Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc và liên hệ với hiện tượng BREXIT

16 72 3
Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc và liên hệ với hiện tượng BREXIT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc và liên hệ với hiện tượng BREXIT.Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc 1. Khái niệm dân tộc……………………………...……………………………4 2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc..........................4 2.1 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc 2.2 Biểu hiện hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc 2.2.1 Biểu hiện hai xu hướng xét trên phạm vi quốc gia XHCN nhiều dân tộc 2.2.2 Biểu hiện của hai xu hướng xét trên phạm vi thế giới 3. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa MácLênin................................................7 4. Đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước...................................9 4.1 Quan điểm dân tộc của Đảng và Nhà nước ta...............................................9 4.2 Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.................................................10 Phần 2: Liên hệ vấn đề BREXIT (Anh rời liên minh châu Âu) 1. Vấn đề BrexitAnh rời liên minh châu Âu...............................................11 1.1 Khái quát sự kiện Brexit...............................................................................11 1.2 Nguyên nhân Anh rời liên minh châu Âu.....................................................12 1.3 Ảnh hưởng của Brexit...................................................................................12 2 1.3.1 Ảnh hưởng của Brexit đối với nước Anh..................................................13 1.3.2 Ảnh hưởng của Brexit đối với EU.............................................................14 1.4 Nước Anh và châu Âu hậu Brexit Brexit....................................................14 2. Quan điểm của bản thân về sự kiện Brexit....................................................15 CHƯƠNG III: Kết Luận TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Tùng (2010), “giáo trình chủ nghĩa khoa học xã hội”, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ giáo dục và đào tạo (2020), “giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học”, Học viện chính trị, Hà Nội. 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Chương I: Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân tộc là đề tài mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Vấn đề dân tộc tác động mạnh mẽ để định hướng cuộc sống của mỗi người thông qua quan hệ xã hội phong phú, phức tạp giữa người với người, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc... Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các quốc gia đang ra sức tìm tòi hướng đi riêng để bảo vệ lợi ích của quốc gia dân tộc mình, nhưng lại không tách rời với thế giới. Chính vì vậy, vấn đề dân tộc luôn là mối quan tâm đặc biệt trong tiến trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ở mỗi quốc gia dân tộc. Trên thế giới, 3 nhiều công trình khoa học về vấn đề này đã được nghiên cứu và đạt được những thành tựu to lớn. Ở Việt Nam, việc giải quyết vấn đề dân tộc gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân, thông qua việc tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những tư tưởng tiến bộ của thế giới trong bối cảnh lịch sử của Việt Nam. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, do có sự khác biệt về cách tiếp cận giữa các quốc gia vấn đề dân tộc vẫn là một đề tài được tranh luận sôi nổi. Đó là lý do vì sao em chọn đề tài: “Quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc. Từ đó liên hệ để xem xét vấn đề BREXIT (Anh rời khỏi liên minh Châu Âu)”. 2. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu Mục đích nhằm thấm nhuần quan điểm, tư tưởng và vận dụng sáng tạo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa MácLênin vào thực tiễn. Qua đó, có một cách nhìn tổng quan về những chủ trương, chính sách về vấn đề dân tộc của Đảng và Nhà nước gắn với sự phát triển của thế giới. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc. Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam và thế giới, giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận: quan điểm chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc. 4 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát và hệ thống hóa. 5. Ý nghĩa luận và thực tiễn của đề tài Vạch rõ bản chất, phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc, là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho Đảng Cộng sản về việc giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng XHCN. Chương II: NỘI DUNG Phần 1: Quan điểm của chủ nghĩa MácLênin về vấn đề dân tộc 1. Khái niệm dân tộc Hiện nay, khái niệm dân tộc thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được sử dụng thông dụng nhất. Với nghĩa thứ nhất, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ, bền chặt, có sinh hoạt kinh tế chung; có ngôn ngữ chung và có những đặc trưng khác biệt so với những cộng đồng khác; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa và phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó. Với nghĩa thứ hai, khái niệm dân tộc dùng để chỉ cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và ý thức về sự thống nhất của mình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi 5 kinh tếchính trị, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung xuyên suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Theo nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã hội theo nghĩa là các tộc người; ví dụ: dân tộc Kinh, dân tộc Thái,... Với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó, là quốc gia dân tộc. Hai khái niệm trên có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, chỉ khi chúng được đặt cạnh nhau thì sắc thái nội dung của nó mới được biểu thị đầy đủ. Chúng là những nhân tố bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong tiến trình phát triển. 2. Nội dung và biểu hiện hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc 2.1 Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc Khi nghiên cứu về vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của CNTB, V.I.Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan: Về xu hướng thứ nhất, phân tách ra để phát triển. Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách khỏi nhau để hình thành các quốc gia dân tộc độc lập. Xu hướng này biểu hiện trong sự phấn đấu, nỗ lực của tầm dân tộc để đi tới sự tự chủ và phồn thịnh của dân tộc mình, mà tiêu biểu là các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức. Xu hướng này phát huy đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu của CNTB và vẫn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Về xu hướng thứ hai, liên kết với nhau để phát triển. Do bản chất xã hội của lao động, quan hệ giữa người với người, các dân tộc khi ra đời luôn gắn liền với việc tăng cường và mở rộng mối quan hệ kinh tế, tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn, hình thành thị trường thế giới. Nhờ giao lưu kinh tế và văn hóa trong xã hội tư bản đã làm xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách 6 giữa các dân tộc, thúc đẩy họ xích lại gần nhau hơn. Xu hướng này phát huy tác động nổi bật trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, việc thể hiện hai xu hướng khách quan trên gặp phải nhiều trở ngại. Khát vọng được sống độc lập, tự do bị chính sách đế quốc xóa bỏ biến các dân tộc thành thuộc địa và phụ thuộc vào chúng. Các dân tộc xích lại gần nhau hơn trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng bị Chủ nghĩa đế quốc bác bỏ; thay vào đó họ lập ra những liên minh nhằm duy trì áp bức, bóc lột, trên cơ sở cưỡng bức và bất bình đẳng. Hai xu hướng phát huy tác động cùng chiều, bổ trợ lẫn nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia và các quan hệ dân tộc. 2.2 Biểu hiện hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc 2.2.1 Biểu hiện hai xu hướng xét trên phạm vi quốc gia XHCN nhiều dân tộc Nhắc tới các quốc gia XHCN có nhiều dân tộc, do có quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc đã được hình thành trước khi CNTB xuất hiện. Như vậy, xu hướng thứ nhất biểu hiện ở nỗ lực của từng dân tộc để tiến tới sự tự chủ và phồn vinh của dân tộc mình. Xu hướng thứ hai thúc đẩy mạnh mẽ các dân tộc trong một cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau, liên kết hòa hợp với nhau trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hai xu hướng bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong từng dân tộc, từng cộng đồng quốc gia. Các dân tộc không chỉ sử dụng tiềm lực của dân tộc mình mà còn kết hợp với tiềm lực của dân tộc khác để cùng nhau phát triển dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng. Giao thoa những tinh hoa, những giá trị của các dân tộc vào nhau để tạo ra những giá trị chung; tạo điều kiện cho từng dân tộc đi nhanh hơn

Ngày đăng: 19/11/2021, 15:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan