1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu Process description - dây chuyền công nghệ định cố pdf

8 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 63,5 KB

Nội dung

2. Process Description 2.1. Ba chế độ vận hành của nhà máy Để đảm bảo cho việc vận hành Nhà máy được linh động (đề phòng một số thiết bò chính của nhà máy bò sự cố), và hoạt động của Nhà máy được liên tục (khi thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bò) không gây ảnh hưởng đến việc cung cấp khí cho nhà máy điện, đạm, Nhà máy được lắp đặt và hoạt động theo 3 chế độ: - Chế độ AMF (Ablolute Minium Facility): Cụm thiết bò tối thiểu tuyệt đối. - Chế độ MF (Minium Facility): Cụm thiết bò tối thiểu. - Chế độ GPP (Gas Processing Plant): Cụm thiết bò hoàn thiện . Chế độ AMF: Sơ đồ cơng nghệ chế độ AMF được nêu ra ở hình vẽ đính kèm. Trong đó đường nét đậm là đường biểu diễn dòng lưu chất (lỏng, khí) trong chế độ AMF. Hệ thống tách nước V-06A/B khơng đưa vào vận hành. Chế độ AMP thể được mơ tả như sau: Khí đồng hành mỏ Bạch Hổ được đưa tới Slug Catcher của nhà máy bằng đường ống 16’’ với áp suất 109 bar, nhiệt độ 25,6 0 C. Tại đây, condensat và khí được tách ra theo các đường riêng biệt để tiếp tục xử lý, nước trong condensat được tách nhờ trọng lực và đưa vào bình tách nước (V-52) để xử lý. Tại đây nước (có lẫn condensate) được làm giảm áp tới áp suất khí quyển và hydrocacbon bò hấp thụ sẽ được giải phóng đưa vào đốt ở hệ thống cột đuốc, nước sau đó được đưa tới hầm đốt (ME-52). Dòng lỏng đi ra từ Slug Catcher được giảm áp và đưa vào bình tách V-03 hoạt động ở 75 bar và được duy trì ở nhiệt độ 20 0 C. V-03 nhiệm vụ: Tách hydrocacbon nhẹ hấp thụ trong lỏng nhờ giảm áp. Cùng với việc giảm áp suất từ 109 bar xuống 75 bar, nhiệt độ cũng giảm thấp hơn nhiệt độ hình thành hydrate nên để tránh hiện tượng này, V-03 được gia nhiệt đến 20 0 C bằng dầu nóng nhờ thiết bò gia nhiệt E-07. Sau khi ra khỏi V-03 dòng lỏng này được trao đổi nhiệt tại thiết bò E-04A/B nhằm tận dụng nhiệt. Dòng khí thoát ra từ Slug Catcher được dẫn vào bình tách, lọc V-08 để tách triệt để các hạt lỏng nhỏ bò cuốn theo dòng khí do SC không tách hết và lọc các hạt bụi trong khí (nếu có) tránh làm hư hỏng các thiết bò sau. Khí từ đầu ra của V-08 được đưa vào thiết bò hoà dòng EJ-01 A/B/C để giảm áp suất từ 109 bar xuống 47 bar. Việc giảm áp này tác dụng hút khí từ đỉnh tháp C-01. Dòng ra là dòng hai pha áp suất 47 bar và nhiệt độ 20 0 C cùng với dòng khí nhẹ từ V-03 (đã giảm áp) được đưa vào tháp C-05. Nhiệm vụ của EJ- 10A/B/C: Giữ áp suất làm việc của tháp C-01 ổn đònh. Tháp C-05 hoạt động ở áp suất 47 bar, nhiệt độ 20 0 C. Phần đỉnh của tháp hoạt động như bộ tách khí lỏng. Tháp C-05 nhiệm vụ tách phần lỏng ngưng tụ do sự sụt áp của khí từ 109 bar xuống 47 bar khi qua EJ-01 A/B/C. Dòng