1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tên gọi các loài hải sản vùng biển bình định

119 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 5,67 MB

Nội dung

Khảo sát tên gọi các loài hải sản vùng biển Bình Định có thể chỉ ra đượcđặc điểm ngôn ngữ của một lớp từ cụ thể; đồng thời cũng cho thấy những dấu ấn về văn hóa, tư duy, cách nhận thức v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Trang 2

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Nguyễn Quý Thành Các số liệu, kết quảđược trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nộidung luận văn

Người cam đoan

Nguyễn Thị Nữ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Quý Thành đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhlàm luận văn

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo SĐH, Trường ĐH Quy Nhơn

đã có những hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn.Tôi xin cảm ơn người dân Bình Định, đặc biệt là ngư dân trên địa bànhuyện Phù Mỹ, huyện Phù Cát, huyện Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơntỉnh Bình Định đã có những góp ý, câu trả lời về những vấn đề liên quan đếnluận văn

Cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi!

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong đời sống vật chất lẫn tinh thần của xã hội, hệ thống tên gọi các loàihải sản chiếm một vị trí quan trọng Việc định danh các loài hải sản phản ánhmôi trường tự nhiên và đời sống văn hóa của cộng đồng dân cư – chủ thểđịnh danh Chính vì vậy, tìm hiểu tên gọi hải sản giúp chúng ta có thể hiểuđược nhiều mặt liên quan đến kiến thức về ngôn ngữ, địa lí, văn hóa, … củamột cộng đồng dân cư hoặc một dân tộc

Bình Định là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, có đường bờbiển dài 134 km dọc theo huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Thành phốQuy Nhơn Bình Định có tài nguyên biển đa dạng Cuộc sống của một phầnkhông nhỏ cư dân của tỉnh gắn với biển cả, với nghề khai thác hải sản

Khảo sát tên gọi các loài hải sản vùng biển Bình Định có thể chỉ ra đượcđặc điểm ngôn ngữ của một lớp từ cụ thể; đồng thời cũng cho thấy những dấu

ấn về văn hóa, tư duy, cách nhận thức về thế giới khách quan của người dânvùng biển nơi đây

Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “Tên gọi các loài hải sản vùng biển Bình Định” làm đề tài luận văn của mình.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Nghiên cứu về định danh trong tiếng Việt

Đã có nhiều công trình ngôn ngữ học ở Việt Nam đề cập đến lí luận vềđịnh danh ở góc độ từ vựng ngữ nghĩa, ngôn ngữ - văn hóa, ngôn ngữ học trinhận, … Có thể dẫn ra đây một số công trình:

Tác giả Đỗ Hữu Châu, trong “Cơ sở ngữ nghĩa học – từ vựng” (1998) và

“Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” (1999), cho rằng định danh đóng vai trò quantrọng trong quá trình giao tiếp và tư duy của con người Tác giả đã miêu tả cụthể quá trình định danh trong tiếng Việt

Trang 5

Nguyễn Thuý Khanh có các bài viết: “Đặc điểm định danh tên gọi độngvật trong tiếng Việt”, “Đặc điểm định danh của trường tên gọi động vật tiếngNga trong sự đối chiếu với tiếng Việt” (1994), “Một vài nhận xét về thànhngữ so sánh có tên động vật tiếng Việt” (1995)

Nguyễn Đức Tồn trong công trình nghiên cứu “Đặc trưng văn hoá dântộc của ngôn ngữ và tư duy” (2002), đã nêu lý thuyết về định danh ngôn ngữ

và đặc trưng văn hóa – dân tộc của định danh ngôn ngữ; tìm hiểu cụ thể đặctrưng văn hóa dân tộc của định danh ngôn ngữ qua một số trường từ vựng chỉ

bộ phận cơ thể người, động vật, thực vật trong tiếng Việt và so sánh đối chiếutiếng Nga Đây là một công trình nghiên cứu theo hướng lý thuyết thuộc lĩnhvực tâm lý ngôn ngữ học tộc người

Trịnh Sâm “Đi tìm bản sắc tiếng Việt” (2002), đã đưa ra một số vấn đề

có liên quan đến định danh trong bài viết “Về cơ chế ngữ nghĩa – tâm lý trong

tổ hợp song tiết chính phụ tiếng Việt”

Lý Toàn Thắng trong công trình “Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lý thuyếtđại cương đến thực tiễn tiếng Việt” (2005) có đề cập đến định danh và sựphân cắt hiện thực của con người

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến vấn đề định danh trongtiếng Việt

2.2 Nghiên cứu định danh về hải sản

Hầu hết các công trình nghiên cứu về hải sản mà chủ yếu về “cá” chỉdừng lại ở mức độ liệt kê, phân loại theo lớp cá, bộ cá, họ cá

Chẳng hạn, công trình “Động vật chí Việt Nam”, Tập 12 “Cá biển”, NxbKhoa học và Kỹ thuật (2001) của PGS.TS Nguyễn Khắc Hường liệt kê, phânloại lớp cá lưỡng tiêm, lớp cá sụn, lớp cá láng sụn

Sách “Động vật chí Việt Nam”, tập 10, “Cá biển” của PGS.TS NguyễnHữu Phụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật (2001) là kết quả của quá trình hoạt

Trang 6

động điều tra, khảo sát, nghiên cứu về bộ phận cá biển Việt Nam Nội dungchính của sách đề cập đến các thông tin cơ bản về thành phần giống, loài và

hệ thống phân loại trong phân bộ: những đặc trưng sinh thái, sự phân bố sinhthái và sinh học, giá trị kinh tế, tình trạng nguồn lợi và hình ảnh minh họa củacác loài cá biển: Bộ cá cháo biển, bộ cá chình, bộ cá trích, bộ cá sữa

Sách “Động vật chí Việt Nam”, Tập 2: “Cá Biển” (Nguyễn Nhật Thi) làmột tài liệu cơ bản thuộc bộ sách “Động vật chí” và “Thực vật chí” nước ta.Sách là kết quả điều tra khảo sát, nghiên cứu về bộ phận cá bống biển ViệtNam Nội dung chính của sách đề cập đến các thông tin cơ bản về thành phầngiống, loài và hệ thống phân loại trong phân bộ; những đặc trưng sinh thái, sựphân bố, sinh thái và sinh học giá trị kinh tế, tình trạng nguồn lợi và hình ảnhminh họa của mỗi loài cá bống

Trên lĩnh vực ngôn ngữ học, đáng chú ý trong nghiên cứu định danh về

“cá” là bài “Lớp từ chỉ tên gọi cá ở đồng bằng Tháp Mười nhìn từ góc độ

định danh” của tác giả Trần Hoàng Anh, đăng trong tạp chí Ngôn ngữ, số 8,

năm 2014 Bài báo đã trình bày vấn đề định danh các loài cá ở vùng đồngbằng Tháp Mười Tác giả đã chỉ ra phương thức cấu tạo tên gọi cá Nhìn mộtcách tổng quát, từ chỉ tên gọi cá ở vùng Đồng Tháp Mười chủ yếu được cấutạo dựa trên hai yếu tố: yếu tố chỉ loại và yếu tố phân loại Những tên gọi cácloài cá đều có cấu tạo khá giống một cụm danh từ Sau trung tâm là danh từthì có thể là một danh từ, một động từ, một tính từ, …giới hạn chỉ đặc điểm,tính chất của sự vật được định danh Sự phong phú của lớp từ vựng chỉ têncác loài cá ở Đồng Tháp Mười trước hết phản ánh sự phong phú của môitrường sinh tồn của cá là sông ngòi, kênh rạch, ao hồ ở nơi đây Đồng thời hệthống tên gọi phong phú này còn cho thấy sự quan sát, tri nhận hiện thực củangười Đồng Tháp Tuy nhiên công trình chỉ nghiên cứu định danh dừng lại ở

cá nước ngọt vùng đồng bằng Tháp Mười

Trang 7

Về góc độ ngôn ngữ học, chưa có công trình nào nghiên cứu về tên gọicác loài hải sản vùng biển Bình Định Những kết quả nghiên cứu của các tácgiả đã công bố sẽ được chúng tôi tiếp thu để thực hiện đề tài luận văn

3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu tên gọi các loài hải sản là động vật ở vùng biểnBình Định trên các bình diện cấu tạo, phương thức định danh, ngữ nghĩa, sắcthái văn hóa địa phương

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu cơ bản được đặt ra cho đề tài là: điều tra, thống kê, miêu tả đặcđiểm nguồn gốc và cấu tạo; đặc điểm định danh của tên gọi các loài hải sảnvùng biển Bình Định; qua đó, bước đầu chỉ ra đặc điểm ngôn ngữ - văn hoáđịa phương được phản ánh trong tên gọi hải sản

