Bongbóngthịtrường
Các nhà quản lý tài chính thiếu kinh nghiệm có thể là nguyên nhân góp phần gây nên tình
trạng bongbóng của các cổ phiếu công nghệ. Đó là kết luận trong một nghiên cứu gần
đây nhất của trường Quản trị Harvard.
Ông Sean Silverthorne, biên tập viên của mục Working Knowledge, Harvard Business
Online đã phỏng vấn Giáo sư Robin Greenwood về bài nghiên cứu "Các nhà đầu tư thiếu
kinh nghiệm và bongbóngthị trường" của Greenwood về những kết quả nói trên.
"Những thành công trong quá khứ không phải là m
ột đảm bảo chắc chắn cho
những kết quả trong tương lai" — một thành ngữ tài chính.
Người ta thường tin rằng các nhà đầu tư mới vào nghề là nguyên nhân chính gây ra tình
trạng bongbóng giá cả tài sản trên thị trường. Vụ sụp đổ của cổ phiếu ngành công nghệ
một vài năm trước là một ví dụ. Xa hơn nữa,vào thế kỷ 17 xảy ra tình trạng bongbóng
hoa tulip[1], mà theo như quan sát của nhà báo Charles Mackay năm 1852 thì: “Ngay cả
thợ nạ
o ống khói hay những phụ nữ nghèo cũng nhảy vào vào kinh doanh hoa tulip.”
Những ngày đó, không riêng gì thợ nạo ống khói bị lôi kéo vào những vụ đầu tư mạo
hiểm. Những nghiên cứu mới đây cho thấy thậm chí những nhà đầu tư chuyên nghiệp -
nếu còn trẻ và thiếu kinh nghiệm - cũng có thể ngu ngốc rơi vào một vụ bongbóngthị
trường.
Trong một nghiên cứu gần đây có tựa đề: “Các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và tình
trạng bongbóngthị trường” của Robin Greenwood, trường đại học Harvard và của
Stefan Negal trường Stanford, hai tác giả đã so sánh khoản thu của các nhà quản lý quỹ
tương hỗ trẻ và những nhà quản lý tài chính lão luyện hơn trong và sau thời điểm một vụ
bong bóng cổ phiếu ngành công nghệ vào những năm cuối thập kỷ 90
Các nhà quản lý tài chính ít kinh nghiệm thường có xu hướng đầu tư quá mức vào các cổ
phiếu
ngành công nghệ
Ảnh: blogs.ocregister.com
Các kết quả thu được cho thấy những nhà quản lý tài chính ít kinh nghiệm (tính theo tiêu
chuẩn dưới 35 tuổi) thường có các hành vi chạy theo xu hướng; họ đã đầu tư quá mức
vào các cổ phiếu ngành công nghệ. “Kết quả này hoàn toàn phù hợp với mô hình kỳ vọng
thích nghi[2] mà chúng tôi đang nghiên cứu” - các đồng tác giả cho biết. “Theo kết quả
này, động thái chạy theo xu hướng của các nhà quản lý trẻ tuổi là biểu hiện của những nỗ
lực trong quá trình học hỏi và áp dụng phương pháp ngoại suy từ các số liệu ít ỏi mà họ
đã thu thập được trong quá trình làm việc”.
Có phải các nhà quản lý tài chính trẻ tuổi là nguyên nhân chính thổi phồng những
bong bóngthị trường? Theo các nhà nghiên cứu thì điều này hiện vẫn chưa có bằng
chứng rõ ràng, nhưng mọi người thường cho rằng trong giai đoạn cao trào của thịtrường
(giai đoạn bong bóng), phần lớn khoản vốn của các tổ chức là do những nhà quản lý trẻ
tuổi quản lý, một phần nhờ sự lên giá của các cổ phiếu ngành công nghệ.
Chúng tôi đã thảo luận với Greenwood về nghiên cứu của ông và ý nghĩa của nó đối với
các nhà đầu tư.
