào các tộc người thiểu số với người Kinh, xúi dục, nhóm họp, tổ chức những người nhẹ dạ, cả tin tham gia đấu tranh đòi yêu sách, gây sức ép với chính quyền địa phương Khi chính quyền có phản ứng thì chúng vu cáo chính quyền “vi phạm chính sách tự do tín ngưỡng”, “đàn áp tôn giáo”, “vi phạm dân chủ, nhân quyền”, kích động đồng bào chống đối, khi có

điều kiện thì chuyển thành bạo loạn chính trị

Từ năm 2001 đến nay các thế lực thù địch thường xuyên tuyên truyền lôi kéo, tổ chức móc nối, thiết lập đường dây đưa người vượt biên sang Campuchia với số lượng lớn Chủ yếu tập trung vào những đối tượng đã tham gia biểu tình, bạo loạn hoặc có tư tưởng chống đối để đe doa, lừa bịp

1.3.3 Lợi dụng chủ trương hợp tác, mở rộng hội nhập quốc tế để tăng cường quan hệ móc nối với nước ngoài, tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ tiền của và phương tiện hoạt động

Sự phát triển mạnh mẽ của các tôn giáo ở Tây Nguyên trong thời gian qua do nhiều nguyên nhận, trong đó có sự hà hơi, tiếp sức từ bên ngoài qua nhiều con đường công khại hoặc bí mật, hợp pháp, bất hợp pháp Thông qua các hoạt động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tơn giáo ở

nước ngồi để tuyên truyền phát triển đạo, tạo điều kiện vật chất cho các tổ

chức tôn giáo trong nước hoạt động, xây dựng, sửa chữa các cơ sở tôn giáo để phô trương thanh thế Mặt khác chúng buộc chặt các tổ chức tôn giáo trong

nước với nước ngoài để chỉ đạo trực tiếp

1.3.4 Tăng cường cây kết với bọn phản động lưu vong, kết hợp lợi dụng

tín ngưỡng, tôn giáo với Joi dung van dé dan toc để xây dựng cơ sở ở Tây

Nguyên, thực hiện chống nhá cách mạng cả trước mắt và lâu dài

“Tơn giáo hố” các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, kết hợp lợi dụng vấn đề

tôn giáo với vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền là khâu then chốt trong âm

mưu, thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch Chúng vừa ra sức kích động tư tưởng hẹp hồi, kỳ thi dân tộc, địa phương chủ nghĩa , vừa dùng tôn giáo như

một công cụ, phương tiện bữu hiệu để thực hiện âm mưu “tự trị” ở Tây Nguyên

37

Ngày đăng: 24/11/2021, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w