khí ra từ đỉnh tháp C-05 được đưa ra đường khí thương phẩm để cung cấp cho các nhà máy điện. Lỏng tại đáy C-05 được đưa vào đóa thứ 14 của tháp C-01. Chế độ AMF tháp C-01 2 dòng nhập liệu : - Dòng từ V-03 vào đóa thứ 14 của tháp C-01. - Dòng lỏng từ đáy của tháp C-05 vào đóa trên cùng của tháp C- 01. Áp suất hơi của condensat giảm đi và được điều chỉnh trong tháp C-01 nhằm mục đích: Phù hợp cho việc chứa trong bồn chứa ngoài trời. Với ý nghóa đó, trong chế độ AMF tháp C-01 hoạt động như là tháp ổn đònh condensat. Trong đó, phần lớn hydrocacbon nhẹ hơn Butan được tách ra khỏi condensat nhờ thiết bò gia nhiệt E-01 A/B đến 194 0 C. Khí ra ở đỉnh tháp nhiệt độ 64 0 C được trộn với khí nguyên liệu nhờ EJ-01 A/B/C. Dòng condensat ở đáy tháp được trao đổi nhiệt tại E-04A/B và được làm lạnh bằng không khí ở E-09 để giảm nhiệt độ xuống 45 0 C trước khi ra đường ống dẫn condensat về kho cảng hoặc chứa bồn chứa TK-21. Chế độ MF. Các thiết bò chính: Đây là chế độ hoạt động trung gian của nhà máy. Thiết bò của chế độ này bao gồm toàn bộ các thiết bò của chế độ AMF (trừ EJ-A/B/C) và được bổ sung thêm các thiết bò chính sau. - Tháp ổn đònh Condensat C-02 - Các thiết bò trao đổi nhiệt : E-14, E-20 - Thiết bò hấp thụ V-06AB - Máy nén K-01, K-04AB Sơ đồ cơng nghệ chế độ MF được nêu ra ở hình vẽ đính kèm. Trong đó đường nét đậm là đường biểu diễn dòng lưu chất (lỏng, khí) trong chế độ MF. Sơ đồ cơng nghệ chế độ MF thể đựợc mơ tả như sau: Dòng khí từ Slug Catcher được đưa đến bình tách lọc V-08, thiết bò này có chức năng: Tách nước, hydrocacbon lỏng, dầu và lọc các hạt rắn, nhằm bảo vệ lớp chất hấp thụ trong V-06AB khỏi bò hỏng hoặc giảm hoạt tính cũng như giảm tuổi thọ của chúng. Sau khi được loại nước tại V-06A/B dòng khí được đưa đồng thời đến hai thiết bò E-14 và E-20 để làm lạnh. Dòng khí sau khi ra khỏi E-14 và E-20 là dòng hai pha (lỏng- khí) được đưa vào tháp C-05 để tách lỏng. Khí ra từ đỉnh tháp C-05 được sử dụng như tác nhân làm lạnh bậc một cho dòng nguyên liệu tại E-14 (nhiệt độ giảm từ 26,5 0 C xuống -17 0 C) dòng nguyên liệu qua E-14 được làm lạnh bậc hai tại van FV-1001. Dòng khí ra từ đỉnh C-05 sau khi trao đổi nhiệt qua E-14 nhiệt độ được tăng lên đủ điều kiện cung cấp cho các nhà máy điện. Hai tháp hấp thụ V-06A/B được sử dụng luân phiên, khi tháp này làm việc thì tháp kia tái sinh. Quá trình tái sinh được thực hiện nhờ sự cung cấp nhiệt của dòng khí thương phẩm nâng nhiệt độ lên 220 0 C, dòng ra khỏi thiết bò V-06A/B được làm nguội tại E-15 và được tách lỏng ở V-07 trước khi ra đường khí thương phẩm. Sơ đồ dòng lỏng trong chế độ MF giống như trong chế độ AMF, ngoại trừ việc đưa khí từ V-03 đến C-01 thay vì đến C-05 như chế độ AMF. Ngoài ra trong chế độ MF, tháp C-02 được đưa vào để thu hồi Bupro. Nhằm tận dụng Bupro và tách một