4 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đã đặt ra các nhiệm vụsau:

- Tìm hiểu những kiến thức về định danh và văn hóa, làm cơ sở lí luận cho đề tài

- Điều tra, xác lập hệ thống tên các loài hải sản vùng biển Bình Định

- Miêu tả tên các loài hải sản về đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo; đặc điểm định danh

- Tìm hiểu sắc thái địa phương của tên hải sản vùng biển Bình Định qua

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Theo Từ điển tiếng Việt, hải sản là sản phẩm động vật, thực vật khai thác

ở biển [32] Luận văn chỉ giới hạn khảo sát tên các loài hải sản thuộc động

vật Để tiện cho việc trình bày, trong luận văn, từ hải sản được sử dụng

Trang 8

với nội dung chỉ sản phẩm động vật khai thác ở biển.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo; đặcđiểm định danh và sắc thái địa phương của tên gọi hải sản vùng biển BìnhĐịnh; chủ yếu là tên gọi các loài cá, mực, tôm, cua, sò, ốc

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương phápnghiên cứu sau:

5.1 Phương pháp điều tra điền dã

Phương pháp này được sử dụng để thống kê tên gọi các loài hải sảnvùng biển Bình Định Việc sưu tầm, thống kê được dựa trên cách gọi tên cácloài hải sản của ngư dân các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và thànhphố Quy Nhơn

5.2 Phương pháp phân tích ngôn ngữ

Sau khi thống kê và phân loại tên gọi các loài hải sản vùng biển BìnhĐịnh, chúng tôi tiến hành phân tích để lý giải các vấn đề liên quan như: đặcđiểm nguồn gốc và cấu tạo, phương thức định danh, ngữ nghĩa… từ đó rút racác nhận định, đánh giá và kết luận

5.3 Phương pháp so sánh

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để thấy rõ tính đặc thù, điểmtương đồng và khác biệt trong tên gọi các loài hải sản ở các địa bàn khác nhautrong tỉnh Bình Định, làm rõ mối quan hệ định danh với văn hóa và ngôn ngữcủa người dân địa phương

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn cung cấp bức tranh về hệ thống tên gọi các loài hải sản vùngbiển Bình Định với đầy đủ các đặc trưng về cấu tạo, phương thức định danh.Bên cạnh đó, luận văn cũng khảo sát mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các yếu tốvăn hoá bên trong ngôn ngữ gắn liền với việc nhận thức về thế giới khách

Trang 9

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dungchính của Luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề chung, trình bày những kiến thức lí luận và

thực tiễn cơ bản làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài, như: khái niệm địnhdanh, phương thức định danh; các đơn vị từ vựng; mối quan hệ giữa ngônngữ và văn hóa; khái quát về vùng biển Bình Định; số liệu thống kê về tên gọihải sản vùng biển Bình Định

Chương 2: Đặc điểm nguồn gốc và cấu tạo của tên gọi hải sản vùng biển Bình Định, trình bày kết quả miêu tả đặc điểm nguồn gốc; cấu tạo: đơn vị

cấu tạo, phương thức cấu tạo, tên hải sản vùng biển Bình Định

Chương 3: Đặc điểm định danh và sắc thái địa phương của tên gọi hải sản vùng biển Bình Định, trình bày kết quả khảo sát tên gọi hải sản vùng biển

Bình Định về phương thức định danh; sắc thái văn hóa địa phương qua têngọi hải sản

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Khái quát về định danh

1.1.1 Khái niệm định danh

Định danh (nomination) là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng La tinh vớinghĩa là tên gọi Thuật ngữ này biểu thị kết quả quá trình gọi tên của các đơn

vị ngôn ngữ Thuật ngữ định danh được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.Ngay từ buổi sơ khai, con người đã có nhu cầu gọi tên cho sự vật hiệntượng… Bởi vì muốn phân biệt các sự vật, hiện tượng thì mỗi sự vật, hiện

tượng cần có tên gọi Theo Đỗ Hữu Châu (1998), trong cuốn Cơ sở ngữ

nghĩa học từ vựng, “Con người cần đến tên gọi các đối tượng xung quanh như cần đến không khí” [6, tr.167] Vì thế định danh trở thành một trong

những chức năng quan trọng bậc nhất của ngôn ngữ.

Trong Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy Nguyễn Đức Tồn định nghĩa: “Định danh chính là đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng”

[39, tr.162] Qua quá trình nhận thức cảm tính, con người nhận biết được sựvật và qua quá trình nhận thức lý tính, con người có thể đặt tên cho sự vật

Định danh là thể hiện tư duy của con người “Tri giác cảm tính cho ta sự vật,

lý tính cho ta tên gọi sự vật” [29, tr.88].

Có thể nói định danh là một nhu cầu của ngôn ngữ, đúng hơn là nhu cầu

của con người trước thế giới khách quan Theo Từ điển giải thích thuật ngữ

ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý (chủ biên) thì định danh có nghĩa là: “Sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu” [46, tr.89] Đối

tượng của lý thuyết định danh là nghiên cứu, miêu tả những quy luật về

Trang 11

cách cấu tạo các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ, về sự tương tác qua lại giữa

tư duy - ngôn ngữ - hiện thực khách quan

Cơ sở định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực khái niệm tên gọi Lí thuyết định danh nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị địnhdanh, từ đó xác định những tiêu chí hoặc những đặc trưng cần và đủ để phânbiệt đơn vị định danh này với đơn vị định danh khác

-Hiện thực khách quan được hình dung như là cái biểu vật của tên gọi,còn tên gọi được nhận thức như là một dãy âm thanh được phân đoạn ứngvới một cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó Chính mối tương quan giữa cái biểuvật và cái biểu nghĩa và xu hướng của mối quan hệ này trong những hành viđịnh danh cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh

Nguyễn Đức Tồn đã xác định một phương thức định danh mà theo tácgiả là rất phổ biến trong tiếng Việt, đó là cách chuyển nghĩa (ẩn dụ, hoán

dụ ), ví dụ: ghẹ - tình nhân, cáo - ranh mãnh, Đây là phương thức định danh gián tiếp “Về thực chất, phương thức định danh gián tiếp gắn bó khăng

khít với sự chuyển nghĩa của các từ ” [39, tr.225].

Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn chủ yếu nghiên cứu theo phươngthức định danh trực tiếp (sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trưng nào đótrong số các đặc trưng của sự vật, hiện tượng; mô phỏng âm thanh tức làtượng thanh; ghép từ; vay mượn)

1.1.2 Định danh từ vựng

Thuật ngữ từ vựng được dùng để chỉ đối tượng mà tiếng Anh gọi là (lexicon) Nếu chiết tự thì “vựng” là sưu tập, tập hợp Từ vựng là tập hợp các

từ và các đơn vị tương đương với từ trong một ngôn ngữ Các đơn vị từ vựng

bao gồm cả các từ lẫn những đơn vị tương đương với từ, tức là cụm từ cốđịnh Từ vựng của một ngôn ngữ là cái khách quan, là bộ phận cấu thành ngônngữ Nhờ sự tri nhận của con người mà sự vật, hiện tượng mới có tên

Trang 12

gọi Sự gọi tên này đã tạo ra các từ, các cụm từ cố định, từ đó hình thành nên

hệ thống từ vựng

Định danh từ vựng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người

Theo Đỗ Hữu Châu trong Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng: “Với khả năng đặt

tên sự vật, con người hoàn toàn chiếm lĩnh được thế giới tự nhiên cả trong tồn tại cảm tính và cả trong tồn tại lý tính của nó” [6, tr.194].

Tên gọi sự vật, hiện tượng có thể có tính lí do hay không lí do, phi võ

đoán hay võ đoán C Mác đã nói “Tên gọi của sự vật nào đó không có gì

chung với bản chất của nó, tôi hoàn toàn không biết gì về người này, nếu như tôi chỉ biết anh ta là Jakov” [39, tr.177] Theo F.de Saussure “Mối tương quan giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là võ đoán” hay “Tín hiệu ngôn ngữ

là võ đoán” [12, tr.141].

Các tác giả Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh

Thuyết trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học, cho rằng “Những khái niệm được

biểu thị hoàn toàn do qui ước, hay là do thói quen của tập thể qui định chứ không thể giải thích lí do” [14, tr.56].

Đỗ Hữu Châu khẳng định rằng “Nguyên tắc tạo thành các tên gọi là

nguyên tắc có lí do” nhưng “Nguyên tắc chi phối các tên gọi trong hoạt động bình thường của nó là nguyên tắc không có lí do” [6, tr.166].

