Nhóm công cụ trực tiếp...3Lãi suất tiền gửi:...3 Khung lãi suất tiền gửi và cho vay hoặc lãi suất cơ bản...3 Hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng...4 Phát hành tiền trực tiếp ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN HỢP TÁC QUỐC TẾ
THẢO LUẬN TRÌNH BÀY CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG LIÊN HỆ THỰC TẾ VIỆC THỰC HIỆN
CÁC CHÍNH SÁCH NÀY Ở VIỆT NAM
TIỀN TỆ
Mục lục
Các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương 3
Trang 2A. Nhóm công cụ trực tiếp 3
Lãi suất tiền gửi: 3
Khung lãi suất tiền gửi và cho vay hoặc lãi suất cơ bản 3
Hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng 4
Phát hành tiền trực tiếp cho Ngân sách và cho đầu tư 4
B. Nhóm công cụ gián tiếp 4
Nghiệp vụ thị trưởng mở (Open market operation) 5
Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements) 8
Chính sách chiết khấu (Discount policy) 10
Liên hệ thực tế việc thực hiện chính sách tiền tệ tại Việt Nam 11
A. Dấu ấn điều hành chính sách tiền tệ 11
Năm 2019 11
Năm 2020 15
Quý I, II năm 2021 16
B. Khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ 19
C. Định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng thời gian tới 21
Kết luận 22
Các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương
A Nhóm công cụ trực tiếp
Công cụ trực tiếp là công cụ mà thông qua chúng NHTW có thể tác động trực tiếp đến các mục tiêu mà không phải qua một biến số trung gian nào khác Các công cụ trực tiếp mà NHTW có thể sử dụng thường là
Trang 3* Lãi suất tiền gửi:
- Nếu lãi suất tiền gửi cao sẽ thu hút được nhiều tiền gửi, làm gia tăng nguồn vốn để cho vay Nếu lãi suất thấp, sẽ làm giảm tiền gửi, giảm khả năng mở rộng cung cấp tín dụng của các NHTM và các tổ chức tín dụng
- Khi NHTW thay đổi các mức ấn định lãi suất tiền gửi, các NHTM và các tổ chức tín dụng phải tuân thủ các mức lãi suất ấn định này, từ đó sẽ làm thay đổi khối lượng tiền tệ, tin dụng trong nền kinh tế
+ Ưu điểm: Việc thay đổi các mức ấn định lãi suất tiền gửi sẽ có tác động trực tiếp và
nhanh chóng đến khối lượng tiền tệ và tin dụng của nền kinh tế
+ Nhược điểm: làm cho các tổ chức tín dụng mất đi tính linh hoạt và quyền tự chủ kinh
doanh, giảm khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng, dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn nhất thời ở ngân hàng nhưng lại thiếu vốn cho đầu tư hoặc có thể khuyến khích dân chúng dùng tiến vào dự trữ ngoại tệ, bất động sản trong khi ngân hàng hụt hằng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay
* Khung lãi suất tiền gửi và cho vay hoặc lãi suất cơ bản
- NHTW có thể tác động tới khối lượng tiền cung ứng bằng cách quy định và điều chỉnh khung lãi suất (giới hạn tối đa và tối thiểu) hoặc quy định điều chỉnh lãi suất cơ bản và biến
độ dao động
+ Ưu điểm: Biện pháp này giúp ngân hàng thương mại được quyền lựa chọn mức lãi suất
tiền gửi hoặc lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện cụ thể của mình trong giới hạn không lãi suất hay biển độ giao động của lãi suất cho phép để kinh doanh, nâng cao được tính độc lập,
tự chủ của mỗi ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng
+ Nhược điểm: Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, lãi suất rất nhạy cảm với đầu tư, nên
nhiều khi khung lãi suất do NHTW quy định trở nên gò bó, cứng nhắc, không theo kịp những diễn biến của thị trường
* Hạn mức tín dụng đối với các tổ chức tín dụng
- Đây là biện pháp NHTW khống chế mức cho vay tối đa đối với NHTM và tổ chức tín dụng Trên cơ sở quy mô, tình hình hoạt động cũng như khả năng huy động vốn của từng tổ chức tín dụng NHTW tiến hành phân chia hạn mức tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, đó chính là mức tối đa mà mỗi ngân hàng, mỗi tổ chức tín dụng được phép vay từ NHTW
