Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
120,43 KB
Nội dung
câu 10: nội dung:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản và quan trọng
nhất - hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực
của sự vận động, phát triển
Nội dung của quy luật:
Tất cả các sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau, tức những mặt
đối lập trong sự tồn tại của nó. Các mặt đối lập của sự vật vừa thống nhất vừa đấu tranh
với nhau tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật.
Mặt đối lập là phạm trù chỉ những mặt, những thuộc tính có đặc điểm hoặc có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau trong một chỉnh thể.
Thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, ràng buộc nhau, quy định nhau
mặt này lấy mặt kia làm tiền cho sự tồn tại của nhau.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại teo khuynh hướng phủ định lẫn nhau,
bài trừ lẫn nhau
Cứ có hai mặt đối lập là tạo thành một mâu thuẫn biện chứng
+ Trong một mâu thuẫn có sự thống nhất của các mặt không tách rời sự đấu tranh của
chúng, bất cứ một sự thống nhất nào của các mặt đối lập mang tính chất tạm thời tương
đối còn sự đấu tranh là tuyệt đối. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc của sự phát
triển.
+ Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong bản thân sự vật -
tạo thành nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của sự vật.
- Các tính chất của mâu thuẫn
Tính khách quan: mâu thuẫn là nguồn gốc vận động của mọi dạng vật chất. Vật chất tồn
tại khách quan nên mâu thuẫn cung tồn tại khách quan.
Tính phổ biến biểu hiện: Trong bất kể sự vật hiện tượng nào, ở bất cứ địa điểm nào, ở bất
cứ thời gian cũng tồn tại các mặt đối lập
Tính đa dạng phong phú: Thế giới vật chất có vô vàn các dạng khác nhau chúng có một
không gian khác nhau, thời gian khác nhau, mối liên hệ khác nhau cho nên chúng có
những mâu thuẫn khác nhau, không có một dạng mâu thuãn nào chùng khít lên dạng mâu
thuẫn nào. Có mâu thuẫn trong tự nhiên, có mâu thuẫn trong xã hội, có mâu thuẫn trong
tư duy
+ Các hình thức của mâu thuẫn
Căn cư vào quan hệ đối với các sự vật được xem xét người ta phân loại mâu thuẫn như
sau:
Có mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn không cơ
bản, mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu, mâu thuẫn đối kháng mâu thuẫn không đối
kháng
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuân do sự tác đông giữa các mặt, các khuynh hướng trong
cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với sự vật
khác.
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chát của sự vật quy định sự phát triển ở tất
cả các giai đoạn của sự vật.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phưng diện nào đó của sự
vật.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự
vật.
Mâu thuẫn thư yếu là mâu thuẫn ra đời tồn tại trong một gia đoạn phát triển nào đó của
sự vật, nhưng không phải đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.
- quá trình vận động của mâu thuẫn
+ Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của
các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả "sự
thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im,
với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận
động và phát triển.
+ Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải
quyết mâu thuẫn. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt
đối lập quy định sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau,
mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống
nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật và là khách
quan trong bản thân sự vật nên cần phải phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách
phân tích sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ,
tác động lẫn nhau giữa chúng.
- Phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể, biết phân loại mâu thuẫn và tìm cách
giải quyết cụ thể đối với từng mâu thuẫn.
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn - phù hợp với từng loại mâu thuẫn,
trình độ phát triển của mâu thuẫn. Không được điều hòa mâu thuẫn. Phải tìm ra phương
thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồi.
Câu 11: nội dung & ý nghĩa của quy luật chuyển hóa
Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong
những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách
thức của sự phát triển
Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dấn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại. Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng như sự phát
triển nhận thức tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng được tích luỹ lại khi
vượt quá giới hạn độ tới điểm nút thì thì gây nên sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật cũ
mất đi, sự vật mới ra đời thay thế. Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt đối lập
vốn có của sự vật hiện tượng. Lượng thì thường xuyên biến đổi, còn chất tương đối ổn
định. Do đó sự phát triển của lượng tới một lúc nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ. Khi
chất cũ kìm hãm thì qua đó nảy sinh yêu cầu tất yếu phải phá vỡ chất cũ, mở ra một độ
mới để mở đường cho lượng phát triển. Sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn
đến những thay đổi vê chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Quy luật này còn có chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi
về chất mà sau khi chất mới ra đời do sự biến đổi về lượng gây nên thì chất đó lại quy
định sự biến đổi về lượng, ảnh hởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ,
nhịp điệu phát triển mới.
Nội dung duy luật này được phát biểu như sau Mọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát
triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn
tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết
quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở
lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn tại của
sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự tác
động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không
ngừng của mọi sự vật, hiện tượng
Quy luật lượng-chất được vận dụng trong xã hội thể hiện ở mối quan hệ giữa tiến hoá và
cách mạng. Trong sự phát triển của xã hội, sự thay đổi dần về lượng gọi là tiến hoá, còn
sự thay đổi về chất theo hướng tiến hoá lên gọi là cách mạng, tiến hoá chuẩn bị cho cách
mạng. Trong giai đoạn tiến hoá, chế độ xã hội chưa có sự thay đổi căn bản về chất, còn
cách mạng là kết quả của quá trình tiến hoá, chấm dứt một quá trình này, mở ra một quá
trình tiến hoá mới cao hơn, chế độ xã hội cũ bị xoá bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay thế.
Cách mạng xã hội là phương thức thay thế xã hội này bằng xã hội khác, bạo lực là hình
thức cơ bản của cách mạng.
- Ý nghĩa phương pháp luận
-Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phải coi trọng quá trình tích luỹ về lượng, nếu
không coi trọng quá trình này thì sự không có sự biến đổi về chất. -Quy luật này có chiều
ngược lại, chất mới ra đời thì làm biến đổi tốc độ, quy mô lượng mới. Cho nên khi chất
mới ra đời phải biết xác định tốc độ, quy mô phát triển về lượng cho thích hợp, không
được bảo thủ, dừng lại -Cần phải chống quan điểm tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là
phủ nhận tích luỹ về lượng muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là thì
ngược lạikhi lượng biến đổi đã tới vượt quá độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi
căn bản về chất
Câu 12: nội dung và ý nghĩa phương pháp luận phủ định của phủ định
Phủ định: là sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
Phủ định biện chứng là phạm trù triếthọc dùng để chỉ phủ định tự thân, là mắt khâu của
quá trình dẫn đến ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ
Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay tư duy diễn ra
thông qua những sự thay thế, trong đó có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng
có sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triẻn của sự vật. Những sự thay
thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho qúa trình phát triển của sự vất thì gọi là phủ định biện
chứng.
- Tính chất của phủ định
Tính khách quan
Nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện tượng, nó là quá trình đấu
tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân sự vật, tạo kả năng ra đời cái mới
thay thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân sự vật.
Tính kế thừa
Tính kế thừa của Phủ định được thể hiện mà trong đó cá mới hình thành và phát triển tự
thân thông qua quá trình chọn lọc, loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội
dung tích cực.
Phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong
bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các
mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và phủ định.
Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với mình (cái
phủ định, phủ định cái bị phủ định, cái bị phủ định là tiền đề là cái cũ, cái phủ định là cái
mới xuất hiện sau cái phủ định là cái đối lập với cái bị phủ định. Cái phủ định sau khi khi
phủ định cái bị phủ định, cái phủ định định lại tiếp tục biến đổi và tạo ra chu khỳ phủ
định lần thứ hai) . Sự phủ định lần thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự
vật này đối lập với cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó dường như lập lại cái ban
đầu nhưng nó được bổ sung nhiều nhân tố mới cao hơn, tích cực hơn.
Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố
tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ định
tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có nội
dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định bạn đầu và kết quả của sự phủ
định lần thứ nhất.
Kết quả của sự phủ định của phủ định là diểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng
là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng
chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu hướng
phát triển. Song phát triển đó không theo hướng thẳng mà theo đường "xoáy ốc".
Sự phát triển "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát
triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường
xoáy ốc dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự
phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau
từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc".
Ý nghĩa của phương pháp luận
Qúa trình phủ định mang tính đi lên, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải có liềm tin
vào xu hướng của sự phát triển.
Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.trong sự thay thế đó có sự tác động của
các nhân tố chủ quan của con người, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phát huy
tính năng động sáng tạo, phát hiện những cái mới thay thế những cái cũ lỗi thời.
Phủ định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải kế thừa những yếu
tố tích cực. Kế thừa phát triển những tinh hoa văn hoá của dân tộc và tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại. Loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng lỗi thời mang tính bảo
thủ.
Mỗi quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật đề cập đến những phương diện khác
nhau của quá trình vận động và phát triển của sự vật. Trong thực tế, sự vận động và phát
triển của bất cứ sự vật nào cũng là sự tác động tổng hợp của tất cả những quy luật cơ bản
do phép biện chứng duy vật trừu tượng hóa và khái quát hóa. Do đó, trong hoạt động của
mình, cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn để đạt chất lượng và hiệu quả cao,
con người phải vận dụng tổng hợp tất cả những quy luật đó một cách đầy đủ, sâu sắc,
năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể.
Câu 13
Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật, hiện tượng rất
khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước v.v., nhưng đồng thời
giữa chúng cũng có rất nhiều những đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau.
1. Khái niệm
Cái riêng là phạm trù triếthọc dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
riêng lẻ nhất định.
Cái chung là phạm trù triếthọc dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố,
những quan hệ…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng
Trong mỗi sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là phạm trù triếthọc dùng
để chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà
không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khác.
2. Mối quan hệ biện chứng
Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng,cái chung, cái riêng và cái đơn nhất đều tồn tại
khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại
của mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không cso cái riêng tồn
tạiđộc lập tuyệt đối tách rời cái chung.
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái
bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung
và cái đơn nhất còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng.
Thứ tư, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong những đk xác định
Sở dĩ như vậy là vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng cái đơn
nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung,
cái phổ biến, nhưng về sau nữa, khi không phù hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi
và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu
hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hoá từ cái chung
thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
Ý nghĩa phương pháp luận
-Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của
mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật,
hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài
cái riêng.
-Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra
cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong
hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý
luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng.
Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tuỳ
theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp. Thí dụ, -khi áp dụng những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở
mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả
trong hoạt động thực tiễn.
-Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có
thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên
trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có
lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất"
Câu 14 *không biết ý nghĩa :D*
Nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
- Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ
tương đối bần vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
Mối liên hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.
- Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức. Vì nội dung là những mặt, những yếu tố,
những quá trình tạo nên sự vật, còn hình thức là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền
vững giữa các yếu tố của nội dung. Nên nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với
nhau trong một thể thống nhất. Không có hình thức nào tồn tại thuần túy không chứa
đựng nội dung, ngược lại không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức
xác định. Nội dung nào có hình thức đó.
Nội dung và hình thức không tồn tại tác rời nhau, nhưng không phải vì thế mà lúc nào nội
dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ
được thể hiện ra trong một hình thức nhất định và một hình thức luôn chỉ chứa một nội
dung nhất định, mà một nội dung trong quá trình phát triển có nhiều hình thức thể hiện,
ngược lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau
- Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động và phát triển
của sự vật. Vì khuynh hướng chủ đạo của nội dung là biến đổi, còn khuynh hướng chủ
đạo của hình thức là tương đối bền vững, chậm biến đổi hơn so với nội dung. Dưới sự tác
động lẫn nhau của những mặt trong sự vật, hoặc giữa các sự vật với nhau trước hết làm
cho yếu tố của nội dung biến đổi trước; còn những mối liên kết giữa các yếu tố nội dung,
tức hình thức thì chưa biến đổi ngay, vì vậy hình thức sẽ trở lên lạc hậu hơn so với nội
dung và sẽ trở thành nhân tố kìm hãm nội dung phát triển. Do xu hướng chung của sự
phát triển của sự vật, hình thức không thể kìm hãm mãi sự phát triển của nội dung và sẽ
phải thay đổi cho phù hợp với nội dung mới .
- Sự tác động trở lại của hình thức với nội dung. Hình thức do nội dung quyết định,
nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động của
hình thức đến nội dung thể hiện ở chỗ: nếu phù hợp với nội dung thì hình thức sẽ tạo điều
kiện thuận lợi thúc đẩy nội dung phát triển; nếu không phù hợp với nội dung thì hình thức
sẽ ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của nội dung.
Câu 15 phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật
với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
- Khác với nguyên nhân, nguyên cớ cũng là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết
quả, nhưng không sinh ra kết quả, có liên hệ với kết quả nhưng là mối liên hệ bên ngoài
không bản chất.
Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng có tác
dụng đối với sự nảy sinh kết quả.
Nguyên nhân sinh ra kết quả, vì vậy nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả. Còn kết
quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ nối tiếp
nào cũng là mối liên hệ nhân quả. Chỉ những mối liên hệ trước sau về mặt thời gian có
quan hệ sản sinh mới là mối liên hệ nhân quả.
Trong hiện thực, mối liên hệ nhân quả biểu hiện rất phức tạp: một kết quả có thể do
nhiều nguyên nhân và một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.
- Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì có xu hướng dẫn đến kết quả nhanh hơn.
- Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều thì làm cho tiến trình hình thành kết quả
chậm hơn. Thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau.
Giữa nguyên nhân và kết quả có tính tương đối, có sự chuyển hoá, tác động qua lại tạo
thành chuỗi liên hệ nhân - quả vô cùng vô tận.
— Ý nghĩa phương pháp luận
- Cần tìm nguyên nhân của các hiện tượng trong bản thân thế giới hiện thực, mối quan hệ
nhân quả có tính khách quan.
- Vì mối liên hệ nhân quả là đa dạng, cần phân biệt các loại nguyên nhân để có biên pháp
xử lý đúng đắn.
- Kết quả do nguyên nhân sinh ra nhưng không tồn tại một cách thụ động, vì vậy phải biết
khai thác, vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy
sự vật phát triển.
Câu 16: bản chất – hiện tượng
Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách quan của bản chất và
hiện tượng, mà còn cho rằng, giữa bản chất và hiện tượng có quan hệ biện chứng vừa
thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa mâu thuẫn đối lập nhau.
-Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng trước hết thể hiện ở chỗ bản chất luôn luôn
được bộc lộ ra qua hiện tượng; còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của bản chất ở
mức độ nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng; đồng thời
cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất. Nhấn mạnh sự thống
nhất này, V.I.Lênin viết: "Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất".
Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ bản chất và hiện tượng về
căn bản là phù hợp với nhau. Bản chất được bộc lộ ra ở những hiện tượng tương ứng.
Bản chất nào thì có hiện tượng ấy, bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ở những hiện tượng khác
nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến
mất thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất theo.
Tóm lại, bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, chính nhờ sự thống nhất này mà
người ta có thể tìm ra cái bản chất, tìm ra quy luật trong vô vàn các hiện tượng bên ngoài.
-Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng
Bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối
lập. Do vậy không phải bản chất và hiện tượng phù hợp nhau hoàn toàn mà luôn bao hàm
cả sự mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn này thể hiện ở chỗ: bản chất phản ánh cái chung, cái tất
yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái riêng, cái
cá biệt. Cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau tùy theo sự
thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh. Vì vậy hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản
chất sâu sắc hơn hiện tượng. Bản chất là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện
tượng là cái thường xuyên biến đổi. Nhấn mạnh điều này, V.I.Lênin viết: "Cái không bản
chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không bám “chắc”, không “ngồi vững”
bằng “bản chất”2.
Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ, bản chất là mặt bên trong ẩn
giấu sâu xa của hiện thực khách quan; còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực
khách quan đó. Bản chất không được biểu lộ hoàn toàn ở một hiện tượng mà biểu hiện ở
rất nhiều hiện tượng khác nhau. Hiện tượng không biểu hiện hoàn toàn bản chất mà chỉ
biểu hiện một khía cạnh của bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi,
nhiều khi xuyên tạc bản chất.
Ý nghĩa của phương pháp luận
Bản chất không tồn tại thuần túy mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện qua hiện tượng, vì
vậy muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ những sự vật, hiện tượng,
quá trình thực tế. Hơn nữa bản chất của sự vật không được biểu hiện đầy đủ trong một
hiện tượng nhất định nào và cũng biến đổi trong quá trình phát triển của sự vật. Do vậy
phải phân tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện tượng, nhất là những hiện tượng điển
hình mới hiểu rõ được bản chất của sự vật. Nhận thức bản chất của sự vật là một quá
trình phức tạp đi từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc
hơn. V.I.Lênin cũng viết rằng: "Tư tưởng của người ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện
tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một, nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai,
v.v., cứ như thế mãi".
Vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động
phát triển của sự vật, còn hiện tượng là cái không ổn định, không quyết định sự vận động
phát triển của sự vật. Do vậy nhận thức không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải tiến đến
nhận thức được bản chất của sự vật. Còn trong hoạt động thực tiễn, phải dựa vào bản chất
của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật không được dựa vào hiện
tượng.
Câu 17 tất nhiên – ngẫu nhiên
-Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người và đều
có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật
Trong quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ có cái tất nhiên mới đóng vai trò
quan trọng mà cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng.
Nếu cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật thì cái ngẫu nhiên có tác
dụng làm cho sự phát triển của sự vật diễn ra nhanh hoặc chậm. Thí dụ; cá tính của lãnh
tụ một phong trào là yếu tố ngẫu nhiên, không quyết định đến xu hướng phát triển của
phong trào, nhưng lại có ảnh hưởng làm cho phong trào phát triển nhanh hoặc chậm, mức
độ sâu sắc của phong trào đạt được như thế nào
- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại, nhưng chúng không tồn tại biệt lập dưới dạng thuần
túy cũng như không có cái ngẫu nhiên thuần túy
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất hữu
cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua
vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng
thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên, Ph.Ăngghen nhận xét: sự xuất hiện các nhân vật xuất
sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi
của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải là cái tất nhiên, vì cái đó
không phụ thuộc trực tiếp vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì
nhân vật khác sẽ xuất hiện, thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn,
nhưng cuối cùng nhất định nó phải xuất hiện. Như vậy ở đây cái tất yếu như là khuynh
hướng chung của sự phát triển. Khuynh hướng đó không tồn tại thuần túy, biệt lập, mà
được thể hiện dưới hình thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần túy
mà luôn là hình thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất yếu.
- Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau
Tất nhiên và ngẫu nhiên không nằm yên ở trạng thái cũ mà thay đổi cùng với sự thay đổi
của sự vật và trong những điều kiện nhất định tất nhiên có thể chuyển hóa thành ngẫu
nhiên và ngược lại. Thí dụ: việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã
nguyên thủy lúc đầu chỉ là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi
công xã chỉ sản xuất đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau,
nhờ có sự phân công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích lũy.
Con người đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó
sự trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất nhiên
của xã hội.
Sự chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên còn thể hiện ở chỗ, khi xem xét trong mối
quan hệ này, thông qua mặt này thì sự vật, hiện tượng đó là cái ngẫu nhiên, nhưng khi
xem xét trong mối quan hệ khác, thông qua mặt khác thì sự vật, hiện tượng đó lại là cái
tất yếu. Như vậy ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa tương đối. Do vậy
không nên cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
+Ý nghĩa của phương pháp luận
Vì cái tất nhiên gắn với bản chất của sự vật, cái nhất định xảy ra theo quy luật nội tại của
sự vật, còn cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất nội tại của sự vật, nó có thể xảy
ra, có thể không. Do vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải dựa vào cái tất nhiên,
mà không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Nhưng cũng không được bỏ qua hoàn toàn cái
ngẫu nhiên. Vì cái ngẫu nhiên tuy không chi phối sự phát triển của sự vật, nhưng nó có
ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật, đôi khi còn có thể ảnh hưởng rất sâu sắc. Do vậy,
trong hoạt động thực tiễn, ngoài phương án chính, người ta thấy có phương án hành động
[...]... Khoa học công nghệ (chỉ ngày nay mới có) - Vai trò của Khoa học công nghệ theo quan điểm của triết học Mác: + Khoa học có vai trò nâng cao trình độ người lao động + Khoa học có vai trò nâng cao công cụ lao động + Khoa học có vai trò kết hợp người lao động với công cụ lao động, tao nên năng suất lao động cao và đây là cái đích cuối cùng của Khoa học Quan hệ sản xuất: a Khái niệm: là sự biểu hiện mối quan... tải, lao động, tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng Ngoài ra, nó còn là cơ sở lý luận cho một loạt khoa học kinh tế nằm giáp ranh giữa các tri thức ngành khác nhau, như địa lý kinh tế, nhân khẩu học Đối với các khoa học kinh tế nói trên, kinh tế chính trị thực hiện chức năng phương pháp luận, nghĩa là cung cấp nền tảng lý luận khoa học, mang tính đảng cho các môn khoa học kinh tế cụ thể Chức năng... Tính khoa học và cách mạng của kinh tế chính trị Mác - Lênin là những yếu tố quyết định hành động thực tiễn của người học, nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn đó, nhất là trong công cuộc xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa Chức năng phương pháp Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho một tổ hợp các khoa học kinh tế, trong đó có các khoa học kinh tế ngành, như kinh tế công nghiệp, nông nghiệp,... mâu thuẫn đó Cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể diễn ra một cách tự phát mà là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chủ động, tạo ra tình thế chớp lấy thời cơ cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi Hiện nay, nhờ có cách mạng khoa học, công nghệ, chủ nghĩa tư bản ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ trong sản xuất đã tạo ra bước... trên, trả lời các câu hỏi: Chủ nghĩa Mac Lênin đã được truyền bá sâu rộng vào trong nước hay chưa? Phong trào công nhân đã phát triển đến mức độ tự giác , giai cấp công nhân đã có thể trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đủ sức lãnh đạo cách mạng hay chưa? Phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc có cần phải có một đảng cách mạng mới hay không? Trả lời được những câu hỏi đó, tự nhiên ta sẽ thấy... một công cụ đấu tranh giai cấp mạnh mẽ, giúp họ nhận rõ sứ mệnh lịch sử của mình Kinh tế chính trị tuy không đưa ra những giải pháp cụ thể cho mọi tình huống trong cuộc sống, nhưng nó vạch ra những quy luật và những xu hướng phát triển chung, cung cấp những tri thức và nếu thiếu chúng sẽ không giải quyết được tốt những vấn đề cụ thể Khi quần chúng đã nắm vững lý luận khoa học thì lý luận khoa học sẽ... ngay một lúc không thể khẳng định được cái đúng, bác bỏ cái sai một cách tức thì Hơn nữa, bản thân thực tiễn không đứng yên một chỗ mà biến đổi và phát triển liên tục, nên nó không cho phép người ta hiểu biết bất kỳ một cái gì hóa thành chân lý vĩnh viễn Câu 20: anh không biết Câu 21 quan hệ sản xuất Lực lượng sản xuất: Định nghĩa: là sự biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong... sẽ tự tiêu vong Hiện tại, nhà nước của giai cấp công nhân, gọi là nhà nước chuyên chính vô sản là một hình thức nhà nước quá độ, nhà nước không còn nguyên nghĩa của nó, là nhà nước “nửa nhà nước” để tiến tới xã hội không còn phân chia giai cấp, không còn nhà nước Nhưng sự tồn tại của nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lại là một tất yếu vì nó là công cụ sắc bén trong tay giai cấp công... việc truyền bá chủ nghĩa Mac Vì thế đến những năm 1930, chủ nghĩa Mac đã đc truyền bá khá sâu rộng vào trong nước 2) Về phong trào công nhân Kể ra các cuộc bãi công, biểu tình giai đoạn 26 - 29 để chứng minh rằng phong trào công nhân đã đi từtự phát lên tự giác, và giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đủ sức lãnh đạo cách mạng 3) Về phong trào yêu nước Kể từ khi TD Pháp xâm... đời xây dưng lực lượng cho CM mà chủ yếu là liên minh công nông => liên minh công- nông là nhân tố cơ bản cho chiến thắng cách mạng VN + đảng ra đời là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là lãnh đạo CM duy nhất cầm quyền ở nước ta + đảng ra đời xây dựng được bạn đồng minh mới, đoàn kết khăng khít vs cách mạng thế giới nhờ vậy từ đó đến nay luôn nhận được sự ủng hộ to lớn => tạo ra được sức mạnh