phần metan, etan còn lại, dòng khí ra từ V-03 được đưa đến tháp C-01 để tách triệt để C 2 - . Dòng lỏng ra khỏi V-03 được đưa đến tháp C-01 sau khi được gia nhiệt từ 20 0 C lên 80 0 C tại thiết bò E-04A/B nhờ dòng lỏng ra từ tháp C-02. Tháp C-01 3 dòng nguyên liệu được đưa vào: - Dòng khí đến từ V-03 vào giữa đóa thứ 2 và 3 của tháp C-01 - Dòng lỏng từ V-03 vào đóa thứ 20 của tháp C-01 - Dòng lỏng đến từ đáy C-05 vào đóa trên cùng của tháp C-01 Tại đây các hydrocacbon nhẹ như C 1 , C 2 được tách ra và đi lên đỉnh tháp, sau đó được nén từ 25 bar lên 47 bar nhờ máy nén K-01 trước khi dẫn vào đường khí thương phẩm. Phần lỏng ra từ đáy tháp C-01 được đưa đến tháp C-02. Tháp C-02 làm việc ở áp suất 11 bar, nhiệt độ đỉnh 60 0 C và nhiệt độ đáy 154 0 C. Tại đây C 5 + được tách ra và đi ra ở đáy tháp, sau đó được dẫn qua thiết bò trao đổi nhiệt E-04AB để gia nhiệt cho nguyên liệu vào tháp. Sau khi ra khỏi E-04A/B dòng lỏng này được đưa đến làm lạnh tại thiết bò trao đổi nhiệt bằng không khí E-09 trước khi đưa ra đường ống hoặc bồn chứa condensat thương phẩm TK-21. - Dòng hơi ra khỏi đỉnh tháp C-02 là LPG, được ngưng tụ tại V- 02, một phần được cho hồi lưu trở lại C-02 để đảm bảo sự hoạt động của tháp, phần còn lại theo đường ống dẫn sản phẩm LPG. Chế độ GPP. Các thiết bò chính: Đây là chế độ hoàn thiện của nhà máy chế biến khí. Chế độ này bao gồm các thiết bò của chế độ MF và được bổ sung một số thiết bò sau : - Một tháp tách C 3 /C 4 : C-03 - Một tháp Stripper: C-04 - Hai máy nén K-02, K-03 - Thiết bò Turbo-Expander: CC-01 - Các thiết bò trao đổi nhiệt: E-17, E-11, . . . Sơ đồ cơng nghệ chế độ GPP được nêu ra ở hình vẽ đính kèm. Trong đó đường nét đậm là đường biểu diễn dòng lưu chất (lỏng, khí) trong chế độ GPP. Sơ đồ cơng nghệ chế độ GPP thể đựợc mơ tả như sau: Khí ngoài giàn vào nhà máy được tiếp nhận đầu tiên tại Slug Catcher (SC- 01/02), dòng lỏng ra nhiệt độ 25,6 o C và áp suất 109 bar được đưa tới V-03. Dòng khí ra từ Slug Catcher qua V-08 để tách nốt phần lỏng còn lại, lượng lỏng được tách ra này được đưa đến bình tách V-03 để xử lý, còn dòng khí ra từ V- 08 đi vào V-06A/B để tách tinh nước. Trong chế độ này, thiết bò Turbo-Expander được đưa vào hoạt động thay thế E-20 trong chế độ MF, nên khoảng 2/3 lượng khí ra khỏi V-06A/B được chuyển tới phần giãn nở của thiết bò CC-01, tại đó khí được giãn từ 109 bar xuống 33,5 bar và nhiệt độ cũng giảm xuống -18 o C, sau đó dòng này được đưa vào tháp tinh lọc C-05. Phần còn lại khoảng 1/3 dòng từ V-06A/B được đưa tới thiết bò trao đổi nhiệt E-14 để làm lạnh dòng khí từ 26 o C xuống - 35 o C nhờ dòng khí lạnh ra từ đỉnh tháp C-05 nhiệt độ - 42,5 o . Sau đó, dòng này lại qua van giảm áp FV-1001 (áp suất được giảm từ 109 bar xuống 47,5 bar, nhiệt độ cũng giảm xuống còn -62 o C) rồi được đưa vào