Tác giả Nguyễn Đức Tồn thì nhận định các tên gọi đều có lí do “Tất cả

mọi kí hiệu ngôn ngữ đều có lí do, chứ không phải võ đoán” [39; tr.177] Tác

giả khẳng định: “Không có lí do thì có lẽ khó mà đặt được tên cho một sự vật

mới” [39, tr.178] Như vậy theo quan điểm của các tác giả, định danh có thể

có lí do hoặc không có lí do

Tham gia vào quá trình định danh gồm có hai thành tố là chủ thể địnhdanh và đối tượng được định danh Phụ thuộc vào chủ thể định danh và đối

tượng được định danh sẽ có hai loại lí do khác nhau: lí do chủ quan (phụ

Trang 13

thuộc vào chủ thể định danh) và lí do khách quan (phụ thuộc vào đối tượng

được định danh)

Lí do khách quan – nghĩa là một đặc trưng, một thuộc tính nào đó của

bản thân sự vật được chọn để làm dấu hiệu khu biệt gọi tên – loại lí do dễ

nhận thấy nhất, ví dụ, tên gọi các loài cá được đặt dựa theo hình dáng: cá cờ,

cá bánh lái, mực ống, ốc móng tay, banh lông, …

Lí do chủ quan thì không phải ai cũng nhận thấy được Chỉ có chủ thể

định danh mới biết được lí do tại sao dùng tên gọi này để gọi tên người hoặc

sự vật Ví dụ, khi nhìn vào tên gọi một số loài hải sản, chúng ta không nhận

thấy được lý do: cá dóc, cá róc, cá cu, cá liệt, vẹm, nhum, so, chem chép, …

Khi có một đối tượng cần định danh người ta sẽ tiến hành các thao tácsau đây:

Thứ nhất là quy loại đối tượng mới vào nhóm đối tượng nào đó đã cótên trong ngôn ngữ

Thứ hai là vạch ra những đặc trưng vốn có của đối tượng mới rồi chọnmột đặc trưng được coi là tiêu biểu mang tính khu biệt của đối tượng mới vớiđối tượng khác

Thứ ba là sử dụng biện pháp cấu tạo từ theo loại hình ngôn ngữ làmphương tiện định danh

Nguyễn Đức Tồn đã nêu ví dụ minh họa cho điều này: để đặt tên loài câycảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng cưa, hoa màu hồng, có hương thơm,

… quá trình định danh diễn ra như sau: trước hết người Việt quy nó vào khái

niệm đã có tên gọi trong ngôn ngữ là hoa và chọn đặc trưng màu sắc đập vào

mắt cũng đã có tên gọi là hồng Khi đó, loại cây này sẽ có tên gọi là hoa hồng.

Nhưng sau đó người ta thấy màu sắc hoa của loài cây ấy không chỉ là màu

hồng, mà còn có thể là trắng, đỏ thẫm nhung, nên đã có các tên gọi hoa hồng

bạch, hoa hồng nhung, …

Trang 14

Đối với tên gọi hải sản cũng vậy, để đặt tên cho loài cá sống ở rạn san

hô, hình dáng giống con bướm, …quá trình diễn ra như sau: trước hết người

dân quy nó về khái niệm đã có tên gọi trong ngôn ngữ là cá và chọn đặc trưng hình dáng đập vào mắt cũng đã có tên gọi là bướm Khi đó, loài cá này sẽ có tên gọi là cá bướm Nhưng sau đó người ta thấy màu sắc của loài cá ấy có rất nhiều màu ví như màu trắng, màu nâu nhạt, … nên đã có các tên gọi cá bướm

trắng, cá bướm nâu nhạt, …

Để định danh các sự vật, hiện tượng, người ta thường lựa chọn đặc trưngcủa sự vật, hiện tượng để làm cơ sở gọi tên nó Đặc trưng của sự vật, hiện tượngthường có đặc điểm nổi bật về hình thức, màu sắc Tên gọi có vai trò quan trọngđối với tư duy của con người Nhờ có tên gọi, con người phân biệt được sự vật,hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác Qua tên gọi của sự vật, hiện tượng,chúng ta có thể hiểu về đặc điểm văn hóa của từng dân tộc

Như vậy, định danh từ vựng giúp cho chúng ta thấy được lối tư duy củamột cộng đồng ngôn ngữ và tâm lí dân tộc hay nét độc đáo của một cộngđồng ngôn ngữ

1.1.3 Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá qua định danh

1.1.3.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một thuật ngữ có tính phổ biến và xuất hiện rất sớm Trong

lịch sử cổ đại Trung Quốc, văn hóa được hiểu là cách thức hành xử trong xãhội của tầng lớp thống trị Còn ở phương Tây, khái niệm văn hóa bắt nguồn từ

chữ Latinh cultus, có nghĩa là gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus

Agri (gieo trồng ruộng đất) và Cultus Animi (gieo trồng tinh thần) Về saukhái niệm này phát triển với nhiều nghĩa khác nhau tạo ra sự phong phú vềnội dung cho từ văn hóa Hiện nay đã có khoảng trên 500 định nghĩa khácnhau về văn hóa Mỗi định nghĩa có cách nhìn nhận và tiếp cận về văn hóa ởnhững phương diện khác nhau

Trang 15

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, từ “văn hoá” có nhiều nghĩa, nó đượcdùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau Tuy được dùngtheo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng suy cho cùng, khái niệm “văn hoá” baogiờ cũng có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩarộng

Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiềurộng, theo không gian hoặc theo thời gian, … Giới hạn theo chiều sâu, vănhóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoánghệ thuật, …) Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ nhữnggiá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh, …) Giớihạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từngvùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ, …) Giới hạn theo thời gian,văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá HoàBình, văn hoá Đông Sơn, …)

Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì

do con người sáng tạo ra

UNESCO đã định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa nên được đề cậpđến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức vàxúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng,ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thốnggiá trị, truyền thống và đức tin” (Tuyên bố chung của Unesco về tính đa dạngcủa văn hóa)

Như vậy, văn hóa là sản phẩm của con người, được tạo ra và phát triểntrong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song chính văn hóa lại thamgia vào việc tạo ra thế giới quan và nhân cách của con người, giúp duy trì sựbền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác thông qua quá trình xã hội hóa và được tái tạo, phát triển trong quá trình

Trang 16

lao động và tương tác xã hội của con người.

1.1.3.2 Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa qua định danh

Có thể nói, ngôn ngữ là một thành tố cơ bản và quan trọng của văn hoá,chi phối và tác động đến sự phát triển của văn hoá Về mối quan hệ này, Cao

Xuân Hạo viết: “Những ảnh hưởng của các nhân tố văn hoá đối với cấu trúc

của một ngôn ngữ là điều khó có thể hồ nghi, tuy không phải bao giờ cũng dễ chứng minh Và do đó, ít ra cũng có thể tìm thấy những sự kiện ngôn ngữ nào

đó có thể cắt nghĩa được bằng những sự kiện thuộc bản sắc văn hoá của khối cộng đồng nói thứ tiếng hữu quan, và đến lượt nó, các sự kiện ngôn ngữ lại

có thể gợi cho ta những điều hữu ích về cách cảm nghĩ của người bản ngữ và

từ đấy về nền văn hoá của họ” [16, tr.289].

Để tìm hiểu về đặc trưng văn hóa của một dân tộc, trước tiên, chúng ta

phải tìm hiểu về ngôn ngữ của họ Bởi vì, ngôn ngữ đóng vai trò là “công cụ

giao tiếp cơ bản” [39, tr.44].

Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ đi liền với văn hóa của mỗidân tộc sử dụng ngôn ngữ đó Giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ biệnchứng với nhau Ngôn ngữ là phương tiện thúc đẩy sự hình thành văn hóa củamỗi dân tộc, là phương tiện lưu trữ văn hóa cũng như sự biểu hiện và truyềnđạt các giá trị văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác hoặc giữa các xã hộikhác nhau hay từ người này sang người khác trong cộng đồng Sự biến đổi vàphát triển của ngôn ngữ đi đôi với sự biến đổi và phát triển của văn hóa

Điều này đã được F de Saussure khẳng định: “Phong tục của một dân

tộc có tác động đến ngôn ngữ, và mặt khác, trong một chừng mực khá quan trọng, chính ngôn ngữ làm nên dân tộc [12, tr.47] Ngôn ngữ và văn hóa có

mối quan hệ chặt chẽ Khi định danh sự vật, mỗi dân tộc có cách định danhkhác nhau Nguyên nhân là do ảnh hưởng của ngôn ngữ, đặc điểm tâm lí dântộc, điều kiện tự nhiên - văn hóa xã hội

Trang 17

Ví dụ loài cá có thân dài, hình trụ tròn, hơi dẹp bên, giữa thân hơi phình

to, đầu dài, nhiều xương, tuy hơi nhiều xương một chút nhưng có ưu điểm là

thịt cá rất trắng, thơm và ngọt, làm chả rất ngon, tiếng Việt toàn dân gọi là cá

mối thì người dân Bình Định gọi là cá mấu Hay ốc vú nàng (loài ốc hình

chóp, hình dạng hơi giống nhũ hoa người phụ nữ), người dân Bình Định gọi

là ốc dú nàng, hay con hải sâm vú thì được gọi là hải sâm dú Nguyên nhân là

do có sự biến đổi ngữ âm, đó là phát âm địa phương đọc âm “ôi” > “âu”, phụ âm đầu “v” > “d”.