Trang 4+ Ưu điểm: Việc sử dụng biện pháp này tạo cho NHTW dễ dàng đạt được mục tiêu kiểm
soát khối lượng tiền cung ứng
+ Nhược điểm:Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, với sự biến động thường xuyên
của cung và cầu tiền vay, biện pháp này tỏ ra không còn linh hoạt phù hợp với sự biến động của nền kinh tế
* Phát hành tiền trực tiếp cho Ngân sách và cho đầu tư
- Khi ngân sách Nhà nước bị thiểu hụt, NHTW phát hành tiền để bù đắp sự thiếu hụt ấy
+ Ưu điểm:Biện pháp này làm gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông.Vốn đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội có thể được thực hiện thông qua con đường tín dụng ngân hàng Việc NHTW phát hành tiến trực tiếp cho đầu tư là một biện pháp cần thiết trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, dư thừa tiềm năng kinh tế và sẽ mang lại hiệu quả tích cực nếu việc phát hành tiền được sử dụng để khai thác tiềm năng về tài nguyên và con người
+ Nhược điểm: gia tăng tỷ lệ lạm phát.
B Nhóm công cụ gián tiếp
Công cụ gián tiếp là công cụ mà sự tác động của chúng đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua một biến số khác thuộc về sự kiểm soát của NHTW và qua
cơ chế tự điều tiết của các lục lượng thị trường
* Nghiệp vụ thị trưởng mở (Open market operation)
Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách tiền tệ quan trọng nhất, bởi vì chúng là những nhân tố chủ yếu làm thay đổi lãi suất và khối lượng tiền cơ sở, là nguồn chủ yếu làm thay đổi cung tiền Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua bán các chứng khoán ngắn hạn của NHTW trên thị trưởng mở
Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
Nếu muốn gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng tín dụng NHTW tiến hành mua giấy tờ có giá trên thị trường Ngược lại khi muốn giảm mức cung ứng tiền, thu hẹp tín dụng NHTW phát hành và bán các giấy tờ có giá Thông qua các nghiệp vụ của thị trường
mở, NHTW có thế kiểm soát được mức lãi suất thị trường ngắn hạn và mức cung tiền trong nền kinh tế
Thông thường, nghiệp vụ thị trường mở bao gồm 2 loại:
Trang 5+ Nghiệp vụ chủ động (dynamic open market operations): là nghiệp vụ được tiến hành nhằm mục đích chủ động thay đổi mức dự trữ và tiến cơ sở
+ Nghiệp vụ bị động (defensive open market operations); là nghiệp vụ được tiến hành nhằm bù lại những chuyển động của các nhân tố ảnh hưởng một cách không có lợi đến tổng lượng tiền trong lưu thông
Ưu, nhược điểm của nghiệp vụ thị trường mở
- Ưu điểm:
Các công cụ của nghiệp vụ thị trường mở có những lợi thế nhất định so với các công cụ khác trong chính sách của NHTW Những lợi thế này bao gồm
+ Tính chính xác
+ Tính linh hoạt
+ Khả năng tiên liệu
Nhờ những ưu điểm trên mà nghiệp vụ thị trưởng mở được coi là công cụ hữu hiệu nhất trong các công cụ của chính sách tiền tệ
- Nhược điểm
Mặc dù là công cụ có nhiều ưu điểm song nó cũng còn có những nhược điểm nhất định,
cụ thể là:
+ Các ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở đến cơ số tiền làm dự trữ của ngân hàng không tăng hoặc giảm tương ứng khi NHTW tiến hành các nghiệp vụ mua bán chứng khoán + Các NHTW không nhất thiết phải tăng hoặc giảm lượng cung ứng tín dụng và đầu tư khi dự trữ tăng lên hay giảm đi do tác động của các nghiệp vụ trên thị trường mở
+ Khi sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, NHTW thường mua bán với khối lượng chứng khoán lớn nên có thể gây ra sự biến động về lãi suất trên thị trường
* Dự trữ bắt buộc (Reserve requirements)
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải duy trì theo quy định của NHTW
Nó được xác định bằng tỷ lệ % nhất định trên tổng số dư tiền gửi của các NHTM và các tổ chức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định