Sean Silverthorne (S): Chúng ta hãy bắt đầu từ phần kết luận nhé.
Có phải điều mà nghiên cứu của ông muốn chỉ ra chính là vai trò của các nhà quản lý quỹ
tương hỗ trẻ tuổi trong việc tạo ra tình trạng bongbóng cổ phiếu ngành công nghệ?
Hội chứng Tulip đã từng là nỗi đam mê tràn ngập Hà Lan những năm 30 của thế kỷ 17
Ảnh: proudcanadiankids.ca
Robin Greenwood (R): Mối quan tâm của chúng tôi là tìm hiểu vai trò của kinh nghiệm
đầu tư đối với việc gây ra bongbóngthị trường. Một đặc tính đã được chứng minh khá rõ
ràng của tình trạng bongbóng cổ phiếu ngành công nghệ là sự tham gia của những nhà
đầu tư trẻ tuổi. Nếu bạn đã đọc qua những tàiliệu liên quan đến vụ bongbóng hoa tulip
cũng như những ví dụ nổi tiếng khác thì bạn sẽ nhận thấy điều này rất phổ biến.
Theo chúng tôi, nguyên nhân là do các cổ phiếu ngành công nghệ đã được định giá quá
cao ngay từ đầu. Hơi khó để có thể chứng minh điều này. Tuy nhiên chúng tôi có thể chỉ
ra rằng các nhà quản lý quỹ tương hỗ thiếu kinh nghiệm dường như đã đi chệch khỏi
những mốc tiêu chuẩn họ đặt ra và mua một lượng lớn cổ phiếu ngành công nghệ trong
giai đoạn 1998-2000.
S: Nghiên cứu của ông chỉ đưa ra rất ít khác biệt giữa những người quản lý quỹ tương hỗ
trẻ và những chuyên gia nhiều tuổi hơn tại thời điểm bắt đầu tình trạng bong bóng.
Nhưng sau đó, những nhà đầu tư trẻ tuổi đã đầu tư quá nhiều vào cổ phiếu ngành công
nghệ. Vậy, tại sao những nhà quản lý thiếu kinh nghiệm lại bị thu hút đến vậy?
R: Giả thuyết của chúng tôi là các quản lý trẻ (nhìn chung là các nhà đầu tư thiếu kinh
nghiệm) thường suy luận võ đoán các thay đổi về giá trong quá khứ khi định hình các dự
đoán về thu nhập trong tương lai của họ.
Tâm lý bầy đàn là một sự tồn tại khách quan điển hình trên thị trườngtài chính
Ảnh: toquoc.gov.vn
Trong lịch sử, có rất nhiều ví dụ về tình trạng bongbóng mà trong đó các nhà đầu tư
thiếu kinh nghiệm đã bị lôi kéo vào. Khá ngạc nhiên là những nhà quản lý trẻ không giỏi
đánh giá các cổ phiếu ngành công nghệ. Mặc dù trong những giai đoạn các cổ phiếu này
lên giá cao, họ đã từng thu được các khoản thu đáng kể, nhưng chúng tôi cho rằng nếu
một sự cố liên quan đến cổ phiếu ngành công nghệ xảy ra thì các quản lý trẻ tuổi sẽ
không thể kiểm soát được chúng. Do vậy việc họ gặp khó khăn sau năm 2000 là không có
gì đáng ngạc nhiên cả.
S: Tại sao các nhà quản lý nhiều kinh nghiệm hơn lại không muốn chạy theo cơn sốt
bong bóng của thị trường?
R: Điều này có hai lý do. Thứ nhất, họ có nhiều kinh nghi
ệm thịtrường hơn và họ biết
rằng các khoản thu trong quá khứ không phải là một đảm bảo về lợi nhuận trong tương
lai. Thứ hai, họ đã từng trải qua một vài năm với thu nhập quá thấp, điều này khiến họ
cẩn trọng hơn.
Khá thú vị là so với các đồng nghiệp trẻ hơn, các nhà quản lý tài chính với tuổi đời hơn
bốn mươi (những người này đã từng trải qua cuộc khủng hoảng năm 1987) lại đặc biệt
thờ ơ trong việc đánh cược với cổ phiếu ngành công nghệ.
S: Có một thực tế khá thú vị trong nghiên cứu của ông. Đó là ngay cả khi tình trạng bong
bóng kết thúc, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục rót tiền vào các quỹ được điều hành bởi
những người quản lý thiếu kinh nghiệm bất chấp những kết quả đầu tư tồi tệ của họ.
Biểu đồ mô tả tình trạng bongbóng cổ phiếu công nghệ.
Ảnh: wiserways.com
R: Đúng như vậy, nhưng các dòng tiền này đang giảm đáng kể. Điều này liên quan tới
một thực tế được nhiều người biết tới là dòng tài chính vào các quỹ tương hỗ thường
“khó thanh khoản” – các quỹ hoạt động tốt thu hút được các dòng vốn lớn còn những quỹ
hoạt động kém hiệu qu
ả hơn chỉ nhận được các dòng tiền ít ỏi. Do vậy khó có thể khẳng
định chắc chắn rằng các nhà quản lý thiếu kinh nghiệm đã phải trả giá cho những quyết
định mà họ đưa ra trong thời kỳ bong bóng.
S: Nghiên cứu của ông tập trung vào các nhà quản lý thiếu kinh nghiệm (căn cứ theo tuổi
đời). Ông cho rằng tuổi đời ít ỏi có thể là biểu hiện của sự thiếu kinh nghiệm.
Thực tế
, các nhà đầu tư này cũng phải có những thành tích trong quá khứ thì họ mới được
trao quyền quản lý các quỹ. Vậy, vấn đề ở đây là thời gian và kinh nghiệm tôi luyện nên
kỹ năng đầu tư; hay phải chăng có một số phẩm chất nào đó để trở thành một nhà quản lý
quỹ (trái với việc trở thành một nhà đầu tư cá nhân hoặc một nhà đầu tư không chuyên
nghiệp) và đó m
ới chính là yếu tố giúp mở rộng những kinh nghiệm mà họ có thể học
hỏi?
R: Chúng tôi rất ngạc nhiên về những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi đã phát hiện ra về
mối quan hệ tương quan giữa các nhà quản lý quỹ tương hỗ thiếu kinh nghiệm và nguyên
nhân của tình trạng bongbóng này. Họ không phải là những người bị nghĩ đến đầu tiên
trong những thành kiến kiểu này. Trên tất cả, họ được đào tạo tốt hơn so với những nhà
đầu tư thông thường. Nhưng chúng tôi cho rằng những định kiến kiểu này thậm chí sẽ
ngày càng nghiêm trọng hơn trong công chúng.
S: Chúng ta có thể học hỏi được gì từ việc các nhà quản lý quỹ thiếu kinh nghiệm bị ảnh
hưởng bởi bongbóngtài chính trong thời gian trước thập kỷ 90? Không lẽ chúng ta
không học được gì từ những lỗi lầm trong quá khứ?
R: Thật không may, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng các nhà đầu tư không dành thời
gian để nhìn lại quá khứ. Học hỏi chỉ
xảy ra thông qua quá trình thực hiện thực tế, mà
trong trường hợp này là thông qua việc đầu tư và được hưởng các khoản thu nhập có
được từ các quyết định đầu tư.
Cuối cùng, Warren Buffet đã có thể mỉm cười vì quyết định đúng đắn.
Ảnh: static.blogo.it
Tôi nhớ rằng, trước kia, đã có một vài nhà bình luận đã chỉ trích nhà đầu tư huyền thoại
(và già nua) Warren Buffet vì những do dự của ông trong việc đầu tư vào các cổ phiếu
ngành công nghệ. Nhưng cuối cùng thì ông đã đúng.
S: Nghiên cứu của ông đã mở rộng những kiến thức đã biết tr
ước đây về sự hình thành
hiện tượng bong bóng, tâm lý “bầy đàn” và những vấn đề khác trong lĩnh vực này như thế
nào?
