Chúngtađangrất“khát”
quảng cáohay
Trong chuyến công tác đến Việt Nam hồi tháng 5/2011, Michel de Carvalho, Giám
đốc điều hành toàn cầu của tập đoàn Heineken, bị choáng ngợp bởi mức độ tăng
trưởng của thương hiệu bia Heineken tại quốc gia này. Năm 2010, Việt Nam là thị
trường lớn thứ ba của Heineken, chỉ xếp sau Mỹ và Pháp. Và người ta dự đoán
rằng đến năm 2015 Việt Nam sẽ trở thành thị trường lớn nhất của Heineken.
Vậy nguyên nhân nào nằm sau thành công nổi bật của thương hiệu Heineken? Một
trong những yếu tố mà chúngta phải kể đến chính là hình ảnh sang trọng của
thương hiệu bia Heineken trong tâm trí khách hàng đã được hình thành nhờ seri
quảng cáo truyền hình vô cùng ấn tượng. Các Video Clip quảngcáo của Heineken
đều có đặc điểm chung là hài hước một cách tinh tế và mang tính nghệ thuật cao.
Đặc điểm này khi kết hợp với với với câu định vị độc đáo “Chỉ có thể là Heineken”
(It can only be Heineken) đã góp phần nâng cao vị thế thương hiệu này tại phân
khúc bia cao cấp.
Tại thị trường Việt Nam, quảngcáo truyền hình luôn là hình thức truyền thông
được các thương hiệu sử dụng rộng rãi nhất. Các công ty sẽ dễ dàng bị quyến rũ
bởi con số thống kê sau: 91% người tiêu dùng ở Hà Nội chịu tác động của quảng
cáo khi đưa ra quyết định mua sắm, trong khi con số này ở thành phố Hồ Chí Minh
là 45% (Nielsen, 2009).
Tuy nhiên, trên thực tế những quảngcáo truyền hình ấn tượng như Heineken
không phải là nhiều nếu không nói là quá hiếm. Hiện nay, khán giả truyền hình
đang phải chịu sự tấn công ồ ạt của hàng loạt mẫu quảngcáo kém chẩt lượng,
thậm chí rất vô nghĩa và trống rỗng mỗi ngày. Nếu hỏi bạn quảngcáo nào làm bạn
bực mình tôi chắc rằng ngay lập tức bạn có thể kể không hết. Không chỉ riêng
người tiêu dùng Việt Nam phải đối mặt với vấn đề này. Theo nghiên cứu của
Millward Brown (công ty nghiên chuyên về nghiên cứu thị trường về thương hiệu),
trên thế giới ngày nay trung bình chỉ có 7% quảngcáo có thể gây ấn tượng với
người xem.
Vấn đề đặt ra là chi tiêu dành cho quảngcáo truyền hình mang lại hiệu quả như thế
nào? Ở một quốc gia mà ngành marketing đang ở giai đoạn sơ khai như tại Việt
Nam, người tiêu dùng vẫn bị ảnh hưởng bởi quảng cáo. Tuy nhiên, điều đó không
có nghĩa họ “dễ tính” với bất cứ thông điệp truyền thông nào. Trái lại, mọi người
sẵn sàng bật kênh TV khác để không phải bị “tra tấn” bởi quảngcáo kém chất
lượng . Như vậy, chi phí quảngcáo mà doanh nghiệp bỏ ra hoàn toàn vô nghĩa.
Những người làm marketing có nhận thức được thực tế này không? Chúngta
không chắc. Tuy nhiên, thực tế này lại là điều kiện thuận lợi cho những mẫu quảng
cáo hay, có ý nghĩa trở nên nổi bật. Quan trọng hơn, chúng tràn đầy cơ hội kết nối
về mặt cảm xúc với những khách hàng mục tiêu.
Tiếc thay, rất ít thương hiệu tại Việt Nam biết cách tận dụng cơ hội này. Vì thế,
với những ai làm được điều đó, thành công là hoàn toàn xứng đáng với họ.
Cách đây gần 20 năm, Electrolux có một chiến dịch quảngcáo với câu khẩu hiệu
ấn tượng: “Vẫn chạy tốt” (do Richard Moore Associates sáng tạo). Thông điệp này
không chỉ phù hợp với định vị sản phẩm của Electrolux mà còn đánh trúng tâm lý
và kỳ vọng tiêu dùng “ăn chắc mặc bền” của người Việt Nam thời đó. Cho đến tận
bây giờ, rất nhiều người vẫn còn nhớ mẫu quảngcáo này và nhờ đó thương hiệu
Electrolux vẫn có sức sống lâu bền trong tâm trí khách hàng. Một phần thưởng rất
xứng đáng, chắc chắn vậy.
Những ví dụ hiếm hoi thành công khác là mẫu quảngcáo truyền hình cách đây
cũng gần 20 năm của Bitis với khẩu hiệu “Nâng niu bàn chân Việt”. Hay mới đây
là giai điệu tiếng huýt sáo rộn ràng trong mẫu quảngcáo điên thoại 3G của
VinaFone đã được nhiều người yêu thích. Nhiều người tiêu dùng rất có cảm tình
với các mẫu quảngcáo thú vị này và nhờ đó thương hiệu đã sống cùng năm tháng
trong tâm trí của họ.
Bạn có cảm thấy khó chịu vì những mẫu quảngcáo vô nghĩa mỗi lần bật tivi lên
không? Tôi không hề ngạc nhiên nếu bạn nói “Có”. Đó là lý do tại sao tôi không
nhắc đến bất cứ mẫu quảngcáo kém chất lượng nào trong bài viết này.
Đơn giản, tôi không muốn bạn phí phạm thời gian để nhớ đến chúng. Thay vào đó,
chúng tahãy dành thời gian giải trí ít ỏi của mình để nghĩ về những bộ phim bạn
yêu thích hay những mẫu quảngcáo ý thú vị làm bạn mỉm cười và thư giãn.
. Chúng ta đang rất “khát”
quảng cáo hay
Trong chuyến công tác đến Việt Nam hồi tháng 5/2011,. để nhớ đến chúng. Thay vào đó,
chúng ta hãy dành thời gian giải trí ít ỏi của mình để nghĩ về những bộ phim bạn
yêu thích hay những mẫu quảng cáo ý thú