Tóm lại, đặc trưng ngôn ngữ, văn hóa của định danh thể hiện ở tên gọicủa đối tượng được định danh Tên gọi của đối tượng được định danh phụthuộc vào chủ thể định danh (chủ quan) và việc lựa chọn đặc trưng của đốitượng được định danh (khách quan)

Như vậy, nghiên cứu việc tri nhận hiện thực qua định danh các loài hảisản vùng biển Bình Định là một việc làm cần thiết, một hướng nghiên cứuđúng khi tìm hiểu về văn hóa Bình Định

Trang 18

nhất trong cách định nghĩa về từ Nói chung, không có định nghĩa nào về từlàm mọi người thoả mãn Hiện nay có tới trên 300 định nghĩa khác nhau về

từ Để tiện lợi cho việc nghiên cứu, người ta vẫn thường chấp nhận một quanniệm nào đấy về từ tuy không bao quát toàn thể, nhưng cũng chỉ để lọt rangoài phạm vi của nó một số lượng không nhiều các trường hợp ngoại lệ

Theo F.de Saussure: “từ, mặc dù khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà

trí tuệ buộc phải chấp nhận, một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thể của ngôn ngữ” [12, tr.214] Cái khó nhất trong việc định nghĩa từ là sự khác nhau

về cách định hình, chức năng và các đặc điểm ý nghĩa trong các ngôn ngữkhác nhau, thậm chí trong cùng một ngôn ngữ

Trong tiếng Việt, vấn đề xác định ranh giới của từ vẫn còn nhiều ý kiến

khác nhau Theo các tác giả Trương Văn Chình – Nguyễn Hiến Lê, “Từ là âm

có nghĩa dùng trong ngôn ngữ để diễn tả ý đơn giản nhất, nghĩa là ý không thể phân tích ra được” [9, tr.61].

Tác giả Nguyễn Tài Cẩn định nghĩa: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể vận

dụng độc lập ở trong câu” [5, tr.326] Theo Nguyễn Kim Thản, “Từ là đơn vị

cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn vị khác lời nói để vận dụng độc lập

và là khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [35, tr.64].

Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập

về mặt ý nghĩa và hình thức” [14, tr.61] Định nghĩa trên hàm chứa hai vấn đề

cơ bản: khả năng tách biệt của từ và tính hoàn chỉnh của từ

Khi nghiên cứu đối tượng là từ, trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu đã đưa ra định nghĩa về từ của tiếng Việt như sau: “Từ của tiếng Việt

là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [8,

Trang 19

tr.16] Đây là định nghĩa về từ được nhiều người chấp nhận, chỉ ra được đặcđiểm khái quát cơ bản của từ là: khả năng tách biệt của từ (tính độc lập củatừ); tính hoàn chỉnh của từ (từ có vỏ âm thanh hoàn chỉnh, có nội dung)

Chúng tôi dựa vào định nghĩa từ của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở cho nghiêncứu luận văn

1.2.1.2 Cấu tạo từ

Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị

để cho ta từ

Tiếng Việt có các phương thức cấu tạo từ như sau:

Thứ nhất, phương thức từ hóa hình vị Từ hóa hình vị là phương thứctạo từ bằng cách tác động vào bản thân một hình vị, làm cho nó có có nhữngđặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà không thêmbớt gì cả vào hình thức của nó

Mô hình: Hình vị (A) → từ đơn A

Phương thức từ hóa hình vị sẽ cho ta từ đơn Từ đơn “là những từ một

hình vị Về mặt ngữ nghĩa chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ một riêng

rẽ Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ” [8, tr.40].

Từ đơn có thể có một âm tiết (cá, mực, tôm, cua, ốc, sò, …) hay nhiều

âm tiết Những từ đơn nhiều âm tiết có thể gốc Việt như: bồ hóng, ễnh ương,

mồ hôi, bồ nông, …gốc vay mượn tiếng nước ngoài như: cà phê, xà phòng, karaoke, mì chính, sủi cảo, xì dầu, …

Thứ hai, phương thức ghép: là phương thức ghép hai hoặc hơn hai hình

vị có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới mang đặc điểmngữ pháp và ngữ nghĩa như một từ

Mô hình: Hình vị (A) + (B) → từ ghép AB

Trang 20

Phương thức ghép cho ta từ ghép Từ ghép “được sản sinh do sự kết hợp

hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với nhau” [8, tr.54] Ví dụ, phương thức ghép tác động vào các hình vị cá, mực tạo thành từ ghép cá mực, tác động vào các hình vị ốc, nhảy để tạo thành

từ ghép ốc nhảy, vào hình vị mực, ống để tạo thành từ ghép mực ống, …

Từ ghép có hai loại là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

Từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa): cá mực, tôm cua, ốc hến, hoa lá,

quần áo, sách vở, …

Từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa): xe tải, hoa lan, cá chuồn, mực

lá, cua huỳnh đế, ốc lông, ốc giác, sò điệp, tôm hùm, …

Thứ ba, phương thức láy: là phương thức tác động vào một hình vị cơ

sở làm xuất hiện một hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh

Cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ láy

Mô hình: Hình vị (A) → từ láy AA'

Phương thức láy tạo ra từ láy Từ láy “là những từ được cấu tạo theo

phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [8, tr.41] Ví dụ, phương thức láy tác động

vào hình vị vàng tạo thành từ láy vàng vàng, tác động vào hình vị đỏ tạo thành

từ láy đo đỏ, đỏ đỏ, tác động vào hình vị chang tạo thành từ láy chang chang,

1.2.2 Ngữ định danh

Ngữ định danh là những cụm từ cố định biểu thị các sự vật, hiện tượnghay khái niệm nào đó về thực tế Mỗi sự vật, hiện tượng hay khái niệm cónhiều thuộc tính khác nhau Khi đặt tên cho những sự vật, hiện tượng hay

Trang 21

như: cá đuôi gai xanh nhạt, cá đuôi gai trắng tím, cá đuối bồng mõm nhọn,

cá đuối bồng chấm xanh, cá bướm cờ hai sọc đen, … là từ hay là ngữ định

danh Để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi sắp xếp chúng vào từ (cụm từ).

1.3 Khái quát về vùng biển Bình Định

1.3.1 Thềm biển Bình Định

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm miền Trung Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110 km theo hướng Bắc - Nam,diện tích tự nhiên: 6.071,3 km², diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km² Do sựlấn sát của các khối kiến tạo phía tây ra biển, nên ngoài dải hẹp ven bờ có độdốc nhỏ, còn lại phần lớn có độ gấp lớn và có nhiều nếp gấp, từ Quy Nhơnđến Tam Quan các đường đẳng sâu 50m, 200m hầu như chạy song song vớivạch bờ Trong đó từ bờ ra đến độ sâu 500m độ dốc đáy biển nhỏ và biến đổitương đối chậm, từ độ sâu 500m ra đến 2000m là khu vực biển có độ dốc lớnnhất của vùng biển này

Khí hậu biển Bình Định có tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa, chịu ảnhhưởng lớn của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam và hệ thống dòng chảycũng như chế độ thủy triều trong biển đông Nhiệt độ trung bình năm là 27°C

Độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối 79% Tổng lượngmưa trung bình năm là 1.751mm, cực đại là 2.658mm, cực tiểu là 1.131mm.Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 – 12; mùa khô kéo dài từ tháng 1 – 8 Đây làđiều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển đa dạng sinh học biển

Đường bờ biển dài 134 km dọc theo huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát

và Thành phố Quy Nhơn Do ảnh hưởng nhô ra của các dãy núi, cũng như khí

Trang 22

hậu và tác động của các quá trình thủy văn tạo nên sự phức tạp của vạch bờ,đồng thời tạo nên nhiều đầm phá ven biển; tiêu biểu nhất là đầm Thị Nại.Dạng địa hình đầm phá cùng với vị trí địa lý thuận lợi gần các ngư trường hảisản lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, hải sản vùng biển Bình Định khá đa dạng,phong phú với trữ lượng lớn Đặc biệt là cá thu, cá ngừ đại dương, cá mú,mực, tôm, cua, ốc, …Đây nguồn lợi hết sức to lớn tạo điều kiện cho việc nuôitrồng, đánh bắt hải sản.

