Bạngiảiquyếtbấtđồngcôngsởtheokiểucongì?
Bạn đã bao giờ gặp xích mích trong công việc chưa? Tất nhiên ai chẳng ít
nhất 1 lần có mâu thuẫn trong công việc với đồng nghiệp. Mỗi lần như vậy,
bạn giảiquyếttheo “phong cách” nào?
Một số mâu thuẫn bạn có thể gặp ở côngsở là:
Bạn và đồng nghiệp muốn nghỉ phép cùng một ngày nhưng chỉ một trong
hai người được nghỉ mà thôi.
Bạn cần hàng ngay trong ngày hôm nay nhưng nhà cung cấp chỉ có thể
chuyển hàng đến cho bạn vào tuần sau.
Bạn muốn khách mua một sản phẩm với giá cho trước nhưng họ cứ kèo
nài để bớt từng xu.
Bạn muốn tăng lương nhưng sếp lại muốn cắt giảm chi phí.
Thực ra, mâu thuẫn không phải là vấn đề nghiêm trọng mà vấn đề là ở chỗ
cách thức người ta giảiquyết mây thuẫn đó. David W. Johnson, tác giả cuốn
Các mối quan hệ xã hội và sự nghiệp của bạn đã chỉ ra 5 phong cách” giải
quyết mâu thuẫn.
Rùa nhút nhát
Rùa giảiquyết mâu thuẫn bằng cách lẩn tránh. Nó rút lui hoặc từ chối không
đề cập đến vấn đề đó nữa. Kết quả là cả đôi bên đều chẳng đi đến một thoả
thuận nào. Rùa sẽ không có được điều nó muốn và người mâu thuẫn với nó
cũng chẳng giảiquyết được vấn đề. Tuy nhiên, đây cũng là biện pháp tốt nếu
đó là mâu thuẫn nhỏ và có thể bỏ qua, đôi bên “chín bỏ làm mười”, biết nhịn
nhau để gìn giữ hoà khí.
Gấu nhồi bông
Gấu nhồi bông giảiquyết mâu thuẫn bằng cách ngừng đối đầu. Vì nó muốn
“được lòng” mọi người và muốn giữ mối quan hệ tránh đổ vỡ. Gấu nhồi
bông chiều theo ý người khác và rốt cuộc nó không có được cái nó muốn, nó
“mất” trong khi người khác “được”.
Đây là biện pháp khá khôn ngoan nếu bạn biết “bỏ con săn sắt, bắtcon cá
rô”, hy sinh cái lợi nhỏ để được cái lợi lớn hơn. Trong mối quan hệ nam nữ,
nhiều đôi áp dụng phong cách “gấu nhồi bông”, hy sinh một chút cái “tôi”
của mình để gìn giữ mối quan hệ lâu dài. Tuy nhiên, trong môi trường lao
động, một người đã quen “nhường nhịn” người khác theokiểu này rồi cũng
có lúc tuyên bố “Tôi bỏ cuộc”.
Cá mập hung dữ
Cá mập giảiquyết mâu thuẫn bằng cách tiếp tục tấn công. Mục đích của nó
là thoả mãn tính hiếu thắng bằng mọi giá. Thái độ của nó rất hiếu chiến và
nó sẽ dùng cả “võ mồm” lẫn bạo lực để tấn công đối phương. Tôn chỉ hành
động của nó là “tôi được , anh mất”; “tôi thắng, anh thua” và chẳng thèm
quan tâm chuyện gì xảy ra cho đối thủ.
Nếu bạn xích mích với “cá mập” thì sẽ biết ngay thôi. Hãy tưởng tượng cá
mập đối đầu với rùa sẽ thế nào nhỉ? Có đôi khi trong tình huống khẩn cấp,
bạn có thể sẽ phải “cá mập” khi mâu thuẫn với chính kiểu người “cá mập”
để bảo vệ chính mình.
Cáo tinh ranh
Cáo giảiquyết mâu thuẫn bằng thoả hiệp. Mục tiêu của nó là giải quyết mâu
thuẫn sao cho đôi bên cùng có lợi và khi nó thua thì đừng hòng kẻ kia thắng.
Nó sẽ hành động để đối phương cũng là kẻ bại.
Cách này khả thi đối với tình huống đòi hỏi phải giảiquyết nhanh. Ví dụ,
bạn và đồng nghiệp cùng muốn nghỉ phép một ngày nhưng chỉ chọn một
trong hai người thôi thì giải pháp sẽ là: bạn nghỉ buổi sáng, người kia nghỉ
buổi chiều và ngược lại.
Cú điềm tĩnh
Theo Johnson, cách giải quyết mâu thuẫn của cú là khôn ngoan nhất. Cú giải
quyết mâu thuẫn bằng cách hợp tác. Nghĩa là hai bên cùng ngồi lại bàn bạc
để đi đến thống nhất mà cả hai đều thấy thoả mãn. Mục tiêu là “đôi bên cùng
có lợi”.
Dù “phong cách” giải quyết mâu thuẫn của bạntheokiểucon nào thì cũng
hy vọng rằng bạn “được ” nhiều hơn “mất”, nhưng đừng là người ích kỷ nhé.
. Bạn giải quyết bất đồng công sở theo kiểu con gì?
Bạn đã bao giờ gặp xích mích trong công việc chưa? Tất nhiên ai chẳng. trong công việc với đồng nghiệp. Mỗi lần như vậy,
bạn giải quyết theo “phong cách” nào?
Một số mâu thuẫn bạn có thể gặp ở công sở là:
Bạn và đồng