Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ giai cấp công nhân hiện đại và giai cấp công nhân Việt Nam. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là sau khủng hoảng và sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu vào cuối thế kỉ XX. Chính vì sự sụp đổ này các thế lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ, phủ định chủ nghĩa MácLênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò của Đảng. Có những quan điểm sai trái về giai cấp công nhân và cần được làm rõ. Thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội diễn ra trên phạm bi toàn thế giới nhưng đang có nhiều biến động xấu và tiêu cực. Do đó, vấn đề làm rõ quan điểm của chủ nghĩa MácLenin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là cấp thiết hơn bao giờ hết. Đối với nước ta, vấn đề này được Đảng rất chú trọng nó thể hiện qua các văn kiện đại hội đại biểu toàn dân khẳng định tầm quan trọng của giai cấp công nhân nhất là trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Từ những vấn đề trên em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa MácLenin về sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân rồi từ đó liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ: Cần làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công. Phân tích được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại và Việt Nam hiện nay. Mục đích: Vai trò của giai cấp công nhân trên thế giới và Việt Nam hiện nay. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: giai cấp công nhân hiện đại và giai cấp công nhân Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: trên thế giới, Việt Nam; trong giai đoạn hiện nay. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý luận: quan điểm chủ nghĩa MácLenin về sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân. 2 Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và các phương pháp khác: phân tích, tổng hợp, quy nạp,thống nhất logic và lịch sử. 4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa lý luận: đề tài giả quyết về nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và vai trò của giai cấp công nhân. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp tìm hiểu về vai trò của giai cấp công nhân hiện nay trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa , chính trị. Từ đó tìm ra mặt hạn chế, tích cực để có thể phát triển được kinh tế, đất nước đồng thời kiên định được mục tiêu dân tộc. NỘI DUNG Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 . Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.1.1. Giai cấp công nhân Theo C.Mác và Ph.Angghen, giai cấp công nhân mang hai đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Thứ hai,Về vị trí quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân trong tư bản chủ nghĩa: là những người lao động không nắm giữ tư liệu sản xuất. Để duy trì cuộc sống và gia đình thì GCCN phải bán sức lao động cho các nhà tư bản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nửa đầu thế kỉ XX, giai cấp công nhân đã có nhiều sự thay đổi so với trước. 3 Xét về phương thức lao động: với sự phát triển công nghiệp ngày càng hiện đại, nền công nghiệp tự động hóa xuất hiện, với việc áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất,... đòi hỏi giai cấp công nhân phải không ngừng nâng cao trình độ, văn hóa và tay nghề. Từ đó, làm xuất hiện một bộ phận công nhân có xu hướng “ trí thức hóa”. Song việc công nhân có trình độ tri thức hay trình độ chuyên môn không làm thay đổi bản chất của GCCN, họ vẫn là những người làm thuê và bị giai cấp tư bản bóc lột giá trị thặng dư. Xét về vị trí quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân: do sự phát triển ngày càng hiện đại và văn minh đã làm xuất hiện tầng lớp trung lưu, một số công nhân có cổ phần nhỏ ở xí nghiệp, một số có những tư liệu sản xuất nhỏ,...Nhưng những tư liệu hay cổ phần mà công nhân có được chỉ là bộ phận nhỏ, và giai cấp tư sản vẫ nắm trong tay toàn bộ tư liệu sản xuất. Do đó GCCN phải bán sức lao động và bị bọc lột thặng dư, cho dù hiện nay hình thức bóc lột giá trị thặng dư ngày càng tinh vi và khó thấy. Tóm lại, giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại,với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính xã hội ngày càng cao; lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hộ; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá đọ lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, GCCN là nhưng người không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột thặng dư. Ở các nước chủ nghĩa xã hội, họ là người cùng nhân nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động. 1.1.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, là giai cấp có khả năng tổ chức và lãnh đạo; là lực lượng sản xuất tiên tiến, tiên phong, đi đầu 4 trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Do vậy, về mặt khách quan: Giai cấp cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh. Theo C.Mac và Ph.Angghen việc thực hiện được sứ mệnh phải trải qua 2 giai đoạn: Một là, giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc cách mạng thông qua đội tiên phong của mình, đấu tranh giành chính quyền về tay mình. Hai là, giai cấp công nhân từng bước lãnh đạo nhân dân lao động để tiến hành cách mạng xã hội trên tất cả lĩnh vực (kinh tế, chính trịxã hội,văn hóa tư tưởng) và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đây là hai giai đoạn có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. Không thực hiện giai đoạn đầu thì không có giai đoạn thứ hai và trong đó giai đoạn thứ hai là giai đoạn quan trọng để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. 