Dọc ven bờ biển tỉnh Bình Định còn có 33 đảo lớn nhỏ được chia thành

10 cụm đảo hoặc đảo đơn lẻ Có 3 cửa biển lớn tập trung nhiều tàu thuyền neođậu và hoạt động khai thác hải sản là: Quy Nhơn, Đề Gi và Tam Quan Ngoài

ra ven biển Bình Định còn có nhiều làng, xã nghề cá với các bến cá hìnhthành trên các bãi ngang, bãi nhỏ ven biển

Theo báo cáo tổng hợp của Sở Tài nguyên và Môi trường về quy hạchbảo tồn đa dạng sinh học biển Bình Định giai đoạn 2015 – 2025 và địnhhướng đến năm 2030, Bình Định là tỉnh có tài nguyên biển đa dạng Vùngven bờ biển Bình Định nằm trong khu vực miền Trung là nơi có điều kiệnthuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các rạn san hô bởi nhiệt độ nướcthường xuyên cao và ít chịu ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi Rạn san hôphân bố tập trung nằm trong tam giác Hòn Khô, Hòn Đất, Cù Lao Xanh vớidiện tích khoảng 62 ha, chiếm 54,7% tổng diện tích rạn Rạn san hô là nơisinh sống của nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế, đặc biệt là bãi đẻ củaloài rùa biển quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

Nguồn lợi hải sản ở vùng biển Bình Định khá đa dạng và phong phú vớitrên 500 loài cá, trong đó có 38 loài có giá trị kinh tế Tỷ lệ cá nổi chiếm 65%với trữ lượng khoảng 38.000 tấn, khả năng khai thác 21.000 tấn Tỷ lệ cá đáychiếm 35% với trữ lượng khoảng 22.000 tấn, khả năng khai thác 11.000 tấn.Tôm biển có 20 loài với trữ lượng khoảng 1.000 – 1.500 tấn Mực có trữ

Trang 23

lượng khoảng 1.500 – 2.000 tấn

Vùng biển Bình Định có trữ lượng cao về nguồn lợi tôm hùm giống,phong phú về thành phần loài với các loài tôm hùm có giá trị kinh tế Về khaithác tôm hùm giống: toàn tỉnh có 1.369 tàu cá cở nhỏ chuyên khai thác tômhùm giống với sản lượng hàng năm khoảng 455.460 con (năm 2008)

Có thể nói tất cả những yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sốngcủa ngư dân Hoạt động khai thác, nuôi trồng hải sản diễn ra sôi động, nhộnnhịp tạo nên đặc trưng vùng biển Bình Định Đó cũng là cơ sở của sự phongphú, đa dạng tên gọi hải sản; của tín ngưỡng văn hóa biển, phản ánh đời sốngtinh thần của ngư dân

1.3.2 Dân cư ven biển Bình Định

Dọc đường bờ biển dài 134 km của Bình Định gồm các huyện HoàiNhơn (các xã ven biển Hoài Hương, Tam Quan, Hoài Thanh, Hoài Hải, HoàiMỹ), huyện Phù Mỹ (các xã ven biển: Mỹ Đức, Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Thọ,

Mỹ Thành), huyện Phù Cát (các xã ven biển: Cát Tiến, Cát Hải, Cát Khánh,Cát Minh) và thành phố Quy Nhơn (các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Hội,Nhơn Châu; phường Ghềnh Ráng…) Ngoài ra, hoạt động đánh bắt, nuôitrồng hải sản cũng diễn ra sôi nổi quanh đầm Thị Nại ở các địa bàn dân cư:phường Nhơn Bình, Đống Đa, Hải Cảng, Thị Nại và xã Nhơn Hội (thành phốQuy Nhơn), xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng (huyệnTuy Phước) và xã Cát Chánh (huyện Phù Cát) Đầm trải dài theo hướng BắcNam với chiều dài khoảng 12 km, rộng 4 km, thông ra cửa biển Quy Nhơn.Dân cư sinh sống ven biển Bình Định đã hình thành từ rất lâu đời

Ngược dòng lịch sử trở về trước, qua các công trình nghiên cứu cổ sửcòn lại, có thể thấy người Chăm đã sinh sống ở Bình Định mà trước ngườiChăm là người cổ Sa Huỳnh Cuộc sống của người Sa Huỳnh cũng như củangười Chăm gắn bó với biển, biển giữ vị trí chính yếu trong đời sống vật chất

Trang 24

và văn hóa tinh thần của họ Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thân chinh mởrộng bờ cõi về phía Nam, đánh dấu thời điểm người Việt bắt đầu chuyển cưmạnh mẽ vào vùng đất duyên hải này Người Việt nơi đây quen dần với biển.Với khả năng chinh phục thiên nhiên, con người trở nên mạnh mẽ trong cuộcmưu sinh, hơn nữa sự đa dạng của nguồn tài nguyên biển còn là động lực đểcon người chinh phục biển cả Một lý do quan trọng hơn để người Việt ởBình Định nói riêng và Nam Trung Bộ nói chung có khả năng hướng ra biển

là nhờ cuộc sống cộng cư với người Chăm Cuộc sống cộng cư với ngườiChăm giúp bộ phận người Việt di cư hiểu hơn về biển

Ngày nay, có thể nói, phần lớn dân cư ven biển nói chung và dân cư venbiển Bình Định nói riêng dân trí còn thấp, đa phần quan niệm của người dânsống phụ thuộc vào biển là phải sinh con trai, càng nhiều con trai càng tốt để

có nhân lực đi biển Hầu hết các em trai thường học hết cấp 2, hoặc nhiều emchưa xong lớp 9 đã bỏ học Vì nhà nghèo, vì các em phải mưu sinh quá sớm

Có những đứa trẻ mới 9, 10 tuổi đã phải theo ba, chú, bác, bà con của mình đibiển, làm quen dần với cuộc sống lênh đênh nơi biển cả

Dấu ấn về một vùng đất mà cuộc sống của con người gắn liền với contôm, con cá còn in đậm trong ca dao với bao tâm tình ngọt ngọt tha thiết

Anh về qua cửa Đề GiNghe mùi chả cá chân đi không đànhHay

Gò Bồi có nước mắm cơm

Ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi

1.4 Thống kê tên gọi hải sản vùng biển Bình Định

Để tìm hiểu tên gọi các loài hải sản vùng biển Bình Định, chúng tôi đãtiến hành điều tra điền dã tại các huyện giáp biển của tỉnh Bình Định: huyệnHoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn Cùng với điều tra điền

Trang 25

dã là sưu tầm thêm trên các loại văn bản, chúng tôi thu thập được 610 tên gọi

các loài hải sản, thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1 Thống kê số lượng tên gọi hải sản vùng biển Bình Định

Qua bảng thống kê, ta thấy vốn từ chỉ tên gọi các loài hải sản có sự

phong phú, đa dạng Tuy nhiên, con số này có thể phản ánh chưa thật đầy đủ

từ chỉ tên gọi các loài hải sản so với thực tế Chẳng hạn có vô vàn các loài hải

sản trong lòng biển thì ta khó có thể biết hết tên gọi của chúng Sự phong phú

của tên gọi các loài hải sản phản ánh sự phong phú của hiện thực đời sống tác

động vào ngôn ngữ, đồng thời cũng thể hiện mức độ gắn bó với nguồn lợi hải

sản của người dân ven biển Bình Định

Tiểu kết chương 1

Bình Định có nguồn tài nguyên biển phong phú với nhiều loài hải sản có

giá trị Người Bình Định đã biết cách tận dụng nguồn tài nguyên có sẵn ấy để

phục vụ nhu cầu sống của mình, tăng thu nhập, ổn định kinh tế, cuộc sống vì

thế dần dần ấm no hơn Nét đẹp, văn hóa của biển Bình Định còn được thể

hiện trong tên gọi các loài hải sản Vì vậy, tên gọi các loài hải sản vùng biển

Bình Định là nguồn ngữ liệu đáng được nghiên cứu

Khi tìm hiểu tên gọi các loài hải sản vùng biển Bình Định, cần có những

tri thức lí luận về định danh, các đơn vị từ vựng làm cơ sở cho việc khảo sát

Trang 26

đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo và đặc điểm định danh của tên gọi hải sản trongcác chương tiếp theo Vấn đề đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa qua cách địnhdanh cũng cần đặc biệt chú ý Bởi vì đặc điểm định danh mang yếu tố tâm lí

và văn hoá Việc nghiên cứu tên gọi các loài hải sản vùng biển Bình Định cho

ta một cái nhìn tổng thể về cách tri nhận hiện thực của người dân vùng biển,góp phần vào việc nghiên cứu định danh dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hóa