R: Mặc dù có nhiều báo cáo mang tính giai thoại về việc các nhà đầu tư thiếu kinh
nghiệm bị lôi kéo tham gia vào thịtrường trong giai đoạn “bong bóng”, nhưng tàiliệu
của chúng tôi là những bằng chứng có hệ thống đầu tiên.
Sở dĩ tôi nói như vậy là vì đã có một vài thử nghiệm thú vị trong thập kỷ tám mươi, trong
đó những người tham gia vào một thị trườngtài chính “ảo” được đề nghị đưa ra các quyết
định
đầu tư. Kết luận đáng ngạc nhiên của những thử nghiệm này là các nhà đầu tư chưa
bao giờ trải qua tình trạng thâm hụt thu nhập vẫn thường suy đoán rằng giá cả vẫn sẽ tiếp
tục tăng.
Chúng tôi cho rằng những nghiên cứu thực nghiệm như vậy rất thú vị, nhưng điều mà
chúng tôi muốn biết là những kết quả này liệu có thể áp dụng như thế nào cho thị trường
tài chính trong thế giới thực? Theo tôi, phần đóng góp chính trong nghiên cứu của chúng
tôi là đã chỉ ra rằng đặc điểm của các nhà đầu tư có thể thay đổi theo thời gian. Chúng tôi
thường coi các quỹ tương hỗ như những nhà đầu tư phức tạp, và họ thậm chí còn tạo ra
ảnh hưởng ổn định giá trong những thời điểm mà các nhà đầu tư cá nhân đang phát cuồng
lên.
Nhưng th
ật không may là trong suốt thời gian xảy ra tình trạng bong bóng, các quỹ tương
hỗ nhận được những dòng vốn đầu tư lớn nhất lại do những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm
nhất quản lý. Do vậy, vào thời kỳ cao trào của tình trạng bong bóng, các nhà đầu tư thiếu
kinh nghiệm lại quản lý các tài sản lớn và họ có quyền và khả năng làm xoay chuyển giá
trên thị trường.
S: Các ông định sẽ làm gì tiếp theo?
R: Công việc hiện tại của chúng tôi là tập trung vào các quỹ tương hỗ, nhưng chúng tôi
đang quan tâm tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của tình trạng thiếu kinh nghiệm. Hiện tại
chúng tôi đang thực hiện một dự án nghiên cứu những quyết định giao dịch của các nhà
đầu tư cá nhân trong tài khoản môi giới chứng khoán của họ.
- Trích dịch từ mục Working Knowledge của trường Quản trị Harvard –
Đôi dòng giớ
i thiệu về các tác giả nghiên cứu “Các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và tình
trạng bongbóngthị trường”:
1. Robin Greenwood, Giáo sư trợ giảng môn tài chính của Trường Đại học Harvard từ
tháng 7 năm 2003. Là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu về tài chính, kinh tế đã in thành
sách được các chuyên gia đánh giá cao. Tác phẩm gần đây nhất: “Rào cản tài chính đối
với các chính trị gia”, xuất bản tháng 8-2007.
2. Stefan Nagel, giáo sư trợ giảng của lớp tài chính MBA trong chương trình 1969
Faculty Scholar khóa 2006-2007. Tốt nghiệp trường Business Stanford University, Mỹ.
Là đồng tác giả của nhiều cuốn sách phân tích, giảng dạy về kinh tế nổi tiếng. Đồng tác
giả cuốn “Tác động của lợi nhuận đối với thị trường” sắp xuất bản (Viết cùng Malcolm
Baker và Jeffery Wrugler).
. vào một vụ bong bóng thị
trường.
Trong một nghiên cứu gần đây có tựa đề: “Các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và tình
trạng bong bóng thị trường của. Bong bóng thị trường
Các nhà quản lý tài chính thiếu kinh nghiệm có thể là nguyên nhân góp phần gây nên tình
trạng bong bóng của các cổ