tháp C-05 như một dòng hồi lưu ngoài ở đỉnh tháp. Trong chế độ GPP, tháp C-05 làm việc ở áp suất 33,5 bar, nhiệt độ đỉnh - 42 o C và nhiệt độ đáy -20 o C. Khí ra khỏi đỉnh tháp C-05 nhiệt độ -42,5 o C được sử dụng làm lạnh khí đầu vào thông qua thiết bò trao đổi nhiệt E-14 trước khi nén ra dòng khí thương phẩm bằng phần nén của CC-01. Quá trình thu hồi lỏng trong chế độ này khác biệt so với chế độ AMF và chế độ MF do sự mặt của tháp C-04 và các máy nén K-02, K-03. Dòng khí ra từ đỉnh tháp C-01 được máy nén K-01 nén từ 29 bar lên 47 bar rồi tiếp tục được làm lạnh trong thiết bò trao đổi nhiệt E-08 (tác nhân lạnh là dòng lỏng ra từ V-03 có nhiệt độ là 20 o C) và vào tháp C-04 để tách nước và hydrocacbon nhẹ lẫn trong lỏng đến từ V-03. Tháp C-04 làm việc ở áp suất 47,5bar, nhiệt độ đỉnhđáy lần lượt là 44 o C và 40 o C. Khí sau khi ra khỏi thiết bò C-04 được nén tiếp tới áp suất 75 bar nhờ máy nén K-02 rồi được làm lạnh tại thiết bò trao đổi nhiệt bằng không khí E-19. Dòng này được trộn lẫn với dòng khí ra từ V-03, và được nén tiếp tới 109 bar bằng máy néùn K-03, sau đó lại được làm lạnh và nhập vào dòng khí nguyên liệu trước khi vào V-08. Dòng lỏng ra từ tháp C-04 được đưa đến đóa thứ 14 của tháp C-01 dòng lỏng ra từ tháp C-05 được đưa đến đóa thứ nhất của tháp C-01 đóng vai trò như dòng hồi lưu ngoài ở đỉnh tháp. Trong chế độ này, tháp C-01 làm việc ở áp suất 29 bar, nhiệt độ đỉnh 14 o C và nhiệt độ đáy 109 o C. Sản phẩm đáy của tháp C-01 chủ yếu là C 3 + được đưa đến tháp C-02 (áp suất làm việc của C-02 là 11 bar, nhiệt độ đỉnh 55 o C và nhiệt độ đáy 134 o C) để tách riêng condeasat và Bupro. Dòng ra từ đỉnh tháp C-02 là hỗn hợp Bupro được tiến hành ngưng tụ hoàn toàn ở nhiệt độ 43 o C trong thiết bò ngưng tụ bằng không khí E-02, sau đó được đưa tới bình hồi lưu V-02 dạng nằm ngang. Một phần Bupro được bơm trở lại tháp C-02 để hồi lưu bằng bơm P-01A/B, áp suất của bơm thể bù đắp được sự chênh áp suất làm việc của tháp C-02 (11bar) và tháp C-03 (16 bar). Phần Bupro còn lại được gia nhiệt đến 60 o C trong thiết bò gia nhiệt E-17 trước khi cấp cho tháp C-03 bằng chất lỏng nóng từ đáy tháp C-03. Sản phẩm đáy của tháp C-03 chính là condensat thương phẩm được đưa ra bồn chứa hoặc dẫn ra đường ống vận chuyển condensat về kho cảng Thò Vải. Sản phẩm ra từ đỉnh tháp C-03 là hơi Propan được ngưng tụ hoàn toàn ở nhiệt độ 46 o C trong thiết bò E-11 được lắp tại đỉnh C-03 dạng làm mát bằng không khí và được đưa tới thiết bò chứa hồi lưu V-05 dạng nằm ngang. Phần propan lỏng này được bơm bằng các máy bơm, một phần propan thương phẩm được tách ra bằng thiết bò điều khiển mức và chúng được đưa tới đường ống dẫn propan hoặc bể chứa propan V-21A. Phần còn lại được đưa trở lại tháp C-03 như một dòng hồi lưu ngoài ở đỉnh tháp. Tại đáy tháp C-03, thiết bò