Trang 27

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN GỐC VÀ CẤU TẠO CỦA TÊN GỌI HẢI SẢN VÙNG BIỂN BÌNH ĐỊNH

2.1 Tên gọi hải sản vùng biển Bình Định xét về nguồn gốc ngôn ngữ

Căn cứ vào nguồn gốc của các từ, các nhà nghiên cứu chia từ vựng tiếngViệt thành hai lớp: từ thuần Việt và từ mượn hay còn gọi là từ ngoại lai Nội

dung của hai khái niệm từ thuần Việt và từ mượn không có ranh giới rõ ràng

vì từ vựng có xu hướng biến đổi, phát triển qua nhiều giai đoạn, cho nênngười ta chỉ có thể xác định ranh giới một cách tương đối chắc chắn nếu xétchúng trong những giai đoạn lịch sử cụ thể Những từ mượn trong giai đoạnnày có thể được coi là từ thuần Việt trong giai đoạn tiếp

Xét về phương diện nguồn gốc, các tên gọi hải sản có thể được tạo rabằng một trong ba cách sau đây:

- Sử dụng đơn vị từ vựng có sẵn trong ngôn ngữ, thường là các phương ngữ trong một ngôn ngữ

- Sáng tạo mới hoàn toàn bằng những yếu tố đã có sẵn

- Vay mượn ngôn ngữ khác

Hai trường hợp đầu là từ thuần Việt và trường hợp thứ ba là các tên gọiđược vay mượn Với nhu cầu toàn cầu hóa như hiện nay thì vấn đề vaymượn ngôn ngữ nước ngoài là tất yếu Do vậy tên gọi các loài hải sản vùngbiển Bình Định có sự tiếp thu, vay mượn ngôn ngữ nước ngoài là hoàn toànphù hợp với xu thế chung của tiếng Việt

Khảo sát vốn từ ngữ chỉ tên gọi hải sản vùng biển Bình Định, chúng tôinhận thấy, những từ mượn, chúng được cấu tạo từ yếu tố có nguồn gốc thuầnViệt, Hán và Ấn Âu Nhiều từ ngữ có sự kết hợp giữa các yếu tố không cùng

Trang 28

nguồn gốc: Việt kết hợp với Hán, Việt kết hợp với Ấn Âu Những tổ hợp từtrong đó có yếu tố kết hợp tạo từ không phải nguồn gốc thuần Việt thì chúngtôi xem là từ vay mượn.

Chúng tôi phân loại tên gọi hải sản vùng biển Bình Định theo nguồn gốcthu thập được trong bảng sau đây:

Bảng 2.1 Số lượng đơn vị cấu tạo tên gọi hải sản theo nguồn gốc

STT

1

2

2.1.1 Tên gọi hải sản có đơn vị cấu tạo thuần Việt

Qua khảo sát, cho thấy trong từ ngữ chỉ tên gọi hải sản vùng biển BìnhĐịnh, yếu tố cấu tạo có nguồn gốc thuần Việt chiếm số lượng lớn với 585/610đơn vị (95,9%)

Từ thuần Việt là cái cốt lõi, là cái bản chất, là cái gốc của từ vựng tiếngViệt Từ thuần Việt còn mang đậm nét bản sắc văn hóa của con người Việt, nókhông chỉ đơn thuần là phương tiện để ghi chép, là phương tiện để giao tiếp

mà còn là tinh hoa văn hóa của người Việt trong quá trình tạo dựng lịch sử,bảo vệ đất nước Từ thuần Việt thường mang sắc thái cụ thể, sinh động

Việc sử dụng phần lớn từ thuần Việt để đặt tên hải sản chứng tỏ nhữngđiều sau đây:

Thứ nhất là vùng biển Bình Định đa phần là dân tộc Kinh, người Việtsinh sống

Trang 29

Thứ hai là sự tri nhận về hải sản của người dân vùng biển Bình Định đã

có từ thời xa xưa, quá trình đó được đúc kết và lưu truyền qua nhiều thế hệ

Trang 30

Thứ ba là việc gọi tên hải sản bằng từ thuần Việt giúp cho đối tượngđược gọi tên dễ nhớ, dễ hiểu, dễ phân biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhucầu trao đổi buôn bán.

Ví dụ các tên gọi hải sản có nguồn gốc thuần Việt: cá móm, cá mó gù, cá

mó xanh, cá nhồng lớn, cá nục suôn, cá nục sồ, cá nóc dài đốm, cá nóc sừng đuôi dài, cá chìa vôi nâu đen, cá chim trắng, cá chim đen, cá chuồn đen; cua

bể, cua mặt trăng; ốc đá, ốc tỏi, ốc vôi, ốc lông, ốc vú nàng; mực nang, mực ống; …

Theo tài liệu đã dẫn ở chương 1, để tạo ra tên gọi mới, con người dùngngay những đơn vị có sẵn của tiếng Việt hoặc tạo ra những đơn vị từ vựng

mới trên cơ sở những từ có sẵn, yếu tố đã có sẵn Việc tạo ra tên gọi cá chìa

vôi rồi đến cá chìa vôi nâu đen, cá chìa vôi đỏ; cá chình > cá chình bông, cá chình đen, cá chình điện; cá chim > cá chim trắng > cá chim đen; …đều trên

cơ sở đó

Hầu hết các từ chỉ tên gọi hải sản đều là từ thuần Việt cho thấy, cáchnhìn, nếp nghĩ người Việt của chúng ta rất trọng truyền thống, mang đậm dấu

ấn của kinh tế nông nghiệp, luôn gắn với thiên nhiên Cách gọi tên các loài hải

sản: cá chai, cá cơm, cá mặt trời, cua lột, ốc dú, ốc tỏi, ốc gạo, ốc nhảy, cá

cào, cá đục, ngao vàng, sò mía, ốc nhảy đỏ, tôm hùm tre, tôm hùm sen, …tất

cả đều vô cùng mộc mạc, cụ thể, gần gũi, sinh động, …Có thể nói những từ

ngữ chỉ tên gọi hải sản được người dân gán cho nó những tên gọi của sự vậtthân thuộc, những hoạt động, trạng thái, …như chính con người trong đờithường

2.1.2 Tên gọi hải sản có đơn vị cấu tạo vay mượn

Gần như tất cả các ngôn ngữ trên thế giới đều có từ mượn, vì một ngônngữ vốn dĩ không có đủ vốn từ để định danh cho tất cả các khái niệm và việcchuyển từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là xu thế tất yếu trong

Trang 31

quá trình hội nhập văn hóa

Vùng ven biển Bình Định chủ yếu là người Kinh sinh sống, nhưng vẫn

có bộ phận gốc Chăm, Hoa Qua quá trình phát triển lâu dài cùng với việcgiao lưu kinh tế với các nước đã xảy ra hiện tượng giao thoa và vay mượnngôn ngữ Quá trình vay mượn được biểu hiện qua một số tên gọi hải sản

2.1.2.1 Tên gọi hải sản có đơn vị cấu tạo gốc Hán

Trong quá trình tiếp xúc với tiếng Hán, tiếng Việt đã tiếp nhận một khốilượng từ ngữ rất lớn của tiếng Hán để làm giàu thêm kho từ ngữ của mình.Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy yếu tố mượn tiếng Hán trong tên gọi hảisản ở vùng biển Bình Định không nhiều Nguyên nhân là do tên gọi hải sảnnằm trong vốn từ ngữ chỉ nghề làm biển, là một nghề thủ công truyền thống, ítchịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố ngôn ngữ bên ngoài Kết quả khảo sát chothấy lớp từ ngữ chỉ tên gọi hải sản vùng biển Bình Định có yếu tố Hán Việt là17/610 đơn vị (2,8%) Về cấu tạo, tên gọi hải sản được tạo bởi yếu tố HánViệt kết hợp với yếu tố thuần Việt, hoặc sử dụng tất cả các yếu tố Hán Việt

Ví dụ: sò điệp, sò dương, sò huyết, cá xà, cá đao, cá Ông Nam Hải, ốc

bạch ngọc, ốc nữ hoàng, ốc hoàng hậu, cá cơm huyết, hải mã, dã tràng, bào ngư, hải sâm, hải sâm vú, hải long, sam.

Ta có thể hiểu nghĩa của một số từ vay mượn như sau:

+ Sò điệp: điệp có nghĩa là bướm.

