Thảo luận những vấn đề cơ bản của triết học

25 57 0
Thảo luận những vấn đề cơ bản của triết học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vật chất: là một phạm trù triết học dùng để chỉ những quan niệm chung, khái niệm cơ bản của các khoa học nhằm phản ánh những thuộc tính chung của sự vật, hiện tượng. Vật chất là thực tại khách quan, tồn tại độc lập với ý thức con người và loài người. Thế giới vật chất tồn tại dưới dạng các sự vật hiện tượng vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng chúng đều có thuộc tính chung: tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. Đó là thuộc tính quan trọng nhất của vật chất để phân biệt được những hiện tượng vật chất và hiện tượng không phải vật chất. Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo hiện thực khách quan bởi bộ óc của con người, thể hiện ra như tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí… Phản ánh của ý thức là phản ánh có chọn lọc, phản ánh những cái quan trọng nhất của con người Nguồn gốc của ý thức: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội Nguồn gốc tự nhiên: ý thức xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người trên trái đất, do đó ý thức và kể cả con người suy cho cùng đều do vật chất sinh ra, đều là sản phẩm của một quá trình tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất. Bộ óc con người là nguồn gốc đầu tiên của ý thức. nhưng nếu chỉ có bộ óc không thôi thì không thể xuất hiện ý thức. Muốn có ý thức cần phải có quá trình tác động của hoàn cảnh xung quanh, của thế giới bên ngoài lên bộ óc để bộ óc phản ánh. Nguồn gốc xã hội: ý thức được hình thành không phải chủ yếu do sự tác động thuần túy tự nhiên của thế giới khách quan vào bộ óc con người, mà chủ yếu do hoạt động thực tiễn chủ động của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới đó. Muốn cho hoạt động này có hiệu quả, con người phải khám phá, tìm hiểu những bí ẩn của giới tự nhiên, phải tổng kêt kinh nghiệm những công việc đã làm và càng hiểu biết giới tự nhiên bao nhiêu thì ý thức con người càng phong phú bấy nhiêu. Như vậy, chủ yếu thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giới mà con người mới có thể phản ánh được thế giới, mới có ý thức đúng về thế giới đó. Ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và phát triển cùng với lao động, là cái vỏ vật chất của tư duy, vì vậy, không có ngôn ngữ con người không thể có ý thức. Ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) vừa là phương tiện giao tiếp vừa là công cụ tư duy. Nhờ có nó, con người mới có thể khái quát hóa, trừu tượng hóa, mới có thể suy nghĩ tách rời khỏi sự vật, kinh nghiệm, hiểu biết của người này mới truyền được cho người khác, thế hệ này cho thế hệ khác. Ý thức phản ánh năng động, sáng tạo thế giới vì: + Phản ánh có chọn lọc + Phản ánh có sự cải biến + Phản ánh vượt trước: dự báo trước sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng. Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức: a. Vật chất quyết định ý thức: + Vật chất là nguồn gốc của ý thức Vật chất “sinh” ra ý thức vì ý thức chỉ là kết quả của một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài của thế giới vật chất, là thuộc tính của một thực thể vật chất sống có tổ chức cao nhất, đó là bộ óc con người. + Vật chất quyết định nội dung, sự biến đổi của ý thức bởi lẽ ý thức dưới bất kì hình thức nào suy cho cùng đều là phản ánh hiện thực khách quan, nảy sinh trên những tiền đề vật chất nhất định, ngay cả những ảo tưởng hình thành trong đầu óc con người cũng là những vật thăng hoa tất yếu trong quá trình đời sống vật chất của họ. Quan hệ vật chất mở rộng thì những tình cảm, tri thức cũng được mở rộng. + Vật chất là điều kiện khách quan để hiện thực hóa ý thức b. Ý thức tác động trở lại vật chất

... đặt vấn đề phải học tập lý luận theo Người, học lý luận khơng phải để thuộc lịng câu chữ, khơng phải học lý luận để đem lồ thiên hạ, để kiêu ngạo, để mặc với Đảng, để trở thành người lý luận sng... - Thực tiễn phạm trù tảng, khơng lý luận nhận thức mácxít mà cịn tồn triết học Mác – Lênin nói chung * Quan điểm triết học trước Mác: - Điđơrô (nhà triết học Pháp): hiểu chưa đầy đủ thực tiễn,... chất lượng học tập học sinh - Ln phát huy khuyến khích tính động sáng tạo học sinh, không áp đặt hay ép buộc học sinh làm theo ý - Phát huy động, sáng tạo ý thức trình học tập cơng tác .Bản thân

Ngày đăng: 15/11/2021, 15:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Vai trò của đấu tranh giai cấp: là một trong những động lực thúc đẩy xã hội phát triển trong xã hội có giai cấp.

  • Khi cuộc đấu tranh giai cấp lên đến đỉnh cao tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội để làm thay đổi phương thức sản xuất từ thấp đến cao, từ đó dẫn đến thay đổi hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực thúc đẩy sự vật phát triển mà đấu tranh giai cấp là đấu tranh giữa hai mặt đối lập cơ bản của xã hội có giai cấp. Đấu tranh giai cấp là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, qua đấu tranh giai cấp mới giải quyết được mâu thuẫn đó làm cho lực lượng sản xuất phát triển, qua đó thúc đẩy xã hội có giai cấp phát triển.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan