Nếu vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí, vậy trách nhiệm pháp lí là gì thì nội dung bài học hôm nay thầy và các em sẽ đi vào tìm hiểu tiếp nội dung tiết 2 bài 15 Vi phạm pháp[r]
Trang 1Tuần: 27 Ngày soạn: 27/ 02/ 2018 Tiết : 27 Ngày dạy : 01/ 03/ 2018
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1 Kiến thức: HS hiểu được:
Học sinh hiểu được thế nào là trách nhiệm pháp lí
2 Kĩ năng.
Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí
3.Thái độ: Giáo dục HS:
- Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật
Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.
Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
II CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
- Kĩ năng kiên định không tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật
III HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1 Ổn định tổ chức: (2’)
Ki m tra s s l p h cể ĩ ố ớ ọ
2 Kiểm tra bài cũ : (3’)
Kể các loại vi phạm pháp luật? Xác định các loại hành vi vi phạm pháp luật sau thông qua các hình ảnh?
Giáo viên: Trình chiếu hình ảnh 4 loại vi phạm pháp luật
3 Bài mới: (40’)
Giới thiệu bài: (2’) Qua những hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể thực hiện hành vi trên sẽ bị xử lí như thế nào?
Học sinh: Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật
Nếu vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí, vậy trách nhiệm pháp lí là gì thì nội dung bài học hôm nay thầy và các em sẽ đi vào tìm hiểu tiếp nội dung tiết 2 bài 15
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
CỦA CÔNG DÂN (tt)
Trang 2Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm " Trách nhiệm
pháp lí" (24’)
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại khái niệm vi phạm
pháp luật
Học sinh: Trả lời
Giáo viên: Nhấn mạnh là hành vi trái với các quy
định của nhà nước, là hành vi có lỗi mà chủ thể gây
ra, người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
có thể là cá nhân, tổ chức, cơ quan Và để xác định
hành vi vi phạm pháp luật đó là hậu quả mà chủ thể
gây ra cho xã hội, căn cứ vào hậu quả mà chủ thể
gây ra để áp dụng các khung hình phát tương ứng
Giáo viên giới thiệu 1 hình ảnh trình chiếu vi phạm
pháp luật
Giáo viên: Vậy trách nhiệm pháp lí là gì?
Học sinh: Dựa vào nội dung SGK để trả lời
Giáo viên: Cho HS làm bài tập
Trong 4 hành vi sau hành vi nào phải chịu trách
nhiệm pháp lí? Vì sao?
1 Một người mắc bệnh tâm thần cướp giật bóp tiền
của người qua đường
2 Một người say rượu lái xe gây tai nạn giao thông
3 Một em bé 5 tuổi nghịch lửa làm cháy nhà hàng
xóm
4 Một thanh niên phóng nhanh, vượtt đèn đỏ đâm
vào một HS đang đi qua đường (gây tử vong)
Học sinh: Trả lời
Giáo viên: Giới thiệu 4 bức ảnh với 4 loại trách
nhiệm pháp lí đã tìm hiểu ở tiết 1
Học sinh: Nhắc lại 4 loại trách nhiệm pháp lí
Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
Thảo luận nhóm: Thời gian 2 phút
Chia lớp làm 4 nhóm
Tìm một số hành vi
* Nhóm 1: Vi phạm pháp luật hình sự
- Giết người, cướp của, buôn lậu ma tuý, dùng thuốc
nổ đánh bắt cá
* Nhóm 2: Vi phạm pháp luật hành chính
- Vi phạm an toàn giao thông, lấn chiếm lòng lề
đường, xây dưng trái phép…
II Nội dung bài học.
3 Trách nhiệm pháp lí là gì ?
Là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định
Trang 3* Nhóm 3: Vi phạm pháp luật dân sự
Trộm cắp tài sản của công dân,không thực hiện đúng
các hợp đồng
* Nhóm 4: Vi phạm kỉ luật
- Không tuân theo qui định của cơ quan xí nghiệp
( đi muộn, về sớm…)
- Không tuân theo kỉ luật lao động
- Trường học: không thực hiện nội quy nhà trường…
Hoạt động 2: Tìm hiểu trách nhiệm của học sinh
(5’)
Học sinh làm việc cá nhân
Liên hệ với bản thân em hãy rút ra trách nhiệm của
mình?
Học sinh tự liên hê
Hoạt động 3: Bài tập (2’)
Do muốn có tiền tiêu xài, Nam – HS lớp 9
(14 tuổi) nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy
tiền Trên đường đi đưa hàng Nam đã bị các chú
công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma
túy Các chú công an đã giữ Nam lại
Vậy Nam có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Vì sao?