Sò điệp là loài động vật nhuyễn thể thuộc lớp hai mảnh vỏ, họ

Pectinidae sống ở vùng nước mặn Sò điệp còn có tên gọi là sò quạt do ngoại

hình bên ngoài của chúng gần giống cái quạt

+ Sò dương: dương có nghĩa là biển

Sò dương là một loại sò biển sống trong tự nhiên ở khu vực có rạn san hô,

sò dương có hình dáng khá giống sò lông, tuy nhiên, sò dương ít lông hơn và cókích thước lớn hơn, có con có kích thước lớn hơn cả lòng bàn tay Thịt

Trang 32

sò dương có vị ngọt đậm, dai giòn Nó cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, canxi, sắt, kẽm, …

+ Sò huyết: huyết là máu, chỉ màu đỏ

Sò huyết: trong sò có chứa phần nước màu đỏ, khi dùng vật nhọn đâm vào phần thịt, sò huyết phun ra dịch đỏ như máu

+ Cá xà: xà có nghĩa là rắn.

Cá xà là loài cá to, hung dữ như rắn; được người dân cho là cá thiêng theo tín ngưỡng

+ Cá đao: đao có nghĩa là dao.

+ Cá Ông Nam Hải: dịch ra là cá Ông biển phía Nam (cá voi)

Cá Ông Nam Hải là cá voi, được tôn trọng, thờ cúng vì không phá phách câulưới, không bao giờ bị vướng phải câu mà chết Cá Ông thường xuất hiện khitrời giông tố, bão để cứu giúp ghe thuyền, người bị gió đánh đắm, đưa ngườisắp chết đuối nhiều ngày vào tận bờ để được cứu sống

+ Ốc bạch ngọc: bạch ngọc tức là ngọc màu trắng.

Ốc bạch ngọc là loại ốc đặc sản của vùng biển miền Trung, trong đó cóBình Định Ốc bạch ngọc có kích thước tối đa chỉ cỡ ngón chân cái, thân hìnhtròn, có thịt dai ngon, thơm ngọt, trong đó phần ruột ốc được xem là ngon

nhất Tên gọi ốc bạch ngọc xuất phát từ hình dáng sáng như viên ngọc trắng

lấp lánh rất bắt mắt của nó

+ Ốc nữ hoàng: nữ hoàng có nghĩa vua là phụ nữ.

Ốc nữ hoàng còn được biết đến với tên gọi ốc tù và, ốc hoàng hậu Loại

ốc này thường có nhiều ở vùng biển miền Trung của nước ta Ốc nữ hoàngthường sống ở những rạn san hô hoặc đá ngầm ở độ sâu từ 20m - 30m dướiđáy biển, vỏ dày với màu sắc đẹp mắt, miệng to và kích thước lớn, trung bìnhnặng từ 1kg - 2kg/con; có con nặng tới 4kg - 5kg

Trang 33

+ Ốc hoàng hậu: hoàng hậu nghĩa là vợ chính thức của vua.

+ Hải mã: tức là ngựa biển Tiếng Việt gọi là cá ngựa.

Hải mã là tên gọi chung của một chi động vật sống ở đại dương các

vùng biển nhiệt đới Hải mã có chiều dài 16cm, có loài dài đến 35cm Hải mãđược xem là một loài hải sản làm thuốc quý ở khu vực Đông Á, đặc biệt là ởTrung Quốc và Việt Nam

+ Dã tràng: là một từ gốc Hán Âm Hán Việt hiện đại của “dã tràng” là

“dã trường” “Dã tràng” là do đọc chệch “dã trường” mà thành Vì như đãbiết, hiện tượng biến âm /ương/ - /ang/ khá phổ biến trong tiếng Việt,

như lên đường - lên đàng, đường hoàng - đàng hoàng, cầu Trường Tiền - cầu Tràng Tiền, …

+ Bào ngư: bào trong tiếng Hán gọi là bọt biển, ngư là cá.

Bào ngư là tên gọi chung cho các loài thân mềm, chân bụng trong chi

Haliotis Chúng thường sống ở ven biển và các vùng hải đảo, lúc còn nhỏbám gần bờ nhưng càng lớn chúng càng di chuyển ra xa và sâu hơn ở đángầm dưới biển Để bắt được bào ngư to, phải lặn sâu xuống biển, táchchúng ra khỏi những tảng đá ngầm Thịt bào ngư là một khối cứng, giò n, cómùi vị thơm và rất bổ dưỡng Ở Bình Định, bào ngư có nhiều ở vùng biểnQuy Nhơn

+ Hải sâm: tức là sâm biển

Hải sâm có tên gọi dân gian là đỉa biển hay còn gọi là con rum, là tên gọi

chung của một nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea với thân hình dài

và da có lông, có xương trong nằm ngay dưới da, sống trong lòng biển trênkhắp thế giới Từ lâu, hải sâm là một đặc sản quý, có giá trị như sâm nhưng ởdưới biển nên gọi là hải sâm, là sơn hào hải vị dùng cho quý tộc thời phongkiến Trên thị trường hải sâm bán dưới dạng khô và đã bỏ hết ruột

+ Hải long: tức là rồng biển

Trang 34

Hải long còn gọi là hải long lá hay cá rồng biển thân lá (danh pháp khoa học: Phycodurus eques) là một loài cá thuộc họ cá chìa vôi Nó là loài duy

nhất trong chi Phycodurus Hải long là dược liệu quý mà thiên nhiên ban tặngcho con người, một trong những loài cá quý hiếm nhất dưới đáy biển có hìnhdạng giống như con rồng Hải long khô dùng điều chế thuốc bổ thận, trángdương, đau lưng, nhức xương, mỏi mệt và xuất khẩu Có thể nuôi làm cácảnh

2.1.2.2 Tên gọi hải sản có đơn vị cấu tạo gốc Ấn Âu

Bên cạnh những từ có nguồn gốc Hán Việt, một số lượng nhỏ tên gọi hảisản vùng biển Bình Định có nguồn gốc vay mượn Ấn Âu: số lượng 8/610(1,3%) gồm các tên gọi sau:

Ví dụ: cá bè to-li, cua flodia, cá ninja, tôm hùm baby, cá hè ca-lốp, cá hè

ma-xe-na, cá hè re-ti, cá hè va-ri.

Qua quá trình Việt hóa về mặt ngữ âm và chữ viết thì từ mượn ngôn ngữ

Ấn Âu có các biến đổi như sau:

Cá hè ca-lốp mượn từ Lethrinus kallopterus.

Cá hè ma-xe-na mượn từ Lethrinus mahsena.

Cá hè re-ti mượn từ Lethrinus reticulatus.

Cá hè va-ri mượn từ Lethrinus variegatus.

Số lượng tên gọi vay mượn ngôn ngữ Ấn Âu rất hạn chế, ít hơn so vớimượn tiếng Hán, điều đó chứng tỏ sự tiếp xúc, văn hóa của ta với văn hóaHán nhiều hơn

Có thể thấy rằng, những từ mượn đa phần chỉ mang tính chất sử dụngthêm, bên cạnh từ ngữ đã có sẵn (thuần Việt) chỉ loài hải sản đó để làm tăngtính độc đáo, ấn tượng, hấp dẫn người mua

Ví như tôm hùm baby: là loại tôm hùm nhỏ, mượn từ baby, tạo cho ngôn ngữ sắc thái ấn tượng, dễ thương Hay các tên gọi mượn tiếng Hán như hải

Trang 35

long, hải mã thì người dân vẫn có thói quen dùng từ thuần Việt gọi là rồng biển, cá ngựa hơn.

2.2 Tên gọi hải sản vùng biển Bình Định xét về cấu tạo

2.2.1 Đơn vị cấu tạo tên gọi hải sản

Xét trong 610 tên gọi hải sản chúng tôi thu thập được bao gồm tên gọi

cá, mực, tôm, cua, sò, ốc và một số loài hải sản khác Có thể nói tất cả tên gọicác loài hải sản đều là danh từ, cụm danh từ

Từ ngữ chỉ tên gọi hải sản vùng biển Bình Định được định danh theo cấutrúc một yếu tố (X - đơn vị định danh gốc) hoặc hai yếu tố (XY - đơn vị địnhdanh phái sinh) Trong đó, yếu tố X là yếu tố chỉ loại, Y là yếu tố phân loại.Khảo sát tên gọi hải sản vùng biển Bình Định, chúng tôi thống kê đượccấu trúc định danh được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.2 Số lượng cấu trúc định danh tên gọi sản vùng biển Bình Định

Bảng khảo sát trên cho thấy, từ chỉ tên gọi hải sản vùng biển Bình Địnhđược định danh theo kết cấu một yếu tố X và 2 yếu tố XY

Định danh theo kết cấu một yếu tố X thường là những từ chỉ tên gọi khái

quát: cá, mực, tôm, ruốc, cua, ốc, chíp chíp, vẹm, chem chép, chép chép,

chang chang, đẻn, rum, hầm lô, nhum, sam, so, sứa, vích Tuy số lượng

không nhiều và chiếm tỉ lệ thấp: 21/610 đơn vị (3,4%), nhưng chúng hết sức

quan trọng, vì là những từ chỉ tên gọi chung, khái quát, có mặt phổ biến trongngôn ngữ toàn dân