trao đổi nhiệt E-10 được lắp đặt để cấp nhiệt đun sôi lại bằng dầu nóng 97 o C. Nhiệt độ của nó được điều nkhiển bởi van TV- 2123 đặt trên ống dẫn dầu nóng. Butan còn lại đưa ra bồn chứa hoặc đưa đến kho cảng Thò Vải sau khi được giảm nhiệt độ đến 60 o C bằng thiết bò trao đổi nhiệt E- 17 và đến 45 o C nhờ thiết bò trao đổi nhiệt E-12. Chế độ GPP chuyển đổi Để giải quyết những phát sinh của việc tăng công suất Nhà máy khi phải tiếp nhận thêm lượng khí đồng hành từ mỏ Rạng Đông sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất: Việc tăng lưu lượng khí đồng hành dẫn vào bờ gây nên sự sụt giảm áp suất đáng kể trên đường ống làm cho áp suất tại đầu vào Nhà máy xử lý khí không thể đảm bảo giá trò áp suất thiết kế là 109 bar. Phương án lắp đặt trạm nén khí đầu vào Nhà máy xử lý khí Dinh Cố để nén tăng áp suất khí nguyên liệu vào Nhà máy lên 109 bar theo đúng thiết kế ban đầu sẽ đảm bảo việc tăng sản lượng sản phẩm của nhà máy khi tăng lưu lượng nguyên liệu vào nhà máy cũng như đủ áp suất của dòng khí cung cấp cho Nhà máy điện Phú Mỹ 1. Trạm nén khí đầu vào được lắp đặt gồm 4 máy nén khí : 3 máy hoạt động và 1 máy dự phòng. Ngoài ra, một số thiết bò của nhà máy xử lý khí Dinh Cố cũng được cải hoán đểø kết nối mở rộng với trạm nén khí. Các thiết bò trong chế độ này gồm toàn bộ các thiết bò của chế độ GPP và thêm trạm nén khí đầu vào K-1011A/B/C/D và bình tách V-101. Chế độ GPP chuyển đổi được mơ tả như hình vẽ đính kèm: Khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ với lưu lượng khoảng 6,1 triệu m 3 khí/ngày vào hệ thống Slug Catcher trong điều kiện áp suất 65 bar- 80 bar nhiệt độ 20 đến 30 o C (tuỳ theo nhiệt độ môi trường). Dòng khí ra từ SC được chia thành hai dòng: - Dòng thứ nhất lưu lượng khoảng 1 triệu m 3 /ngày được đưa qua van giảm áp PV-106 giảm áp suất từ 65 bar-80 bar xuống 54 bar và đi vào thiết bò tách lỏng V-101. Lỏng được tách ra tại đáy bình V-101 được đưa vào thiết bò V-03 để chế biến sâu. Khí đi ra từ bình tách V-101 được đưa vào hệ thống đường ống dẫn khí thương phẩm 16” cung cấp cho các nhà máy điện. - Dòng thứ hai lưu lượng khoảng 5 triệu m 3 khí/ngày được đưa vào trạm nén khí đầu vào K-1011 A/B/C/D (3 máy hoạt động 1 máy dự phòng) để nén nâng áp suất từ 65 bar- 80 bar lên 109 bar sau đó qua thiết bò làm nguội bằng không khí E-1011 để làm nguội dòng khí ra khỏi máy nén đến nhiệt độ khoảng 40 o C. Dòng khí này đi vào thiết bò tách lọc V-08 để tách lượng lỏng còn lại trong khí và lọc bụi bẩn. Sau đó được đưa vào thiết bò hấp thụ V-06A/B để tách triệt để nước để tránh hiện tượng tạo thành hydrate quá trình làm lạnh sâu. Dòng khí ra khỏi thiết bò V-06A/B được tách thành hai dòng: Khoảng một phần ba dòng khí ban đầu qua thiết bò trao đổi nhiệt E-14 để hạ nhiệt độ từ 26,5 40 o C xuống -35 o C với tác nhân