Dự trữ bắt buộc được xác định theo công thức sau:
Trang 6Tiền gửi dự trữ bắt buộc = Tổng số tiền gửi phải tính dự trữ bắt buộc x Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tuỳ theo điều kiện của từng nước, trong từng thời kỳ mà NHTW có những quy định về việc xác định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau
Cơ chế tác động của dự trữ bắt buộc:
Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng và quan trọng hơn là để NHTW kiểm soát quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng khác Sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến sự thay đổi số nhận tiền và qua đó tác động tới mức cung tiền
Như vậy, thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, NHTW tác động cả về khối lượng tín dụng
và giá cả tín dụng của các tổ chức tín dụng
Do đó, dự trữ bắt buộc tạo ra tác động kép để buộc các tổ chức tín dụng có thể mở rộng hay hạn chế khả năng cung ứng tiền tệ và tín dụng trong nền kinh tế
Ưu, nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buộc
+ Các khoản tiền gửi do các NHTM tạo ra đều được giữ lại trong hệ thống Ngân hàng
Để khống chế hoặc mở rộng tín dụng cho nền kinh tế theo ý muốn, NHTW cần quy định tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Khi tỷ lệ dự trữ pháp định tăng lên thì khả năng tín dụng giảm và ngược lại
+ Tuy nhiên, việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể gây nên lộn xộn không thể kiểm soát được của hệ thống NHTM
+ Vì vậy, công cụ này không được khuyến khích sử dụng thường xuyên, nếu có sử dụng thì thay đổi với tỷ lệ nhỏ
* Chính sách chiết khấu (Discount policy)
Chính sách chiết khấu thể hiện bằng quy chế cho vay của NHTW đối với các NHTM vay các tổ chức tín dụng phi ngân hàng Quy chế này bao gồm những nội dung về điều kiện cho vay ngắn hạn dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng đưa đến Mục đích vay chiết khấu của các tổ chức tín dụng là để bù đắp thiếu hụt tạm thời nhu cầu thanh toán hoặc thiếu hụt dự trữ bắt buộc Những thay đổi trong chính sách chiết khấu của NHTW sẽ tác động đến khối lượng vay chiết khẩu của các ngân hàng thương mại, từ đó ảnh hưởng tới lượng tiền cung ứng và lãi suất thị trường
Trang 7Ưu, nhược điểm của chính sách chiết khấu:
+ Ưu điểm của công cụ chiết khấu là các khoản vay chiết khấu đều được đảm bảo bằng
các giấy tờ có giá, nên NHTW chắc chắn thu hồi được nợ khi đến hạn
Nhược điểm:
+ Tuy nhiên, tác dụng của chính sách chỉ có thể phát huy khi các tổ chức tín dụng có nhu cầu vay từ NHTW với mức lãi suất hợp lý
+ Ngoài ra, NHTW khó có thể kiểm soát được hoàn toàn những tác động của công cụ này bởi vì NHTW chỉ có thể thay đổi được lãi suất chiếu khấu và các điều kiện cho vay mà không kiểm soát được việc các tổ chức tín dụng quyết định vay từ mình bao nhiêu
+ Công cụ này cũng không dễ khắc phục được sai sót như nghiệp vụ thị trường mở Nhìn chung, thông qua các công cụ gián tiếp, cho phép NHTW điều hành chính sách tiền
tệ một cách mềm dẻo, linh hoạt để đối phó với những đột biến của nền kinh tế Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt chính xác những tín hiệu của thị trưởng, có được những dự bảo, tiên đoán chính xác những biến động của nền kinh tế
Vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, trình độ quản lý và điều hành chính sách tiền tệ còn hạn chế thì việc sử dụng các công cụ gián tiếp khó có khả năng mang lại kết quả như mong muốn
Liên hệ thực tế việc thực hiện chính sách tiền tệ tại Việt Nam
A Dấu ấn điều hành chính sách tiền tệ
* Năm 2019
Điều hành công cụ lãi suất
Với Việt Nam, xu hướng suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế trong nước
Cụ thể, ngày 16/9/2019, NHNN quyết định giảm 0,25 điểm phần trăm đối với một loạt lãi suất điều hành Đây là lần đầu tiên NHNN điều chỉnh lãi suất điều hành kể từ tháng 10/2017
