1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Bệnh tả pdf

6 601 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 302,96 KB

Nội dung

Bệnh tả Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính gây ra do vi trùng gram âm Vibrio cholerae gây ra, bệnh truyền trực tiếp qua đường phân-miệng hoặc do ăn uống bị nhiễm. Dạng nặng thường gặp là tiêu chảy xuất hiện đột ngột với số lần và số lượng nước mất rất nhiều và dẫn đến suy thận, đe dọa tử vong. Giai đoạn ủ bệnh ngắn từ 2 giờ đến 5 ngày. Có khoảng 75 % người bị nhiễm bệnh không có triệu chứng, nhưng mầm bệnh vẫn hiện diện trong phân từ 7-14 ngày, và được tống xuất ra trong môi trường, từ đây có thể lây sang cho người khác. Bệnh tả là một bệnh có mức độ lây nhiễm và độc tính cao ảnh hưởng ở trẻ nhỏ lẫn người lớn. Khác với những bệnh tiêu chảy khác, bệnh tả có thể gây tử vong nhười khỏe mạnh chỉ trong vòng vài giờ. Nguy cơ tử vong caoở những người suy giảm miễn dịch như trẻ suy dinh dưỡng hoặc người nhiễm HIV. Lịch sử bệnh tả Có 7 trận đại dịch tả được quan sát thấy, đã làm hàng triệu người chết ở Châu Âu, Châu Phi năm 1971 và châu Mỹ năm 1991. Từ đó về sau, bệnh lây lan thành dịch ở nhiều nước trên thế giới và hiện nay người ta không thể loại bỏ hoàn tòan tác nhân gây bệnh trong môi trường. Vi trùng tả nhìn dưới kính hiển vi Có 2 nhóm huyết thanh của V. cholerae, là 01 và 0139, có thể là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh. Nguồn bệnh chính là ở người và môi trường nước có lợi cho tảo phát triển như nước lợ ở các cửa sông. Các nghiên cứu mới đây cho thấy rằng khí hậu ấm nóng lên cũng tạo môi trường thuận lợi cho vi trùng tả phát triển. Đa số các đợt dịch bùng phát là do vi trùng tả type 01 gây ra. Còn type 0139 phát hiện lần đầu tiên năm 1992 tại Bangladesh, có độc lực giống như type 01 và có bệnh cảnh lâm sàng cũng tương tự. Phẩy khuẩn tả type huyết thanh0139 hiện nay chỉ gặp ở Đông Nam Á và Đông Á. Dịch có xu hướng lan sang những vùng khác, vì vậy tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo nên tăng cường theo dõi và giám sát dịch một cách chặc chẽ. Những mầm bệnh khác của phẩy khuẩn tả có thể gây tiêu chảy mức độ vừa, nhưng không gây thành dịch. Những yếu tố nguy cơ và dân chúng dễ mắc bệnh. Bệnh tả lây truyền chủ yếu qua thức ăn và nước uống bị nhiễm bệnh, có liên quan chặc chẽ với yếu tố vệ sinh môi trường, thiếu hoặc không dùng nước sạch, vệ sinh kém là những yếu tố lây truyền bệnh. Các khu vực có nguy cơ là các khu ổ chuột ven đô thị, nơi không có cơ sở hạ tầng cơ bản, cũng như các trại tị nạn và những người cư, nơi yêu cầu tối thiểu về nước sạch và vệ sinh không được đáp ứng . Có ý kiến sai lầm, cho rằng dịch tả xảy ra là do sự phân hủy của xác những nạn nhân xấu số trong những thảm họa thiên nhiên. Ngược lại, thật ra hậu quả của những thảm họa gây phá hủy cơ sở hạ tầng, nguồn cungcấp nước sạch, di dời dân đến các trại không đảm bảo vệ sinh và quá đông - có thể làm tăng nguy cơ lây truyền mầm bệnh. Từ năm 2005, người ta ghi nhận có sự xuất hiện trở lại bệnh tả song song với sự gia tăng liên tục của dân cư dễ bị tổn thương sống trong điều kiện kém vệ sinh. Bệnh tả vẫn còn là một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới và là một trong những chỉ số chính của phát triển xã hội. Căn bệnh này không còn là một vấn đề của quốc gia có điều kiện vệ sinh đúng mà nó là một mối đe dọa ở hầu hết các nước đang phát triển. Trong năm 2006, số trường hợp báo cáo với WHO(Tổ chức Y Tế Thế Giới) đã tăng lên đáng kể, đạt mức của cuối những năm 90. Tổng cộng có 236 896 trường hợp và 6.311 ca tử vong đã được báo cáo tại 52 quốc gia, cho thấy tăng 79% so với năm 2005. Người ta ước tính rằng một tỷ lệ chỉ có khoảng dưới 10% trường hợp bị tả được báo cáo cho WHO. Chính vì việc đánh giá thấp căn bệnh này đã làm cho việc phòng ngừa dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. Phòng ngừa và khống chế bệnh tả Khi xuất hiện bệnh, 80% trường hợp là nhẹ hoặc vừa và chỉ có 10-20% bệnh tiêu chảy mất nước nặng. Nếu bệnh không được chữa trị, tỉ lệ tử vong cao (50%). Nếu bệnh được chữa trị kịp thời đúng lúc, tỉ lệ tử vong <1%. Từ hàng chục năm nay các biện pháp phòng ngừa bệnh tả vẫn không thay đổi. Việc phòng ngừa chủ yếu là cung cấp nước sạch, vệ sinh trong ăn uống. Giáo dục sức khỏe và vệ sinh ăn uống cho người dân là biện pháp quan trọng, nhất là nhắc người dân phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, trước khi chế biến thức ăn một cách thường qui. Khi bùng phát dịch, chiến lược thông thường là điều trị tíchcực, kịp thời nhằm giảm tử vong và phòng ngừa bệnh lây lan. Đa số các trường hợp (80 %) bệnh có thể được điều trị bàng dung dịch điển giải qua đường uống(thường dùng gói ORESOL). Trong trường hợp không thể bù nước bằng đường uống, cho bệnh nhân truyền tĩnh mạch dung dịch Lactat Ringer. Trong những trường hợp nặng, dùng kháng sinh hiệu quả có thể giảm được số lần đi tiêu và thể tích nước mất. Không dùng kháng sinh đại trà để phòng ngừa bệnh tả, vì sẽ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Để bệnhc hóng khỏi, nếu có thể nên thành lập trung tâm điều trị ở vùng dịch. Việc cung cấp nước sạch là rất cần thiết để hạn chế bùng phát bệnh tả. Việc phòng chóng bệnh tả không phải là nhiệm vụ chỉ riêng của ngành y tế mà nó thuộc những ngành khác như cung cấp nước sạch, truyền thông và giáo dục sức khỏe cùng tham gia. Để đối phó với bệnh tả, chúng ta phải áp dụng một phương pháp tiếp cận toàn diện đa ngành. Vaccin uống ngừa bệnh tả Tổ chức Y tế Thế giới chưa bao giờ khuyến cáo dùng vaccin ngừa bệnh tả bằng đường uống vì lý do vaccin này có khả năng bảo vệ kém, và gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vaccin dùng bằng đường uống đã được phê duyệt ở cấp quốc tế mà hiện nay đang bán trên thị trường thích hợp cho du khách( hiệu quả 85-90% trong vòng 6 tháng)dùng cho người > 2 tuổi. Vaccin được uống làm 2 liều cách nhau 10 hoặc 15 ngày, pha uống trong 150 ml nước sạch. Trong những năm gần đây một số chiến dịch tiêm chủng đã được tiến hành với sự hỗ trợ của WHO. Trong năm 2006, WHO chính thức công bố các khuyến nghị cho sử dụng vaccin ngừa tả trong trường hợp khẩn cấp phức tạp. Du lịch và thương mại Hiện nay, điều kiện nhập cảnh vào một nước nào đó người ta không qui định người đó phải được chủng ngừa tả. Kinh nghiệm cho thấy rằng, các biện pháp an toàn và cấm lưu thông của người và hàng hóa đặc biệt là những loại thực phẩm đều không có lợi. WHO hiện tại không có thông tin chỉ ra rằng thực phẩm nhập khẩu từ các nước bị ảnh hưởng có liên quan đến sự bùng phát của bệnh tả trong nước nhập khẩu. Do đó không có lý do gì cấm nhập khẩu thực phẩm từ những nước có tả. Trên Thế giới có 7 lần xảy ra đại dịch tả : • Lần đầu :(1817-1825) : phần châu Á, Châu Phi, Nga và Châu Âu. • Lần 2(1826-1841) : Dịch lan truyền từ Mecca sang Ai Cập rồi cả Châu Âu. • Lần 4(1863-1876) : dịch ảnh hưởng Bắc Âu, • Lần 3(1846-1861) : dịch lây lan từ Trung Quốc sang Algerie rồi Châu Âu. Bỉ năm 1866, sau đó Pháp , Bắc Phi và Nam Mỹ. • Lần 5(1883-1896) : dịch lan từ Ấn Độ, lan từ Đông sang Tây trên nhiều lục địa • Lần 6 (1899-1923) : bắt đầu từ Châu Á, dịch lan sang Nga và từ đó lan sang trung và Đông Âu. • Lần thứ 7(từ năm 1961) : dịch bắt đầu từ Indonesia năm 1961, lan sang Châu Á (1962), rồi sang Trung Đông và một phần Châu Âu(1965), và sau đó lan rông sang Châu Phi năm 1970 và Châu Mỹ Latinh năm 1991. Ở Châu Phi bệnh tả ngày nay là đang trong vùng dịch. Một đợt dịch cũng được công bố ở Kaboul ( thủ Đô Afghanistan) sau khi Mỹ chiếm đóng ; có hơn 2000 ca bệnh ở thủ đô Afghanistan được báo cáo tháng 6 năm 2005. . Bệnh tả Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính gây ra do vi trùng gram âm Vibrio cholerae gây ra, bệnh truyền trực tiếp. người khác. Bệnh tả là một bệnh có mức độ lây nhiễm và độc tính cao ảnh hưởng ở trẻ nhỏ lẫn người lớn. Khác với những bệnh tiêu chảy khác, bệnh tả có thể

Ngày đăng: 20/01/2014, 05:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN