1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA JAWAHARLAL NEHRU

65 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Ấn Độ là một nước Nam Á rộng lớn và hết sức đa dạng. Sự đa dạng không chỉ được thể hiện qua những thay đổi về điều kiện địa lý với các miền địa hình, khí hậu khác nhau, từ sa mạc Thar phía Tây cho đến dãy Himalaya quanh năm phủ tuyết trắng xóa và những khu rừng rậm xanh um phía Đông Bắc, vùng đồng bằng màu mỡ ven dòng sông Hằng; mà còn ở dân số hơn 1,3 tỷ người với nhiều sắc tộc; 29 tiểu bang và 7 vùng lãnh thổ với văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo khác biệt. (Nguồn: https://bit.ly/3zhyOSw) Chính sự đa dạng này lại là trở ngại lớn trong việc thống nhất quốc gia có diện tích hơn 3 triệu ki-lô-mét vuông này. Trong lịch sử Ấn Độ, chưa từng có bất kỳ vương triều cổ đại nào đủ khả năng để làm chủ toàn bộ đất nước. Ngay cả vương quốc Maurya dưới thời Asoka đại đế, được mệnh danh là triều đại sở hữu phạm vi quyền lực rộng lớn nhất Ấn Độ lúc bấy giờ, cũng không chinh phục được miền Tamilakam phía cực Nam bán đảo, tức xứ của người Tamil ngày nay. Sau đó, khi thực dân Anh đặt ách thống trị lên Ấn Độ, nhằm phục vụ cho mục đích cai trị và khai thác thuộc địa, Ấn Độ tiếp tục bị phân tách thành rất nhiều tỉnh nhỏ. Mãi tới năm 1947, khi Ấn Độ giành được độc lập, lãnh thổ quốc gia này lại một lần nữa chịu sự chia cắt thành hai phần, đó là quốc gia Hồi giáo (Pakistan) và quốc gia của những người theo đạo Hindu (Ấn Độ hiện nay). Trải qua nhiều biến động lịch sử, sự đa dạng chẳng những không biến mất mà ngày càng biểu hiện rõ ràng hơn khiến cho việc quản lý đất nước vẫn luôn là vấn đề nan giải. Và một trong những bậc vĩ nhân đầu tiên thành công lãnh đạo và tạo dựng Ấn Độ thống nhất trong đa dạng chính là vị thủ tướng đầu tiên của quốc gia Nam Á này - thủ tướng Jawaharlal Nehru. Với tư cách là người đứng đầu nhà nước Cộng hòa Ấn Độ, Jawaharlal Nehru đã dẫn dắt dân tộc mình vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và giữ vững được độc lập; từ đó, ổn định để phát triển và vươn lên trở thành cường quốc châu Á trong tương lai. Do vậy, việc tìm hiểu các chính sách lãnh đạo của Jawaharlal Nehru là điều cần thiết tìm ra sự ảnh hưởng của ông đối với vận mệnh toàn thể dân tộc Ấn Độ nói riêng và đến khu vực châu Á và thế giới nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài tiểu luận mong muốn chứng minh được những chính sách lãnh đạo do thủ tướng Jawaharlal Nehru đề ra có ảnh hưởng như thế nào đến Ấn Độ và thế giới. Từ đó đưa ra cái nhìn toàn diện hơn về những di sản tinh thần có tính ứng dụng cao trong việc định hướng phát triển đất nước mà Nehru để lại cho các nước sau này. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Sau quá trình tìm kiếm các nguồn tài liệu, chúng em nhận thấy ở cả trong nước và nước ngoài, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các đầu sách, bài báo, tạp chí khoa học nói về đề tài này. Trong đó có thể kể đến các bài viết của học giả Nguyễn Thành Trung trên trang “Nghiên cứu quốc tế” về chính sách “Không liên kết” và “năm nguyên tắc chung sống hòa bình” của Nehru; quyển “Jawaharlal Nehru His Life, Work and Legacy” của tác giả Subhash C. Kashyap gồm 30 đề mục lớn, chứa đầy đủ các thông tin về cuộc đời, sự nghiệp và những thành tựu của thủ tướng J. Nehru; công trình luận án tiến sĩ của thầy Lê Thế Cường - giảng viên khoa Lịch sử, đại học Vinh về “Quan hệ Ấn Độ - Liên Xô từ năm 1947 đến 1991” nói đến chiến lược ngoại giao của J. Nehru với Liên Xô ; Cuốn Giáo khoa lịch sử Our Past – III dành cho học sinh của Hội đồng quốc gia nghiên cứu và đào tạo giáo dục Ấn Độ, đã cung cấp bối cảnh khái quát của đất nước Ấn Độ trong bước đầu xây dựng nền Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của J. Nehru; Trong bài viết “Economic Policies of Jawaharlal Nehru” đăng trên trang Maps of India đã nêu lên quan điểm và tầm nhìn của Nehru đối với nền kinh tế quốc gia,… Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều có đề cập đến những đóng góp to lớn của Jawaharlal Nehru và đánh giá cao các chính sách lãnh đạo của ông, song, các công trình này chứa quá nhiều thông tin có liên quan khác. Chính vì vậy, trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu mà các học giả, nhà nghiên cứu đi trước đã đạt được, bài tiểu luận mong muốn đi sâu vào một khía cạnh hẹp và bổ sung một góc nhìn cận cảnh hơn về những thành tựu lãnh đạo đất nước của thủ tướng Jawaharlal Nehru. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Bài tiểu luận tập trung làm rõ các chính sách lãnh đạo Ấn Độ của thủ tướng Jawaharlal Nehru trong những ngày đầu kỷ nguyên độc lập. - Phạm vi thời gian: Bài tiểu luận giới hạn trong phạm vi nhiệm kỳ của thủ tướng Jawaharlal, từ khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947 đến khi ông qua đời vào năm 1964. - Phạm vi không gian: Bài tiểu luận khai thác những chính sách của Jawaharlal trong hoạt động đối nội và hoạt động ngoại giao của Ấn Độ với các nước khác trên toàn thế giới. - Về nội dung nghiên cứu: Bài tiểu luận nghiên cứu về chiến lược lãnh đạo của J. Nehru thông qua những vấn đề cụ thể sau: cuộc đời và sự nghiệp của ông, chính sách đối nội – đối ngoại của ông nhằm phục hưng lại Ấn Độ, những đóng góp to lớn của ông cho Ấn Độ và thế giới. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, bài tiểu luận đã tiếp cận vấn đề dựa trên ba phương pháp nghiên cứu chính yếu sau đây: - Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Bài tiểu luận là kết quả của sự chọn lọc, phân tích, sắp xếp và tổng hợp các tài liệu, lý thuyết khác nhau về thủ tướng Jawaharlal Nehru. - Phương pháp lịch sử: trong bài tiểu luận, chúng em đưa ra hoàn cảnh xuất thân, điều kiện trưởng thành, môi trường giáo dục và những cá nhân có ảnh hưởng đến cuộc đời

Ngày đăng: 22/11/2021, 19:00

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w