Tên gọi hải sản vùng biển Bình Định chủ yếu được định danh theo cấutrúc XY Trong đó X là yếu tố chỉ loại và Y là yếu tố phân loại, khu biệt đối

Trang 36

tƣợng Có thể hình dung điều này trong bảng sau:

Tên gọi hải sản theo cấu trúc XY

từ (DT); động từ/cụm động từ (ĐT); tính từ/cụm tính từ (TT); không xác địnhđƣợc từ loại (KXĐ)

Trong số liệu phân tích của mình, chúng tôi xem các cụm từ nhƣ là từ

Ví dụ phân tích một vài tên gọi sau đây:

Trang 37

Dựa vào cách phân loại từ loại nhƣ trên, chúng tôi tổng hợp đƣợc 967đơn vị từ loại Cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.3 Số lƣợng yếu tố Y theo từ loại

Trang 38

Qua bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy:

Yếu tố phân loại Y là danh từ chiếm số lượng lớn: 763/967 đơn vị

(78,9%) Điều đó thể hiện sự phong phú của lớp từ chỉ tên gọi hải sản vùngbiển Bình Định, phản ánh sự đa dạng của môi trường sinh tồn đồng thời chothấy khả năng quan sát tỉ mỉ, tri nhận hiện thực, phân cắt đối tượng cụ thể củangư dân Bình Định Hơn nữa còn thể hiện cách tri nhận của người dân thiên

về sự vật, chứng tỏ rằng khi định danh nói chung và định danh hải sản nóiriêng, con người ở đây thích liên hệ với sự vật nhiều hơn

Một số ví dụ cho yếu tố phân loại Y là danh từ: cá bánh đường, cá bánh

đường hai gai, cá cơm, cá lưỡi trâu, cá bánh lái, cá bò đuôi dài, cá bò mõm nhọn, cá bùng binh, cá bướm, cá bướm lưng đen, cá bướm gai, cá đàn lia, cá đàn lia vây đen, cá cóc, cá bàn chân, cá cờ, cá kiếm, cá cơm, cá cơm huyết,

cá cơm sữa, cá chai, cá chai trứng, cá chỉ vàng, cá chìa vôi, cá chim, cá chim gai; mực ống, mực cơm, mực thước, mực lá, mực lửa, mực nang; cua bể, còng bột, còng gió, ghẹ chữ thập, cua mặt trăng; ốc tỏi, ốc mặt trăng, ốc vú nàng, ốc gạo, ốc nữ hoàng, ốc cối, ốc cối bông; sò lông, sò tai tượng, sò tộ; sứa sen, đỉa biển, rùa biển, bọ biển, …

Có thể thấy khi đặt tên các loài hải sản, người dân chủ yếu liên hệ đếndanh từ là những sự vật có sẵn, thân thuộc, gần gũi với đời sống hằng ngày:

bò, bướm, cơm, ống, lá, lửa, gai, gạo, tỏi, đá, mè, cối, giấy, bông, nón, quạt, sen, cóc, cờ, biển, …

Yếu tố phân loại Y là động từ chiếm số lượng nhỏ: 19/967 đơn vị (2%).

Ví dụ: cá bóp, cá đục, cá dũa, cá gáy, cá chẽm, cá hồi, cá rọc, cá róc, cá

cháy, cá trích, cá un trăng, mực trùm, mực mút, mực tuột, mực nháy, tôm vỗ, cua lột, ốc nhảy, tôm rảo.

Các động từ thường dùng để gọi tên như: bóp, đục, dũa, gáy, cào, mút,

nháy, vỗ, nhảy, …

Yếu tố phân loại Y là tính từ có số lượng tương đối nhiều: 154/967 đơn

Trang 39

vị (15,9%)

Ví dụ: cá cam, cá đù, cá lù đù, cá đù đỏ dạ, cá đù bạc, cá hồng, cá hồng

gù, cá hồng đỏ, cá hồng bạc, cá liệt lớn, cá liệt xanh, cá liệt ngang, cá liệt lợ,

cá nâu, cá móm, cá đỏ, cá dìa đen, cá trao tráo, cá thiêng; ghẹ đỏ, ghẹ xanh, ghẹ đen; ốc bạch ngọc, ốc đỏ, ngao vàng, ngao trắng, ngao đen, sò quéo; sứa ngứa, sứa trắng, …

Những tính từ mà ngư dân thường sử dụng để gọi tên các loài hải sản rất

đa dạng Có thể là tính từ chỉ màu sắc như: bạc, nâu, cam, hồng, đỏ, xanh,

đen, trắng, thâm, …Hay những tính từ chỉ hình dáng như: móm, gù, mập, nhỏ, quéo, …

Yếu tố phân loại Y chưa xác định được từ loại chiếm số lượng ít:

31/967 đơn vị (3,2%) Ví dụ: cá thửng, cá đổng, cá nhồng, cá sủ, cá buôi, cá

kì hà, cá thiều, ốc bù chằn, cá cơm ba lài, cá bàn xa, cá bàn dựng, cá lăng tiêu, cá căng, cá dìa chấm, cá dìa công, cá bơn cát, …

Như vậy có thể thấy rằng, yếu tố phân loại Y chiếm số lượng nhiều nhất

là danh từ, sau đó là tính từ Không xác định được từ loại và động từ chiếm

số lượng ít

2.2.2 Phương thức cấu tạo tên gọi hải sản

Về phương thức cấu tạo, tên hải sản vùng biển Bình Định được tạo bởi

ba phương thức là: phương thức từ hóa hình vị, phương thức ghép vàphương thức láy; thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4 Số lượng tên gọi hải sản theo phương thức cấu tạo

Trang 40

Từ kết quả nêu trên, chúng tôi nhận thấy ghép là cách thức chủ yếu đểtạo tên hải sản, với số lượng từ ghép khá lớn 592/610 đơn vị (97%) Phươngthức từ hóa hình vị cho ta từ đơn chiếm số lượng ít: 14/610 đơn vị (2,3%).Phương thức láy tạo ra từ láy chỉ có 4 từ, tỉ lệ rất thấp (0,7%).

Để làm rõ phương thức cấu tạo của từ ngữ chỉ tên gọi hải sản vùng biểnBình Định, chúng tôi lần lượt phân tích từng kiểu phương thức này

2.2.2.1 Phương thức từ hóa hình vị

Với phương thức tác động vào hình vị, từ đơn được hình thành Từ đơn

có thể có một hay hơn một âm tiết Trong danh sách tên hải sản thu thập được

có 14 từ đơn: cá, mực, tôm, ruốc, cua, ốc, vẹm, đẻn, rum, nhum, sam, so, sứa,

vích Nhìn chung số lượng từ đơn rất hạn chế, chỉ chiếm 2,3%.

Tuy số lượng và tỉ lệ không cao, nhưng từ đơn là bộ phận cơ bản trongvốn từ vựng chỉ tên các loài hải sản, ra đời sớm và đóng vai trò quan trọngtrong giao tiếp của ngư dân trong nghề Hơn nữa lớp từ này còn đóng vai trò

là hạt nhân trong cấu tạo từ phái sinh Bởi vì các loài hải sản tồn tại trong lòngbiển là vô cùng phong phú, đa dạng Để phân biệt được các loài hải sản người

ta phải định danh, mà cơ sở ban đầu là dựa vào các yếu tố cơ sở Chẳng hạn

như: cá bống, cá bống cát, cá bống đá, cá bống rạn, cá bống đen, cá bống

sao, cá bống biển, cá bống kèo biển, cá bống lửa, …(yếu tố cơ sở là cá).

Mực: mực ống, mực nháy, mực lá, mực trùm, mực xà, mực lửa, mực

cơm, mực tuột, mực thướt, mực nang, mực sim, mực dái, mực trứng, …

Tôm: tôm tít, tôm càng biển, tôm he, tôm hùm, tôm hùm sao, tôm hùm

baby, tôm hùm xanh, tôm hùm sen, tôm hùm tre, tôm mũ ni, tôm mũ ni đỏ, tôm

mũ ni đen, …

Cua: cua đá biển, cua hạt, cua mặt trăng, cua càng đỏ, cua càng sen,

cua y, cua yếm vuông, cua cái ốp, cua gạch son, cua lột, cua cốm, …

Ốc: ốc giác, ốc đá, ốc tỏi, ốc vôi, ốc mặt trăng, ốc nhảy, ốc nhảy đuôi

Ngày đăng: 14/11/2021, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w