lạnh là dòng khí khô đến từ đỉnh tháp C-05 có nhiệt độ là - 45 o C, sau đó được làm lạnh sâu bằng cách giảm áp qua van FV-1001. Áp suất giảm từ 109 bar xuống 37 bar (bằng áp suất làm việc của đỉnh tháp C-05) kéo theo nhiệt độ giảm xuống -62 0 C rồi được đưa vào đóa trên cùng của tháp tinh cất C-05, đóng vai trò như dòng hồi lưu ngoài ở đỉnh tháp. Hai phần ba dòng khí còn lại được đưa vào thiết bò CC-01 để thực hiện việc giảm áp từ 109 bar xuống 37 bar và nhiệt độ giảm xuống -12 o C và được đưa vào đáy của tháp tinh cất C-05. Tháp tinh cất C-05 hoạt động ở áp suất 37 bar, nhiệt độ đỉnh tháp và đáy tháp tương ứng là -45 o C và -15 o C, tại đây khí (chủ yếu là metan và etan) được tách ra tại đỉnh tháp C-05. Thành phần lỏng chủ yếu là Propan và các cấu từ nặng hơn được tách ta tại đáy tháp. Dòng khí ra từ đỉnh của tháp tinh cất nhiệt độ -45 o C được sử dụng làm tác nhân lạnh cho thiết bò trao đổi nhiệt E-14 và sau đó được nén tới áp suất 54 bar trong phần nén của thiết bò CC-01. Hỗn hợp khí đi ra từ thiết bò này là khí thương phẩm được đưa vào hệ thống đường ống 16” đến các nhà máy điện. Dòng lỏng ra từ đáy tháp tinh cất được đưa vào tháp C-01 như dòng hồi lưu ngoài đỉnh tháp. Trong tháp C-01, với nhiệt độ đáy tháp là 109 o C (nhờ thiết bò gia nhiệt E- 01A/B), áp suất hoạt động của tháp là 27,5 bar, các hydrocacbon nhẹ như metan, etan được tách ra đi lên đỉnh tháp vào bình tách V-12 để tách lỏng trong khí và được máy nén K-01 nén từ áp suất 27,5 bar lên áp suất 47,5 bar. Dòng ra khỏi máy nén K-01 được đưa vào E-08 sau đó vào tháp C-04 (hiện nay các thiết bò này không hoạt động do bình tách V-03 phải giảm áp suất vận hành từ 75 bar theo thiết kế xuống còn 45 bar để đảm bảo chế biến được lượng lỏng từ V-101. Do đó lượng lỏng từ đáy bình tách V-03 được đưa trực tiếp qua E-04A/B mà không đi vào thiết bò trao đổi nhiệt E-08 như thiết kế). Dòng khí sau đó được nén đến 75 bar nhờ máy nén K-02 rồi lại tiếp tục đưa vào thiết bò trao đổi nhiệt E-19 bằng việc sử dụng dòng tác nhân lạnh là không khí. Dòng khí ra từ E-19 được đưa vào máy nén K-03 để nén tới áp suất 109 bar và làm lạnh trong thiết bò trao đổi nhiệt E-13, ra khỏi E-13 dòng khí này được đưa tới thiết bò V-08 như là nguyên liệu đầu vào. Tháp tách etan C-01 là thiết bò tách dạng tháp loại đóa van, hoạt động như một thiết bò chưng cất. Dòng lỏng đi ra từ đáy của tháp C-01 được đưa qua V-15 sau đó tới tháp C- 02. Tháp C-02 là thiết bò cấu trúc dạng tháp tháp chưng cất, áp suất hoạt động là 10 bar, nhiệt độ đáy tháp được duy trì ở 135 0 C nhờ thiết bò gia nhiệt E-03, nhiệt độ đỉnh tháp 56 0 C, hỗn hợp Bupro được tách ra ở đỉnh tháp , còn Condensat được tách ra ở đáy tháp. Hỗn hợp Bupro từ đỉnh tháp C-02 tiếp tục được đưa vào thiết bò làm lạnh E-02, sau đó được đưa vào bình tách V-02. Dòng