Hai tháng sau, ngày 19/11/2019, NHNN tiếp tục ban hành 2 quyết định điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tối đa và lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa cũng như giảm thêm lãi suất OMO
Trang 8Cùng đó, kể từ trung tuần tháng 7 đến hết năm 2019, NHNN đã có tới 3 lần điều chỉnh lãi suất tín phiếu, theo mức giảm dần từ 3% xuống chỉ còn 2,25%/năm
Trong năm 2019, NHNN điều hành lãi suất theo hướng giảm mạnh cả lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay Kết quả sau các động thái điều hành của NHNN, mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng giảm Lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm 0,2-0,5%/năm và lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm
Điều hành công cụ tỷ giá và chống đô la hóa nền kinh tế
Ngày 29/5/2019, Bộ Tài chính Mỹ công bố báo cáo chính sách kinh tế vĩ mô, thương mại
và tỷ giá với các nước là đối tác thương mại lớn của Mỹ Tại báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ đưa ra danh sách 9 nước cần theo dõi, giám sát, trong đó có Việt Nam
Kiên định với mục tiêu điều hành ổn định tỷ giá gắn với chống đô là hóa nền kinh tế được đưa từ đầu năm, NHNN đã linh hoạt điều hành, tác động tích cực đến xuất khẩu, nhập khẩu và đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, cũng như chống các tác động đột xuất
từ thị trường quốc tế Điểm nhấn của 2019 nằm ở tỷ giá trung tâm do NHNN công bố, với mức tăng gần 1,5% so với cuối 2018 Cùng đó, NHNN đã mua ròng lượng lớn ngoại tệ, nâng
kỷ lục dự trữ ngoại hối quốc gia lên trên 79 tỷ USD đến hết năm 2019
Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc
Trong năm 2019, NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) và duy trì khoảng cách giữa tỷ lệ DTBB tiền gửi nội tệ, nhằm chống đô la hóa nền kinh tế, tuy nhiên lần đầu tiên điều chỉnh lãi suất tiền gửi DTBB Từ ngày 1/12/2019, lãi suất đối với tiền gửi DTBB bằng VND của các TCTD giảm về mức 0,8%/năm Với tiền gửi ngoại tệ, NHNN tiếp tục không tính lãi đối với khoản DTBB, còn lãi suất tiền gửi vượt DTBB giảm từ 0,5% xuống còn 0,05%/năm
Hoàn thiện công cụ cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng
Để nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ theo xu hướng hội nhập và thúc đẩy tái cơ cấu TCTD, NHNN cũng không ngừng hoàn thiện công cụ cho vay tái cấp vốn Theo
đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 24/2019/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với TCTD
Linh hoạt điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Trang 9Trong năm 2019, NHNN đã có quy mô giao dịch trên thị trường mở lớn nhất từ trước đến nay, ước tính tăng khoảng 8% so với năm 2018 Tính chung trong năm 2019, NHNN đã mua thêm gần 20 tỷ USD, tương ứng cung ra thị trường trên 465.000 tỷ đồng, với nghiệp vụ OMO, NHNN đã trung hòa lượng tiền lớn đó trong lưu thông, đảm bảo thanh khoản của các NHTM và kiềm chế lạm phát
Thay đổi tiền gửi Kho bạc nhà nước tại hệ thống ngân hàng
Theo quy định tại Thông tư số 58/2019/TT-BTC, từ tháng 11/2019, nguồn tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước được kết chuyển về NHNN, thay vì đọng lại ở các NHTM Nguồn tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước bắt đầu được cơ cấu lại, về số lượng, kỳ hạn và lãi suất, gửi tại các NHTM thông qua đấu thầu, tác động tích cực đến lãi suất trên thị trường tiền tệ
Chính sách tín dụng hỗ trợ phòng, chống dịch viêm phổi cấp
Do ảnh hưởng của dịch COVID 19 diễn biến phức tạp, tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân Để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, ngày 4/2/2020, NHNN đã có văn bản số 541 541/NHNN-TD yêu cầu các TCTD, cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn phục
vụ sản xuất, kinh doanh như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay,… theo quy định pháp luật hiện hành Chủ động hướng dẫn, hỗ trợ người dân trong quá trình xử lý các đề nghị tháo gỡ khó khăn về hoạt động vay vốn
* Năm 2020
NHNN điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường, kiểm soát
lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của các cú sốc Nghiệp vụ thị trường
mở (mua/bán tín phiếu) được điều hành linh hoạt để chủ động kiểm soát tiền tệ, lạm phát, hỗ
trợ giảm mặt bằng lãi suất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thanh khoản hệ thống
Đồng thời, phối hợp đồng bộ với việc ổn định tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn cho các tổ
chức tín dụng (TCTD) đã góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của CSTT trong kiểm soát tiền tệ, không tạo ra áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ ổn định tỉ giá và lãi suất thị trường
Nhờ đó, dù Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao kỷ lục nhưng lạm phát được kiểm soát chặt chẽ, bình quân 11 tháng năm 2020 đạt 3,51%; lạm phát cơ bản bình quân đạt 2,43%
Lạm phát ổn định đã tạo nền tảng vững chắc để thu hút FDI
Năm 2020, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5-2,0%/năm lãi suất điều hành; giảm
0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi VND các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5%/năm trần lãi suất
Trang 10cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân
Đồng thời áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung
mọi nguồn lực để giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong những nước có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất (Philipines: -2%; Thái Lan: -0,75%; Malaysia: -1,25%; Indonesia: -1,25%; Ấn Độ: -1,15%; Trung Quốc: -0,3%)
Bên cạnh đó, NHNN thể hiện điều hành tín dụng linh hoạt, an toàn, hiệu quả, tập trung
vào SXKD, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận vốn tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân, góp phần đẩy lùi tín dụng đen; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, góp phần phục hồi tăng trưởng bền vững và
an sinh xã hội
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hàng loạt giải pháp hỗ trợ khách hàng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh đã được NHNN chỉ đạo triển khai kịp thời Nhờ đó, mặc
dù cầu tín dụng suy giảm nghiêm trọng do tác động của dịch COVID-19, nhưng từ tháng 9.2020 tín dụng tăng trở lại, đến ngày Đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019
NHNN cũng điều hành, công bố tỉ giá trung tâm biến động linh hoạt hằng ngày góp phần
hạn chế tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ và hấp thu các cú sốc đối với nền kinh tế
* Quý I, II năm 2021
Trong 6 tháng đầu năm 2021, là thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhu cầu tiêu dùng, thanh toán của người dân tăng cao, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành chính sách tiền
tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ (TTTT) và ngoại hối, cụ thể:
Đảm bảo thanh khoản của hệ thống: Đến ngày 16/4/2021, tổng phương tiện thanh toán
M2 tăng 2,90% so với cuối năm 2020 và tăng 15,66% so với cùng kỳ 2020 Thanh khoản hệ thống được đảm bảo, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chi trả cho nền kinh tế
Điều hành lãi suất: Từ đầu năm đến nay, NHNN vẫn giữ nguyên các mức lãi suất điều
hành Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tháng 4/2021 giảm khoảng 0,3%/năm so với tháng 12/2020 Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND thuộc một số ngành, lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,5%/năm Lãi suất cho vay USD bình quân ở mức 3,0-6,0%/năm