Học sinh: Trả lời
Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự vì Nam
chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy
định
4 Học sinh cần làm gì?
- Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí
- Có ý thức chấp hành pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật
4 Củng cố (6’)
Tích hợp giáo dục việc chấp hành luật lệ An toàn giao thông (6’)
Đóng vai tình huống
3 bạn nam chuẩn bị tới trường bằng xe máy.
A1 đến rủ A2 và A3 đến trường.
A1 đội mủ bảo hiểm điều khiển xe máy đến nhà A2 gọi to: A2 ơi đi học thôi, A2 và A3 từ trong nhà chạy ra.
A2, A3: ra đây.
A1: sao A3 vẫn ở đây à chưa đi học sao
A3: Chờ mày đi cùng luôn.
A1: thế xe tao chở 2 luôn à, mũ bảo hiểm bọn mày đâu
A2: cần gì phải mủ đi có đoạn là đến trường, mà ở đây công an nó không bắt đâu mà lo.
Trong khi đó B1,B2,B3 đang đi dàn hàng 3 đùa nhau trên đường.
Trang 4B1: bọn mày đi vào trong lề đường đi không xe nó tông cho bây giờ.
B2: úi dào, có mà tao tông lại nó ấy, đường rộng thế này có thằng mắt đui nó mới tông phải.
Vừa lúc đó A1 A2 A3 lao xe máy tới va phải B1 B2 B3 cả 2 cùng té nhẹ A1 A2 A3 dựng xe dậy B1 B2 B3 chạy tới
B2: Mấy bạn bị đui à đường rộng vậy mà tông vào bọn tao, may mà không sao, úi chà chưa đủ tuổi mà đi xe máy, ko đội mũ bảo hiểm đi chở 2 vi phạm giao thông bọn
tớ mách cô cho coi.
A2: Cứ mách đi sợ gì, mấy bạn cũng sai còn gì đi dàn hàng 3 còn trêu chọc nhau trên đường tội cũng không kém.
B1 B2 B3 các bạn mới vi phạm A1 A2 A3 các bạn mới vi phạm.
Vừa lúc đó thầy giáo đến: Các e làm gì mà tranh cãi nhau ầm ĩ vậy.
Đồng thanh: Em chào thầy.
B1: Thầy ơi các bạn đi xe máy đến trường không đội mũ bảo hiểm, chở 2 người còn tông phải bọn em thầy ạ.
A1: Tại mâý bạn ấy đi dàn hàng 3 còn trêu chọc trên đường lấn chiếm hết đường của bọn em.
B1: đường rộng vậy sao không đi qua bên kia kìa.
Thầy: Thôi các em ạ đừng tranh cãi nữa như vậy bạn nào cũng sai cả, các em đã vi phạm luật giao thông rồi đó Nhưng trước hết các em không nên cãi nhau như vậy khi tham gia giao thông các em cần ứng xử có văn hóa khi tham gia giao các em ạ, thấy người khác té phải đến nâng đở, hỏi han và phải biết xin lỗi và nhận lỗi sai của mình nhưng các em lại không làm vậy A1 A2 A3 các e đã vi phạm điều 30 khoản 1 và khoản 2 luật giao thông đường bộ đấy các em ạ Khi tham gia giao thông trên xe 2 bánh, 3 bánh, xe mô tô các e chỉ được phép chở 1 người ngồi sau Còn trong trường hợp chở người đang cấp cứu, trấn áp tội phạm hay chở trẻ em dưới 14 tuổi mới được phép chở 2 người Khi tham gia giao thông các em còn phải đội mũ đúng cách, đội
mũ khi tham gia giao thông nữa đấy Mà các em cũng chưa đủ tuổi để điều khiểm xe máy tới trường, còn A1 A2 A3 chưa chấp hành tốt khi tham gia giao thông đối với người đi bộ các em còn đi dàn hàng 3 dùa nghịch trên đường rất dễ gây ra tai nạn giao thông.
Thôi Sắp muộn học rồi các em nhanh vào lớp đi, lần sau phải chấp hành tốt luật lệ khi tham gia giao thông nhé, thầy sẽ báo vụ việc này với GVCN và cô tổng phụ trách
để có hình thức phê bình các em.
B1: Dạ em xin lỗi thầy, xin lỗi các bạn ạ.
A1: Bọn mình cũng có lỗi mà, chúng em xin hứa với thầy lần sau chúng em không vi phạm nữa ạ.
A1: Thôi muộn rồi chúng ta nhanh vào lớp thôi.
5 Đánh giá (2’)
Hỏi : Căn cứ vào các hành vi vi phạm pháp luật vừa học, em thấy học sinh trong trường mình hay vi phạm vào hành vi nào?
6.
Hoạt động nối tiếp (1’)
- Học thuộc nội dung bài học
- Làm bài tập còn lại trong SGK
- Chuẩn bị nội dung bài 16 Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của
Trang 5công dân
7 Rút kinh nghiệm: