TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.Hoạt động xác định vấn đề a.Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo t
Trang 1Tuần 9
Ngày soạn: 27 /10 /2021
Ngày dạy: 5 /11/2021
Tiết 17 - ÔN TẬP
I MỤC TIÊU
1.Kiến thức: - Hệ thống, khái quát được những kiến thức về lịch sử thế giới cổ đại từ
bài 1 đến bài 9
2.Năng lực :
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện
tượng lịch sử
+ Biết hệ thống hóa, so sánh các sự kiện lịch sử.
3.Phẩm chất
- Tự hào, khâm phục trước những thành tựu văn hóa của nhân loại
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV: Tham khảo tài liệu, phiếu học tập
- HS: Ôn tập kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 9
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Hoạt động xác định vấn đề
a.Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt
được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm
hiểu bài mới
Trang 2b Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV tham gia trò chơi.
c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV tổ chức trò chơi: Nhanh như chớp
+ GV phổ biến luật chơi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tham gia trò chơi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Hs trao đổi về những kiến thức có được sau khi tham gia trò chơi
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và giới thiệu vào bài.
2 Hoạt động luyện tập
a.Mục tiêu: Hệ thống, khái quát, nắm chắc được các nội dung kiến thức đã học từ bài 1
đến bài 9
Trang 3b Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời các nhiệm vụ học tập mà
giáo viên đã giao sau khi học xong bài 9 (phiếu học tập) và tham gia trò chơi
Nhiệm vụ 1: Xã hội nguyên thủy
Nguồn gốc của loài
người
Xã hội nguyên thủy Sự chuyển biến và phân
hóa của XH nguyên thủy
-Vượn người (tg): - Hai giai đoạn: - Thời gian phát hiện ra
kim loại:
- Người tối cổ (tg): -Công cụ lao động: - Vai trò của công cụ lao
động bằng kim loại:
- Người tinh khôn (tg): - Tổ chức xã hội: - Gia đình theo chế độ:
-Dấu tích của người
tối cổ ở Việt Nam:
- Đời sống tinh thần: - Sự phân hóa xã hội:
Nhiệm vụ 2: Các quốc gia cổ đại phương Đông
Tên quốc gia Niên đại Vị trí địa lí Thành tựu văn hóa
Ai Cập
Lưỡng Hà
Ấn Độ
Trung Quốc
Nhiệm vụ 3: HS tham gia trò chơi để trả lời gói câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 Dựa vào đâu để biết và dựng lại Lịch sử?
A Khoa học
B Tư liệu lịch sử
C Tư liệu chữ viết và tư liệu truyền miệng
D Tất cả đều đúng
Câu 2 Tư liệu hiện vật bao gồm những loại nào?
Trang 4A Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại từ đời này sang đời
khác
B Những đồ vật, những di tích của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất
C Những đồ vật, những di tích của người xưa con được lưu giữ lại trong lòng đất hay
trên mặt đất
D Những đồ vật của người xưa còn được lưu giữ lại trong lòng đất
Câu 3 Cung đình Huế được xếp vào loại hình tư liệu nào?
A Tư liệu truyền miệng
B Tư liệu chữ viết
C Tư liệu hiện vật
D Không được coi là tư liệu lịch sử
Câu 4 Bia đá thuộc loại tư liệu gì?
A Không thuộc các loại tư liệu nói trên
B Tư liệu truyền miệng
C Tư liệu hiện vật
D Tư liệu chữ viết
Câu 5: Một thế kỉ có bao nhiêu năm?
A 100 năm
B 1000 năm
C 10 năm
D 200 năm
Câu 6: Một thiên niên kỉ có bao nhiêu năm?
A 100 năm
B 1000 năm
C 20 năm
D 200 năm
Câu 7: Năm 542, khởi Lí Bí cách nay năm 2021 là bao nhiêu năm?
A 1473 năm
B 1476 năm
C 1479 năm
Trang 5D 1477 năm
Câu 8: Những dấu vết của người tối cổ được phát hiện ở đâu?
A Di cốt tìm thấy ở Nam Phi
B Di cốt tìm thấy ở Gia-va (Indonexia)
C Di cốt tìm thấy ở Thái Lan
D Ở Tây Âu
Câu 9: Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào?
