Cao su là một trong những sản vật quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người, là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu với điều kiện bất lợi cao và là cây bảo vệ môi trường nên được nhiều nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thích hợp quan tâm phát triển trên qui mô diện tích lớn. Đặc biệt, ngày nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia cho dù đó là quốc phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy cao su trở thành một trong những mặt hàng tiêu biểu cho việc xuất khẩu ra nước ngoài của nước ta. Sau hơn 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, xuất khẩu cao su đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, khối lượng và kim ngạch tăng nhanh, đem về một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên xuất khẩu cao su hiện nay cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến uy tín và tổng kim ngạch xuất khẩu nói chung. Đại dịch Covid – 19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến toàn chuỗi của ngành cao su Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chế biến cao su phải tạm ngừng sản xuất do nằm trong khu vực phong tỏa. Nông dân trồng cao su tiểu điển ở nhiều tỉnh cũng phải tạm ngừng thu hoạch mủ cao su vì giãn cách xã hội... vì vậy nước ta hiện có những tiềm năng phát triển nào, cần có những giải pháp gì để khắc phục vấn đề này? Từ đó em quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su tại Việt Nam”. Bài tiểu luận gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về thị trường xuất khẩu và ngành xuất khẩu cao su Chương II: Thực trạng ngành xuất khẩu cao su tại Việt Nam