lỏng ra từ bình tách V-02 được bơm P-01A/B bơm hồi lưu 1 phần lại đỉnh tháp và phần còn lại theo đường ống dẫn sản phẩm Bupro đến bồn chứa V-21 A/B hoặc đến kho cảng Thò Vải. Trong trường hợp cần tách riêng thành sản phẩm Propan và Butan theo yêu cầu của khách hàng thì sản phẩm lỏng từ bình V-02 sẽ được bơm P-01A/B bơm qua thiết bò trao đổi nhiệt E-17 (để tận dụng nhiệt) và vào tháp C-03. Tháp C-03 có nhiệt độ đáy là 95 0 C, áp suất hoạt động của tháp là 16 bar. Propan được tách ra ở đỉnh tháp, nhờ quạt E-11 làm lạnh và được đưa vào bình tách V-05 sau đó được bơm P-03 A/B cho hồi lưu một phần trở lại đỉnh tháp và phần còn lại theo đường ống dẫn propan thương phẩm. Butan được tách ra ở đáy tháp qua thiết bò làm lạnh E-12 và theo đường ống dẫn butan thương phẩm. Lỏng ra từ đáy tháp C-02 là condensat được hạ nhiệt độ xuống 60 0 C nhờ thiết bò trao đổi nhiệt E-04 A/B và xuống 45 0 C nhờ thiệt bò E-09 và sau đó được đưa tới bồn chứa TK-21 hoặc đường ống dẫn Condensat tới kho cảng Thò Vải. Condensat (sau khi đã tách nước tại Slug Catcher) được tách ra trong Slug Catcher được đưa vào thiết bò V-03 hoạt động ở áp suất 47 bar và nhiệt độ 20 0 C để tách các cấu tử khí nhẹ đã bò hấp thụ trong hỗn hợp lỏng này bằng cách giãn nở và giảm áp. Từ thiết bò V-03, condensat được dẫn tới thiết bò trao đổi nhiệt E- 04 (để tận dụng nhiệt của dòng condensat ra từ đáy C-02) sau đó đi vào đóa thứ 20 của tháp C-01. Dưới đây sẽ mơ tả chi tiết điều kiện vận hành đối với từng chế độ 2.2. Slug Catcher: Khí ngoài giàn vào nhà máy được tiếp nhận đầu tiên tại Slug Catcher (SC- 01/02), dòng lỏng ra nhiệt độ 25,6 o C và áp suất 109 bar. Hệ thống Slug Catcher là hệ thống tách dạng ống, bao gồm hai dãy ống với dung tích mỗi dãy là 1.400 m3, thể tích này là đủ để tiếp nhận slug từ đường ống 16” dưới đáy biển. Khí tách ra từ Slug catcher được thu gom trong đường ống 30” và đưa về xử lí tiếp ở các thiết bị hạ nguồn. Condensate tách ra từ slug catcher được thu gom trong đường ống 36” và được đưa về bình tách V-03 thơng qua các bộ điều chỉnh mức (LIC-0111A/B, LT-0121 A&B). Mức lỏng thể điều chỉnh bằng cách chọn lưa mức A ( mức cao) hoắc mức thấp (mức B) thơng qua bộ chọn lựa HS-0111, HS-0121. Khi mức lỏng trong SC- 01A/B đạt mức LAHH-0111 và LAHH-0121 van đầu vào nhà máy sẽ đóng lại, khi mức lỏng đạt giá trị LALL van SDV-0111 và 0121 sẽ đóng lại để tránh hiện tượng lọt khí từ Slug Catcher về V-03 . : - Một tháp tách C 3 /C 4 : C-03 - Một tháp Stripper: C-04 - Hai máy nén K-02, K-03 - Thiết bò Turbo-Expander: CC-01 - Các thiết bò trao đổi nhiệt: E-17,. EJ-A/B/C) và được bổ sung thêm các thiết bò chính sau. - Tháp ổn đònh Condensat C-02 - Các thiết bò trao đổi nhiệt : E-14, E-20 - Thiết bò hấp thụ V-06AB -

Ngày đăng: 20/01/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w