1.2. Căn cứ khách quan và nhân tố chủ quan trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sủa của giai cấp công nhân 1.2.1. Căn cứ khách quan: 1.2.1.1: Địa vị kinh tếxã hội của giai cấp công nhân Một là, giai cấp công nhân ra đời và gắn liền với nền đại công nghiệp, họ chính là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất cấu thành lực lượng sản xuất và đại diện cho lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Do đó, họ là lực lượng duy nhất phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Hai là, trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người về cơ bản là không nắm giữ hoặc nắm giữ ít tư liệu sản xuất. Chính vì thế nên họ phải đi làm thuê, phải bán sức lao động; họ bị bóc lột về sức lao động 5 nặng nề. Mà giai cấp tư sản họ bóc lột khi nắm giữ phần lớn tư liệu sản xuất. Muốn thoát khỏi sự bóc lột, áp bức thì họ phải tự tìm cách giải phóng, xóa bỏ đi áp bức, bóc lột đó. Do đó, họ là lực lượng đối kháng lợi ích trực tiếp với giai cấp tư sản Ba là, giai cấp công nhân là lực lượng đông đảo trong xã hội, họ có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của người lao động khác. Họ đều có mục tiêu chung là giải phóng mình khỏi áp bức, bóc lột, đấu tranh xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Nên họ có khả năng tập hợp, đoàn kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản, đó là khả năng đi dầu trong cuộc đấu tranh. Nếu mục tiêu của họ trở thành hiện thực thì họ không chỉ giải phóng mình mà giải phóng toàn xã hội khỏi áp bức, bóc lột. 1.2.1.2. Địa vị chính trịxã hội của giai cấp công nhân: Một là, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng: Giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến gắn liền với khoa học và công nghệ hiện đại. Bởi lẽ họ là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành cái công cụ sản xuất có công nghệ sản xuất ngày càng hiện đại và phát triển; nên khách quan đòi hỏi giai cấp công nhân phải không ngừng phát triển, học tập, không ngừng nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn. Giai cấp công nhân được trang bị lý luận khoa học và cách mạng, tiên phong là chủ nghĩa MácLênin, đặc biệt họ là những người đi đầu trong phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột, giải phóng toàn xã hội khỏi áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới ngày càng hiện đại. Hai là, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để: giai cấp công nhân muốn thoát khỏi áp bức, bóc lột thì giai cấp công nhân phải đấu tranh nhằm xóa bỏ đi áp bức bóc lột và nguyên nhân sinh ra áp bức, bóc lột chính vì vậy lợi ích của họ đối kháng trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Để lợi ích của giai cấp công nhân được đảm bảo thì họ phải kiên quyết xóa bỏ chế độ sở 6 hữu tư nhân và hình thức tư hữu khác. Đồng thời phải giải phóng toàn xã hội và từng bước xây dựng chế độ dân chủ, bình đẳng. Ba là, giai cấp công nhân là giai cấp có tính kỷ luật cao: với nền đại công nghiệp ngày càng phát triển, ngày càng hiện đại giai cấp công nhân chủ yếu làm việc mang tính chuyên môn hóa cao; cho nên giai cấp công nhân có tính tổ chức và kỉ luật cao. Đồng thời, giai cấp công nhân thường hay sống ở các trung tâm công nghiệp lớn và hiện đại nên họ có khả năng liên kết, đoàn kết với các lao động khác. Bốn là, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế: toàn thể giai cấp công nhân trên thế giới đều có cùng mục tiêu là xóa bỏ áp bức, bóc lột, lật đổ chế độ sở hữu tư nhân và các chế độ khác; giải phóng dân tộc, từng bước tiến hành xây dựng xã hội mới công bằng, văn minh. Vì mục tiêu đó toàn thể giai cấp công nhân phải đoàn kết, liên kết lại với nhau trở thành lực lượng quốc tế. Khi đoàn kết lại với nhau nó tạo nên một sức mạnh to lớn cùng nhau chống lại giai cấp tư sản. 1.2.2. Nhân tố chủ quan: Thứ nhất, sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng: giai cấp công nhân đang không ngừng tăng nhanh về số lượng cùng với sự phát triển ngày càng hiện đại của nền công nghiệp. Song song với đó, sự trưởng thành về chất lượng của giai cấp công nhân cũng được phát triển thể hiện ở chỗ không chỉ nâng cao về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa,... mà còn ở chỗ giai cấp công nhân đã tự nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình với lịch sử với toàn xã hội. Thứ hai, Đảng Cộng Sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng Cộng Sản là giai cấp tiên phong của giai cấp công nhân là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa MácLênin vói phong trào công nhân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào công nhân chuyển từ tự phát sang tự giác, nghĩa là chuyển tư mục tiêu kinh tế sang mục tiêu chính trị. Đảng Cộng Sản lấy chủ nghĩa Mác Leenin lam nền tảng, làm 7 kim chỉ nam từ đó vạch ra cái chiến lượng, chính sách, đường lối chính trị đúng đắn cho các hoạt động cách mạng của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là cơ sở xã hộigiai cấp của Đảng. Thứ ba, có sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và các giai cấp khác: có chung mục tiêu giải phóng dân tộc , xóa bỏ áp bức bức bóc lột nên giai cấp công nhân có khả năng tập hợp, liên kết đoàn kết các giai cấp khác; dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng Sản đã tạo nên một lực lượng cách mạng hùng hậu cả về số lượng và chất lượng để đi tới thành công. PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN 1.1.Vai trò của giai cấp công nhân ở các nước TBCN và nước XHCN hiện nay: Thứ nhất, sự phát triển sản xuất ngày càng hiện đại ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, giai cấp công nhân thể hiện được vai trò trong quá trình sản xuất họ là những người tham gia trực tiếp với công nghệ hiện đại, năng suất và chất lượng cao. Đó chính là nhân tố kinh tếxã hội thúc đẩy sự chín muồi các tiền đề chủ nghĩa xã hội trong lòng chủ nghĩa tư bản. Sự bất bình đẳng và bất công vẫn diễn ra, mâu thuẫn lợi ích giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản càng sâu sắc. Vì vậy nó thúc đẩy cuộc đấu tranh xác lập trật tự xã hội mới bình đẳng, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản Ở các nước XHCN, trong thời kì công nghiệp số ngày càng hiện đại và phát triển thì giai cấp công nhân là những người đi đầu, tiên phong; không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề, văn hóa từng bước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; qua đó từng bước hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Thứ hai,ở các nước XHCN giai cấp công nhân đóng vai trò lãnh đạo và giải quyết nhiều nhiệm vụ của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Giai cấp