Bệnhtảdotýphuyếtthanh Ogawa
Hiện nay bệnh tiêu chảy cấp đang phát sinh tại nhiều tỉnh thành ở
nước ta, trong đó tiêu chảy do phẩy khuẩn tả chiếm khoảng 15% số bệnh
nhân tiêu chảy cấp vào viện. Theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch
tễ Trung ương, vi khuẩn tả hiện nay thuộc týphuyếtthanhtả Ogawa.
Khởi phát của bệnhtả thường rất đột ngột
Bệnh tả là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường tiêu hóa, khởi phát đột ngột.
Đây là bệnhdo vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra. Người bệnh không có cảm giác
đau bụng nhiều nhưng đi ngoài nhiều lần và phân toàn nước. Một số người có cảm
giác nôn. Nếu không được điều trị, bù dịch kịp thời, cơ thể sẽ mất nước nhanh
chóng, nhiễm độc axít, trụy mạch, hạ huyết áp, hạ đường huyết và suy giảm chức
năng thận. Thể nhiễm khuẩn không triệu chứng thường xảy ra nhiều hơn thể lâm
sàng, nhất là đối với bệnhtảdotýp sinh học El Tor. Các thể nhẹ chỉ là tiêu chảy
thông thường và hay gặp ở trẻ em. Những bệnh nhân nặng nếu không được điều trị
sẽ tử vong nhanh trong vòng vài giờ, tỷ lệ mắc/chết có thể trên 50%, nếu được
điều trị đúng thì tỷ lệ này là dưới 1%.
Sự nguy hiểm của bệnh là dễ xảy ra thành dịch, nhất là những nơi có điều
kiện vệ sinh kém. Nếu đó là vùng xa đô thị, dân trí thấp, chất lượng cuộc sống và
dịch vụ y tế kém phát triển thì bệnh sẽ trở thành mối đe dọa cho tính mạng người
bệnh.
Bệnh tả dễ phát tán thành dịch
Phẩy khuẩn tả (Vibrio cholerae) nhóm huyếtthanh O1 bao gồm 2 týp sinh
học cổ điển và El Tor, mỗi týp sinh học gồm có các týphuyếtthanh như Inaba,
Ogawa và Hikojima nhưng Hikojima là týphuyếtthanh ít gặp. Hình ảnh lâm sàng
của bệnhtảdo các týp gây ra thường tương tự nhau vì chúng cùng tạo ra độc tố
ruột như nhau. Bên cạnh đó thì nhóm huyếtthanh O139 của Vibrio cholerae cũng
làm xuất hiện một số điểm dịch. Hiện nay týp sinh học El Tor là phổ biến ở các vụ
dịch tả trên thế giới. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự tồn tại ổ chứa vi khuẩn tả
trong môi trường của các loài động vật thủy sinh và các động vật phù du sống
trong nước mặn và các vùng cửa sông. Đường lây truyền bệnh qua ăn uống các
thức ăn hoặc nước uống có chứa vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt là ăn uống những
thức ăn chế biến từ hải sản có chứa vi khuẩn tả mà không được nấu chín hay vệ
sinh chế biến bảo đảm chất lượng. Những loài thủy sinh sống ở vùng cửa sông,
ven biển có khả năng tồn tại ổ chứa thiên nhiên của Vibrio cholerae týphuyết
thanh Inaba. Bệnh sẽ trầm trọng hơn và dễ bùng phát thành dịch nếu vi khuẩn gây
bệnh được phát tán ở nơi có điều kiện đời sống thấp.
Những người thiếu axít dịch vị có nguy cơ mắc bệnh cao, trong khi trẻ đang
bú mẹ thì được bảo vệ. Bệnhtả thuộc thể nặng, thường xảy ra nhiều hơn ở người
có nhóm máu O. Sau khi nhiễm khuẩn lâm sàng ban đầu do Vibrio cholerae O1
týp sinh học cổ điển sẽ tạo ra kháng thể với týp sinh học cổ điển và týp sinh học El
Tor, nhưng nếu nhiễm khuẩn lâm sàng ban đầu dotýp El Tor thì chỉ bảo vệ được
týp này mà thôi. Những nhiễm khuẩn ở chủng O1 không có khả năng bảo vệ đối
với chủng O139 và ngược lại.
Bệnh nhân có dương tính với vi khuẩn tả cũng là đối tượng truyền bệnh
nguy hiểm, kể cả khi đã bình phục nhưng vi khuẩn còn tồn tại trong phân của
người bệnh vài ngày, thậm chí là vài tháng sau đó. Dođóbệnh rất dễ lây nếu
không có cách phòng hiệu quả.
Theo kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vi khuẩn tả
đang hoành hành tại nhiều tỉnh thành nước ta hiện nay thuộc týphuyếtthanh
Ogawa, một týp cổ điển.
Thực hiện tốt nguyên tắc bàn tay sạch
Đối với người bệnhtả cần tiến hành tẩy sát khuẩn phân, chất nôn, quần áo
và đồ dùng cá nhân bằng nhiệt độ cao, các chất diệt khuẩn đặc hiệu. Địa bàn xảy
ra dịch cũng cần được làm sạch môi trường bằng thuốc diệt khuẩn. Những người
từng ăn uống, tiếp xúc với bệnh nhân cần được theo dõi sức khỏe. Điều tra nguồn
nước, nguồn thức ăn mà người bệnh sử dụng trước khi phát bệnh để loại trừ triệt
để nguồn bệnh.
Trong điều trị phải bù dịch ngay số lượng đầy đủ
các dung dịch điện giải để điều chỉnh lượng nước mất,
sự toan hóa máu và hạ đường huyết. Những bệnh nhân
nhẹ có thể bổ sung lượng dịch bằng đường uống. Đi
liền với biện pháp bù dịch nhanh chóng là bệnh nhân
cần được sử dụng kháng sinh.Tuy nhiên khi dịch bệnh
xảy ra không nên dùng kháng sinh rộng rãi cho toàn thể
cộng đồng nơi xảy ra dịch mà chỉ dùng cho người bệnh
và tùy theo từng mức độbệnh để tránh tình trạng kháng
kháng sinh của vi khuẩn. Các nguyên tắc vệ sinh ở
bệnh viện cần được thực hiện chặt chẽ để tránh bệnh
lây lan ngay trong bệnh viện, đặc biệt là nguyên tắc bàn
tay sạch và chống ruồi nhặng.
Bệnh tả tuy dễ gây thành dịch nhưng có thể phòng chống tốt nếu mọi người
thực hiện tốt việc ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn không rõ nguồn gốc và
không bảo đảm vệ sinh, nhất là thức ăn chế biến từ thủy hải sản. Vệ sinh nơi ở
thường xuyên không cho ruồi nhặng xâm nhập, rửa tay sạch bằng xà phòng diệt
khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người bị tiêu chảy vì bất kỳ căn nguyên
gì cũng không được chế biến thức ăn. Những người bị bệnh cần đến cơ sở y tế để
điều trị sớm, nhất là với các bệnh nhân thể nặng.
Hiện nay sử dụng vaccin tả cũng là một biện pháp để phòng bệnh.
Năm 1993, t
ại 78
nư
ớc xuất hiện bệnhtả có
gần 377.000 ngư
ời mắc,
trong đó tử vong tr
ên
6.700 ca. C
ũng trong năm
1993, hơn 50% ca b
ệnh
được báo cáo tr
ên toàn
cầu là ở Tây Bán Cầu, v
à
đến năm 1994, h
ơn
950.000 bệnh nhân t
ả
trên th
ế giới cũng thuộc
21 nước ở Tây Bán Cầu.
. Bệnh tả do týp huyết thanh Ogawa
Hiện nay bệnh tiêu chảy cấp đang phát sinh tại nhiều tỉnh thành ở
nước ta, trong đó tiêu chảy do phẩy khuẩn tả chiếm. bao gồm 2 týp sinh
học cổ điển và El Tor, mỗi týp sinh học gồm có các týp huyết thanh như Inaba,
Ogawa và Hikojima nhưng Hikojima là týp huyết thanh ít