A 2 vạn năm
B 3 vạn năm
C 15 vạn năm
D 10 vạn năm
Câu 10: Thị tộc là
A 1 nhóm người không cùng huyết thống gồm vài gia đình
B Nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình, gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu
C Nhóm người có khoảng hơn 5 gia đình, gồm 2 thế hệ già trẻ có chung dòng máu
D Là 1 nhóm người sống chung với nhau
Trang 6c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS trong phiếu bài tập và khi tham gia trò chơi.
Nhiệm vụ 1: Xã hội nguyên thủy
Nguồn gốc của loài
người
Xã hội nguyên thủy Sự chuyển biến và phân
hóa của XH nguyên thủy
-Vượn người (tg):
Cách đây khoảng 5
đến 6 triệu năm
- Hai giai đoạn: bầy
người nguyên thủy,
công xã thị tộc
- Thời gian phát hiện ra
kim loại: khoảng thiên
niên kỉ IV TCN
- Người tối cổ (tg):
Cách đây khoảng 4
triệu năm
- Công cụ lao động:
bằng đá (ghè đẽo thô
sơ -> mài đá)
- Vai trò của công cụ lao
động bằng kim loại: nâng
cao năng suất lao động ->
của cải dư thừa
- Người tinh khôn (tg):
Cách đây khoảng 15
vạn năm
- Tổ chức xã hội:
Sống thành bầy đàn
-> Công xã thị tộc
- Gia đình theo chế độ:
phụ hệ
-Dấu tích của người
tối cổ ở Việt Nam:
+ Thẩm Khuyên,
Thẩm Hai (Lạng Sơn):
răng của Người tối cổ
+ An Khê (Gia Lai),
Núi Đọ (Thanh Hóa),
Xuân Lộc (Đồng
Nai) : Công cụ đá
- Đời sống tinh thần:
+ Đồ trang sức
+ Vẽ tranh
+ Đồ gốm
+ Tục chôn người
chết
- Sự phân hóa xã hội: kẻ
giàu, người nghèo -> xã
hội nguyên thủy tan rã
Trang 7Nhiệm vụ 2: Các quốc gia cổ đại phương Đông
Tên quốc gia Niên đại Vị trí địa lí Thành tựu văn hóa
Ai Cập 3200
TCN
Đông Bắc
châu Phi
+ văn tự - chữ viết: chữ
tượng hình của Ai Cập
+ Toán học: hệ đếm
thập phân, chữ số 1 đến
9
+ Thiên văn học (làm
lịch), y học (thuật ướp
xác),
+ Kiến trúc: kim tự
tháp
Lưỡng Hà TNK IV
TCN
Tây Nam Á + văn tự - chữ viết: chữ
hình nêm
+ Toán học: hệ đếm 60
của Lưỡng Hà
+ Kiến trúc: vườn treo
Ba-bi-lon
Trang 8Ấn Độ 2500 TCN
người bản
địa đã xây
dựng các
thành thị
đầu tiên
dọc hai bờ
sông Ấn
Nam Á +Chữ viết: nhiều loại
chữ cổ, trong đó chữ
Phạn có ảnh hưởng rất
lớn đến Ấn Độ và
Đông Nam Á sau này
+Văn học: hai bộ sử thi
vĩ đại có sức ảnh hưởng
lớn đó là
Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
+Tôn giáo: ra đời nhiều
tôn giáo lớn như đạo
Bà La Môn, đạo Phật
+Kiến trúc: tiêu biểu là
cột đá A-sô-ca và đại
bảo tháp San-chi
+Lịch pháp: làm ra
lịch
+ Toán học: tạo ra hệ
số có 10 chữ số, đặc
biệt có giá trị là chữ số
0
Trung Quốc Năm
221TCN
Nhà Tần
-> thống
nhất lãnh
thổ, lập ra
triều đại
phong kiến
đầu tiên ở
TQ.
Châu Á * Chữ viết: từ thời nhà
Thương, người TQ đã
khắc chữ trên mai rùa
* Văn học: Kinh Thi là
tập thơ cổ nhất ở TQ
* Tư tưởng: Xuất hiện
nhiều nhà tư tưởng nổi
tiếng: Khổng Tử, Lão
Tử
* Lịch sử: Sử kí của Tư
mã Thiên
* Lịch: dựa trên sự kết
hợp giữa dương lịch và
âm lịch
Trang 9* Kĩ thuật: giấy, thuốc
nổ, la bàn, kĩ thuật in
* Y học: Bộ Hoàng đế
nội kinh của Hoa Đà
được coi cuốn sách
kinh điển của y học
Trung Hoa
* Công trình kiến trúc
đồ sộ: Vạn Lý Trường
Thành
Nhiệm vụ 3: Đáp án các câu hỏi trắc nghiệm
C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10
B C C C A B C B C B
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv yêu cầu Hs trình bày nội dung phiếu học tập
- GV tổ chức cho Hs tham gia trò chơi Ai nhanh hơn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trình bày nội dung phiếu học tập
- HS tham gia trò chơi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Hs trao đổi về 1 số câu hỏi mà giáo viên đưa ra
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét và chốt kiến thức.
3 Hoạt động vận dụng.
a Mục tiêu: Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề mới phát
sinh
Trang 10b Nội dung: HS lắng nghe nhiệm vụ vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Theo em, những thành tựu văn hóa nào của thời cổ đại còn được sử dụng đến ngày
nay? Thành tựu nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi (ở nhà)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Hs trao đổi về câu trả lời (ở bài học sau)
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét.
==========================================
ÔN TẬP GIỮA KÌ 1 – PHẦN ĐỊA LÝ
Môn học: Lịch sử và địa lý 6
Chương 1 Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt TĐ
A – LÍ THUYẾT:
Quan sát các hình ảnh sau, ôn lại các nội dung đã được tìm hiểu trong
chương I
1 Hệ thống kinh tuyến vĩ tuyến, tọa độ địa lí
Trang 11- Kinh tuyến là những đường nối liềm hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt
quả địa cầu
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô
Luân-đôn của nước Anh, đánh số 0°.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu và vuông góc với kinh
tuyến.
- Vĩ tuyến gốc là xích đạo, được đánh số 0°.
- Kinh độ của một điểm: khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh
tuyến đi qua điểm đó.
- Vĩ độ của một điểm: khoảng cách tính bằng độ từ vĩ tuyến gốc đến vĩ tuyến đi
qua điểm đó.
- Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
- Cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm (VD: Tọa độ địa lí của điểm A):
A (vĩ độ, kinh độ)
2 Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ
- Ký hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước ( mầu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng
các đối tượng địa lý trên bản đồ
- Ý nghĩa của kí hiệu bản đồ: Giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau, của
các thông tin thể hiện trên bản đồ
Trang 12- Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu
được sử dụng trên bản đồ
* Các loại ký hiệu: Kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích.
3 Phương hướng trên bản đồ
- Đầu trên của các kinh tuyến chỉ hướng bắc, đẩu dưới chỉ hướng nam.
- Đẩu bên trái của các vĩ tuyến chỉ hướng tây, đầu bên phải chỉ hướng đông
4 Tỉ lệ bản đồ tính khoảng cách thực tế
Trang 13- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với
thực tế là bao nhiêu
Tỉ lệ bản đồ là : 1 : 10 000 => Điều này có nghĩa là 1 cm trên bản đồ tương
ứng với 10 000 cm ngoài thực tế
- Có 2 loại tỉ lệ bản đồ:
+ Tỉ lệ số
+ Tỉ lệ thước
B – BÀI TẬP:
1 Dựa vào Bản đồ khu vực trung
tâm TPHCM em hãy xác định
hướng đi từ Hội trường Thống
Nhất đến chợ Bến Thành?
2 Từ Hội trường Thống Nhất đến
chợ Nhà thờ Đức Bà?
3 Em hãy: Sử dụng tỉ lệ số hoặc tỉ lệ
thước để đo và tính khoảng cách
trên thực địa theo đường chim
bay giữa chiều dài đường Nam Kì
Khởi Nghĩa đoạn từ ngã tư với
đường Nguyễn Đình Chiểu đến
ngã tư Lý Tự Trọng biết khoảng cách này trên bản đồ đo được là 6,5 cm